Giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ÁP DỤNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CẤP

  • Quản lý và áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn ở Việt Nam
    • Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp Cấp nước Sinh Hoạt Nông thôn Thành Phố Hồ Chí Minh

      Hệ thống cấp nước tại khu vực Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh TPHCM được đầu tư trải qua nhiều thời kỳ, khu vực này trước đây do trung tâm nước và vệ sinh môi trường nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn TPHCM quản lý, nguồn nước cung cấp ban đầu chủ yếu là nguồn nước ngầm, đến năm 2015 thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM đã bàn giao cho Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn quản lý vận hành, hiện nay đang đầu tư thêm mạng lưới cấp nước sử dụng nguồn nước sạch cung cấp từ các nhà máy nước khai thác và xử lý từ nguồn nước mặt của Sông Đồng Nai là Nhà máy nước Thủ Đức, từ nguồn nước sông Sài Gòn là Nhà máy nước Tân Hiệp, tuy nhiên do nguồn cấp cho khu vực này có khoảng cách rất xa hơn 35km, các tuyến ống cấp 1,2 chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống cấp nước của trạm cấp nước có đường kính nhỏ nhiều chủng loại vật liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với bộ tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổng công ty dẫn đến chưa đồng bộ, không đáp ứng được với nhu cầu tiêu thụ của khách hàng ngày một tăng nhanh, dẫn đến khu vực cuối mạng lưới thường xuyên xảy ra tình trạng nước yếu đây là vấn đề tồn tại cần được giải quyết trong thời gian ngắn trước mắt, khi các tuyến ống cấp 1,2 là tuyến D1500 mm đặt trên đường Nguyễn Cửu Phú dài 18km và tuyến D1000 được đặt trên đường Nguyễn Văn Linh dài 12km được đầu tư hoàn thiện thì khi đó các vấn đền tồn tại mới được giải quyết bền vững. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; các phương án, giải pháp chống thất thoát nước, bảo trì, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp mạng lưới cấp nước; tổ chức quản lý hệ thống van điều áp theo đúng quy định của Tổng Công ty và theo đúng quy định về đặc tính kỹ thuật, vật tư thiết bị chuyên ngành nước; khắc phục các sự số (kể cả sự cố liên quan đến chất lượng nước, ô nhiễm nước) xảy ra trên hệ thống công trình cấp nước tại địa bàn Xí nghiệp quản lý. Tham gia giám sát các công trình ngầm do các đơn vị khác thi công trên địa bàn do Xí nghiệp quản lý và có biện pháp xử lý hoặc đề nghị Tổng Công ty xử lý, giải quyết các trường hợp thi công xâm hại đến hệ thống tuyến ống cấp nước thuộc địa bàn quản lý. Tổ chức biên đọc chỉ số nước tiêu thụ của khách hàng định kỳ hàng tháng, áp dụng giá biểu tiên nước nhằm phục vụ cho việc lập hóa đơn tiền nước, phân tích lượng nước tiêu thụ. Thực hiện doanh thu tiền nước, quản lý hóa đơn tiền nước và thực hiện việc giao nộp tiền nước tại Ngân hàng theo đúng quy định. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp nước, ký kết hợp đồng dịch vụ cấp nước và tổ chức thi công lắp đặt đồng hồ nước cho khách hàng lưu trữ, cập nhật hồ sơ cấp nước của khách hàng. Tiếp nhận, xem xét và giải quyết các khiếu nại của khách hàng theo. quy định của Tổng Công ty; kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị Tổng Công ty xử lý các trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng cung cấp dịch vụ cấp nước. Thực hiện hoạt động tiếp thị, quảng bá, khuyến khích khách hàng tiêu dùng nước sạch. Tư vấn xây dựng các công trình chuyên ngành cấp nước bao gồm: lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát các công trình cấp nước và công trình phụ trợ liên quan. Tổ chức lập dự án các công trình chuyên ngành cấpnước. Tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát và tư vấn đấu thầu. Tổ chức thi công, tu bổ, sửa chữa hệ thống cấp nước, tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước và các công trình phụ trợ khác. Thực hiện công tác sửa chữa hệ thống cấp nước. Tổ chức duy tu, sửa chữa trạm cấp nước. Tổ chức thi công tái lập mặt đường đối với công trình chuyên ngành cấp nước. Thực hiện công tác nâng lời đồng hồ nước. Thực hiện kế hoạch thay đồng hồ nước định kỳ. Quản lý, điều hành lao động, vật tư, kỹ thuật, tài chính và thực hiện các dự án đầu tư công trình cấp nước theo quy định được Tổng Công ty phân cấp hoặc ủy quyền cho Xí nghiệp. Xây dựng, áp dụng nội quy lao động, nội quy cơ quan để giữ vững kỷ cương, kỷ luật lao động tại đơn vị. Xây dựng định biên lao động để bố trí, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực tại đơn vị; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên của Xí nghiệp. Quản lý việc sử dụng vật tư, trang thiết bị do Tổng Công ty giao cho Xí nghiệp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ; báo cáo quyết toán sử dụng theo qui định của Tổng Công ty. Thực hiện và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của Tổng Công ty, pháp luật về sử dụng nguồn vốn, nguồn tài chính mà Tổng Công ty giao cho Xí nghiệp để hoạt động. Tổ chức quản lý, điều hành dự án, đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước sạch trên huyện Bình Chánh theo nhiệm vụ và quyền hạn được Tổng Công ty giao. Tổ chức phối hợp kiểm tra, theo dừi, giỏm sỏt việc thực hiện cỏc dự ỏn, công trình cấp nước được Tổng Công ty. Thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng, tổ chức sơ kết, tổng kết về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Tổng Công ty; Thực hiện công tác Thi đua khen thưởng theo qui định của Tổng Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc. Đề xuất những chủ trương, giải pháp cho Ban Tổng Giám Đốc trong việc chỉ đạo, quản lý điều hành các lĩnh vực có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao. Thông qua Tổng Công ty chủ động phối hợp với các ngành hữu quan, để xuất xây dựng các chính sách, cơ chế hoạt động phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố, nhằm đạt mục tiêu và hiệu quả cao nhất về cấp nước sinh hoạt nông thôn. Được phép thu tiền sử dụng nước theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho hoạt động sản xuất của Xí nghiệp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Xí nghiệp được thực hiện ký kết các hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại và lao động trong phạm vi ủy. quyền hoặc phân cấp của Tổng Công ty. Xí nghiệp thực hiện sau khi được Tổng Giám đốc thông qua các vấn đề a).

      Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống của kế hoạch cấp nước an toàn [22]
      Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống của kế hoạch cấp nước an toàn [22]

      CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN

      Phương pháp nghiên cứu

      • Phương thức xác định tần suất xuất hiện các mối nguy hại trong xây dựng KHCNAT

        Để nhận diện được tần suất xuất hiện các mối nguy hại xảy ra tại hệ thống cấp nước và trạm cấp nước để đánh giá mức tác động của các mối nguy hại gây ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng của trạm cấp nước, tác giả đã đến trực tiếp tại Xí nghiệp cấp nước sinh hoạt nông thôn TPHCM để làm việc 18 buổi làm viêc tổng cộng khoảng 8 ngày làm việc tại hiện trường mạng lưới cấp nước, các công trình cấp nước và văn phòng qua trao đổi và phỏng vấn các nhân viên vận hành, nhân viên quản lý mạng lưới, nhân viên quản lý chất lượng nước, nhân viên tu bổ sửa chữa, nhân viên sửa chữa điện, chuyên viên Ban Kinh Doanh, Ban Kỹ thuật Công nghệ, Ban Quản lý cấp nước, Đội thi công tu bổ, Đội quản lý ghi thu, Ban kế hoạch vật tư, Ban Quản lý dự án, Ban Tổ chức hành chánh là những người có kinh nghiệm thực tế của những người có trình độ chuyên môn trong quản lý vận hành trạm cấp nước nông thôn tại Xí nghiệp Cấp nước Sinh hoạt Nông Thôn Thành phố Hồ Chí Minh và hiện trạng nhân sự đang quản lý vận hành tại trạm cấp nước để xác định các nội dung cần phỏng vấn và số lượng mẫu phỏng vấn, xác định các mối nguy hại. Trong quá trình xây dựng phương án được phân chia làm 2 giai đoạn nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trước mắt ngắn hạn và giai đoạn bền vững lâu dài hơn, tác giả có sử dụng phương pháp tính toán chi phí lợi ích cho các giai đoạn nhắm đến mục tiêu đảm bảo mục tiêu 100% hộ dân được cung cấp nước sạch “An toàn - Chất lượng - Liên tục”, giải quyết vấn đề tồn tại là áp lực thấp dẫn đến nước yếu và không nước vào giờ cao điểm chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, việc bơm hút tại các hộ dân cuối tuyến ống xa nguồn là các vị trí bất lợi có thể gây áp lực âm là một trong số các nguyên nhân gây móp, vỡ ống, là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và khó khăn cho công tác chống thất thoát thất thu trên mạng lưới đường ống cấp nước, giai đoạn sau là giai đoạn cải tạo phát triển đồng bộ từ nguồn cho đến mạng lưới cấp nước, có kế hoạch định hướng xây dựng và ứng dụng các thiết bị hiện đại tiên tiến hướng đến xây dựng mạng lưới cấp nước thông minh nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận do tăng sản lượng cung cấp, giảm thất thoát thất thu, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng được giao tiếp nhanh chóng và tiện dụng hơn.

        Hình 2.3: Sơ đồ các bước thực hiện xây dựng KHCNAT. [22]
        Hình 2.3: Sơ đồ các bước thực hiện xây dựng KHCNAT. [22]

        KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1. Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước tập trung Xã

        Bước 1: Thành lập ban cấp nước an toàn Bảng 3.4: Ban chỉ đạo cấp nước an toàn

        Ban cấp nước an toàn có trách nhiệm: Xây dựng, phát triển, thực hiện và duy trì kế hoạch cấp nước an toàn; giúp cộng đồng hiểu và chấp nhận cách tiếp cận kế hoạch cấp nước an toàn.

        Bước 3: Nhận diện các mối nguy hại và các biện pháp ứng phó

        Nước được bơm từ hệ thống giếng lên, giàn mưa và tháp Oxi tại đây quá trình làm thoáng xảy ra tạo môi trường Oxi hóa khử chuyển hóa các ion hóa trị 2 thành hóa trị 3 (Fe2+. Các hạt cặn lơ lửng sẽ bị giữ lại ở bể lắng, phần nước trong sẽ được chảy qua bể lắng trung gian và từ bể trung gian sẽ được đưa qua bể lọc trọng lực và bơm lên bồn lọc áp lực, các hạt cặn lơ lửng còn sót lại sẽ được giữ lại ở đây, nước sau khi qua bể lọc trọng lực và bồn lọc áp lực sẽ đi vào bể chứa trên đường ống dẫn vào bể chứa, châm Clo nhằm mục đích khử trùng.

        Bảng 3.6: Bảng phân tích đánh giá các mối nguy hại và mức độ tác động [22]
        Bảng 3.6: Bảng phân tích đánh giá các mối nguy hại và mức độ tác động [22]

        Bước 4 : Xây dựng và áp dụng dần kế hoạch cấp nước an toàn

        - Cắm lại mốc hành lang bị mất - Thỏa thuận với các đơn vị có đường nội bộ băng ngang tuyến ống cam kết làm đường phân tải cho xe ra vào. - Phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị quản lý hạ tầng trong việc thông báo, xử lý khi triển khai thi công các công trình hạ tầng.

        Bảng 3.8 Bảng thống kê phân tích các rủi ro ít nghiêm trọng [22]
        Bảng 3.8 Bảng thống kê phân tích các rủi ro ít nghiêm trọng [22]

        Bước 5: Giám sát các biện pháp kiểm soát và thẩm định hiệu quả của kế hoạch cấp nước an toàn 1. Các biện pháp kiểm soát đối với nguy hại ở mức độ cao

          Là công tác do ban chỉ đạo cấp nước an toàn của đơn vị chủ trì thực hiện để đánh giá hiệu quả thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với từng mối nguy, đảm bảo an toàn cấp nước của đơn vị, từ đó có biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Do Bộ phận giám sát KHCNAT thực hiện để đánh giá hiệu quả triển thực hiện các biện kiểm soát đối với từng điểm kiểm soát trên phạm vi toàn bộ hệ thống cấp nước, nội dung cơ bản: Tiến hành lấy mẫu, phân tích đánh giá; kiểm tra thực tế hiện trường, ghi nhận và đánh giá; kiểm tra hồ sơ cấp nước an toàn của các đơn vị, ghi nhận và đánh giá; tần suất thực hiện: 06 tháng 01 lần.

          Bảng 3.10 Các biện pháp kiểm soát đối với mối nguy hại có mức tác động trung bình và thấp [22]
          Bảng 3.10 Các biện pháp kiểm soát đối với mối nguy hại có mức tác động trung bình và thấp [22]

          Bước 6: Lập văn bản, rà soát & cải tiến tất cả các khía cạnh của áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn

            Giai đoạn sau khi đó nguồn nước ngầm sẽ chuyển thành nguồn cấp nước an toàn dự phòng, việc vận hành bơm tăng áp, bơm cấp bù vào mạng lưới khi các tuyến ống cấp 1,2 hoặc các tuyến ống cấp 3 được cung cấp từ nguồn nước mặt gặp sự cố như bể ống, …, các nhà máy nước mặt bị sự cố ngưng hoạt động thời gian sửa chữa khắc phục kéo dài gây nên hiện tượng nước yếu hoặc mất nước, khi đó hệ thống cấp nước thuộc Xã Bình Chánh được vận hành trong điều kiện có sự điều tiết các van biên điều khiển từ xa thông qua các thiết bị quan trắc và truyền dữ liệu ta có thể vận hành điều khiển từ xa. Theo luận văn thông qua trao đổi nghiên cứu tài liệu liên quan có tham khảo ý kiến các chuyên gia tại Tổng công ty cấp nước Sài Gòn thì được biết do địa bàn rộng, có quy mô lớn và phức tạp, nên với tính chất đặt thù tại Tổng Công ty cấp nước Sài gòn từ khâu sản xuất đến truyền tải nước sạch và phân phối nhưng đều được quy định, phân quyền quản lý cho các đơn vị chuyên trách của Tổng công ty quản lý và vận hành, các nhà máy chỉ chuyên sản xuất nước mặt và quản lý vận hành từ nguồn đến nhà máy,nguồn nước sạch sau khi xử lý sẽ được truyền tải thông qua hệ thống mạng lưới các tuyến ống cấp 1(D800mm - D2500mm) và cấp 2 (D400mm – < D800mm) do Xí nghiệp truyền dẫn của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn quản lý vận hành để phân phối cho hệ thống mạng cấp 3 (D50mm – D350mm) tại các đồng hồ tổng đấu nối tại outlet từ cấp 2 ra cấp 3 và phân phối cho khách hàng thông qua hệ thống mạng lưới ống cấp 3 do các công ty cổ phần và đơn vị trực thuộc Tổng Công ty quản lý, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn đã xây dựng và ban hành KHCNAT chung cho toàn bộ hệ thống cấp nước trên địa bàn TPHCM, còn việc xây dựng các KHCNAT cụ thể chi tiết tại từng vùng sẽ do các đơn vị được phân cấp chuyên trách triển khai, các đơn vị sẽ tiếp xây dựng KHCNAT chi tiết theo từng vùng và khu vực được phân công quản lý, có kết hợp với các KHCNAT của các đơn vị chuyên trách quản lý xây dựng tiếp nối được liên kết chặt chẽ, do đó việc xây dựng KHCNAT của luận văn này chỉ để cập đến hệ thống mạng lưới các tuyến ống cấp 3 và các trạm cấp nước liên quan trong khu vực nghiên cứu.

            Bảng 3.12 Văn bản rà soát, cập nhật KHCNAT
            Bảng 3.12 Văn bản rà soát, cập nhật KHCNAT

            Đề xuất giải pháp khắc phục tồn tại giai đoạn trước mắt và lâu dài

              Như vậy sau khi tiến hành chạy thủy lực và tính toán nhiều phương án, sau đó tác giả nhận thấy để đáp ứng giai đoạn trước mắt, giải quyết vấn đề tồn tại là nước yếu và mất nước vào giờ cao điểm tại khu vực ấp 3 thì giải pháp xây dựng cải tạo và lắp đặt thêm 2 bể chứa với kích thước bể chứa 8x9x3 = 216 m3 và 6x6x3 = 108 m3 tại trạm Bình Chánh 3 với tổng thể tích khoảng 350 m3 là hợp lý nhất, đồng thời để thuận tiện quản lý vận hành tác giả đề xuất sử dụng các thiết bị hiện đại thông minh và tiên tiến, cần bố trí và lắp đặt bổ xung các thiết bị sau : : lắp đặt 2 van điều tiết áp lực hiệu Dorot s300 của Israel D200mm [18] để điều tiết giảm áp lực tại khu vực đầu nguồn các tuyến ống lấy nguồn từ nguồn nước từ nhà máy nước Thủ Đức để điều tiết tăng áp lực cho khu vực cuối nguồn ở ấp 3 Xã Bình Chánh, lắp đặt bơm tăng áp để bơm với H = 20 m, công suất 150 m3/h, lắp đặt tủ biến tần để điều tiết áp lực lưu lượng mạng lưới, lắp đặt thêm đồng hồ điện từ D100 mm, bộ thiết bị quan trắc clo dư, độ đục và lắp đặt hệ thống châm Clor dạng hạt (ChloRun) để châm clo bổ xung và bộ data logger để truyền data dữ liệu về trung tâm quản lý. Giai đoạn tiếp theo dự kiến từ năm 2025 đến năm 2030, là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn ngắn hạn, tiếp tục sử dụng các trang thiết bị đã được đầu tư từ giai đoạn trước và có đầu tư bổ sung cho giai đoạn mới, hướng đến các mục tiêu bền vững hơn đó là thực hiện đầu tư cải tạo hoàn thiện toàn bộ mạng lưới cho đồng bộ nâng cao về kích thước với đường kính tối thiểu là ống HDPE 125 mm, chủng loại vật tư đồng bộ, đầu tư phân vùng 2 DMA, ứng dụng các thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến, thiết bị thông minh thu, thiết bị điều tiết mạng lưới thông minh có thể điều khiển từ xa, thay toàn bộ đồng hồ nước thông minh 15ly, trang bị các phần mềm quản lý hiện đại, xây dựng trung tâm điều khiển vận hành mạng lưới và trạm bơm (NOC), đồng thời theo kế hoạch tại thời điểm đến năm 2025 các tuyến ống truyền tải cấp 1,cấp 2 đã được đưa vào khai thác, khi đó sẽ ngưng khai thác nước ngầm tại trạm Bình Chánh 1, trạm sẽ chuyển qua chế độ vận hành dự phòng trong cấp nước an toàn, sẽ chuyển thành trạm quan trắc, châm bổ sung chất khử trùng và làm trạm bơm tăng áp, khi đó toàn bộ khu vực sẽ sử dụng nguồn nước mặt được cung cấp từ các nhà máy nước xử lý mặt cũng vừa được cải tạo nâng công suất (Nhà máy nước Thủ Đức, Nhà máy nước Tân Hiệp), khi đó khu vực nghiên cứu sẽ được gia tăng về lưu lượng và áp lực, tức là tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng sản lượng và tăng doanh thu tăng thêm, đây chính là nguồn tài chính giá trị tại ròng để khấu hao cho chi phí đầu tư lớn trong giai đoạn này, có tính toán đến tốc độ gia tăng dân số cơ học và giá bán bình quân cho các đối tượng dùng nước tại giai đoạn hiện nay, do đó nâng cao khả năng thu hồi vốn ở biên độ có tỷ lệ an toàn cao hơn so với tiến độ và kế hoạch đề ra tại giai đoạn này.

              Hình 3.2: Biểu đồ lưu lượng nước cung cấp cho khu vực xã Bình Chánh
              Hình 3.2: Biểu đồ lưu lượng nước cung cấp cho khu vực xã Bình Chánh