1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hoạch mộ triết học Mác - Lênin Cơ sở lý luận về mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn biện chứng Đang tồn tại Ở việt nam phương hướng giải quyết

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn biện chứng đang tồn tại ở Việt Nam; phương hướng giải quyết
Thể loại Bài làm
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

Chủ đề: Trên cơ sở lý luận về mâu thuẫn biện chứng, đồng chí hãy chỉ ra và phân tích một mâu thuẫn biện chứng đang tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay và đề xuất phương hướng, giải pháp giải quyết. BÀI LÀM A. PHẦN MỞ ĐẦU: Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức. Mâu thuẫn trong lôgic hình thức là sai lầm trong tư duy. Nền kinh tế thị trường (và nói chung mọi nền kinh tế) đều có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Cạnh tranh là chất xúc tác có tác dụng kích thích tính năng động sáng tạo, huy động tối đa tiềm lực trí tuệ của con người, cộng đồng và xã hội. Song cạnh tranh cũng làm xuất hiện những thứ không lành mạnh như chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tính cơ hội và nói chung là thói ích kỷ, sự xấu xa vốn là mặt trái trong bản năng của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận xét: “mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng”. Mâu thuẫn và xung đột xã hội cũng từ đây mà ra. Mọi mâu thuẫn xã hội đều có nguồn gốc từ mâu thuẫn giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng, tầng lớp, giai cấp, quốc gia mà ra.

Trang 1

Chủ đề: Trên cơ sở lý luận về mâu thuẫn biện chứng, đồng chí hãy chỉ ra và

phân tích một mâu thuẫn biện chứng đang tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay và đề xuất phương hướng, giải pháp giải quyết.

BÀI LÀM

A PHẦN MỞ ĐẦU:

Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng

và tiền Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức Mâu thuẫn trong lôgic hình thức là sai lầm trong tư duy

Nền kinh tế thị trường (và nói chung mọi nền kinh tế) đều có 2 mặt: tích cực và tiêu cực Cạnh tranh là chất xúc tác có tác dụng kích thích tính năng động sáng tạo, huy động tối đa tiềm lực trí tuệ của con người, cộng đồng và xã hội Song cạnh tranh cũng làm xuất hiện những thứ không lành mạnh như chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tính cơ hội và nói chung là thói ích kỷ, sự xấu xa vốn là mặt trái trong bản năng của con người Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận xét:

“mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng” Mâu thuẫn và xung đột

xã hội cũng từ đây mà ra Mọi mâu thuẫn xã hội đều có nguồn gốc từ mâu thuẫn giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng, tầng lớp, giai cấp, quốc gia mà ra

Trang 2

B PHẦN NỘI DUNG

1 Một số định nghĩa, nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật:

* Định nghĩa:

Trong lịch sử tư tưởng triết học, có hai quan điểm nhìn nhận về sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới

- Quan điểm siêu hình cho rằng, các sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập,

tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có liên hệ gì với nhau

và nếu có, thì đó cũng chỉ là liên hệ bên ngoài, ngẫu nhiên, không mang tính tất yếu

- Quan điểm biện chứng coi thế giới như là một chỉnh thể thống nhất.

Các sự vật, hiện tượng cấu thành thế giới đó vừa tồn tại tách biệt, vừa có sự liên

hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau

Khoa học đã chứng minh rằng, quan điểm biện chứng là quan điểm đúng đắn, vì các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn có sự tác động, liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau, không có sự tồn tại độc lập, tuyệt đối

+ Biện chứng là phạm trù chỉ sự tác động, liên hệ, phụ thuộc, chuyển

hóa giữa các mặt, các yếu tố của một sự vật, một hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

+ Phép biện chứng là hệ thống quan điểm, lý luận, học thuyết phản

ánh quy luật về sự tác động, liên hệ, phụ thuộc, chuyển hóa giữa các mặt, các yếu tố của một sự vật, một hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy

* Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự nương tựa vào nhau, thâm nhập,

chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố của một sự vật, một hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

- Liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ tồn tại ở mọi sự

vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy

Trang 3

- Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới Vì thế giới là vật chất nên các sự vật, hiện tượng đều tồn tại, biến đổi theo

các quy luật của vật chất

- Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau:

+ Tính khách quan: mối liên hệ không phụ thuộc vào ý muốn chủ

quan của con người, chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng Mối liên hệ

là mối liên hệ vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng

+ Tính phổ biến: mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư

duy; có ở mọi lúc, mọi nơi

+ Tính đa dạng, phong phú: có rất nhiều mối liên hệ khác nhau phụ

thuộc vào góc độ xem xét: có mối liên hệ bên trong - bên ngoài, mối liên hệ bản chất - không bản chất, mối liên hệ tất yếu - ngẫu nhiên, mối liên hệ chủ yếu - thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp - gián tiếp, mối liên hệ đồng đại - lịch đại

- Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho ta hiểu tính đa dạng, phức tạp

về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng Những mối liên hệ đó bộc lộ thuộc tính, tính chất của các sự vật, hiện tượng Do đó, muốn nhận thức đúng bản chất của sự vật, hiện tượng phải thông qua tất cả các mối liên hệ của nó

Nguyên lý về sự phát triển:

- Phát triển là phạm trù triết học khái quát quá trình vận động từ thấp

đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của tự nhiên, xã hội và tư duy

- Theo triết học duy vật biện chứng, sự phát triển có các tính chất sau:

+ Phát triển mang tính khách quan: sự phát triển của sự vật là tự thân,

nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người

+ Phát triển mang tính phổ biến bởi nó diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực từ

tự nhiên, xã hội đến tư duy; ở mọi không gian, thời gian

Trang 4

+ Phát triển mang tính đa dạng, phong phú tức là tuỳ thuộc vào hình

thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà phát triển diễn ra cụ thể khác nhau

- Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về sự phát triển cho thấy, phát triển là khuynh hướng chủ đạo và sự vận động biến đổi của sự vật, hiện tượng Từ đó, giúp con người chủ động tìm ra cơ chế, phương thức thúc đẩy sự vận động, biến đổi của các sự vật, hiện tượng theo mục đích nhất định

2 Lý luận về mâu thuẫn biện chứng của Triết học Mác-Lênin

Mâu thuẩn biện chứng là sự liên hệ, thống nhất, tác động, ảnh hưởng, chi phối, v.v lẫn nhau của các mặt đối lập

- Mặt đối lập là những mặt có đặc điểm, thuộc tính, tính quy định có khuynh hướng vận động trái ngược nhau tồn tại khách quan trong sự vật, hiện tượng

- Các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Nói cách khác, mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

+ Thống nhất của các mặt đối lập được hiểu theo 3 nghĩa:

Thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa vào nhau, làm điều kiện, tiền đề

tồn tại cho nhau

Thứ hai, các mặt đối lặp tác động ngang nhau, cân bằng nhau Chẳng

hạn, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thì chủ nghĩa

xã hội chưa thắng thế hoàn toàn, chủ nghĩa tư bản cũng chưa thất bại hoàn toàn

Thứ ba, giữa hai mặt đối lập có trạng thái cân bằng, tác động ngang

nhau

+ Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, là sự triển

khai của các mặt đối lập; là sự bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng

+ Thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối, đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối, vì ngay trong sự thống nhất của các mặt đối lập cũng

hàm chứa những nhân tố phá vỡ sự thống nhất đó

Trang 5

- Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật.

+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập làm cho cái cũ, cái lỗi thời được loại bỏ, cái mới, cái tiến bộ được khẳng định làm cho sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ

Mỗi sự vật không phải chỉ có một mà có nhiều loại mâu thuẫn Các

mâu thuẫn lại có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật:

Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài

+ Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các

khuynh hướng đối lập nhau của cùng một sự vật

+ Mâu thuẫn bên ngoài là sự tác động qua lại giữa các mặt, các

khuynh hướng đối lập nhau của các sự vật khác nhau

=> Mâu thuẫn bên trong đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự vận động phát triển của sự vật Mâu thuẫn bên ngoài đóng vai trò quan trọng

nhưng chỉ phát huy tác dụng thông qua mâu thuẫn bên trong

Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản

+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật và tồn

tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật

+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương

diện nào đó của sự vật và quy định sự vận động phát triển của phương diện đó của sự vật

Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển

của sự vật trong một giai đoạn phát triển nhất định, người ta chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu

+ Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn

phát triển nhất định của sự vật

+ Mâu thuẫn không chủ yếu là mâu thuẫn mà việc giải quyết nó không

quyết định việc giải quyết các mâu thuẫn khác ở giai đoạn đó của sự vật

Trang 6

Căn cứ vào quan hệ lợi ích, người ta chia thành mâu thuẫn đối kháng

và mâu thuẫn không đối kháng Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, tập đoàn người, những nhóm xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau không thể điều hoà Ví dụ, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa

- Ý nghĩa phương pháp luận

+ Vì mâu thuẫn bên trong sự vật là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, nên phải tìm nguồn gốc vận động, biến đổi từ trong trong bản thân sự vật

+ Mâu thuẫn là khách quan, phổ biến nên nhận thức mâu thuẫn phải khách quan, không nên sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn

+ Trong hoạt động thực tiễn phải biết xác định trạng thái chín muồi của mâu thuẫn để giải quyết kịp thời Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi Nếu điều kiện giải quyết mâu thuẫn chưa chín muồi có thể thúc đẩy thông qua hoạt động thực tiễn

+ Cần phải phân loại mâu thuẫn (về tính chất, phạm vi) để có phương pháp giải quyết phù hợp, thúc đẩy sự vận động, phát triển của sự vật

3 Phương hướng, giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng:

3.1 Khái niệm công bằng và bình đẳng xã hội

Từ điển Bách khoa triết học,“Công bằng là phạm trù đạo đức - pháp

quyền và chính trị - xã hội Khái niệm công bằng bao hàm yêu cầu về sự tương xứng (cоответствие) giữa vai trò thực tiễn của những cá nhân (nhóm xã hội) khác nhau với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những quyền và nghĩa

vụ của họ, giữa cống hiến và sự đãi ngộ, giữa lao động và sự trả công, giữa sự phạm tội và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội

Như vậy, bản chất của công bằng xã hội chính là sự tương xứng (sự phù hợp) giữa một loạt các khía cạnh khác nhau trong quan hệ giữa cái mà cá

nhân (hay nhóm xã hội) làm cho tập thể, cho xã hội và cái mà họ được hưởng từ

tập thể, từ xã hội Cái mà cá nhân làm cho tập thể, cho xã hội có thể là điều tốt

Trang 7

lành (lao động, cống hiến, nghĩa vụ, công lao, v.v ) hoặc cũng có thể là điều xấu, có hại cho xã hội (ví dụ, tội phạm, v.v.)

Trong thời gian gần đây, các nhà xã hội học thường nói đến hai loại bình đẳng: Bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về hưởng thụ Bình đẳng về cơ hội

là sự ngang nhau giữa các cá nhân, nhóm xã hội về những điều kiện do xã hội tạo ra (như bình đẳng về những điều kiện tham dự vào quá trình giáo dục, đào tạo để có được một trình độ văn hóa, nghề nghiệp nhất định, bình đẳng trong

quan hệ đối với tư liệu sản xuất, v.v.), Bình đẳng về hưởng thụ là sự ngang bằng

nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội trong việc hưởng thụ những của cải vật chất và tinh thần đã được xã hội tạo ra Bình đẳng về cơ hội là điều kiện để có sự bình đẳng về hưởng thụ

3.2 Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội không chỉ là công bằng xã hội, mà còn là bình đẳng xã hội:

Không phải ngẫu nhiên mà trong tư tưởng của nhiều nhà hiền triết trong lịch sử đã xuất hiện những hoài bão cao cả về sự sự bình đẳng xã hội Tuy nhiên, bình đẳng xã hội chỉ mới được nêu lên thành khẩu hiệu đấu tranh cách

mạng từ cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII Ph Ăngghen viết: “Bản thân khái niệm về bình đẳng là một sản phẩm lịch sử, để chế tạo ra sản phẩm đó, cần phải

có toàn bộ lịch sử trước đây

Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản cũng nhằm tới mục tiêu bình đẳng xã hội, nhưng nội dung của bình đẳng xã hội theo quan điểm vô sản ở trình độ cao hơn rất nhiều so với bình đẳng tư sản Ph Ăngghen viết: “Bình đẳng tư sản (xóa bỏ các đặc quyền giai cấp) rất khác với bình đẳng vô sản (xóa

bỏ bản thân các giai cấp).”Về điểm này, V.I Lênin cũng viết: “Dân chủ nghĩa là bình đẳng Rõ ràng là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để giành quyền bình đẳng và thực hiện khẩu hiệu bình đẳng có một ý nghĩa rất lớn, miễn là phải hiểu bình đẳng cho đúng, hiểu theo nghĩa xóa bỏ giai cấp

3.3 Quan hệ giữa bình đẳng và bất bình đẳng:

Trang 8

Công bằng và bình đẳng xã hội tuy có quan hệ với nhau nhưng là hai khái niệm có nội hàm và ngoại diên khác nhau Công bằng có thể là bình đẳng hoặc không bình đẳng; bình đẳng

có thể là công bằng hoặc không công bằng Do đó không được đồng nhất công bằng với bình đẳng, bất công với bất bình đẳng

Công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay phải được xem xét ở hai mặt khác nhau, mặt bình đẳng và mặt bất bình đẳng

Mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng nếu không được giải quyết thường xuyên và đúng đắn thì có thể có hai trường hợp xảy ra:

Một là, do sự phát triển tự phát của kinh tế thị trường và do xã hội

không có biện pháp điều chỉnh bằng những chính sách xã hội nhất định, sự bất bình đẳng tích tụ dần và biến thành sự phân cực xã hội sâu sắc; xã hội vì thế càng ngày càng xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

Hai là, do nhận thức không đúng, xã hội can thiệp một cách chủ quan

vào tiến trình xã hội, thực hiện bình đẳng xã hội bằng những biện pháp cào bằng, vi phạm những nguyên tắc của công bằng xã hội và vì thế mà kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Để nhận thức và giải quyết đúng đắn mâu thuẫn này, trước hết cần nghiên cứu từng mặt và mối quan hệ của hai mặt - bình đẳng và bất bình đẳng, nghiên cứu vai trò và xu thế vận động của hai mặt ấy trong quá trình phát triển

xã hội Bình đẳng xã hội trong xã hội ta hiện nay vừa là hiện thực, vừa là mục tiêu phấn đấu Những thành quả mà nhân dân ta giành được bằng sự hy sinh của mình, như xóa bỏ sự thống trị của giai cấp bóc lột, thực hiện quyền làm chủ nhà nước, quyền làm chủ đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quyền bình đẳng nam nữ, v.v đó là sự bình đẳng phù hợp với công bằng và tiến bộ xã hội, cần phải được bảo vệ và phát triển hơn nữa

Bên cạnh sự bình đẳng với tính cách là thành quả đã đạt được và là mục tiêu cần phấn đấu thực hiện như đã nói ở trên, trong giai đoạn hiện nay,

Trang 9

chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của mặt đối lập với nó là sự bất bình đẳng.

Những biểu hiện của bất bình đẳng xã hội hiện nay có thể chia ra ba loại như sau:

Một là, sự bất bình đẳng trong thu nhập do sự chênh lệch về năng lực

và sự đóng góp của các cá nhân vào kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh

và của các hoạt động xã hội khác Sự bất bình đẳng này phù hợp với công bằng

xã hội, cần phải được thừa nhận để phát huy tính tích cực, năng động xã hội.

Hai là, sự bất bình đẳng do điều kiện lịch sử để lại, tuy không phải là

công bằng hoàn toàn, nhưng không thể xóa bỏ ngay lập tức được Chẳng hạn, sự bất bình đẳng sinh ra do sự khác nhau về nơi sinh sống (thành thị, nông thôn, miền núi ), ở sự khác nhau về bình quân ruộng đất theo đầu người, về độ phì nhiêu của đất ở các vùng khác nhau,v.v Việc khắc phục những biểu hiện của loại bất bình đẳng này là một quá trình lâu dài

Ba là, sự bất bình đẳng do những hoạt động tiêu cực như tham nhũng,

ăn cắp, buôn lậu, cạnh tranh không lành mạnh; kết quả là những người kém tài, kém đức lại có mức sống cao hơn những người thực sự có năng lực nhưng sống lương thiện Đây là bất công xã hội cần phải đấu tranh xóa bỏ Bình đẳng và bất bình đẳng là hai mặt đối lập có địa vị và vai trò khác nhau trong xã hội ta

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, chỉ có thể thực hiện sự bình đẳng từng mặt chứ chưa thể thực hiện được sự bình đẳng hoàn toàn Cho nên đánh giá

về sự tiến bộ của bình đẳng cũng phải căn cứ trên sự phát triển của bình đẳng về từng mặt, từng khía cạnh; còn nếu so sánh trên toàn bộ thu nhập của cá nhân hay nhóm xã hội thì kết quả đánh giá có thể sẽ ngược lại Chẳng hạn, nếu so sánh trên tổng thu nhập của người dân nông thôn với người dân thành thị thì ở nước

ta trong những năm gần đây, sự chênh lệch này có chiều hướng tăng lên

3.4 Biện pháp giải quyết mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng:

Phải phấn đấu từng bước thực hiện bình đẳng về cơ hội, bởi vì, muốn

có bình đẳng về hưởng thụ, trước hết phải có bình đẳng về cơ hội Để những cá

Trang 10

nhân nhất định có được sự ngang bằng nhau về mức hưởng thụ thì trước hết, năng lực lao động, khả năng cống hiến của họ phải ngang bằng nhau

Thực hiện bình đẳng về cơ hội có nghĩa là từng bước tạo ra những

điều kiện xã hội nhất định để cho mọi người khi sinh ra đều có điều kiện học

tập, rèn luyện, phát triển đầy đủ về thể lực và trí lực, phát huy tất cả những năng khiếu bẩm sinh, đều có thể phấn đấu đạt được một trình độ văn hóa và nghề nghiệp nhất định

Trên cơ sở đó, mọi người mới có thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và vào các hoạt động xã hội khác phù hợp với năng lực của mình; mới có thể có được mức hưởng thụ tương xứng với khả năng và lao động cống hiến của mình Cụ thể hơn, với từng cá nhân, những điều kiện đó

là sức khỏe, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, vốn, v.v

Tuy vậy, tùy theo từng lĩnh vực cụ thể mà bình đẳng xã hội có thể được thực hiện với tốc độ khác nhau, mức độ rộng rãi khác nhau Chẳng hạn, sự bình đẳng về thu nhập là vấn đề không thể thực hiện ngay trong điều kiện hiện nay được Bởi vì, nhu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi phải huy động tối đa mọi khả năng của cá nhân về vốn, về trình độ chuyên môn nghề nghiệp, về năng lực quản lý, do đó, trong cơ chế thị trường, việc những cá nhân này, những bộ phận này có mức thu nhập cao hơn, tăng nhanh hơn so với những cá nhân khác, những bộ phận khác là điều bình thường

Bên cạnh đó, có những yêu cầu về bình đẳng mà xã hội không những

có thể mà còn cần phải thực hiện càng sớm càng tốt, chẳng hạn, cần thực hiện tốt hơn nữa sự bình đẳng nam nữ không chỉ về mặt pháp lý như đã nói ở trên,

mà còn cả về mặt thực tế trong mỗi gia đình và trong một số lĩnh vực hoạt động

xã hội Sự bình đẳng trong giáo dục và đào tạo có thể được thực hiện bằng cách phát triển đầy đủ mạng lưới giáo dục đến tận miền núi, vùng sâu, vùng xa, miễn giảm học phí, cấp học bổng cho con em những gia đình nghèo nhưng có khả năng học tập Sự bao cấp trong một số trường hợp đặc biệt cũng còn cần thiết;

Ngày đăng: 09/05/2024, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w