1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG - THIẾT KẾ THI CÔNG PHẦN KHUNG TẦNG 5

36 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Thi Công Phần Khung Tầng 5
Tác giả Nguyễn Trần Việt Châu
Người hướng dẫn TS. Lưu Trường Văn
Thể loại Đồ Án Thi Công
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 0,97 MB
File đính kèm BẢN in.zip (2 MB)

Nội dung

Vì vậy trước khi tiến hành thi công công trình cần đưa ra nhiều giải pháp công nghệ thi công, dựa vào các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cảu các phương án để lựa chọn giải pháp công nghệ thi

Trang 1

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

A-PHẦN CHUNG : THIẾT KẾ THI CÔNG PHẦN KHUNG

TẦNG 5

PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH

II CÁC CƠ SỞ PHỤC VỤ CHO THI CÔNG:

1 Nguồn nước thi công:

-Công trình sử dụng nguồn nước cấp từ đường ống thành phố Hệ thống cấp nước cho công trình được lấp ngầm theo đúng thiết kế, nơi có sự vận chuyển của các phương tiện cơ giới bên trên đường ống được gia cố đảm bảo ổn định Ngôài ra công trình còn sử dụng đường ống cấp nước tạm thời, khi thi công hoàn thành sẽ tận dụng làm hệ thống cấp nước cho công trình trong quá trình sử dụng hoặc thu hồi lại

2 Nguồn điện thi công:

- Nguồn điện được lấy từ lưới điện cao thế khu vực Tuy nhiên để đảm bảo nguồn điện luôn được cung cấp liện tục cho công trường còn được trang bị thêm một máy phát điện dự phòng để đảm bảo vẫn có điện cung cấp khi nguồn điện cấp từ khu vực có sự cố

- Hệ thống dây điện tạm thời gồm có hệ thống dây dẫn đến các thiết bị chiếu sáng tạm thời trong công trường và hệ thống dây dẫn đến các thiết bị máy móc cần thiết trong quá trình xây dựng Các hệ thống dây phải đảm bảo chiều cao không cản trở việc lưu thông của xe Nếu đặt ngầm dưới đất thì phải được che chắn bảo vệ đúng qui định tại các

vị trí bố trí cầu dao, cấy chống đỡ dây dẫn phải có bảng báo an toàn

- Hệ thống chiếu sáng cho công trường trong quá trình thi công: bố trí ở lán trại, lối

đi, vị trí thi công ban đêm tăng ca đảm bảo ánh sang cho thi công

3 Vật tư thi công:

Trang 2

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

- Xi măng, cát, đá: Lấy từ nguồn cung cấp

- Bê tông tươi: Lấy từ xí nghiệp sản xuất bê tông tươi

- Coffa: Dùng hệ thống coffa thép do Hoà Phát cung cấp

Vật tư được vận chuyển đến công trường theo yêu cầu thi công bằng ôtô, được chứa trong các kho bãi dự trữ

4 Máy móc và nhân lực thi công:

- Máy móc thiết bị được cung cấp đủ trong quá trình thi công

- Nhân lực thi công đảm bảo về số lượng cũng như về trình độ chuyên môn

5 Hệ thống giao thông phục vụ thi công :

Công trình nằm trong khu vực đã qui hoạch xong, có hệ thống đường giao thong hoàn chỉnh thuận tiện vận chuyển vật tư máy móc thi công, ngoài ra trong công trường còn sử dụng hệ thống giao thong nội bộ để phục vụ thi công

PHẦN II LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

1 Nhận xét chung:

 Thi công đảm bảo chất lượng công trình và có lãi đó chính là vấn đề sống còn của một doanh nghiệp, nó phải là tiêu chí hang đầu của bất cứ một doanh nghiệp nào cần tồn tại và phát triển Do đó việc lựa chọn giải phápcông nghệ tối ưu thi công công trình là công tác rất cần thiết trước khi tiếnhành thi công công trình

 Thi công công trình có thể tiến hành theo nhiều giải pháp công nghệ khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng công trình, vị trí, điều kiện cụ thể của từng công trình mà có thể có những giải pháp phù hợp Vì vậy trước khi tiến hành thi công công trình cần đưa ra nhiều giải pháp công nghệ thi công, dựa vào các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cảu các phương án để lựa chọn giải pháp công nghệ thi công sao phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình, đảm bảo tất cả các yếu tố kỹ thuật mà công trình đòi hỏi, mặt khác nó phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

 Đối với công trình thi công bê tông toàn khối chúng ta cần lựa chọn phương án thi công theo 4 công tác chủ yếu sau:

 Giải pháp công nghệ thi công ván khuôn

 Giải pháp công nghệ thi công cốt thép

 Giải pháp công nghệ thi công bê tông

 Giải pháp an toàn lao động trong thi công

2 Đề xuất các phương án thi công:

a Phương án 1:

 Giải pháp công nghệ thi công cốt pha:

 Coffa: chọn loại coffa bằng gỗ

 Đà đỡ: đà đỡ bằng gỗ có kích thước định hình

 Hệ thống chống đỡ: kết hợp cây chống thép đơn và giáo PAL

 Giải pháp công nghệ thi công cốt thép:

 Gia công cốt thép: bằng thủ công, tại chân công trình

Trang 3

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

 Lắp dựng cốt thép: vận chuyển cốt thép lên tại vị trí lắp đặt sau đó lắp dựng từng thanh tại

 Giải pháp công nghệ thi công bê tông:

 Công nghệ trộn bê tông: dung máy trộn cố định hay di động trộn bê tông ngay tại hiện trường

 Công nghệ vận chuyển bê tông: dung thăng tải kết hợp cần trục tự hành bánh xích, bánh lốp, xe cút kít

b Phương án 2:

 Giải pháp công nghệ thi công cốt pha:

 Coffa: chọn loại coffa bằng thép định hình

 Đà đỡ: đà đỡ bằng gỗ

 Hệ thống chống đỡ: cây chống thép đơn

 Giải pháp công nghệ thi công cốt thép:

 Gia công cốt thép: bằng thủ công kết hợp máy cắt, uốn tại chân công trình

 Lắp dựng cốt thép: vận chuyển cốt thép đã gia công thành tổ hợp (thép cột) bằng cầu trục lên tại vị trí lắp đặt sau đó lắp dựng, đối với dầm sàn thì lắp tại

vị trí đó

 Giải pháp công nghệ thi công bê tông:

 Công nghệ trộn bê tông: mua bê tông thương phẩm, vận chuyển bê tông đến chân công trình bằng xe có thùng trộn, dùng máy bơm bê tông để đổ bê tông cho kết cấu

 Công nghệ vận chuyển bê tông: dùng thăng tải kết hợp cần trục tự hành bánh xích, bánh lốp, xe cút kít

c Phương án 3:

 Giải pháp công nghệ thi công cốt pha:

 Coffa: chọn loại coffa bằng thép định hình

 Đà đỡ: đà đỡ bằng thép hộp, gỗ kết hợp

 Hệ thống chống đỡ: Cây chống thép đơn

 Giải pháp công nghệ thi công cốt thép:

 Gia công cốt thép: bằng thủ công kết hợp với máy cắt, uốn tại nhà máy theo đúng thiết kế, đối với các kết cấu có kích thước, chiều dài lớn thì thi công tại công trường

 Lắp dựng cốt thép: vận chuyển cốt thép đã gia công thành tổ hợp (thép cột) bằng cầu trục cố định lên tại vị trí lắp đặt sau đó lắp dựng, đối với dầm sàn thì lắp tại vị trí đó

 Giải pháp công nghệ thi công bê tông:

 Công nghệ trộn bê tông: mua bê tông thương phẩm, vận chuyển bê tông đến chân công trình bằng xe có thùng trộn, dùng máy bơm bê tông để đổ bê tông cho kết cấu, kết hợp dùng máy trộn cố định hay di động trộn bê tông ngay tại hiện trường

 Công nghệ vận chuyển bê tông: dùng thăng tải, cần trục tháp cố định và máy bơm vữa bê tông thương phẩm, kết hợp xe cút kít

Trang 4

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

3 Phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng phương án:

a Phương án 1:

Ưu điểm:

 Ván khuôn, đà đỡ gỗ dễ chế tạo, khối lượng nhẹ

 Sử dụng cây chống thép đơn và giáo PAL định hình thuận tiện trong quá trình thi công và tháo dỡ Công nghệ thi công cốt thép đơn giản

 Công nghệ thi công bê tông linh động do kết hợp được thăng tải và cầu trục

tự hành

 Máy trộn khả năng cơ động hoá cao, nó có thể di chuyển đến thiết bị vận chuyển lên cao, là giảm quãng đường vận chuyển ngang

Nhược điểm:

 Cốp pha, đà đỡ gỗ hiện nay giá thành cao nên không kinh tế

 Công nghệ thi công cốt thép đơn giản nên kéo dài thời gian, làm giảm năng suất thi công

 Chất lượng bê tông không tốt, năng suất trộn không cao, tốc độ thi công chậm hơn rất nhiều, thời gian thi công kéo dài, không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và năng suất đổ bê tông, không kinh tế

b Phương án 2:

Ưu điểm:

 Dùng coffa thép định hình, cây chống thép đơn thuận tiện trong quá trình thi công và luân phiên coffa và cây chống

 Công nghệ thi công cốt thép phù hợp với điều kiện thi công công trình

 Bê tông thương phẩm sản suất tại nhà máy được vận chuyển tới công trường nên đem lại hiệu quả năng suất cao, chất lượng bê tông đảm bảo, giảm thời gian trộn bê tông tại công trình

Nhược điểm:

 Đà đỡ bằng gỗ chưa đem lại năng suất cao trong thi công

 Gia công cốt thép tại công trường sẽ tốn chi phí kho bãi không đem lại hiệu quả kinh tế cao

 Sử dụng cầu trục tự hành sẽ tốn chi phí làm đường ray, làm cản trở trong quá trình thi công, đi lại khó khăn

 Công trình phải gần trạm trộn bê tông thương phẩm, nếu quá xa trạm trộn sản xuất bê tông thương phẩm không thể áp dụng phương án này được vì chất lượng bê tông giảm, hiệu quả kinh tế thấp

c Phương án 3:

Ưu điểm:

 Dùng coffa thép định hình, đà đỡ sàn bằng thép, dầm bằng gỗ, cây chống thép đơn thuận tiện trong quá trình thi công và luân phiên coffa và cây chống

 Công nghệ thi công cốt thép phù hợp với điều kiện thi công công trình đem lại hiệu quả năng suất cao, giảm chi phí xây dựng kho bãi

Trang 5

SVTH:NGUYỄN TRẦN VIỆT CHÂU

 Bê tơng thương phẩm sản suất tại nhà máy được vận chuyển tới cơng trường nên đem lại hiệu quả năng suất cao, chất lượng bê tơng đảm bảo, giảm thời gian trộn bê tơng tại cơng trình, kết hợp máy trộn cố đinh và di động tại cơng trường sẽ làm tăng năng suất thi cơng

 Thời gian chờ đợi bê tơng đạt cường độ được rút ngắn, tháo dỡ ván khuơn nhanh hơn, tăng hệ số luân phiên ván khuơn, rút ngắn thời giant hi cơng cơng trình

Nhược điểm:

 Năng lực và thiết bị thi cơng của cơng ty địi hỏi phải đầy đủ

 Cơng trình phải gần trạm trộn bê tơng thương phẩm, nếu quá xa trạm trộn sản xuất bê tơng thương phẩm khơng thể áp dụng phương án này được vì chất lượng bê tơng giảm, hiệu quả kinh tế thấp

4 Lựa chọn phương án cơng nghệ thi cơng:

Từ những phân tích ưu điểm, nhược điểm của 3 phương án trên, ta chọn phương

án 3 để tiến hành thi cơng cơng trình vì nĩ thoả mãn các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tất cả các yêu cầu kỹ thuật chung cũng như riêng của cơng trình

- Đảm bảo an tồn tốt nhẩt trong quá trình thi cơng

- Giá thành chi phí nhỏ thoả mãn nhu cầu cơng trình

- Thời gian thi cơng cĩ thể rút ngắn nhất

- Hệ số sử dụng máy thi cơng cao nhất

PHẦN III NỘI DUNG THIẾT KẾ THI CƠNG PHẦN KHUNG TẦNG 5

I.CÁC BỘ PHẬN CẤU TẠO:

II KHỐI LƯỢNG BÊ TƠNG VÀ CÁC CƠNG TÁC LIÊN QUAN :

1 Yêu cầu chung :

Do công trình cần sử dụng khối lượng bê tông lớn, mặt bằng thi công chật nên toàn bộ khối lượng bê tông cho công trình đều sử dụng bê tông tươi thương phẩm do các công ty sản xuất Các đặc tính về vật liệu để sản xuất bê tông , phương pháp trộn , vận chuyển và thời gian lưu hỗn hợp bê tông sẽ được cung cấp kèm theo phiếu giao hàng

Trang 6

SVTH:NGUYỄN TRẦN VIỆT CHÂU

a Đổ và đầm bê tông:

* Đổ bê tông phải theo các yêu cầu sau :

 Không làm sai lệch vị trí coffa – cốt thép và chiều dày lớp bê tông bảo vệ

 Không dùng dầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông coffa

 Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế

 Giám sát chặt chẽ hiện tượng coffa – đà giáo và cốt thép trong suốt quá trình thi công để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra

 Giữ đúng chiều dày lớp bảo vệ

 Không đặt các vật khác lên trên cốt thép Muốn đi lại trong vùng đổ bê tông phải bắc cầu và cầu không được chạm vào cốt thép

 Mức độ đổ đầy bê tông vào coffa phải phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của coffa hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra

 Khi trời mưa phải che chắn không để nước mưa rơi vào bê tông trong trường hợp ngưng đổ bê tông quá thời gian quy định phải đợi đến khi bê tông đạt 25daN/m2 được đổ tiếp Trước khi đổ tiếp phải xử lý làm nhám mặt

Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của bê tông khi đổ không vượt quá 1.5m khi đổ bê tông có chiềi cao rơi tự do >1.5 m phải dùng ống nghiêng hoặc ống vài voi

* Đầm bê tông là một trong những yếu tố quyết định chất lượng bê tông , nhằm làm cho hỗn hợp bê tông đặc chắc và không còn lỗ trống rỗng bên trong Đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

 Thời gian đầm tại một chỗ với đầm dùi 20 – 40 giây, với đầm bàn 30 –

50 giây Phải ngưng đầm khi hỗn hợp bê tông đã được lèn chặt Dấu hiệu nhạân biết bê tông đã được lèn chặt là khi quan sát bề mặt đầm thấy bằng phẳng, vữa xi măng nổi đều, các góc kín và không còn bọt khí Nếu thấy có nhiều gợn nước có vòng đồng tâm quanh đầm dùi hoặc nước đọng thành vũng thì hỗn hợp bê tông đã bị phân tầng

 Đối với đầm dùi, bước di chuyển của đầm không quá 1.5 lần bán kính tác dụng của đầm Khi di chuyển đầm dùi từ chỗ này sang chỗ khác phải rút từ từ và không tắt động cơ để tránh để lại lỗ rỗng trong bê tông đã đầm

 Khi đầm bằng mặt đầm, phải kéo đầm từ từ và các vệt đầm phải đè lên nhau 5 – 10 cm

 Không tựa đầm lên cốt thép

Trang 7

SVTH:NGUYỄN TRẦN VIỆT CHÂU

b Bảo dưỡng bê tông:

 Do điều kiên thi công thực tế tại công trường, bê tông sau khi đổ chỉ có thể bão dưỡng tự nhiên Sau khi đổ bê tông khoảng sau 2 – 3 giờ phải đậy mặt bê tông bằng bao tải và tưới nước bằng cách phun mưa Trong

6 ngày đầu, ban ngày phải tưới ít nhất 3 giờ 1 lần, ban đêm phải tưới ít nhất 2 lần Mùa khô phải tưới thêm 2 ngày , mỗi ngày 3 lần

 Trong thời gian bão dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác dụng có khả năng gây hư hại khác

2 Chọn thiết bị thi cơng:

-Máy bơm bê tơng: BSF-9

Ta dùng máy bơm bê tơng để bơm cho những tầng thấp, cịn những tầng cao thì dùng cần trục tháp để đưa bê tơng lên

- Sức chứa phễu nạp nhiên liệu: 500 lít

- Năng suất động cơ: 90 kW

- Trọng lương: 5160 kg

- Xe vận chuyển bê tơng: SB-92B

Vận chuyển bê tơng bằng ơ tơ chuyên dùng cĩ thùng tự quay

- Dung tích chứa bê tơng: 6m3

- Ơ tơ hãng KAMAZ-5511

- Tốc độ quay: 14,5 vịng/phút

- Độ cao phối liệu vào: 3,5m

- Thời gian đổ bê tơng ra: 10 phút

- Hệ thống điều khiển bằng thủy lực

- Cơng suất động cơ: 40 kW

- Tốc độ di chuyển: 70km/h (đường nhựa)

-Máy đầm dùi:

Dùng đầm dùi chạy bằng điện: PHW-35

- Động cơ: 800 W

- Đường kính: 35mm

- Chiều dài đầu dùi: 318mm

- Chiều dài dây dùi: 6m

- Biên độ rung: 3,2mm

- Điện áp : 220V

Trang 8

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

- Trọng lượng : 1,5 kg

-Máy đầm bàn thi công bê tông sàn:

Máy đầm bàn MIKASA loại MVC-40F (Nhật Bản) với các tính năng kỹ thuật chủ

SỐ LƯỢNG

THỂ TÍCH DẦM V( 𝒎𝟑)

THỂ TÍCH

BÊ TÔNG( 𝒎𝟑)

Trang 9

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

SỐ LƯỢNG

THỂ TÍCH SÀN V ( 𝒎𝟑)

THỂ TÍCH BÊ TÔNG( 𝒎𝟑)

Trang 10

SVTH:NGUYỄN TRẦN VIỆT CHÂU

 Các chỉ tiêu kỹ thuật của một số chi tiết chính:

 Tất cả các tấm cốp pha được cấu tạo từ khung chính kết hợp với các bộ phận

phụ khác để lắp ráp

 Khung cốp pha được làm từ thép cán nóng, có cường độ chịu lực cao

 Kích thước cơ bản của các chi tiết cốp pha:

1 Bảng quy cách cột chống:

BẢNG QUY CÁCH CỘT CHỐNG :

A\B FA.1833 FA.2035 FA.2439 FA.2742 FA.3050

Chiều cao tới đa 3,300mm 3,500mm 3,900mm 4,200mm 5,000mm Chiều cao tới thiểu 1,800mm 2,000mm 2,400mm 2,700mm 3,000mm Chớt tăng giảm 125mm 125mm 125mm 125mm 125mm Tay quay 125mm 125mm 125mm 125mm 125mm Tải trọng cho phép 1,670kg 1,500kg 1,450kg 1,400kg 1,350kg Trọng lượng 14,2kg 15,2kg 16,0kg 16,9kg 18,5kg

Trang 11

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

Trang 12

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

- Dùng coffa thép tiêu chuẩn 300x1200, 300x1500, 200x1200, 200x1500

- Liên kết các tấm coffa bằng các tấm thép góc 63x63x5 bằng các chốt nêm

- Dùng gông thép tấm 70x5 để cố định coffa cột nhằm chống phình khi đổ bê tông với khoảng cách a=500

- Thành bên ngoài dầm dùng 2 tấm coffa thép 200x1200

- Thành bên trong dầm dùng 1 tấm coffa thép 250x1200

- Góc thành ngoài dầm dùng thép góc 63x63x1200

- Góc thành dầm với sàn dùng tấm góc trong 150x150x1200

Trang 13

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

- Sử dụng sườn đứng, sườn ngang, chống xiên bằng gỗ nhóm V

a Dầm moâi 100x300:

- Đáy dầm dùng 1 tấm coffa thép 100x1200

- Thành bên trong dầm dùng 1 tấm coffa thép 150x1200

- Thành bên ngoài dùng 1 tấm coffa thép 300x1200

- Góc thành ngoài dầm dùng thép góc 63x63x1200

- Sử dụng sườn đứng, sườn ngang, chống xiên bằng gỗ nhóm V

9 SÀN:

- Sàn tổ hợp từ những tấm cốp pha 300x1200, tấm góc 80x80x1200

- Những chỗ thiếu thì bổ sung vào những tấm nhỏ hơn hoặc chêm tấm gỗ ván

- Coffa được đỡ bằng các sườn ngang thép hộp 80x40x3

- Sử dụng cây chống đơn thép chống đỡ ô sàn với khoảng cách a=600

- Hệ thống cây chống thép được neo giữ bằng các thanh giằng ngang và thanh giằng xiên bằng thép nhằm giữ ổn định cho hệ cây chống đơn

IV TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT CỐP PHA, CỐT THÉP CHO TỪNG BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH:

1 Trình tự lắp đặt coffa:

a Lắp dựng coffa cột:

- Truyền dẫn tim cột lên mặt bằng thi công: Độ chính xác tim và cao trình của coffa cột có tầm quan trọng đặc biệt, vì việc sai lệch tim cột dẫn đến sự lệch tâm lớn của tải trọng, có thể gây nên ứng suất phát sinh trong khung vượt qua giới hạn cho

 Ghép tấm coffa còn lại vào

 Tiếp tục ghép tấm coffa phía trên cao 1,2m

 Lắp hệ gông, lắp các cây chống xiên và hệ dây cáp neo

 Dung máy kinh vĩ điều chỉnh tim, điều chỉnh độ thẳng đứng kết hợp với dây dọi

 Định vị cố định các cây chống xiên và cáp neo

b Lắp dựng coffa dầm sàn:

Trang 14

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

- Kiểm tra tim và cao trình gối dầm, căng dây khống chế tim và xác định cao trình coffa đáy dầm

- Gia công coffa đáy dầm

- Liên kết sơ bộ coffa đáy vào 1 số cột chống, đưa 2 đầu lên mép gối đỡ

- Lắp các cột chống còn lại điều chỉnh đúng tâm và cao trình theo dây căng, dung chống xiên để giữ ổn định tạm cho cây chống

- Lắp các thanh giằng ngang, chéo

* Một số lưu ý khi thi công lắp dựng coffa:

 Đánh dấu trục và cao độ công trình và phải ở vị trí thuận lợi việc cho việc lắp dựng và kiểm tra ván khuôn, tránh tình trạng khi kiểm tra bị vướng dàn giáo quá nhiều, hoặc khi di chuyển trục, cao độ từ vị trí này đến vị trí khác gặp khó khăn ( do không kết hợp tốt giữa người đánh dấu với người lắp đặt ván khuôn dàn giáo)

 Đối với các loại ván khuôn cột tường…nên bật mực theo chu vi bộ phận công trình ( hay chân ván khuôn) để cố định vị trí ván khuôn được chính xác

 Cốp pha thành bê tông của các kết cấu tường sàn, dầm cột, nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha và dàn giáo còn lưu lại để chống đỡ ( như cốp pha đáy dầm, sàn, cột chống )

 Lắp dựng cốp pha và dàn giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác của các nhiều tầng cần đảm bảo điều kiện tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển dần theo quá trình đổ và đóng rắn của bê tông

 Trụ chống của dàn giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và không bị biến dạng khi chịu tác động trong quá trình thi công

 Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp

để thuận lợi cho việc kiểm tra trục và cao độ của các kết cấu

 Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và mốc neo thì phải tính toán , xác định số lượng và các vị trí để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công

 Trong quá trình lắp dựng cốp pha, cần cấu tạo một số lỗ thích hợp phía dưới

để khi cọ rửa nặt nền, nước và chất bẩn có chỗ thoát ra ngoài Trước khi đổ

bê tông, các lỗ này được bịt kín lại

 Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha và dàn giáo trước khi tiến hành các công tác khác

2 Công tác lắp dựng cốt thép:

Trang 15

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

- Đếm đủ số lượng cốt đai lồng trước vào thép chờ của cột

- Đưu cốt thép dọc lên nối hàn với thép chờ

- Nâng cốt đai buộc dần lên cao, khi cao hơn tầm với thì lắp giáo để buộc

- Dùng cây chống để giữ ổn định cho cốt thép

- Buộc các con kê vào bê tông tạo lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép,

b Lắp dựng cốt thép:

Công tác lắp dựng cốt thép dầm sàn thường được lắp dựng xen kẽ với công tác lắp dựng ván khuôn dầm sàn Với dầm có kích thước lớn lắp dựng từng thanh trên ván đáy dầm đã lắp ổn định và chính xác tim, cốt Các bước tiến hành:

- Lắp các thanh treo cốt thép để cốt thép chịu lực bên dưới dầm cao hơn ván đáy dầm khoảng 5cm

- Đếm đủ số lượng cốt đai dầm phân thành nhiều túm luồn vào thép cấu tạo bên trên của dầm và đặt các thanh thép cấu tạo lên thanh treo, luồn vào các thép chờ của cột

- Luồn các cốt thép chịu lực bên dưới của dầm và các túm cốt đai

- San đều cốt đai theo đúng khoảng cách và dung dây thép chỉ để buộc

- Buộc các con kê tạo lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép

- Rút thanh treo, hạ khung cốt thép xuống ván khuôn đáy dầm

- Lắp ráp coffa thành dầm

- Luồn các thanh thép chịu lực chính của sàn, sàn đều theo khoảng cách thiét kế

- Lắp cốt thép chịu momen âm

Trang 16

SVTH:NGUYEÃN TRAÀN VIEÄT CHAÂU

- Buộc các viên kê tạo lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép

* Một số lưu ý khi thi công lắp dựng cốt thép:

 Cốt thép gia công xong phải bảo quản kho ráo không được làm rỉ sét, nếu

thấy hiện tượng rỉ sét thì phải tiến hành cạo sạch trước khi thi công

 Trong quá trình thi công không được làm cong vênh thép dàm sàn, cần phải

kiểm tra kĩ trước khi đổ bê tông

 Hệ thống neo giữ phải đảm bảo an toàn cho người thi công

V TÍNH TOÁN KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC, ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA

COFFA, GIÀN GIÁO, SÀN CÔNG TÁC CHO TẦNG ĐIỂN HÌNH:

1 Tính toán coffa cột:

- Tiết diện cột: 400x300, 500x300

- Coffa cột được ghép bởi các tấm coffa thép tiêu chuẩn, bề rộng của tấm coffa tiêu

chuẩn được lựa chọn sao cho phù hợp với kích thước của cột

- Chiều cao tầng 3400 và chiều cao dầm lớn nhất là 400, chiều cao đổ bê tông là

3000

- Nên sử dụng tấm coffa có kích thước 300x1200mm, 300x1500mm và

200x1200mm, 200x1500mm liên kết các tấm coffa lại với nhau bằng thép góc L

63x63x5 bằng các chốt nêm

- Trong phần tính toán coffa sau đây, chỉ tiến hành kiểm tra cho tấm coffa lớn nhất

(chịu tải lớn nhất)

***XÉT CỘT CÓ KÍCH THƯỚC 500x300 :

 Cột có kích thước bxh=500*300 sử dụng ván khuôn thép định hình, tải trọng tác

dụng lên ván thành cột, công trình thi công tại thành phố Hồ Chí Minh

 Áp lực ngang do vữa bê tông:

 coi ván khuôn thành cột như dầm đơn giản kê lên 2 gông cột :

 Tải trọng tính toán tác dụng lên cột:

Trang 17

SVTH:NGUYỄN TRẦN VIỆT CHÂU

 f < [f] nên đảm bảo điều kiện độ võng

Cây chống xiên của cột được thiết kế để chống áp lực ngang do gió gây ra

Chiều cao của cột 3.0 − 0.4 = 2.6 𝑚

Tải trọng gió

𝑊 = 𝑛 × 𝑊𝑜 × 𝑘 × 𝑐 𝐾𝑁/𝑚2 Trong đó:

Wo : giá trị áp lực gió theo bản đồ phân vùng và bảng 2.2.2 (“Tải trọng và tác động-TCVN 2737-1995”)

Giả sử công trình được thiết kế tại TP.HCM ta lấy Wo=83 daN/m2=0.83 KN/m2

k :hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình(theo bảng 5 TCVN 2737-1995)

Ở đây cao trình thi công tại sàn tầng 5 có cao độ là 15.2m.Nội suy với dạng địa hình C ta được

k=0.8 −0.8−0.74

n :hệ số vượt tải lấy bằng 1.2

c :hệ số khí động xác định theo bảng 6 TCVN 2737-1995 với cách xác định mốc chuẩn theo phụ lục G TCVN 2737-1995

c=0.8

Vậy :

𝑊 = 1.2 × 0.83 × 0.79 × 0.8 = 0.63 𝐾𝑁/𝑚2 Aùp lực ngang do gió gây ra:H=0.634.82.6= 7.8 KN

Vậy ta tính toán cây chống xiên theo tải trọng gió:H=7.8 KN

Trang 18

SVTH:NGUYỄN TRẦN VIỆT CHÂU

2.663 = 0.563

𝑃 = 𝐻sin 𝛼=

9.5830.563= 17.021 𝐾𝑁

Vậy ta dùng 2 cây chống xiên tiêu chuẩn FA.2035, một chống tại đoạn 2.2m và một ở

đoạn 1.2m tính từ mặt sàn để giữ ổn định bụng cột khi đổ và đầm bê tông

2.Tính tốn coffa sàn:

- Tấm coffa tiêu chuẩn sử dụng phổ biến nhất để làm ván khuơn sàn là 300x1200

- Các tấm coffa sàn được gối lên gối tựa là các sườn ngang bằng thép hộp 60x40x2,5 khoảng cách a=600

- Các sườn ngang lại được đỡ bởi các cây chống cũng cĩ khoảng cách a=600

Ngày đăng: 12/05/2024, 11:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG QUY CÁCH CỘT CHỐNG : - ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG  - THIẾT KẾ THI CÔNG PHẦN KHUNG  TẦNG 5
BẢNG QUY CÁCH CỘT CHỐNG : (Trang 10)
BẢNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG - ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG  - THIẾT KẾ THI CÔNG PHẦN KHUNG  TẦNG 5
BẢNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w