1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tế tuyến điểm 1 đề tài bảo tồn và phát triển du lịch bền vững tại khu di tích kim liên quê bác

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo tồn và phát triển du lịch bền vững tại Khu di tích Kim Liên – Quê Bác
Tác giả Đinh Công Đoàn
Người hướng dẫn TS. Hà Anh Tuấn, ThS. Trịnh Thị Thuyết
Trường học Trường Đại Học Công Đoàn
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Báo cáo thực tế tuyến điểm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

Tại “Hội nghị thúc đẩy khách du lịch quốc tế vào Việt Nam” ngày21/12/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tạo đột phá đểphát triển du lịch thực sự trở thành ngành mũi nhọn,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO THỰC TẾ TUYẾN ĐIỂM 1

ĐỀ TÀI: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

TẠI KHU DI TÍCH KIM LIÊN – QUÊ BÁC

Sinh viên thực hiện: ĐINH CÔNG ĐOÀN

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2

1.1 Cơ sở lý luận 7

1.2 Địa bàn nghiên cứu Khu di tích Kim Liên và Du lịch tỉnh Nghệ An 13

Tiểu kết Chương 1 15

Chương 2 CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH KIM LIÊN NGHỆ AN 16

2.1 Nguồn lực tự nhiên tại Khu di tích Kim Liên và tỉnh Nghệ An 16

2.2 Nguồn lực văn hóa tại Khu di tích Kim Liên và tỉnh Nghệ An 19

Tiểu kết Chương 2 (ngắn gọn 1/3-1/2 trang A4) 22

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH/ CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI … (TÊN ĐIỂM ĐẾN ĐƯỢC CHỌN) 23

3.1 Thực trạng phát triển du lịch bền vững và bảo tồn tại Khu di tích Kim Liên Nghệ An 23

3.2 Giải pháp phát triển cho du lịch tại Khu di tích Kim Liên và du lịch Nghệ An 24

Tiểu kết Chương 3 (ngắn gọn 1/3-1/2 trang A4) 26

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Trường Đại học Công đoàn đã tạođiều kiện cho chúng em có cơ hội được thực hiện Báo cáo thực tế này tại Khu di tíchKim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ, cho chúng em cơ hội thực tế tuyến, điểm dulịch để áp dụng kiến thức thực tế mà thầy cô đã dạy và thực hành nghề nghiệp Qua bàithực tế này, em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc làm thực tế để giúp íchcho công việc sau này của bản thân.

Vì kiến thức vẫn còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực tế, hoàn thiện Báo cáothực tế này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những

ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giảng viên

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một trong những hoạt động cần thiết trong cuộc sống, mang đến trảinghiệm mới, giúp giảm đi sự lo lắng hàng ngày, tăng niềm vui qua nhữnghành trình khám phá thú vị Ngành du lịch đang trở thành một ngành quantrọng đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước, làm thay đổi

cơ cấu kinh tế, đóng góp vào GDP của đất nước, ngành du lịch có liên kết chặtchẽ với các ngành nghề khác trong nền kinh tế, góp phần tạo ra đổi mới và hộinhập quốc tế Trong những năm qua, ngành du lịch đã có bước phát triển rõrệt, thu hút được nhiều lượt du khách quốc tế, đẩy mạnh phát triển chung, tạothêm nhiều cơ hội việc làm mới, thay đổi cuộc sống của nhiều vùng đất khókhăn Tại “Hội nghị thúc đẩy khách du lịch quốc tế vào Việt Nam” ngày21/12/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tạo đột phá đểphát triển du lịch thực sự trở thành ngành mũi nhọn, ngành kinh tế - dịch vụtổng hợp, phát triển ngành một cách tổng thể, hướng đến du lịch xanh và bềnvững, Việt Nam thực sự là một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, nhânvăn, hiếu khách, thuận lợi, làm ấm lòng du khách, hài lòng chủ nhà Dù phảichịu nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, nhưng du lịch Việt Nam đãnhanh chóng phục hồi và phát triển nhanh chóng, bắt kịp với tiến độ phát triểntrước đại dịch Phát triển du lịch những năm tới đây theo tinh thần tạo đột phá,phát triển du lịch quốc tế và nội địa, phát triển du lịch xanh, bền vững Pháttriển du lịch phải đặt trong tổng thể phát triển du lịch thế giới và khu vực Pháttriển du lịch luôn gắn với kinh tế, văn hóa, thể thao, lịch sử, truyền thống dântộc, đất nước, con người Việt Nam, với bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giảiquyết vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, anninh, trật tự an toàn xã hội

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, kinh tế phát triển, du khách có thểthuận tiện khi đi du lịch hơn, du khách có nhiều kinh nghiệm hơn, thông quacác chuyến đi, giúp họ thoát khỏi công việc lặp đi lặp lại hằng ngày, khám phávùng đất mới, những điều thú vị mới

Việc phát triển du lịch phải chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, đa dạng,bản sắc độc đáo riêng có của Việt Nam, phải kiên định mục tiêu nhưng hết sức

Trang 5

linh hoạt, thích ứng, luôn đổi mới sáng tạo, gắn kết chặt chẽ với quá trìnhchuyển đổi số, giải quyết các khó khăn, thách thức mới

Tỉnh Nghệ An được biết đến là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” với nhiều cảnhquan thiên nhiên và còn là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc, người cócông với đất nước Nghệ An được đánh giá là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, thờigian qua, địa phương luôn chú trọng đến phát triển du lịch Với vị trí địa lýthuận lợi, nhiều lợi thế về tài nguyên di sản như: bãi biển Cửa Lò, Khu di tíchKim Liên… Địa hình đa dạng, không chỉ có núi đồi, thác nước, vườn quốc gia

mà còn sở hữu tài nguyên biển cả Bên cạnh đó còn có hơn 2.600 di tích lịch

sử, danh thắng, trong đó có 412 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và cấpTỉnh đã thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm và tạo doanh thu cho địaphương, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu hút nhiều nguồn vốnđầu tư phát triển du lịch Tuy nhiên còn rất nhiều khó khăn và vấn đề để có thểphát triển du lịch ở Nghệ An bền vững, lâu dài và hiệu quả cao

Khu di tích Kim Liên tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là một trong những ditích đặc biệt quan trọng về Chủ tịch Hồ Chí Minh Nơi đây lưu giữ những ditích, di vật gắn liền với quê hương, gia đình, thời niên thiếu và những lần Bác

về thăm quê Khu di tích có sức hút mạnh mẽ với đồng bào cả nước và dukhách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, tưởng niệm và du lịch, tìm hiểumảnh đất “địa linh nhân kiệt” đã sinh ra một trong những vĩ nhân kiệt xuất củanhân loại Theo kết quả thực tế năm 2018, Khu di tích Kim Liên đã đón vàphục vụ trên 2 triệu lượt khách, trong đó có gần 1 triệu lượt khách quốc tế.Năm 2022 sau ảnh hưởng của đại dịch, lượng du khách đến khu di tích cógiảm, chỉ khoảng 1.210.136 lượt khách, nhưng đây là tín hiệu đáng vui mừngkhi du lịch tại Nghệ An nói chung và khu di tích nói riêng đang phục hồi trởlại sau đại dịch Năm 2023, chỉ riêng dịp nghỉ lễ 2/9, Khu di tích Kim Liên đãđón 30.000 nghìn du khách đến thăm quan, góp phần làm cho du lịch Nghệ Ansôi động, đạt doanh thu cao Nhưng liệu rằng, Khu dinh tích Kim Liên sẽ cóbao nhiêu du khách quay lại lần nữa nếu không có những đổi mới, những giảipháp mang tính bền vững, liệu sức hút của khu di tích này còn giữ được vàphát triển? Đó là vấn đề mà nan giải chưa thể sớm giải quyết…

Hiện nay, ngành du lịch tỉnh Nghệ An nói chung và khu di tích Kim Liênnói riêng đang đứng trước nhiều thời cơ mới cùng những khó khăn đan xen,đòi hỏi phải có định hướng dài hạn, tầm nhìn rộng và khát vọng, quyết tâmcao nhằm thực hiện hóa mục tiêu phát triển du lịch theo hướng chuyên

Trang 6

nghiệp, chất lượng, bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọntrong tương lai.

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nghệ An là nhiều năm về trước là một tỉnh thuần nông nghiệp trồng trọt vàchăn nuôi, nhiều khó khăn vất vả do ảnh hưởng của thời tiết, cuộc sống ngườidân gặp nhiều khó khăn Đây cũng là vùng đất đặc biệt, có nhiều các côngtrình nghiên cứu khoa học và khảo sát thực tiễn như sau:

UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học “Từ đề cương về văn hóaViệt Nam – định hướng chiến lược phát triển văn hóa tỉnh Nghệ An đến năm2030”

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức nghiệm thu cấp Bộ đề tài:

“Nghiên cứu khảo cổ học tiền sử hang động ở miền núi biên giới tỉnh Nghệ An”,(28/12/2017).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (31/01/2023): “Nghệ An phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa”.

UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia góp

ý cho dự thảo: “Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầmnhìn đến 2035”

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở du lịch Nghệ An, Khoa Du lịchTrường Đại học KHXH và NV tổ chức hội thảo với chủ đề “Thực trạng vàgiải pháp phát triển du lịch bền vững Nghệ An”

Trang 7

Cho tới thời điểm hiện nay, du lịch đang là điểm sáng phát triển cho tỉnhNghệ An, nhờ biết dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có, kết hợp với nhiều ditích lịch sử đã giúp cho Nghệ An thoát khỏi khó khăn, cuộc sống người dânđược cải thiện, đặc biệt hơn, Khu di tích Kim Liên – quê Bác đang là địa chỉ

đỏ thu hút rất nhiều khách du lịch đến Nghệ An Quần thể khu di tích KimLiên nằm trên địa bàn 2 xã là xã Kim Liên và xã Nam Giang, huyện Nam Đàn,Tỉnh Nghệ An Gồm có cụm di tích Hoàng Trù – quê ngoại Bác; cụm di tíchLàng Sen – quê nội Bác; khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Bác vàmột số địa điểm gắn liền với tuổi thơ của Bác Nơi đây còn đang lưu giữ đượcrất nhiều hiện vật của gia đình Bác, được Ban quản lý khu di tích xây dựng sơ

đồ khoa học cho hầu hết tất cả các hiện vật, di tích và tài liệu của Bác Hồ vàngười thân trong gia đình Bác

(Ảnh số 1 được lấy từ Báo Khu di tích Kim Liên)

Tổng quan cho thấy du lịch phát triển đang làm cho tỉnh Nghệ An phát triểntheo, làm thay đổi bộ mặt của tỉnh, nền kinh tế phát triển đồng đều Tuy nhiênthì kết quả thực tế lại chưa được đáp ứng được kỳ vọng, Khu di tích Kim Liênquê Bác dù đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước nhưng kết quảbáo cáo cho thấy, nếu không có hướng đi và giải pháp phát triển bền vững,liệu sẽ có bao nhiêu người muốn quay trở lại? Mức độ hài lòng của họ ra saokhi đến Khu di tích Kim Liên? Từ đó cho thấy bọc lộ nhiều yếu kém và sự hạnchế ra ngay

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học: Đóng góp vào cơ sở lý luận, giải quyết các vấn đề khó khăntrong phát triển bền vững du lịch tại Khu di tích Kim Liên, đặc biệt làm sao đểtăng doang thu, đúng với kì vọng của tỉnh Nghệ An Xây dựng được một nềntảng cơ sở vật chất tốt, chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững tạo thương hiệu

Trang 8

riêng cho ngành du lịch của tỉnh Giúp cho du lịch của Nghệ An thực sự là mũinhọn kinh tế, làm điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.Thực tiễn của phát triển du lịch Nghệ An:

Dù có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và danh lam thắng cảnh, nhiều di tíchnhưng du lịch Nghệ An còn nhiều khó khăn vất vả

Thời tiết của Nghệ An thất thường, kém ổn định hơn so với các tỉnh khác, cónhiều cơn mưa kéo dài nhiều ngày liên tục

Địa hình bị chia cắt và hiểm trở khá rõ nét, dù nhiều cảng biển và cửa khẩunhưng hạ tầng giao thông còn kém, chưa phát triển Đường bộ còn hạn chế,đường thủy hay đường hàng không hạn chế hoặc không thuận lợi, điều nàytạo ra nhiều khó khăn cho việc khách di chuyển khám phá tỉnh Nghệ An

Du lịch Nghệ An vẫn còn đơn điệu, nặng về tham quan di tích lịch sử - cáchmạng, rất thiếu cách loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng,đặc biệt là nghỉ dưỡng mang tính cao cấp Bên cạnh đó, Nghệ An vẫn chưahoàn thành được các tour – tuyến ổn định với những nội dung phong phú, cósức hút cao

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển du lịch bền vững cho tỉnh Nghệ An thôngqua nghiên cứu tại Khu di tích Kim Liên Nghệ An

Đối tượng khảo sát: Toàn bộ quần thể Khu di tích Kim Liên và khách du lịchtham quan tại Khu di tích tại huyện Nam Đàn, Nghệ An

5 Mục đích nghiên cứu

Mục đích: Phát huy tiền năng vốn có của tỉnh Nghệ An, tạo bước đột phát đểcho du lịch phát triển, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góptích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đưa ra nhữngbiện phát và chiến lược lâu dài, biến Nghệ An trở thành một trong những trungtâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ, là điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và ĐôngNam Á với các sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa Nghệ An

Trang 9

Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đấy sựphát triển kinh tế các ngành và lĩnh vực khác.

Định hướng xây dựng và phát triển 7 loại hình sản phẩm chính, gồm: Du lịchvăn hóa – lịch sử; Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; Du lịch sinh thái,khám phá, mạo hiểm, thám hiểm; Du lịch cộng đồng, trải nghiệm; Du lịch đôthị, mua sắm; Du lịch MICE và Du lịch chuyên đề, danh nhân

Phát triển du lịch tại Khu di tích Kim Liên song hành cùng với bảo tồn vàphát triển các nguồn tài nguyên du lịch bền vững, xây dựng phương án nhằmtăng khả năng thu nhập lợi nhuận từ du lịch, phát triển không gian theo vùngtài nguyên du lịch, định hướng phát triển hệ thống kết nối du lịch, tour du lịch;định hướng phát triển hạ tầng du lịch và các nhóm giải pháp phát triển du lịch

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp phân tích hồi quy:

Phương pháp này sử dụng các công cụ thống kê để phân tích mối quan hệ giữamột biển phụ thuộc và nhiều biến độc lập Ví dụ: trong công tác nghiên cứukhách du lịch, ta có thể dùng phân tích quy hồi để tìm hiểu các yếu tố như giá

cả, hoặc tiếp thị đến số lượng khách du lịch

6.2 Phương pháp khảo sát:

Phương pháp này liên quan đến việc thu thập thông tin bằng cách liên tục thựchiện các vụ điều tra hoặc khảo sát Các khảo sát có thể được tiến hành qua cáccuộc gọi điện thoại, trực tiếp phỏng vấn, hoặc thông qua việc tạo ra các bảnghỏi các câu hỏi trên các nền tảng trực tuyến Phương pháp này giúp nghiêncứu viên thu thập các ý kiến và thông tin từ một mẫu dân số rộng lớn trongngành du lịch

6.3 Phương pháp phân tích nội dung:

Phương pháp này liên quan đến việc phân tích tài liệu, văn bản, bài viết, điềutra, phỏng vấn và các nguồn thông tin khác Các phương pháp phân tích nộidung có thể sử dụng để tìm hiểu khía cạnh văn hóa, tầm quan trọng của mộtđịa điểm du lịch, hoặc nhận diện xu hướng và ý kiến khách du lịch

6.4 Nghiên cứu trường hợp:

Phương pháp này tập trung vào việc nghiên cứu cụ thể một đối tượng du lịchhoặc một sự kiện du lịch Việc nghiên cứu trường hợp giúp hiểu rõ hơn về cácyếu tố đóng vai trò trong thành công hoặc thất bại của một địa điểm du lịch cụthể

6.5 Phương pháp hình thức định tính:

Trang 10

Phương pháp này liên quan đến việc nghiên cứu các yếu tố phi số học như suynghĩ, cảm xúc, trí tuệ và ý thức Các phương pháp này bao gồm phỏng vấnsâu, cuộc trò chuyện nhóm, quan sát tham gia và phân tích nội dung Phươngpháp này giúp hiểu rõ hơn về trải nghiệm và ý kiến của khách du lịch.Lưu ý rằng phương pháp này có thể được kết hợp và áp dụng một cách linhhoạt trong các nghiên cứu về du lịch Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứuphù hợp thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, dạng dữ liệu và tài nguyên có sẵn

7 Câu hỏi/ Giả thuyết nghiên cứu

7.1 Để phát triển du lịch bền vững tại Khu di tích Kim Liên – quê Bác, cần phảiđưa ra những giải pháp quan trọng nào để khắc phục tình hình hiện tại? 7.2 Làm sao để đưa các điểm du lịch tại Nghệ An phát triển bền vững, tạo ranguồn lợi nhuận cao cho nhân dân, đúng với kì vọng chính sách phát triểncủa tỉnh Nghệ An?

7.3 Cần đưa ra những phương án nào có thể giúp cho Khu di tích Kim Liên thuhút khách du lịch quay trở lại nhiều lần?

7.4 Xây dựng Khu di tích Kim Liên là một điểm đến hấp dẫn, không chỉ đơnthuần là tham quan di tích lịch sử mang yếu tố chính trị - xã hội?

Trang 11

Du lịch không chỉ mang lại trải nghiệm mới về văn hóa, danh lam thắng cảnh

mà còn có thẻ tăng cường sức khỏe, tinh thần, mở rộng tầm nhìn và tạo ra kỉniệm không thể nào quên Nó có thể là cơ hội nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng vàkhám phá khía cạnh mới của thế giới xung quanh

Du lịch còn giúp mở rộng kiến thức cá nhân, tăng cường kỹ năng giao tiếp vàthích nghi với môi trường mới Bạn có thể đọc được cách ứng phó với tháchthức, tìm hiểu về ẩm thực địa phương, xây dựng mối quan hệ giữa cộng đồngtoàn cầu Những trải nghiệm này góp phần làm phong phú cuộc sống và mởcửa cho những hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh chúng ta

Ngoài những yếu tố trải nghiệm cá nhân, du lịch còn đóng góp tích cực vàokinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển cộng đồng địa phương Đối với dukhách, nó mở ra cơ hội thực hành trách nghiệm xã hội, như việc du lịch bềnvững, giúp bảo vệ môi trường và hỗ trợ các dự án cộng đồng Điều này tạo nênmột chuỗi tương tác tích cực giữa các du khách, doanh nghiệp du lịch và cộngđồng địa phương

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu du lịch của mỗi người ngày càng tăngcao Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế mạnh mẽ Hiệp hội

lữ hành quốc tế đã công nhận rằng du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất toàncầu hiện nay, vượt qua cả sản xuất ô tô, thép, nông nghiệp Chính vì thế, dulịch trở thành một hiện tượng kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên khắpthế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ

Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch cũng được hiểu theonhiều cách khác nhau tùy từng các góc độ Ta có thể đề cập đến một số quanniệm tiêu biểu dưới đây

Theo hiệp hội các tổ chức lữ hành Quốc tế ( International of Office TravelOragnization - IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi

11

Trang 12

khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải

để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay việc kiếm tiền sinh sống” Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt độngcủa những người du hành, tạm trú, nhằm mục đích tham quan, khám phá vàtìm hiểu, trải nghiệm hoặc nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũngnhư mục đích hành nghề và mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục khôngquá 1 năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; những loại hình trừ hoạtđộng đi lại mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư

Theo Luật Du lịch Việt Nam được ban hành năm 2017 (Khoản 1 điều 3): Dulịch là hoạt động của có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứngnhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu hoặc khám phá tài nguyên dulịch kết hợp với mục đích hợp pháp khác

Ta có thể thấy rõ các quan điểm khác nhau về khái niệm du lịch Nhưng theothời điểm hiện nay, các quan niềm này dần được bổ sung và hoàn thiện rõ rệtnhất Theo tình hình nước ta hiện nay, quan niệm được mọi người công nhận

và phổ biến nhất là quan niệm đã được đưa ra trích tại khoản 1 điều 3 Luật Dulịch Việt Nam được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Namban hành năm 2017

Nói tóm lại: Du lịch là một khái niệm có rất nhiều mặt tiếp cận khác nhauxuất phát từ những tính chất đa dạng và sự phát triển của hoạt đọng du lịch.Vậy nên, tùy thuộc vào từng mục đích nghiên cứu khác nhau mà ta có thể sửdụng các khái niệm, định nghĩa khác nhau nhưng bằng cách nào đó để có thểlựa chọn và sử dụng khái niệm đó một cách thích hợp nhất

Vì thế, để phù hợp với tình hình hiện tại của du lịch Việt Nam, ta sẽ dựa vàoLuật Du lịch năm 2017 để đưa ra các khái niệm liên quan, phù hợp làm cơ sởnghiên cứu cho bài báo cáo

1.1.2 Khái niệm khách du lịch

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi duhọc, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến (Luật Du lịch 2017)

Cụ thể khách du lịch được phân loại như sau:

+) Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ởViệt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam

12

Trang 13

+) Khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam: là người nước ngoài, người Việt định

cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch

+) Khách du lịch ra nước ngoài: là công dân Việt Nam và người nước ngoài cưtrú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài

1.1.3 Hoạt động du lịch:

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinhdoanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan đến dulịch (Luật Du lịch 2017)

1.1.4 Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị vănhóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằmđáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tựnhiên và tài nguyên du lịch văn hóa (Luật Du lịch 2017)

Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên thiên nhiên rõrệt Du lịch ở một nơi nào đó có thể phát triển kém hay mạnh như thế nào hầunhư phải phụ thuộc số lượng, chất lượng và sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyênthiên nhiên và địa phương đó Tài nguyên du lịch có sức ảnh hưởng trực tiếp

và gián tiếp đến sự tổ chức lãnh thổ du lịch, dần dần nó sẽ hình thành nên cácloại hình du lịch mới, sản phẩm du lịch độc đáo mà chỉ duy nhất một nơi nào

đó có, dẫn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch cao hay thấp Tài nguyên du lịch có thể hiểu là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung,tài nguyên du lịch gắn liền với sự phát triên du lịch

Các loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 15 Luật Du lịch 2017:

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địachất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác cóthể được sử dụng cho mục đích du lịch

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng,khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian vàcác giá trị văn hóa khác; công trình lao động của con người có thể sử dụng chomục đích du lịch

Như vậy, tài nguyên du lịch luôn được xem như tiền đề để phát triển du lịch.Trên thực tế đã cho thấy, tài nguyên du lịch ngày càng phong phú, đangdạng, đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả trong việc hoạt động phát triển dulịch

1.1.5 Điểm du lịch:

13

Trang 14

Theo Luật Du lịch 2017, điểm du lịch là nơi có các tài nguyên du lịch đượcđầu tư, khai thác và phục vụ khách du lịch Trong đó, tài nguyên du lịch làcảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hìnhthành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu dulịch

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa Điểm du lịch được công nhận khi đạt đủ các điều kiện sau:

- Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan

3) Có biển chỉ dẫn, thuyết minh tại điểm du lịch

4) Có dịch vụ ăn uống mua sắm

Các điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam:

- Điểm du lịch Địa đạo Củ Chi – TP.HCM

- Điểm du lịch núi Sam – thị xã Châu Đốc – tỉnh An Giang

- Điểm du lịch Chùa Hương – tỉnh Hà Tây

1.1.6 Tuyến du lịch:

Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấpdịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đườngthủy, đường hàng không.(Luật Du lịch 2017)

Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch Trong từng trườnghợp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là các tuyến du lịch nội vùng hay tuyến dulịch liên vùng

Việc hiểu về tuyến du lịch giúp cho chúng ta có thể vạch ra một lộ trình phùhợp cho chuyến đi của mình Có một số tuyến du lịch phổ biến:

- Tuyến du lịch TP.HCM – Đà Lạt – Nha Trang

- Tuyến du lịch TP.HCM – Buôn Mê Thuột – Nha Trang

- Tuyến du lịch TP.HCM – Qui Nhơn – Huế

1.1.7 Sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý,mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của

14

Trang 15

khách du lịch Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổchức hoặc một ý tưởng.

Theo Luật Du lịch 2017: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sởkhai thác các giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách thamquan”

Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu về cơ bản một cách cụ thể và đơn gian thì

“Sản phẩm du lịch là một dịch vụ cung cấp các loại hàng hóa cho khách dulịch Trong đó, sản phẩm được tạo nên nhờ có sự khai thác của yếu tố tự nhiên

xã hội và việc sử dụng nguồn lực lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị… củamột vùng hay một quốc gia

Sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố sau:

1) Dịch vụ vận chuyển: Đây là các phương tiện phục vụ, hỗ trợ cho các hoạtđộng du lịch trong việc vận chuyển hàng hóa, khách du lịch đến các địa điểm

du lịch hay các là một phần cơ bản của các sản phẩm du lịch bao gồm cácphương tiện như: Máy bay, xe ô tô các loại, xe máy, xe đạp, tàu thuyền,… 2) Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Đây là thành phần chính tạo nên sản phẩm dulịch nhằm phục vụ du khách trong hoạt động ăn uống, cắm trại tại các khusinh thái, địa điểm du lịch nổi tiếng; các dịch vụ bao gồm lều tại, khách sạn,nhà hàng…

3) Các dịch vụ tham quan: Đây là các dịch vụ giúp các du khách có thể chiêmngưỡng vẻ đẹp tại các địa điểm du lịch dịch vụ này có thể có người hướngdẫn hoặc không tùy theo nhu cầu của khách hàng; các dịch vụ này bao gồmcác tuyến điểm tham quan, khu di tích, công viên, hội chợ, cảnh quan…4) Hàng hóa được bày bán: Đây là những hàng hóa được bán tại các điểm dulịch nhằm phục vụ các nhu cầu, tâm lý của khách hàng trong mua bán Baogồm tiêu dùng, quà lưu niệm…

1.1.8 Chức năng của du lịch:

Chức năng xã hội: Thông qua hoạt động du lịch, khách tham quan có điều kiệntiếp xúc với những thành tựu về lịch sử, văn hóa phong phú, lâu đời của cácdân tộc

Chức năng kinh tế: Hoạt động du lịch là “ngành công nghiệp không khói”,ngành công nghiệp mới đem lại nhiều lợi nhuận cho đất nước thông qua cáchình thức kinh doanh: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, hàng hóa lưu niệm vàthúc đẩy các ngành khác phát triển như: vệ sinh, môi trường, hệ thống giao

15

Trang 16

thông… Hoạt động du lịch còn giải quyết và thu hút một lượng lao động dồidào.

Chức năng sinh thái: Hoạt động du lịch góp phần tạo nên và phục hồi môitrường sống ổn định về mặt sinh thái (nhờ hoạt động du lịch các khu chợ nổi ởđồng bằng sông Cửu Long được phục hồi như trợ nổi Cái Bè – Tỉnh TiềnGiang, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phùng Hiệp, chợ nổi Phong Điền – TỉnhCần Thơ), Tràm chim Tam Nông – Tỉnh Đông Tháp được giữ gìn đã bảo vệloài Sếu đầu đỏ được liệt kê vào danh sách những động vật quý hiếm có nguy

cơ tuyệt chủng

Chức năng chính trị: Giúp cho khách du lịch nước ngoài hiểu rõ về một đấtnước, dân tộc Hoạt động du lịch là một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnhcác quan hệ giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc

1.2 Địa bàn nghiên cứu

tế Nhằm bảo tồn và tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa làvấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm trong việc giữ gìn bản sắc văn hóatruyền thống của dân tộc để phục vụ mục tiêu tồn tại và phát triển Đây là vấn

đề quan trọng, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm vấn đề này để nhữnggiá trị tư tưởng, đạo đức, phong các của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉnam đối với cách mạng Việt Nam Vì vậy, ngay sau khi kháng chiến chốngPháp giành thắng lợi, Đảng đã có chủ trương phục dựng lại các di tịch về Chủtịch Hồ Chí Minh tại quê hương của Người

Ngay sau đó, năm 1956 các chuyên gia Bảo tồn – Bảo tàng từ Trung ương đãphối hợp với các ban ngành Văn hóa tỉnh Nghệ An tiến hành sưu tầm, nghiêncứu, tìm lại được ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc đem về phục dựng trên nền đất

cũ Đến năm 1959, cụm di tích Hoàng Trù được phục hồi để đến năm 1961 thì

di tích này mới tương đối được phục hồi hoàn chỉnh Kể từ đó, Khu di tích đã

16

Ngày đăng: 14/05/2024, 21:45

w