1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Báo cáo thực tập Ngân hàng BIDV

42 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Phú Quốc
Tác giả Huỳnh Hoài Thương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Xuân Hải
Trường học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Tài chính – Kế toán
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC (10)
    • 1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) (10)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (10)
      • 1.1.2. Sứ mệnh và tầm nhìn (10)
      • 1.1.3. Cơ cấu điều hành (11)
      • 1.1.4. Ý nghĩa biểu tượng của BIDV (11)
      • 1.1.5. Giải thưởng của BIDV (11)
    • 1.2. Giới thiệu về BIDV – chi nhánh Phú Quốc (12)
      • 1.2.1. Lịch sử hình thành chi nhánh (12)
      • 1.2.2. Hoạt động chính (12)
      • 1.2.3. Sứ mệnh (13)
      • 1.2.4. Tầm nhìn (13)
      • 1.2.5. Giá trị cốt lõi (13)
    • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (13)
      • 2.1. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại (13)
        • 2.1.1. Huy động vốn từ tiền gửi thanh toán (13)
        • 2.1.2. Huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn (14)
        • 2.1.3. Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm (14)
        • 2.1.4. Huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá (15)
        • 2.1.5. Các nguồn vốn huy động khác (16)
      • 2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn (16)
        • 2.2.1. Tính ổn định của nguồn vốn (16)
        • 2.2.2. Tỷ lệ vốn huy động/vốn tự có (17)
        • 2.2.3. Tỷ lệ vốn huy động/dư nợ (17)
        • 2.2.4. Tỷ lệ chi phí cho một đơn vị vốn huy động (17)
        • 2.2.5. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (17)
        • 2.2.6. Một số chỉ tiêu khác (18)
      • 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại 18 .1. Nhân tố khách quan (18)
        • 2.3.2. Nhân tố chủ quan (19)
      • 3.1. Khái quát hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc (21)
      • 3.2. Kết quả và hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh (23)
      • 3.3. Các yếu tố liên quan đến việc huy động vốn của BIDV chi nhánh Phú Quốc: 25 3.4. Một số ưu điểm, hạn chế của huy động vốn tại Chi nhánh (25)
      • 3.5. Kết luận (35)
    • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG (35)
      • 4.1. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 35 1. Định hướng phát triển kinh doanh (35)
        • 4.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn (36)
      • 4.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc (36)
      • 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn (36)
        • 4.3.1. Kiến nghị Hội sở về các hình thức huy động vốn (36)
        • 4.3.2. Mở rộng, đa dạng hóa khách hàng (36)
        • 4.3.3. Tăng cường quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách hàng (37)
        • 4.3.4. Xây dựng và mở rộng mạng lưới phòng giao dịch (37)
        • 4.3.5. Lãi suất (37)
        • 4.3.6. Tạo vị thế cạnh canh (37)
        • 4.3.7. Công nghệ thanh toán nhanh (38)
      • 4.4. Kiến nghị (38)
        • 4.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (38)
        • 4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt (38)
    • Nam 38 KẾT LUẬN (0)
  • PHỤ LỤC (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (42)

Nội dung

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH PHÚ QUỐC

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, HN Điện thoại: 042200422

Website: www.bidv.com.vn

Lịch sửu hình thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1957 - 1981: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam

Giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” trực thuộc Bộ Tài chính (1957 - 1981) với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

- Giai đoạn 1981 – 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn với một thời kỳ sôi nổi của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990), thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường

- Giai đoạn 1990 - 2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một ngân hàng chuyên doanh sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế

- Giai đoạn 2012 - nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Giai đoạn chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP Đây là một bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập Đó là sự thay đổi căn bản và thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ

1.1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn

BIDV chú trọng tới sự phát triển của khách hàng nên các sản phẩm, dịch vụ luôn đảm bảo có chất lượng tốt nhất Để mang đến cho khách hàng những giá trị tốt đẹp nhất, BIDV luôn sẵn sàng thay đổi, điều chỉnh quy chế, chính sách, môi trường làm việc Điều này không chỉ mang đến sự chuyên nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển cho các thành viên, cán bộ của BIDV

Sau nhiều năm nỗ lực không ngừng nghỉ, BIDV luôn cố gắng để xứng đáng với danh hiệu ngân hàng số 1 trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính Trong tương lai không xa, tầm nhìn của BIDV là phát triển toàn diện thương hiệu để vươn

11 ra thị trường quốc tế, làm vẻ vang thương hiệu tài chính nhà nước BIDV cam kết mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất

Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hình 1.1.3 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

1.1.4 Ý nghĩa biểu tượng của BIDV

Logo BIDV là một trong những thương hiệu gây ấn tượng cho khách hàng bới ý nghĩa cũng như hoạ tiết

Logo BIDV bao gồm hai phần chính: phần chữ thương hiệu BIDV và phần biểu tượng Logo BIDV có kiểu chữ in đậm, đậm để truyền tải cảm giác tin cậy, mạnh mẽ và đáng tin cậy, đồng thời là biểu tượng cho sức mạnh và khả năng phục hồi của thương hiệu

Thương hiệu quốc gia lần thứ 6

Hội đồng Phát triển bền vững Việt Nam, VCCI

Top 10 Doanh nghiệp phát triển bền vững, 3 năm liên tiếp (2018-2020)

Giải thưởng Sao Khuê dành cho 6 sản phẩm: hệ thống BIDV E-zone, hệ thống Đầu tư tiền gửi tự động và thanh toán song phương cho bảo hiểm xã hội Việt Nam, hệ thống hỗ trợ bán hàng trên thiết bị di động cho KHTC, hệ thống sao kê tài khoản khách hàng, hệ thống quản lý bán chéo sản phẩm BIDV Sale Power, hệ thống cổng thanh toán mở - BIDV Paygate

Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 5 năm liên tiếp (2016-2020); Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu

Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp (2017-2020)

Giải thưởng Sao Khuê (Viet Nam ICT Excellence) dành cho 03 sản phẩm: Ứng dụng công nghệ tự động hóa RPA trong nghiệp vụ thanh toán theo bảng kê tại BIDV; Chương trình Cổng thanh toán kiều hối cho khách hàng cá nhân; Quản lý doanh thu bảo hiểm BIC qua hệ thống BIDV

Ban tổ chức chương trình Tin & Dùng Việt Nam

Top 10 Tin & Dùng cho Dịch vụ thu hộ học phí của BIDV

Ngân hàng Bán lẻ Tiêu biểu, 4 năm liên tiếp (2016-2019), Ngân hàng Điện tử Tiêu biểu, lần thứ 3 (2014, 2015, 2019)

Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, 3 năm liên tiếp 2017-2019

Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín

Hội đồng Phát triển bền vững Việt Nam, VCCI

Top 10 Doanh nghiệp phát triển bền vững, 2 năm liên tiếp (2018-2019) Top 10 Doanh nghiệp thương hiệu mạnh Việt Nam

Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu BIDV Pay+

Giải thưởng Sao Khuê dành cho 02 sản phẩm: Ngân hàng điện tử hiện đại dành cho khách hàng tổ chức (BIDV iBank) và Tự động hóa quy trình đăng ký và quản lý người dùng (BIDV IDM).

Giới thiệu về BIDV – chi nhánh Phú Quốc

1.2.1 Lịch sử hình thành chi nhánh

Ngày 01/6/2015, ngân hàng BIDV – Chi nhánh Phú Quốc đã đi vào hoạt động Được trang bị cơ sở vật chất và công nghệ làm việc hiện đại, với đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp tận tình BIDV chi nhánh Phú Quốc mang đến những sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng tốt nhất như: Huy động vốn, cho vay, dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ nội địa và thẻ quốc tế,.vv v Giám đốc Chi nhánh: Ông Nguyễn Phước Duy Đức

Trưởng phòng dịch vụ khách hàng: Ông Địa chỉ: Số 196 đường Nguyễn Trung Trực, khu phố 5, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang Điện thoại: 029 7384 8840

Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng

Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ

Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

BIDV đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội

Là định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đầu thuộc nhóm 100 Ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á

Hướng đến khách hàng – Đổi mới sáng tạo – Chuyên nghiệp tin cậy – Trách nhiệm xã hội

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại

2.1.1 Huy động vốn từ tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán là hình thức tiền gửi mà khách hàng gửi vào NHTM với mục đích để được ngân hàng thanh toán và thu chi hộ theo yêu cầu của khách hàng

Khách hàng được phép rút ra bất cứ lúc nào hoặc là có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán mà không hạn chế số lần giao dịch Đối tượng sử dụng: các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…

Do khách hàng có thể gửi tiền vào, rút ra và thanh toán chuyển khoản bất cứ lúc nào mà không bị giới hạn số lần nên nguồn vốn này luôn biến động NHTM thực hiện dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi này với tỷ lệ cao hơn so với các loại tiền gửi khác

Khách hàng nộp tiền mặt vào hoặc rút ra bất cứ lúc nào

Thanh toán chuyển khoản với các hình thức thanh toán phổ biến như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền…

Khách hàng có thể sử dụng thẻ thanh toán để được rút tiền tự động tại các máy ATM 24/24 hoặc thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ thanh toán

Khách hàng có thể sử dụng số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán để đảm bảo mở L/C ký quỹ, bảo lãnh thanh toán, xác nhận khả năng tài chính… Đối với khách hàng được ngân hàng đồng ý cho vay thấu chi thì được phép sử dụng quá số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán

Có thể vay tiền chuyển vào tài khoản thanh toán, thu nợ và lãi vay từ tài khoản tiền gửi thanh toán

Sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi chứng minh năng lực tài chính, đồng thời được sử dụng làm cơ sở đảm bảo tín dụng

Có thể dễ dàng chuyển đổi các hình thức tiền gửi

2.1.2 Huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là hình thức tiền gửi huy động các khoản tiền để dành tạm thời chưa sử dụng mà khi gửi vào khách hàng chỉ được rút ra sau một khoản thời gian nhất định

Khách hàng chỉ được rút tiền ra sau một kỳ hạn nhất định nên nguồn huy động này khá ổn định

Mục đích gửi tiền là lĩnh lãi nên khách hàng có xu hướng chọn ngân hàng có lãi suất cao

Chủ yếu là do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế… có các khoản tiền nhàn rỗi, chưa có nhu cầu sử dụng ngay

Khách hàng có thể rút trước hạn một phần hay từng phần dưới hình thức tiền mặt hay thanh toán chuyển khoản

Khách hàng có thể sử dụng hợp đồng tiền gửi kỳ hạn để cầm cố vay hoặc chiết khấu tại các Ngân hàng Thương mại

Sử dụng các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn để chứng minh năng lực tài chính

Có thể chuyển đổi sang các hình thức tiền gửi khác, tùy theo quy định của từng Ngân hàng Thương mại

2.1.3 Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn chủ yếu khoản tiền để dành của cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời và an toàn về tài sản

Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn tại các Ngân hàng Thương mại và có nhiều hình thức như: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn…

Các hình thức tiền gửi tiết kiệm:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi được rút bất cứ lúc nào o Đặc điểm Đối tượng huy động chủ yếu là cá nhân có các khoản tiền tạm thời chưa sử dụng

Khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng lập giấy nộp tiền ghi rõ các thông tin yêu cầu như: họ và tên, chứng minh nhân dân, địa chỉ, số tiền, kỳ hạn, chữ ký… Ngân hàng căn cứ vào giấy nộp tiền, nhận đủ tiền và lập sổ tiết kiệm không kỳ hạn giao cho khách hàng Mỗi lần giao dịch khách hàng phải mang theo sổ tiết kiệm o Tiện ích

Có thể rút tiền bất cứ lúc nào, rút một phần hay toàn phần bằng tiền mặt hay thanh toán chuyển khoản

Dễ dàng chuyển đổi các hình thức tiền gửi hoặc chuyển nhượng cho người khác

Có thể sử dụng để chứng minh năng lực tài chính

Khách hàng có thể sử dụng sổ tiết kiệm không kỳ hạn là tài sản để cầm cố, thế chấp để vay ngân hàng

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm mà người gửi chỉ được rút sau một kỳ hạn nhất định Ngân hàng có thể huy động dưới hình thức sổ tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi

Người gửi tiền tiết kiệm chủ yếu là dân cư gửi vào với mục đích nhận lãi và đảm bảo an toàn tài sản

Huy động những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của cá nhân chưa sử dụng tại thời điểm hiện tại để dành tích lũy trong tương lai

Khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn khách hàng lập giấy nộp tiền ghi rõ thông tin yêu cầu như gửi tiết kiệm không kỳ hạn Ngân hàng căn cứ vào giấy nộp tiền, nhận tiền và cấp cho khách hàng sổ tiết kiệm có kỳ hạn Khi đến giao dịch, khách hàng phải đem theo sổ tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM và mang tính ổn định o Tiện ích

Có thể rút trước hạn một phần hay toàn phần bằng tiền mặt hay chuyển khoản Khi rút trước hạn sẽ được tính lãi suất không kỳ hạn

Có thể chuyển nhượng cho người khác hoặc cầm cố, chiết khấu tại các NHTM khác

Nếu đến hạn không đến rút ngân hàng tự động tính lãi nhập vốn và tái tục lại kỳ hạn tiếp theo với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm hiện hành

Có thể chuyển đổi các hình thức tiền gửi khác, hoặc chuyển nhượng cho người khác

Sử dụng các sổ tiết kiệm chứng minh năng lực tài chính, cơ sở đảm bảo tín dụng

2.1.4 Huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá

Chứng khoán nợ là giấy chứng nhận do NHTM phát hành để huy động vốn, xác nhận nghĩa vụ trả nợ một số tiền trong một khoản thời gian nhất định với điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa NHTM với người mua giấy tờ có giá

Các NHTM có thể phát hành chứng từ trực tiếp hay thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành

Căn cứ vào thời hạn phát hành:

+ Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là các giấy tờ có giá có thời hạn dưới 01 năm, bao gồm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

4.1 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam 4.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng nước ngoài không chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng truyền thống như các NHTM Việt Nam Các ngân hàng nước ngoài đã phát triển ở một tầm cao hơn dưới dạng tập đoàn tài chính – ngân hàng.Trong quá trình toàn cầu hoá, việc xây dựng BIDV thành tập đoàn tài chính –ngân hàng trong tương lai là xu thế tất yếu để BIDV phát triển cả về chiều rộn lẫn chiều sâu

Tập đoàn tài chính – ngân hàng về cơ bản là một tập đoàn kinh tế gồm các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Xét về phương diện hoạt động đa năng, BIDV hiện tại đã xâm nhập sang lĩnh vực bảo hiểm, thuê mua tài chính, quản lý quỹ, chứng khoán,…thông qua việc thành lập các công ty con trực thuộc BIDV đang giữ vai trò là công ty mẹ thực hiện đầu tư, thành lập, góp vốn liên doanh, mua cổ phần vào nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng Khi quy mô hoạt động, năng lực cạnh tranh tương đối mạnh và hoạt động có hiệu quả thì từng bước có thể hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng hoạt động đa năng nhằm tạo thế và lực mới đáp ứng quá trình hội nhập

4.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn

Cạnh tranh huy động vốn cần thiết phải dựa vào chất lượng, tính độc đáo, hiệu quả của dịch vụ huy động vốn và thương hiệu BIDV thay vì hình thức cạnh tranh lãi suất huy động Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn với các thủ tục và điều kiện giao dịch thuận tiện theo hướng:

− Đẩy mạnh các hình thức huy động vốn BIDV có lợi thế như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi dài hạn… với lãi suất hấp dẫn, phù hợp thông lệ quốc tế để BIDV có khả năng niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán/Sở giao dịch chứng khoán nhằm thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn

− Triển khai hình thức tiết kiệm có mục đích như tiết kiệm du học, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm an sinh,… Hoàn thiện các dịch vụ tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút dần, tiền gởi lãi suất phân tầng,… với sự đa dạngvề kỳ hạn, chính sách lãi suất linh hoạt Ngoài hình thức huy động bằng đồng Việt Nam và USD có thể huy động bằng những loại ngoại tệ khác và bằng vàng

− Kết hợp huy động vốn với phát triển các dịch vụ thanh toán BIDV cần phát triển hơn nữa các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như dịch vụ tài khoản, thẻ ATM, chuyển tiền, quản lý vốn tập trung, đặc biệt là phải khuếch trương và triễn khai rộng rãi dịch vụ BIDV Smart@ccount (gói dịch vụ từ thu tiền mặt lưu động, chuyển vốn, quản lý vốn tập trung và áp dụng lãi suất phân tầng)

4.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc 4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

4.3.1 Kiến nghị Hội sở về các hình thức huy động vốn

Hiện nay nhu cầu gửi tiền của khách hàng là tương đối cao, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, BIDV – chi nhánh Phú Quốc cần phân tích, đánh giá, so sánh và kiến nghị với Hội sở về một số phương pháp sau:

Cần cải thiện, hoàn thiện các sản phẩm đã có, triển khai những sản phẩm mới gắn liền với nhu cầu của khách hàng

Tìm cách nâng cao các khoản huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế

Phát triển huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá để tạo ra nguồn vốn dài hạn cho Phòng giao dịch

Cần chú trọng nghiên cứu, đưa ra các cuộc khảo sát để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, cũng như giải đáp tường tận những thắc mắc của khách hàng, đưa khách hàng đến gần với các sản phẩm của Phòng giao dịch hơn

4.3.2 Mở rộng, đa dạng hóa khách hàng

Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng gồm những khách hàng lớn, quan trọng, với nhiều nội dung gợi ý khách hàng nói về sản phẩm và nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới

Tổ chức hội thảo đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh mà Chi nhánh quan tâm trong việc cải tiến và đổi mới sản phẩm, cũng như ra mắt những sản phẩm mới

Tiếp cận và phát triển những khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình hoặc thấp nhưng ổn định Ra thêm nhiều chính sách chăm sóc khách hàng cũ

Cần lên danh sách khách hàng mục tiêu cần chăm sóc đặc biệt, từ đó giao chỉ tiêu danh sách cụ thể đến từng cán bộ để tiến hành tiếp thị khách hàng

4.3.3 Tăng cường quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách hàng

Cần thành lập tổ, bộ phận chịu trách nhiệm là đầu mối thực hiện triển khai công tác truyền thông quảng cáo

Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng qua các ẩn phẩm, truyền thanh, truyền hình của địa phương vào giờ cao điểm; qua nhân viên tiếp tân, giao dịch viên, ; hoặc thuê đội ngũ phát tờ rơi

Tổ chức, phân công trách nhiệm cho các nhân và đơn vị chăm sóc đối với khách hàng đã quan hệ một cách thường xuyên và chu đáo

Thường xuyên liên hệ và trao đổi thông tin với khách hàng, định kỳ bố trí lịch thăm và làm việc với các khách hàng lớn, tăng cường các hình thức giao lưu thể thao, gửi thiệp, quà chúc mừng,

4.3.4 Xây dựng và mở rộng mạng lưới phòng giao dịch

Cần mở thêm phòng giao dịch để mở rộng lạng lưới của mình trên địa bàn

Khuyến khích tạo động lực cho các phòng giao dịch hiện tại tự mở rộng quy mô của mình Xây dựng và tu sửa cải tại cơ sở vật chất của Phòng giao dịch, phòng giao dịch từ đó góp phần tạo lòng tin cho khách hàng khi mang tiền đến gửi tại Phòng giao dịch

Ngày đăng: 09/05/2024, 21:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.3 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam  1.1.4.  Ý nghĩa biểu tượng của BIDV - Báo cáo thực tập Ngân hàng BIDV
Hình 1.1.3 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1.1.4. Ý nghĩa biểu tượng của BIDV (Trang 11)
Bảng 2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV – Chi nhánh Phú Quốc (2020- (2020-2022) - Báo cáo thực tập Ngân hàng BIDV
Bảng 2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV – Chi nhánh Phú Quốc (2020- (2020-2022) (Trang 21)
Bảng 4 : Hiệu quả huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Phú Quốc năm (2020- (2020-2022) - Báo cáo thực tập Ngân hàng BIDV
Bảng 4 Hiệu quả huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Phú Quốc năm (2020- (2020-2022) (Trang 24)
4  Hình thức huy động vốn - Báo cáo thực tập Ngân hàng BIDV
4 Hình thức huy động vốn (Trang 40)
w