Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam
Trang 1ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu 1: Phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, từ năm 1921 - 1930 Nguyễn Ái Quốc đã có những sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
* Về tư tưởng chính trị:
Người xây dựng nên lý luận giải phóng dân tộc vạch ra những phương hướng cơ bản:
- Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “dân tộc cách mệnh” (cách mạng giải phóng dân tộc)
- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc, vì vậy phải động viên,
tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng vùng lên đấu tranh
- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
- Cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo
* Về tổ chức:
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu
- Từ năm 1925 - 1927, Hội mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam
- Năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân và truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam
- Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bắt đầu có sự phân hóa thành
ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
- Đến đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
=> Hội nghị thành lập Đảng dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc có giá trị như một đại hội Đảng Nguyễn Ái Quốc đã có công rất lớn trong việc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Câu 2: Phân tích hoàn cảnh lịch sử, chủ trương chiến lược mới của Đảng và quá trình Đảng lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền giai đoạn 1939 – 1945?
* Bối cảnh lịch sử:
Trang 2- Tình hình thế giới: Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ; tháng 6/1940,Đức tấn công Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng Đức; tháng 6/1941 Đức tiến công LiênXô
- Ở Đông Dương: Thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến; tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương, nhân dân phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”; Đảng rút vào hoạt động bí mật
* Chủ trương chiến lược mới của Đảng:
- Hội nghị lần thứ 6 (11/1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định): Đánh đổ đế quốc Pháp giành lấy giải phóng độc lập; tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”; thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
- Hội nghị lần thứ 7 (11/1940) tại Từ Sơn (Bắc Ninh): Tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng điền địa nhưng ưu tiên nhiệm vụ giải phóng dân tộc -Hội nghị lần thứ 8 (5/1941) tại Pắc Bó (Cao Bằng), do Nguyễn Ái Quốc chủ trì:
+ Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc,phát xít Pháp - Nhật
+ Thứ hai, khẳng định chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc
+ Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước á Đông Dương
+ Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc trong mặt trận Việt Minh
+ Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
+ Thứ sáu, chuẩn bị khám nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân; Hội nghị còn xác định điều kiện chủ quan, khách quan và dự đoán thời cơ tổng khởi nghĩa
* Quá trình Đảng lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền giai đoạn 1939 – 1945:
- Giữa tháng 8/1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
- Sau khi phát xít Đức đầu hàng Liên Xô và đồng minh (9/5/1945) và sau đó Liên Xô tuyên chiến với Nhất, đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc)
- Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima (6/8/1945) và Nagazaki (9/8/1945)
- Chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện ngày 15/8/1945
- Ngày 12/8/1945, Ủy ban lâm thời khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong khu
- Ngày 13/8/1945 Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc 23 giờ cùng ngày, Ủy Ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bộ “Quân lệnh số 1” phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc
- Ngày 14 và 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, do lãnh tụ Hồ Chí
Trang 3Minh và Tổng Bí thư Trường Chính chủ trị.
+ Hội nghị quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
+ Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: Phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập Chính quyền nhân dân!
+ Hội nghị xác định chuẩn bị nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời
- Đại hội quốc dân Tân Trào 16/8/1945: Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh, quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam
- Ngay sau đại hội quốc dân, Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước:”Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn thể đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ Tiến lên, tiến lên!”
- Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh NƯỚC VNDCCH
Câu 3: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam sau Cách Mạng Tháng 8 năm
1945 Những chủ trương của Đảng nhằm xây dựng chế độ mới và kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ?
* Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam sau Cách Mạng Tháng 8 năm 1945
- Thuận lợi:
+ Thế giới
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, cục diện thế giới và khu vực có những sự thay đổi có lợi cho cách mạng Việt Nam:
- Liên Xô trở thành thành trì của CNXH
- Nhiều nước ở Đông, Trung Âu chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội
- Các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa châu Á, Phi, Mỹ Latinh dâng cao + Trong nước
- VN trở thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân VN từ thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của của chế độ dân chủ mới
- Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng cả nước
- Hình thành hệ thống chính quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ Trung ương đến cơ sở
- Chủ tịch HCM trở thành biểu tượng của độc lập, tự do, là trung tâm của khối đại đoàn kết
Trang 4dân tộc VN.
- Quân đội quốc gia, lực lượng công an và hệ thống luật pháp của chính quyền cách mạng đang được khẩn trương xây dựng và phát huy vai trò đối với việc bảo vệ đất nước, xây dựng chế độ mới
- Khó khăn:
+ Thế giới
- Phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam
- Do lợi ích cục bộ của mình, các nước lớn, không có nước nào ủng hộ lập trường độc lập, địa
vị pháp lý của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
+ Trong nước
- Bộ máy chính quyền mới được thiết lập nên còn non trẻ, yếu kém, luôn bị các thế lực nội phản trong nước chống phá
- Đối mặt với giặc ngoại xâm: 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc và tay sai thuộc các tổ chức phản động Việt Quốc và Việt Cách kéo vào nước ta Quân Anh tạo điều kiện cho quân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam Bạo phản động trong nước ngóc đầu dạy làm tay sai cho Pháp
- Kinh tế: Nền kinh tế xơ xác, tiêu điều Công nghiệp đình đốn Nông nghiệp bị hoang hóa (50% ruộng đất bị bỏ hoang) Ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng, tình trạng lạm phát nghiêm trọng cùng với việc chính quyền Trung Hoa Dân quốc tung các loại tiền Trung Hoa khiến cho đồng tiền Đông Dương mất giá
- Văn hóa – xã hội: Các hủ tục lạc hậu, thói hư tật xấu chưa được khắc phục Đi cùng với sự
“khai hóa văn minh” là các tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút chích tràn lan 95% dân số thất học,
mù chữ Nạn lũ, nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đói
- Quân sự - ngoại giao: Chính quyền mới được thành lập, lực lượng vũ trang còn non yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm Các nước lớn không ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa
vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên không nước nào đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam
* Những chủ trương của Đảng nhằm xây dựng chế độ mới và kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ
Để làm thất bại âm mưu "diệt Cộng, cầm Hồ, phá Việt Minh" của quân Tưởng và tay sai Đảng, chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện sách lược "triệt để lợi dụng mâu thuẫn
kẻ thù, hoà hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc" với quân Tưởng
Trang 5+ Rút vào hoạt động bí mật bằng việc ra "Thông cáo Đảng Cộng Sản Đông Dương tự ý tự giải tán, ngày 11/11/1945
+ Đồng ý việc đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cần thiết cho 20 vạn quân đội Tưởng khi ở Việt Nam chấp nhận tiêu tiền Quan kim, Quốc tệ
+ Mở rộng thêm 70 ghế Quốc hội không qua bầu cử cho một số Đảng viên của Việt Cách, Việt Quốc
+ Ngày 28/2/1946, Pháp và Tưởng ký với nhau bản Hiệp ước Trùng Khánh, trong đó có nội dung thỏa thuận để Pháp đưa quân đội ra Bắc vĩ tuyến 16
+ Chỉ thị Tình hình và chủ trương, ngày 3/3/1946 nêu rõ khả năng hòa hay đánh khi Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế Tưởng
+ Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ
+ Ngày 9/3/1946, Thường vụ Trung ương Đảng đã ra ngay bản Chỉ thị Hòa để tiến phân tích, đánh giá chủ trương hòa hoãn và khả năng phát triển của tình hình
+ Đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu đi thăm thân thiện và tham dự đàm phán chính thức giữa hai bên Việt - Pháp tại hội nghị Fontainebleau
+ Với thiện chí hữu nghị, hòa bình, nhân nhượng và để đảm bảo an toàn cho phái đoàn đại biểu Việt Nam rời Pháp, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Marius Moutet (M Mute) đại diện Chính phủ Pháp một bản Tạm ước 14/9 tại Marseill (Mác xây, Pháp)
Câu 4: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 – 1954.
* Hoàn cảnh lịch sử:
Sau Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện chủ trương hòa hoãn và tỏ rõ thiện chí hòa bình Tuy nhiên, thực dân Pháp ngày càng bộc lộ thái độ bội ước:
- Cuối tháng 11/1946, chúng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, tấn công vào các vùng tự do của ta ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Ngày 18/12/1946, đại diện Pháp ở Hà Nội đơn phương tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ với Chính phủ Việt Nam, đưa liên tiếp 3 tối hậu thư đòi phía ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, phá bỏ công sự, chướng ngại vật trên đường phố
- Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định quyết tâm sắt đá của dân tộc để bảo vệ nền độc lập, tự do
Trang 6* Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 - 1954:
- Tính chất kháng chiến: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa
- Mục tiêu của cuộc kháng chiến là đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành nền độc lập, tự
do, thống nhất hoàn toàn
- Phương châm tiến hành kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính:
+ Kháng chiến toàn dân là động viên toàn dân tham gia cuộc kháng chiến, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận
+ Kháng chiến toàn diện là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không chỉ bằng quân sự
mà cả về chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa tư tưởng
+ Kháng chiến lâu dài là nhằm vừa đánh vừa tiêu hao lực lượng địch, xây dựng lực lượng của
ta, làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường
+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính bởi vì cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra trong điều kiện quốc tế bất lợi, vì vậy phải dựa vào nguồn nội lực của dân tộc, đây cũng là cơ
sở để sử dụng và phát huy ngoại lực khi có điều kiện
* Ý nghĩa của đường lối: Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng trở thành ngọn
cờ dẫn đường, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên, là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
Câu 5: Nội dung đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) và lãnh đạo thực hiện đổi mới giai đoạn (1986 - 1996).
* Nội dung đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội VI (1986):
Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI họp tại Hà Nội Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực:
- Về kinh tế: Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
- Về quốc phòng và an ninh: Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc
- Về đối ngoại: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, ưu tiên giữ vững hòa bình
và phát triển kinh tế
- Về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng: Trước hết là đổi mới tư duy kinh tế; đổi mới công tác tư tưởng; đổi mới công tác cán bộ và phong cách làm việc, giữ vững các nguyên tắc tổ chức và
Trang 7sinh hoạt Đảng.
* Lãnh đạo thực hiện đổi mới giai đoạn 1986 - 1996:
- Đường lối đổi mới kinh tế đã đạt được nhiều kết quả: sản xuất lương thực đáp ứng được nhu cầu, có dự trữ và xuất khẩu; hàng tiêu dùng đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành và phát triển
- Giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; kịp thời ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
- Mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng
có lợi
Câu 6: Trình bày những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng từ khi ra đời cho đến nay.
- Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội có quan hệ hữu cơ và quyết định lẫn nhau Độc lập dân tộc l điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc
- Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh cách mạng muốn thành công phải lấy dân làm gốc Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng cho thấy chính nhân dân là người làm nên mọi thắng lợi
- Ba là, không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Nhờ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế đã làm nên thành công của hai cuộc kháng chiến cũng như thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế Quá trình lãnh đạo cách mạng giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân, đế quốc trước đây đã chứng minh cho bài học này Ngày nay, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, đóng góp chung vào lợi ích nhân loại
- Năm là, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo Trong điều kiện cầm quyền, Đảng phải tiếp tục không ngừng đổi mới, tự chỉnh đốn, phòng ngừa, đẩy lùi nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời nhân
Trang 8dân, sự suy thoái, biến chất của của một bộ phận cán bộ, đảng viên.