+Ngân hàng trung ương trực thuộc Bộ Tài chính Đây là mô hình ít phổ biến, bởi lẽ hoạt động của NHTW phụ thuộc vào Bộ Tài chính, dễ xảy ra khả năng sử dụng công cụ phát hành
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Mã học phần: FIN82A27
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA
NHTW HIỆN ĐẠI TẠI NHẬT BẢN
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Lâm Anh
Nhóm thực hiện: 05
Mã lớp: K25TCH
Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Thảo Linh: 25A4031234
Tạ Bảo Di: 25A4060276
Nguyễn Hữu Khánh Đạt: 25A4020498
Dương Toàn Thắng: 25A4011773
Đặng Quỳnh Trang: 25A4061177
Nguyễn Thị Hà Vy: 25A4021144
Hoàng Phượng Anh 25A4022442
Trang 2MỤC LỤC
Phần I Cơ sở lý thuyết về NHTW
Mở Đầu
1 Vị trí pháp lý……….…………3
2 Mô hình……….3
3 Chức năng……… 5
4 Tính độc lập……… 6
Phần II Giới thiệu chung về NHTW của Nhật Bản 1 NHTW Nhật Bản là gì……… 7
2 Vị trí pháp lý……….…8
3 Mô hình……… ……… ……….…8
4 Chức năng và nhiệm vụ 9
Phần III: Liên hệ Boj về giải pháp đối với NHNN Việt Nam a Ngắn hạn ……….……13
b Dài hạn……….……15
Kết luận
MỞ ĐẦU
Có 3 phát minh vĩ đại từ khi bắt đầu sự sống của loài người: lửa, bánh xe và Ngân hàng Trung ương" - Will Rogers, một nhà văn hài hước người Mỹ đã vui tính tổng kết như thế Từ một góc nhìn cụ thể của nền kinh tế hàng hoá về Ngân hàng Trung ương (NHTW), đa số chúng ta nhất định phải thốt lên: Đúng vậy! NHTW như chúng ta biết ngày nay thực sự là một trong những phát minh lớn nhất trong thế kỷ 20
Tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có rất nhiều chủ thể với những mục đích khác nhau: Chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, chủ thể kiểm soát hoạt động của thị trường Trong đó Ngân hàng trung ương là chủ thể quan trọng trên thị trường tiền tệ Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế, tương ứng với mục tiêu của chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương giám sát hoạt động của các ngân hàng, điều hành vĩ mô thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kiểm soát hạn mức
Trang 3tín dụng, quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại làm cho chính sách tiền tệ luôn được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó.
Trong bài tiểu luận dưới đây, nhóm chúng em sẽ trình bày những kiến thức cơ bản
về ngân hàng trung ương cũng như cách vận hành của hệ thống này một cách cụ thể
và hệ thống nhất
Phần I Cơ sở lý thuyết
1 Vị trí pháp lý
Ngân hàng Trung ương còn có thể được gọi là Ngân hàng dự trữ hoặc Cơ quan hữu trách về tiền tệ (Central Bank) là một cơ quan trực thuộc Nhà nước Đây là một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về hệ thống tiền tệ trong quốc gia hoặc vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành các chính sách tiền tệ.
Nói cách khác, ngân hàng Trung ương là “ngân hàng của các ngân hàng” Là ngân hàng độc quyền phát hành tiền, cơ quan quản lý của quốc gia về tiền tệ, hoạt động ngân hàng.
2 Mô hình
Trên thực tế đã tồn tại 3 mô hình NHTW: NHTW trực thuộc Quốc hội và độc lập với Chính phủ, NHTW trực thuộc Chính phủ, NHTW trực thuộc Bộ Tài chính.
+Ngân hàng trung ương trực thuộc Quốc hội và độc lập với Chính phủ
Theo mô hình này, NHTW không nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, không chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ Chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của NHTW mặc dù ban lãnh đạo của ngân hàng do Tổng thống hay Thủ tướng bổ nhiệm Chính quyền không được phế truất thống đốc Điển hình cho
mô hình này là NHTW ở các nước như Hoa Kỳ, Đức, Nga.
Việc quy định NHTW độc lập với Chính phủ bởi NHTW là cơ quan quản lý, điều tiết tiền tệ và phát hành tiền, hoạt động của nó tác động trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế,
Ở Hoa Kỳ, năm 1908 Đạo luật Aldrich – Vreeland được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đã xác định rõ sự cần thiết phải quy định hệ thống ngân hàng độc lập với Chính phủ Sau đó, năm 1913, Đạo luật về Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ khẳng định NHTW Hoa Kỳ (Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ – FED) có vị trí độc lập với Chính phủ, trực thuộc Quốc hội, độc lập trong việc quyết định cung ứng tiền tệ và thực hiện CSTTQG.
Trang 4Theo đạo luật này, cơ quan lãnh đạo cao nhất của FED là Hội đồng Thống đốc, người điều hành FED là Chủ tịch Hội đồng gồm 7 thành viên, do Tổng thống bổ nhiệm, với sự tham vấn và đồng thuận của Thượng viện (Phần 10, Điều 1), là cơ quan quyền lực đối với hoạt động của NHTW, mọi quyết định đều được thông qua một cách dân chủ, đa số, tránh tình trạng lạm quyền Không một nghị sỹ nào trong Quốc hội được là thành viên của Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ liên bang hoặc là cán bộ hay là Giám đốc của Ngân hàng Dự trữ liên bang (Phần 4 Điều 13) Hội đồng Thống đốc hoạt động theo quy chế độc lập, là cơ quan chịu trách nhiệm trước Quốc hội Mỹ (Phần 2B, Khoản a), có nhiệm vụ điều hòa tiền tệ, tín dụng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Mỹ với mục đích đảm bảo sự ổn định giá trị đồng tiền USD.
+NHTW phụ thuộc Chính phủ
Theo mô hình này, NHTW nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, chịu sự điều hành trực tiếp của Chính phủ Chính phủ có quyền can thiệp rất lớn, không chỉ trên phương diện tổ chức, điều hành mà còn trong hoạt động thực hiện CSTTQG
NHTW được ví như công cụ của Chính phủ trong việc điều tiết giá trị đồng tiền và huy động các nguồn tài chính trong nền kinh tế Mô hình này được xác định dựa trên cơ sở: Chính phủ là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế Do đó, Chính phủ phải nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để
sử dụng nó một cách đồng bộ và phối hợp các công cụ nhằm vận hành nền kinh tế trôi chảy và hiệu quả, cũng là để thực thi tốt nhiệm vụ của mình, mà thực chất là Chính phủ nắm NHTW và thông qua NHTW tác động đến CSTTQG Tiêu biểu cho
mô hình này là NHTW ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam…
Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đối với NHTW thông qua việc bổ nhiệm các cơ quan quản trị và điều hành, can thiệp vào việc thực thi chính sách tiền tệ Ví dụ minh họa: mô hình NHTW Anh, Pháp.
+Ngân hàng trung ương trực thuộc Bộ Tài chính
Đây là mô hình ít phổ biến, bởi lẽ hoạt động của NHTW phụ thuộc vào Bộ Tài chính, dễ xảy ra khả năng sử dụng công cụ phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách, gây ra tình trạng lạm phát cao trong nền kinh tế, ảnh hưởng trầm trọng tới đời sống của nhân dân Mô hình này đã tạo ra mâu thuẫn giữa một cơ quan thực hiện nhiệm vụ ngân sách với một cơ quan phát hành tiền và điều tiết lượng tiền cung ứng Mô hình đã từng được áp dụng ở một số nước như Pháp, Anh, Malaysia… tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay nó đã không còn tồn tại do những bất cập của nó Vậy, hiện nay mô hình tổ chức NHTW trên thế giới chỉ còn được thể hiện dưới dạng thứ nhất và thứ hai Mỗi mô hình đều có ưu điểm và hạn chế nhất định Với
Trang 5mô hình NHTW độc lập với Chính phủ, NHTW có toàn quyền xây dựng và thực thi CSTTQG mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hay áp lực chính trị khác, trên cơ sở đó có thể tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính Song bên cạnh đó, mô hình này cũng có điểm bất lợi ở chỗ khó có sự kết hợp hài hòa giữa CSTTQG (do NHTW thực hiện) và chính sách tài khóa (do Chính phủ chỉ đạo) để quản lý vĩ mô nền kinh tế một cách hiệu quả Tuy nhiên, có thể khẳng định đây là mô hình tổ chức hiện đại, phù hợp với vai trò của NHTW trong nền kinh tế thị trường.
Ngược lại, mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ có ưu điểm nổi trội là Chính phủ có thể dễ dàng chỉ đạo và yêu cầu NHTW phối hợp CSTTQG với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả của tổng thể các chính sách kinh tế tài chính đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng, xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển Tuy nhiên, mô hình cũng có hạn chế nhất định, NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện CSTTQG Việc xây dựng và thực thi CSTTQG có sự can thiệp chính trị thường chỉ đạt được những mục tiêu ngắn hạn Sự phụ thuộc vào Chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, mô hình này có thể biến NHTW thành nơi phát hành tiền để bù đắp sự thâm hụt ngân sách nhà nước khiến cho hoạt động phát hành tiền không tuân thủ nguyên tắc và có thể dẫn đến lạm phát.
3 Chức năng và nhiệm vụ
3.1 Phát hành tiền tệ
Phát hành tiền tệ được xem là chức năng của ngân hàng trung ương cơ bản và quan trọng nhất Đây là cơ quan duy nhất có quyền thực hiện chức năng này tại phần lớn các quốc gia Ngân hàng trung ương đơn vị duy nhất phát hành tiền giấy, còn các loại tiền bổ trợ sẽ do Chính phủ ban hành.
3.2 Ngân hàng của các ngân hàng
Ngân hàng trung ương thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với đối các ngân hàng trung gian, trong đó bao gồm:
• Nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian dưới hình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc Trong đó, tiền gửi bắt buộc là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian được yêu cầu phải gửi lại nhằm đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng trung gian trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng của họ Còn tiền gửi thanh toán là khoản
Trang 6tiền mà các ngân hàng trung gian cần gửi thường xuyên với mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán, và đảm bảo nhu cầu giao dịch với ngân hàng nhà nước và chi trả cho các ngân hàng thương mại khác
• Cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian bằng việc tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn Nói cách khác, đây là một hình thức cấp vốn cho ngân hàng trung gian trong việc mở rộng hoạt động tín dụng Ngân hàng nhà nước đóng vai trò bảo vệ các ngân hàng trung gian khỏi nguy cơ phá sản Bên cạnh đó, cơ quan này còn là trung tâm thanh toán, bù trừ tiết kiệm chi phí thanh toán và luân chuyển vốn cho các ngân hàng và nền kinh tế.
3.3 Ngân hàng của chính phủ
Tại một số quốc gia, ngân hàng trung ương có vai trò quản lý tiền của chính phủ Tại Việt Nam, trách nhiệm này được đảm nhận bởi Kho bạc Nhà nước.
4 Tính độc lập
- Thứ nhất, độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động: Với mô hình này, NHTW có trách nhiệm quyết định CSTT, chế độ tỷ giá (nếu không theo chế độ thả nổi tỷ giá) và có quyền quyết định mục tiêu hoạt động chủ yếu trong số các mục tiêu đã được pháp luật quy định Đây là cấp độ độc lập tự chủ cao nhất mà một NHTW có thể đạt được, ví dụ điển hình là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED Tuy nhiên, đây cũng chính là cấp độ độc lập tự chủ khó vận dụng nhất, vì nó đòi hỏi NHTW phải có uy tín cao và năng lực thực thi rất tốt thì mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực, nhất là trong giai đoạn thực thi CSTT thắt chặt Bên cạnh đó, cấp độ độc lập tự chủ này cũng đòi hỏi NHTW có khả năng dự báo chuẩn xác trên cơ
sở các thống kê kinh tế - tài chính
- Thứ hai, độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động: Ở cấp độ này này, NHTW cũng được trao trách nhiệm quyết định CSTT và chế độ tỷ giá Tuy nhiên, khác với cấp độ độc lập về mục tiêu, trong cấp độ độc lập về xây dựng chỉ tiêu hoạt động, luật quy định cụ thể một mục tiêu hoạt động chủ yếu của NHTW Ví dụ, trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHTƯ Châu Âu (ECB) quy định, mục tiêu hoạt động hàng đầu của ngân hàng này là “duy trì sự ổn định giá cả” và ECB được quyết định chỉ tiêu hoạt động Với cấp độ độc lập tự chủ này, việc thay đổi mục tiêu duy nhất đòi hỏi phải sửa đổi Luật NHTƯ.
Trang 7- Thứ ba, độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành: Với mô hình này, chính phủ hoặc quốc hội quyết định chỉ tiêu CSTT sau khi thảo luận và thỏa thuận với NHTƯ Khi quyết định được thông qua, NHTƯ có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu trên cơ sở được trao đủ thẩm quyền cần thiết để có thể toàn quyền lựa chọn những công cụ điều hành CSTT phù hợp nhất Tiêu biểu cho cấp độ độc lập tự chủ này là Ngân hàng Dự trữ (NHDT) New Zealand và Ngân hàng Canada Nói cách khác, NHTƯ được trao đủ thẩm quyền để lựa chọn các công cụ điều hành một cách linh hoạt và phù hợp nhất nhằm đạt được các chỉ tiêu đã được thoả thuận giữa chính phủ/quốc hội với NHTW
- Thứ tư, độc lập tự chủ hạn chế: Là cấp độ độc lập tự chủ thấp nhất, theo đó chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi CSTT Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHTƯ, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Đây chính là trường hợp của NHNN Việt Nam hiện nay và trên thực tế thì mức độ độc lập tự chủ này đã từ lâu bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập.
Phần II Giới thiệu chung về NHTW của Nhật Bản
1 NHTW Nhật Bản là gì
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan - BoJ) được thành lập dựa trên Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản, có trách nhiệm phát hành, điều tiết các hoạt động về tiền tệ, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Nhật Bản và cung cấp dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được thành lập lần đầu tiên vào tháng 6 năm
1882 dưới thời Nhật hoàng Minh trị và chính thức hoạt động vào ngày 10 tháng 10 năm 1882 Từ thời điểm đó đến nay, Ngân hàng đã trải qua hai lần tổ chức lại và tài
cơ cấu vào năm 1942 và 19349.
Trụ sở chính Nihonbashi, Tokyo (HÌNH ẢNH)
2 Vị trí pháp lý
NHTW Nhật Bản là cơ quan được thành lập dựa trên Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản, có trách nhiệm phát hành, điều tiết các hoạt động về tiền tệ, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Nhật Bản và cung cấp dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ.
Trang 8Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được thành lập lần đầu tiên vào tháng 6 năm
1882 dưới thời Nhật hoàng Minh Trị và chính thức hoạt động vào ngày 10 tháng 10 năm 1882 Từ thời điểm đó đến nay, Ngân hàng đã phải trải qua hai lần tổ chức lại
và tái cơ cấu vào năm 1942 và 1949.
Hiện nay Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có trụ sở chính tại Nihonbashi, Tokyo.
Về vị trí pháp lý, khác với nhiều quốc gia khác BoJ không phải là một cơ quan hoạt động độc lập hoàn toàn, theo Luật Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, BoJ là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản, do đó chi phí hoạt động của cơ quan này phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính thông qua.
Dù vậy thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn được đánh giá là có vị trí độc lập tương đối với chính quyền.
Theo Luật Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan Act), NHTW được coi
là ngân hàng quốc gia và có vai trò chủ đạo trong quản lý chính sách tiền tệ của Nhật Bản
NHTW được ủy quyền để thực hiện các chính sách và biện pháp cần thiết để duy trì sự ổn định giá và hệ thống tài chính trong nước.
3 Mô hình tổ chức
Đây là một cơ cấu tổ chức khá phức tạp, trong đó gồm nhiều loại ngân hàng, mỗi loại lại chuyên vào một lĩnh vực khác nhau Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) chính là ngân hàng Trung ương, là một bộ phận của Bộ Tài chính và chính phủ có quyền chi phối mạnh mẽ đến ngân hàng; có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường tiền tệ và đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế Dưới BOJ là các ngân hàng tư nhân, trong đó nổi bật nhất là các ngân hàng thành phố – là những tổ chức tài chính chủ yếu cho các doanh nghiệp lớn vay với lãi suất thấp để phục vụ cho việc tái thiết và tăng trưởng kinh tế Các ngân hàng này nắm giữ một lượng lớn trong tổng số tiền gửi của các tổ chức tài chính Nhật Bản và nắm giữ gần một nửa các khoản cho vay đối với các công ty tư nhân Các ngân hàng địaphương là các ngân hàng thường đóng trụ sở tại các thành phố lớn của các tỉnh và hoạt động chủ yếu trong phạm vi tỉnh đó Các khách hàng phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, còn có ngân hàng tín dụng dài hạn (chuyên cho vay dài hạn để thúc đẩy phát triển công nghiệp), ngân hàng ủy thác (tham gia vào việc quản lý và điều hành quỹ hưu trí và các quỹ tín thác khác; cho các công ty lớn vay tiền để đầu tư dài hạn) và các ngân hàng khác (các tổ chức tài chính phục vụ nông – lâm – ngư
Trang 9nghiệp, liên đoàn các hội ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng bưu điện, …).
4 Chức năng và nhiệm vụ:
1 Chức năng:
Phát hành tiền và quản lý lưu thông tiền tệ
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chịu trách nhiệm in tiền cho quốc gia Tiền giấy được sản xuất bởi Cục in ấn Quốc gia (một cơ quan hành chính hợp nhất) và được chuyển đến Ngân hàng để đổi lấy chi phí sản xuất Những tờ giấy bạc do BOJ phát hành được đưa vào lưu thông khi các tổ chức tài chính có tài khoản vãng lai tại Ngân hàng Ngân hàng được phát hành tiền giấy với mệnh giá: 1,000 yên; 2,000 yên; 5,000 yên; 10,000 yên Bên cạnh đó, BOJ còn phát hành đồng xu Đồng xu được đúc bởi Japan Mint (một cơ quan hành chính hợp nhất, chịu trách nhiệm sản xuất và lưu hành tiền xu của Nhật Bản) và được phát hành khi chúng được chuyển đến Ngân hàng.
Nguyên tắc phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được xác định bởi luật pháp Nhật Bản và được quản lý bởi Bộ Tài chính Nhật Bản Việc phát hành tiền phải được thực hiện theo nguyên tắc cân đối và kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo ổn định kinh tế BOJ phải đảm bảo lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế không vượt quá mức cần thiết để hỗ trợ hoạt động kinh tế BOJ kiểm soát lưu hành tiền giấy Ngân hàng và các tổ chức tài chính làm cơ sở lưu thông tiền giấy, đảm bảo tiền giấy được lưu thông trong cả nước BOJ còn chịu trách nhiệm bảo trì tiền giấy Khi tiền giấy về Hội sở chính hoặc các chi nhánh của Ngân hàng, Ngân hàng
sẽ kiểm đếm và xác minh tính xác thực của chúng một cách chặt chẽ để ngăn chặn tiền giả hoặc tiền bị thay đổi Nó cũng phân tách tiền giấy thành 2 loại Tình trạng tốt sẽ tiếp tục được lưu thông còn những tờ tiền không còn phù hợp sẽ kết thúc vòng đời của chúng dưới dạng tờ tiền Ngân hàng đổi tiền rách nát, sờn rách lấy tiền mới tại Hội sở chính hoặc chi nhánh Để ngăn chặn việc làm giả và thay đổi, tiền giấy được tích hợp nhiều tính năng bảo mật và ban hành các luật liên quan.
Là ngân hàng của các ngân hàng
Ngân hàng trung ương thực hiện nhận tiền gửi dưới các hình thức khác nhau Thứ nhất, Ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại thiết lập dự trữ bắt buộc Thứ hai, Ngân hàng thương mại mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Trung ương Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhận tiền gửi và bảo quản tiền tệ cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng: các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ không sử dụng hết nguồn vốn của mình để
Trang 10cho vay mà sẽ giữ lại một khoản nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán Khoản tiền này được gửi cho Ngân hàng Trung ương bảo quản Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thực hiện cho vay đối với ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng Cụ thể, hoạt động này của Ngân hàng Trung ương nhằm đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế có đủ phương tiện thanh toán trên cơ sở thực hiện các chính sách tiền tệ Trong trường hợp này, Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là người chủ nợ
và là người cho vay cuối cùng, do đó nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thương mại có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động tín dụng của cả nền kinh tế Thực hiện thanh toán bù trừ cho các ngân hàng thương mại Để thực hiện rõ chức năng này, BOJ có tổng cộng 32 chi nhánh, 12 văn phòng địa phương trên toàn quốc (bao gồm 1 trung tâm thông tin, 1 trung tâm vận hành tiền), và 7 văn phòng đại diện trên khắp thế giới Mỗi chi nhánh là một trung tâm thanh toán bù trừ giúp cho hoạt động kinh doanh của của ngân hàng thương mại được thực hiện thông suốt trong quan hệ thanh toán với nhau Ngoài ra điều này còn giúp BOJ có thể thực hiện nhiệm vụ củamình là thực hiện các hoạt động tài chính quốc tế.
Là Ngân hàng của Chính phủ
Về phát hành JGBs (Japanese Government Securities): Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cung cấp các dịch vụ sau liên quan đến Japanese Government Securities Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đóng vai trò là đại lý phát hành JGS Đây là nơi công bố và tổ chức các buổi đấu thầu công khai, chấp nhận giá thầu và thu tiền thanh toán BOJ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho kho bạc nhà nước Ngân hàng trung ương Nhật Bản sử dụng ngân sách nhà nước được gửi tại đây và thay mặt
Chính phủ thanh toán cho các chi tiêu của chính phủ như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường xá, cầu cống, giáo dục, y tế, hoặc các khoản trợ cấp, chuyển giao thu nhập (lương hưu).
Ngoài ra, BOJ thực hiện chức năng cất giữ tài sản (vàng, kim loại quý) và quản lý chi tiêu của chính phủ Ngân hàng trung ương Nhật Bản cung cấp các dịch vụ sau: Nhận, giải ngân và hạch toán ngân sách nhà nước; Quản lý tiền gửi của nhà nước; Lưu ký chứng khoán do chính phủ mua hoặc phát hành Theo Bảng cân đối kế toán của ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào năm tài chính 2021, tiền gửi của chính phủ (Depositsof the government) là 13,032.5 tỷ Yên, chiếm 2.16% trong tổng tiền gửi tại
ngân hàng trung ương và giảm 64.7% so với năm tài chính 2020.