1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Các giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cấp nước nông thôn, cấp nước an toàn, an ninh nguồn nước, mạng lưới cấp nước, hệ thống cấp nước, quản lý hệ thống cấp nước huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

Nguyễn Hoài Nam

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÙ HỢP ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CẤP NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN TRƯỚC MẮT VÀ LÂU DÀI

CHO KHU VỰC XÃ BÌNH CHÁNH, HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Chuyên ngành: Cấp thoát nước

Hà Nội – 2022

Trang 2

Nguyễn Hoài Nam

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÙ HỢP ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CẤP NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN TRƯỚC MẮT VÀ LÂU DÀI

CHO KHU VỰC XÃ BÌNH CHÁNH, HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Research for suitable solutions to guarantee safety of water supply in the immediate and long-term phases for Binh Chanh Commune,

Binh Chanh District, Ho Chi Minh City)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Chuyên ngành: Cấp thoát nước

Mã Số : 8580210-1

Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Trần Đức Hạ

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu của luận văn là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2022

Học viên

Nguyễn Hoài Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Xây dựng Hà Nội,

đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Cấp thoát nước, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Đức Hạ đã dành rất nhiều thời gian

và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý đào tạo và Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi

học tập và hoàn thành tốt khóa học

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn

Hà Nội, Ngày 22 tháng 09 năm 2022

Học viên

Nguyễn Hoài Nam

Trang 5

2 Những nghiên cứu trước liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài 1

3 Mục tiêu của đề tài 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 2

7 Kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại 2

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ÁP DỤNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CẤP NƯỚC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3

1.1 Tổng quan về quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới và tại Việt Nam 3

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 3

1.1.2 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn trên Thế giới 6

1.1.3 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn ở Việt Nam 7

1.1.3.1 Khu vực đô thị 7

1.1.3.2 Khu vực nông thôn 8

1.1.4 Các công cụ về thể chế trong quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam 9

1.2 Hiện trạng về quản lý hệ thống cấp nước nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 10

1.3 Những vấn đề tồn tại cần được giải quyết 15

1.4 Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp Cấp nước Sinh Hoạt Nông thôn Thành Phố Hồ Chí Minh 16

1.4.1 Về chức năng 16

1.4.2 Về nhiệm vụ 17

Trang 6

1.4.3 Về quyền hạn 20

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Xã Bình Chánh Huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh 23

2.1.2 Đặc điểm mạng lưới hệ thống cấp nước tập trung Xã Bình, Chánh Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh 27

2.1.3 Đánh giá hiện trạng trạm cấp nước tập trung trên địa bàn Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh TPHCM 28

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp tiếp cận điều tra khảo sát 30

2.2.2 Phương pháp chuyên gia 30

2.2.3 phương pháp phỏng vấn 31

2.2.4 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm 31

2.2.5 Phương thức xác định tần suất xuất hiện các mối nguy hại trong xây dựng KHCNAT 34

2.2.5.1 Thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn và thống kê 34

2.2.5.2 Lập bảng ma trận đánh giá mức độ rủi ro 35

2.2.6 Phương pháp tính toán chi phí lợi ích 38

2.2.7 Phương pháp tính toán thủy lực bằng phần mềm WaterGem : 38

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 39

3.1 Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh, TPHCM 39

3.2.1 Bước 1: Thành lập ban cấp nước an toàn 39

3.2.2 Bước 2: Mô tả về trạm cấp nước tập trung Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh TPHCM 40

3.2.2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm sử dụng bể lọc trọng lực 43

3.2.2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm sử dụng bồn lọc áp lực 44

3.2.2.3 Dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm 44

Trang 7

3.2.3 Bước 3: Nhận diện các mối nguy hại và các biện pháp ứng phó 44

3.2.4 Bước 4 : Xây dựng và áp dụng dần kế hoạch cấp nước an toàn 50

3.2.5 Bước 5: Giám sát các biện pháp kiểm soát và thẩm định hiệu quả của kế hoạch cấp nước an toàn 64

3.2.5.1 Các biện pháp kiểm soát đối với nguy hại ở mức độ cao 64

3.2.5.2 Các biện pháp kiểm soát đối với mối nguy hại có mức tác động trung bình và thấp 67

3.2.5.3 Quy trình vận hành trong điều kiện bình thường 71

3.2.5.4 Theo dõi vận hành và kiểm soát chất lượng 78

3.2.5.5 Kiểm chứng nội bộ do đơn vị thực hiện 78

3.2.5.6 Kiểm chứng nội bộ thực hiện 78

3.2.5.7 Kiểm chứng độc lập 79

3.2.6 Bước 6: Lập văn bản, rà soát & cải tiến tất cả các khía cạnh của áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn 79

3.2.6.1 Văn bản quản lý trạm cấp nước liên quan đến cấp nước an toàn 79

3.2.6.2 Văn bản rà soát, cập nhật kế hoạch cấp nước an toàn 80

3.2 Đề xuất giải pháp khắc phục tồn tại giai đoạn trước mắt và lâu dài 82

3.2.1 Đề xuất tính toán chi phí vận hành và thời gian khấu hao hoàn vốn giai 2025 cho giai đoạn trước mắt ngắn hạn: 88

2022-3.2.2 Đề xuất tính toán chi phí vận hành và thời gian khấu hao hoàn vốn giai đoạn 2025-2030 cho giai đoạn lâu dài có tính bền vững hơn : 91

Trang 8

KHCNAT : Kế hoạch cấp nước an toàn Loại NH : Loại nguy hại

NCERWASS : Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn

NS&VSNT : Nước sạch và vệ sinh nông thôn QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân

UNICEF : Quỹ nhi đồng

WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các giải pháp cung cấp nước cho khách hàng tại Huyện Bình Chánh [30] 12

Bảng 1.2: Thống kê số liệu khách hàng, sản lượng tiêu thụ và chiều dài mạng lưới trên địa bàn Huyện Bình Chánh.[30] 13

Bảng 2.1: Bảng thống kê hệ thống sông rạch Bình Chánh [13] 24

Bảng 2.2: Ma trận đánh giá mức độ rủi ro theo mức độ thấp, trung bình, cao [22] 36

Bảng 2.3: Đánh giá theo giá trị quy đổi giữa tần suất và tác động [22] 37

Bảng 3.1: Dự toán kinh phí đầu tư giai đoạn 2022-2025 89

Bảng 3.2: Bảng giá nước đang áp dụng tại Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn[30] 90

Bảng 3.3: Dự toán kinh phí đầu tư giai đoạn 2025-2030 93

Bảng 3.4: Ban chỉ đạo cấp nước an toàn 39

Bảng 3.5: Bảng thống kê hệ thống đường ống công nghệ [29] 42

Bảng 3.6: Bảng phân tích đánh giá các mối nguy hại và mức độ tác động [22] 45

Bảng 3.7: Bảng thống kê phân tích các mức độ rủi ro nghiêm trọng [22] 50

Bảng 3.8 Bảng thống kê phân tích các rủi ro ít nghiêm trọng [22] 59

Bảng 3.9: Các biện pháp kiểm soát đối với nguy hại ở mức độ cao [22] 64

Bảng 3.10 Các biện pháp kiểm soát đối với mối nguy hại có mức tác động trung bình và thấp [22] 67

Bảng 3.11 Các quy trình vận hành cơ bản trong điều kiện bình thường [22] 71

Bảng 3.12 Văn bản liên quan đến cấp nước an toàn 79

Bảng 3.12 Văn bản rà soát, cập nhật KHCNAT 80

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống của kế hoạch cấp nước an toàn [22] 5

Hình 1.2 : Sản lượng các trạm sản xuất năm 2021 [30] 14

Hình 1.3 : Sản lượng tiêu thụ năm 2021 [30] 14

Hình 1.4 : Doanh thu năm 2021 [30] 14

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp CNSH Nông Thôn [23] 22

Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính Huyện Bình Chánh [12] 23

Hình 2.2: Họa đồ mạng lưới Xã Bình Chánh [30] 27

Hình 2.3: Sơ đồ các bước thực hiện xây dựng KHCNAT [22] 33

Hình 2.4: Các bước thực hiện Thu thập số liệu sơ cấp 35

Hình 3.1: Sơ đồ mạng lưới đường ống cấp nước khu vực xã Bình Chánh 85

Hình 3.2: Biểu đồ lưu lượng nước cung cấp cho khu vực xã Bình Chánh 85

Hình 3.3: Biểu đồ áp lực mạng lưới khu vực xã Bình Chánh trong ngày chưa bơm cấp bổ sung 86

Hình 3.4: Sơ đồ thủy lực mạng lưới xã bình chánh chưa tăng áp vào giờ cao điểm 86Hình 3.5: Biểu đồ lưu lượng khu vực xã Bình Chánh khi bơm cấp bổ sung 87

Hình 3.6: Biểu đồ áp lực mạng lưới xã Bình Chánh trong ngày khi bơm bổ sung 87

Hình 3.7: Sơ đồ thủy lực mạng lưới xã bình chánh khi tăng áp cấp bù vào giờ thấp điểm 87

Hình 3.8: Sơ đồ mặt bằng bố trí bể chứa trung gian trạm Bình Chánh 3 89

Hình 3.9: Thiết bị châm chloRun tự động [24] 91

Hình 3.10: Van điều tiết chống va Dorot [18] 91

Hình 3.11: Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm dùng bể lọc trọng lực [22] 43

Hình 3.12: Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm sử dụng bồn lọc áp lực [22] 44

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong khu vực đô thị Thành phố Hồ Chí Minh là một khu trung tâm kinh tế của vùng phía Nam và cả nước, chương trình nước sạch quốc gia cấp cho các trung tâm nước và vệ sinh môi trường nông thôn Thành Phố Hồ Chí Minh, được đầu tư từ những năm 1987 cho đến nay, việc xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn được với cách tiếp cận mới đảm bảo chất lượng an toàn liên tục phù hợp thích ứng trong tình hình mới

Vì vậy việc chọn đề tài “Nghiên cứu các giải pháp phù hợp để đảm bảo cấp nước an toàn trong giai đoạn trước mắt và lâu dài cho khu vực Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt

nghiệp với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học ở trường, thực tế ở địa phương để nghiên cứu áp dụng hiệu quả kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn vào các trạm cấp nước nông thôn mà đơn vị đang quản lý

2 Những nghiên cứu trước liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài Trong nước :

- Kế hoạch cấp nước an toàn hệ thống cấp nước thành phố Hồ chí minh ban hành lần 3 30/12/2016 [22]

- Công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (2011), Sổ Tay Cấp nước an toàn Hệ thống Cấp nước Hồ Đá Đen [10]

- Công ty TNHHNN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế, Sổ tay cấp nước an toàn Nhà máy nước Quảng Tế 2 [27]

Trang 12

3 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước tập trung xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất ứng dụng chuyển đổi công năng trạm cấp nước tập trung, đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại và xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cấp nước tập trung xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nông thôn được cấp nước sinh hoạt tập trung thuộc Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Các phương pháp nghiên cứu sau : Phương pháp tiếp cận điều tra khảo sát, Phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp tìm hiểu mô hình cấp nước an toàn, phương pháp xác định tần suất xuất hiện mối nguy hại, phương pháp phân tích chi phí, lợi ích, phương pháp tính toán thủy lực bằng phần mềm WaterGem

6 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

- Đề tài nhằm đánh giá thực tế tình hình sử dụng nước sạch của người dân khu vực dân cư và tình hình hoạt động của hệ thống cấp nước cấp nước tập trung - Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp chuyển đổi công năng giải quyết các

bất cập còn tồn tại, đề xuất giải pháp giai đoạn phát triển lâu dài và xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn

7 Kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại :

- Chuyển đổi công năng của các trạm cấp nước tập trung cho giai đoạn trước mắt và lâu dài, xây dựng mạng lưới cấp nước thông minh và xây dựng KHCNAT - Làm sao phải nhân rộng mô hình và xây dựng KHCNAT cho phù hợp với điều

kiện thực trạng rất phong phú và khác nhau tại các trạm cấp nước tập trung

Trang 13

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ÁP DỤNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CẤP

NƯỚC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Tổng quan về quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

Đánh giá rủi ro trong kế hoạch cấp nước an toàn là việc đánh giá mức độ nguy hiểm của các nguy cơ, từ đó đưa ra biện pháp xử lý cần thiết đảm bảo cấp nước an toàn Việc đánh giá rủi ro các mối nguy hại nhằm xác định mức độ nguy hiểm của các nguy cơ tác động lên hệ thống cấp nước Từ đó xác định thứ tự ưu tiên của các mối nguy hại theo mức độ rủi ro và xây dựng, lập kế hoạch thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp xử lý các mối nguy hại theo thứ tự ưu tiên, nhằm giảm thiểu rủi ro cho hệ thống cấp nước

Các mối nguy hại được xác định dựa vào tài liệu ghi chép thực tế các sự cố của hệ thống cấp nước do đơn vị quản lý vận hành ghi lại và dự đoán các mối nguy hại có thể xảy ra trên cơ sở khoa học biện chứng Trong đề tài này, các mối nguy hại được đưa ra dựa trên tổng hợp tất cả các sự cố liên quan đến trạm cấp nước và kinh nghiệm vận hành tại các trạm cấp nước nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá khứ và kết quả mô phỏng chất lượng nước bằng mô hình ở những kịch bản ô nhiễm khác nhau Các mối nguy hại dự kiến được phân nhóm như sau: P (physical) Vật lý; M (microbiology) Vi sinh; C (chemical) Hóa học; O (others) khác

Kế hoạch Cấp nước An toàn (KHCNAT) là một chương trình do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng với mục tiêu nhằm quản lý rủi ro, ngăn ngừa các nguy cơ từ nước sạch đảm bảo mục tiêu sức khỏe cho cộng đồng Tại Việt Nam, từ năm 2007, WHO kết hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam đề xuất và hỗ trợ tổ chức, thực thi KHCNAT cho các công ty cấp nước Đến năm 2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD về Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước [7] Ngày 21 tháng 11 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số

Trang 14

Thông tư 08/2012/TT- BXD [6], khái niệm cấp nước an toàn được hiểu như sau: Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, cấp nước an toàn là những hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước

Mối nguy hại: Là những nguy cơ trực tiếp hoặc gián tiếp, hiện hữu hoặc tiềm ẩn, đe dọa đến an toàn của hệ thống cấp nước và hoạt động cấp nước Các mối nguy hại có thể xuất hiện tại bất kỳ công đoạn nào trong quá trình khai thác, sản xuất và cung cấp nước từ nguồn nước đến công trình xử lý và hệ thống truyền tải - phân phối nước

Đánh giá rủi ro: Là việc đánh giá mức độ nguy hiểm của các nguy cơ dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá theo mức độ tác động và tần suất xảy ra rủi ro, từ đó đưa ra biện pháp xử lý cần thiết đảm bảo cấp nước an toàn

Sự cố: Là những hư hỏng hoặc hoạt động không bình thường của các thiết bị, công trình, thành phần thuộc hệ thống cấp nước, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, có thể dẫn đến làm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của hệ thống cấp nước

Biện pháp kiểm soát (BPKS): Là cách thức, phương thức tiến hành nhằm phòng ngừa, ngăn chặn mối nguy, các sự cố và xử lý giải quyết chúng trong quá trình sản xuất và cung cấp nước

Kế hoạch cải thiện nâng cấp: Là kế hoạch để thực hiện các hành động để cải tiến, nâng cấp (đối với quy trình công nghệ, công trình, máy móc thiết bị, con người, phương thức quản lý…) nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế, khắc phục, sửa đổi những khuyết điểm; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của nhân viên quản lý vận hành

Kiểm chứng: Là việc cung cấp bằng chứng về tất cả các hoạt động của hệ thống cấp nước, chứng thực cho hiệu quả thực hiện KHCNAT

Trang 15

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống của kế hoạch cấp nước an toàn [22]

Quy trình vận hành trong điều kiện bình thường: Là các bước vận hành hệ thống cấp nước theo trình tự trong điều kiện tất cả các thiết bị, tất cả các khâu đều hoạt động bình thường, đúng chức năng, nhiệm vụ Đây là công việc thực hiện thường xuyên, có tính lặp đi lặp lại trong thời gian dài

Quy trình xử lý sự cố: Là quy trình xử lý áp dụng khi xảy ra một sự cố nào đó trong hệ thống cấp nước (từ nguồn nước, hệ thống xử lý nước, mạng lưới cấp nước cho đến đồng hồ khách hàng), trong đó chỉ rõ cách thức xác định sự cố, giải quyết, ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố; cách khắc phục để đưa hệ thống trở lại vận hành bình thường

Quy trình quản lý: Là quy trình cần thực hiện để đảm bảo hoạt động của tất cả các khâu trong dây chuyền được vận hành đồng bộ, thông suốt, khoa học, đảm bảo cân đối mọi nguồn lực cho sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển

Phản hồi

Rà soát định kỳ sự cố,

xem xét KHCNAT

Giải quyết khẩn cấp

Quản lý và truyền thông

Soạn thảo quy trình quản lý Xây dựng các chương trình hỗ trợ

Nâng cấp đầu tư Thành lập Ban Nhóm cấp nước an toàn

Trang 16

vận hành hệ thống cấp nước, nâng cao nhận thức về KHCNAT, nhận thức của cộng đồng về nước sạch và môi trường

Rà soát kế hoạch: Là quá trình theo dõi, kiểm tra việc thực hiện KHCNAT trong toàn bộ các bước nhằm tìm ra những điểm thiếu sót hoặc sai lầm để tiến hành điều chỉnh, bổ sung đảm bảo cho KHCNAT được thực hiện đúng theo mục tiêu ban đầu

Cập nhật định kỳ Kế hoạch Cấp nước an toàn: Là hành động điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện KHCNAT nhằm thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống cấp nước đồng thời khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm đã được xác nhận trong quá trình rà soát, đánh giá

1.1.2 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn trên Thế giới

Quản lý chất lượng nước trên thế giới liên quan đến các đạo luật, pháp quy và các chương trình ứng dụng, tiện ích Ở Mỹ đạo luật Safe Drinking Water Act

Amendments, 1996 (luật sửa đổi về nước ăn uống an toàn) có những điều khoản về

bảo vệ nguồn nước và ủng hộ các nhà quản lý chất lượng nguồn nước Luật của các bang, địa phương có thể có những điều khoản riêng để bảo vệ nguồn nước trước những tạp chất đặc thù Đạo luật “The Clean Water Act” (Nước sạch) điều chỉnh hành vi xả cấp vào các nguồn nước

Từ năm 2004 đến nay, với sự hỗ trợ của Tổ chức y tế thế giới (WHO) rất nhiều nước trên thế giới đã và đang triển khai thành công các dự án về kế hoạch cấp nước an toàn (KHCNAT), bao gồm một số nước sau:

Tháng 12 năm 2005, Trung Quốc đã triển khai KHCNAT tại năm địa điểm: Beijing, Tianijin, Yinchuan, Shenzhen và Shekou Cũng vào năm 2005 tại Bồ Đào Nha, KHCNAT được ứng dụng đối với hệ thống cấp nước đô thị cho công ty cấp nước Aguas Do Cavado Năm 2005, dự án “Đánh giá tác động nước hợp vệ sinh đối với sức khỏe đối với các nước thuộc khu vự Asian” do Tổ chức hỗ trợ phát triển Australia và WHO triển khai với sự tham gia của các nước như Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Campuchia… Nhật Bản ứng dụng KHCNAT cho hệ thống cấp nước thành phố Osaka

Trang 17

giai đoạn 2005-2007 Bên cạnh việc triển khai và ứng dụng KHCNAT một vài nơi còn tổ chức các cuộc họp cũng như khóa tập huấn về KHCNAT [22]

1.1.3 Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn ở Việt Nam

1.1.3.1 Khu vực đô thị

Về cơ cấu tổ chức quản lý cấp nước đô thị: Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Sở Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về cấp nước tại địa phương Nhưng nhìn chung các tổ chức này chưa phát huy hết được yêu cầu nhiệm vụ, trong cơ cấu tổ chức của Sở không có bộ phận chuyên quản, về tổ chức phải có một bộ phận chuyên môn để thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở đưa ra, có như vậy mới phát huy vai trò quản lý nhà nước về cấp nước thành hệ thống từ trung ương đến địa phương Sở còn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu giá cả và giúp tỉnh quản lý các doanh nghiệp cấp nước

Hiện nay, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều thành lập công ty cấp nước Trình độ quản lý của các công ty cấp nước đa phần chưa đáp ứng được yêu cầu cao trong tình hình đổi mới và phát triển không ngừng của ngành cấp nước Các công ty cấp nước thiếu đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo đúng chuyên môn, trình độ quản lý và vận hành kĩ thuật Việc chỉ đạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý và thông tin kinh tế kỹ thuật chuyên ngành cũng như việc chỉ đạo phối hợp đào tạo cán bộ, công nhân ngành nước còn chưa hoàn chỉnh Hệ thống dịch vụ cấp nước còn mang tính độc quyền Sự phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý cấp nước còn nhiều hạn chế Sự tham gia của cộng đồng trong công tác đầu tư, quản lý và cung cấp dịch vụ chưa được huy động đầy đủ Hiện nay, nhà nước đang có chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước Một số nhà đầu tư tư nhân đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực cấp nước bằng nhiều hình thức: bán nước sạch qua đồng hồ tổng cho các công ty cấp nước theo giá bán buôn, bán nước sạch đến từng khách hàng nhỏ lẻ theo giá bán lẻ do UBND cho phép

Hội cấp thoát nước Việt nam với sự trợ giúp của WHO đã phổ biến

Trang 18

KHCNAT cho các công ty cấp nước đô thị ở Việt Nam, đến nay đã đạt được kết quả sau: Đã mở các lớp tập huấn về KHCNAT cho toàn bộ 68 Công ty cấp nước đô thị; Đã xây dựng được 7 mô hình thí điểm áp dụng KHCNAT; Công ty cấp nước Huế đã công bố cấp nước an toàn trên toàn bộ khu vực cấp nước của Công ty từ năm 2009 tới nay Sáu Công ty mô hình thí điểm còn lại đặc biệt là Hải Phòng, Nha trang, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thu được những kết quả nổi bật như chất lượng nước được cải thiện và tỷ lệ thất thoát nước giảm rõ rệt; Đã soạn thảo được “Sổ tay quốc gia hướng dẫn áp dụng KHCNAT” cho các công ty cấp nước đô thị của Việt Nam; Một số Công ty cấp nước đô thị (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương,…) sau khi được tập huấn đã tiến hành xây dựng và áp dụng KHCNAT[22]

1.1.3.2 Khu vực nông thôn

Ở nước ta hiện nay các công trình cấp nước đã có nhiều mô hình về quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sạch như: Tổ dịch vụ nước sạch của hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã dịch vụ nước sạch, doanh nghiệp tư nhân, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh trực tiếp quản lý khai thác công trình

Mô hình tư nhân quản lý, vận hành: Mô hình này đơn giản, quy mô công trình rất nhỏ (công suất <50m3/ngày đêm) và vừa (công suất từ 50-300 m3/ngày đêm), công nghệ cấp nước đơn giản chủ yếu áp dụng cho một xóm, thôn Khả năng quản lý, vận hành công trình thấp hoặc trung bình

Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành: Quy mô công trình nhỏ (công suất từ 50 -300 m3/ngày đêm), và trung bình (công suất từ 300 – 500 m3/ngày đêm) Phạm vi cấp nước cho một thôn hoặc liên thôn, xã, áp dụng phù hợp cho vùng đồng bằng dân cư tập trung Khả năng quản lý vận hành công trình thuộc loại trung bình hoặc cao

Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành: Quy mô công trình trung bình (công suất từ 300 – 500 m3/ngày đêm) và quy mô lớn (công suất >500 m3/ngày đêm) Phạm vi cấp nước cho liên thôn (đồng bằng), liên bản (miền núi), xã liên xã Trình độ, năng lực quản lý, vận hành công trình thuộc loại trung bình hoặc cao

Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn

Trang 19

(NCERWASS) được sự hỗ trợ của quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), Ngân hàng thế giới (WB) và tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đã phổ biến KHCNAT cho một số công ty cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn và các cán bộ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam, đến nay đã đạt được kết quả sau: Đã tổ chức một số lớp tập huấn về KHCNAT cho các công ty cấp nước tập trung ở nông thôn ở một số tỉnh thành; đã xây dựng được 2 mô hình thí điểm áp dụng KHCNAT: Lộc Bình - Huế và Tân Lập - Đồng Tháp; đã biên soạn “Sổ tay hướng dẫn áp dụng KHCNAT cho hệ thống cấp nước nông thôn” - 2013 (WHO tài trợ) và “Sổ tay hướng dẫn tập huấn xây dựng và thực hiện KHCNAT” - 2010 (UNICEF tài trợ); Năm 2015-2016, đã tổ chức được 9 lớp tập huấn về công nghệ xử lý nước và kế hoạch cấp nước an toàn cho 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Phú Thọ Đồng thời đã xây dựng được bộ 6 tài liệu hướng dẫn và 40 sổ tay cấp nước an toàn cho 40 trạm cấp nước của 8 tỉnh này[22]

1.1.4 Các công cụ về thể chế trong quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam

Việc sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và các Bộ ngành từ TW đến địa phương Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành TW có liên quan nghiên cứu, xây dựng hệ thống các văn bản quản lý, các văn bản về quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện để đảm bảo việc cung cấp nước sạch đến với từng hộ dân sử dụng

Quyết định số 1566/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025: Mục tiêu đảm bảo cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối đến khách hàng sử dụng, đảm bảo cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏa con người Giai đoạn đến năm 2025: Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95%-100%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị dược lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

Trang 20

đạt 75%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn dược lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%; giảm thiểu lượng nước cấp sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả cấp ra môi trường xuống còn 70%; giảm thiểu 30% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống [15]

Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển cấp nước ở cấp quốc gia [14]

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09-MT: 2015/BTNMT [3] ban hành kèm theo Thông tư số 66 /2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường [2]

Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Y tế [9] kèm theo Quy chuẩn 01-1:2018/BYT áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, các nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gổm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000m3/ngày.đêm trở lên [8]

Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường [1 ] kèm theo QCVN số 08-MT:2015/BTNTMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước mặt [2]

Thông tư 08: 2012/TT-BXD: Thông tư hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn ban hành ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng [6]

1.2 Hiện trạng về quản lý hệ thống cấp nước nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống cấp nước nông thôn TPHCM được đầu tư từ những năm sau 1975, trải qua nhiều thời kỳ cao điểm nhất là từ năm 1987 đến 2015, từ nhiều nguồn vốn viện trợ từ quỹ nhi đồng của liên hợp quốc (UNICEF), nguồn từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ và nguồn vốn ngân sách cấp cho chương trình nước sạch quốc gia đã xây dựng và đưa vào vận hành tổng cộng có 128 trạm cấp nước tập trung và

Trang 21

nhà máy nước ngầm Tân Phú với tổng công suất 75.000 m3/ngày đêm, rải đều hầu hết các khu vực ngoại thành trước đây như : Huyện ngoại thành TPHCM như Huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú và Thành Phố Thủ Đức

Hiện nay do quá trình đô thị hóa kết hợp với việc phân vùng quản lý tại các đơn vị thành viên là các Công ty Cổ phần Cấp nước của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, thực hiện theo nghị định 117 mỗi vùng chỉ có một đơn vị cấp nước khu vực [14], đồng thời thực hiện nghị định 167/2018 của Thủ tướng chính phủ [16] và Quyết định 1242/UBND-HCM ngày 30/03/2018 về ban hành kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn TPHCM đến năm 2025 [27], do đó việc ngưng khai thác và bàn giao khách hàng cho các đơn vị Cổ phần Cấp nước đã được thực hiện từ năm 2015 cho đến nay, tổng số lượng trạm cấp nước đã ngưng hoạt đông là 108/128 trạm, công suất khai thác tại 20 trạm hiện chỉ còn 35.000 m3/ngày đêm tập trung trên địa bàn Huyện Bình Chánh [30]

Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao,dân cư đông đúc,nằm ở cửa ngõ hành lang chính thức khu vực phía Tây,Tây Bắc,và phía Nam thành phố,với nhiều địa điểm tham quan,di tích lịch sử, Đây là huyện có dân số đông nhất cả nước và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 4 cả nước,chỉ sau thành phố Biên Hòa,thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân (theo thống kê dân số năm 2019)

Huyện Bình Chánh nằm trải dài, bao bọc phía tây và một phần phía nam của khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh Huyện có vị trí địa lý:

+ Phía đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè với ranh giới là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào

+ Phía đông bắc giáp Quận 8 và quận Bình Tân

+ Phía tây giáp các huyện Đức Hòa và Bến Lức thuộc tỉnh Long An + Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Trang 22

+ Phía bắc giáp huyện Hóc Môn

Huyện có diện tích 252,56 km², dân số năm 2020 là 846.000 người, mật độ dân số đạt 3.350 người/km².[13]

Thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch các khu đô thị là 100% theo nghị quyết số 67/NQ-HĐND ngày 09/12/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố, trong năm 2020 Xí nghiệp Cấp nước Sinh hoạt Nông thôn tiếp tục duy trì mục tiêu tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch là 100% Hiện nay, theo khảo sát thực tế đạt tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch (Bao gồm các giải pháp tạm thời) [30] Tổng số hộ dân là: 212.168 hộ, cụ thể theo từng giải pháp như sau:

Bảng 1.1: Các giải pháp cung cấp nước cho khách hàng tại Huyện Bình Chánh [30]

− Trên mạng Bình Chánh: 700 km

Trang 23

(km)

1 An Phú Tây 2,715 126,084 62.71 2 Bình Chánh 6,149 151,651 70.06 3 Bình Hưng 14,544 675,544 50.36 4 Bình Lợi 2,850 77,586 53.59 5 Đa Phước 5,393 118,944 44.29 6 Hưng Long 5,258 143,514 60.10 7 Lê Minh Xuân 5,908 228,598 68.47 8 Phạm Văn Hai 7,080 200,878 72.09 9 Phong Phú 8,245 246,501 101.46 10 Quy Đức 3,689 75,677 40.70 11 Tân Kiên 7,599 251,788 64.98 12 Tân Nhựt 4,651 157,525 79.10 13 Tân Quý Tây 5,453 113,619 81.13 14 Tân Túc 4,041 148,874 60.78 15 Vĩnh Lộc A 13,473 171,339 173.64 16 Vĩnh Lộc B 28,996 426,373 206.17

Trang 24

Hình 1.2 : Sản lượng các trạm sản xuất năm 2021 [30]

Hình 1.3 : Sản lượng tiêu thụ năm 2021 [30]

Hình 1.4 : Doanh thu năm 2021 [30]

2Nước sản xuất

(1000m3) 4,6 4,5 4,1 4,6 4,4 4,3 4,3 4,4 4,7 4,3 4,6 4,5Kế hoạch 2021 4,3 4,3 4,3 4,3 4,3 4,3 4,3 4,3 4,3 4,3 4,3 4,3

4,605 4,594

4,196 4,653

4,439 4,387 4,387 4,476 4,799

4,383 4,643

4,571

3,800 3,900 4,000 4,100 4,200 4,300 4,400 4,500 4,600 4,700 4,800

Nước sản xuất(1000m3)Kế hoạch 2021

Nước tiêu thụ

(1000m3) 3,57 3,10 3,50 3,79 3,78 3,33 3,28 3,28 3,27 3,38 4,26 3,22Kế hoạch 2021 3,62 3,62 3,62 3,62 3,62 3,62 3,62 3,62 3,62 3,62 3,62 3,62

3,577 3,102

3,501 3,799 3,787

3,334 3,280 3,288 3,273 3,389 4,260

3,224

500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500

Doanh thu

(tr.đồng) 32,4 28,5 32,6 36,4 35,1 31,1 30,4 30,6 28,0 29,6 40,4 31,7Kế hoạch 2021 33,8 33,8 33,8 33,8 33,8 33,8 33,8 33,8 33,8 33,8 33,8 33,8

31,777

5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000

-Tháng

Tháng Tr.đ

Trang 25

1.3 Những vấn đề tồn tại cần được giải quyết

Hệ thống cấp nước tại khu vực Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh TPHCM được đầu tư trải qua nhiều thời kỳ, khu vực này trước đây do trung tâm nước và vệ sinh môi trường nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn TPHCM quản lý, nguồn nước cung cấp ban đầu chủ yếu là nguồn nước ngầm, đến năm 2015 thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM đã bàn giao cho Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn quản lý vận hành, hiện nay đang đầu tư thêm mạng lưới cấp nước sử dụng nguồn nước sạch cung cấp từ các nhà máy nước khai thác và xử lý từ nguồn nước mặt của Sông Đồng Nai là Nhà máy nước Thủ Đức, từ nguồn nước sông Sài Gòn là Nhà máy nước Tân Hiệp, tuy nhiên do nguồn cấp cho khu vực này có khoảng cách rất xa hơn 35km, các tuyến ống cấp 1,2 chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống cấp nước của trạm cấp nước có đường kính nhỏ nhiều chủng loại vật liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với bộ tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổng công ty dẫn đến chưa đồng bộ, không đáp ứng được với nhu cầu tiêu thụ của khách hàng ngày một tăng nhanh, dẫn đến khu vực cuối mạng lưới thường xuyên xảy ra tình trạng nước yếu đây là vấn đề tồn tại cần được giải quyết trong thời gian ngắn trước mắt, khi các tuyến ống cấp 1,2 là tuyến D1500 mm đặt trên đường Nguyễn Cửu Phú dài 18km và tuyến D1000 được đặt trên đường Nguyễn Văn Linh dài 12km được đầu tư hoàn thiện thì khi đó các vấn đền tồn tại mới được giải quyết bền vững

Năm 2016 Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đã triển khai xây dựng và ban hành kế hoạch cấp nước an toàn chung cho toàn bộ hệ thống cấp nước của TPHCM, nhưng việc triển khai tiếp theo cụ thể trọng tâm tại các đơn vị thành viên là các Công ty cấp nước khu vực quận Huyện của TPHCM và các trạm cấp nước tập trung khai thác nước ngầm (đang được chuyển thành Trạm cấp nước an toàn sau khi ngưng hoạt động do thực hiện kế hoạch hạn chế khai thác nước ngầm) hiện nay đều chưa xây dựng KHCNAT cụ thể theo từng khu vực, các sự cố rủi ro và kịch bản ứng phó các sự cố rủi ro chưa được hệ thống xây dựng, do đó việc xây dựng KHCNAT cho hệ thống cấp nước tập trung Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh

Trang 26

1.4 Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp Cấp nước Sinh Hoạt Nông thôn Thành Phố Hồ Chí Minh

Xí nghiệp Cấp nước sinh hoạt nông thôn TPHCM với Tiền thân là Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, do tái cơ cấu và sáp nhập để quản lý chuyên ngành theo chỉ đạo của UBND TPHCM, ngày 01/4/2014: sáp nhập về Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn theo Quyết định số 7091/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31/12/2014: thành lập Chi nhánh Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên – Xí nghiệp Cấp nước sinh hoạt nông thôn TPHCM [26], theo Quyết định số 220/QĐ-TCT-TCNS ngày 31/12/2014 của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn và ngày 21/06/2017: tiếp nhận 55.000 khách hàng và mạng cấp nước huyện Bình Chánh từ Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn [20]

Qua tìm hiểu nghiên cứu tài liệu về chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ tổ chức của Xí Nghiệp Cấp nước sinh hoạt nông thôn TPHCM [30] như sau :

1.4.1 Về chức năng :

1 Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về cấp nước sinh hoạt nông thôn và chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

2 Tổ chức khai thác và sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Nhà nước

3 Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước và kinh doanh, phân phối nước sạch trên địa bàn được phân cấp và địa bàn huyện Bình Chánh

4 Tư vấn xây dựng các công trình chuyên ngành cấp nước bao gồm: lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, giám sát các công trình cấp nước và công trình phụ trợ liên quan

5 Thi công, tu bổ, sửa chữa hệ thống cấp nước, tái lập mặt đường đối với các công

Trang 27

trình chuyên ngành cấp nước và các công trình phụ trợ khác

6 Quản lý, điều hành lao động, vật tư kỹ thuật tài chính và thực hiện các dự án đầu tư công trình cấp nước theo quy định được Tổng Công ty phân cấp hoặc ủy quyền cho Xí nghiệp

1.4.2 Về nhiệm vụ:

1.Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về cấp nước sinh hoạt nông thôn và chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

a) Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được giao, Xí nghiệp lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn thành phố, thông qua các cơ quan thẩm quyền để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện

b) Tổ chức tiếp nhận, quản lý vật tư, thiết bị và tiền vốn được phân bổ theo chương trình, dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn; thay mặt Tổng Công ty là chủ đầu tư các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn

c) Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình, chất lượng nước sinh hoạt nông thôn

d) Tổ chức thi công các loại hình công trình cấp nước nông thôn thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước

2 Tổ chức khai thác và sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Nhà nước

a) Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác các Trạm cấp nước tập trung và cung cấp nước sạch ở huyện ngoại thành và quận ven

b) Phối hợp với các quận, huyện, thị trấn, phường, xã và các đoàn thể địa phương tổ chức mạng lưới duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các công trình và hướng dẫn cho người sử dụng vận hành, sửa chữa các công trình khi cần thiết

Trang 28

c) Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ chuyên trách và nhân dân về nghiệp vụ, kỹ thuật trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn

3 Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước và kinh doanh, phân phối nước sạch trên địa bàn được phân cấp và địa bàn huyện Bình Chánh

a) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và phân phối nước đến khách hàng trên địa bàn huyện Bình Chánh theo phân công của Tổng Công ty; triển khai thực hiện kế hoạch của Tổng Công ty giao về sản lượng nước cung cấp, thực hiện doanh thu tiền nước, phát triển mạng lưới cấp nước

b) Xây dựng và thực hiện các kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; các phương án, giải pháp chống thất thoát nước, bảo trì, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp mạng lưới cấp nước; tổ chức quản lý hệ thống van điều áp theo đúng quy định của Tổng Công ty và theo đúng quy định về đặc tính kỹ thuật, vật tư thiết bị chuyên ngành nước; khắc phục các sự số (kể cả sự cố liên quan đến chất lượng nước, ô nhiễm nước) xảy ra trên hệ thống công trình cấp nước tại địa bàn Xí nghiệp quản lý

c) Tham gia giám sát các công trình ngầm do các đơn vị khác thi công trên địa bàn do Xí nghiệp quản lý và có biện pháp xử lý hoặc đề nghị Tổng Công ty xử lý, giải quyết các trường hợp thi công xâm hại đến hệ thống tuyến ống cấp nước thuộc địa bàn quản lý

d) Tổ chức biên đọc chỉ số nước tiêu thụ của khách hàng định kỳ hàng tháng, áp dụng giá biểu tiên nước nhằm phục vụ cho việc lập hóa đơn tiền nước, phân tích lượng nước tiêu thụ

e) Thực hiện doanh thu tiền nước, quản lý hóa đơn tiền nước và thực hiện việc giao nộp tiền nước tại Ngân hàng theo đúng quy định | f) Tiếp nhận yêu cầu cung cấp nước, ký kết hợp đồng dịch vụ cấp nước và tổ chức thi công lắp đặt đồng hồ nước cho khách hàng lưu trữ, cập nhật hồ sơ cấp nước của khách hàng

g) Tiếp nhận, xem xét và giải quyết các khiếu nại của khách hàng theo

Trang 29

quy định của Tổng Công ty; kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị Tổng Công ty xử lý các trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng cung cấp dịch vụ cấp nước

h) Thực hiện hoạt động tiếp thị, quảng bá, khuyến khích khách hàng tiêu dùng nước sạch

4 Tư vấn xây dựng các công trình chuyên ngành cấp nước bao gồm: lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát các công trình cấp nước và công trình phụ trợ liên quan

a) Tổ chức lập dự án các công trình chuyên ngành cấpnước b) Tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát và tư vấn đấu thầu

5 Tổ chức thi công, tu bổ, sửa chữa hệ thống cấp nước, tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước và các công trình phụ trợ khác

a) Thực hiện công tác sửa chữa hệ thống cấp nước b) Tổ chức duy tu, sửa chữa trạm cấp nước

c) Tổ chức thi công tái lập mặt đường đối với công trình chuyên ngành cấp nước

d) Thực hiện công tác nâng lời đồng hồ nước e) Thực hiện kế hoạch thay đồng hồ nước định kỳ

6 Quản lý, điều hành lao động, vật tư, kỹ thuật, tài chính và thực hiện các dự án đầu tư công trình cấp nước theo quy định được Tổng Công ty phân cấp hoặc ủy quyền cho Xí nghiệp

a) Xây dựng, áp dụng nội quy lao động, nội quy cơ quan để giữ vững kỷ cương, kỷ luật lao động tại đơn vị

b) Xây dựng định biên lao động để bố trí, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực tại đơn vị; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên của Xí nghiệp

Trang 30

c) Quản lý việc sử dụng vật tư, trang thiết bị do Tổng Công ty giao cho Xí nghiệp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ; báo cáo quyết toán sử dụng theo qui định của Tổng Công ty

d) Thực hiện và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của Tổng Công ty, pháp luật về sử dụng nguồn vốn, nguồn tài chính mà Tổng Công ty giao cho Xí nghiệp để hoạt động

e) Tổ chức quản lý, điều hành dự án, đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước sạch trên huyện Bình Chánh theo nhiệm vụ và quyền hạn được Tổng Công ty giao

f) Tổ chức phối hợp kiểm tra, theo dõi, giám sát việc thực hiện các dự án, công trình cấp nước được Tổng Công ty

7 Thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng, tổ chức sơ kết, tổng kết về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Tổng Công ty; Thực hiện công tác Thi đua khen thưởng theo qui định của Tổng Công ty 8 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc

1.4.3 Về quyền hạn :

1 Đề xuất những chủ trương, giải pháp cho Ban Tổng Giám Đốc trong việc chỉ đạo, quản lý điều hành các lĩnh vực có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao

2 Thông qua Tổng Công ty chủ động phối hợp với các ngành hữu quan, để xuất xây dựng các chính sách, cơ chế hoạt động phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố, nhằm đạt mục tiêu và hiệu quả cao nhất về cấp nước sinh hoạt nông thôn

3 Được phép thu tiền sử dụng nước theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho hoạt động sản xuất của Xí nghiệp

4 Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Xí nghiệp được thực hiện ký kết các hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại và lao động trong phạm vi ủy

Trang 31

quyền hoặc phân cấp của Tổng Công ty

5 Xí nghiệp thực hiện sau khi được Tổng Giám đốc thông qua các vấn đề a) Xí nghiệp được phép quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để lập dự án nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn

b) Tham gia thực hiện, phối hợp chương trình nước sinh hoạt nông thôn do UNICEF và các tổ chức quốc tế khác tài trợ với các chương trình kinh tế - xã hội liên quan nông thôn

c) Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật cấp nước sinh hoạt nông thôn phù hợp, để áp dụng và phổ biến rộng rãi cho từng địa bàn nông thôn

d) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội trong công tác truyền thông về nước sinh hoạt nông thôn

- Quản lý và vận hành khai thác Mạng cấp nước Bình Chánh và 128 trạm cấp nước sản xuất nước sạch, cung cấp nước đến cho người dân các quận, huyện ngoại thành của Thành phố; đồng thời thực hiện công tác cấp nước an toàn thông qua các giếng lẻ theo kế hoạch của Tổng Công ty

- Xí nghiệp đang cung cấp nước từ 02 nguồn nước: nguồn nước ngầm do các Trạm cấp nước của Xí nghiệp sản xuất và nguồn nước mặt từ Tổng Công ty cấp

- Tổng số trạm cấp nước Xí nghiệp đang quản lý là 128 trạm, trong đó đã ngưng khai thác 108 trạm, còn 20 trạm đang vận hành khai thác nước ngầm và 14 trạm sử dụng nguồn nước mặt Tổng Công ty cấp

- Tổng số đồng hồ nước Xí nghiệp đang quản lý là 134.267 ĐHN (trong đó, Mạng cấp nước Bình Chánh có: 84.056 đồng hồ, Trạm cấp nước có 50.211 đồng hồ)

Trang 32

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Ban KỹthuậtCôngnghệ

Đội Thi công Tu bổĐội

Quản lý Ghi Thu

Ban TổchứcHànhchính

Ban Kếtoán

Ban Kếhoạch

Ban Quản

lý Dự ánBan

KinhdoanhBan

Giám đốc

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp CNSH Nông Thôn [23]

- Tổng số CBCNV của Xí nghiệp 244 người (30 nữ, 214 nam), [23]

Trong đó:

2 Ban Tổ chức- Hành chính : 12 người 3.Ban Kế toán – Tài chính : 10 người 4 Ban Quản lý Dự án : 09 người 5 Ban Kế hoạch – Vật tư : 10 người 6 Ban Quản lý Cấp nước : 57 người

8 Ban Kỹ thuật Công nghệ : 25 người 9.Đội Thi công Tu bổ : 16 người

10 Đội Quản lý Ghi – Thu : 85 người

- Trình độ học vấn: có 06 người có trình độ sau đại học, 68 người có trình độ đại học, 15 người có trình độ cao đẳng, 26 người có trình độ trung cấp

- Độ tuổi: tuổi đời bình quân của người lao động Xí nghiệp là 43 tuổi Trong đó, dưới 40 tuổi có 84 người, từ 40 đến dưới 50 tuổi có 79 người, từ 50 tuổi trở lên có 81 người

Trang 33

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Xã Bình Chánh Huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh

a Điều kiện tự nhiên

Huyện Bình Chánh là một Huyện trực thuộc phía nam của Thành Phố Hồ Chí Minh có diện tích Huyện Bình Chánh: 252,56 km², có dân số Huyện Bình Chánh năm 2021: 705.508 người, có vị trí địa lý tiếp giáp với các khu vực sung quanh như: Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn – Phía Đông giáp các quận Bình Tân, quận 8, quận 7 và huyện Nhà Bè – Phía Nam giáp Bến Lức và Cần Giuộc của tỉnh Long An – Phía Tây giáp Đức Hòa thuộc tỉnh Long An, gồm 15 xã và 1 thị trấn : Xã An Phú Tây, Xã Bình Chánh, Xã Bình Hưng, Xã Bình Lợi, Xã Đa Phước, Xã Hưng Long, Xã Lê Minh Xuân, Xã Phạm Văn Hai, Xã Phong Phú, Xã Quy Đức, Xã Tân Kiên, Xã Tân Nhựt, Xã Tân Quý Tây, Xã Vĩnh Lộc A, Xã Vĩnh Lộc B và Thị

Trấn Tân Túc [13]

Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính Huyện Bình Chánh [12]

Trang 34

Xã Bình Chánh nằm về phía Tây Nam huyện Bình Chánh, có diện tích 8,16 km² dân số 26.797 nhân khẩu Trong đó : Dân số thường trú: 21.011 nhân khẩu Dân số tạm trú : 5.786 nhân khẩu, cách trung tâm Sài Gòn 20 km; là cửa ngõ đi về đồng bằng sông Cửu Long qua đường Quốc lộ 1, giáp với Thị trấn Tân Túc ở phía bắc, giáp với xã Tân Quý Tây ở phía đông, giáp với các xã Phước Lý (Cần Giuộc) và xã Mỹ Yên (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) ở phía nam và Đông Nam, và xã Tân Bửu huyện Bến Lức, tỉnh Long An) ở phía tây Xã Bình Chánh là một trong những xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Bình Chánh, có tổng số diện tích 8,16 km², tổng dân số năm 2019 là 40.757 người, mật độ 4.995 người/km2 [13]

Bảng 2.1: Bảng thống kê hệ thống sông rạch Bình Chánh [13]

1 Sông cần giuộc 40 – 50 4-5 2 Rach Cây Khô 30 – 40 4-5 3 Rach Cầu Già 10 – 15 2-3 4 Sụng Chợ Đệm 50 – 70 4-5 5 Rach Gốc 25- 30 3-4 6 Rach Nước Lên 40 – 45 4-5 7 Kênh Ngang 18 – 20 3-4 8 Rach Đôi 14 – 15 2-3 9 Rach Sậy 10 -15 2-3 10 Kênh C 18 – 20 2-3

Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thủy triều, về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển Hệ thống sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông

Trang 35

Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2 Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Huyện Hớn Quản, Tỉnh Bình Phước, chảy qua Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s

Theo báo cáo kết quả quan trắc vào tháng 3 năm 2021 của Cục quản lý tài nguyên nước, Bộ tài nguyên môi trường công bố thì đối với tài nguyên nước dưới đất TP Hồ Chí Minh gồm 5 tầng chứa nước chính: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trungthượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n2 2 ), tầng chứa nước Pliocene hạ (n2 1 ) Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội - thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước như sau: tầng chứa nước qp3 là 206.017m3 /ngày, tầng chứa nước qp2-3 là 325.317m3 /ngày, tầng chứa nước qp1 là 310.945m3 /ngày, tầng chứa nước n2 2 là 414.586m3 /ngày, tầng chứa nước n2 1 là 276.380m3 /ngày

Tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3) : Trong phạm vi thành phố, mực nước trung bình tháng 2 có xu thế dâng, hạ so với tháng 1 Giá trị dâng cao nhất là 1,63m tại phường Đông Hưng, Quận 12 (Q019340) và giá trị hạ thấp nhất là 1,4m tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (Q003340) Mực nước trung bình tháng nông nhất là -3,41m tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (Q822030M1), mực nước trung bình tháng sâu nhất là -20,52m tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 (Q011340) Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2021 mực nước có xu thế hạ

Tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1) : Trong phạm vi thành phố, mực nước trung bình tháng 2 dâng so với tháng 1 Giá trị dâng cao nhất là 0,44m tại phường

Trang 36

Hiệp Thành, Quận 12 (Q017030M1) và giá trị hạ thấp nhất là 0,08m tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi (Q00204A) Mực nước trung bình tháng nông nhất là -3,31m tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ (Q821040M1), mực nước trung bình tháng sâu nhất là -17,76m tại phường Hiệp Thành, Quận 12 (Q017030M1) Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2021 mực nước có xu thế hạ

Tầng chứa nước Pliocene trung (n2 2 ) : Trong phạm vi thành phố, mực nước trung bình tháng 2 dâng so với tháng 1 Giá trị dâng cao nhất là 0,65m tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12 (Q011040) Mực nước trung bình tháng nông nhất là -3,44m tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (Q822040M1), mực nước trung bình tháng sâu nhất là -22,65m tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12 (Q011040).Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2021 mực nước có xu thế hạ

Tầng chứa nước Pliocene hạ (n2 1 ) : Trong phạm vi thành phố, tại xã Đồng Dù, huyện Củ Chi (Q80404ZM1) mực nước trung bình tháng 2 hạ 0,14m so với tháng 1 Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2021 mực nước có xu thế hạ

Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m [5]

Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành

Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7 Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn [19]

b Đặc điểm kinh tế xã hội

Địa bàn xã có tuyến đường quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 3,2 km, đây là

Trang 37

tuyến đường giao thông quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội Có tuyến Đinh Đức Thiện do khu 4 quản lý; Ngoài ra, trong những năm qua, xã đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng 51,814 km đường liên ấp, liên xã, thôn xóm và trục nội đồng tạo nhiều thuận lợi giao thông

Địa bàn xã có 03 trạm cấp nước (Bình Chánh 1, Bình Chánh 2, Bình Chánh 3), trong đó trạm Bình Chánh 2, trạm Bình Chánh 3 hiện tại ngưng khai thác, trạm cấp nước Bình Chánh 1 phục vụ phải chạy vượt công suất kết hợp với nguồn nước được chuyển cấp thêm nguồn nước mặt từ Nhà máy nước Thủ đức về, cho nên việc phục vụ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn rất khó khăn thường xuyên bị yếu thiếu nước sinh hoạt vào giờ cao điểm, tuy nhiên về cơ bản 100% hộ dân trên địa bàn xã có nước sử dụng

2.1.2 Đặc điểm mạng lưới hệ thống cấp nước tập trung Xã Bình, Chánh Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 2.2: Họa đồ mạng lưới Xã Bình Chánh [30]

Hệ thống cấp nước cho khu vực Xã Bình Chánh bao gồm 2 nguồn nước, trong đó: - Nguồn nước ngầm được đầu tư 3 trạm cấp nước Bình Chánh 1,2,3 khai thác vận hành từ những năm 1987 cho đến nay

Trang 38

- Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp từ khu vực Nhà máy nước Thủ Đức với khoảng cách hơn 35 km đi qua Thành Phố thủ Đức với tuyến ống D2000 mm – D1500 mm qua quận 7, nhà bè với tuyến ống D1200mm- D500 trên đường nguyễn Văn Linh cung cấp cho khu vực phía nam Thành Phố trong đó có Xã Bình Chánh

- Đường ống phân phối cho khu vực Xã Bình Chánh cung cấp cho 6149 khách hàng thông qua các tuyến ống cấp nước có đường kính từ D60 mm cho đến D300 mm với tổng chiều dài 70.060 m, với các loại vật liệu PVC, UPVC, HDPE, gang Tuyến ống truyền tải D600 mm 3,2 km dọc chiều dài Quốc lộ 1A đi qua địa bàn xã giáp ranh Long An cũng đã được đầu tư chờ đấu nối tuyến ống D1500 mm và 1000 Nguyễn Văn linh đang được triển khai thực hiện dự án và dự kiến thời gian thực hiện còn kéo dài do vướng mắc các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là công tác thỏa thuận tuyến, đề bù giải tỏa còn kéo dài dự kiến hoàn tất công tác đầu tư xây lắp và đưa vào vận hành khoảng sau năm 2025

- Khu vực dân cư phân bố đều dọc 2 bên đường theo quốc lộ 1A theo trục bắc nam dài 3,2 km, hai nhánh chính theo hướng tây là đường Hoàng Phan Thái dài 1,8 km tiếp giáp các Thị Trấn Tân Túc, Xã Bình Lợi TPHCM, xã Tân Bửu, xã Mỹ Yên Huyện Bến Lức Tỉnh Long An và phía đông là đường Đinh Đức Thiện dài 2,6 km tiếp giáp với xã An Phú Tây, xã Hưng Long TPHCM, xã Phước Lý, Long Thượng Huyện Cần Giuộc Tỉnh Long An mục đích sử dụng nước chiếm phần lớn là sinh hoạt

2.1.3 Đánh giá hiện trạng trạm cấp nước tập trung trên địa bàn Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh TPHCM

Nguồn nước cung cấp cho xã Bình Chánh được cung cấp từ 2 nguồn với chủ lực là nguồn nước ngầm, kết hợp với một phần nguồn nước lấy từ các nhà máy xử lý nước mặt Hệ thống phân phối thông qua mạng lưới đường ống với tổng chiều dài các tuyến ống phân phối là 62.988 m cho trên 6.149 hộ dân sống nằm dọc theo các tuyến đường chính trên địa bàn Xã, hiện nay chỉ còn trạm Bình Chánh 1 đang

Trang 39

hoạt động, trạm 2 và trạm 3 đã ngưng hoạt động, chất lượng nước nguồn vẫn ổn định trong các năm khai khác, chưa phát hiện bất thường về các chỉ số lý hóa, vi sinh trong nước Chất lượng nước sau xử lý đều đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế cung cấp cho nhân dân, định kỳ hằng tháng Xí nghiệp Cấp nước Sinh hoạt Nông Thôn TPHCM phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM lấy mẫu chất lượng nước sau xử lý và tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng theo quy định của Bộ Y tế và đều đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia chất lượng nước sạch (QCVN 01-1:2018/BYT), tỷ lệ cung cấp nước sạch trên địa bàn đạt 100% [30]

Nguồn nước cung cấp bao gồm nguồn nước từ trạm Bình Chánh 1 và nguồn nước cấp từ các nhà máy xử lý nước mặt thông qua mạng truyền dẫn cung cấp bổ trợ cho mạng lưới hiện hữu, tuy nhiên do các tuyến ống truyền tải đã được đầu tư đã lâu hiện đã bị quá tải và cự ly cung cấp từ nhà máy đến khu vực xã Bình Chánh rất xa trên 35 km, các tuyến ống truyền tải và phân phối có đường kính nhỏ bị quá tải, nên thực trạng vẫn xảy ra tình trạng nước yếu vào một số giờ trong ngày đặc biệt là vào các giờ cao điểm khu vực cuối của mạng lưới thường xuyên bị tình trạng nước yếu và mất nước cục bộ chưa đáp ứng được nhu cầu dùng nước nhiều vấn đề rủi ro cho hệ thống Mạng lưới đường ống phân phối của hệ thống cấp nước phân bố rộng, tuyến ống phân phối có đường kính nhỏ không đủ đáp ứng, nhiều tuyến ống chôn sâu do lún và quá trình nâng cấp đô thị, tình trạng nước yếu, mất nước xảy ra thường xuyên, đặc biệt là vào mùa khô và các dịp lễ tết

Với mục tiêu phải cung cấp đáp ứng đủ cho nhu cầu của TPHCM và lâu dài là cấp nước liên vùng cho khu vực Tỉnh Long An cũng được đề ra, nên phải tính toán đến các giai đoạn sau, , tuy nhiên tại khu vực xã Bình Chánh và các vùng tiếp giáp với các Huyện Cần Giuộc, Bến lức, của Tỉnh Long An đang chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra rất mạnh mẽ đứng trước thực trạng đó Tổng công ty đã xây dựng ban hành Kế hoạch Cấp nước an toàn chung cho toàn Tổng Công ty , nên việc xậy dựng KHCNAT cụ thể cho từng vùng đặc biệt tại các trạm cấp nước là chưa có, Việc xây dựng KHCNAT là việc cấp thiết

Trang 40

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp tiếp cận điều tra khảo sát :

Tác giả đến trực tiếp khu vực nghiên cứu bao gồm từ các trạm cấp nước tập trung như : Trạm Bình Chánh 1, Trạm Bình Chánh 2 và Trạm Bình Chánh 3 và hiện trường để đánh giá nhận xét về hiện trạng hệ thống mạng lưới Xã Bình Chánh

Tác giả đã đến liên hệ trực tiếp đơn vị quản lý và các nhân viên quản lý vận hành để xin số liệu với số lần đến liên hệ tiếp cận điều tra khảo sát là 10 lần để thu thâp số liệu, từ đó thông qua việc tiếp cận đã thu thập số liệu từ năm 2017 đến năm 2020 các thông tin về sự cố đã xảy ra, báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo đánh giá chất lượng nước đầu vào và chất lượng nước sau xử lý năm 2017-2020, nhật ký vận hành của trạm cấp nước năm 2020, Sổ thống kê sửa chữa và tiếp nhận thông tin phản ánh của khách hàng khu vực xã Bình Chánh, các báo cáo khác nhưng có liên quan hệ thống cấp nước của vùng nghiên cứu

Qua tham khảo báo cáo các thuyết minh dự án đầu tư xây dựng của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh nay là Xí Nghiệp Cấp nước Sinh hoạt Nông Thôn TPHCM tại vùng nghiên cứu, tác giả đã được tiếp cận và tìm hiểu, nắm rõ được sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm mô tả được chi tiết các thành phần cấu tạo nên trạm cấp nước, mạng lưới bao gồm các tuyến ống và trang thiết bị vật tư, các vị trí đấu nối, ranh giới, vùng phân phối, 2 nguồn nước cung cấp cho khu vực nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp chuyên gia:

Tác giả đã liên hệ các chuyên gia tại Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn và các chuyên gia tại các công ty cấp nước như : cấp nước Vũng Tàu, cấp nước Huế, để trao đổi và xin ý kiến đánh giá và nhận xét của các chuyên gia hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng KHCNAT cụ thể như về nhận diện và xác định các mối nguy hại rủi ro mất an toàn trong vận hành hệ thống cấp nước tại các khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Miền Trung và Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 14/05/2024, 08:59

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN