1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Chính sách tiền tệ và tài khóa

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Tiền Tệ Và Tài Khóa
Người hướng dẫn Giảng Viên Bộ Môn
Trường học Trường Đại Học Tài Chính - Marketing
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 357,33 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Chính sách tiền tệ và các công cụ thực thi Chính sách tiền tệ (5)
    • 1.1.1 Chính sách tiền tệ (5)
    • 1.1.2 Các công cụ thực thi Chính sách tiền tệ (7)
  • 1.2 Thực trạng ứng dụng các công cụ Chính sách tiền tệ tại Việt Nam (11)
    • 1.2.1 Công cụ tái cấp vốn, chính sách chiết khấu, lãi suất cơ bản (11)
    • 1.2.2 Công cụ thị trường mở (13)
    • 1.2.3 Công cụ dự trữ bắt buộc (14)
    • 1.2.4 Công cụ tỷ giá hối đoái (16)
  • CHƯƠNG 2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (17)
    • 2.1 Tác động của điều tiết kinh tế thông qua chính sách tiền tệ: Phân tích tác động của các công cụ chính sách tiền tệ đến sự ổn định kinh tế ở Uzbekistan (17)
    • 2.2 Đạt được tăng trưởng bền vững ở các nước Châu Phi cận Sahara bằng cách sử dụng công cụ CSTT hiệu quả (18)
    • 2.3 Vai trò của chính sách tiền tệ trong phát triển kinh tế của Indonesia (19)
  • CHƯƠNG 3. NHÌN LẠI CÁC VẤN ĐỀ HIỆN NAY (21)
    • 3.1 Chính sách tiền tệ trong điều kiện khủng hoảng tài chính trên thế giới (21)
      • 3.1.1 Khái niệm về khủng hoảng tài chính (21)
      • 3.1.2 Nguyên nhân (21)
      • 3.1.3 Hậu quả (21)
      • 3.1.4 Các cuộc khủng hoảng tài chính lớn và các chính sách tiền tệ (21)
    • 3.2 Rủi ro nợ công trong mối liên hệ với chính sách tài khóa (26)
    • 3.3 Khó khăn của Chính sách thuế tại Việt Nam hiện nay (29)

Nội dung

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. NHẬN ĐỊNH VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, CHÍNH SÁCH THUẾ HIỆN NAY

Chính sách tiền tệ và các công cụ thực thi Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ, một chính sách kinh tế vĩ mô, được Ngân hàng trung ương sử dụng để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ tác động vào lãi suất hoặc khối lượng cung tiền để điều tiết nền kinh tế.

 Liên quan đến tín dụng

 Liên quan đến lãi suất

 Liên quan đến việc tăng giảm khối lượng tiền trong nền kinh kế.

Chính sách tiền tệ là công cụ quan trọng mà các cơ quan chính phủ sử dụng để định hướng hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường Nó không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng, việc làm mà còn đóng vai trò trong việc điều chỉnh giá cả theo hướng lên hoặc xuống.

Theo Mishkin và Serletis.2016: chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô do NHTW đề ra liên quan đến quản lý cung tiền và lãi suất để đạt được các mục tiêu cao hơn như ổn định lạm phát , tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp

NHTW Canada: chính sách tiền tệ là một nhóm các quyết định được thực hiện bởi chính phủ, thường thông qua NHTW, liên quan đến lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED): chính sách tiền tệ là các hoạt động thực hiện bởi Dự trữ Liên bang Mỹ để tác động đến mức độ sẵn có và chi phí của tiền và tín dụng nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế của Quốc gia.

Theo luật NHNN Việt Nam (năm 2010) định nghĩa: chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Trên thực tế, chính sách tiền tệ liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như đo lường các mục tiêu cuối cùng, lựa chọn công cụ CSTT cũng như quy trình thủ tục thực thi CSTT.

Các loại chính sách tiền tệ

Tùy thuộc vào từng giai đoạn và điều kiện kinh tế tại mỗi Quốc gia mà CSTT có thể được thực thi theo 2 hướng:

 CSTT mở rộng: với mục đích chống suy thoái kinh tế, tạo công ăn việc làm. NHTW sẽ tiến hành tăng lượng tiền, giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tăng tỷ giá, từ đó kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

 CSTT thắt chặt: với mục đích kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng nội tệ. NHTW sẽ tiến hành giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Giảm tỷ giá, khi đó sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu đồng thời có lợi cho nhập khẩu.

Mục tiêu chính sách tiền tệ

Các mục tiêu chính sách tiền tệ thường tương xung nhau, do đó mỗi quốc gia sẽ có thứ tự ưu tiên riêng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mình Các quyết định của ngân hàng trung ương thông qua công cụ chính sách tiền tệ đều nhằm mục tiêu đạt được sự ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính.

 Giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm: CSTT có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới nguồn lực lao động của Xã hội Tỷ lệ thất nghiệp giảm cũng đồng nghĩa với việc lạm phát tăng lên.

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia, nhằm duy trì tốc độ phát triển ổn định và bảo vệ giá trị đồng nội tệ.

 Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát: NHTW thông qua CSTT tác động đến giá trị đồng tiền (tăng hoặc giảm)

 Ổn định lãi suất: khi lãi suất tăng lên, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn từ đó chi tiêu giảm Dẫn tới lượng tiền trong nền kinh tế giảm, lạm phát giảm.

Ngược lại, khi lãi suất giảm, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn, cung tiền tăng, lạm phát tăng.

 Ổn định thị trường tài chính: thị trường tài chính cấp nguồn vốn cho toàn bộ nền kinh tế Do vậy, biến động của thị trường tài chính có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế Để kiểm soát và điều tiết thị trường này, NHTW sử dụng công cụ lãi suất.

 Ổn định tỷ giá: tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân xuất nhập khẩu.

Do đó ổn định tỷ giá là mục tiêu mong muốn của chính sách tiền tệ.

Các công cụ thực thi Chính sách tiền tệ

CSTT đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mỗi Quốc gia Để điều hành, thực thi một chính sách tiền tệ các Quốc gia thường sử dụng các công cụ như sau:

Hoạt động tái cấp vốn, chính sách chiết khấu, lãi suất cơ bản:

Tái cấp vốn và chính sách chiết khấu là công cụ quan trọng để thực thi chính sách tiền tệ NHTW thực hiện tái cấp vốn cho NHTM dưới nhiều hình thức như: cho vay có đảm bảo, chiết khấu giấy tờ có giá, tái cấp vốn bằng các hình thức khác Tái cấp vốn nhằm cung cấp nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho NHTM.

 Lãi suất: NHTW công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHTW quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác

 Cơ chế tác động: tùy thuộc vào mục tiêu của CSTT mà NHTW tiến hành tăng hoặc giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu Khi NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế việc các NHTM vay tiền tại NHTW, làm cho khả năng vay của các NHTM giảm, từ đó mức cung tiền trong nền kinh tế giảm theo và ngược lại

 Ưu điểm: công cụ này giúp NHTW thực hiện tốt vai trò là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế, kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM đồng thời có thể tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể.

 Nhược điểm: NHTW bị động trong việc điều tiết lượng cung tiền Hiệu quả của công cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó, sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường

Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations): được coi là công cụ hàng đầu, công cụ gián tiếp.

Hoạt động thị trường mở là công cụ của Ngân hàng Trung ương (NHTW) nhằm điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế Khi NHTW mua chứng khoán từ các Ngân hàng Thương mại (NHTM) hoặc tổ chức tài chính bằng cách ghi có vào dự trữ, điều này thể hiện chính sách nới lỏng tiền tệ Ngược lại, khi NHTW bán chứng khoán trên thị trường mở có nghĩa là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.

Nhiệp vụ thị trường mở đóng vai trò quan trọng trong việc biến động lãi suất, cung tiền Hoạt động này liên quan đến các tổ chức tài chính ngoài hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính Thị trường mở tác động đến tổng dự trữ ngân hàng, cung cầu chứng khoán cơ sở, qua đó ảnh hưởng đến giá cả và hiệu ứng tài sản Ví dụ, khi Ngân hàng Trung ương mua chứng khoán, giá sẽ tăng theo.

 Khi MHTW mua chứng khoán tạo ra các hiệu ứng:

Lãi suất liên ngân hàng giảm  khiến cho lãi suất thị trường ngắn hạn giảm theo.

Dự trữ của NHTM tăng  tăng khối lượng tiền cơ sở  làm tăng cung tiền.

 Khi NHTW bán ra chứng khoán tạo ra các hiệu ứng:

Lãi suất liên ngân hàng tăng ngay lập tức  lãi suất thị trường ngắn hạn cũng giảm theo.

Dự trữ của hệ thống NHTM giảm ngay  giảm tiền cơ sở  cung tiền giảm xuống.

 Ưu điểm của thị trường mở: do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên thị trường mở được coi là một trong những công cụ hữu hiệu, năng động, chính xác

 NHTW có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ, từ đó tác động trực tiếp đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM.

 NHTW có thể chủ động số lượng tiền cần lưu thông trong nền kinh tế bằng cách khống chế khối lượng mua bán Vì khối lượng chứng khoán mua, bán tỉ lệ với khối lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh,

 Ít tốn kém về chi phí đồng thời tạo ra hiệu ứng tức thì.

 Chúng có tính thanh khoản cao, dễ dàng mua bán trên thị trường

 Nhược điểm của thị trường mở:

 Khi NHTW thực hiện mua bán trên thị trường mở sẽ tác động tới lượng tiền, từ đó sẽ ảnh hưởng tới lãi suất Lãi suất thị trường giảm là kết quả do tiền tăng lên Không phải lúc nào khối lượng tín dụng của nền kinh tế cũng tăng lên tương ứng Nó còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, mức độ rủi ro và ổn định của môi trường đầu tư.

 Thị trường mở là một bộ phận của thị trường tài chính Do vậy, công cụ này sẽ chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi có một thị trường tài chính phát triển. Hàng hoá của thị trường phải phong phú, có khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng Về bản thân mình, NHTW phải có khả năng dự báo tốt vốn khả dụng của toàn bộ hệ thống NHTM.

Công cụ dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHTM phải gửi duy trì tại NHTW để thực hiện CSTT Quốc gia Mức dự trữ này do NHTW quy định và được xác định bằng một tỷ lệ nhất định trên tổng số dư tiền gửi của NHTM Dự trữ bắt buộc là công cụ trực tiếp có từ lâu đời So với các hoạt động tái cấp vốn, các yêu cầu liên quan đến lượng dự trữ được nắm giữ tại NHTW tạo thành một công cụ thô sơ hơn để tác động đến các hoạt động trong hệ thống NHTM.

 Tác động đến dự trữ của các NHTM: NHTW tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tác động đến cơ chế tạo bội số tiền gửi của các NHTM Dự trữ trên bắt buộc hạn chế tổng số tiền cho vay mà các NHTM có thể phát hành Cụ thể hơn việc tăng dự trữ bắt buộc thể hiện sự thắt chặt của CSTT vì nó tạo ra ít khoản vay ngân hàng và tiền gửi hơn với cùng một lượng cơ sở tiền tệ.

 Tác động đến lãi suất cho vay của các NHTM Khi tỷ lệ dự trữ tăng, bắt buộc các NHTM phải tăng lãi suất cho vay, dẫn tới khả năng cho vay của NHTM giảm, lượng tiền cung ứng trên thị trường giảm và ngược lại.

 Ảnh hưởng bình đẳng đến tất cả các ngân hàng

 Là công cụ có ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng.

Thực trạng ứng dụng các công cụ Chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Công cụ tái cấp vốn, chính sách chiết khấu, lãi suất cơ bản

Bảng 1: Các Quyết định liên quan tới lãi suất điều hành

T Quyết định Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu

1 1809/QĐ-NHNN Ngày 24/10/2022 6,0% / năm 4,5% / năm

2 313/QĐ-NHNN Ngày 14/03/2023 6,0% / năm 3,5% / năm

3 959/QĐ-NHNN Ngày 23/05/2023 5,0% / năm 3,5% / năm

4 1123/QĐ-NHNN Ngày 16/06/2023 4,5% / năm 3,0% / năm

Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/

Từ bảng trên ta có thể thấy, trong khoảng 1 năm trở lại đây, NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành Việc điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là một giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế, thể hiện một CSTT nới lỏng hơn so với năm 2022.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng,tiết kiệm chi phí kinh doanh Cho đến nay, kết quả là mặt bằng lãi suất đã có xu hướng giảm: cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay bình quân của các NHTM giảm khoảng hơn 2%/ năm so với năm 2022.

Biều đồ 2: sự biến động của lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6T (nguồn: vietstock.vn)

Công cụ thị trường mở

Bắt đầu từ cuối tháng 9, để khắc phục tình trạng thừa tiền trong hệ thống ngân hàng và tránh tình trạng đầu cơ tỷ giá, NHNN đã phát hành lượng lớn tín phiếu ra thị trường Theo thống kê, kể từ 21/09/2023 đến 08/11/2023, NHNN đã có 34 đợt phát hành tín phiếu với hình thức đấu thầu lãi suất, kỳ hạn 28 ngày Tổng giá trị tín phiếu phát hành đạt 360.345 tỷ đồng Ngày 19/10/2023, lô tín phiếu đầu tiên đáo hạn, đồng thời NHNN giảm dần cường độ hút tiền qua kênh tín phiếu Luỹ kế từ 19/10/2023 đến 08/11/2023, NHNN đã bơm trở lại thị trường 165.695 tỷ đồng, đưa lượng tín phiếu đang lưu hành về 194.650 tỷ đồng.

Phiên ngày 09/11/2023, NHNN ngưng phát hành tín phiếu trên thị trường mở. Tổng lượng tín phiếu lưu hành hiện còn 194.659 tỷ đồng

Việc phát hành tín phiếu của NHN rất phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay, bối cảnh thanh khoản của hệ thống bị dư thừa, đồng thời giảm rất nhiều áp lực lên tỷ giá.

Bảng 2: diễn biến nghiệp vụ OMO (đvt: tỷ VNĐ)

STT Ngày Giá trị hút OMO

OMO STT Ngày Giá trị hút

(Nguồn dữ liệu: https://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo/69-70/thi-truong- mo.htm)

Công cụ dự trữ bắt buộc

Vào năm 2019, NHNN có ban hành dự thảo lấy ý kiến về việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đặc biệt là nhóm TCTD được kiểm soát đặc biệt (OCB, GPBank…) sẽ được giảm hoặc không phải dự trữ bắt buộc, TCTD hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD yếu kém sẽ được giảm 50% đối với tất cả các loại tiền gửi Với chủ trương này thì đồng nghĩa với việc sẽ giải phóng ra thị trường một lượng lớn tín dụng Tuy nhiên khi xét về những mặt hạn chế, bất cập, dự thảo này không được thông qua, và NHNN vẫn giữ mức quy định như ban đầu theo 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018.

Bảng 3: tỷ lệ dữ trữ bắt buộc theo quy định NHNN

Thực hiện chủ trương ưu tiên hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng Nhà nước đã xét giảm dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng đạt tỷ lệ cho vay lĩnh vực này trên 40% tổng dư nợ Theo đó, Agribank đáp ứng điều kiện và được giảm 50% dự trữ bắt buộc từ tháng 8/2023 đến tháng 1/2024, cụ thể gồm tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng là 1,5%, trên 12 tháng là 0,5% Trước đó, Agribank cũng đã được giảm dự trữ bắt buộc vào tháng 8/2021 với thời hạn tương tự.

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất điều hành, nhưng lượng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng vẫn luôn vượt mức dự trữ bắt buộc Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) ở mức rất nhỏ, chủ yếu nhằm khuyến khích mở rộng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng chưa mở rộng ra các lĩnh vực kinh tế khác Điều này dẫn đến việc lãi suất cho vay trong nền kinh tế không giảm, gây cản trở cho mục tiêu giảm lãi suất cho vay của Chính phủ.

Công cụ tỷ giá hối đoái

Nhìn lại từ đại dịch Covid-19 đến nay, thị trường ngoại tệ có những biến động mạnh và trái chiều Trong bối cảnh FED liên tục nâng lãi suất điều hành, sức mạnh của đồng USD cũng tăng mạnh, gây áp lực mất giá lên VNĐ

6 tháng đầu năm 2023, tỷ giá giao dịch USD/VND thị trường có xu hướng giảm. Tuy nhiên, từ giữa tháng 6/2023, khi Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì lãi suất ở mức cao trong khi lãi suất điều hành của NHNN và lãi suất thị trường trong nước giảm, tạo áp lực khiến tỷ giá USD/VND trong nước có dấu hiệu tăng trở lại Áp lực tỷ giá đang đến từ 2 yếu tố chính đó là: tình trạng chênh lệch lãi suất VNĐ và lãi suất USD; sự tăng giá của chỉ số đồng USD trên thị trường quốc tế.

Mọi biến động của tỷ giá đều được NHNN theo dõi chặt chẽ, tỷ giá USD tăng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Thị trường ngoại hối trong nước và tỷ giá diễn biến ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp NHNN đã mua được ngoại tệ từ TCTD để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước Theo số liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 109,40 tỷ USD vào năm 2021.

Để duy trì tỷ giá ổn định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã bán ra một lượng lớn ngoại tệ, khiến dự trữ ngoại hối còn 87,6 tỷ USD Trong nửa đầu năm, NHNN đã mua vào 6 tỷ USD ngoại tệ để tận dụng sự sụt giảm giá USD trên thị trường quốc tế, nhằm giảm áp lực lên tỷ giá trong nước.

Biểu đồ 3: sự biến động tỷ giá từ 20/10/23 đến 20/22/23

Nguồn: https://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo/53-64/ty-gia-lai-suat.htm)

CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Tác động của điều tiết kinh tế thông qua chính sách tiền tệ: Phân tích tác động của các công cụ chính sách tiền tệ đến sự ổn định kinh tế ở Uzbekistan

 Tên bài báo: “Impact of Economic Regulation through Monetary Policy: Impact

Analysis of Monetary Policy Tools on Economic Stability in Uzbekistan”

 Tác giả: Umidjon Duskobilov (năm 2017)

Nghiên cứu xem xét tác động của công cụ CSTT đến điều tiết kinh tế ở Uzbekistan bằng cách phân tích mối quan hệ giữa các công cụ CSTT với tăng trưởng kinh tế Việc sử dụng các công cụ CSTT để quản lý quá trình tăng trưởng kinh tế là thông lệ ở tất cả các nền kinh tế, bằng cách cân bằng cung cầu tiền tệ trên thị trường trong nước, tăng lợi ích từ ngoại thương theo tỷ giá hối đoái và dòng tài chính tổng thể, bằng cách theo dõi xu hướng tỷ lệ lạm phát Tuy nhiên, các công cụ hiệu quả nhất là lãi suất tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc và hoạt động ngoại hối Các công cụ này có mối liên hệ trực tiếp với dòng chảy tài chính, cung tiền, lạm phát và tỷ giá hối đoái

 Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn từ 2005 đến 2016.

Giai đoạn phân tích ban đầu kiểm tra tính dừng của biến bằng thử nghiệm Augmented Dickey-Fuller (ADF) và Phillips-Perron (PP), kiểm định đồng liên kết Johansen Giai đoạn sau sử dụng mô hình sửa lỗi ECM.

 Biến phụ thuộc: GGDP ( GDP Growth) tăng trưởng GDP

RR (refinancing rate): lãi suất tái cấp vốn

MR (mandatory reserve rate): tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Hoạt động can thiệp vô hiệu hóa bằng cách thay đổi khối lượng hoạt động thị trường mở trên GDP được thực hiện bởi cơ quan ngân hàng trung ương, nhằm điều tiết cung và cầu tiền.

Kết quả kiểm nghiệm ADF và PP cho thấy có các biến dừng ở sai phân bậc 1. Kiểm định Johansen cho thấy tồn tại mối liên hệ lâu dài giữa các biến Biến phụ thuộc GDP và biến độc lập (tỷ lệ tái cấp vốn, yêu cầu dự trữ bắt buộc và can thiệp vô hiệu hóa trên GDP) được đồng liên kết.

Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2005-2016, các công cụ CSTT đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ điều tiết nền kinh tế quốc gia Tỷ lệ tái cấp vốn có hiệu quả nhất trong số cả ba công cụ, trong khi tỷ lệ sự can thiệp vô hiệu hóa có tác động ít nhất và yêu cầu dự trữ bắt buộc tác động ở mức trung bình Thống kê F cho thấy có mối quan hệ lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế và các công cụ CSTT.

Đạt được tăng trưởng bền vững ở các nước Châu Phi cận Sahara bằng cách sử dụng công cụ CSTT hiệu quả

sử dụng công cụ CSTT hiệu quả

 Tên bài báo: “Achieving Sustainable Economic Growth in Sub-Saharan African

Countries Using the Tool of Monetary Policy Effectiveness

 Tác giả: Areghan Isibor, Alexander Omankhanlen , Benjamin Ehikioya, Godswill

Osuma, Adenike Oladipo, Adedoyin Bunmi-Alo, Kikiyanu Ajalaadebowale (năm 2022).

Tăng trưởng và duy trì tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt là các quốc gia châu Phi cận Sahara Do đó, nghiên cứu này xem xét các công cụ CSTT có thể giúp chính phủ các quốc gia

Châu Phi cận Sahara đạt được mục tiêu phát triển bền vững và duy trì mục tiêu đó như thế nào.

 Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu bảng (dữ liệu từ báo cáo thường niên của NHTW 48 quốc gia Châu Phi cận Sahara trong giai đoạn từ 2016 đến 2022).

 Phương pháp nghiên cứu: kiểm định nghiệm đơn vị ADF, kiểm định Hausman.

GDP pc = f(INF, INT, EXR, MS) (1)

LGDPpc = β0 + β1 (INF) +β2 (INT) + β3 (EXR) + β4 (LMS) + μ (2)

 Biến phụ thuộc: GDPpc (tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người)

 Biến độc lập: INF (lạm phát); EXR (tỷ giá hối đoái); MS (cung tiền)

 β1, β2, β3 là ước lượng tham số của INF, INT và EXR

Nghiên cứu cho thấy lãi suất, tỷ lệ lạm phát và cung tiền có tác động tích cực đến GDP bình quân đầu người, trong khi tỷ giá hối đoái có ý nghĩa tiêu cực trong việc tác động đến GDP bình quân đầu người Do đó, nghiên cứu khuyến nghị nên tránh khuyến khích nhập khẩu vì nó làm tăng tỷ giá hối đoái và làm giảm giá trị đồng tiền của các quốc gia Châu Phi cận Sahara Có nghĩa là NHTW nên thực hiện CSTT một cách nghiêm túc vì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.

Vì vậy, tác động của các công cụ CSTT tới nền kinh tế là một vấn đề được các bên liên quan và chính phủ quan tâm Điều này cho thấy CSTT có thể giúp quốc gia đạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Vai trò của chính sách tiền tệ trong phát triển kinh tế của Indonesia

 Tên bài báo: “The Role Of Monetary Policy In Indonesia's Economic

 Tác giả: Amaury Capdeville Chapuzet, Lycée Polyvalent Jean Monnet (Năm 2022)

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích mối quan hệ giữa cung tiền, tiết kiệm và tín dụng ngân hàng với tăng trưởng kinh tế ở Indonesia Nghiên cứu lập luận rằng, các chỉ số liên quan đến cung tiền, tiết kiệm và tín dụng chung tại Indonesia phản ánh mối quan hệ giữa lượng cung tiền, tổng tiết kiệm và tổng tín dụng Các chỉ số này tác động trực tiếp đến khu vực ngân hàng, qua đó có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.

 Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 2000 đến năm 2021 (dữ liệu thứ cấp tại các ngân hàng Indonesia).

 Phương pháp nghiên cứu: mô hình sửa lỗi ECM

EGt =α β0 + β1Ms2t + β2Rtt + β3Dvt + et Trong đó:

 Biến phụ thuộc: EG (tăng trưởng kinh tế)

 Biến độc lập: Ms (cung tiền); Rt (tín dụng ngân hàng); Dv (tiết kiệm nội địa)

Trong ngắn hạn, cung tiền có tác động ngược chiều đáng kể với tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ tổng tiết kiệm trong nước, tổng tín dụng ngân hàng có tác động tích cực, có lợi Điều này cho thấy rằng sự gia tăng cung tiền phải được kiểm soát để không làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Trong dài hạn, nguồn cung tiền có tác động tích cực đáng kể tới tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, tỷ lệ tổng tín dụng ngân hàng đã tác động đáng kể và ngược chiều, tiết kiệm trong nước tác động đáng kể có lợi đến tăng trưởng kinh tế ở Indonesia.

CSTT ở Indonesia liên quan đến cung tiền, tổng tiết kiệm và tổng tín dụng được phản ánh qua những thay đổi trong cung tiền, tổng tiết kiệm và tổng tín dụng CSTT động trực tiếp tới khu vực ngân hàng, có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế.

NHÌN LẠI CÁC VẤN ĐỀ HIỆN NAY

Chính sách tiền tệ trong điều kiện khủng hoảng tài chính trên thế giới

3.1.1 Khái niệm về khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính là trường hợp mà ở đó các định chế tài chính hoặc các tài sản tài chính mất đi phần lớn giá trị của chúng, là sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu và sự nổ tung của các bong bóng giá tài sản tài chính, khủng hoảng tiền tệ và sự vỡ nợ của quốc gia

Khủng hoảng kinh tế là trạng thái mất cân bằng tổng thể hoặc mất cân bằng trong từng lĩnh vực, từng cấu phần của nền kinh tế dẫn đến rối loạn lớn trong đời sống kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh trì trệ, mất khả năng thanh toán, tỷ lệ thất nghiệp cao, tác động đến đời sống người dân.

Những biến động bất thường trên thị trường tài chính, sự biến động lãi suất, tình trạng thâm hụt ngân sách quốc gia và tác động của thị trường chứng khoán đều có thể là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nhìn chung các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đều gây ra những hậu quả khó lường cho các quốc gia và cho kinh tế thế giới Các khu vực sản xuất kinh doanh trực tiếp chịu ảnh hưởng, hàng triệu người thất nghiệp, thị trường chứng khoán, thị trường tài chính chao đảo, nhiều Ngân hàng, Công ty tài chính, tập đoàn kinh tế lớn ở các quốc gia trên thế giới bị phá sản, suy giảm nghiêm trọng các quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư quốc tế và kinh tế thế giới nói chung

3.1.4 Các cuộc khủng hoảng tài chính lớn và các chính sách tiền tệ

Trên thế giới xảy ra rất nhiều cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng rất xấu tới nền kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới Điển hình như:

 Cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1907: do sự sai lầm của các nhà đầu tư, vay tiền mua vào cổ phiếu của cty United Copper Cổ phiếu này sau đó đã giảm mạnh do các hoạt động đầu cơ Niềm tin với các ngân hàng giảm sút, người dân ồ ạt rút tiền.

Lúc này, Ngân hàng J.P.Morgan đã bơm tiền để hạ nhiệt Ở Mỹ các giải pháp thay thế tiền mặt xuất hiện: séc và giấy nhận nợ được phát hành bởi Ngân hàng Cuộc khủng hoảng này tạo tiền đề cho sự ra đời NHTW FED Qua đó cho chúng ta thấy tầm quan trọng của các cơ quan quản lý có thẩm quyền trong việc kiểm soát nhằm ngăn chặn rủi ro hệ thống

 Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997-1998 (bắt đầu tại Thái Lan): nguyên nhân là do chính sách cố định tỷ giá và xu thế mở rộng thị trường tài chính, luồng vốn luân chuyển quá dễ dàng trong khi cơ chế giám sát chưa kiểm soát hết vấn đề về tự do hóa dòng vốn (chính sách mở cửa làm tăng tỷ giá hàng hóa nhập khẩu nhiều, giá cả hàng hóa trong nước tăng cao, cán cân thương mại bị thâm hụt kéo dài ) Việt Nam ít bị tác động sâu nhưng cũng đã bị tác động tiêu cực về nhiều mặt. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị sụt giảm Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giảm, lạm phát tăng cao Các nước đã phải thực thi CSTT nhằm khắc phục hậu quả như:

 Để cho đồng nội tệ tự điều chỉnh theo đúng tỷ giá thật vốn có của nó

 NHTW tận dụng sự linh hoạt của đồng tiền thả nổi để điều chỉnh CSTT đáp ứng tình hình trong nước

 Nâng cao lãi suất, kiềm chế lạm phát và giảm nhập khẩu đồng thời thúc đẩy xuất khẩu

 Tiến hành cảnh tổ lại hệ thống tài chính, tăng giám sát hoạt động Ngân hàng

 Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008: bắt đầu tại Mỹ và sau đó lan ra toàn cầu

 Các chính sách tiền tệ được Mỹ áp dụng để khắc phục hậu quả:

 FED sử dụng công cụ thị trường mở nhằm hỗ trợ các hoạt động của thị trường, giảm áp lực lãi suất về dài hạn và giúp cho các điều kiện tài chính khác thích nghi hơn thông qua việc mua bán chứng khoán dài hạn trong danh mục đầu tư của FED.

 Cung ứng thanh khoản trực tiếp đến tay người vay và các nhà đầu tư.

 Phát huy vai trò của NHTW, người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế.Cung ứng thanh khoản ngắn hạn cho các NHTM và các định chế tài chính.

 Chính sách tiền tệ được Việt Nam sử dụng để ứng phó:

 Đầu năm 2008, NHNN áp dụng CSTT thắt chặt với mục đích ổn định kinh tế: dừng mua ngoại tệ, phát hành tín phiếu nhằm rút bớt lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, áp dụng trần lãi suất huy động

 Từ cuối năm 2008, NHNN áp dụng CSTT nới lỏng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế: giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 3% trong tháng 3.2009 (trước đó là 10% vào tháng 11.2008), giảm lãi suất, tỷ lệ tái cấp vốn và tỷ lệ chiết khấu cũng được áp dụng những thay đổi tương tự Chính sách tỷ giá cũng được điều chỉnh linh hoạt…

Cuộc khủng hoảng tài chính hậu Covid-19 đã thúc đẩy các quốc gia thực hiện các biện pháp CSTT tương đồng Từ 2020-2021, các NHTW giảm lãi suất, bơm thanh khoản, nới lỏng tỷ lệ dự trữ và mua trái phiếu Năm 2022, xung đột Nga - Ukraine khiến thị trường tiền tệ khó khăn, dẫn đến việc FED liên tục tăng lãi suất và các NHTW trên thế giới cũng theo sau để kiểm soát lạm phát.

Qua các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chúng ta nhận thấy:

Ngân hàng trung ương đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định tài chính, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng Hành động của ngân hàng trung ương là rất cần thiết để giảm thiểu thiệt hại cho thị trường tài chính, tổ chức tài chính và nền kinh tế.

CSTT trong điều kiện khủng hoảng tài chính thế giới, thực tiễn tại Việt Nam trong cuộc khủng hoảng hiện nay:

Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế Những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đến Việt Nam là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là suy thoái kinh tế hiện nay NHNN đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc ra quyết định, sử dụng các công cụ CSTT nhằm ổn định tài chính, kiểm soát lạm phát

 Năm 2020, NHNN đã điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 Trong năm đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, từ đó tác động giảm lên lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp, cá nhân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Rủi ro nợ công trong mối liên hệ với chính sách tài khóa

 CSTK là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu của Chính phủ và thuế khóa.CSTK là một trong các chính sách vĩ mô quan trọng nhằm ổn định và phát triển kinh tế.

 Chính sách mở rộng: khi nền kinh tế đang suy thoái, nhà nước giảm thuế và tăng chi tiêu Chính phủ Khi đó tổng cầu tăng, thu nhập quốc dân tăng, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chính sách thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát và gặp khó khăn Lúc này, nhà nước sẽ tăng thuế và giảm chi tiêu, dẫn đến tổng cầu giảm Sự sụt giảm tổng cầu này sẽ kéo theo sự giảm sút của thu nhập quốc dân, từ đó làm chậm lại tăng trưởng kinh tế và giảm bớt tình trạng lạm phát.

 Các công cụ của CSTK: thuế, chi tiêu công và nợ công Để kích thích tăng trưởng, tạo động lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội thì nợ công luôn là một trong những công cụ CSTK được ưu tiên hàng đầu Nợ công thường có các rủi ro tiền ẩn như: rủi ro thị trường, rủi ro tái đầu tư, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động Từ đây chúng ta có thể thấy được mối quan hệ mất thiết giữa CSTK và rủi ro nợ công.

Rủi ro thị trường là những rủi ro phát sinh từ biến động của các biến số thị trường như lãi suất, tỷ giá và giá hàng hóa Những thay đổi này ảnh hưởng đến chi phí trả nợ của Chính phủ, làm gia tăng thâm hụt ngân sách và tạo áp lực lên tình hình tài chính của Chính phủ.

 Rủi ro tái đầu tư: rủi ro này đặc biệt quan trọng với nền kinh tế mới nổi Nợ được gia hạn với chi phí cao bất thường hoặc có thể là không thể gia hạn được Điều này có thể phát sinh thêm một cuộc khủng hoảng nợ công và gây ra tổn thất kinh tế thực sự

Rủi ro thanh khoản nảy sinh khi các đơn vị không có đủ tài sản tài chính để thanh toán đầy đủ và kịp thời các khoản nợ đến hạn đã cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của NSNN Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tài chính và uy tín của đơn vị.

 Rủi ro tín dụng: rủi ro này xảy ra khi người đi vay lại, người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đúng hạn đầy đủ.

 Rủi ro thanh toán: là một tổn thất tiềm tàng do không giải quyết được nợ dẫn tới việc vỡ nợ.

 Rủi ro hoạt động: bao gồm lỗi giao dịch trong giai đoạn thực hiện, những bất cập hoặc sai sót trong kiểm soát nội bộ , rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý hoặc thiên tai ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh…

Hầu hết các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tế mới nổi đang phát triển, chính phủ thường sử dụng CSTK mở rộng, tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế sẽ kích thích tổng cầu tăng, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, thực hiện CSTK này đồng nghĩa với việc gia tăng thâm hụt ngân sách, chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt Việc sử dụng CSTK mở rộng trong thời gian dài sẽ làm gánh nặng nợ lớn dần lên Trong trường hợp tốc độ tăng của việc thu ngân sách không theo kịp với tốc độ tăng của nghĩa vụ trả nợ, Chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp vay mới để trả nợ cũ Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng trả nợ của Chính phủ Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế chính trị của quốc gia, làm giảm chủ quyền chính trị, phải chịu những áp lực từ phía các chủ nợ quốc tế, gây nguy cơ vỡ nợ

Thực trạng tại Việt Nam, trong những năm qua CSTK được thực hiện theo hướng mở rộng, chủ động triển khai các giải pháp tài khóa linh hoạt ứng phó hiệu quả kịp thời với biến động trong và ngoài nước Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, bão lũ,thiên tai, giải ngân đầu tư công chậm… tất yếu sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chínhNSNN, đặc biệt là thu chi và nợ công Trước bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp khó lường, Việt Nam đưa ra CSTK hỗ trợ an sinh xã hội và phục hồi kinh tế chủ yếu thông qua nợ vay Để huy động đủ nguồn lực cho bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ linh hoạt sử dụng các công cụ phù hợp, kết hợp huy động nguồn lực trong và ngoài nước Trong đó, chủ yếu huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ, vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và các nguồn tài chính hợp pháp khác Các khoản vay ODA hiện nay đang giảm dần, huy động vốn vay trong nước trở thành chủ đạo Giai đoạn 2021 - 2023, thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới và trong nước biến động mạnh, đặc biệt là năm 2022 khi mặt bằng lãi suất tăng cao và thanh khoản của hệ thống ngân hàng thu hẹp, kéo theo nhu cầu mua trái phiếu chính phủ của nhà đầu tư giảm mạnh và lãi suất phát hành tăng cao, gây nhiều sức ép Lãi suất trên thị trường trái phiếu chính phủ một số thời điểm cũng chịu biến động do tác động của thị trường tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước Đây cũng là một trong những rủi ro lớn của nợ công.

Bảng 4: tỷ lệ nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2017-2022

(Nguồn: https://mof.gov.vn/)

Theo các số liệu thống kê, nợ công của Việt Nam đã giảm dần qua từng năm, thể hiện sự hiệu quả trong quản lý tài khóa và ứng phó với các rủi ro vĩ mô Việc trả nợ được thực hiện đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo an toàn tài chính Bên cạnh đó, việc thay đổi cơ cấu nợ góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro về tỷ giá Quản lý nợ công hiệu quả của Chính phủ Việt Nam là minh chứng cho năng lực tài chính vững mạnh của đất nước.

Cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch thu chi NSNN trong từng giai đoạn, thời kỳ.

Bên cạnh việc tuân thủ chặt chẽ ngưỡng an toàn nợ công (ngưỡng cảnh báo là 55% GDP), cần đẩy mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công, tháo gỡ các nút thắt của đầu tư công, giảm áp lực trả nợ, chống lãng phí nợ công

Hoàn thiện khung pháp lý và thực thi pháp lý về nợ công, tăng cường năng lực giám sát tài chính ngân sách.

Quản lý chặt chẽ, hiệu quả bội chi, nợ công, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, khả năng vay trả nợ, cải thiện dư địa chính sách tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu về tài chính ngân sách.

Khó khăn của Chính sách thuế tại Việt Nam hiện nay

Thuế là một nguồn thu chủ yếu của NSNN và là một công cụ cực kỳ quan trọng để điều hành nền kinh tế, trong thời điểm hiện tại thì nhiệm vụ trọng tâm của thuế còn là thúc đẩy phát triển kinh tế Chính phủ Việt Nam đã sử dụng công cụ này rất hiệu quả, linh động trong thời gian vừa qua Triển khai hàng loạt chính sách thuế trong thời gian qua đã thể hiện sự đồng hành chia sẻ của Nhà nước đối với các Doanh nghiệp và người dân, tuy nhiên thực tế cho thấy quá trình thực thi vẫn còn gặp khó khăn trở ngại.

 Thuế thu nhập doanh nghiệp: nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp và nguời dân chịu tác động của dịch Covid-19, chính phủ đã ban hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 Việc hỗ trợ giảm chỉ áp dụng cho năm 2021, tuy nhiên thời điểm hậu Covid-19, kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, các Doanh nghiệp đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Nhóm Doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta chiếm khoảng 90%, luôn là đối tượng cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển trong đó chính sách hỗ trợ về thuế cũng là công cụ được sử dụng theo hướng quy định mức thuế suất ưu đãi thấp hơn.

Theo Nghị quyết 406, doanh nghiệp được giảm 30% thuế GTGT từ 01.11.2021 đến 31.12.2021 Tiếp tục triển khai chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15, áp dụng đến hết năm 2022 Mới đây, Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ, áp dụng từ 01.7.2023 đến 31.12.2023 Chính sách này vừa tạo động lực cho tiêu dùng, vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Triển khai không đồng bộ, không liên tục, thời gian giảm không kéo dài, chậm ban hành hướng dẫn thực hiện gây khó khăn cho các Doanh nghiệp và cơ quan thực thi thuế Doanh nghiệp khó xác định được mã hàng hóa được giảm, một số Doanh nghiệp sử dụng phần mềm báo cáo (đặc biệt là phần mềm mua của nước ngoài) đã được cài đặt sẵn mức thuế GTGT nên việc khai báo lại mức mới còn nhiều bất cập.

Việc giảm cho mặt hàng này mà không giảm cho mặt hàng kia cũng gây nhiều khó khăn cho Doanh nghiệp Nhất là hiện nay các doanh nghiệp đã và đang hoạt động đa ngành, có mua bán, công nợ nhiều mặt hàng, doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình khác nhau Do đó cần giảm thuế GTGT đối với tất cả các mặt hàng như vậy sẽ tạo ra tính đồng bộ, toàn diện trong CSTK.

Còn tồn tại rất nhiều trường hợp trốn thuế, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng. Thủ tục hành chính phức tạp rườm rà, chưa đồng bộ trên hệ thống, gây khó khăn khi đi nộp thuế cũng như các cơ quan thực thi Thực tế đã phát sinh rất nhiều bất cập, như: khi phát sinh thêm mã cơ quan thu, hệ thống Thuế điện tử chậm thông báo tới NHNN để khai báo trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Người nộp thuế sẽ nộp sai thông tin, khoản thuế được chuyển sai cơ quan thu Tuy nhiên người nộp thuế lại bị phạt nộp chậm Việc này không chỉ gây khó khăn, thiệt hại cho khách hàng, còn gây ảnh hưởng đến Ngân hàng chuyên thu thuế. Để phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của Thuế, thì cần phải tập trung vào việc cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về các vấn đề kinh tế vĩ mô, nhất là kinh tế Việt Nam, trong quá trình học tập và nghiên cứu môn "Phân tích chính sách tiền tệ và tài khóa".

Trong quá trình học tập và làm bài luận cuối kỳ, em có nhiều sai sót, mong cô chỉ bảo và hướng dẫn thêm Chúc cô và gia đình thật nhiều sức khỏe Em xin chân thành cảm ơn cô.

[1] PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương, “Bài giảng Phân tích chính sách tiền tệ và tài khóa”

[2] Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Phúc Cảnh, Võ Xuân Vịnh (2014), “Truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất ngân hàng tại Việt Nam trước và sau khủng hoảng”

[3] PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Thanh Hoài, Nguyễn Thị Thùy Linh

(2022), “Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính: Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam”

[4] Nguyễn Thị Lệ Huyền (2015), “Nợ công Việt Nam và những rủi ro tiềm ẩn”

[5] Thùy Dương (13/01/2023), “Điều hành chính sách tiền tệ 2023: giữ vững ổn định đồng tiền, kiểm soát lạm phát”

[6] Ngân hàng nhà nước (trích chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 Thống đốc NHNN); “Chính sách tiền tệ” https://www.sbv.gov.vn/

[7] Dương Châu Thanh (28/06/2023), “Tổng hợp chính sách mới về thuế có hiệu lực năm 2023”

[8] Bảo Ngọc (27/02/2023), “Xu hướng lãi suất điều hành và lãi suất cho vay năm

2023 sẽ ra sao” https://mof.gov.vn/

Ngày đăng: 09/05/2024, 21:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các Quyết định liên quan tới lãi suất điều hành - Chính sách tiền tệ và tài khóa
Bảng 1 Các Quyết định liên quan tới lãi suất điều hành (Trang 12)
Bảng 2: diễn biến nghiệp vụ OMO (đvt: tỷ VNĐ) - Chính sách tiền tệ và tài khóa
Bảng 2 diễn biến nghiệp vụ OMO (đvt: tỷ VNĐ) (Trang 13)
Bảng 3: tỷ lệ dữ trữ bắt buộc theo quy định NHNN - Chính sách tiền tệ và tài khóa
Bảng 3 tỷ lệ dữ trữ bắt buộc theo quy định NHNN (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w