1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự vận dụng nội dung nguyên lý vào nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và Sự Vận Dụng Nội Dung Nguyên Lý Vào Nhận Thức Và Hoạt Động Thực Tiễn Của Bản Thân
Tác giả Nguyễn Trần Đăng Khoa, Đặng Thanh Lâm, Phan Nhật Bảo Khanh, Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Duyên Khánh
Người hướng dẫn GV.ThS. Đinh Thị Bắc
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hcm
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Với tâm huyết khám phá vùng đất rộng lớn của triết học, đặc biệtlà nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, chúng em đã quyết định chọn đề tài "Nguyênlý về mối liên hệ phổ biến và sự vận dụng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TIỂU LUẬN

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ SỰ VẬN DỤNG NỘI DUNG NGUYÊN LÝ VÀO NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN

GVHD: GV.ThS Đinh Thị Bắc SVTH:

1 Nguyễn Trần Đăng Khoa - 23144239

2 Đặng Thanh Lâm - 23144248

3 Phan Nhật Bảo Khanh - 23144227

4 Nguyễn Trọng Nhân - 23144272

5 Nguyễn Duyên Khánh - 23144232

Mã lớp học: LLCT130105_23_1_46

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2023

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TIỂU LUẬN

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ SỰ VẬN DỤNG NỘI DUNG NGUYÊN LÝ VÀO NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN

GVHD: GV.ThS Đinh Thị Bắc SVTH:

1 Nguyễn Trần Đăng Khoa - 23144239

2 Đặng Thanh Lâm - 23144248

3 Phan Nhật Bảo Khanh - 23144227

4 Nguyễn Trọng Nhân - 23144272

5 Nguyễn Duyên Khánh - 23144232

Mã lớp học: LLCT130105_23_1_46

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2023

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm:

KÝ TÊN

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 4

PHẦN 2: NỘI DUNG 5

1 Sơ lược về mối liên hệ phổ biến 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Tính chất 5

1.3 Nội dung 6

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận 7

1.4.1 Nội dung nguyên tắc toàn diện: 7

1.4.2 Nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể: 8

PHẦN 3: VẬN DỤNG 9

1 Sự vận dụng nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào nhận thức 9

của bản thân 9

2 Sự vận dụng nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào hoạt động thực tiễn của bản thân 12

PHẦN 4: KẾT LUẬN 13

Trang 6

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống hối hả và không ngừng thay đổi của chúng ta ngày nay, việc tìm kiếm sự hiểu biết vững chắc về bản thân và thế giới xung quanh trở nên ngày càng quan trọng Với tâm huyết khám phá vùng đất rộng lớn của triết học, đặc biệt

là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, chúng em đã quyết định chọn đề tài "Nguyên

lý về mối liên hệ phổ biến và sự vận dụng nội dung nguyên lý vào nhận thức và hoạt động thực tế của bản thân" Lựa chọn này không chỉ là một nghiên cứu triết học, mà còn là sự nỗ lực chiêm nghiệm sâu sắc về cách nhìn nhận về mối liên hệ tổng thể của mọi sự tồn tại và cách áp dụng tri thức này vào cuộc sống hàng ngày Bài tiểu luận này sẽ dành sự tập trung để thảo luận về cách nguyên lý về mối liên

hệ phổ biến không chỉ truyền cảm cho chúng ta cái nhìn tổng quan, mà còn làm thay đổi cách chúng ta hiểu và thực hiện nhận thức trong xã hội đầy biến động và thách thức ngày nay

2 Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu về đề tài này, nhóm chúng em muốn tìm hiều những kiến thức

cơ bản về nội mối liên hệ phổ biến để từ đó có thể rút ra những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện khả năng xem xét, nhận định các vấn đề trong đời sống, cùng với đó

có thể vận dụng nội dung nguyên lý vào nhận thức và thực tiễn của bản thân

Trang 7

PHẦN 2: NỘI DUNG

1 Sơ lược về mối liên hệ phổ biến

1.1 Khái niệm

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới [wikipedia]

1.2 Tính chất

Tính khách quan: Các mối liên hệ, tác động, suy cho đến cùng, đều là sự phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan Liên hệ là tất yếu, khách quan, vốn có của sự vật hiện tượng

Ví dụ: Con người luôn tồn tại trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên và xã

hội dù họ có ý thức được hay không Đó là điều khách quan và không thể thay đổi bởi ý chí con người

Tính phổ biến: Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy,

mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Sự liên hệ qua lại bên trong cơ thể người có thể ảnh hưởng tới mối

quan hệ giữa người với người

Tính đa dạng, phong phú: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng

Trang 8

của nó Tính vô hạn của thế giới khách quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức,vai trò khác nhau

Ví dụ:

Mỗi người khác nhau thì có mối liên hệ với cha, mẹ, anh em, bạn bè khác nhau Hay cùng là mối liên hệ giữa cha mẹ với con cái nhưng trong mỗi giai đoạn khác nhau có tính chất và biểu hiện khác nhau

Các loại cá,chim,thú đều có quan hệ với nước nhưng cá quan hệ với nước khác với chim và thú Cá không thể sống thiếu nước, không có nước thường xuyên

cá không sống được, nhưng các loài chim thú thì lại không sống trong nước thường xuyên được

1.3 Nội dung

Mối liên hệ làm điều kiện, tiền đề quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng và tác động chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt của sự vật hiện tượng Tất mọi sự vật hiện tượng cũng thế, luôn tồn tại trong các mối quan hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau,không có sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập,riêng lẻ, không liên hệ với các sự vật hiện tượng khác Bởi cơ sở liên hệ của các

sự vật hiện tượng là tính thống nhất của các vật thể

Dựa trên quan điểm, phương pháp của phép biện chứng duy vật ta có thể nhận thấy được và nghiên cứu một số mối liên hệ phổ biến nhất sau đây: liên hệ giữa các

sự vật - hiện tượng, liên hệ giữa quá trình, thời kỳ, giai đoạn, liên hệ giữa nội dung

- hình thức, tất nhiên - ngẫu nhiên, nguyên nhân - kết quả, khả năng - hình thức, lượng - chất, cung - cầu, riêng - chung,…

Trang 9

Ví dụ: Trong thời đại hiện nay một quốc gia muốn phát triển được phải thực hiện mở cửa hội nhập với thế giới Đây là mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển của thế giới và nó thế hiện sự khách quan, phổ biến

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận

1.4.1 Nội dung nguyên tắc toàn diện:

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Yêu cầu của nguyên tắc:

Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt chính của sự vật và trong tác động giữa sự vật đó với sự vật khác

Ví dụ: Hiện nay chất lượng giáo dục của nước ta còn yếu hơn đa số những nước khác trên thế giới và chưa đáp ứng đủ nguyện vọng của học sinh, sinh viên

và các bậc phụ huynh Theo cách nhìn nhận vấn đề này là không chính xác mà mang phương pháp siêu hình (phiến diện) Vì ta phải nhìn nhận vấn đề giáo dục liên hệ với những vấn đề liên quan như kinh tế, chất lượng giảng dạy, vật chất, hay là sinh viên học để làm chủ kiến thức hay không hay là học cho người khác,

… những yếu tố liên quan Qua đó ta thấy chất lượng giao dục trong những năm trở lại đây có bước tiến lớn so với một số lĩnh vực khác

Biết phân loại các mối liên hệ, xem xét có trọng tâm,trọng điểm làm nổi bật cái cơ bản của sự vật hiện tượng

Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất

đó tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem xét trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể

Trang 10

Phê phán, bài trừ các quan điểm siêu hình (phiến diện), sai lầm, ngụy biện, chiết chung

1.4.2 Nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể:

Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú và khách quan nên trong hoạt động thực tiễn của chúng ta cần phải có “Quan điểm lịch sử cụ thể”

Yêu cầu của nguyên tắc: Khi xem xét,nhìn nhận và đánh giá một sự vật hiện tượng, cần phải đặt sự vật hiện tượng đó trong điều kiện, bối cảnh không gian và thời gian cụ thể mà sự vật hiện tượng đó phát sinh, tồn tại và phát triển

Ví dụ: Một câu nói rất hay của Bác: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người hôm qua vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi làm việc với một

số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương, ngày 18 tháng 6 năm 1968, để bàn về cách thực hiện điều mà Bác đã đề nghị với Ban Bí thư Trung Ương Đảng làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt"

Ta có thể hiểu một dân tộc hôm nay được yêu mến nhưng chưa chắc ngày mai vẫn thế khi con người sa ngã vào chủ nghĩa cá nhân,vì chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của Chủ Nghĩa Xã Hội

Tiểu kết:

Qua ý nghĩa của phương pháp luận ta rú ra được cách, xem xét các sự vật, hiện tượng mang tính khách quan hơn

Trang 11

PHẦN 3: VẬN DỤNG

1 Sự vận dụng nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào nhận thức của bản thân

Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào nhận thức của bản thân là một quá trình không ngừng nâng cao khả năng nhận thức, phản ánh, biểu đạt và hành động của con người theo những quy luật khách quan của thế giới và xã hội

Để làm được điều này, chúng ta cần phải:

Luôn có tinh thần học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, không ngừng bổ sung

và cập nhật kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ và giá trị

Luôn có tư duy phê phán, phản biện, đa chiều, không bị giới hạn bởi những định kiến, thành kiến, quan niệm sai lầm, một chiều hay đơn giản hóa sự vật, hiện tượng

Luôn có ý thức tự phê bình, tự sửa chữa, tự hoàn thiện bản thân, không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội

Luôn có tinh thần hợp tác, đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ, tôn trọng và thấu hiểu người khác, không bị chủ quan, ích kỷ, độc đoán hay áp đặt quan điểm của mình lên người khác

Luôn có thái độ tích cực, lạc quan, kiên cường, không nản lòng trước những khó khăn, thử thách, thay đổi hay mâu thuẫn của cuộc sống, mà biết tận dụng

Trang 12

những cơ hội, vượt qua những rủi ro, đóng góp cho sự phát triển của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội

Để vận dụng nguyên lý này vào nhận thức bản thân, bạn cần xem xét mối liên

hệ giữa bản thân và môi trường xung quanh từ nhiều góc độ:

Xem xét các mối quan hệ bên trong của bản thân, như tư duy, cảm xúc, hành vi

Xem xét các mối quan hệ bên ngoài của bản thân, như mối quan hệ với người khác, với cộng đồng, với môi trường

Xem xét bản thân trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn, như mục tiêu cá nhân, sự phát triển cá nhân Tránh quan điểm phiến diện khi xem xét bản thân

Đối với giới trẻ Việt Nam ngày nay:

Trong thế giới ngày nay, giới trẻ Việt Nam đối mặt với sự phổ cập mạnh mẽ của công nghệ và môi trường số, đặc biệt là qua các nền tảng mạng xã hội Sự vận dụng nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào nhận thức của bản thân trở nên vô cùng quan trọng để giúp họ hiểu rõ về sự tương tác phức tạp giữa mọi yếu

tố xã hội

Đầu tiên, nguyên lý này hỗ trợ giới trẻ hiểu rõ về mối quan hệ và tương tác trong mạng xã hội Việc tạo ra và duy trì mối quan hệ trực tuyến đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ Bằng cách nhìn nhận mọi mối quan hệ như là một phần của một hệ thống phức tạp, giới trẻ có thể thấy được ảnh hưởng của họ đối với cả môi trường xã hội và ngược lại

Trang 13

Thứ hai, sự áp dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giúp giải quyết thách thức của việc đánh giá thông tin trên mạng Trong môi trường số đầy thông tin và đôi khi là thông tin thiếu chính xác, giới trẻ cần có khả năng lọc và đánh giá thông tin một cách thông thái Nguyên lý này giúp họ nhận ra rằng mỗi thông tin đều có ảnh hưởng đến nhau và đến cộng đồng, từ đó khuyến khích sự tư duy phê phán và

sự tự chủ trong việc tiếp nhận thông tin

Thứ ba, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cung cấp cho giới trẻ một cái nhìn sâu sắc về đa dạng của ý kiến và quan điểm trong xã hội Bằng cách nhìn nhận mỗi quan điểm là một mắt nước đóng góp vào một bức tranh tổng thể, họ có thể hiểu rõ hơn về sự đa dạng và thúc đẩy sự tôn trọng đối với sự khác biệt

Cuối cùng, áp dụng nguyên lý này giúp giới trẻ quản lý thời gian và tương tác trực tuyến một cách lành mạnh Họ có thể nhận ra rằng mỗi hành động của họ trên mạng đều góp phần vào cả một hệ thống lớn, từ đó tạo ra một tác động tích cực và xây dựng một cộng đồng trực tuyến tích cực

Như vậy, sự vận dụng nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến không chỉ

là một cách để hiểu rõ hơn về thế giới xã hội mà còn là công cụ quan trọng giúp giới trẻ Việt Nam phát triển một nhận thức động, linh hoạt và tích cực đối với thế giới số ngày nay

Tiểu kết:

Việc áp dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào nhận thức cá nhân giúp mở rộng kiến thức, tăng cường giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tích cực với người khác

Trang 14

2 Sự vận dụng nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào hoạt động thực tiễn của bản thân

Sự vận dụng nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào hoạt động thực tiễn của bản thân là một quá trình quan trọng, giúp tối ưu hóa ảnh hưởng của mọi hành động và quyết định

Áp dụng nguyên lý vào hoạt động thuyết trình:

Nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong hoạt động thuyết trình và giao tiếp đề cập đến việc tạo ra sự kết nối và tương tác giữa người nói và người nghe thông qua việc chia sẻ những điểm chung, sự tương đồng hoặc quan tâm chung

Khi áp dụng nguyên lý này vào hoạt động thuyết trình của bạn, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau:

Chia sẻ kinh nghiệm chung: Bạn có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ một kinh nghiệm hoặc tình huống mà hầu hết mọi người trong khán giả của bạn có thể đồng cảm hoặc hiểu được Điều này giúp tạo ra một sự kết nối ban đầu và thu hút sự quan tâm của khán giả

Ví dụ: "Chúng ta đều đã từng trải qua những thời điểm khó khăn trong cuộc sống, khi cảm thấy mất định hướng và không biết làm thế nào để tiến lên phía trước Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn cách tôi đã vượt qua những thử thách

đó và tìm được sự thành công."

Trang 15

Sử dụng ví dụ phổ biến: Khi giải thích một ý kiến hoặc khái niệm, hãy sử dụng ví dụ mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra hoặc đã từng trải qua Điều này giúp khán giả hiểu rõ hơn và tạo ra sự tương đồng giữa bạn và họ

Ví dụ: "Hãy tưởng tượng bạn đang làm việc trong một nhóm và phải đối mặt với những khó khăn trong việc làm việc nhóm Tôi chắc chắn rằng mọi người đã từng trải qua những tình huống tương tự và hiểu rõ những thách thức mà chúng ta phải đối mặt."

Đặt câu hỏi phổ biến: Hãy sử dụng câu hỏi mà hầu hết mọi người có thể trả lời hoặc có ý kiến riêng Điều này khuyến khích sự tương tác và tham gia của khán giả trong quá trình thuyết trình

Ví dụ: "Ai trong chúng ta không muốn có một công việc thú vị và đáng hạnh phúc? Hãy suy nghĩ về những yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu đó và chia sẻ

ý kiến của bạn."

Tạo liên kết với lợi ích chung: Khi trình bày ý kiến hoặc đề xuất, hãy nhấn mạnh những lợi ích chung mà mọi người có thể nhận được Điều này giúp tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ từ khán giả

Ví dụ: "Nếu chúng ta cùng nhau làm việc và hỗ trợ nhau, chúng ta sẽ đạt được thành công lớn hơn và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người Hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và phát triển."

Tóm lại, việc áp dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào hoạt động thuyết trình giúp tạo ra sự kết nối và tương tác với khán giả thông qua việc chia sẻ những điểm chung, tương đồng hoặc quan tâm chung

Ngày đăng: 08/05/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w