1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong trường tiểu học

25 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương
Trường học Trường Tiểu học Tứ Minh
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hải Dương
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 316,5 KB

Nội dung

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở các nhà trường Tiểu học. 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Hương Nữ Điện thoại: 0973 505 685 Ngày tháng/năm sinh: 22 tháng 12 năm 1976 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Minh 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Tứ Minh – TP Hải Dương - tỉnh Hải Dương - ĐT: 02202222933 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường Tiểu học Tứ Minh – TP Hải Dương - tỉnh Hải Dương - ĐT: 02202222933 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Có các nguồn tài liệu về chuyên môn nghiệp vụ dùng cho giáo viên tiểu học. Người thực hiện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị khá vững vàng; nhiệt huyết với đội ngũ. 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2018 - 2019 TÁC GIẢ Nguyễn Thị Lan Hương XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD & ĐT TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN Tên Sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học. Chuyên môn đào tạo của tác giả (t/g): Đại học Sư phạm Tiểu học Chuyên môn t/g được phân công năm học 2018-2019: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Minh 1. Thời gian, đối tượng, điều kiện: - Bắt đầu triển khai nghiên cứu: tháng 6, năm 2018 - Khảo sát (KS) đầu vào: tháng 5, năm 2018 + Đối tượng KS: Học sinh, giáo viên + Số lượng KS: 1216; 59 + Nội dung khảo sát: Bài kiểm tra cuối năm, giờ dạy - Khảo sát đầu ra: tháng 1, năm 2019 + Đối tượng KS: Học sinh, giáo viên + Số lượng KS: 1357; 57 + Nội dung khảo sát: Bài kiểm tra cuối kỳ I, giờ dạy - Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 8 năm 2018 - Đối tượng áp dụng: Giáo viên, học sinh - Điều kiện cần thiết để áp dụng: Người thực hiện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị khá vững vàng; có lòng nhiệt huyết với nghề, với đội ngũ của mình. 2. Lí do nghiên cứu: Giáo dục Tiểu học là bậc học quan trọng - bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục Tiểu học thực sự tốt sẽ tạo ra nền móng cho sự hình thành nhân cách học sinh giúp các em học tập, rèn luyện ở các cấp trên và làm chủ cuộc sống sau này. Đội ngũ giáo viên Tiểu học là nhân tố quyết định việc thực hiện mục tiêu và chất lượng của bậc giáo dục Tiểu học. Đội ngũ này sẽ phát huy được vai trò của họ khi họ được thường xuyên bồi dưỡng. Tôi luôn trăn trở là làm thế nào để giúp đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Điều đó thôi thúc tôi đúc rút kinh nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học”. 3. Các tồn tại trước khi có SK, nguyên nhân: Đội ngũ giáo viên tiểu học đông đảo, mặc dù có tỷ lệ đạt chuẩn tương đối cao, nhưng phần lớn thông qua quá trình đào tạo chắp vá với nhiều hệ đào tạo khác nhau. Hoạt động bồi dưỡng không chỉ để củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn mà điều quan trọng hơn giúp giáo viên có cơ hội cập nhật các phương thức, cách làm, công nghệ mới, từ đó họ “lành nghề hơn” và tránh nguy cơ tụt hậu. Đội ngũ giáo viên nói chung tâm huyết với nghề, đa số giáo viên được đào tạo chính quy, có chuyên môn vững vàng. Tuy nhiên, một số giáo viên trẻ mới vào nghề năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa thực sự tâm huyết với nghề. Mặt khác một vài giáo viên vào nghề lâu năm, tuổi đời cao nên trình độ hiểu biết cũng như tiếp cận với công nghệ thông tin còn chậm, ngại tiếp thu cái mới. 4. Các biện pháp đề ra: - Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị. - Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. + Nâng cao trình độ chuyên môn. + Bồi dưỡng công tác chuẩn bị hồ sơ giáo án. + Bồi dưỡng thông qua dự giờ, thăm lớp. + Bồi dưỡng qua phong trào thi giáo viên dạy giỏi, Hội giảng. + Bồi dưỡng bằng công tác chỉ đạo điểm và bồi dưỡng bằng tổ chức thực hiện chuyên đề. + Bồi dưỡng qua hoạt động của tổ chuyên môn. + Bồi dưỡng qua sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường. + Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. + Đa dạng hoá các hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên. + Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ khác để phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên. 5. Hiệu quả mang lại: Qua thời gian thực hiện các biện pháp tích cực trên, đến cuối học kì I năm học 2018 – 2019 trường tôi đã thu được kết quả đáng khả quan như sau: * Về chuyên môn: Tổng CBGV Tổng số CBGV soạn giáo án trên máy Đã và đang học thạc sỹ Đã và đang học ĐH SL % SL % SL % 57 57 100 2 3,5 2 3,5 * Trình độ chính trị: Tổng số Đảng viên trong chi bộ là 30 đồng chí (3 đồng chí đoàn viên đã học xong lớp cảm tình đảng;) * Kết quả dạy của giáo viên: Tổng số GV Đạt giờ dạy giỏi Đạt giờ dạy khá Đạt giờ dạy TB SL % SL % SL % 57 49 85,9 8 14,1 * Kết quả khảo sát cuối học kỳ I hai môn Toán và Tiếng Việt của học sinh: Số HS Tiếng Việt Toán Điểm 9,10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm dưới 5 Điểm 9-10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1357 818 60,3 431 31,8 104 7,6 4 0,3 823 60,7 379 27,9 151 11,1 4 0,3 So sánh với kết quả của cuối năm học trước, tôi thấy chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng lên rõ rệt. Nhiều giáo viên có tiết dạy linh hoạt, sáng tạo, nhiều giáo viên từ khá vươn lên giỏi, không có giáo viên chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt có 100% các đồng chí giáo viên đã dạy giáo án điện tử, áp dụng phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực, áp dụng dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo trong tiết hội giảng, thi giáo viên giỏi và tiết dạy chuyên đề. Kết quả chất lượng của học sinh cũng tăng lên rõ rệt so với cuối năm học trước. 6. Khuyến nghị Các cấp quản lí giáo dục cần tăng cường tổ chức các buổi chuyên đề, các cuộc hội thảo, các buổi học tập, chia sẻ kinh nghiệm về bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên Tiểu học đối với cán bộ quản lí các trường Tiểu học. Chính quyền các cấp cần tăng cường cơ sở vật chất cho các trường Tiểu học để các nhà trường đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyên môn theo hướng đổi mới.

Trang 1

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG

CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực: Quản lý

Năm học 2018 – 2019

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở các nhà trường Tiểu học

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Hương Nữ Điện thoại: 0973 505 685

Ngày tháng/năm sinh: 22 tháng 12 năm 1976

Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Minh

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Tứ Minh – TP HảiDương - tỉnh Hải Dương - ĐT: 02202222933

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường Tiểu học Tứ Minh – TPHải Dương - tỉnh Hải Dương - ĐT: 02202222933

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Có các nguồn tài liệu vềchuyên môn nghiệp vụ dùng cho giáo viên tiểu học Người thực hiện phải cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị khá vữngvàng; nhiệt huyết với đội ngũ

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2018 - 2019

Trang 3

Tên Sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học

Chuyên môn đào tạo của tác giả (t/g): Đại học Sư phạm Tiểu học

Chuyên môn t/g được phân công năm học 2018-2019: Phó hiệu trưởng

trường Tiểu học Tứ Minh

1 Thời gian, đối tượng, điều kiện:

- Bắt đầu triển khai nghiên cứu: tháng 6, năm 2018

- Khảo sát (KS) đầu vào: tháng 5, năm 2018

+ Đối tượng KS: Học sinh, giáo viên + Số lượng KS: 1216; 59

+ Nội dung khảo sát: Bài kiểm tra cuối năm, giờ dạy

- Khảo sát đầu ra: tháng 1, năm 2019

+ Đối tượng KS: Học sinh, giáo viên + Số lượng KS: 1357; 57

+ Nội dung khảo sát: Bài kiểm tra cuối kỳ I, giờ dạy

- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 8 năm 2018

- Đối tượng áp dụng: Giáo viên, học sinh

- Điều kiện cần thiết để áp dụng: Người thực hiện phải có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị khá vững vàng; cólòng nhiệt huyết với nghề, với đội ngũ của mình

2 Lí do nghiên cứu:

Giáo dục Tiểu học là bậc học quan trọng - bậc học nền tảng trong hệthống giáo dục quốc dân Giáo dục Tiểu học thực sự tốt sẽ tạo ra nền móng cho

sự hình thành nhân cách học sinh giúp các em học tập, rèn luyện ở các cấp trên

và làm chủ cuộc sống sau này Đội ngũ giáo viên Tiểu học là nhân tố quyết địnhviệc thực hiện mục tiêu và chất lượng của bậc giáo dục Tiểu học Đội ngũ này sẽphát huy được vai trò của họ khi họ được thường xuyên bồi dưỡng Tôi luôn trăntrở là làm thế nào để giúp đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ năng lực về mọimặt nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Điều đó thôi thúc tôi đúc rút kinh

nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội

ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học”.

3 Các tồn tại trước khi có SK, nguyên nhân:

Đội ngũ giáo viên tiểu học đông đảo, mặc dù có tỷ lệ đạt chuẩn tương đốicao, nhưng phần lớn thông qua quá trình đào tạo chắp vá với nhiều hệ đào tạokhác nhau Hoạt động bồi dưỡng không chỉ để củng cố, nâng cao kiến thức

Trang 4

phương thức, cách làm, công nghệ mới, từ đó họ “lành nghề hơn” và tránh nguy

cơ tụt hậu

Đội ngũ giáo viên nói chung tâm huyết với nghề, đa số giáo viên đượcđào tạo chính quy, có chuyên môn vững vàng Tuy nhiên, một số giáo viên trẻmới vào nghề năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa thực sự tâmhuyết với nghề Mặt khác một vài giáo viên vào nghề lâu năm, tuổi đời cao nêntrình độ hiểu biết cũng như tiếp cận với công nghệ thông tin còn chậm, ngại tiếpthu cái mới

4 Các biện pháp đề ra:

- Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị

- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ

+ Nâng cao trình độ chuyên môn

+ Bồi dưỡng công tác chuẩn bị hồ sơ giáo án

+ Bồi dưỡng thông qua dự giờ, thăm lớp

+ Bồi dưỡng qua phong trào thi giáo viên dạy giỏi, Hội giảng

+ Bồi dưỡng bằng công tác chỉ đạo điểm và bồi dưỡng bằng tổ chức thựchiện chuyên đề

+ Bồi dưỡng qua hoạt động của tổ chuyên môn

+ Bồi dưỡng qua sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường

+ Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.+ Đa dạng hoá các hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên

+ Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ khác để phục vụ công tác bồi dưỡng giáoviên

5 Hiệu quả mang lại:

Qua thời gian thực hiện các biện pháp tích cực trên, đến cuối học kì I nămhọc 2018 – 2019 trường tôi đã thu được kết quả đáng khả quan như sau:

* Kết quả dạy của giáo viên:

Tổng số GV Đạt giờ dạy giỏi Đạt giờ dạy khá Đạt giờ dạy TB

Trang 5

Điểm 9-10

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1357 818 60,3 431 31,8 104 7,6 4 0,3 823 60,7 379 27,9 151 11,1 4 0,3

So sánh với kết quả của cuối năm học trước, tôi thấy chất lượng giảng dạycủa giáo viên được nâng lên rõ rệt Nhiều giáo viên có tiết dạy linh hoạt, sángtạo, nhiều giáo viên từ khá vươn lên giỏi, không có giáo viên chưa đạt yêu cầu.Đặc biệt có 100% các đồng chí giáo viên đã dạy giáo án điện tử, áp dụngphương pháp kĩ thuật dạy học tích cực, áp dụng dạy học theo hướng trải nghiệmsáng tạo trong tiết hội giảng, thi giáo viên giỏi và tiết dạy chuyên đề Kết quảchất lượng của học sinh cũng tăng lên rõ rệt so với cuối năm học trước

6 Khuyến nghị

Các cấp quản lí giáo dục cần tăng cường tổ chức các buổi chuyên đề, cáccuộc hội thảo, các buổi học tập, chia sẻ kinh nghiệm về bồi dưỡng thường xuyêncho đội ngũ giáo viên Tiểu học đối với cán bộ quản lí các trường Tiểu học

Chính quyền các cấp cần tăng cường cơ sở vật chất cho các trường Tiểu

học để các nhà trường đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyên môn theo hướng đổi

mới

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Trang 6

Giáo dục Tiểu học là bậc học quan trọng - bậc học nền tảng trong hệ

thống giáo dục quốc dân Giáo dục Tiểu học thực sự tốt sẽ tạo ra nền móng cho

sự hình thành nhân cách học sinh giúp các em học tập, rèn luyện ở các cấp trên

và làm chủ cuộc sống sau này Đội ngũ giáo viên Tiểu học là nhân tố quyết địnhviệc thực hiện mục tiêu và chất lượng của bậc giáo dục Tiểu học Đội ngũ này sẽphát huy được vai trò của họ khi họ được thường xuyên bồi dưỡng Bởi vì:

“Ngày nay sự hiểu biết của con người luôn đổi mới cho nên dù học được trongnhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất có hạn.” (Phạm Văn Đồng)

Là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường, tôi luôn trăn trở làlàm thế nào để giúp đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ năng lực về mọi mặtnhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Điều đó thôi thúc tôi đúc rút kinh nghiệm:

“Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo

viên trong nhà trường tiểu học” Tôi hy vọng sẽ rút ra được một số kinh

nghiệm cho công tác bồi dưỡng giáo viên của nhà trường

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Điều kiện: Người thực hiện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũngnhư trình độ lý luận chính trị khá vững vàng; có lòng nhiệt huyết với nghề, vớiđội ngũ của mình

- Thời gian áp dụng: năm học 2018 - 2019

- Đối tượng: Đội ngũ giáo viên trường tôi đang công tác

3 Nội dung sáng kiến.

Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra lí do chọn làm sáng kiến kinh nghiệm;nhiệm vụ nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; đối tượngnghiên cứu Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đã tiến hành tìm hiểu về đội ngũđồng thời đưa ra một số giải pháp để bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ hiệntại của mình Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra kết luận và một số khuyến nghị đốivới cán bộ quản lí nhà trường Tiểu học và các cấp quản lí giáo dục khi áp dụngsáng kiến kinh nghiệm vào bồi dưỡng cho đội ngũ

4 Kết quả.

Trang 7

Trong thời gian áp dụng sáng kiến, tôi thấy đội ngũ giáo viên của mình về

tư tưởng chính trị cũng như chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt

5 Đề xuất, kiến nghị.

Các cấp quản lí giáo dục cần tăng cường tổ chức các buổi chuyên đề, cáccuộc hội thảo, các buổi học tập, chia sẻ kinh nghiệm về bồi dưỡng thường xuyêncho đội ngũ giáo viên Tiểu học đối với cán bộ quản lí các trường Tiểu học

Chính quyền các cấp cần tăng cường cơ sở vật chất cho các trường Tiểu

học để các nhà trường đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyên môn theo hướng đổi

mới

Trang 8

“Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế, xã hội.Ngày nay giáo dục và đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thắng lợicủa sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước”

Thực hiện quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI vềđổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai chương trình giáo dụcphổ thông mới, trong đó đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định cho sự thànhcông nhiệm vụ này của ngành Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúpngười giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên mônnghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao Đội ngũ giáo viêntiểu học đông đảo, mặc dù có tỷ lệ đạt chuẩn tương đối cao, nhưng phần lớnthông qua quá trình đào tạo chắp vá với nhiều hệ đào tạo khác nhau Bởi vậy, chấtlượng đội ngũ giáo viên tiểu học rất đáng được quan tâm trong giai đoạn triểnkhai chương trình giáo dục phổ thông mới Nhiệm vụ của ngành cần đào tạo, bồidưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học đạt được một mặt bằng tối thiểu về chuyên môn,trang bị cho họ các kĩ năng cần thiết để thích ứng với sự đổi mới Vậy nên, hoạtđộng bồi dưỡng không chỉ để củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn mà điềuquan trọng hơn giúp giáo viên có cơ hội cập nhật các phương thức, cách làm,công nghệ mới, từ đó họ “lành nghề hơn” và tránh nguy cơ tụt hậu Ngoài ra, đâycũng là cách để giáo viên “làm mới”, “sạc thêm năng lượng” cho quá trình sángtạo không ngừng

Giáo dục Tiểu học là bậc học quan trọng - bậc học nền tảng trong hệ thốnggiáo dục quốc dân Giáo dục Tiểu học thực sự tốt sẽ tạo ra nền móng cho sự hình

1

Trang 9

thành nhân cách học sinh giúp các em học tập, rèn luyện ở các cấp trên và làmchủ cuộc sống sau này Đội ngũ giáo viên tiểu học là nhân tố quyết định việc thựchiện mục tiêu và chất lượng của bậc giáo dục Tiểu học Đội ngũ này sẽ phát huyđược vai trò của họ khi họ được thường xuyên bồi dưỡng Bởi vì: “Ngày nay sựhiểu biết của con người luôn đổi mới cho nên dù học được trong nhà trường baonhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất có hạn.” (Phạm Văn Đồng).

Trường Tiểu học tôi đang công tác là một trường trong thành phố với tổng

số cán bộ giáo viên 57 đồng chí, đa số các đồng chí giáo viên tuổi đời còn trẻtrình độ chuẩn và trên chuẩn 100 % Một số ít các đồng chí giáo viên trình độchuyên môn cũng như năng lực chuyên môn còn hạn chế Một số ít các đồng chígiáo viên chưa thật sự say mê với sự nghiệp giáo dục còn mang tư tưởng: “Anphận thủ thường”; không có trí tiến thủ; ngại tiếp cận với cái mới như: “Ứng dụngcông nghệ thông tin vào dạy học” Điều đó xác định ý nghĩa của công tác bồidưỡng trình độ cho đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng Nó là vấn đề nổicộm nhất cần nhanh chóng được giải quyết để đáp ứng nhu cầu của nhà trườngnói riêng và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung

Là hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường, tôi luôn trăn trở là làm thếnào để giúp đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt nhằm nâng

cao chất lượng giảng dạy Điều đó thôi thúc tôi đúc rút kinh nghiệm: “Một số

biện pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học” Tôi hy vọng sẽ rút ra được một số kinh nghiệm cho

công tác bồi dưỡng giáo viên của nhà trường

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Qua nghiên cứu chuyên đề để tìm ra một số biện pháp, nhằm nâng cao trình

độ mọi mặt cho giáo viên (về tư tưởng chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ) Trên

cơ sở đó làm sáng tỏ lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nói chunggiáo viên tiểu học nói riêng để phục vụ tốt hơn sự nghiệp đổi mới giáo dục đangđặt ra trong giai đoạn hiện nay

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài

Trang 10

- Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học ở trường tôi đang côngtác Đề xuất một số biện pháp về tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học.

1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp về tổ chức bồi dưỡng đội ngũgiáo viên tiểu học

- Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên của trường

1.5 Khách thể nghiên cứu:

Để thực hiện chuyên đề, tôi đã áp dụng các phương pháp sau:

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận về vấn đề đội ngũ và bồidưỡng đội ngũ

- Phương pháp quan sát, trao đổi

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ

sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở Để thựchiện được mục tiêu đó, trách nhiệm chính thuộc về các nhà trường Tiểu học,trong đó đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định

Giáo viên tiểu học là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng cấp Tiểu họctrở thành cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản

để nâng cao dân trí và trang bị những cơ sở ban đầu hết sức trọng yếu để pháttriển nhân cách con người Việt Nam tương lai

Giáo viên tiểu học là người giữ vai trò chủ yếu trong việc thực hiện phổcập giáo dục tiểu học

3

Trang 11

Giáo viên tiểu học là người có uy tín, là “thần tượng” đối với tuổi nhỏ Lời thầy

là sự thuyết phục, cử chỉ của thầy là mẫu mực, cuộc sống và lao động của thầy là tấmgương đối với các em Giáo viên tiểu học giữ vai trò quyết định sự phát triển đúnghướng của các em Ấn tượng về người thầy tiểu học giữ mãi trong kí ức của mỗingười

Điều 15 của Luật phổ cập giáo dục tiểu học đã quy định: “Giáo viên tiểuhọc phải được tuyển chọn, đào tạo theo tiêu chuẩn đạo đức, tác phong, chuyênmôn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định” Bởi vậy việc bồi dưỡng để không ngừngnâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực là một đòi hỏi tự thân mang tính bắt buộccủa nghề sư phạm nói chung và giáo viên Tiểu học nói riêng

Để có được đội ngũ giáo viên vững vàng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ,người quản lí phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và toàn diện cho độingũ giáo viên; giúp họ không ngừng mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết, nănglực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời và đón trước những đổi mới toàndiện trong chương trình giáo dục Tiểu học

3 Cơ sở thực tiễn:

Cuối năm học 2017- 2018, nhà trường có bốn dãy nhà gồm 36 phòng học

và các phòng chức năng đều kiên cố cao tầng Bàn ghế trang thiết bị cho các lớphọc đầy đủ, đúng quy cách Cảnh quan sư phạm nhà trường khá khang trang Độingũ giáo viên yên tâm công tác với tổng số cán bộ giáo viên trong toàn trường là

Tổng số Đảng viên của trường là: 28 đồng chí, đạt tỉ lệ 47,5 %

Đội ngũ giáo viên nói chung tâm huyết với nghề, đa số giáo viên được đàotạo chính quy, có chuyên môn vững vàng Tuy nhiên, một số giáo viên trẻ mớivào nghề năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa thực sự tâm huyết

Trang 12

với nghề Mặt khác một vài giáo viên vào nghề lâu năm, tuổi đời cao nên trình độhiểu biết cũng như tiếp cận với công nghệ thông tin còn chậm, ngại tiếp thu cáimới.

Kết quả cuối năm học 2017 - 2018:

* Chất lượng đội ngũ giáo viên:

Đạt giờ dạy khá

Đạt giờ dạy TB

Giờ dạy chưa đạt

Điểm 9-10

4 Một số giải pháp về việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tiểu học:

Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên không thể nóng vội mà nó phải đượctiến hành từng bước đòi hỏi rất công phu, nghiêm túc và khoa học Chính vì vậytrước hết tôi phải xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng cụ thể

5

Ngày đăng: 11/05/2024, 20:01

w