1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ và các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Tội Xâm Phạm Quyền Tự Do, Dân Chủ Và Các Tội Xâm Phạm Chế Độ Hôn Nhân Và Gia Đình
Tác giả Nguyễn Thị Bích Thảo, Nguyễn Thủy Tiên, Phan Thị Huỳnh Như, Lê Yến Quỳnh, Cao Hoàng Lan Anh, Nguyễn Kim Tuyến, Tăng Thị Ra Tha
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thu Hương
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại bài báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 842,63 KB

Nội dung

Xét về các quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ luật hình sự Việt Nam đã dành một chương riêng chương XV với 11 điều luật quy định các hành vi phạm tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của

Trang 1

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths: NGUYỄN THU HƯƠNG NHÓM 2

Trang 2

NHIỆM VỤ Nguyễn Thị Bích

Trang 3

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁC TỘI

1 KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ

Quyền tự do, dân chủ là các quyền cơ bản của con người cũng như quyền đượcsống và các quyền cơ bản khác của con người Chính vì thế, Hiến chương Liênhiệp quốc và Hiến pháp của bất kỳ một quốc gia nào cũng đều có những quy định riêng nhằm tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản này Trong Hiến pháp

1992 của Việt Nam, các quyền cơ bản của công dân được quy định tại chương

V Không chỉ là những quy định mang tính chất hình thức, các quyền cơ bản của công dân luôn được đảm bảo tôn trọng và bảo vệ bằng những biện pháp cụthể Xét về các quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ luật hình sự Việt Nam

đã dành một chương riêng (chương XV) với 11 điều luật quy định các hành vi phạm tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân phải chịu trách nhiệm hình sự

Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể các quyền về tự do, dân chủ của công dân như:

Điều 21 - Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác

Điều 22 - Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp

Điều 23 - Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước

Điều 24- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theomột tôn giáo nào Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật

Điều 25 - Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình

Điều 26 - Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới

Điều 27 - Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Điều 30 - Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.Điều 35 - Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc

Với các quyền trong tự do, dân chủ quy định trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự cũng quy định 11 Điều luật tương ứng 11 tội phạm tại Chương

XV, là những tội xâm phạm các quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân Các tội phạm này là những hành vi nguy hiểm cho xã hội,

do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra, có lỗi, gây nguy hại đến những quyền tự do, dân chủ của con người, của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013

Trang 4

CÁC ĐIỀU LUẬT:

Điều 157 Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Điều 158 Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Điều 159 Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác

Điều 160 Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

Điều 161 Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân

Điều 162 Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao độngtrái pháp luật

Điều 163 Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân

Điều 164 Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.Điều 165 Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

Điều 166 Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

Điều 167 Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân

2 KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH:

Gia đình là “hạt nhân của xã hội” (lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh), mà cơ sở đểtạo nên gia đình là hôn nhân Chính vì thế, muốn xây dựng một xã hội không thể không chú ý đến nền tảng hôn nhân và gia đình Theo pháp luật Việt Nam

và truyền thống đạo đức từ lâu đời của Việt Nam, những thành viên trong gia đình phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam thì ghi nhận “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng, bình đẳng Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trở thành những công dân tốt Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ ” (Điều 64 Hiến pháp 1992) Không chỉ là những quy định mang tính hình thức, Bộ luật hình sự theo đó đã quy định hàng loạt các hành vi vi phạm “chế độ hôn nhân

và gia đình” bị xem là tội phạm và quy định hình phạt đối với các hành vi đó Việc tội phạm hoá các hành vi xâm phạm “chế độ hôn nhân và gia đình” thể hiện thái độ nghiêm khắc của Đảng và Nhà nước ta đối với các hành vi xâm phạm này Không như pháp luật hình sự thời phong kiến, điều chỉnh cả những quan hệ gia đình mà lẽ ra chỉ xâm phạm đến đạo đức, như: để tang, con chồng lấy mẹ kế (khi cha đã chết), rủa mắng ông bà, cha mẹ v.v , pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành không can thiệp quá đáng vào “nội bộ” gia đình của từng

cá nhân Những hành vi “vi phạm” các nguyên tắc đạo đức, truyền

thống không nghiêm trọng thì Luật hình sự không điều chỉnh Luật hình sự chỉ điều chỉnh những hành vi xâm phạm “chế độ hôn nhân và gia đình” rõ ràng

là nghiêm trọng và có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của những

Trang 5

thành viên trong gia đình, trong quan hệ hôn nhân, có thể gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, sự phát triển lành mạnh của xã hội.

Theo đó, có thể hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người

có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến toàn

bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền lợi của

vợ và chồng, cha mẹ và con cái, giữa những thành viên khác trong gia đình những vấn đề khác có liên quan trong gia đình

* CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

CỤ THỂ

1 Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 181

Bộ luật hình sự)

2 Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 Bộ luật hình sự)

3 Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 183 Bộ luật hình sự)

4 Tội loạn luân (Điều 184 Bộ luật hình sự)

5 Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật hình sự)

6 Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật hình sự)

CÁC ĐIỀU LUẬT:

Điều 181 Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến

bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Điều 182 Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Điều 183 Tội tổ chức tảo hôn

Điều 184 Tội loạn luân

Điều 185 Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

Điều 186 Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Điều 187 Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

Trang 6

2.ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÍ CHUNG CỦA CÁC TỘI:

2.1: KHÁCH THỂ:

2.1.1 KHÁCH THỂ CỦA TỘI XÂM PHẠM TỰ DO, DÂN CHỦ:

Các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân xâm phạm các quyền tự

do về thân thể, chỗ ở, quyền chính trị, quyền lao động,quyền được đảm bảo bí mật về đời tư, quyền tự do tôn giáo của công dân

VD:

+ Tội bắt giữ hoặc giam giữ người trái pháp luật ( Điều 157 ):

Khách thể của tội phạm là: sự xâm phạm quyền tự do về thân thể của công dân

+ Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo ( Điều 166 ):

Khách thể của tội phạm là: sự xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

2.1.2 KHÁCH THỂ CỦA TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH:

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình xâm phạm các quan hệ xã hội hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, giữa những người có quan hệ huyết thống, trực

hệ, giữa những người có quan hệ tình cảm gắn bó về cấp dưỡng, về thuần phong mỹ tục

VD:

+ Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng ( Điều 182 ):

Khách thể của tội phạm là: sự xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ,một chồng.+ Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,cha mẹ,vợ chồng,con,cháu hoặc người cócông nuôi dưỡng mình ( Điều 185 ):

Khách thể của tội phạm là: sự xâm phạm sự tôn trọng,đối xử bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình

Trang 7

2.2.2 MẶT KHÁCH QUAN CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM HÔN NHÂN

VÀ GIA ĐÌNH:

Hành vi thuộc mặt khách quan của đa số các tội xâm phạm chế độ hôn nhân vàgia đình quy định trong chương XVII Bộ luật Hình sự được thể hiện cả ở dạng hành động và không hành động Một số tội phạm chỉ có thể được thực hiện ở dạng hành động như Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện; tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn; tội loạn luân; tội ngược đãi hoặc hành

hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng;

Đa số các tội trong chương này quy định dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính (hoặc đã bị xử lý kỷ luật) về hành vi này mà còn

vi phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm

2.3: CHỦ THỂ:

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc vô ý, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt

độ tuổi theo quy định của Luật hình sự

Chủ thể tội phạm theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam phải có

đủ các dấu hiệu sau đây:

- Chủ thể của tội phạm phải là một người cụ thể đang sống Khi người phạm tội còn sống họ mới nguy hiểm cho xã hội, cần giáo dục để họ trở thành người có ích cho xã hội Chỉ con người đang sống mới cần cải tạo, giáo dục Luật hình sự Việt Nam quy định chủ thể là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, vậy pháp luật hình sự không cho phép người khác chịu trách nhiệm hình sự thay cho người phạm tội, kể cả họ là người thân thích ruột thịt Đây là nguyên tắc cá nhân hóa, cụ thể hóa trách nhiệm hình sự Pháp luật hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự người đã chết Sau khi phạm tội, trước khi bị khởi tố nếu người phạm tội đã chết thì không được khởi tố vụ án hình sự Trong quá trình điều tra, nếu người phạm tội đã chết thì phải đình chỉ

vụ án với họ

Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Chỉ những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới hiểu rõ hành vi của mình đúng hay sai, mới điều khiển được, tự chủ được hành vi của mình Người

đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình Pháp luật Việt Nam dựa vào 2 tiêu chuẩn để xác định năng lực trách nhiệm hình sự: tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn tâm lý Theo tiêu chuẩn y học chủ thể tội phạm phải

là người không đang trong thời kỳ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác làm mất khả năng nhận thức và tự chủ hành vi của mình Theo tiêu chuẩn

Trang 8

tâm lý: chủ thể tội phạm phải là người nhận thức và tự chủ được hành vi của mình, là người hiểu được bản chất hành vi, điều khiển được hành vi.

Chủ thể tội phạm phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự là tuổi tròn tính từ ngày tháng năm sinh đến ngày tháng năm sinh Việc xác định

độ tuổi được căn cư vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu Trường hợp không xác định được độ tuổi thì phải tiến hành giám định độ tuổi

2.3.1 CHỦ THỂ CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN:

Tội xâm phạm chỗ ở của công dân

Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định (người

từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội này)

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác

Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định (người

từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội này)

Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân

Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định (người

từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội này)

Tội làm sai lệch kết quả bầu cử

Chủ thể: là người có trách nhiệm trong việc tổ chức hoặc giám sát việc bầu cử (chủ thể đặc biệt) Những đồng phạm khác là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định Người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội này

Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật

Chủ thể: là người có thẩm quyền trong việc sử dụng người lao động, cán

bộ, công chức (có chức vụ, quyền hạn) Người lao động, cán bộ, công chức ở đây hiểu là người làm trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh (của Nhà nước hay tư nhân)

Vì đây là tội ít nghiêm trọng nên chỉ có người từ đủ16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự theo Điều này

Trang 9

Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

Chủ thể:

+ Đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo thì chủ thể là cán bộ, nhân viên Nhà nước, tổ chức xã hội (người được giao nhiệm vụ nhận, chuyển, giải quyết các khiếu nại, tố cáo)

+ Đối với hành vi không chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo thì chủ thể có thể là người

đã có hành vi sai trái dẫn đến khiếu nại, tố cáo hoặc người có trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức có hành vi sai trái (do nhân viên làm sai)

+ Đối với hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo thì chủ thể là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định (thông thường là người bị khiếu nại, tố cáo hoặc người thân của họ)

Tội xâm phạm quyền bình đẳng

Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định Thực

tế, họ là người có quan hệ nhất định đối với người phụ nữ nhưng không phải làquan hệ họ hàng (chủ, cấp trên…) Vì đây là tội ít nghiêm trọng nên chỉ có người từ đủ 16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự theo Điều này Hành vi phạm tội này có thể tương tự với hành vi hành hạ người khác (Điều 110)

Tuy nhiên, ở tội phạm này, người bị hại không lệ thuộc vào người phạm tội Nếu có quan hệ lệ thuộc, dù người phạm tội có hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ cũng bị xử về tội hành hạ người khác Bên cạnh đó, nếu người phạm tội có quan hệ họ hàng với người bị hại (cha, mẹ – con, ông, bà – cháu, vợ – chồng, người có công nuôi dưỡng – người được nuôi dưỡng) thì phải xác định tội ngược đãi …

Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật

Chủ thể: là người có thẩm quyền trong việc sử dụng người lao động, cán

bộ, công chức (có chức vụ, quyền hạn) Người lao động, cán bộ, công chức ở đây hiểu là người làm trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh (của Nhà nước hay tư nhân)

Vì đây là tội ít nghiêm trọng nên chỉ có người từ đủ 16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự theo Điều này

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều này

Trang 10

2.3.2 CHỦ THỂ CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH:

Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định Thông thường chủ thể là những người có quyền nhất định đối với người kết hôn (trong quan hệ huyết thống, công tác, tôn giáo…) Đây là tội phạm ít nghiêm trọng, cho nên người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Chủ thể: là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định Có một điểm lưu ý là chủ thể tội phạm này nhiều trường hợp đòi hỏi phải là người đang có vợ, có chồng Đây là tội ít nghiêm trọng, cho nên người

từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này

Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn

Chủ thể:

+ Thông thường, chủ thể của tội tổ chức tảo hôn là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng thông thường là: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị hoặc người thân thích của bên nam, bên nữ

+ Chủ thể của tội tảo hôn là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Tất cả các chủ thể này đều phải đạt từ 16 tuổi trở lên vì đây là tội phạm ít nghiêm

trọng

Tội đăng ký hôn nhân trái pháp luật

Chủ thể: là người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn (chức vụ, quyền hạn)

Cụ thể:

a) Người đại diện chính quyền hoặc người đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ta ở nước ngoài có thẩm quyền ký giấy chứng nhận kết hôn;

b) Cán bộ hộ tịch làm thủ tục đăng ký kết hôn ở UBND xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ của Sở Tư pháp đối với trường hợp đăng ký kết hôn có nhân

tố nước ngoài;

c) Cán bộ làm thủ tục đăng ký kết hôn ở các cơ quan đại diện ngoại giao,

cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

Tội loạn luân

Ngày đăng: 09/05/2024, 12:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w