THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp” 2. Bộ môn ( lĩnh vực) áp dụng sáng kiến: Quản lý 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Thanh Nam (nữ): Nữ Điện thoại: 0979 605 224 Ngày tháng/năm sinh: 17- 08 - 1974 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Tứ Minh- Thành phố Hải Dương- tỉnh Hải Dương. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Tứ Minh, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Địa chỉ: Khu Cẩm Khê – phường Tứ Minh – TP Hải Dương Điện thoại: 0220 2222 933 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Tứ Minh, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Địa chỉ: Khu Cẩm Khê – phường Tứ Minh – TP Hải Dương Điện thoại: 0220 2222 933 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Nhà trường cần có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học, phục vụ cho học sinh vui chơi giải trí và các hoạt động Đội-Sao Nhi đồng, hoạt động ngoại khóa. - Ban lãnh đạo nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về công tác Chủ nhiệm ở trường Tiểu học. - Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, tận tâm với công tác giáo dục. 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2018 - 2019. TÁC GIẢ Nguyễn Thị Kim Thanh XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN Tên Sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp Chuyên môn đào tạo của tác giả (t/g): Đại học Tiểu học Chuyên môn t/g được phân công năm học 2018-2019: Giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp giảng dạy lớp 5 - Chủ tịch Công đoàn trường. 1. Thời gian, đối tượng, điều kiện: - Bắt đầu triển khai nghiên cứu: tháng 8 năm 2018 - Khảo sát (KS) đầu vào: tháng 9 năm 2018 + Đối tượng KS: HS lớp chủ nhiệm + Số lượng KS: 36 HS + Nội dung khảo sát: Khảo sát hai môn Toán và Tiếng Việt, điều tra về năng lực, phẩm chất, đạo đức của HS đầu năm học khi chưa áp dụng sáng kiến - Khảo sát đầu ra: tháng 1 năm 2019 + Đối tượng KS: HS lớp chủ nhiệm + Số lượng KS: 36 HS + Nội dung khảo sát: : Khảo sát hai môn Toán và Tiếng Việt, khảo sát về năng lực, phẩm chất, đạo đức của HS thời điểm sau khi đã áp dụng sáng kiến - Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2018 - Đối tượng áp dụng: HS lơp chủ nhiệm - Điều kiện cần thiết để áp dụng: - Nhà trường cần có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học, phục vụ cho học sinh vui chơi giải trí và các hoạt động Đội-Sao Nhi đồng, hoạt động ngoại khóa. - Ban lãnh đạo nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về công tác Chủ nhiệm ở trường Tiểu học. - Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, tận tâm với công tác giáo dục. 2. Lí do nghiên cứu: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học là một trong những công tác giáo dục hết sức quan trọng. Lớp nào làm tốt công tác chủ nhiệm thì lớp đó có nhiều học sinh ngoan, ý thức học tập của học sinh tốt hơn. 2. Các tồn tại trước khi có SK, nguyên nhân: Tồn tại: - Nhiều HS học yếu, chưa tự giác học tập - HS nhút nhát chưa tự tin trong giao tiếp. Nguyên nhân: - Một số HS thiếu trung thực. - Một số gia đình chưa quan tâm đến con em mình. - HS có hoàn cảnh đặc biệt: Bố mẹ ly dị ở với ông bà, không có bố, bố mẹ đi nước ngoài ở với người thân… - HS hay la cà trên đường đến trường và về nhà. 4. Các biện pháp đề ra: 4.1.Xây dựng nề nếp lớp học thân thiện thân thiện, tích cực + Nắm thông tin về học sinh. + Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp. + Phân công nhiệm vụ cụ thể của Ban Cán sự lớp. + Xây dựng môi trường lớp học thân thiện. + Xây dựng các nề nếp của lớp. 4.2. Tổ chức thực hiện. + Tạo mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò. + GD hs theo đối tượng – Tạo hứng thú học tập. + Đánh giá , nhắc nhở khuyến khích và động viên HS kịp thời. + Coi trọng và tiến hành sinh hoạt lớp đúng quy trình, thời gian. + Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh 5. Hiệu quả mang lại: Sau khi áp dụng sáng kiến tập thể lớp chủ nhiệm đã đạt được: - Lớp xếp thứ Nhất về phong trào VSCĐ và nền nếp của khối. - Có HS đạt giải cao trong các cuộc thi do nhà trường và Đoàn đội tổ chức. Nhiều học sinh tích cực tham gia các phong trào: Áo ấm vùng cao, ủng hộ người khuyết tật, phong trào Kế hoạch nhỏ…. - Về năng lực: 41.7% HS đạt năng lực tốt, không có HS cần cố gắng. - Về phẩm chất: 94.4% HS đạt phẩm chất tốt, không có HS bị đánh giá Cần cố gắng. 6. Khuyến nghị Để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp, các ngành các cấp, các cơ quan, các nhà trường, các thầy cô giáo cần đổi mới cách nghĩ, cách làm hơn nữa. Đặc biệt là ngành Giáo dục cần đầu tư hơn nữa cho các nhà trường, đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ trình độ, năng lực quản lý, có bản lĩnh và kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo lớp học, chắc chắn chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện sẽ được nâng cao.
Trang 1UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Lĩnh vực: Quản lý
Năm học 2018 – 2019
Trang 2THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủnhiệm lớp”
2 Bộ môn ( lĩnh vực) áp dụng sáng kiến: Quản lý
3 Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Thanh Nam (nữ): Nữ
Điện thoại: 0979 605 224
Ngày tháng/năm sinh: 17- 08 - 1974
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác:Giáo viên Trường Tiểu học Tứ Minh- Thành phố Hải Dương- tỉnh Hải Dương
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Tứ Minh, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Địa chỉ: Khu Cẩm Khê – phường Tứ Minh – TP Hải Dương
6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Nhà trường cần có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy vàhọc, phục vụ cho học sinh vui chơi giải trí và các hoạt động Đội-Sao Nhi đồng,hoạt động ngoại khóa
- Ban lãnh đạo nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về công tác Chủnhiệm ở trường Tiểu học
- Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, tận tâm với công tác giáo dục
7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2018 - 2019
Trang 3TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN Tên Sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ
nhiệm lớp
Chuyên môn đào tạo của tác giả (t/g): Đại học Tiểu học
Chuyên môn t/g được phân công năm học 2018-2019: Giáo viên chủ
nhiệm, trực tiếp giảng dạy lớp 5 - Chủ tịch Công đoàn trường
1 Thời gian, đối tượng, điều kiện:
- Bắt đầu triển khai nghiên cứu: tháng 8 năm 2018
- Khảo sát (KS) đầu vào: tháng 9 năm 2018
+ Đối tượng KS: HS lớp chủ nhiệm + Số lượng KS: 36 HS
+ Nội dung khảo sát: Khảo sát hai môn Toán và Tiếng Việt, điều tra về năng lực, phẩm chất, đạo đức của HS đầu năm học khi chưa áp dụng sáng kiến
- Khảo sát đầu ra: tháng 1 năm 2019
+ Đối tượng KS: HS lớp chủ nhiệm + Số lượng KS: 36 HS
+ Nội dung khảo sát: : Khảo sát hai môn Toán và Tiếng Việt, khảo sát về năng lực, phẩm chất, đạo đức của HS thời điểm sau khi đã áp dụng sáng kiến
- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2018
- Đối tượng áp dụng: HS lơp chủ nhiệm
- Điều kiện cần thiết để áp dụng:
- Nhà trường cần có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy vàhọc, phục vụ cho học sinh vui chơi giải trí và các hoạt động Đội-Sao Nhi đồng,hoạt động ngoại khóa
- Ban lãnh đạo nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về công tác Chủnhiệm ở trường Tiểu học
- Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, tận tâm với công tác giáo dục
2 Lí do nghiên cứu:
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học là một trong những công tác giáo
dục hết sức quan trọng Lớp nào làm tốt công tác chủ nhiệm thì lớp đó có nhiềuhọc sinh ngoan, ý thức học tập của học sinh tốt hơn
2. Các tồn tại trước khi có SK, nguyên nhân:
Tồn tại:
- Nhiều HS học yếu, chưa tự giác học tập
- HS nhút nhát chưa tự tin trong giao tiếp
Nguyên nhân:
- Một số HS thiếu trung thực
Trang 4- Một số gia đình chưa quan tâm đến con em mình.
- HS có hoàn cảnh đặc biệt: Bố mẹ ly dị ở với ông bà, không có bố, bố mẹ
đi nước ngoài ở với người thân…
- HS hay la cà trên đường đến trường và về nhà
4 Các biện pháp đề ra:
4.1.Xây dựng nề nếp lớp học thân thiện thân thiện, tích cực
+ Nắm thông tin về học sinh
+ Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể của Ban Cán sự lớp
+ Xây dựng môi trường lớp học thân thiện
+ Xây dựng các nề nếp của lớp
4.2 Tổ chức thực hiện
+ Tạo mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò
+ GD hs theo đối tượng – Tạo hứng thú học tập
+ Đánh giá , nhắc nhở khuyến khích và động viên HS kịp thời
+ Coi trọng và tiến hành sinh hoạt lớp đúng quy trình, thời gian
+ Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh
5 Hiệu quả mang lại:
Sau khi áp dụng sáng kiến tập thể lớp chủ nhiệm đã đạt được:
- Lớp xếp thứ Nhất về phong trào VSCĐ và nền nếp của khối
- Có HS đạt giải cao trong các cuộc thi do nhà trường và Đoàn đội tổchức Nhiều học sinh tích cực tham gia các phong trào: Áo ấm vùng cao, ủng hộngười khuyết tật, phong trào Kế hoạch nhỏ…
- Về năng lực: 41.7% HS đạt năng lực tốt, không có HS cần cố gắng
- Về phẩm chất: 94.4% HS đạt phẩm chất tốt, không có HS bị đánh giáCần cố gắng
6 Khuyến nghị
Để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp, các ngành các cấp,
các cơ quan, các nhà trường, các thầy cô giáo cần đổi mới cách nghĩ, cách làmhơn nữa Đặc biệt là ngành Giáo dục cần đầu tư hơn nữa cho các nhà trường,đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ trình độ, năng lực quản lý, có bản lĩnh và kinhnghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo lớp học, chắc chắn chất lượng giáo dục đàotạo toàn diện sẽ được nâng cao
Trang 5TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao Đa số các lớp do tôi chủ nhiệm vào đầu năm học đều gặpnhiều khó khăn nhưng đến cuối năm đều đạt những thành tích đáng ghi nhận.Tôi thiết nghĩ những biện pháp giáo dục học sinh của tôi đã mang lại hiệu quảcao Chính vì vậy tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp một số biện pháp đã giúp tôithành công trong công tác chủ nhiệm lớp Đó là lí do tôi chọn viết sáng kiến:
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp”
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Điều kiện: Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học, môi
trường xanh, sạch, đẹp làm cho học sinh yêu trường, yêu lớp
Thời gian áp dụng sáng kiến: Trong các năm học và ở mọi thời điểm Đối tượng áp dụng: Có thể áp dụng với tất cả các lớp học trong trường
Tiểu học đặc biệt là đối với học sinh lớp 5
3 Nội dung sáng kiến:
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học là một trong những công tácgiáo dục hết sức quan trọng Lớp nào làm tốt công tác chủ nhiệm thì lớp đó cónhiều học sinh ngoan, ý thức học tập của học sinh tốt hơn Như vậy kết quả họctập của học sinh lớp đó có chất lượng cao hơn, có nhiều học sinh ngoan, học giỏi
Để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã tiến hành cáccông việc sau :
- Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học nóichung và học sinh lớp 5 nói riêng
- Đưa ra các biện pháp nhằm: Hướng dẫn học sinh hoàn thành chươngtrình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và các hoạt động giáo dụckhác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; Hình
thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh:
4 Kết quả : Đã đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm.
Trang 6- Lớp đạt phong trào Vở sạch chữ đẹp, xếp thứ Nhất toàn khối về VSCĐ,học tập và phong trào thi đua.
- Nhiều HS đạt giải cao trong các cuộc thi cấp trường
- Các phong trào Đoàn đội phát động như: Áo ấm vùng cao, Ủng hộngười khuyết tật, Kế hoạch nhỏ lớp luôn dẫn đầu khối
5 Đề xuất kiến nghị:
5.1 Đối với nhà trường:
Có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên tổ chức chuyên đề, áp dụng chuyên đề,hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp
5.2 Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyênmôn, tận tụy với học sinh, luôn yêu thương, gần gũi, chăm lo cho học sinh Luôn
là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
5.3 Đối với gia đình:
Mọi người trong gia đình phải thương yêu lẫn nhau và quan tâm đặc biệttới con trẻ và cũng phải nghiêm khắc với con trẻ, gia đình phải thật sự là tổ ấmcủa các em
5.4 Đối với địa phương:
- Tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động, phấn đấu xây dựng để trườnglớp đạt đúng tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia
- Các đoàn thể trong địa cần kết hợp với nhà trường, gia đình để giáo dục các em và đưa các em vào hoạt động thường xuyên liên tục mà trong thời gian
hè là thời điểm chú ý nhất
Trang 7MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi quyết định chọn đề tài“Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp” để đưa ra áp dụng vào công
tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học nơi tôi công tác, nhằm góp phần đưa phongtrào giáo dục nhà trường vững mạnh, các gia đình có những đứa con ngoan, họcgiỏi, xã hội có những công dân tốt
- Đối với học sinh và tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục và
là người lãnh đạo gần gũi nhất, người tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách
dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đội và tính tự giác của mọi họcsinh trong lớp
- Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhàtrường, giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhâncách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Giáo viên chủ nhiệm lớp là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình vàcác tổ chức xã hội, là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trongquá trình thực hiện mục tiêu giáo dục Ngày nay vị trí “cầu nối” của giáo viênchủ nhiệm vô cùng quan trọng bởi trong bối cảnh hội nhập, học sinh luôn bịtác động bởi các yếu tố tích cực và tiêu cực, các em có nhiều suy nghĩ nhạycảm, năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định nhưng lại thiếu kinh nghiệm,hiểu biết còn có hạn, đã dẫn tới sự khó khăn khi lựa chọn các phương ánứng xử Có thể thấy rất rõ, chưa bao giờ vị trí, vai trò của người giáo viên
Trang 8chủ nhiệm lớp lại quan trọng như hiện nay.
* Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp ở Tiểu học Ở lứa tuổi này, các em đã có
nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xãhội Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ
dỗ, bị xâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo
vệ mình Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống
để tự tin trong học tập, trong cuộc sống và giáo viên chủ nhiệm phải là ngườiluôn gần gũi ,yêu thương, hướng dẫn cho học sinh lường trước những khó khăn,thuận lợi, vạch ra những dự định để các em tự hoàn thiện về mọi mặt
3 Thực trạng:
3.1 Điều tra thực trạng:
Đầu năm học 2018 – 2019, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5H Lớp tôichủ nhiệm có 36 học sinh, trong đó có 16 nữ Ngay trong tuần lễ đầu năm học,tôi đã tổ chức kiểm tra chất lượng để phân loại đối tượng đồng thời tìm hiểuthông tin của từng em Kết quả như sau:
- 22,2 % học sinh yếu môn Toán cụ thể là những em chưa thạo nhân, chia
và giải toán có lời văn
- 16,7% học sinh yếu Tiếng Việt, ở đây đa số là do các em sai lỗi chính tả,trong đó có nhiều em viết chữ chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là khả năng dùng từ,diễn đạt còn rất nhiều hạn chế, nhiều em chưa tự tin trong giao tiếp
- Trong lớp có nhiều học sinh chưa tự giác học tập, cẩu thả trong trình bàybài, chưa biết sắp xếp đồ dùng, trang phục chưa gọn gàng ngăn nắp
- Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình éo le như em Lê Trung Hiếu (bố
mẹ bỏ nhau ở cùng ông bà nội), em Nguyễn Ngọc Hà, Lê Tuấn Anh,
( cả bố mẹ đi lao động ở nước ngoài ở vơi), em Vũ Thị Thùy Dung (không có
bố, mẹ bị điên phải ở với cậu mợ)
- Một số em nhút nhát, ít nói có biểu hiện trầm cảm, tự kỉ như em TrầnThị Mỹ Duyên, Vũ Thị Hiền
- Một số em thiếu trung thực, hay lấy đồ của bạn như em Trần Anh Dũng,Đoàn Việt Phúc
Trang 9- Qua tìm hiểu tình hình học sinh trên đường đi học, tôi còn phát hiện cómột số em la cà trên đường đến trường (tụ tập chơi ở nhà bạn, hoặc chơi một sốtrò chơi nguy hiểm).
3.2 Nguyên nhân:
Nếu không có giải pháp tích cực để kịp thời điều chỉnh thực trạng trên thìtrong lúc học sẽ có một số em ngồi bên lề tiết học, các em tiếp tục hụt hẫng kiếnthức.Và rồi tương lai không xa là các em sẽ chán học, lười biếng, ỉ lại Tôi đãtìm hiểu và phân tích thực trạng trên là do những nguyên nhân chủ quan vàkhách quan sau:
- Toán yếu là do các em chưa thuộc bảng nhân, chưa nắm được kỹ thuậtchia đặc biệt là chưa biết ước lượng thương trong phép chia cho số từ 2 chữ sốtrở lên, khả năng tư duy còn nhiều hạn chế kết hợp với việc lười suy nghĩ, khôngchịu đọc kĩ đề bài Tiếng Việt yếu là do chưa nắm vững quy tắc chính tả, nghĩacủa từ ngữ cộng với tính cẩu thả
- Nhiều em chưa tích cực học tập là do các em chưa có động lực học tập,chưa có ý thức chuẩn bị bài tốt ở nhà trước khi đến trường, gia đình lại khôngquan tâm vì bố mẹ làm việc trong các công ty vất vả nên không có thời giandành cho con cái tất cả đều “Trăm sự nhờ cô”
- Do đặc thù tâm lý lứa tuổi tiểu học, các em chưa có ý thức tự học cao,chưa tự mình có một phương pháp học tập tích cực, nhằm hướng tới một kết quảtốt trong học tập
- Nguyên nhân chủ quan là do chưa có một giải pháp kết hợp giáo dục tốtcho các em ở trường, ở nhà và ngoài xã hội Môi trường gia đình, sự quan tâm củagia đình là điều kiện khách quan Nguyên nhân chủ quan là người giáo viên chủnhiệm các em chưa có những giải pháp đảm bảo công tác chủ nhiệm đạt kết quảtốt làm động cơ tích cực thúc đẩy quá trình học của học sinh
3.3 Xác định vấn đề cần giải quyết:
Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, bản thân tôi xác định nộidung cần giải quyết là :
Trang 10- Cần khắc phục ngay những thiếu xót về kĩ năng thực hành tính toán và kỹnăng viết chữ, diễn đạt của các em Giúp các em có phương pháp học tập hiệu quả,tham gia chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới ở lớp; ham thích học tập và có quyếttâm học tập tiến bộ Mục tiêu lớn hơn là sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinhtheo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theochương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
- Hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh Bản
thân tôi đã đặt vấn đề và cũng lấy đó để làm căn cứ xây dựng những giải pháptrong việc thực hiện sáng kiến về công tác chủ nhiệm của mình
4 Các biện pháp thực hiện
Trong quá trình làm chủ nhiệm, tôi đã áp dụng rất nhiều biện pháp, khôngthể thống kê hết được Trong sáng kiến này, tôi chỉ đi sâu vào một số biện phápchính sau đây:
- Xây dựng nề nếp lớp học thân thiện, tích cực
- Tổ chức thực hiện
4.1 Xây dựng nề nếp lớp học thân thiện, tích cực
4.1.1 Nắm thông tin về học sinh
Muốn có biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hếtgiáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết vềtừng học sinh Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tácđiều tra thông tin học sinh Để có mối liên hệ gắn bó, mật thiết với học sinh vàphụ huynh học sinh, tôi đã tiến hành làm những việc sau:
- Ngay buổi đầu tiên gặp gỡ học sinh tôi đã tạo sự thân thiện với các embằng cách tôi tự giới thiệu bản thân mình trước lớp Sau đó cho từng em giới
thiệu bản thân, gia đình Đây là “màn chào hỏi ” ra mắt đầu tiên để tạo lớp học
“thân thiện hơn” Buổi gặp gỡ này vô cùng quan trọng, nó gây ấn tượng tốt đẹp
giữa cô và trò Đồng thời tôi cũng nắm được sơ qua về hoàn cảnh sống của từnghọc sinh
Trang 11- Liên lạc với phụ huynh ngay khi năm học bắt đầu, có nghĩa là khi tiếp nhận danh sách HS của lớp là tiếp nhận luôn danh sách cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng HS
- Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu:
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1 Họ và tên:………
2 Họ và tên, nghề nghiệp cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng:
3 Hoàn cảnh gia đình
4 Kết quả học tập năm lớp 4:
5 Môn học yêu thích:
6 Môn học cảm thấy khó:
7 Góc học tập ở nhà: (Có, không)
8 Những người bạn thân nhất trong lớp:
9 Sở thích:
10 Địa chỉ gia đình:
Số điện thoại của gia đình:
- Có thể ghi chú thêm thời gian hay cách tốt nhất để liên lạc giữa GV với gia đình khi cần thiết
- Lập một danh sách số điện thoại chung của các gia đình học sinh gửi cho tất cả các giáo viên khác của lớp
- Tôi đưa ra một danh sách những đồ dùng, sách vở và dụng cụ cần thiết mà các em phải mang theo mỗi ngày đến lớp cho phụ huynh và học sinh
- Gửi thông báo cho cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng biết về kế hoạch của hội Cha mẹ học sinh, kể cả nội dung và ngày giờ cụ thể Có thể gợi ý những vấn
đề cần thảo luận cũng như những mối quan tâm đặc biệt về việc học tập của con
em mình
Trang 12Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết vềtừng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm hoặc Sổ tay chủ nhiệm Và quan trọnghơn cả là tôi đã biết được nguyên nhân, những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực,những thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh Đồng thời biết đượcphương pháp giáo dục của gia đình (tốt hay chưa tốt) để có thể tham mưu, tưvấn và lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả.
4.1.2 Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp:
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rấtquan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khinhận lớp mới Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọnlựa và chỉ định học sinh làm Nhưng lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng
và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối vớitập thể, chính vì vậy tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa bancán sự của lớp Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm củangười lớp trưởng, lớp phó
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử Sau đó khuyến khích các
em chọn 7 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn
- Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi) Tôi hướng dẫn học sinh
cách bầu chọn: ghi tên 4 bạn mình chọn vào phiếu
- 4 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ”của mình (lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động và lớp phó văn thể)
Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ củamình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 4 em được bầu chọn cũng cảm
thấy tự hào và có trách nhiệm cao với công việc
4.1.3 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng em như sau:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Trang 13- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay saukhi xếp hàng vào lớp
- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếphàng tập thể dục hoặc các buổi Sinh hoạt ngoại khóa của Nhà trường
- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏilớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần
- Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể
* Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài,làm bài, tổ chức chữa bài, thảo luận nội dung bài hoặc trả lời nếu có bạn muốngiúp đỡ trong giờ truy bài
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết họckhi giáo viên yêu cầu
- Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắtđèn, quạt, xếp ghế khi ra về
- Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồngcủa lớp, cử các bạn trực nhật lớp tại buổi tự lao động dọn vệ sinh lớp mỗi tuần
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp
tổ chức
- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp
* Nhiệm vụ của lớp phó văn thể
- Cán sự văn nghệ điều khiển tốt phần hát đầu giờ, giữa giờ của mỗi buổihọc
- Theo dõi và tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi,giải trí của lớp, các buổi Sinh hoạt ngoại khóa của Nhà trường có yêu cầu cáctiết mục văn nghệ của lớp
Trang 14Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát chocác em Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụthể, rõ ràng Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình Ngoài ra, lớp trưởng
và 3 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phóbáo cáo các mặt hoạt động của lớp Căn cứ vào báo cáo của từng em và sự theodõi của cá nhân, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em Và cứ cuối mỗitháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được củalớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ nhữngthiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục
- Ban Cán sự lớp còn được tập thể lớp bình chọn, bầu luân phiên để đảmbảo nhiều học sinh được tham gia điều khiển, quản lí lớp
4.1.4 Xây dựng môi trường lớp học thân thiện:
Để Ban Cán sự lớp làm việc có hiệu quả, tôi đã hướng dẫn học sinh tự
xây dựng Nội quy lớp học vẽ thành hình ảnh một cây với các bông hoa đẹp mắt, trên mỗi bông hoa có ghi các nội quy cụ thể: học hỏi, lễ phép, chăm ngoan, chuyên cần, thân thiện, đoàn kết, sáng tạo, cẩn thận, tự tin, vượt khó Ngoài
Nội quy lớp học thì tôi hướng dẫn học sinh dùng giấy A4 hoặc giấy bìa cứngcắt thành phong bì ghi tên mình , tự mình sáng tạo vẽ thêm những hình ảnh mà
các em thích ngoài phong thư để dán lên Điều em muốn nói Hằng ngày, qua hộp thư này các em có thể gửi thư để trao đổi và góp ý
cho nhau cùng giúp đỡ nhau tiến bộ Đây là nơi chứa đựng những nội dung các
em học sinh viết ra để chia sẻ những niềm vui hay mong muốn nhận được sựgiúp đỡ, hay cần sự hổ trợ, với những vấn đề cá nhân các em gặp phải, 15 phútđầu giờ, cuối tuần sinh hoạt lớp giáo viên cùng các em ngồi lại với nhau thảoluận các vấn đề các em gặp phải rồi tìm hướng giải quyết
Ngoài ra còn có bảng Ngày em đến lớp tôi đã tận dụng những tờ lịch cũ,
kẻ theo mẫu treo ở nơi thích hợp trong lớp học, hướng dẫn học sinh tự điền đánhdấu ngày đi học của mình giúp các em thấy được việc đi học là tự giác, vui vẻthoải mái Đi học là cần thiết, phải đi học đúng giờ, có trách nhiệm trong học tập
Trang 15Tôi đã tận dụng hết không gian của lớp học Từ mảng tường trên cao,mảng tường hai bên lớp học để thể hiện những mảng màu sắc , những hình ảnhsống động thu hút sự tiếp cận của học sinh bởi trên tất cả không gian trong vàngoài lớp được chuẩn bị và hỗ trợ quá trình học tập rất rõ nét: những câu tụcngữ, từ vựng những bài văn hay, bài viết đẹp, sản phẩm khéo tay của học sinhđều được trưng bày, tạo cơ hội cho tất cả học sinh được đọc, được hiểu nhiềuhơn sự trong sáng của Tiếng Việt Tôi hướng dẫn học sinh đưa những đồ dùnghọc tập do Bộ Giáo Dục cấp, những đồ dùng tự làm vào các góc Toán, gócTiếng Việt , góc Khoa học, Lịch sử, Địa lí, góc Mĩ thuật phục vụ cho việc họctập của các em Các loại sách tham khảo, sách truyện, báo… do giáo viên, phụhuynh và học sinh quyên góp bỏ vào thư viện lớp học, giao cho lớp trưởng vàcác lớp phó quản lí, nhằm tạo điều kiện cho học sinh đọc sách ở mọi lúc, mọinơi, rèn kĩ năng đọc cho học sinh
- Xây dựng phương pháp học tập cho các em:
+ Quy định với học sinh về các loại sách, vở của từng môn học, cách trìnhbày các loại vở theo quy định
+ Các em phải có đủ sách vở, đồ dùng học tập theo quy định
+ Biết sắp xếp, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, khoa học, sạch sẽ
+ Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài;tích cực, chủ động, hợp tác, sáng tạo, tự tin trong học tập; biết kết hợp linh hoạtcác kĩ năng: nghe - nói - đọc -viết