1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nguy cơ bị rối loạn cơ xương khớp đối với người lao động làm việc với máy tính

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguy Cơ Bị Rối Loạn Cơ Xương Khớp Đối Với Người Lao Động Làm Việc Với Máy Tính
Tác giả Nguyễn Thụy Diệu Hiền, Cao Minh Khoa, Nguyễn Mạnh Quỳnh, Nguyễn Xuân Hoàng, Tạ Trần Gia Bảo, Trần Kỳ Duyên, Võ Diễm Phúc, Lương Hữu Thành
Người hướng dẫn TS. BS. Phan Minh Trang
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Môi Trường Và Bảo Hộ Lao Động
Thể loại báo cáo môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,65 MB

Nội dung

CÁC HẬU QUẢ CÓ THỂ XẢY RA LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH.. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN NHỮNG HÀNH VI NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO MÔN HỌC

HIỂU BIẾT VỀ HÀNH VI SỨC KHỎE

ĐỀ TÀI: NGUY CƠ BỊ RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC

VỚI MÁY TÍNH GVHD: TS BS Phan Minh Trang

SVTH: Nhóm 7

Nguyễn Thụy Diệu Hiền 92100412

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 3

I Lý do chọn đề tài: 3

II Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu: 3

III Đối tượng, nội dung nghiên cứu: 3

IV Phương pháp nghiên cứu: 3

B NỘI DUNG 5

I NHỮNG HÀNH VI NGUY CƠ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP 5

II ĐỂ TIẾN HÀNH THU THẬP THÔNG TIN VỀ HÀNH VI NGUY CƠ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP, CẦN PHẢI LÀM GÌ? 7

III CÁC HẬU QUẢ CÓ THỂ XẢY RA LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH 9 IV BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ HÀNH VI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH 12

V ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN NHỮNG HÀNH VI NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH 14

C KẾT LUẬN 18

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 7 19

Trang 3

A MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Rối loạn cơ xương khớp đang là tình trạng khá phố biến, không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà còn xuất hiện nhiều ở giới trẻ hiện nay Chúng ta có thể bị rối loạn cơ xương ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, nhất là cơ xương khớp thường vận động nhiều như: cổ tay, vai, cổ, chân, hông, lưng, đầu gối, bàn chân, Nguyên nhân gây ra bệnh này cũng rất đa dạng, hầu hết những người mắc bệnh đã có thời gian hoạt động nhóm cơ và khớp đó trong thời gian dài sai tư thế hoặc hoạt động quá mức không được nghỉ ngơi, chăm sóc tốt, đặc biệt là những người phải thường xuyên làm việc trên máy tính Vì vậy, nhóm em đã quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục, từ đó giảm thiểu các tình trạng mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp ở người lao động

II Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu:

II.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Thông qua việc đánh giá các tư thế và thói quen làm việc chưa phù hợp để đề xuất các giải pháp hiệu quả, giảm thiểu tình trạng mắc bệnh rối loạn xương khớp

ở người lao động khi làm việc với máy tính

II.2 Phạm vi nghiên cứu:

Các công việc liên quan đến máy tính: Dân văn phòng, nhà sáng tạo nội dung, tiểu thuyết gia, editor,…

III Đối tượng, nội dung nghiên cứu:

III.1 Đối tượng nghiên cứu:

Người lao động thường xuyên phải làm việc trên máy tính

III.2 Nội dung nghiên cứu:

Các tư thế, hành vi, thói quen của người lao động dẫn đến bệnh rối loạn xương khớp khi làm việc với máy tính

IV Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập dữ liệu: Tổng hợp, tìm kiếm các tài liệu liên quan

đến rối loạn xương khớp Từ phương pháp này ta có được những số liệu, hồ sơ

để đánh giá, cũng như tìm ra những hành vi xấu ảnh hưởng đến xương khớp của người lao động khi làm việc với máy tính

Trang 4

Phương pháp tham khảo tài liệu: Thu thập thông tin về công việc liên quan

đến máy tính, tra cứu tham khảo các tài liệu liên quan để đưa ra giải pháp khắc phục

Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh, đối chiếu các hành vi, tư thế của

người lao động khi làm việc trước máy tính

Phương pháp tham khảo ý kiến người hướng dẫn: Trao đổi, xin ý kiến góp

ý từ giảng viên hướng dẫn

Trang 5

B NỘI DUNG

VỚI MÁY TÍNH CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP.

Tư thế làm việc bất lợi, gò bó, đặc biệt là ở vùng cổ, vai, lưng, cánh tay, bàn tay, ngón tay => các cơ bị căng cứng, không cử động được trong vài phút, đau mỏi

Ngồi nhiều, ít vận động, tư thế làm việc sai trong thời gian dài => Nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, cơ bắp không được chắc khỏe, dẻo dai

Người làm việc với máy tính, tiếp xúc ánh sáng xanh nhiều giờ liền => Gây mệt mỏi dẫn đến tư thế ngồi không đúng Nguy cơ về các nhóm bệnh: Thoát vị đĩa đệm cột sống, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp, loãng xương,…

Thiết bị, dụng cụ làm không phù hợp với kích thước cơ thể của người lao động

=> Dẫn đến thói quen xấu về xương khớp

Bàn phím: Xương cổ tay bị võng vào giữa, không suôn chiều bàn tay => tạo thành thói quen, lâu dần không thể suôn tay một cách bình thương Ghế tựa, bàn: Sự chênh lệch ghế và bàn không phù hợp khiến mắt điều tiếc quá nhiều => Mỏi mắt và để cải thiện sự mỏi mắt chính là việc ngồi không đúng tư thế

Trang 6

Khối lượng công việc quá tải và cố gắng hoàn thành sớm nhất trong thời gian ngắn/quản lí thời gian chưa tối ưu: Sự quá tải về lượng công việc dẫn đến sự suy kiệt về mặt thể chất => Sự tổn thương đến cột sống là rất lớn với quản thời gian làm việc quá dài, không nghỉ ngơi

Công việc/Việc làm đơn điệu, không có sự vận động/đột biến: Với mặt hình thức công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại => Thói quen diễn ra thời gian dài là nguy cơ dẫn đến các bệnh, tật không mong muốn về cơ, xương khớp: Gù lưng, Thoái hóa xương, khớp, nhức mỏi thâm niên

Tư thế ngồi làm việc không phù hợp: gác chân lên ghế, tựa gối lên thành bàn, thường ngồi chéo chân… => Gây cong vẹo cột sống và có nguy cơ về các vấn

đề chấn thương đốt sống, chất lượng chuyển động giữa các khớp suy giảm Công việc nhiều dẫn đến không có thời gian ăn uống, không thể bổ sung đủ chất, đặc biệt là Canxi => Sự thiếu hụt canxi có thể dẫn đến chứng loãng xương, làm yếu xương và có thể gây gãy xương ở hông, cột sống và cổ tay, đặc biệt là ở người cao tuổi Chế độ ăn thiếu canxi là một trong nhiều yếu tố

có thể làm tăng nguy cơ mất xương

Trang 7

II ĐỂ TIẾN HÀNH THU THẬP THÔNG TIN VỀ HÀNH VI NGUY CƠ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH CÓ NGUY

CƠ BỊ BỆNH RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP, CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định các hành vi nguy cơ.

Trước khi tiến hành thu thập thông tin, cần xác định rõ các hành vi nguy cơ có thể dẫn đến rối loạn cơ xương khớp ở người lao động làm việc với máy tính Các hành

vi nguy cơ này có thể bao gồm:

Tư thế làm việc bất lợi, trang phục gò bó;

Duy trì các tư thế sai trong thời gian dài;

Làm việc lặp đi lặp lại các động tác;

Sử dụng các thiết bị không phù hợp với kích thước cơ thể người lao động; Thời gian làm việc quá dài hoặc quá sức;

Áp lực về mặt thời gian

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thu thập thông tin.

Sau khi xác định được các hành vi nguy cơ, cần xây dựng kế hoạch thu thập thông tin phù hợp Kế hoạch này cần bao gồm các nội dung sau:

Mục tiêu thu thập thông tin;

Đối tượng cần thu thập thông tin;

Phương pháp thu thập thông tin;

Thời gian và địa điểm thu thập thông tin

Trang 8

Bước 3: Thu thập thông tin.

Có thể sử dụng các phương pháp sau để thu thập thông tin về hành vi nguy cơ của người lao động làm việc với máy tính:

Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này cho phép thu thập thông tin trực tiếp từ người lao động, từ đó có thể hiểu rõ hơn về các hành vi nguy

cơ mà họ gặp phải

Phương pháp khảo sát: Phương pháp này cho phép thu thập thông tin từ nhiều người lao động cùng lúc, từ đó có thể có được bức tranh tổng thể về các hành vi nguy cơ

Phương pháp quan sát: Phương pháp này cho phép trực tiếp quan sát người lao động làm việc, từ đó có thể ghi nhận các hành vi nguy cơ mà họ gặp phải

Bước 4: Phân tích và xử lý thông tin.

Sau khi thu thập được thông tin, cần tiến hành phân tích và xử lý thông tin để có được kết quả chính xác và hữu ích

Bước 5: Truyền thông và phổ biến thông tin.

Kết quả phân tích và xử lý thông tin cần được truyền thông và phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan liên quan nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ rối loạn cơ xương khớp ở người lao động làm việc với máy tính

Dưới đây là một số gợi ý cụ thể về cách thu thập thông tin về hành vi nguy

cơ của người lao động làm việc với máy tính:

Phương pháp phỏng vấn: Có thể sử dụng các câu hỏi sau để phỏng vấn

người lao động:

Bạn thường làm việc với máy tính trong bao lâu mỗi ngày?

Bạn thường ngồi làm việc với máy tính như thế nào?

Bạn có gặp khó khăn gì về tư thế làm việc với máy tính?

Bạn có thấy đau nhức ở cổ, vai, lưng, cánh tay, bàn tay, ngón tay khi làm việc với máy tính không?

Trang 9

Phương pháp khảo sát: Có thể sử dụng các câu hỏi sau để khảo sát người

lao động:

Bạn thường ngồi làm việc với máy tính như thế nào?

Bạn có thấy đau nhức ở cổ, vai, lưng, cánh tay, bàn tay, ngón tay khi làm việc với máy tính không?

Bạn có gặp khó khăn gì về tư thế làm việc với máy tính?

Phương pháp quan sát: Có thể quan sát người lao động làm việc với máy

tính để ghi nhận các hành vi nguy cơ như:

Tư thế ngồi làm việc không đúng, đặc biệt là lưng gù, vai vẹo, đầu cúi Duy trì các tư thế bất lợi trong thời gian dài

Sử dụng các thiết bị không phù hợp với kích thước cơ thể

LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH.

Rối loạn cơ xương khớp của người lao động làm việc với máy tính có thể gây ra các hậu quả sau:

Giảm chất lượng cuộc sống;

Tiêu cực về thể chất lẫn tinh thần;

Hiệu suất công việc cũng bị ảnh hưởng theo;

Đau nhức dai dẳn kéo dài, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt, vận động,… gây tốn kém tiền bạc

Ngoài ra người làm việc với máy tính thường xuyên có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có rối loạn cơ xương khớp Dưới đây là một số hậu quả

có thể xảy ra:

Đau cổ và vai: Ngồi ở vị trí cố định trong thời gian dài, đặc biệt là nếu màn

hìh đặt ở mức cao không đúng cách, có thể dẫn đến căng thẳng ở cổ và vai

Trang 10

Hội chứng ống cổ tay: gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác, thậm chí

gây teo cơ, yếu cơ, giảm chức năng vận động của vùng bàn tay thuộc chi phối

của dây thần kinh giữa

Đau lưng: Ngồi ở vị trí không đúng hoặc không sử dụng ghế hỗ trợ có thể tạo

áp lực lớn lên lưng gây đau lưng, đau cột sống, và các vấn đề về đĩa đệm

Bệnh thoái hoá cột sống: thoái hóa cột sống sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến

cuộc sống hàng ngày của người bệnh Thậm chí bệnh còn có thể khiến cho người bệnh mất khả năng đi lại nếu không được điều trị đúng cách

Bệnh thoát vị đĩa đệm: đĩa đệm bị thoát vị, phần bao xơ đĩa đệm sẽ bị mòn

hoặc rách khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép rễ dây thần kinh

Trang 11

qua các lỗ liên hợp trên đốt sống và gây ra hàng loạt cơn đau ở cổ, vai gáy và thắt lưng Ở giai đoạn đầu, những cơn đau và tê bì chân tay do bệnh gây ra khiến người bệnh vô cùng khó chịu Càng về sau, khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng teo hoặc yếu cơ, hội chứng chùm đuôi ngựa, mất kiểm soát đại tiểu tiện, tê liệt và cả nguy cơ tàn phế

Bệnh cong vẹo cột sống: Khi cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, tình

trạng này có thể gây ra những thay đổi dễ nhận biết như vai không đồng đều, xương sườn nổi rõ, thắt lưng và thân mình bị lệch sang một bên

Bệnh loãng xương: nguy hiểm nhất của loãng xương là rạn xương, nứt xương

hoặc gãy xương Ở những bệnh nhân bị loãng xương nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có nguy cơ dẫn đến gãy xương Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, các hậu quả của loãng xương có thể gây ra rất nặng nề

Trang 12

IV BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ HÀNH VI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH.

BẢNG CÂU HỎI Câu hỏi 1: Anh/chị bao nhiêu tuổi?

Câu hỏi 2: Giới tính? Nam □ Nữ □

Câu hỏi 3: Thời gian Anh/chị làm việc với máy tính bao nhiêu giờ/ngày

Câu hỏi 4: Anh/chị có biết khi sử dụng máy tính thường xuyên thì các vấn đề

bệnh lý thường gặp ở họ trung bình sẽ là gì không?

Câu hỏi 5: Anh/chị có đang bị mắc phải các bệnh lý về xương khớp không? Câu hỏi 6: Sau khoảng thời 30 phút làm việc liên tục Anh/chị có để cơ thể nghỉ

ngơi không?

Có □

Dưới hình thức nào?

Không □

Câu hỏi 7: Sau thời gian làm việc hành chính, Anh/Chị có thường xuyên tăng

ca/làm việc với máy tính tại nhà không?

Có □

Thời gian sử dụng tiếp đó khoảng bao

lâu?

Không □

Câu hỏi 8: Trước khi ngủ, Anh/Chị có tránh tiếp xúc ánh sáng xanh của máy

tính/điện thoại khoảng 1 tiếng hoặc ít nhất 30p hay không?

Câu hỏi 9: Khi làm việc Anh/Chị thường ngồi với tư thế như thế nào?

□ Ngồi khom lưng, màng hình để sát gần mắt

□ Bật tựa ghế ngã về sau

□ Ngồi cong vẹo cột sống, màng hình gần < 45-70 (cm)

□ Khác…

Câu hỏi 10: Tư thế làm việc nào Anh/chị cảm thấy thoải mái nhất là?

Câu hỏi 11: Thời gian trung bình anh/chị rèn luyện thể chất, vận động cơ thể là

□ 1-2 ngày/tuần - Khoảng 30p - 2 giờ/ngày

□ 3-5 ngày/tuần - Khoảng 30p - 2 giờ/ngày

□ 5-7 ngày/tuần - Khoảng 30p-2giờ/ngày

□ Khác…

Câu hỏi 12: Anh/Chị đã từng nghe, sử dụng qua các dụng cụ hỗ trợ để hạn chế

việc chấn thương cơ xương khớp cho người làm việc với máy tính chưa?

□ Có nghe qua các dụng cụ đó nhưng chưa sử dụng

□ Có và đang sử dụng

□ Chưa nghe và chưa sử dụng

□ Khác …

Câu hỏi 13: Anh/chị đã sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nào dưới đây để giúp cơ thể

Trang 13

cảm thấy thoải mái khi làm việc hoặc giúp giảm được về các vấn đề cơ xương khớp của mình? (có thể chọn nhiều phương án)

□ Giá đỡ Laptop

□ Ghế Công thái học

□ Đai lưng chống gù

□ Bàn phím, chuột công thái học

□ Khác…

Câu hỏi 14: Anh/Chị có xu hướng giải tỏa căng thẳng sau thời gian làm việc như thế nào?

Câu hỏi 15: Trong quãng thời gian làm việc hành chính, anh/chị có giữ cho

mình chế độ ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa hay không?

□ Có, anh/chị không bỏ bữa

□ Không, anh/chị sử dụng thời gian giải lao buổi trưa để làm hoàn tất công việc

Câu hỏi 16: Anh chị cảm thấy như thế nào khi làm việc với máy tính trong

khoảng thời gian dài?

Câu hỏi 17: Anh/Chị có sử dụng nước có chứa caffeine hay thuốc lá giúp tỉnh

táo trong nhiều giờ liền làm việc với máy tính hay không?

Câu hỏi 18: Trung bình thời gian làm việc dẫn đến sự mệt mỏi của anh chị là

khoảng bao lâu?

□ 30p -1h

□ 2h – 4h

□ 4h – 6h

□ Khác …

Với thời gian làm việc theo quy định của công ty, anh chị có thấy thỏa mãn nhu cầu làm việc hay có đề xuất nào khác cho phù hợp với sức khỏe của người thường xuyên tiếp xúc với máy tính hay không?

Câu hỏi 19: Anh/Chị có thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi

thể trạng của cơ thể nhằm mục đích có sự can thiệp kịp thời nếu tình huống xấu xảy ra hay không?

Câu hỏi 20: Nếu có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng làm việc và sức khỏe

về cơ xương khớp trong việc sử dụng máy tính dài lâu, Anh/Chị có quan tâm hay không?

□ Có quan tâm

□ Không quan tâm

□ Khác…

Trang 14

V ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN NHỮNG HÀNH VI NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH.

1 Ngồi làm việc với máy tính đúng tư thế:

Đây là việc đầu tiên mà bạn phải tuân thủ nghiêm túc ngay từ hôm nay và duy trì

về sau Tùy theo vóc dáng của bạn mà có thể điều chỉnh độ cao ghế (nên chọn ghế

có thể chỉnh độ cao) phù hợp với tư thế chuẩn như:

Ngồi thẳng lưng, vừa vặn dựa vào thành ghế, chân đặt thoải mái trên mặt đất, góc nghiêng hông đùi từ 100 - 120 độ

Khủy tay gập góc từ 90 - 120 độ, cẳng tay và bàn tay tạo thành đường thẳng Màn hình ngang hoặc hơi thấp hơn tầm mắt, khoảng cách với mắt từ 45 - 70 cm

Màn hình có độ nghiêng vừa phải để tránh phản xạ ánh sáng gây chói mắt Dưới bàn làm việc không gian để trống để ngồi chân với tư thế thoải mái, dễ chịu

Tư thế để chân: Không nên bắt chéo chân, thay vào đó bạn nên để chân thư giãn bằng cách hạ ghế để chân chạm đất hoặc giá đỡ sao cho đầu gối (đùi và cẳng chân) tạo thành 1 góc khoảng 90 độ

Tư thế lưng: Tốt nhất là bạn nên ngồi một góc khoảng 90 độ (lưng và mặt đất), lưng hơi cong về phía sau, thắt lưng hơi đẩy về phía trước để nâng đỡ phần sau Nên chọn ghế có phần tựa lưng để giúp nâng đỡ lưng khi cần thiết

Tư thế tay: Đặt tay ở tư thế thoải mái, không gồng tay, khủy tay nên đặt trên bàn làm việc

Ngày đăng: 08/05/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w