1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận tâm lý học đại cương

13 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tâm Lý Học Đại Cương
Tác giả Trương Như Trâm
Trường học Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 375,7 KB

Nội dung

Vị trí, ý nghĩa của tâm lý họcVị trí:Tâm lý học và triết học.Tâm lý học có quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên.Tâm lý học có quan hệ gắn bó hữu cơ với các khoa học xã hội và nhân văn.

Trang 1

MĐ: 1509

Đ I H C QUỐỐC GIA HÀ N I Ạ Ọ Ộ

TR ƯỜ NG Đ I H C GIÁO D C Ạ Ọ Ụ

BÀI TIỂU LUẬN

CHUYÊN ĐỀ: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Họ và tên: Trương Như Trâm

Ngày sinh: 03/05/2000

Nơi sinh: Sa Đéc - Đồng Tháp

Đơn vị công tác:

Năm 2023

0

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: Tổng quan về Tâm Lý Học Đại Cương 3

1 Tâm lý và tâm lý học là gì? 3

2 Đối tượng của tâm lý học 3

3 Nhiệm vụ của tâm lý học 3

4 Vị trí, ý nghĩa của tâm lý học 3

5 Tầm quan trọng của tâm lý học 3

6 Phân loại hiện tượng tâm lý 4

7 Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu cứu tâm lý học 5

8 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý 5

Chương 2: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội 8

1 Khái niệm con người: 8

2 Phẩm chất ý chí 9

Chương 3: Tài liệu tham khảo 12

1

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất cả nhất của toàn nhân loại Làn sóng văn minh thứ ba đang được loài người tới một kỉ nguyên mới, mở ra bao khả năng để họ tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai Trong bối cảnh đó sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa càng làm cho các tư tưởng tự do tìm kiếm con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam càng dễ đi đến phủ nhận vai trò và khả năng của chủ nghĩa Mác – Lênin

Thế giới tâm lý con người kì diệu và phong phú, nó được mọi người quan tâm

và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển nhân loại Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm lý đã phát triển không ngừng và ngày càng giữ một

vị trí quan trọng trong nhóm các khoa học về con người

Đây là một ngành khoa học có ý nghĩa lớn trong việc phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống Trong cuộc sống hằng ngày người ta cho rằng, tâm lý là những điều gì đó thuộc về lòng người, về cách ứng xử Tâm lý học hành vi

do John Watson sáng lập, nghiên cứu về hành vi, ông xem hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ thể người trước kích thích của môi trường bên ngoài Theo ông mọi việc làm kể cả suy nghĩ đều thuộc một trong 4 loại hành vi là bên ngoài, bên trong, tự động minh nhiên và tự động mặc nhiên Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và người bị giản đơn hóa thành những cử động cơ thể Khi Tâm lý học hoạt động Mác xít ra đời, những chân lý khoa học đầu tiên mới lần lượt được kiểm chứng Quan điểm của Mác xít trên nền tảng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đã vạch ra nguồn gốc, bản chất của tâm lý, ý thức con người, vạch ra đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Con người tồn tại trong xã hội, lịch sử,

lý trí, lao động và phạm trù hoạt động có vai trò to lớn, quan trọng trong nền tâm lý học Hoạt động là chìa khóa tìm hiểu, đánh giá, hình thành và điều khiển tâm lý Ý thức được tạo bởi tồn tại xã hội cuộc sống thực, các quan hệ thực của con người và là

tổ thành của cuộc sống, hoạt động giao lưu tạo ra tâm lý, ý thức và ngôn ngữ

2

Trang 4

Chương 1: Tổng quan về Tâm Lý Học Đại

Cương

1 Tâm lý và tâm lý học là gì?

Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người

Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội

Tâm lý học là khoa học về các hiện tượng tâm lý Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người

2 Đối tượng của tâm lý học

Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý

3 Nhiệm vụ của tâm lý học

Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng Phát hiện các quy luật hình thành và phát triển tâm lý

Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý

Áp dụng tâm lý một cách có hiệu quả nhất

4 Vị trí, ý nghĩa của tâm lý học

Vị trí:

Tâm lý học và triết học

Tâm lý học có quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên

Tâm lý học có quan hệ gắn bó hữu cơ với các khoa học xã hội và nhân văn

Ý nghĩa:

Ý nghĩa cơ bản về mặt lí luận, góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại các quan điểm phản khoa học về tâm lý người

Phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp giáo dục

Giải thích một cách khoa học những hiện tượng tâm lý như tình cảm, trí nhớ…

Có ý nghĩa thực tiễn với nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, như văn học, y học, hình sự, lao động…

5 Tầm quan trọng của tâm lý học

Tâm lý học cho phép con người tìm hiểu về cách cơ thể và trí não làm việc cùng nhau Điều này có thể giúp cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn và và tránh

3

Trang 5

các tình huống căng thẳng, giúp con người quản lý thời gian, thiết lập được các mục tiêu và sống hiệu quả

Mọi người sử dụng kiến thức của ngành tâm lý học hàng ngày dù họ có nhận ra hay không Đó là khi trò chuyện cùng bạn bè, tranh luận với đối tác hay dạy dỗ con cái Việc hiểu được cách thức hoạt động của tâm trí giúp bạn trong cuộc sống hàng ngày thông qua việc gắn kết các mối quan hệ một cách chặt chẽ và đưa ra những quyết định tốt nhất

Xây dựng các mối quan hệ: Kiến thức tâm lý học giúp bạn dễ dàng thiết lập

mối quan hệ và tương tác với người khác bằng cách hiểu họ hơn thông qua hành vi của họ

Cải thiện giao tiếp: Hiểu rõ về cách người khác suy nghĩ và hành xử sẽ giúp

bạn giao tiếp tốt hơn “Giải mã” được cử chỉ, hành động của người đối diện là một cách vô cùng hiệu quả để cải thiện hiệu quả tương tác

Xây dựng sự tự tin: Bằng cách hiểu rõ hơn về tính cách bản thân, bạn có thể

trở nên tự tin hơn Ngoài ra, biết được điểm yếu của bản thân để cải thiện nó cũng là một cách hoàn thiện rất tốt

Phát triển sự nghiệp: Nắm bắt tâm lý tốt giúp bạn hiểu đồng nghiệp của mình

nhiều hơn và có cơ hội tốt hơn để xây dựng tình bạn nơi làm việc Điều này cũng áp dụng với nắm bắt tâm lý khách hàng hoặc đối tác

6 Phân loại hiện tượng tâm lý

Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các hiện tượng tâm lý

6.1 Các quá trình tâm lý

Khái niệm: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong một thời gian tương đối

ngắn có mở đầu, có diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng

Phân biệt thành ba quá trình tâm lý: các quá trình nhận thức, quá trình cảm xúc, quá trình hành động ý chí

6.2 Các trạng thái tâm lý

Khái niệm: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài,

việc mở đầu kết thúc không rõ ràng

6.3 Các thuộc tính tâm lý

Khái niệm: Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn

định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của mỗi nhân cách Căn cứ sự có ý thức hay chưa được ý thức của các hiện tượng tâm lý

6.4 Phân biệt hiện tượng tâm lý tiềm tàng và hiện tượng tâm lý sống động

Hiện tượng tâm lí sống động thể hiện trong hành vi hoạt động

4

Trang 6

Hiện tượng tâm lý tiềm tàng tích đọng trong sản phẩm của hoạt động

6.5 Hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý xã hội

Hiện tượng tâm lý cá nhân như cảm giác tri giác, tư duy…

Hiện tượng tâm lý xã hội như phong tục, tập quán, tin đồn, dư luận

7 Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu cứu tâm lý học

Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng

Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng

Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động

Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng

Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong MQH B/C giữa chúng với nhau và các hiện tượng khác

Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý trong một con người cụ thể, một nhóm người cụ thể và hoạt động trong xã hội nhất định

8 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý

8.1 Phương pháp quan sát

Khái niệm: Quan sát là tri giác có chủ định, có kế hoạch, có sử dụng những

phương tiện cần thiết nhằm thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu qua một

số biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng, nét mặt…của con người

Các hình thức quan sát: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận, quan sát có

trọng điểm, trực tiếp hay gián tiếp

Các yêu cầu khi quan sát:

o Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát

o Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

o Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống

o Ghi chép tài liệu trung thực, khách quan

8.2 Phương pháp thực nghiệm

Khái niệm: là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong

những điều kiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu

Hai loại thực nghiệm cơ bản:

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Khống chế một cách nghiêm khắc các

ảnh hưởng bên ngoài, người làm thí nghiệm tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triêrn một hiện tượng tâm lý cần đo

Thực nghiệm tự nhiên: tiến hành trong điều kiện bình thường.

5

Trang 7

8.3 Phương pháp Test:

Khái niệm: Test là một phép thử để “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hóa trên

một số lượng người đủ tiêu biểu

Test trọn bộ bao gồm bốn phần:

o Văn bản test

o Hướng dẫn quy trình tiến hành

o Hướng dẫn đánh giá

o Bản chuẩn hóa

Đánh giá:

Ưu điểm:

o Có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo được trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập test

o Có khả năng tiến hành nhanh, tương đối đơn giản

o Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa chỉ tiêu tâm lý cần đo

Nhược điểm:

o Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hóa

o Chủ yếu cho biết kết quả, ít bộ lộ quá trình suy nghĩ

8.4 Phương pháp đàm thoại

Đó là cách đặt câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu

Đánh giá

Nhược điểm: độ tin cậy không cao.

Muốn đàm thoại tốt:

o Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tránh câu hỏi rắc rối, khó hiểu

o Xác định rõ mục đích yêu cầu

o Tìm hiểu trước thông tin về đối tựơng với một số đặc điểm của họ

o Có một kế hoạch trước để “lái hướng”câu chuyện; linh hoạt lái hướng

o Quá trình nói chuyện phải tự nhiên, thân mật không gò ép

8.5 Phương pháp điều tra

Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một số vấn đề nào đó

Câu hỏi: đóng hoặc mở.

Đánh giá:

Ưu điểm: thời gian ngắn có thể thu thập được một lượng lớn ý kiến.

Nhược điểm: Đó là ý kiến chủ quan của người được nghiên cứu.

Muốn điều tra tốt nên:

o Câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của đối tượng

o Soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên

6

Trang 8

o Khi xử lí cần sử dụng các biện pháp toán xác suất thống kê.

Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động

Là dựa vào kết quả vật chất tức là sản phẩm của hoạt động để nghiên cứu gián tiếp các quá trình, các thuộc tính tâm lý của cá nhân, bởi trong sản phẩm mang dấu vết của người tạo ra nó

8.6 Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân

Là phương pháp nghiên cứu tâm lý dựa trên cơ sở tài liệu lịch sử của đối tượng nghiên cứu

8.7 Kết luận:

Muốn nghiên cứu tâm lý một cách khoa học, chính xác, khách quan cần phải:

o Sử dụng phương pháp nghiên cứu một cách thích hợp với vấn đề nghiên cứu

o Sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp

7

Trang 9

Chương 2: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội

1 Khái niệm con người:

Theo Các- Mác: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Các mối quan

hệ đó quy định bản chất xã hội của cá nhân Nhân cách là sản phẩm của mối quan hệ

xã hội đồng thời là người sáng tạo và xây dựng mối quan hệ đó” Là con người hiện thực, cụ thể - cảm tính Con người với tư cách là một tổng thể tồn tại bao gồm cả mặt

tự nhiên và mặt xã hội Đó là một “sinh vật” có tính loài, có ý thức, là “động vật xã hội”, “động vật chế tạo công cụ” và “tự nhận thức được mình” Vì vậy con người ở đây là con người làm chủ tự nhiên và xã hội Con người đã đặt mọi sự vật hiện tượng của thế giười hiện thực vào phạm vi nhận thức của mình, do đó nó đã trở thành chủ thể của nhận thức, đồng thời cũng là khách thể của nhận thức

2 Bản chất của con người:

Bản chất chính là cái chung của con người Trong mỗi giai đoạn lịch sử bản chất con người lại là những đặc điểm riêng Giữa cái chung và cái riêng luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau ở thời đại khác nhau con người cũng khác nhau bởi vì, xã hội loài người luôn luôn vận động từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thành kinh tế-xã hội khác nên con người cũng phải biến đổi cho phù hợp

Con người ở thời đại nào thì mang dấu ấn của thời đại ấy Trong xã hội có giai cấp, bản chất con người mang tính giai cấp, bản chất với tư cách là một bộ phận của toàn thể xã hội không trực tiếp gắn với xã hội nữa, mà thuộc về các giai cấp nhất định trong xã hội

Theo Mác bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng mà là sản phẩm của tự nhiên, của xã hội, mang tính lịch sử cụ thể, con người hiện thực, đó là con người cụ thể, cảm tính, bản chất của con người hiện ra, tồn tại và phát triển trong lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên cải tạo xã hội, sự tồn tại hiện thực của con người không thể tách rời các mối quan hệ xã hội Tiêu biểu nhất trong các mối quan

hệ xã hội của con người là hoạt động sản xuất để đáp ứng những yêu cầu đầu tiên, mặt khác là duy trì sự sống của mỗi cá nhân, một mặt được coi là quan hệ tự nhiên mặt khác là quan hệ xã hội Ngay từ khi con người có hành vi sản xuất ra của cải vật chất

để tồn tại thì đồng thời cũng làm nảy sinh các quan hệ giữa các cá nhân Đây là những quan hệ do lịch sử quy định và vì vậy quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân trong xã hội

là nhu cầu tất yếu

3 Bản chất con người - Tổng hoà các mối quan hệ xã hội:

Con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau:

8

Trang 10

– Quan hệ với tự nhiên.

– Quan hệ với xã hội

– Quan hệ với chính bản thân con người

Mang đến các tác động qua lại đối với xã hội Các xây dựng mỗi quan hệ giữa con người với con người thể hiện cho các mục đích và ý nghĩa bao trùm.Từ đó tác động lên tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người Tổng hòa cho các lợi ích, các tiếp cận Và hướng đến cung cấp cho con người

Các quan hệ xã hội là những quan hệ giữa cộng đồng xã hội của con người, xuất hiện trong quá trình sản sinh và tái sản sinh ra bản thân con người với tư cách là chủ thể xã hội hoàn chỉnh

Yếu tố đặc trưng trong nhân cách con người- yếu tố đặc thù để phân biệt con người và vật Xét bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội tức là xem con người với tất cả các quan hệ xã hội của nó không những chỉ những quan hệ xã hội đã

có từ trước người đang sống mà cả những quan hệ xã hội đã có từ trước kia trong một tổng thể với những mối liên hệ biện chững, bởi vì trong lịch sử của mình, con người bắt buộc phải kế thừa những di sản, những truyền thống đã thúc đẩy con người vươn lên hay ngược lại

Theo C.Mác, bản chất con người không phải là sinh thành bất biến mà có sự vận động, phát triển phù hợp với sự biến đổi của hoàn cảnh, của thời đại Cụ thể là bản chất xã hội của con người luôn luôn thay đổi cùng với năm cách sản xuất lớn với những chế độ chính trị khác nhau Mỗi con người dù muốn hay không, vừa cất tiếng khóc chào đời đã bị khoác bởi cái áo xã hội họ đang sống, đó là những mối quan hệ xã hội

4 Phẩm chất ý chí

4.1 Ý chí là gì?

Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài và bên trong Đây là một hiện tượng tâm lí, ý chí cũng là một sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua mục đích của hành động, nhưng mục đích đó không có sẵn mà được con người nhận thức một cách tự giác, mục đích ấy do các điều kiện của hiện thực khách quan quy định

Ý chí là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người, là năng lực tâm lí cho phép con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để thực hiện đến cùng mục đích đã xác định “Sở dĩ như vậy là vì ý chí kết hợp được trong mình cả mặt năng động của trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm đạo đức “ý chí – đó là mặt hoạt động của trí tuệ và tình cảm đạo đức”

4.2 Sự hình thành ý chí

Ý chí của con người được hình thành và biến đổi tuỳ theo những điều kiện xã hội – lịch sử, tùy theo những điều kiện vật chất của đời sống xã hội Tính chất của

9

Ngày đăng: 14/05/2024, 21:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w