Hướng dẫn thiết kế và thi công phần khung tầng 5

MỤC LỤC

CỘT (400x300), (500x300)

- Những chỗ thiếu thì bổ sung vào những tấm nhỏ hơn hoặc chêm tấm gỗ ván - Coffa được đỡ bằng các sườn ngang thép hộp 80x40x3. - Hệ thống cây chống thép được neo giữ bằng các thanh giằng ngang và thanh giằng xiên bằng thép nhằm giữ ổn định cho hệ cây chống đơn.

TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT CỐP PHA, CỐT THÉP CHO TỪNG BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH

Trình tự lắp đặt coffa

- Lắp các cột chống còn lại điều chỉnh đúng tâm và cao trình theo dây căng, dung chống xiên để giữ ổn định tạm cho cây chống.  Đánh dấu trục và cao độ công trình và phải ở vị trí thuận lợi việc cho việc lắp dựng và kiểm tra ván khuôn, tránh tình trạng khi kiểm tra bị vướng dàn giáo quá nhiều, hoặc khi di chuyển trục, cao độ từ vị trí này đến vị trí khác gặp khó khăn ( do không kết hợp tốt giữa người đánh dấu với người lắp đặt ván khuôn dàn giáo).  Đối với các loại ván khuôn cột tường…nên bật mực theo chu vi bộ phận công trình ( hay chân ván khuôn) để cố định vị trí ván khuôn được chính xác.

 Cốp pha thành bê tông của các kết cấu tường sàn, dầm cột, nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha và dàn giáo còn lưu lại để chống đỡ ( như cốp pha đáy dầm, sàn, cột chống ).  Lắp dựng cốp pha và dàn giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác của các nhiều tầng cần đảm bảo điều kiện tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển dần theo quá trình đổ và đóng rắn của bê tông.  Trụ chống của dàn giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và không bị biến dạng khi chịu tác động trong quá trình thi công.

 Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra trục và cao độ của các kết cấu.  Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và mốc neo thì phải tính toán , xác định số lượng và các vị trí để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.  Trong quá trình lắp dựng cốp pha, cần cấu tạo một số lỗ thích hợp phía dưới để khi cọ rửa nặt nền, nước và chất bẩn có chỗ thoát ra ngoài.

 Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha và dàn giáo trước khi tiến hành các công tác khác.

Công tác lắp dựng cốt thép

    - Tiết diện cột lớn ta có thể lắp cốt thép thành khung dưới sàn sau đó đưa lên lắp vào thép chờ chân cột bằng máy cầu trục, dung cây chống giữ ổn định tạm thời cho cốt thép. - Đếm đủ số lượng cốt đai lồng trước vào thép chờ của cột - Đưu cốt thép dọc lên nối hàn với thép chờ. - Nâng cốt đai buộc dần lên cao, khi cao hơn tầm với thì lắp giáo để buộc - Dùng cây chống để giữ ổn định cho cốt thép.

    - Cốt thép sau khi được gia công cắt uốn nên bó riêng từng bó theo đúng số liệu thép trong bản vẽ kết cấu và được xếp vàp kho có mái che theo thứ tự số thép nào lắp trước đặt lên trên cùng, số lắp sau đặt dưới cùng. Công tác lắp dựng cốt thép dầm sàn thường được lắp dựng xen kẽ với công tác lắp dựng ván khuôn dầm sàn. - Đếm đủ số lượng cốt đai dầm phân thành nhiều túm luồn vào thép cấu tạo bên trên của dầm và đặt các thanh thép cấu tạo lên thanh treo, luồn vào các thép chờ của cột.

    - Luồn các cốt thép chịu lực bên dưới của dầm và các túm cốt đai - San đều cốt đai theo đúng khoảng cách và dung dây thép chỉ để buộc - Buộc các con kê tạo lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép. - Luồn các thanh thép chịu lực chính của sàn, sàn đều theo khoảng cách thiét kế - Lắp cốt thép chịu momen âm.  Cốt thép gia công xong phải bảo quản kho ráo không được làm rỉ sét, nếu thấy hiện tượng rỉ sét thì phải tiến hành cạo sạch trước khi thi công.

     Trong quá trình thi công không được làm cong vênh thép dàm sàn, cần phải kiểm tra kĩ trước khi đổ bê tông.

    PHẦN RIÊNG: THI CÔNG ĐÀI CỌC

    • Công tác đổ bê tông đài cọc

      Cốt thép chờ cho cột được giữ cố định bằng các thanh giằng trực giao nhau , tựa lên các tấm côppha thành. Ta dùng các tấm cốp pha tiêu chuẩn , sườn dọc , sườn ngang bằng các thanh thép hộp để ghép cốp pha đài móng. Sau khi lắp đặt cốp pha ta tiến hành lắp dàn dáo và sàn công tác.

      Ngoài ra ta bắc ngang qua móng một sàn công tác có bề rộng khoảng 1 m để cho người đứng đổ và đầm bê tông. Bê tông được cung cấp bởi các nhà máy cung cấp bê tông tươi nên chất lượng bê tông , độ sạch của cốt liệu, cấp phối bê tông khá ổn định. Nhưng trước khi đổ bê tông ta phải kiểm tra thời gian bê tông ninh kết , độ sụt , đúc mẫu cho từng xe chở bê tông.

      Phải đổ bê tông theo từng lớp có chiều dày khoảng 30 cm vì nếu ta đổ dày quá thì lớp bê tông bên dưới sẽ không được đầm kĩ.

      AN TOÀN LAO ĐỘNG

        * Nếu hố móng có vách thẳng đứng , sâu , không có gỗ chống mà cứ cố đặt máy sát ra bờ móng để sau này đổ bê tông và cào máng cho dễ là nguy hiểm, vì trong quá trình đổ bê tông máy trộn sẽ rung động ,mặt khác nước dùng để trộn thường bị vung vãi làm ướt đất dưới chân móng .Do đó máy trộn bê tông ít nhất phải đặt cách bờ móng 1m và trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyờn theo dừi tỡnh hỡnh vỏch hố múng, nếu cú vết nứt phải dừng ngay cụng việc gia cố lại. * Máy trộn bê tông sau khi đã lắp đặt vài vị trí cần kiểm tra xem máy đặt có vững chắc không , các bộ phận hãm, ly hợp hoạt động có tốt không , các bộ phận truyền động như bánh răng, bánh đai đã được che chắn, động cơ điện đã được nối đất tốt chưa v.v…tất cả đều tốt mới được vận hành. * Không được sửa chữa các hỏng hóc của máy trộn bê tông khi máy đang chạy, không được cho xẻng gát vào các tảng bê tông trong thùng trộn khi nó đang quay, dù là quay chậm, việc cạo rửa lau chùi thùng quay chỉ được tiến hành khi ngừng máy.

        Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được dội nước vào máy đầm để làm nguội .Đối với máy đầm mặt, khi kéo lê máy trên mặt bê tông phải dùng một thanh kéo riêng ,không được dùng dây cáp điện vào máy để kéo vì làm như vậy có thể làm đứt dây điện hoặc làm rò điện nguy hiểm. * Trước mỗi kíp đào phải kiểm tra xem có nơi nào đào hàm ếch , hoặc có vành đất cheo leo , hoặc có những vết nứt ở mái dốc hố đào ; phải kiểm tra lại mái đất và các hệ thống chống tường đất khỏi sụt lở … , sau đó mới cho công nhân vào làm vieọc. Khi đào đất bằng cơ giới, trước khi khởi công phải tiến hành điều tra các mạng lưới đường ống ngầm , đường cáp ngầm …Bên cạnh máy đào đang làm việc không được phép làm những công việc gì khác gần những khoang đào, không cho người qua lại trong phạm vi quay cần của máy đào và vùng giữa máy đào và xe tải.

        * Vận chuyển bê tông lên cao bằng thùng đựng bê tông có đáy đóng mở thì thùng đựng phải chắc chắn , không rò rỉ , có hệ thống đòn bẩy để đóng mở đáy thùng một cách nhẹ nhàng , an tòan, khi đưa thùng bê tông đến phểu đổ , không được đưa thùng qua đầu công nhân đổ bê tông .Tốc độ quay ngang và đưa lên cao thùng bê tông phải chậm vừa phải sao cho lúc nào dây treo thùng cũng gần như thẳng đứng, không được đưa quá nhanh để thùng đung đưa trào đổ bê tông ra ngòai và có thể va đập nguy hiểm vào ván khuôn đà giáo và công nhân đứng trên giáo. * Nếu cần dùng trục để đưa bê tông lên cao thì khu vực làm việc phải rào lại trong phạm vi 3m2 , phải có bảng yết cấm không cho người lạ vào, ban đêm phải có đèn để ngay trên đầu bảng yết cấm. Mặc quần áo bảo hộ lao động , đeo găng tay để da khỏi tiếp xúc với vữa bê tông là chất ăn da, phải đội mũ cứng để chống các vật nặng và bê tông từ sàn công tác phía treân rôi xuoáng.

        * Những máy gia công cốt thép ( đánh sạch , nắn thẳng , cắt uốn ) phải đặt trong xưởng cốt thép hoặc đặt trong một khu vực có rào dậu riêng biệt và phải do chính công nhân chuyên nghiệp sử dụng.