1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM - đề tài - SỰ TIẾP NHẬN TƯ TƯỞNG PHƯƠNG TÂY CỦA NHẬT BẢN THỜI CẬN ĐẠI

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Tiếp Nhận Tư Tưởng Phương Tây Của Nhật Bản Thời Cận Đại
Trường học Đại Học Phú Xuân
Chuyên ngành Tư Tưởng Phương Đông Và Việt Nam
Thể loại bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 752,5 KB

Nội dung

Do vậy, cũng là nơi hội tụ của văn hóa phương Đông và phương Tây Khoảng giữa thế kỷ XVI đã xuất hiện những người phương Tây đến Nhật Bản đemtheo sự ảnh hưởng của những tri thức khoa học

Trang 1

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN KHOA XÃ HỘI NHÂN VĂN

——–

ĐỀ TÀI:

SỰ TIẾP NHẬN TƯ TƯỞNG PHƯƠNG TÂY

CỦA NHẬT BẢN THỜI CẬN ĐẠI

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM

Trang 2

A VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ NHẬT BẢN

Nhật Bản là một nước ở Đông Nam Á, nằm giữa Thái Bình Dương, bao gồmhàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ

Theo truyền thuyết Nhật Bản ra đời khoảng năm 660 TCN khi Thiên hoàngJim- mu, dòng dõi của Nữ thần mặt trời Ama- tê- xa- xu lên ngôi nước Nhật.trong thực tế lịch sử thì nước Nhật ra đời muộn hơn, có thể bắt đầu hình thànhnhững nhà nước cổ đại đầu tiên từ khoảng thế kỉ II TCN khi trên đất nước NhậtBản hình thành những tiểu quốc nhỏ

Trải qua các thời kì lịch sử, xã hội Nhật bản chuyển mình và phát triển thôngqua các cuộc cải cách lớn theo các mô hình bên ngoài du nhập vào trong nước.cải cách năm 645 và cải cách Minh Trị 1868 đã minh chứng người Nhật có chícầu tiến và sự tự tin dân tộc cao, luôn nhận thức được yêu cầu phát triển đấtnước

Từ thế kỉ XV,XVI đã có sự tiếp xúc trong người Nhật và trong người phươngTây : Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, HI Lạp, Anh, Pháp, Mĩ… cũng như ngườiNhật và các nước Đông Nam Á

Bản đồ Nhật Bản

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG:

Chương I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TIẾP NHẬN TƯ

TƯỞNG NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XVI

Khi bàn về cách thức tiếp nhận nền văn minh bên ngoài của người Nhật, GS VĩnhSính viết rằng: “Có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hóa nướcngoài cho bằng người Nhật Họ không ngừng theo dõi những diễn tiến trên thế giớibên ngoài, đánh giá và cân nhắc ảnh hưởng của những trào lưu và xu hướng chínhđối với Nhật Bản Một điều đáng chú ý khác là khi họ biết trào lưu nào đang thắngthế thì họ có khuynh hướng chấp nhận, học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó,không để mất thời cơ”

Tư tưởng Nhật Bản ngày nay là kết quả kết tinh của hàng ngàn năm lịch sử, là sựkết hợp sáng tạo của những giá trị văn hóa bản địa và các giá trị văn hóa nướcngoài Do vậy, cũng là nơi hội tụ của văn hóa phương Đông và phương Tây

Khoảng giữa thế kỷ XVI đã xuất hiện những người phương Tây đến Nhật Bản đemtheo sự ảnh hưởng của những tri thức khoa học phương Tây Tuy nhiên, phải kểđến cuộc cải cách Minh trị (1868), thì tiếp xúc của Nhật Bản với văn hóa phươngTây mới trở nên đậm nét

1 Tình hình nhật bản trước cải cách duy tân:

1.1 Kinh tế

Nông nghiệp: Đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệpvới mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu Chế độ tô thuế nặng nề cộng với nạn

mất mùa đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém, bần cùng

Công nghiệp: Những hải cảng lớn đã khiến kinh tế hàng hóa của Nhật Bản vô cùngphát triển, nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ công việc kinh doanh Đó làmầm mống của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản

1.2 Xã hội

Về xã hội, Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền lực của các đại danh

(daimyo) và các võ sĩ Samurai Tuy nhiên vào thời kỳ này các cuộc nội chiến đã

Trang 4

kết thúc nên vai trò của các Samurai đã không còn như trước, một số chuyển sanglàm nông hoạc tham gia vào các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp.

Trong khi đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không

có quyền lực về chính trị lại bị đánh thuế nặng nề nên mâu thuẫn giữa họ và giaicấp thống trị ngày càng lớn Cuối cùng là nông dân Nhật Bản ngày càng bị cáctầng lớp trên bóc lột, áp bức nặng nề

Tình hình Nhật Bản Thế kỷ XIX.

1.3 Chính trị

Về chính trị Nhật Bản là một quốc gia phong kiến với vi tri tối cao thuộc về Thiênhoàng nhưng quyền hành thực tế lại thuộc về Mạc phủ Tokugawa Điều này khiếncác đại danh ủng hộ Thiên Hoàng tức giận, họ đòi Mạc phủ trao quyền điều hànhđất nước lại cho Thiên hoàng và ngầm lập âm mưu lật đổ chính quyền Mạc phủ

1.4 Đối ngoại

Các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình Nhật Bản rối ren đã nhảy vào gây

áp lực Nhật Bản phải mở cửa cho họ tự do buôn bán bởi vì chế độ Mạc phủ

Tokugawa thi hành chính sách Toả Quốc, đặc biệt là đối với các nước phương Tây.

Ban đầu Mạc phủ không đồng ý nhưng khi Hoa Kỳ dùng vũ lực với việc cử 4 tàuchiến Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna đến gây hấn khiến Mạcphủ phải ký hiệp ước với những điều khoản bất lợi thuộc về Nhật Bản như mở haicửa biển Simoda và Hadokate cho Hoa Kỳ vào buôn bán và người Mỹ khi phạmluật ở Nhật thì Nhật không được quyền xét xử mà phải giao lại cho nước Mỹ xét

xử theo luật pháp Hoa Kỳ Dù biết các điều khoản đã ký là bất lợi nhưng trong tình

Trang 5

thế lúc bấy giờ (Phương Tây mạnh và sự lạc hậu và yếu thế của mình)nên họnhượng bộ Sau Hoa Kỳ đến lượt Anh Quốc, Pháp, Đức đòi Nhật Bản phải mở cửa

và ký những hiệp ước bất bình đẳng khác Nhật tiếp tục nhượng bộ vì sự phát triểncủa mình

Quân đội Nhật Bản.

1.5 Hậu quả

Trước tình hình khủng hoảng đó và sự đe dọa của các nước phương Tây đưa Nhật Bản đứng trước 2 con đường: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến lạc hậu để thế lực thống trị (Mạc phủ) giữ được quyền lực càng lâu càng tốt với nguy cơ trở thành một nước thuộc địa hoặc đi theo con đường cải cách đất nước với cơ hội trở thành một cường quốc như các nước phương Tây

2 Phong trào Duy Tân – Nhật Bản:

Nhật Bản là quốc gia đi đầu và đến đích sớm trong phong trào Duy tân Từ 1868,vua Minh Trị đã tiến hành hàng loạt các cuộc cải cách dựa trên ý chí Nhật Bảncộng với mô hình xã hội và thiết chế chính trị phương Tây

Trang 6

Cuộc Duy tân Minh Trị như 1 cuộc cách mạng tư sản đã đưa Nhật từ một nướcphong kiến lạc hậu thành một nước tư bản chủ nghĩa, chuyển lên đế quốc chủnghĩa

-Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền

và thực hiện một loạt cải cách

Nhật Bản thời kỳ nội chiến

2.2 Nội dung cải cách Minh Trị:

- Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện mộtloạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu

Trang 7

-Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

-Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc

Kinh tế Nhật Bản có những bước chuyển biến rõ rệt.

2.2.3 Về quân sự:

-Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây

Trang 8

-Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

-Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược

2.2.4 Về giáo dục:

-Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc

-Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,

-Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…

2.3 Tính chất – ý nghĩa:

-Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản

-Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật

Sau đó,chính quyền Meiji chính đã tiến hành nhiều biện pháp để nhanh chóng tiếpthu văn minh phương Tây: thị sát nền văn minh phương Tây; thuê chuyên giaphương Tây làm cố vấn và giảng dạy ở Nhật và gửi học sinh sang phương Tây lưuhọc Bất cứ lĩnh vực nào, người Nhật cũng phân tích kỹ lưỡng, tìm ra những cáinhất của từng nước để học tập

Trước hết chúng ta xem xét vấn đề cử sứ đoàn đi thị sát, học hỏi phương Tây của chính phủ Meiji như thế nào và họ đã đưa ra quyết sách cụ thể nào để Nhật Bản tiếp thu văn minh phương Tây

Ngày 8 tháng 10 năm 1871, Thiên hoàng Meiji ban chiếu cử Iwakura làm Đại sứđặc mệnh toàn quyền, 4 phó sứ cùng phái đoàn đông đảo đi sứ các nước phươngTây Nhiệm vụ của sứ đoàn được nêu rõ: Một là thăm đáp lễ các nước đã ký hiệpước với Nhật; Hai là chuẩn bị thương thuyết về sửa đổi hiệp ước mà Bakufu đã kýtrước đây; Ba là thị sát, nghiên cứu chế độ văn vật của các nước tiên tiến Âu Mỹ.Ngày 4 tháng 11, Iwakura tế lễ xuất hành, triều kiến Thiên hoàng và Hoàng hậu.Ngày 6, lễ tiễn được tổ chức long trọng có sự tham gia của Thái chính Đại thầnSanjo Sứ đoàn rời cảng Yokohama vượt Thái Bình Dương đến thăm Mỹ và sau đó

Trang 9

là các nước Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Nga, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Ý, Áo vàThuỵ Sĩ

Thời gian của chuyến đi kéo dài từ ngày 6 tháng 11 năm 1871 đến ngày 13 tháng 9 năm 1873, mất khoảng 1 năm 10 tháng

Trước hết, về nhận thức: Sứ đoàn đã có dịp quan sát một cách tổng quan toàn bộnền văn minh Âu-Mỹ, những thành quả to lớn của của cách mạng công nghiệp,những điều mới mẻ trong cơ cấu của chế độ tư bản chủ nghĩa Sứ đoàn có dịp sosánh với văn minh phương Đông và tuy nhận thức được ngay giữa văn minhphương Đông và phương Tây co nhiều điểm khác nhau nhưng văn minh vật chấtcủa phương Tây thì vượt xa phương Đông rồi

Toàn thể thành viên của sứ đoàn đều có chung nhận thức là Nhật Bản cần thiếtphải học tập văn minh phương Tây từ văn vật đến chế độ để phát triển đất nước

Tuy nhiên, vấn đề là phải khảo sát xem cần phải học cái gì ở nước nào để đảm bảotính tiên tiến, hiện đại và thích ứng với Nhật Bản, làm cho Nhật Bản phát triểnnhanh chóng Sứ đoàn đã chỉ ra những nhận thức cụ thể khi đến thăm các nước

Sứ đoàn nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của nước Mỹ trẻ tuổi và nhận thức

về nhiều mặt Nhật Bản có thể học được ở Mỹ trong quá trình xây dựng quốc gia

Tư bản chủ nghĩa non trẻ của mình

Sứ đoàn ngưỡng mộ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vàbằng con mắt của mình, họ nhận thức được những thành tựu to lớn của “côngxưởng thế giới”, “mậu dịch lập quốc” Sứ đoàn cũng thấy được Nhật Bản giốngAnh là những “đảo quốc” nên củng cố thêm tư tưởng “mậu dịch lập quốc” như làquốc sách cho sự phát triển của Nhật Sứ đoàn cũng thấy, mặc dầu Anh theo chế độquân chủ-lập hiến nhưng Anh có một nền dân chủ phát triển cao nhất thế giớiđương thời Về điểm này thì hầu hết thành viên của sứ đoàn đều cho rằng nền dânchủ của Anh không phù hợp với điều kiện của Nhật

Khi đến thăm Pháp, sứ đoàn cũng cảm nhận được nước Pháp và Paris là “trung tâmvăn hoá” của thế giới với nhiều công trình kiến trúc tuyệt vời và trình độ văn hoácao của đất nước này Tuy nhiên, khi sứ đoàn đến Paris, ở đó còn ngổn ngangnhững dấu tích của chiến tranh Pháp-Phổ và Công xã Paris làm cho đoàn thấy rằngnền cộng hoà Pháp chứa đựng tính bất ổn, dễ xảy ra các cuộc đấu tranh giai cấp, xãhội

Trang 10

Vì vậy, chế độ chính trị Pháp cũng không phải là hình mẫu mà Nhật Bản cần noi theo.

Khi đến Đức, thấy được thành quả sự nghiệp thống nhất nước Đức, sứ đoàn rấtngưỡng mộ vị thủ tướng “máu và sắt” Bismarck và nhận thấy rằng nền quân chủ-lập hiến, tập trung quyền lực như ở Đức có thể phù hợp với Nhật Bản trên conđường xây dựng một quốc gia phú quốc cường binh

Khi đến thăm Nga, sứ đoàn chứng kiến sự trổi dậy của nước Nga sau cải cách nông

nô nhưng về văn minh và dân chủ, Nga còn lạc hậu hơn nhiều so với Anh, Pháp,

Mỹ hay Đức, thậm chí là với Áo và Ý

Tuy nhiên, sứ đoàn cũng tái nhận thức rằng, tuy Nhật Bản không học tập Nganhưng quan hệ với Nga có ý nghĩa rất quan trọng, vì Nga là nước láng giềng củaNhật và đang bành trướng mạnh mẽ về phía Đông nơi Nhật có lợi ích sống còn

Sau khi khảo sát cụ thể các nước phương Tây, sứ đoàn đã đề xuất cụ thể cácphương sách có hiệu quả để tiếp nhận văn minh phương Tây Trước hết, Nhật Bảncần phải mời chuyên gia của những nước nào, chuyên gia lĩnh vực nào để giúp choviệc đẩy nhanh quá trình cận đại hóa đất nước Nhật Bản

Lĩnh vực mà Nhật Bản ưu tiên học tập là công nghệ và kỹ thuật Theo đó, liên quanđến các lĩnh vực công nghiệp, Nhật Bản thuê nhiều chuyên gia nước ngoài nhất.Tính tổng thể mà nói, chuyên gia nước ngoài làm việc ở Bộ Công nghiệp chiếm1/3 tổng số chuyên gia ở Nhật Bản Trong thời kỳ đầu tỷ lệ đó lên đến 50%.Chuyên gia làm việc ở Bộ Công nghiệp chủ yếu là các kỹ sư trực tiếp chỉ đạo thicông các công trình lớn hay điều khiển các máy móc hiện đại, số chuyên gia này cótới 50%, còn lại là những cố vấn ở cơ quan của Bộ Ở Bộ này, các chuyên giangười Anh chiếm đến 60% Họ đảm nhiệm xây dựng các tuyến đường sắt, điện tín,hải cảng và đèn biển Chuyên gia có tiếng nhất ở bộ Công nghiệp là WilliamCargill, người Anh, tổng công trình sư các tuyến đường sắt đầu tiên ở Nhật

Giáo dục cũng là lĩnh vực được ưu tiên thuê chuyên gia Bộ Giáo dục chủ yếu thuêchuyên gia giảng dạy ở các ngành khoa học tự nhiên, y học và ngôn ngữ học Ở Bộnày, các chuyên gia người Đức chiếm 37,2%, Anh: 22,5%, Mỹ: 20,1%, Pháp: 13%.Những chuyên gia có ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục cận đại Nhật là Giáo sư David Murray, Scott (Mỹ), Giáo sư Ludwig Reiss, Herman Roessler, Albert Mosse(Đức), Luật sư Gustave Boissonade (Pháp)

Trang 11

Bộ Hải quân phần lớn thuê các chuyên gia người Anh huấn luyện Các chuyên giangười Pháp làm việc ở nhà máy luyện kim ở Yokohama và nhà máy đóng tàu ởYokosuka cũng thuộc Bộ Hải quân quản lý Người đảm nhận việc xây dựng nhàmáy đóng tàu ở Yokosuka là Francois Verny, người Pháp Chuyên gia các nướckhác làm việc ở Bộ này là không đáng kể Bộ Nội vụ chủ yếu thuê chuyên giangười Đức Họ cố vấn thiết lập hệ thống cảnh sát Bộ Lục quân chủ yếu thuêchuyên gia Pháp Có một số chuyên gia Đức làm việc ở Tham mưu Lục quân

Cục Khai khẩn Hokkaido thuê nhiều chuyên gia Mỹ trong các ngành khai khoáng,xây dựng đường sá và sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, còn có các chuyên gia Đứcgiúp xây dựng nhà máy bia

Bộ Tài chính chủ yếu thuê các chuyên gia Anh và Pháp giúp đỡ kiến thức tài chínhcận đại

Như vậy, không phải Nhật thuê chuyên gia một cách ồ ạt mà họ có sự lựa chọn cácquốc gia có trình độ tiên tiến nhất về lĩnh vực vực nào thì thuê chuyên gia về lĩnhvực đó Có như vậy, Nhật mới sớm nắm bắt được những kiến thức tiên tiến nhất đểhọc tập, mới có thể “đi tắt đón đầu”, tiến kịp các nước tiên tiến nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao vai trò của chuyên gia nước ngoài trong việccận đại hóa Nhật Bản Sakata đưa ra nhận định: chính việc thuê các chuyên gianước ngoài phương Tây làm đòn bẩy cho Nhật Bản tiến tới văn minh hóa Umetanicoi việc thuê chuyên gia phương Tây, tiếp thu kiến thức phương Tây chính là việc

“Sử dụng kiến thức của ngoại quốc để chống lại sức ép của ngoại quốc”.B.Chamberlain cho rằng các chuyên gia là “Người sáng tạo ra Nhật Bản cận đại”

Tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu người Nhật hay người nước ngoài đều thừa nhận sự đóng góp to lớn của các chuyên gia vào quá trình cận đại hóa Nhật Bản

Tuy nhiên, việc mời các chuyên gia nước ngoài đến cố vấn, chỉ đạo, giảng dạy cótác dụng to lớn trong việc tiếp thu những kiến thức tiên tiến thế giới nhưng đó vẫnchỉ tiếp xúc một cách gián tiếp và không phải là biện pháp lâu dài Chính quyềnMeiji còn chủ trương gửi học sinh ra nước ngoài lưu học mới có khả năng tiếp thuvăn minh và kỹ thuật phương Tây một cách trực tiếp và sâu sắc, và đó là chínhsách cơ bản và lâu dài để người Nhật nắm quyền chủ đạo trong công cuộc xâydựng nền khoa học, văn hoá, giáo dục độc lập, tự chủ và tiên tiến

Trang 12

Ngay năm 1869, các nhà lãnh đạo chính quyền mới thấy rằng để nhanh chóng tiếpthu khoa học, kỹ thuật, chế độ và luật pháp phương Tây, cần phải khẩn cấp việc cửcác học sinh có năng lực sang các nước phương Tây lưu học Chính phủ Meiji đãtiến hành tuyển chọn và sử dụng ngân sách của nhà nước gửi các học sinh ưu tú ranước ngoài học tập Năm 1871, chính phủ Meiji sửa đổi và ban hành Quy chế vềlưu học sinh (Kaigai Ryugakusei Kisoku) Theo đó, việc tuyển chọn phải tiến hànhmột cách tự do, dựa vào năng lực của học sinh và việc gửi học sinh đó đến họcnước nào, trường nào, ngành nào là do chính phủ quyết định Ngay từ lúc đó, chínhquyền Meiji đã biết lựa chọn các nước có ngành học nổi tiếng nhất ở các trườngđại học Âu-Mỹ để gửi lưu học sinh của mình đến đó học tập Chính phủ quy định:Học về máy móc, thương nghiệp, tài chính-tiền tệ, đóng tàu, gia súc, hoạt động từthiện thì học ở các trường tốt của Anh; học về luật, luật quốc tế, động vật học vàthực vật học thì học ở các trường đại học có tiếng của Pháp; học về triết học, chínhtrị học và y học thì học ở các trường của Đức; học về bưu chính, công nghệ, nônghọc, gia súc, thương mại, khai khoáng thì học ở Mỹ…

Ngoài ra, để nâng cao tinh thần dân tộc, các lưu học sinh hưởng học bổng từ ngânsách chính phủ, trước lúc ra đi đều đến viếng đền thờ của Shinto, làm lễ dâng rượuthần, thề nguyện quyết tâm học tập và trở về nước phục vụ Tổ Quốc

Nhờ chủ trương và phương cách học tập nền văn minh phương Tây một cách đúngđắn, cụ thể mà trong vòng 30 năm Nhật Bản đã duy tân thành công, trở thành mộtnước Tư bản chủ nghĩa tiên tiến, ngang hàng với các cường quốc trên thế giới

3 Phong trào Hà Lan học:

Sau gần 200 năm cấm đạo cấm thông thương, đến đầu thế kỉ XIX, phong trào “HàLan học ” đã tạo điều kiện cho sách vở, tài liệu từ phương Tây, trước hết Hà Lan

du nhập vào Nhật bản, người Nhật bản được du học phương Tây, các cảng khẩu,đặc biệt là các cảng miền Tây và miền Nam, tiếp xúc thường xuyen với mọi tàuthuyền nước này Rất nhiều tư tưởng của các ngành sinh vật học, thiên văn học, địa

lí học, lịch sử học và kinh tế…được du nhập vào Nhật

Tầng lớp võ sĩ tập trung tại các đo thị để dịch và nghiên cứu sách vở phương Tây

Từ đó, những tư tưởng mới từ phương Tây đã trở thành nền tảng cho phong trào

Ngày đăng: 12/05/2024, 13:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w