1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG HỢP ĐỀ ÔN THI VÀ ĐÁP ÁN THI KẾT THÚC TẬP SỰ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ 2024

168 17 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng hợp đề ôn thi và đáp án thi kết thúc tập sự hành nghề luật sư 2024
Chuyên ngành Kỹ năng nghề luật sư
Thể loại Đề ôn tập
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 7,84 MB
File đính kèm TONG HOP DE THI VA DAP AN THI TAP SU LUAT SU.rar (6 MB)

Nội dung

TỔNG HỢP ÔN ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN THI KẾT THÚC TẬP SỰ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ 2024 Gồm 17 đề ôn thi mới nhất kèm đáp án theo cơ cấu đề thi thực tế gần đây, nắm vững cách trả lời và các dạng câu hỏi ở các đề này sẽ giúp các bạn có kết quả thi tốt. Chúc mọi người thi tốt.

Trang 1

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 01

Môn: Kỹ năng nghề luật sư Thời gian làm bài kiểm tra: 180 phút

CÂU 1: (Phần chung): 50 điểm

Căn nhà cấp 4 rộng 120m2 tọa lạc trên lô đất rộng 150m2 tại số 10 đường H, thành phố T, Tỉnh Y do ông A và bà B đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNO

và tài sản gắn liền với đất Theo lời khai, ông A và bà B mua nhà này của bà S từ đầu năm 2012 với giá 2 tỷ đồng, sau đó ông bà bỏ tiền sửa chữa hết 150 triệu đồng

Giữa năm 2020, bà C (chị ruột bà B) là người Việt Nam định cư tại Pháp về Việt Nam nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên hủy giấy giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNO và tài sản gắn liền với đất đứng tên ông A và bà B; buộc phải giao trả cho bà C nhà đất nói trên vì bà C là người gửi tiền về để thanh toán cho bà S và Ông

A, bà B chỉ là người đứng tên giùm cho bà C trong hợp đồng mua bán nhà cũng như giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNO và tài sản gắn liền với đất Về chi phí sửa chữa nhà

bà C cho rằng dù số tiền sửa chữa là 100 triệu đồng, nhưng do khi sửa chữa không xin

ý kiến của bà nên ông A, bà B phải tự chịu phần chi phí sửa chữa này Ngoài ra, bà C xuất trình giấy xác nhận có chữ ký của ông A, bà B lập ngày 15/10/2012 với nội dung ông A, bà B xác nhận nhà đất nói trên là của bà C bỏ tiền ra mua, ông bà chỉ đứng tên giùm cho bà C trong hợp đồng mua bán nhà và giấy chứng nhận; khi bà C yêu cầu giao trả nhà, đất này thì ông bà sẽ thực hiện theo đúng yêu cầu của bà C Giấy xác nhận này không có công chứng, chứng thực

Tại các bản tự khai và biên bản hòa giải, Ông A, bà B đều khẳng định nhà đất nói trên là của ông bà, được UBND thành phố T cấp giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNO

và tài sản gắn liền với đất Ông bà thừa nhận chữ ký trong giấy xác nhận mà bà C xuất trình cho Tòa án đúng là chữ ký của mình nhưng khi ký là do bị bà C lừa dối Cụ thể:

bà C đang làm thủ tục bảo lãnh con trai của ông bà là anh P sang Pháp định cư; bà C yêu cầu ông bà ký giấy xác nhận trên để chứng minh với chính phủ Pháp là mình có đủ năng lực tài chính bảo lãnh cho anh P Vì vậy ông A, bà B đề nghị Tòa bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà C và công nhận nhà đất nói trên là thuộc sở hữu của ông bà

Trang 2

Hội đồng định giá tài sản định giá nhà, đất tranh chấp giá 3 tỷ đồng

1 Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết và các đương sự trong vụ án Giải thích

tại sao?

2 Với tư cách luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà C, Anh/ Chị

a Tư vấn cho bà C cần thu thập, cung cấp thêm những tài liệu, chứng cứ gì?

b Tại sao cần thu thập, cung cấp những tài liệu chứng cứ đó?

Tình tiết bổ sung: Bà C đã thu thập được các tài liệu, chứng cứ mà Anh/ Chị đã tư vấn

và đã giao nộp cho Tòa án

3 Hãy nêu tóm tắt luận cứ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà C tại phiên tòa sơ

Theo lời khai của chị D thì chị mua xe máy vào tháng 7/2016 với giá là 20 triệu đồng, đến nay xe còn khoảng 80% giá trị Về tài sản mà Th đập phá gồm 01 tivi Toshiba

24 inch, gia đình chị mua từ năm 2009 với giá 3 triệu đồng; 01 bộ ấm trà Minh Long,

và toàn bộ cửa kính của tủ âm tường và kính cửa sổ ở phòng khách Bà K và chị D không yêu cầu bồi thường

Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Th về tội Hủy hoại tài sản theo khoản 1 Điều 178 và tội Cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Trang 3

Viện kiểm sát đã ra Cáo trạng truy tố Th theo tội danh và điều khoản mà Cơ quan điều tra đã khởi tố, đồng thời chuyển hồ sơ sang Tòa án có thẩm quyền

Là luật sư của Th, Anh/Chị

1 Sẽ trao đổi với Th những vấn đề gì khi gặp Th lần đầu tiên trong trại tạm giam?

2 Hãy dự kiến kế hoạch hỏi của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm?

Tình tiết bổ sung

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Th về tội Hủy hoại tài sản theo khoản 1 Điều 178 và tội Cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa cho rằng việc Th lấy xe đi ra khỏi nhà sau khi buộc mọi người phải ra ngoài là hành vi dùng thủ đoạn làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản nên đã cấu thành tội cướp tài sản

3 Anh/chị hãy trình bày những điểm chính trong bản luận cứ bào chữa cho Th tại phiên tòa sơ thẩm?

ĐỀ 2:

Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Quốc Tế (“Công Ty”) là một công ty TNHH hai thành viên trở lên được thành lập tại Thành phố H theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Phòng ĐKKD thuộc Sở KH&ĐT Thành phố H cấp ngày 01/08/2021 Công ty có vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, do Bà H góp 300 triệu đồng (chiếm 30% vốn điều lệ); và Ông C góp 700 triệu đồng (chiếm 70% vốn điều lệ) Ngành nghề hoạt động của Công ty không thuộc danh mục ngành nghề bị cấm và ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường

Ông C dự kiến chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại Công ty cho một “Nhà Đầu Tư Nhật Bản” Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, Công ty sẽ có hai thành viên góp vốn là Nhà Đầu Tư Nhật Bản (nắm giữ 70% vốn điều lệ) và Bà H (nắm giữ 30% vốn điều lệ) Giả thiết là những ngành nghề kinh doanh nói trên không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Trang 4

1 Anh/ chị hãy tư vấn cho Nhà Đầu Tư Nhật Bản về các thủ tục để Nhà Đầu Tư Nhật Bản được nhận chuyển nhượng quyền sở hữu 70% vốn điều lệ từ ông C theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành

Tình tiết bổ sung:

Sau khi nhà Nhà Đầu Tư Nhật Bản sở hữu 70% vốn điều lệ trong Công ty, Công ty dự kiến mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực “kinh doanh và vận hành chuỗi cửa hàng cà phê và ăn uống” tại hai thành phố lớn là Thành phố H.N và Thành phố H theo hình thức nhận quyền thương mại từ tập đoàn hàng đầu của Mỹ với thương hiệu “New Star” (Tập Đoàn New Star”)

Công ty (“Bên Nhận Nhượng Quyền”) và Tập Đoàn New Star (“Bên Nhượng Quyền”)

đã ký Hợp đồng nhượng quyền (“Hợp đồng nhượng quyền”) vào tháng 10/2021 trong

đó có một số điều khoản quy định như sau:

(i) Nếu Bên Nhận Nhượng Quyền vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong Hợp đồng nhượng quyền thì Bên Nhận Nhượng Quyền phải bồi thường mọi thiệt hại mà Bên Nhượng Quyền gánh chịu (bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp) cho bên nhượng quyền theo quy định của Luật thương mại Việt Nam;

(ii) Hợp Đồng Nhượng Quyền được giải thích và điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam Trong trường hợp pháp luật Việt Nam không có quy định thì áp dụng Luật Singapore, (iii) Các nhân sự quản lý của Công Ty phải cam kết giữ bí mật toàn bộ thông tin liên quan đến Hợp Đồng Nhượng Quyền trong suốt thời hạn của Hợp Đồng Nhượng Quyền

và trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt Hợp Đồng Nhượng Quyền; và

(iv) Các nhân sự quản lý của Công Ty phải cam kết không được làm việc cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào của Tập Đoàn New Star tại thị trường Việt Nam trong suốt thời hạn của Hợp Đồng Nhượng Quyền và trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt Hợp Đồng Nhượng Quyền

2 Anh/chị hãy nhận định về hiệu lực pháp lý và khả năng thi hành của các điều khoản trên của Hợp Đồng Nhượng Quyền

Trang 5

+ Cách 1: Bà C là người VN định cư ở NN, nên đây là vụ án có đương sự ở nước ngoài,

theo quy định tại K2 Đ26 (TQ theo vụ việc), K3 Đ35 hoặc điểm c K1 Đ37 (TQ theo cấp toà); điểm c K1 Đ39 (TQ theo lãnh thổ) BLTTDS 2015; điểm b K1 NQ số 03/2012/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC (các trường hợp có yếu tố nước ngoài) thì

vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh

+ Cách 2: Trong vụ án này, bà C có yêu cầu TA huỷ GCN QSDĐ mà UBND TP T đã

cấp cho ông A, Bà B theo quy định tại K4, Đ34 BLTTDS 2015; K4 Đ32 LTTHC 2015,

vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh

(Trả lời theo 2 cách đều có điểm như nhau)

2 Các đương sự trong vụ án:

- Nguyên đơn: Bà C (K2 Đ68 BLTTDS 2015)

- Bị đơn: Ông A, Bà B (K3 Đ68 BLTTDS 2015)

- NCQLNVLQ: UBND TP T (K4 Đ68, K3 Đ34 BLTTDS 2015)

Câu hỏi 2: Những tài liệu, chứng cứ bà C cần thu nhập, cung cấp và lý do

a Những tài liệu, chứng cứ bà C cần thu thập, cung cấp:

- Các chứng từ chuyển tiền từ Pháp về cho bà B

- Lời khai, xác nhận của những người biết việc ông A, bà B đứng tên giùm giấy tờ nhà đất cho bà C (nếu có) và yêu cầu TA triệu tập những người này tham gia tố tụng trong

vụ án với tư cách người làm chứng

- Tài liệu chứng minh bà C thuộc một trong các trường hợp quy định tại K2, Đ5 NĐ 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của CP quy định chi tiết Luật nhà ở 2014:

+ Có hộ chiếu VN còn giá trị và có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh;

Trang 6

+ Có hộ chiếu nước ngoài còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh kèm giấy tờ chứng minh còn quốc tịch VN hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc

VN

b Lý do cần phải thu thập các tài liệu, chứng cứ trên:

- Nhằm xác định việc bà C gửi tiền về cho bà B để mua nhà đất và nhờ ông A, bà B đứng tên là sự thật

- Chứng minh bà C có đủ đk để sở hữu nhà ở tại VN

Câu hỏi 3: Tóm tắt luận cứ

- Khẳng định việc bà C gửi tiền về VN nhờ ông A, bà B mua nhà và đứng tên trên giấy tờ nhà đất là có căn cứ

Chứng minh: Giấy xác nhận của ông A, bà B ký ngày 15/10/2012 trong đó ông bà thừa nhận đứng tên giùm nhà đất cho bà C và tiền mua nhà là của bà C gửi về; Các chứng từ bà C gửi tiền về VN cho bà B; Lời khai xác nhận của một số người biết việc ông A, bà B đứng tên giùm nhà đất cho bà C

- Phản bác lời khai của ông A, bà B về việc ông bà ký giấy xác nhận ngày 15/2/2012

là do bị lừa dối:

Lập luận phản bác quan điểm của Ông A, Bà B:

+ Ông A, Bà B không có bất cứ tài liệu, chứng cứ nào chứng minh mình bị lừa dối

+ Ông A, Bà B khai Bà C cần ông bà xác nhận nhà đất của bà C để chứng minh khả năng tài chính trong Hs bảo lãnh cho con ông bà là hoàn toàn vô lý, vì bà C không hề bão lãnh cho con của ông A, bà B sang Pháp

- Chứng minh bà C có đủ điều kiện để được sở hữu nhà ở tại VN (nói rõ bà C thuộc một trong hai trường hợp sau):

+ Mang hộ chiếu VN có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh, hoặc + Mang hộ chiếu nước ngoài còn có giá trị có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch VN hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc VN

Trang 7

Theo quy định tại Đ8 Luật nhà ở 2014, K2 Đ5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015, bà C được quyền sở hữu nhà ở tại VN

- Đề nghị HĐXX chấp thuận yêu cầu khởi kiện của bà C

+ Tuyên huỷ GCNQSDĐ, QSH nhà ở và TS gắn liền với đất đứng tên ông A, bà B;

+ Buộc ông A, bà B phải giao trả nhà đất nói trên cho bà C;

+ Bà C được quyền đăng ký QSDĐ, QSH nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền đối với nhà đất nêu trên

Câu hỏi 4: Quyền lợi của ông A và bà B

- Được Bà C thanh toán tiền chi phí sửa chữa nhà là 150tr đồng khi giao trả nhà

- Được hưởng công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị nhà đất từ khi mua cho đến khi giao nhà lại cho bà C Nếu không có đủ căn cứ xác định được công sức bảo quản thì tính bằng ½ khoản tiền chênh lệch giữa giá mua nhà năm 2012 và giá

mà Hội đồng định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm vụ án:

(3 tỷ -150tr – 2 tỷ):2= 450 tr đồng theo Án lệ số 02/2016 của HĐTPTANDTC

PHẦN RIÊNG

ĐỀ 1: HÌNH SỰ

Câu hỏi 1: Những vấn đề sẽ trao đổi với Th khi gặp Th lần đầu trong trại giam:

- Tình trạng sức khoẻ, tinh thần của Th trong quá trình giam giữ

- Về nội dung vụ án:

+ Trao đổi về hành vi lấy xe máy

+ Trao đổi về hành vi đập phá tài sản ngày 16/07/2018, Th đập phá những gì

- Về tình tiết giảm nhẹ, về nhân thân của Th

Câu hỏi 2: Dự kiến kế hoạch hỏi

- Những người có mặt khi Th thực hiện hành vi đập phá

- Làm rõ mục đích lấy chiếc xe

- Vấn đề định giá tài sản liên quan đến những tài sản đã bị đập phá

Trang 8

- Làm rõ vấn đề án tích để xác định có tái phạm, tái phạm nguy hiểm không

(Lưu ý: nên đặt rõ những câu hỏi cụ thể)

Câu hỏi 3: Những điểm chính trong bản luận cứ bào chữa

- Đối với tội Huỷ hoại TS bào chữa theo hướng yêu cầu điều tra bổ sung vì cơ quan

tiến hành tố tụng chưa định giá tài sản mà Th đã đập phá

Lý do: Đối với những tội danh mà dấu hiệu phạm tội liên quan đến tài sản thì phải được định giá – không thông qua lời khai – để xác định trách nhiệm phải chịu theo NĐ 30/2018 ngày 07/03/2018 – áp dụng từ ngày 01/05/2018 về định giá trong TTHS

- Đối với tội Cướp TS bào chữa theo hướng không đủ căn cứ kết tội vì:

+ Th không dùng vũ lực, đe doạ vũ lực ngay tức khắc hay thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt chiếc xe máy

+ Việc Th đập phá khiến mn chạy ra khỏi nhà không thể coi là hành vi dùng thủ đoạn làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được Vì những người có mặt trong nhà lúc đó sợ ảnh hưởng tới tính mạng, sức khoẻ do hành vi đập phá của Th

mà bỏ chạy ra ngoài Hơn nữa, việc Th đập phá không phải nhằm mục đích chiếm đoạt chiếc xe máy

ĐỀ 2: TƯ VẤN

Câu hỏi 1: Tư vấn cho NĐT NB về các thủ tục để NĐT được nhận chuyển nhượng

quyền sở hữu 70% VĐL từ ông C

1.1 Ưu tiên chào bán phần vốn góp của ông C cho bà H

- Theo quy định của K1 Đ52 LDN 2020, thành viên còn lại của cty là bà H có quyền ưu tiên mua phần vốn góp dự kiến chuyển nhượng của ông C

- Ông C phải chào bán toàn bộ phần vốn góp của mình cho bà H; nếu bà H từ chố mua hoặc mua không hết phần vốn góp được chào bán trong thời gian luật định thì ông C có quyền chào bán cho NĐT NB.\

1.2 Thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp

- Theo K2 Đ26 LĐT 2020, NĐT NB cần thực hiện thủ tục đăng ký, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (do phần góp vốn của NĐT NN nắm giữ trên 50% VĐL của Cty)

Trang 9

- Tổ chức kinh tế có NĐT NN góp vốn, mua CP, mua PVG nộp 1 bộ hs đk góp vốn, mua CP, mua PVG cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ

b Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân , tổ chức góp vốn, mua CP, mua PVG

c Văn bản thoả thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua CP, mua PVG giữa NĐT NN và TCKT có NĐT góp vốn, mua CP, mua PVG hoặc giữa NĐT NN với CĐ hoặc thành viên của TCKT đó

2.1 Nếu bên nhượng quyền vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong HĐ nhượng quyền thì

Bên nhượng quyền phải bồi thường mọi thiệt hại cho Bên nhượng quyền mà Bên nhượng quyền phải gánh chịu (LTM 2005)

- Theo K1 Đ11 LTM, các bên có quyền tự do thoả thuận trong hoạt động thương mại nhưng không được trái với các quy định của pháp luật

- Theo K2 Đ302 của LTM, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế trực tiếp mà bên bị vi phạm chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

Trang 10

- Do đó, bên nhượng quyền chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại thực tế, trưc tiếp do hành vi vi phạm của Bên nhận chuyển nhượng quyền gây ra theo quy định tại Đ 302.2 của LTM, mà không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại gián tiếp

2.2 Hợp đồng nhượng quyền được giải thích và điều chỉnh bởi PLVN Trong trường

hợp PLVN không có quy định thì áp dụng luật Singapore

- Theo K1 Đ11 của LTM, các bên có quyền tự do thoả thuận trong hđ TM nhưng

không được trái với các quy định của PL

- Theo K2 Đ5 LTM, các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luạt nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó ko trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVN Do tập đoàn New Star là 1 pháp nhân thành lập tại nước ngoài nên HĐ nhượng quyền có thể thoả thuận để điều chỉnh bằng PL Singapore

Do vây, quy định về việc chọn luật VN và Luật Singapore có hiệu lực pháp luật Việc chọn đồng thời luật của 2 quốc gia không vi phạm pháp luật VN và phù hợp với tư pháp quốc tế

- Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, việc TA VN áp dụng pháp luật NN trong giải quyết tranh chấp còn rất nhiều hạn chế, hầu như không thực hiện được

2.3 Các nhân sự quản lý của Cty phải cam kết giữ bí mật toàn bộ thông tin liên quan

đến Hợp đồng nhượng quyền trong suốt thời hạn của HĐ nhượng quyền và trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt HĐ nhượng quyền

- Theo Đ11.1 của LTM, các bên có quyền tự do thoả thuận trong hđ TM nhưng

không được trái với các quy định pháp luật

- PLVN không cấm các bên thoả thuận về việc cam kết giữ bí mật toàn bộ thông tin

liên quan đến HĐ nhượng quyền trong suốt thời hạn của HĐ nhượng quyền và trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt HĐ nhượng quyền Do đó quy định này phù hợp (K2 Đ21 BLLĐ 2019: Khi NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp NLĐ vi phạm)

Trang 11

2.4 Các nhân sự quản lý của cty phải cam kết không được làm việc cho bất kỳ đối

thủ cạnh tranh nào của Tập đoàn New Star tại thị trường VN trong suốt thời hạn của HĐ nhượng quyền và trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt HĐ nhượng quyền

- Theo Đ 11.1 của LTM, các bên có quyền tự do thoả thuận trong hđ TM nhưng

không được trái với các quy định PL

- Theo điểm a K1 Đ5 BLLĐ 2019, “NLĐ có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc

làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không

bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dực tại nơi làm việc” và K1 Đ10 BLLĐ 2019, “NLĐ được làm việc cho bất kỳ NSDLĐ nào và ở bất kỳ nơi nào

mà PL ko cấm

- Nếu HĐLĐ của người quản lý của Cty chấm dứt thì Cty ko thể buộc người quản

lý đó cam kết ko làm việc cho đối thủ cạnh tranh; và trong trường hợp này thoả thuận đó bị coi là vi phạm quy định của PL

Trang 12

1

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 02

Môn: Kỹ năng nghề luật sư Thời gian làm bài : 180 phút

CÂU 1: (Phần chung): 5,0 điểm

Trong Đơn khởi kiện ngày 20/02/2022 và các lời khai tại Tòa án, anh Trần Vinh trình bày: Anh làm việc tại Công ty T (có trụ sở tại Quận 1, TP H) từ ngày 01/01/2020 Sau thời gian thử việc, ngày 01/03/2020 anh được Công ty T ký hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng, công việc là công nhân phòng sơn Trong quá trình làm việc, anh luôn cố gắng hoàn thành việc được giao, không hề vi phạm kỷ luật lao động Tuy nhiên, ngày 24/11/2021 Tổng giám đốc Công ty T (người đại diện theo pháp luật của Công ty T) căn

cứ Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, ra Quyết định số 70/QĐ sa thải anh Vinh với lý

do: “Anh Vinh đã nhiều lần vi phạm nội quy Công ty, đi trễ giờ làm việc, có thái độ chống đối, gây sự với cấp trên, đã nhắc nhở nhiều lần vẫn không khắc phục, sửa chữa”; Quyết

định có hiệu lực kể từ ngày 30/11/2021 Anh Vinh nhận được quyết định ngày 29/11/2021, không đồng ý với việc xử lý kỷ luật theo Quyết định số 70/QĐ ngày 24/11/2021 của Công

ty T vì việc xử lý kỷ luật này là trái pháp luật Trong thời gian làm việc, anh Vinh có tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật

Yêu cầu khởi kiện của anh Vinh là: (i) Yêu cầu Tòa án hủy Quyết định số 70/QĐ ngày 24/11/2021 của CTy T và buộc CTy T phải nhận anh Vinh trở lại làm việc; (ii) Cty T phải bồi thường cho anh Vinh tiền lương trong thời gian anh Vinh bị nghỉ việc trái pháp luật (từ ngày 01/12/2021 đến ngày Tòa án xét xử) và 04 tháng lương theo mức lương 8 triệu đồng/tháng; Cty T phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong thời gian từ ngày 01/12/2021 đến ngày Tòa án xét xử; (iii) Cty T phải trả cho anh Vinh tiền lương tháng 9,10,11/2021 mà CTy chưa thanh toán cho anh theo mức lương 8 triệu đồng/tháng Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ kiện

Theo trình bày của CTy, trong quá trình làm việc, anh Vinh liên tục có hành vi vi phạm kỷ luật lao động Cụ thể: Tháng 8/2021, anh Vinh đi làm trễ 03 lần; tháng 9/2021, anh Vinh đi làm trễ 04 lần; tháng 10/2021, anh Vinh đi làm trễ 03 lần Ngày 14/10/2021, anh Vinh nghỉ việc không xin phép Công ty, gây cản trở cho hoạt động của dây chuyền sản xuất, vì anh Vinh đảm nhiệm một vị trí trong dây chuyền đó Vào ngày 22/11/2021, trong

Trang 13

2

khi Ban giám đốc Công ty đang xem xét về thái độ làm việc của anh Vinh thì anh Vinh đã

có hành vi xông vào đánh ông chủ quản người Đài Loan, nhưng đã được anh em công nhân ngăn cản kịp thời nên hậu quả nghiêm trọng không xảy ra Tuy nhiên, hành vi của anh Vinh

đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của CTy Ngày 22/11/2021, CTy đã mời anh Vinh tham

dự cuộc họp xét kỷ luật tổ chức vào ngày 23/11/2021 nhưng anh Vinh không dự họp Hội đồng kỷ luật đã tiến hành họp theo đúng quy định của pháp luật vào ngày 23/11/2021 và Tổng Giám đốc đã ra quyết định sa thải đối với anh Vinh

Công ty T không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của anh Vinh và cung cấp cho Tòa

án các tài liệu:

(1) Nội quy lao động của Cty (đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuẩn y

theo quy định hiện hành), trong đó Điều 55 quy định: Người lao động bị kỷ luật sa thải khi: (i) có các hành vi vi phạm quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019; (ii) người lao động tổ chức, lãnh đạo, viết truyền đơn huy động người khác tham gia đình công;

(2) Bảng báo cáo tình hình công nhân đi trễ không phép của Phòng sơn vào tháng

8,9,10/2021

(3) Biên bản lập ngày 22/11/2021 về việc anh Vinh có hành vi đánh chủ quản người Đài

Loan;

(4) Biên bản họp kỷ luật đối với anh Vinh ngày 23/11/2021 với thành phần tham gia gồm

Tổng Giám đốc, Trưởng phòng nhân sự, đại diện Ban chấp hành công đoàn CTy T, trong

đó ghi ý kiến của Đại diện Ban chấp hành công đoàn “đề nghị CTy chỉ nên áp dụng hình thức kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương đối với anh Vinh”

1 Anh/Chị hãy:

a) Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án và tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án?

b) Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, thời hiệu khởi kiện? Căn cứ pháp lý?

2 Nếu là luật sư của anh V, Anh/Chị có nhận xét gì về trách nhiệm của người đại diện Ban chấp hành công đoàn Cty A và về việc xử lý kỷ luật anh V?

3 Nếu là luật sư của anh V, Anh/Chị hãy trình bày nội dung chính trong luận cứ bảo

vệ quyền lợi cho anh V tại phiên tòa sơ thẩm?

Trang 14

01 con dao dài 20 cm cầm bên tay phải đi lên đứng chặn ở cửa phòng ngủ, khống chế bắt chị M đưa điện thoại di động cho Đ kiểm tra Chị M không đưa và định đi ra khỏi phòng,

Đ liền dùng dao cầm ở tay trái chém nhiều nhát vào tay trái chị M gây thương tích Khi thấy chị M bị chảy máu nhiều thì Đ dừng lại Lúc này chị C chạy được ra khỏi phòng và kêu cứu còn Đ bỏ chạy về nhà cha mẹ ở gần đó Đến hôm sau, Đ ra công an trình diện khai báo toàn bộ hành vi phạm tôi và tỏ ra hối hận do nóng nảy, thiếu bình tĩnh đã gây thương tích cho vợ mình

Theo kết luận giám định pháp y thì chị M bị thương tích: “Đa vết thương phần mềm, vết thương ở bàn tay trái đứt gân gấp ngón 3,4, đứt thần kinh trụ trái do vật sắc tác động với tỷ lệ thương tật là 10%”

Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Đ về “Tội cố ý gây thương tích” theo Khoản 1, Điều 134 Bộ luật Hình sự và ra lệnh tạm giam Đ 03 tháng

Tại phiên sơ thẩm, chị M vắng mặt và đã có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt chị

1 Anh/Chị có nhận xét gì về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra?

Giả sử Anh/Chị là Luật sư của Đ và tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, được

Đ cho biết hiện sức khỏe rất yếu, vợ đang điều trị tại bệnh viện, còn 02 con nhỏ (15 tuổi

và 4 tuổi) ở nhà không ai chăm sóc Chị M có đơn xin bãi nại cho Đ và cho rằng: Đ là người tốt, chỉ vì tính nóng và hay ghen tuông; nay chị phải điều trị vết thương, các con không ai chăm sóc; trước khi ra trình diện, Đ có vào bệnh viện đưa cho chị số tiền 3.000.000đ để mua thuốc và nộp tiền viện phí

2 Với nội dung thông tin do Đ và chị M cung cấp, Anh/Chị sẽ trao đổi với Cơ quan điều tra về vấn đề gì để bảo vệ quyền lợi cho Đ?

Trang 15

4

3 Với tư cách là Luật sư bào chữa cho bị can Đ, Anh/Chị cần chuẩn bị những thủ tục

gì để vào trại tạm giam gặp Đ?

4 Anh/chị hãy trình bày những điểm chính trong luận cứ bào chữa cho bị cáo Đ tại phiên tòa sơ thẩm

ĐỀ 2:

Ngày 21/11/2017, Cty TNHH A (gọi tắt là Cty A) ký hợp đồng mua của Cty Cổ phần B (gọi tắt là Cty B) 100 máy tính có giá trị 01 tỷ đồng Theo Hợp đồng, bên bán (Cty B) phải giao hàng cho bên mua (Cty A) toàn bộ hàng (100 máy tính) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng Cùng thời điểm Cty A và Cty B ký hợp đồng nêu trên thì Cty A đã ký HĐ bán 100 máy tính cho Trường Kỹ thuật nghề C Đã 30 ngày trôi qua nhưng Cty B vẫn không giao máy tính cho Cty A nên để thực hiện đúng thỏa thuận về thời hạn giao máy tính cho Trường Cao đẳng nghề C, Cty A đã phải mua 100 máy tính của các đối tác khác với giá cao hơn 10% (tương đương 100 triệu đồng)

Cty A khởi kiện Cty B ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền đề nghị Tòa án buộc Cty

B phải bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ giao hàng và phải trả cho Cty A một khoản tiền phạt 8% giá trị Hợp đồng

Cty A đề nghị mời Luật sư tư vấn và tham gia tố tụng trước Tòa án Là luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho Cty A, Anh/Chị cho biết:

1 Yêu cầu Cty A cung cấp những tài liệu gì?

2 Cần hỏi để làm rõ những tình tiết nào?

3 Những nội dung cần quan tâm khi yêu cầu phạt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?

4 Ngoài Cty A và Cty B tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn và bị đơn thì cần phải đưa ra những chủ thể nào vào tham gia tố tụng? Với tư cách gì? Tại sao?

Trang 16

- Tư cách người tham gia tố tụng:

+ Nguyên đơn: Anh Vinh (K2 Đ68 BLTTDS 2015)

+ Bị đơn: Công ty A (K3 Đ68 BLTTDS 2015)

+ Người làm chứng: Đại diện BCH Công đoàn Cty A (Người đã tham gia phiên họp xử

lý kỷ luật anh Vinh – để hỏi làm rõ thêm về phiên họp xử lý kỷ luật vào ngày 23/11/2021) (Đ77 BLTTDS 2015)

- Loại tranh chấp lao động: tranh chấp lao động cá nhân về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải (điểm a K1 Đ188 BLLD 2019)

- Thời hiệu: 01 năm kể từ ngày phát hiện hành vi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại vào ngày 29/11/2021 (K3 Đ190 BLLD 2019)

Câu hỏi 2:

- Ý kiến của đại diện BCH Công đoàn là một trong các căn cứ để xét kỷ luật lao động Khi cty không xem xét đến ý kiến đó (BCH Công đoàn đề nghị hình thức kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương) mà BCH công đoàn không báo cáo BCH Công đoàn cấp trên

là không thực hiện đúng trách nhiệm của mình (K7 Đ10 Luật Công đoàn)

- Theo quy định tại điểm c, K1 Đ122 BLLĐ năm 2019 và điểm a K2 Đ70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 (hiệu lực từ 01/02/2021) thì ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, NSDLĐ thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, do đó phiên họp xử lý kỷ luật anh Vinh trái với quy định của pháp luật

Câu hỏi 3: Nội dung chính của luận cứ bảo vệ anh V tại phiên sơ thẩm

- QHPL: Đến thời điểm anh V bị kỷ luật sa thải giữa anh V và công ty A tồn tại hợp

đồng lao động không xác định thời hạn

- Vì sau khi HĐLĐ ký ngày 01/03/2020 hết hạn vào ngày 01/03/2021, anh Vinh vẫn làm

việc tại công ty A và hai bên không ký HĐLĐ mới Theo quy định tại K2 Đ20 BLLĐ

2019 thì HĐLĐ đã giao kết trên trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn

Trang 17

6

- QĐ kỷ luật sa thải anh Vinh là trái pháp luật Vì công ty A đã vi phạm quy định của

pháp luật lao động về thủ tục xử lý kỷ luật sa thải Căn cứ: điểm c K1 Đ 122 BLLĐ 2019

và điểm a K2 Đ70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (hiệu lực từ ngày 01/02/2021) thì ít nhất

05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, NSDLĐ thông báo

về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hàng cuộc họp xử lý kỷ luật lao đông

- Do Quyết định xử lý kỷ luật là trái pháp luật nên đề nghị TA áp dụng Đ41 BLLĐ 2019 + Buộc công ty A phải nhận anh Vinh trở lại làm việc và phải bồi thường 02 tháng tiền

lương theo HĐLĐ

+ Bồi thường cho anh Vinh tiền lương trong thời gian bị nghỉ việc trái pháp luật (từ ngày

01/12/2021 đến ngày TA xét xử)

+ Trường hợp Cty không muốn nhận anh Vinh làm việc trở lại thì phải bồi thường cho

anh Vinh 04 tháng lương theo mức lương 8tr đồng/tháng (quy định của pháp luật ít nhất

02 tháng)

+ Đóng BHXH, BHYT, BHTN cho anh Vinh trong thời gian từ ngày 01/12/2021 đến

ngày TA xét xử

+ Cty A còn nợ 03 tháng lương (09,10,11/21) của anh Vinh Do đó, cty phải có trách

nhiệm trả cho anh Vinh 03 tháng lương theo mức 8tr đồng/tháng

Lưu ý: Các anh chị không nhất thiết phải tính ra số tiền cty phải trả, phải nộp BHXH, BHYT

CÂU 2 (PHẦN TỰ CHỌN)

ĐỀ 1 (HÌNH SỰ)

Câu hỏi 1: Nhận xét về áp dụng BPNC của CQĐT:

- Việc CQĐT ra lệnh tạm giam bị can Đ trong thời hạn 3 tháng là không đúng pháo luật

- Vì theo quy định tại K1 Đ173 BLTTHS 2015 thì thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng Trong trường hợp này, mặc dù tỷ

lệ thương tật của chị M chỉ có 10% nhưng Đ lại có hành vi dùng dao nhọn gây thương tích (được coi là hung khí nguy hiểm theo hướng dẫn tại mục 2.1 và 2.2 mục 2 phần 1 nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003) nên hành vi của Đ thuộc K1 Đ134 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng Do vậy, việc ra lệnh tạm giam Đ thời hạn 3 tháng là sai

Trang 18

7

Câu hỏi 2: Với nội dung thông tin do Đ và chị M cung cấp để bảo vệ quyền lợi của

Đ, LS cần trao đổi với CQĐT về vấn đề sau:

- Chị M có đơn bãi nại thì cần phải đối chiếu với yêu cầu bãi nại vì các lý do: Đ có sức

khoẻ yếu, vợ đang điều trị tại bệnh viện, 2 con còn tuổi ăn học (15 tuổi và 4 tuổi) không

ai chăm sóc Đ có chỗ ở ổn định, không có dấu hiệu bỏ trốn hay phạm tội mới, không

có dấu hiệu gây khó khăn cho CQĐT; trước khi trình diện Đ đưa cho vợ 3 triệu mua thuốc và nộp tiền viện phí nên LS đề nghị thay đổi BPNC

- Với những nội dung chị M và Đ cung cấp cho LS từ giai đoạn điều tra, hành vi của Đ

thuộc trường hợp quy định tại K1 Đ134 BLHS, chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại (K1 Đ155 BLTTHS 2015) nhưng trong hồ sơ không thể hiện chị Minh có yêu cầu khởi tố Vì vậy, cần đề nghị áp dụng K8 Đ157 BLTTHS 2015 và K1 Đ158 BLTTHS ra QĐ huỷ bỏ QĐ khởi tố vụ án và đình chỉ vụ án hình sự đối với Đức

Câu hỏi 3: Là LS cần chuẩn bị các thủ tục sau:

- Thông báo người bào chữa do CQ tiến hành tố tụng cấp

- Thẻ LS

- Liên hệ với nơi tạm giữ, tạm giam đề nghị trích xuất bị can để làm việc

Câu hỏi 4: Những điểm chính trong luận cứ bào chữa cho Đ:

1 Đ có hành vi dùng dao chém vào tay trái chị Minh nhiều nhát gây tỷ lệ thương tật là

10% Mặc dù tỷ lệ thương tật của chị Minh chỉ có 10% nhưng Đ lại có hành vi dùng dao nhọn (được coi là hung khí nguy hiểm theo hướng dẫn tại mục 2.1 và 2.2 mục 2 phần 1, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 nên hành vi của Đức thuộc khoản

1 Đ134 BLHS

2 Theo quy định tại K1 Đ155 BLTTHS thì hành vi của Đ thuộc K1 Đ134 BLHS chỉ

được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại – chị M

3 Trong trường hợp này, chị M có đơn bãi nại nhưng hồ sơ bụ án không thể hiện chị

Minh có yêu cầu khởi tố vụ án

4 Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đ mà không có yêu cầu của người bị hại là

vi phạm nghiêm trọng tố tụng theo Đ155 BLTTHS Đề nghị HĐXX căn cứ Đ155, Đ248 BLTTHS ra QĐ đình chỉ vụ án

ĐỀ 2 (TƯ VẤN)

Câu hỏi 1: Yêu cầu Cty A cung cấp những tài liệu gì?

Trang 19

Câu hỏi 2: Làm rõ những tình tiết nào

- Hiệu lực của HĐMB máy tính giữa Cty A và Cty B; giữa Cty A và Trường cao đẳng nghề C

- Những vấn đề phát sinh sau khi ký kết HĐ

- Thiệt hại thực tế của cty A

Câu hỏi 3: Những ND cần quan tâm khi yêu cầu phạt HĐ và BTTH do VP HĐ:

- Xđ lỗi của bên vi phạm HĐ là Cty B không giao hàng đúng thời hạn

- Xđ thiệt hại và MQH nhân quả giữa việc không giao hàng theo HĐ của Cty B với thiệt hại của Cty A phải gánh chịu

- Các HĐ giữa Cty A mua máy tính của các chủ thể khác để giao hàng cho Trường cao đẳng nghề C

- Xđ hiệu lực HĐMB máy tính giữa Cty A với các chủ thể khác

- Các chứng từ giao nhận hàng và thanh toán giữa Cty A với các chủ thể khác

- Căn cứ PL để yêu cầu đòi bồi thường

- Căn cứ PL để yêu cầu phạt vi phạm HĐ

Câu hỏi 4: Cần đưa những chủ thể nào vào tham gia tố tụng với tư cách gì?

- Trường Cao đẳng nghề C tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi vã nghĩa vụ

Trang 20

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 03

Môn: Kỹ năng nghề luật sư Thời gian làm bài : 180 phút

CÂU 1: (Phần chung): 50 điểm

Ngày 15/7/2016, anh Tr M gửi đơn yêu cầu xin ly hôn với vợ là chị Lê Th và đề nghị chia tài sản chung của vợ, chồng gồm nhà đất đang ở đã được cấp GCNQSDĐ đứng tên hai

vợ chồng, có diện tích 60m2 tại số X, phường Y, quận Long Biên, Hà Nội và 01 mảnh đất 50m2 tại thôn M, phường X, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội mua chung mỗi người một nửa với bạn là chị Ng H (hàng xóm cạnh nhà)

Tại Tòa án, chị Lê Th có quan điểm không đồng ý ly hôn; con chung duy nhất là Tr

T đã đủ tuổi trưởng thành nhưng vẫn đang cùng ở với anh chị Về tài sản chung, anh T không

có đưa tiền cho chị mua nhà, đất và vợ chồng chị sống bên nhà ngoại cho đến năm 2006 mới

ở riêng tại nhà đất số X, phường Y, quận Long Biên, Hà Nội Mặc dù bất động sản đứng tên hai vợ chồng, nhưng do một mình chị làm ăn buôn bán và có vay thêm 01 tỷ đồng của chị gái

là Lê K mà có Mảnh đất tại thôn M cũng do chị đưa tiền cho anh M mua chung với chị H, bản thân anh M làm cán bộ phường tiền lương eo hẹp không đưa cho vợ, không có đóng góp

gì vào tài sản chung

Kết quả định giá nhà đất tại số X, phường Y, quận Long Biên, Hà Nội có giá trị 06 tỷ đồng; quyền sử dụng đất tại thôn M, phường Z, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có giá trị 3,6 tỷ đồng Theo Anh/Chị

1 Anh M phải nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nào? Hãy nêu rõ các căn cứ pháp lý xác định thẩm quyền của Tòa án?

2 Hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án?

Tại phiên tòa sơ thẩm, chị Th xuất trình Giấy xác nhận của mẹ anh M xác nhận các tài sản do chị Th tạo lập Anh M không công nhận chữ ký của mẹ mình tại các Giấy xác nhận và

đề nghị giám định chữ ký

Trang 21

3 Theo Anh/Chị, trường hợp này, HĐXX sẽ xử lý thế nào? Nêu rõ căn cứ pháp lý?

Sắp hết thời hạn 30 ngày ngừng phiên tòa nhưng cơ quan giám định chưa đưa ra được

Hà phát hiện có chiếc xe máy Sirius dựng ở bên ngoài Hà cố khởi động xe nhưng không được nên đi vào nhà tìm chìa khóa xe thì bị cháu C phát hiện Hà dùng dao chém 1 nhát vào cổ cháu

C Nghe cháu la to, chị B đang ngủ trong phòng chạy ra Hà đưa dao vào cổ chị B thì bị chị B hất dao ra, Hà một tay ghì chặt chị B, một tay dùng dao cắt 1 nhát vào vùng cổ chị B nhằm mục đích không cho chị B kháng cự và tìm chìa khóa xe nhưng do chị B cố chống cự và la to nên Hà sợ và bỏ chạy

Chị B và cháu C được đưa đến Bệnh viện chữa trị vết thương Theo kết luận giám định pháp y thì tỷ lệ thương tại của cháu C là 13%, của chị B là 7%

Trang 22

Sau 10 ngày bỏ trốn, được sự động viên của gia đình, Hà đến công an quận Y đầu thú

và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình Cơ quan điều tra công an quận Y đã khởi tố

vụ án, khởi tố bị can để điều tra và đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố Ng H về các tội:

- “Tội cướp tài sản” theo điểm c, d khoản 2, điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đởi, bổ

sung 2017

- “Tội cố ý gây thương tích” theo khoản 2 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đởi, bổ

sung 2017

Viện kiểm sát nhân dân quận Y đã có cáo trạng truy tố Ng Hà về các tội danh nêu trên

1 Anh/Chị có ý kiến gì về quyết định truy tố của VKS nhân dân quận Y?

2 Nếu là LS được phân công bào chữa cho bị cáo Hà theo yêu cầu của chị L - vợ bị cáo

Hà, Anh/Chị sẽ trao đổi với chị L những vấn đề gì trong lần gặp đầu tiên? Anh/Chị sẽ tiến hành những công việc gì trước khi ra phiên Tòa?

3 Hãy trình bày những điểm chính trong luận cứ bào chữa cho bị cáo Hà

4 Trong phần tranh luận tại phiên Tòa sơ thẩm, người bị hại có đề nghị HĐXX áp dụng thêm tình tiết tăng nặng tại điểm b, khoản 1, điều 52 BLHS 2015 với bị cáo Hà Với tư cách

là LS của bị cáo Hà, Anh/Chị cần đối đáp như thế nào với quan điểm của người bị hại?

ĐỀ 2:

Ngày 01/4/2016, một công ty được thành lập tại Nhật Bản (“Công ty Nhật Bản”) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân phối ô tô nhãn hiệu Luxury đã thành lập một văn phòng đại diện thương mại tại TP.HCM để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình tại VN (“VPĐD”) Thời hạn của giấy phép thành lập VPĐD là 5 năm kể từ ngày 01/01/2017

Ngày 01/4/2019, Công ty Nhật Bản ký hợp đồng đại lý phân phối ô tô Luxury (“Hợp đồng phân phối”) với Công ty TNHH Tốc độ (“Công ty Tốc độ”) Trong đó các bên thỏa thuận như sau:

Trang 23

- Công ty Tốc độ được chỉ định là đại lý không độc quyền của Công ty Nhật Bản tại

VN để bán ô tô Luxury tại VN Công ty Nhật Bản vẫn là chủ sở hữu đối với ô tô Luxury đã giao cho Công ty Tốc độ theo hợp đồng phân phối

- Hợp đồng phân phối có hiệu lực kể từ ngày ký

- Công ty Nhật Bản được quyền trực tiếp hoặc thông qua công ty con được thành lập tại VN bán ô tô Luxury tại VN mà không cần có sự đồng ý của Công ty Tốc độ Hợp đồng phân phối do Trưởng VPĐD và người đại diện theo pháp luật của Công

ty Tốc độ cùng ký Ngoài việc bán ô tô Luxury qua Công ty Tốc độ, Công ty Nhật Bản dự kiến sẽ thông qua VPĐD thực hiện việc nhập khẩu các sản phẩm ô tô Luxury

và phụ tùng vào Việt Nam để bán cho các bên thứ ba khác Là Luật sư của Cty Nhật Bản

1/ Anh/Chị hãy tư vấn về việc Trưởng VPĐD có được phép thay mặt Công ty Nhật Bản ký hợp đồng phân phối trên không? Tại sao?

2/ Hãy cho biết Công ty Nhật Bản có được phép thông qua VPĐD để thực hiện các hoạt động kinh doanh như trên không? Tại sao?

Ngày 01/7/2019, Công ty Nhật Bản thành lập một công ty 100% vốn nước ngoài tại Tp.HCM (“Công ty B”) Công ty B có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập khẩu, phân phối

ô tô Luxury tại Việt Nam Công ty Nhật Bản mong muốn bổ nhiệm Trưởng VPĐD làm Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Công ty B

3/ Anh/Chị hãy tư vấn việc Trưởng VPĐD có được phép làm Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Công ty B hay không? Tại sao?

Do Công ty Nhật Bản thành lập Công ty B tại Việt Nam để phân phối sản phẩm ô tô Luxury, Công ty Nhật Bản dự kiến chấm dứt hợp đồng phân phối với Công ty Tốc độ vào ngày 01/4/2020

4/ Anh/Chị hãy cho biết Công ty Nhật Bản có khả năng chấm dứt HĐ phân phối với Công ty Tốc độ hay không? Hãy nêu hậu quả của việc chấm dứt

Vào năm 2020, sản phẩm ô tô Luxury của Công ty Nhật Bản chiếm thị phần đáng kể tại Việt Nam Dự kiến Công ty Nhật Bản sẽ chấm dứt Hợp đồng phân phối với Công ty Tốc

độ Ngày 15/4/2020 Công ty B đã ký Hợp đồng khung với Công ty C (một công ty cổ phần

Trang 24

trong nước được thành lập tại Việt Nam phân phối sản phẩm ô tô tại Việt Nam) theo đó Công

ty B và Công ty C thỏa thuận như sau:

- Công ty B sẽ bán các sản phẩm ô tô Luxury do Công ty B nhập khẩu cho Công ty

C để Công ty C bán cho người tiêu dùng;

- Công ty C chỉ bán sản phẩm ô tô Luxury theo giá bán lẻ do Công ty B ấn định và chỉ được bán các sản phẩm ô tô Luxury tại các thành phối sau: Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng

5/ Anh/Chi hãy cho biết thỏa thuận trên của Các Bên có phù hợp với pháp luật Việt Nam hay không? Vì sao?

Trang 25

PHẦN CHUNG

Câu hỏi 1: Anh M phải nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nào?

Anh M cần nộp đơn KK tại TAND quận Long Biên, TP Hà Nội

Căn cứ pháp lý:

- Thẩm quyền theo vụ việc: Đ 28.1 BLTTDS 2015

- Thẩm quyền theo cấp tòa: Đ 35.1.a BLTTDS 2015

- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Đ 39.1.a BLTTDS 2015

Lưu ý:

- Đ 8.4 NQ 03/2012/NQ-HĐTP: Những vụ án về HNGĐ, TK TS,… mà có tranh chấp về BĐS thì TQ của TA giải quyết là TA nơi bị đơn cư trú làm việc hoặc TA của nguyên đơn nếu có thỏa thuận)

- Đ 8.5 NQ 03/2012/NQ-HĐTP: Việc xđ nơi cư trú, làm việc, trụ sở được xđ vào thời điểm nộp đơn KK)

- Đ 8 NQ 03/2015/NQ-HĐTP hướng dẫn Đ 35, TQ của TA theo lãnh thổ BLTTDS 2004, sđ

+ Tr.Tú: liên quan đến công sức đóng góp và cùng ở tại nhà đất tranh chấp phố X, phường

Y, quận Long Biên, HN)

+ Ng H: liên quan đến tài sản đầu tư chung là mảnh đất M đang tranh chấp)

+ Lê K: liên quan đến khoản nợ 01 tỷ đồng

Trang 26

- Việc chị Lê Th Dùng tiền vay của chị Lê K cùng với tiền làm ăn, buôn bán của mình để tạo lập nhà đất tại phố X, phường Y, quận Long Biên, HN là chị dùng vào mục đích chung tạo lập TS chung của gđ nên căn cứ quy định tại Đ 25 LHNGĐ 2000 (Đ 27 LHNGĐ 2014) thì đó là nợ chung vợ chồng và anh M cũng phải có trách nhiệm liên đới với giao dịch vay tiền của chị Lê K do chị Lê Th thực hiện

- Hvi của Hà đã gây thương tích cho cháu C 13% và chị B 7% là tình tiết định khung được quy định tại Đ 168.2.c BLHS 2015 (gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%)

- Hvi sử dụng dao dài 25cm để khống chế các bị hại là tình tiết định khung được quy định tại

Đ 168.2.d BLHS 2015 (dùng hung khí nguy hiểm)

b VKSND Quận Y truy tố Ng Hà về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm d K2 Đ 134 BLHS 2015, sđ bs 2017 là ko đúng

Trang 27

- Tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần 1 NQ số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003

hướng dẫn (Lưu ý: 2 NQ 02/2003 và 01/2006 hết hiệu lực từ ngày 08/10/2021 theo QĐ số 355/QĐ-TANDTC ngày 08/10/2021

Câu 2:

a Những vấn đề cần trao đổi với chị L trong lần đầu gặp:

- Yêu cầu chị L trình bày nội dung vụ việc mà chị biết và yêu cầu của chị L đối với LS

- Giải thích cho chị L về những quy định PL liên quan đến hvi phạm tội của Hà và động viên chị L đến thăm hỏi, bồi thường thiệt hại cho các bị hại

- Trao đổi với chị L những vấn đề về hoàn cảnh gia đình, nhân thân của bị cáo Hà, đề nghị chị L cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án mà chị có

b Những việc cần làm trước phiên tòa:

1 Chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục LS tham gia tố tụng ( Giấy giới thiệu, Đơn yêu cầu LS của chị L, Thẻ LS (bản sao)) Liên hệ TA làm thủ tục đk bào chữa

2 Nghiên cứu hồ sơ vụ án và sao chụp tài liệu Gặp trao đổi với bị cáo về những điểm cần làm rõ, thống nhất hướng bào chữa

3 Chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ, VBPL có liên quan sẽ sử dụng

4 Chuẩn bị kế hoạch tham gia xét hỏi tại tòa

5 Chuẩn bị luận cứ bào chữa cho bị cáo Hà

Câu 3: Luận cứ cho Hà

a Về “tội cướp ts” bào chữa theo hướng giảm nhẹ TNHS

- Đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nguyên nhân, đk hoàn cảnh phạm tội của

bị cáo Hà

- Nêu những tình tiết giảm nhẹ TNHS:

+ Bị cáo Hà đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải (điểm s, K1 Đ 51 BLHS 2015, sđ bs 2017)

+ Bị cáo Hà đã đầu thú, chưa có tiền án, tiền sự (K2 Đ 51 BLHS 2015, sđ bs 2017)

(Chú ý: Công văn số 2012/TANDTC-PC và Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP)

b Về tội “cố ý gây thương tích” bào chữa theo hướng ko phạm tội

- Phân tích: như lập luận tại câu 1 b

Trang 28

- Về nguyên tích, một tình tiết đã là yếu tối định khung hình phạt thì ko được coi là tình tiết định tội Việc bị cáo Hà gây thương tích cho bị hại đã được xđ là tình tiết định khung trong

“tội cướp TS” thì ko thể sử dụng là tình tiết định tội “tội cố ý gây thương tích”

Câu 4:

- Không đồng ý với đề nghị của người bị hại về việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS tại điểm b, K1 Đ 52 BLHS 2015 “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”

- Phân tích:

+ Tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại điểm b K1 Đ 48 BLHS 1999 là tình tiết “phạm tội

có tính chất chuyên nghiệp” Theo hướng dẫn tại mục 5.1 NQ số 01/2016/HĐTP ngày 12/05/2006 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS thì chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các đk sau đây:

i Cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một mặt tội phạm; Người phạm tội đều

lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy KQ của việc phạm tội làm nguồn sống chính

ii Ng Hà ko có đầy đủ đk này

ĐỀ 2: TƯ VẤN

Câu 1: Trưởng VPDĐ có được phép thay mặt cty Nhật ký HĐ phân phối trên không?

- Trưởng VPDD chỉ được phép ký HĐ phân phối khi có GUQ hợp pháp từ Cty Nhật Bản về việc ký HĐ phân phối

- Căn cứ: Theo Đ 18.3 của LTM 2005

Câu 2: Cty Nhật có được phép thông qua VPDD để thực hiện hđ kd như trên ko?

- VPDD ko được phép thực hiện các HĐ nhập khẩu các sp ô tô Luxury vào VN để bán cho các bên thứ ba khác

- Căn cứ: Đ 18.1 LTM, VPDD ko được phép thực hiện hđ sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam

Câu 3: Trưởng VPDD có được phép làm TGĐ và người DDPL của cty B ko?

- Trưởng VPDD ko được đồng thời làm người DDPL của Cty B

Trang 29

- Căn cứ: Điểm d Khoản 6 Đ 33 và NĐ 07/2016/NĐ-CP

Chú ý: VPDD, CN của thương nhân nước ngoài tại VN được hướng dẫn bởi NĐ số

07/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/3/2016

Câu 4:

- Cty Nhật Bản có quyền chấm dứt HĐ Phân phối với Cty Tốc độ với đk Cty Nhật Bản phải gửi thông báo bằng văn bản cho Cty Tốc độ về việc chấm dứt HĐ phân phối ít nhất 60 ngày trước ngày chấm dứt bằng hình thức HĐ phân phối

- Căn cứ: Điều 177.1 LTM 2005 quy định: “Trừ TH có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt HĐ đại lý

- Hậu quả: Điều 177.2 của LTM quy định trừ TH có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt HĐ theo K1 Đ 177 thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường 1 khoản tiền cho thời gian mà mình là đại lý cho bên giao đại lý đó

- Đ 177.2 của LTM về tiền bồi thường như sau: “giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm cho bên giao đjai lý Trong TH thời gian làm đại lý dưới 1 năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong khoảng thời gian nhận đại lý”

- HĐ phân phối có hiệu lực vào ngày 01/04/2019 và dự kiến sẽ chấm dứt 01/04/2020 Như vậy, thời hạn mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý là 1 năm Vì vậy, Cty Tốc độ có thể được bồi thường 1 tháng thù lao đại lý trung bình

Câu 5: Thỏa thuận trên có phù hợp ko?

- Thỏa thuận của các bên là ko phù hợp với PLVN

- Căn cứ:

+ Luật cạnh tranh quy định một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm giữa các DN khi cùng thị trường (K1 Đ 12 LCT 018)

Trang 30

+ Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có liên quan đến tình huống này theo K1,2 Đ 11 LCT 2018 gồm:

a Thỏa thuận ấn định giá HH, DV một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

b Thỏa thuận phân chia KH, phân chia thị trường tiêu thụ nguồn cung cấp HH, DV

Trang 31

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 4

CÂU 1: (Phần chung): 50 điểm:

Cụ L đến VP Luật sư trình bày: Cụ và chồng là cụ E có tạo lập được căn nhà cấp 4 nằm trên diện tích 800m2 tọa lạc tại đường TQC, phường T, thị xã N, tỉnh H, nơi hai cụ sinh sống Hai cụ sinh được 4 người con là ông G, ông H, bà M và bà N, trong đó bà N xuất cảnh theo chồng định cư ở Nhật Bản, bị tai nạn giao thông chết năm 2005 Bà N sinh được 3 người con

là anh X, chị Y và chị Z đều sinh sống ở Nhật Bản

Ngày 18/12/2006, cụ L và cụ E lập di chúc có nội dung: “…Khi chúng tôi qua đời, căn nhà và diện tích 800m2… để lại cho con trai là G…hưởng trọn quyền thừa kế…G phải thực hiện bổn phận nuôi dưỡng cha mẹ cho đến ngày cả 2 chúng tôi đều mãn phần… Di chúc này chỉ có hiệu lực sau khi cả 2 vợ chồng chúng tôi đều qua đời” Di chúc có chứng nhận của phòng công chứng số 1, tỉnh H

Ngày 16/12/2010, cụ E chết Ngày 6/3/2012, cụ L đến phòng công chứng số 1 lập di chúc với nội dung “…Nay G không thực hiện bổn phận…, tôi quyết định hủy di chúc chúng tôi lập ngày 18/12/2006… và giao lại quyền thừa kế cho con gái là M” Hiện cụ L vẫn đang ở tại căn nhà này Đầu năm 2017, ông G khởi kiện đến Tòa án yêu cầu được hưởng phần di sản của cụ E

Cụ L không chấp nhận yêu cầu của ông G và yêu cầu luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cụ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

1 Anh/Chị, hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án này? Tòa án có thẩm quyền giải quyết ?

2 Theo Anh/Chị vụ án này có bắt buộc phải hòa giải tại UBND phường T, thị xã N trước khi khởi kiện đến Tòa án hay không? Giải thích tại sao?

3 Tại phiên tòa sơ thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn vắng mặt lần thứ hai Theo Anh/Chị, trong trường hợp này HĐXX sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?

Trang 32

4 Với tư cách là LS của cụ L, Anh/Chị hãy trình bày nội dung cơ bản của luận cứ bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cụ L

CÂU 2: (Phần tự chọn – chọn 1 trong 2 đề sau): 50 điểm

ĐỀ 1:

Khoảng 19h ngày 20/9/2018, L.T.D lấy một con dao nhọn tự tạo bỏ vào túi quần đến quán cà phê gần nhà gặp bạn bè tán gẫu Đến khoảng 24h cùng ngày, trên đường về nhà D nảy sinh ý định trộm cắp tiền của bà N.T.S cùng thôn để trả nợ nên không về nhà mà nên đạp xe thẳng đến quán của bà S Khi cách quán khoảng 50 mét, D bỏ xe đạp ven đường rồi đi bộ đến quán

Khoảng 01 giờ ngày 21/9/2018, quan sát xung quanh thấy không có ai và đèn điện trong quán đã tắt, D vén tấm bạt che cửa đi vào và đến chỗ ngăn kéo đựng tiền lấy 1.200.000đ (một triệu hai trăm nghìn đồng) cất vào túi quần

Khi chuẩn bị bước ra cửa thì nghe tiếng võng kêu và sợ bà S tỉnh giấc có thể phát hiện

vụ việc nên D rút dao đâm nhiều nhát vào người bà S Do bị đâm bất ngờ, bà S vùng vẫy và rơi từ trên võng xuống đất D đâm tiếp 1 nhát nữa vào người bà S, thấy bà S nằm im bất động,

D chạy ra ngoài vứt dao bên vệ đường rồi chạy đến lấy xe về nhà ngủ Đến khoảng 7h sáng ngày 21/9/2018, D đem 1.200.000đ đến trả nợ cho ông L, sau đó D đi xe buýt đến nhà T là người quen để trốn

Tại bản giám định pháp y số 1250 ngày 10/11/2018 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh HB kết luận: Bà S bị đa chấn thương, vỡ lách, cắt bỏ lá lách; tổn hại sức khỏe vĩnh viễn 35%

Ngày 22/9/2018, Cơ quan điều tra tỉnh HB đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời

ra lệnh truy nã đối với D Ngày 23/9/2018, biết sự việc xảy ra và D đang bị truy nã, T đã khuyên D trở về trình báo sự việc và thăm hỏi gia đình nạn nhân và nhờ chị M (vợ D) mang 15.000.000đ đến nhà bà S xin lỗi và xin được bồi thường toàn bộ viện phí cho gia đình bà S Sau đó D đến cơ quan công an đầu thú, tại cơ quan điều tra, D khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình

Trang 33

Ngày 28/7/2019, VKS nhân dân tỉnh HB đã ban hành cáo trạng truy tố D ra Tòa án nhân dân tỉnh để xét xử D về hai tội:

- “Giết người” theo điểm n, khoản 1, điều 123 Bộ luật Hình sự

- “Cướp tài sản” theo khoản 1, điều 168 Bộ luật Hình sự

Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại có văn bản kiến nghị VKS nhân dân

tỉnh HB truy tố thêm bị can D về tội “Trộm cắp tài sản” Là LS của D, Anh/Chị:

1 Có nhận xét gì về kiến nghị nêu trên của luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại?

Trước khi mở phiên Tòa sơ thẩm, chị M vợ D cho LS biết, Kiểm sát viên K được phân công giải quyết vụ án và thực hành công tố tại phiên tòa là con rể của bà S

2 Hãy nêu cách xử lý tình huống này thế nào? Tại sao?

3 Hãy nêu những điểm chính trong luận cứ bào chữa cho bị cáo D

ĐỀ 2:

Công ty AA là một công ty có 100% vốn trong nước, dự định đầu tư xây dựng nhà ở

để bán (sau đây gọi là “Dự án”) tại một khu đất có diện tích 2 ha tại tỉnh Y (sau đây gọi là

“Khu đất”) Vào tháng 03/2021, Công ty AA đã được UBND tỉnh Y cấp quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án tại khu đất này Liên quan khu đất, lưu ý:

- Khu đất sẽ được giao cho Công ty AA theo hình thức nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

- Khu đất này đang có dân cư sinh sống và chưa thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; tuy nhiên, Khu đất này đã được quy hoạch xây dựng làm nhà ở và khu dân cư

- Khu đất không thuộc trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất

1 Là LS của Công ty AA, Anh/Chị cần tư vấn cho khách hàng những trình tự, thủ

tục gì để Công ty AA được ghi nhận là người sử dụng đất hợp pháp đối với khu đất theo quy định pháp luật?

2 Là LS của Công ty AA, Anh/Chị cần tư vấn cho khách hàng những thủ tục gì để

thành lập Công ty liên doanh (chỉ cần nêu các bước và các chấp thuận, không cần

Trang 34

nêu các hồ sơ tài liệu phải nộp) và chuyển quyền sử dụng khu đất từ Công ty AA sang Công ty liên doanh?

3 Vốn điều lệ ban đầu của Công ty liên doanh là 200 tỷ VNĐ, trong đó Công ty AA nắm

60% vốn điều lệ và Công ty Singapore nắm 40% vốn điều lệ Ngoài vốn điều lệ do Công ty AA và Công ty Singapore góp, Công ty liên danh cần huy động thêm 200 tỷ VNĐ để thực hiện Dự án Mặc dù Công ty AA ủng hộ việc huy động vốn, tuy nhiên Công ty AA sẽ không có khả năng tài chính để tham gia vào bất kỳ việc huy động thêm

vốn này

Anh/Chị hãy tư vấn cho khách hàng các hình thức huy động vốn mà Công ty liên doanh có thể thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam (Không cần liệt kê tài liệu giấy tờ)

CÂU 1 (PHẦN CHUNG)

Câu hỏi 1:

1 Tư cách tham gia tố tụng:

Các đối tượng được nêu trong đề gồm: cụ E và L, các con gồm ông G, ông H, bà M và bà N (chết 2005 có chồng và 3 con anh X, chị Y, chị Z)

- Nguyên đơn: Ông G vì ông G là người khởi kiện (K2 Đ68 BLTTDS 2015)

- Bị đơn: cụ L vì cụ L là người bị ông G khởi kiện (K3 Đ68 BLTTDS 2015)

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông H, bà M; các con của bà N là anh X, chị Y, chị Z và chồng bà N (K4 Đ68 BLTTDS 2015)

2 Toà án có thẩm quyền giải quyết:

- TAND tỉnh H Vì có đương sự là các con và chồng bà N ở Nhật Bản

- CSPL:

K3 Đ35 BLTTDS 2015: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại K1, K2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện

Trang 35

nước CHXHCNVN ở nước ngoài, cho TA, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại K4 Điều này

Điểm c, K1 Đ37 BLTTDS 2015 về tq của TAND cấp tỉnh “Tranh chấp, yêu cầu quy định tại K3 Đ35 của Bộ luật này

Câu hỏi 2:

- Không bắt buộc phải tiến hành hoà giải tại UBND phường T

- Lý do: Đây là quan hệ tranh chấp thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất chứ không

phải tranh chấp QSDĐ để xác định ai có quyền sử dụng đất.Tranh chấp QSDĐ mới cần hòa giải

- CSPL: Điểm b, K3, Đ8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 (K2 Đ3 NQ 04/2017)

1 Di chúc được lập có hợp pháp hay không?

Di chúc chung của cụ L và cụ E lập ngày 18/12/2006 là hợp pháp

CSPL: Đ664 BLDS 2005 Hiện nay, BLDS 2015 đã ko còn quy định di chúc chung của vợ chồng nên chỉ cần thỏa mãn Đ630 BLDS thì di chúc đó hợp pháp

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa đối, đe doạ hoặc cưỡng ép (điểm a K1 Đ652 BLDS 2005)

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức XH, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật (điểm b K1, Đ652 BLDS 2005)

Trang 36

- Di chúc được công chứng theo quy định của PL (Điều 657, BLDS 2005)

2 Hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng như thế nào?

Nội dung di chúc chung ngày 18/12/2006 cũng ghi rõ “Di chúc này chỉ có hiệu lực sau khi

cả hai vợ chồng chứng tôi đều đã qua đời” vì vậy, di chúc này có hiệu lực kể từ thời điểm

người sau cũng chết

 Di chúc chung của cụ L và E chưa có hiệu lực do cụ L vẫn còn sống

CSPL: Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết (Đ668 BLDS 2005)

3 Cụ L có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc, huỷ bỏ di chúc không?

Cụ L có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình

CSPL: Đ 664 BLDS 2005 Hiện nay, BLDS 205 đã ko quy định DC chung vợ chồng nên chỉ cần thỏa Đ 630 BLDS 2015 là di chúc hợp pháp Đối với, sửa đổi, bổ sung di chúc chung, luật mới cũng ko quy định

- Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào

- Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình

4 Việc sửa đổi di chúc của cụ L có làm phần di chúc của cụ E có hiệu lực ngày không? Đối với di chúc liên quan đến phần di sản của cụ E, tuy cụ L không có quyền thay đổi, huỷ

bỏ nhưng cũng chỉ có hiệu lực khi cụ L chết

CSPL: Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết (Đ668 BLDS 2005)

5 Ông G có đủ đk KK chia TS hay không?

Trang 37

Cụ L còn sống nên phân chia trên di chúc có hiệu lực pháp luật, nên việc ông G khởi kiện yêu cầu hướng di sản của cụ E để lại là chưa đủ đk KK

Mở rộng: Vậy theo quy định của BLDS 2015 thì sau khi cụ E chết, di chúc có hiệu lực hay chưa?

Đ661 Hạn chế phân chia di sản (được hoãn theo ý chỉ của người để DC hoặc đồng thừa kế

ko quá 3 năm…)

6 LS yêu cầu gì đối với yêu cầu KK của ông G?

Do di chúc chưa có hiệu lực nên việc KK của ông G yêu cầu chia TS do cụ E để lại trong di chúc chung là chưa có hiệu lực Chính vì vậy, đề nghi TA đình chỉ giải quyết vụ kiện

CSPL:

- Chưa có đủ đk KK theo quy định của PL Chưa có đủ đk KK là TH PL có quy định về các

đk kk nhưng NKK đã KK đến TA khi còn thiếu một trong các đk đó (điểm b, K1 Đ192 BLTTDS 2015) Nhưng mà lỡ thụ lý rồi thì đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm g, K1, Đ217 BLTTDS 2015

- Và hướng dẫn tại K1, Đ3, NQ 04/2017/NQ-HĐTP về chưa có đủ đk kk

CÂU 2

ĐỀ 1 (HÌNH SỰ)

Câu hỏi 1:

Kiến nghị của LS bị hại là không có căn cứ vì những lý do sau:

- Xét về hành vi: D có hành vi lén lút trộm tiền của bà S “… quan sát xung quanh thấy ko có

ai và đèn điện trong quán đã tắt, D vén tấm bạt che cửa đi vào và đến chỗ ngăn kéo đựng tiền…”

Trang 38

- Xét về số tiền (hậu quả): số tiền D lấy trộm là dưới 2tr đồng và bản thân chưa có tiền án, tiền sự

CSPL: K1, Đ173 BLHS 2015, SĐBS 2017

Câu hỏi 2:

- LS tư vấn cho D viết đơn gửi Viện trưởng VKSND tỉnh HB về yêu cầu thay đổi KSV K

- LS tự mình làm văn bản gửi Viện trưởng VKSND tỉnh HB đề nghị thay đổi KSV K

- Lý do của yêu cầu/đề nghị: KSV K có MQH thân thích với bị hại đây là căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ

CSPL: Các TH phải từ chối hoặc thay đổi người có tq tiến hành tố tụng:

- Người có tq tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các TH:

+ Đồng thời là bị hại, đương sự, là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương

sự hoặc của bị can, bị cáo

+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ (K1,3 Đ49 BLTTHS)

- Người có quyền đề nghị thay đổi người có tq tiến hành tố tụng:

+ Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn DS, bị đơn DS và người đại diện của họ

+ Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn

DS, bị đơn DS (K2,3 Đ50 BLTTHS)

Câu hỏi 3:

1 Truy tố tội cướp TS

Cáo trạng truy tố về “cướp TS” theo K1 Đ168 là không có căn cứ vì:

- Hành vi của D lấy tiền đã hoàn thành trước khi D đâm bà S

- Không có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay từ đầu để chiếm đoạt tiền của

bà S

Trang 39

- D dùng dao đâm nhiều nhát vào người bà S là do lo sợ bị phát hiện, bắt giữ chứ không phải nhằm chiếm đoạt tài sản

2 Truy tố tội giết người:

- D phải chịu TNHS về tội giết người (Điềm n, K1 Đ123 BLHS 2015)

- Các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho D:

+ D đã đề nghị vợ là M đến gđ nạn nhân để xin lỗi và tự nguyện bồi thường thiệt hại CSPL: điểm b, K1 Đ51 BLHS

+ D đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về việc làm sai trái của mình CSPL: điểm s, K1, Đ51 BLHS)

+ D đã ra đầu thú CSPL: K2 Đ51 BLHS

3 D có 2 tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị HĐXX áp dụng K1 Đ54 BLTTHS 2015 CSPL: K1 Đ54 BLHS; Đ2 NQ 01/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018

ĐỀ 2 (TƯ VẤN)

Câu hỏi 1: Trình tự thủ tục để Cty AA là người sử dụng đất hợp pháp

(XĐ đất thuộc dự án gì: Một DN 100% vốn trong nước, XD nhà ở để bán Kết luận: đây là

1 Nhận chuyển nhượng QSDĐ trong phạm vi dự án:

- Tự thoả thuận với tổ chức, HKD hoặc cá nhận hiện đang sinh sống trên khu đất về việc nhận chuyển nhượng QSDĐ từ các hộ dân

Trang 40

- Ký kết HĐCN QSDĐ nằm trong phạm vi khu đất HĐ này phải được công chứng, chứng thực (hồ sơ công chứng, chứng thực bao gồm bản gốc các GCN của tổ chức, HGĐ hoặc cá nhân hiện đang sinh sống trên khu đất)

2 Cty AA nộp hs đến Sở TN&MT tỉnh Y để xin giao đất có thu tiền sử dụng đất

Hồ sơ xin giao đất gồm:

- Đơn xin giao đất (theo mẫu TT 30/2014/TT-BTNMT)

- Bản sao GCNĐKĐT hoặc VB chấp thuận đầu tư kèm theo bản thuyết minh dự án đầu tư (K1 Đ3 TT 30/2014/TT-BTNMT)

- VB thẩm định nhu cầu sử dụng đất và thẩm định đk giao đất

- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất

- CSPL: K2, Đ4 NĐ số 45/NĐ-CP ngày 15/05/2014”

“TCKT, HGĐ, cá nhận được NN giao đất có thu tiền SD đất không thông qua đấu giá QSDĐ thì tiền sử dụng đất phải nộp được chính xác theo công thức sau:

Tiền SD đất phải nộp = (giá đất tính thu tiền SD đất x DT đất phải nộp tiền SD đất) – Tiền

SD đất được giảm (do dân tộc ít người, hộ nghèo, người có công,…) – Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền SD đất

4 Nộp hồ sơ xin cấp GCN:

Ngày đăng: 16/05/2024, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w