1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI Vai trò của chính sách tiền tệ trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô

11 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI: Vai trò của chính sách tiền tệtrong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Giảng viên: Huỳnh Văn Thịnh Mã lớp học phần: 23C1ECO50108803 Lớp – Khoá: RE001 – K48

Sinh viên thực hiện: Phạm Hồ Quỳnh Hương

Trang 2

(31221023434)

Trang 4

Để hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ này, em xin trân trọng gửi lời cảmơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Văn Thịnh, người đã trực tiếp giảng dạy choem thời gian qua Trong quá trình thực hiện tiểu luận không tránh khỏinhững sai sót, em mong nhận được những góp ý từ thầy để hoàn thiệnhơn Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

BÀI LÀM

Để nắm rõ vai trò trò của chính sách tiền tệ trong việc ổn định nền kinhtế, trước tiên ta đi vào tìm hiểu các khái niệm, chính sách tiền tệ là gì màđược xem là một trong những công cụ quan trọng nhất trong nền kinh tếvĩ mô?

Việc phân chia các nguồn lực tiền tệ gây tác động tới sự tăng trưởng kinhtế ở nước ta đều có ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ, dù là trực tiếp haygián tiếp Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ môcó tác dụng duy trì ổn định phát triển kinh tế, xã hội và tạo một bước tiếnđể phục hồi nền kinh tế nước nhà sau đại dịch Covid 19

Trong hoạt động kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ là công cụ mật thiết vàhiệu quả để Chính phủ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

2 Các loại chính sách tiền tệ

Có 2 loại chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng) vàchính sách tiền tệ thắt chặt (thu hẹp) Chính phủ sẽ áp dụng tuỳ chínhsách khác nhau theo tùy từng giai đoạn phù hợp.

2.1 Chính sách tiền tệ mở rộng

Chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng) bản chất là ngân hàng Trung ươnglàm tăng cung tiền của nền kinh tế, dẫn đến lãi suất giảm, từ đó làm tăngtổng cầu, dẫn đến mở rộng quy mô kinh tế, tăng thu nhập của người dânvà giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Trang 6

Để tăng mức cung tiền có nhiều phương pháp như: Hạ thấp mức lãi suấtchiết khấu hoặc tỉ lệ dự trữ bắt buộc, trên thị trường chứng khoán thìtăng mua vào Xét theo từng thời điểm thích hợp có thể tiến hành cùnglúc cả 2 hoặc 3 phương pháp.

2.2 Chính sách tiền tệ thắt chặt

Chính sách tiền tệ thắt chặt (chính sách tiền tệ thu hẹp): Khi thực hiệnchính sách này, ngân hàng Trung ương sẽ hành động nhằm giảm lượngcung tiền trong nền kinh tế để làm tăng lãi suất trên thị trường, khiến chomức giá chung phải giảm xuống và tổng cầu thu hẹp lại

Các phương pháp nhằm giảm nguồn cung tiền: kiểm soát chặt chẽ hoạtđộng tín dụng, bán hàng trên thị trường chứng khoán; tăng dự trữ phápđịnh và tăng lãi suất chiết khấu…

Lúc này lãi suất tăng cao, các cá nhân, tổ chức ngày càng thận trọng hơntrong tiêu dùng và đầu tư dẫn đến giảm tổng cầu, khiến mặt bằng giáchung cũng giảm theo Chính sách này phù hợp trong trường hợp tăngtrưởng kinh tế quá nhanh và lạm phát cao.

3 Vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế

3.1 Tăng trưởng kinh tế

Với mục tiêu hàng đầu là khiến cho nền kinh tế tăng trưởng, chính sáchnày phụ thuộc vào sự thay đổi phân chia nguồn cung tiền cho nền kinhtế, tác động đến tổng cầu và lãi suất Dẫn đến kết quả là thu hút đầu tư,khiến tổng sản lượng và GDP tăng lên.

3.2 Khống chế tỷ lệ thất nghiệp

Chính sách tiền tệ dù là nới lỏng hay thắt chặt thì đều tác động đến việctận dụng các nguồn lực xã hội và quy mô kinh doanh sản xuất, dẫn đếntỷ lệ thất nghiệp bị ảnh hưởng

Chính sách tiền tệ làm cung tiền tăng giúp mở rộng quy mô nền kinh tế,các doanh nghiệp tăng sản lượng đồng nghĩa việc nhu cầu về nguồn nhânlực tăng, giúp tạo ra công ăn việc làm cho người dân và giảm tỷ lệ thất

Trang 7

nghiệp Tuy vậy, đối mặt với việc tăng cung tiền là chấp nhận một tỷ lệlạm phát nhất định.

Theo đó, muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp phải chấp nhận lạm phát gia tăng,nhưng phải kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệptự nhiên

Vì vậy, ngân hàng Nhà nước phải sử dụng hiệu quả kết hợp các công cụtiền tệ để kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức cho phép,đồng thời ổn định và phát triển nền kinh tế, kiểm soát tỷ lệ lạm phát ởmức cho phép.

3.3 Ổn định giá các loại hàng hóa

Khi giá cả hàng hoá không có sự thay đổi thất thường sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc xây dựng các định hướng phát triển nền kinh tế mộtcách hiệu quả, đồng thời khiến nước ta trở thành một nơi đầu tư hấp dẫn,an toàn Hoạt động sản xuất cá nhân và hoạt động sản xuất doanh nghiệpđược thúc tiến giúp mang lại nhiều tài nguyên cho nước nhà.

3.4 Ổn định lãi suất

Dựa trên nguồn vốn vay hình thành từ tiền gửi, áp dụng hệ thống lãi suấtlinh hoạt, thích hợp với cơ chế thị trường.

3.5 Ổn định thị trường tài chính và ngoại hối

Đối với thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái ổn định sẽ làm tăng sự tintưởng của các nhà đầu tư ngoại quốc vì nếu họ có kế hoạch đầu tư vàomột quốc gia, các chính sách và những biến động tỷ giá của quốc gia đósẽ được cân nhắc và xem xét.

3.6 Kiểm soát lạm phát

Hiểu đơn giản thì lạm phát là mức giá hàng hóa chung tăng cao và đồngtiền bị giảm giá trị Điều này dẫn đến sự bất cập trong việc trao đổi hànghóa trong và ngoài nước Chính sách tiền tệ được ngân hàng Nhà nướctận dụng để lạm phát được kiểm soát, giữ ổn định giá cả hàng hóa và giátrị đồng tiền.

Trang 8

4 Các công cụ của chính sách tiền tệ

Một số công cụ mà chính sách tiền tệ sử dụng:- Tái cấp vốn

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc- Nghiệp vụ thị trường mở- Lãi suất chiết khấu

- Hạn mức tín dụng- Tỷ giá hối đoái

Mức cung tiền được điều chỉnh để phục vụ cho nền kinh tế.4.1 Tái cấp vốn

Là một hình thức có bảo đảm bởi ngân hàng Trung ương cấp tín dụngthông qua việc mua bán giấy tờ có giá để vốn ngắn hạn được cung ứngvà đóng vai trò là công cụ thanh toán của các ngân hàng thương mại Khingân hàng thương mại được cấp khoản tín dụng thì thị trường đã đượcngân hàng Nhà nước tăng cung ứng tiền vào Điều này giúp việc thanhtoán của các ngân hàng thương mại được nhanh, gọn, lẹ hơn

4.2 Dự trữ bắt buộc

Là tỷ lệ lượng tiền phải giữ lại so với lượng tiền gửi huy động theo quyđịnh của ngân hàng Nhà nước, theo quy định số tiền dự trữ bắt buộc nàyphải gửi tại ngân hàng Nhà nước Vì vậy, muốn mức cung tiền cho nềnkinh tế để được thay đổi, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được ngân hàng Nhànước tác động vào Để cung tiền giảm, ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dựtrữ bắt buộc; để cung tiền tăng thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

4.3 Nghiệp vụ thị trường mở

Là việc các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ được mua đi bán lạitrong ngắn hạn với mục đích khiến cho cung cầu được điều hoà, songkhiến cho khối lượng dự trữ và khả năng cung ứng tín dụng của các ngânhàng thương mại bị ảnh hưởng, từ đó làm cho khối lượng tiền tệ tăng haygiảm.

4.4 Lãi suất tín dụng-chiết khấu

Trang 9

Là mức lãi suất áp dụng cho các khoản vay tiền mặt bất thường đối vớingân hàng thương mại của ngân hàng Nhà nước Khi lãi suất chiết khấuđược điều chỉnh thì dẫn đến sự thay đổi của lượng tiền cơ sở và cungtiền

Đối với các mong muốn rút tiền mặt bất thường của khách hàng, cácngân hàng thương mại bắt buộc trữ số tiền mặt nhất định để thoả đápmong muốn của khách hàng Ngân hàng thương mại sẽ vay ngân hàngNhà nước với mức lãi suất chiết khấu theo quy định nếu số lượng trữ tiềnmặt không đủ

4.5 Công cụ hạn mức tín dụng

Khi nền kinh tế được cấp tín dụng thì công cụ trên chính là mức dư nợtối đa phải chấp hành của các ngân hàng thương mại Ngân hàng Nhànước điều chỉnh hạn mức tín dụng tăng, cung tiền tăng và ngược lại 4.6 Tỷ giá hối đoái

Là tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ Xuất nhập khẩu, trao đổivà dự trữ ngoại tệ đều bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái Bản chất tỷ giáhối đoái không phải công cụ của chính sách tiền tệ bởi lượng cung tiềnkhông bị nó làm thay đổi Tuy nhiên, chính sách tiền tệ cần đến vai tròcủa tỷ giá hối đoái vì nó là công cụ hỗ trợ quan trọng

5 Thông tin thêm

Vào giai đoạn 2020-2021, thời kỳ đại dịch covid 19 ảnh hưởng mạnh mẽlên nền kinh tế, chính sách tiền tệ đã được ngân hàng Nhà nước thựchiện để ổn định tình hình kinh tế lúc bấy giờ Nổi bật là việc giảm gánhnặng tài chính bằng cách cắt giảm lãi suất và đẩy mạnh hoạt động đầu tưkinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển trong tình hình dịch bệnh.

6 Kết luận

Từ những nội dung trên có thể thấy rằng chính sách tiền tệ nói riêng làmột trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý vàđiều hành nền kinh tế Trong nền kinh tế hiện tại, việc điều tiết lượngtiền lưu thông là nhờ vào vai trò vô cùng quan trọng của chính sách tiền

Trang 10

tệ Nhờ vào chính sách này, hệ thống tiền tệ được kiểm soát bởi Chínhphủ và ngân hàng Nhà nước.

Qua đó, chính sách tiền tệ góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực hiệncác mục tiêu như:

- Lạm phát được kiểm soát.

- Giá cả hàng hoá, hàng tiêu dùng, thị trường ngoại hối, thị trườngvàng đều được ổn định.

- Nền kinh tế từng bước được hồi phục và tăng trưởng.

- Thuận lợi trong việc liên kết và chia sẻ lao động quốc tế, tiến tới xuthế toàn cầu hoá.

- Hoạt động của toàn bộ các ngân hàng thương mại và tổ chức tíndụng trên toàn quốc được kiểm soát

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu học tập LMS của giảng viên Huỳnh Văn Thịnh

Ngày đăng: 15/05/2024, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w