1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thuyết trình đng102 chủ đề châu văn bài chòi

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Châu Văn - Bài Chòi
Tác giả Lương Việt Thanh, Nguyễn Tuấn Kiệt, Trần Gia Kiệt
Người hướng dẫn Vi Văn Vương
Trường học FPT University - Campus Chí Minh
Chuyên ngành ĐNG102
Thể loại Bài thuyết trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

Hát văn, còn gọi là chầu văn, hát hầu đồng, hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam.. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng

Trang 1

FPT UNIVERSITY- CAMPUS CHÍ MINH

Bài Thuyết trình (ĐNG102) Chủ đề: CHÂU VĂN-BÀI CHÒI Lớp: IB1710_FALL2022_ ĐNG102 Thành viên nhóm: 3 Giảng viên: Vi Văn Vương

Tên của các thành viên trong nhóm Mã số sinh viên

Hồ Chí Minh

Trang 2

Mục lục

Trang bìa 1

Mục lục 2

I) Giới thiệu sơ lược 3

II) Nghệ thuật Bài chòi 3

a) Sơ lược về Bài chòi 3

b) Cách chơi bài chòi 5

III) Nghệ Thuật Hát Chầu Văn 6

a) Sơ lược về Hát Chầu Văn … 6

b) Phục vụ hát Chầu Văn 8

IV) Kết Luận … 9

V) Tài liệu tham khảo … 10

Hồ Chí Minh

Trang 3

I) Giới thiệu sơ lược

Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam, về sau đã được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch vào những năm 30 của TK XX Đây là môn nghệ thuật đa dạng, kết hợp giữa âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, màu sắc, hội họa và văn học

Hát văn, còn gọi là chầu văn, hát hầu đồng, hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

II) Nghệ thuật bài chòi

a Sơ lược về Bài chòi

Nghệ thuật Bài chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa và giải trí trong cộng đồng làng

xã Các thành tố văn hóa nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ, tập tục… trong Nghệ thuật Bài chòi được chuyển tải một cách giản dị, tự nhiên, tạo sức hấp dẫn với công chúng, trở thành sinh hoạt văn hóa thiết yếu và phổ biến khắp miền Trung Vì thế mà sinh hoạt Bài chòi trở thành môi trường thực hành và sáng tạo nghệ thuật, đồng thời cũng là nơi bảo tồn vốn văn nghệ dân gian, phong cách trình diễn và các giá trị văn hóa vùng miền Trong khoảng những năm 1930 1940, để thu hút người xem, từ một điệu hô - - hát ban đầu, những nghệ nhân hát bài chòi đã sáng tạo ra 4 làn điệu cơ bản là “Xuân nữ”,

“Cổ bản”, “Xàng xê” và Hò Quảng” Sau này, các nghệ nhân còn mượn một vài làn điệu của hát bội (tuồng) để làm phong phú thêm cho bài chòi

Trang 4

Thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp được coi là “thời hoàng kim” của nghệ thuật bài chòi Khắp nơi khắp chốn, từ bộ đội, nhân dân… đâu đâu cũng hát bài chòi nên nhiều sáng tác mới, gắn với cuộc sống sinh hoạt của người dân đã ra đời Sau năm 1954, tất cả nghệ nhân bài chòi phục vụ kháng chiến được tập kết ra Bắc Đến đầu năm 1955, bài chòi bắt đầu được đưa lên sân khấu Từ năm 1975 tới nay, nghệ thuật bài chòi vẫn được duy trì Ở các tỉnh Trung Bộ, nhất là Bình Định, ngày nay, loại hình di sản này còn được lưu trong sinh hoạt làng xã, trong tục ngữ ca dao

Tại đất võ Bình Định, hội bài chòi không chỉ còn được tổ chức vào dịp đầu xuân

để phục vụ người dân mà còn là một đặc sản không thể thiếu được trong kho tàng văn hóa dân gian địa phương để giới thiệu với du khách gần xa Hầu hết, nghệ nhân đều được học kỹ năng, kỹ thuật hô, hát Bài chòi trong gia đình, chủ yếu thông qua phương pháp truyền miệng Tuy nhiên, một số nghệ nhân Bài chòi ngày nay cũng truyền dạy kiến thức

và kỹ năng trong các hội, các câu lạc bộ và trường học Tuy nhiên, hiện nay, việc trao truyền Bài chòi gặp trở ngại do: yêu cầu về năng khiếu, năng lực và sự đam mê; cơ hội,

Trang 5

không gian trình diễn, đối tượng khán giả bị thu hẹp; nhiều nghệ nhân tuổi cao, đời sống khó khăn, kinh phí hỗ trợ học và thực hành di sản còn hạn chế

b Cách chơi bài chòi

• Về cơ bản, bài chòi là sân chơi của những ván cờ Mỗi ván gồm có 30 quân cờ với

30 tên gọi khác nhau, được chia thành 10 loại thẻ gỗ Người chơi sẽ được chọn mua các loại thẻ đó Cuộc chơi bắt đầu diễn ra khi anh hiệu (người hô bài) bước đến ống thẻ cái, xóc đi xóc lại rồi chậm rãi rút từng con bài Mỗi lần rút bài, anh hiệu sẽ đọc tên quân bài đó Người nào ăn đủ 3 con (được 3 cờ) thì xem như thắng cuộc

• Vào xuất cờ, mọi người đều chăm chú và thích thú lắng nghe những điệu hát trước khi anh hiệu hô câu thai mang tên quân bài Anh hiệu giỏi thường khéo léo hô một cách chậm rãi, khiến người nghe hồi hộp chờ đợi rồi đoán già đoán non đó là con bài gì Đối với những người chơi, chuyện được – thua không quan trọng mà thú vị

ở chỗ họ cùng thưởng thức những câu hát trầm bổng, nhịp nhàng, du dương như đọc thơ vậy

Biểu diễn bài chòi:

Bài chòi Hội An Hội An Show Nghệ nhân Lương Đán & Ngọc Huệ- -

Trang 6

III) Nghệ Thuật Hát Chầu Văn

a Sơ lược về Hát Chầu Văn

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát Văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật

ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam Nhờ sử dụng lời ca trau chuốt, nghiêm trang và âm nhạc mang tính tâm linh mà chầu văn được coi là

hình thức âm nhạc mang ý nghĩa thần thánh

Trang 7

Thời kỳ thịnh vượng nhất của Chầu văn rơi vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, với các cuộc thi được mở ra thường xuyên nhằm lựa chọn người hát cung văn Tuy nhiên, từ năm

1954, hát Chầu văn dần dần bị mai một vì hầu đồng bị coi là mê tín dị đoan và bị cấm Tưởng chừng như dấu chấm hết cho Chầu Văn sẽ đặt tại đây, tuy nhiên, vào năm 1990, loại hình nghệ thuật này lại phát triển mạnh mẽ trở lại, cùng với các trung tâm hát văn như nam Định, Ninh Bình, Hà Nam,…

Hát Chầu Vằn có ba kiểu hát đó là hát thờ (văn thờ) hát lên đồng ( văn hầu) hát thi (văn thi), ,

• Hát thi dùng trong các cuộc đua tài và thường là hát đơn, chỉ một người hát

• Hát thở được hát trước ngày tiệc, ngày sóc vọng đầu rằm, mồng 1, ngày tất niên Tuy nhiên, hát thở trước khi vào các giá lên đồng là một trong những phần quan trọng nhất của chầu văn

• Hát lên đồng hay còn gọi là hát hầu bóng, dùng trong quá trình thực hiện nghi lễ hầu đồng Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của chầu văn

Hiện tại, hát Chầu Văn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo

vệ

Trang 8

b Phục vụ hát Chầu Văn :

Cung văn (Bao gồm người hát chầu văn và dàn nhạc cụ phục vụ hát văn) Người ca sĩ được gọi là cung văn, thường là người vừa hát giỏi, biết nhiều làn điệu, biết chơi nhạc cụ Dàn nhạc hầu bóng gồm có một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ ( gọi là trống con), một cảnh đôi, một phách Trong các loại nhạc cụ trên, đàn nguyệt, trống nhỏ và cảnh đôi đóng vai trò nông cốt Đây là những nhạc khí cơ bản, không thể thiếu được vì chúng tạo nên tính cách riêng biệt và đặc thù của dàn nhạc hát văn

Một số tác phẩm tiêu biểu

Một vài tác phẩm Chầu Văn đã để lại ấn tượng, đi sâu vào lòng người, phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân Tiêu biểu phải kể đến như là:

• Cậu Quận Sòng Sơn Văn

• Văn bài sai Mười hai cô

• Cậu thả lưới

• Cậu bé Hoàng

Bát nàn tướng quân hát Chầu Văn

Hát Chầu Văn Đặc Sắc 2021| Bát Nàn Tướng Quân Liên Hoan Hát Văn Hát Chầu Văn Toàn - Quốc 2021

Trang 9

IV) Kết Luận

Bài chòi và chầu văn là hai hình thức nghệ thuật dân ca đặc sắc của người dân Việt Nam Những hình thức sinh hoạt ca múa này phát triển lâu đời trong dân gian Việt Nam Nhân dân đã lưu truyền, tôn vinh bài chòi và chầu văn vì cả hai là những loại hình văn hóa, nghệ thuật Việt Nam đáng được bảo tồn, gìn giữ để các thế hệ về sau luôn được tự hào về những di sản mà các thế hệ trước đã dày công gây dựng nên Dẫu vậy, hiện nay giới trẻ chưa thấy được tầm quan trong của những loại hình nghệ thuật này Nhưng thật may mắn, còn một số bộ phận trẻ vẫn chung tay giữ gìn sức sống của nghệ thuật dân gian Chính vì vậy, chúng ta cần thúc đẩy, cố gắng hết sức để các hình thức nghệ thuật cổ truyền nói chung hay bài chòi hoặc chầu văn nói riêng luôn tồn tại trong các thế hệ từ nay về sau

Trang 10

V) Tài li u tham kh ệ ảo

1 "Nghệ thuật Bài chòi Trung B ộ Việ t Nam tr thành Di s ở ản văn hóa phi vậ t " Cục Di sản văn hóa (5/10/2022) http://dsvh.gov.vn/nghe-thuat- bai -choi-trung- bo -viet- nam -tro-thanh- -san- di van-hoa- phi -vat-the- dai -dien-cua- nhan -loai- 1535

2 "Giai điệu quê hương | ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM." (18/12/2017) https://vovworld.vn/vi-VN/giai-dieu- que -huong/dac-sac-nghe-thuat- bai -choi- ung- tr bo-604054.vov

3 "Hát Ch ầu Văn là gì? Đặc điểm giai điệ u trong hát Ch ầu văn." ( 8/3/2017 )

https://amthanhthudo.com/hat-chau-van- -gi.html la

4 "Hát ch ầu văn là hát gì? - H i Nh ộ ất Tâm." https://hoinhattam.com/hat-chau-van- la-hat -gi/

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w