Để thực hiện điều đó, đòi hỏi hoạt động nghiên cứu chuỗi cung ứng cũng như quản trị chuỗi cung ứng phải được chú trọng trong mỗi doanh nghiệp, và càng đặc biệt quan trọng hơn khi các doa
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH HA HAE VIỆT NAM
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đầu tiên, trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới Các doanh nghiệp đang ngày càng có các cơ hội để phát triển, để mở rộng thị trường ngày một lớn mạnh hơn Tuy nhiên, đi kèm với các cơ hội đó thì các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn khi mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng ngày một cao hơn để đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng trên toàn thế giới Điều đó, yêu cầu các doanh nghiệp phải có các chiến lược rõ ràng để có thể nắm bắt các cơ hội và khắc phục các hạn chế để ngày một phát triển hơn
Thứ hai, khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh không còn chỉ gói gọn trong phạm vi một doanh nghiệp, một quốc gia hay một châu lục mà là mở rộng ra toàn cầu Một sản phẩm có thể là kết quả của một chuỗi các doanh nghiệp, từ khắp các quốc gia tham gia vào mọi khâu từ mua nguyên vật liệu, sản xuất, lắp ráp, tồn kho, vận chuyển đến phân phối tới tận tay người tiêu dùng ở khắp mọi nơi trên thế giới Để thực hiện điều đó, đòi hỏi hoạt động nghiên cứu chuỗi cung ứng cũng như quản trị chuỗi cung ứng phải được chú trọng trong mỗi doanh nghiệp, và càng đặc biệt quan trọng hơn khi các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ra toàn cầu cho tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đó có ngành dệt may
Thứ ba, Chuỗi cung ứng ngày nay đang có vai trò rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty Một doanh nghiệp nếu quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh lớn đối với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời sẽ thu hút được lượng khách hàng dồi dào, tạo được vị thế trên thị trường, mở rộng chiến lược và nâng cao khả năng vươn xa hơn trên thế giới Chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp cho mọi hoạt động của doanh nghiệp được vận hành một cách nhịp nhàng hơn, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng ở mức độ cao nhất với thời gian và chi phí thấp nhất Đồng thời, việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp cho các thành viên trong chuỗi làm việc, phối hợp một cách ăn ý với nhau, nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên và liên tục của thị trường
Thứ tư, công ty TNHH Ha Hae Việt Nam là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng hóa may mặc đến các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc và các nước Châu Âu, Đây là những thị trường khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, điều kiện giao hàng, bảo quản và các chỉ tiêu khác Vì vậy, việc xây dựng và vận hành một chuỗi cung ứng hiệu quả góp phần to lớn đến với hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty
Chính vì những lý do trên, em thấy hoạt động quản trị chuỗi cung ứng là một hoạt động quan trọng và cần chú trọng, đầu tư tại công ty TNHH Ha Hae Việt Nam Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam.”
Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trần.T.Thùy Trang (2016), Khóa luận tốt nghiệp đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần may Việt Thắng: Đề tài nghiên cứu đã dựa trên cơ sở lý thuyết về quản trị chuỗi cúng ứng, nêu ra thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty may Việt Thắng Từ đó, đưa ra các ưu điểm và hạn chế về chuỗi cung ứng đồng thời nêu ra các giải pháp khắc phục các hạn chế trên
Nguyen, T D N., Bui, C L., Nguyen, T H M., & Cao, H A D (2023), Linh hoạt chuỗi cung ứng: Tình huống doanh nghiệp may tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh : Nghiên cứu nhằm nhận diện các khía cạnh của tính linh hoạt chuỗi cung ứng có ảnh hưởng lên hiệu quả doanh nghiệp may tại Việt Nam Theo đó, doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng và khai thác tính linh hoạt chuỗi cung ứng để nhanh chóng thích nghi các biến động từ môi trường kinh doanh toàn cầu, hạn chế tối đa sự gián đoạn trong quá trình sản xuất và phân phối
Nguyễn Quang Vũ (2015), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam đến năm 2020: Nghiên cứu đã phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 và đưa ra các đánh giá về ưu và nhược điểm đối với hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty trong thới gian vừa qua Từ đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của công ty đến năm 2020
1.2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Sunil Chopra and Peter Meindl (2001), Supply Chain Management: Strategy, Planning, and Operation: Cuốn sách này đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm chiến lược, lập kế hoạch và vận hành Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về những thách thức và giải pháp của chuỗi cung ứng
Mentzer, J T., Myers, M B., & Stank, T P (2019), Handbook of global supply chain management: Cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quan toàn diện về các khái niệm, chiến lược trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu Cuốn sách bao gồm các chủ đề như thiết kế chuỗi cung ứng, logistics, tìm kiếm nguồn cung, quản lý tồn kho và các hoạt động bền vững
Nó cũng khám phá những xu hướng và công nghệ mới định hình tương lai của chuỗi cung ứng toàn cầu
Seuring, S., & Müller, M (2008) From a literature review to a conceptual framework for sustainable supply chain management Journal of Cleaner Production: Bài báo khám phá các khái niệm và lý thuyết đến quản trị chuỗi cung ững bền vững từ các nghiên cứu trước đó Dựa trên phân tích khoa học kỹ thuật, bài báo đề xuất xây dựng một khung lý thuyết mới cho quản trị chuỗi cung ứng bền vững Đồng thời, bài báo đề cập đến các ứng dụng của chúng và đề xuất hướng phát triển trong tương lai cho quản trị chuỗi cung ứng bền vững
Wang, Y., Liu, X., & Chen, L (2020), The Impact of Digitalization on Supply Chain Management: A Review and Future Research Directions International Journal of Production Economics: nghiên cứ này tiến hành phân tích các công nghệ kỹ thuật số tác động đến chuỗi cung ứng ngành sản xuất như thế nào.Đồng thời xác định một số thách thức trong quá trình triển khai chuỗi cung ứng số.
Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận này thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam, từ đó đánh giá ưu và nhược điểm đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp may mặc khác tại Việt Nam nói chung
1.3.2 Nhiệm vụ cụ thể Đầu tiên, nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng trog ngành dệt may
Thứ hai, Tổng kết và phân tích, đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam Từ đó, nêu ra được những ưu và nhược điểm, thành công và hạn chế trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty và tìm ra nguyên nhân cót lõi để giải quyết
Thú ba, Thông qua việc tìm hiểu được các hạn chế, khó khăn cũng như các nguyên nhân cốt lõi, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu về thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Ha Hae Việt Nam, từ đó nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty
Về không gian: Nghiên cứu về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH
Ha Hae Việt Nam tại Km 50-460 Quốc lộ 5 – Phường Cẩm Thượng - TP Hải Dương
Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng dựa trên các dữ liệu của công ty trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Đối với dữ liệu thứ cấp:
Ngiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu từ các giáo trình, bài giảng, nghiên cứu của trường đại học Thương Mại và các trường kinh tế khác Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc tại một doanh nghiệp sản xuất
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu liên quan đến tình hình kinh doanh, thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam trên trang web của công ty, hay các số liệu của các phòng ban trong công ty
+ Đối với dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế trong quá trình thực tập tại công ty để thu thập các thông tin về văn hóa, hoạt động làm việc kết hợp với quá trình hỏi ý kiến nhân viên tại công ty nhằm thu thập, phân tích, chắt lọc các thông tin phù hợp để đưa vào khóa luận tốt nghiệp
Kết cấu khóa luận
Bài khóa luận ngoài lời cảm ơn, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn có kết cấu bao gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về vấn đề tài quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
Chương 3: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty TNHH
Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
2.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng cho đến nay đã không còn là một chủ đề quá mới lạ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau, vì vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng”
Thứ nhất, theo An Thị Thanh Nhàn (2021) cho rằng chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó ra thị trường
Thứ hai, theo tác giả Ganeshan và cộng sự (1995) cho rằng chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến khách hàng
Thứ ba, theo Chopra và Meindl (2001) nhận xét rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của tất cả các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình từ khi còn là các nguyên vật liệu thô đến khi tạo thành sản phẩm đến tay khách hàng
2.1.1.2 Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng
Dựa theo cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để các hoạt động trong chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần thiết trong bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu với các quan điểm khác nhau về định nghĩa của quản trị chuỗi cung ứng, có thể kể đến như:
Theo An Thị Thanh Nhàn, quản trị chuỗi cung ứng là quá trình tích hợp (cộng tác) các doang nghiệp và các hoạt động khác nhau vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nhất định tới thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
Theo Chirstopher (2005) thì quản trị chuỗi cung ứng là quản lý các mối quan hệ nhiều chiều giữa các nhà cung cấp và khách hàng, nhằm phân phối đến khách hàng giá trị cao hơn với chi phí ít hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng
Theo Mentzer và cộng sự (2001) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung
Tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả quy trình sản xuất, chu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ, giữa các thành viên của chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối cùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới
2.1.2 Mục tiêu và vai trò của quản trị chuối cung ứng trong doanh nghiệp
Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn bộ hệ thống Tức là, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng đó là giúp cho tổng chi phí của toàn hệ thống từ mua nguyên vật liệu đầu vào, quản lý dự trữ, quản lý kho, vận chuyển, phân phối, cần phải được tối ưu hóa Gía trị tạo ra của chuỗi cung ứng là việc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng với mức dịch vụ tốt nhất và mức chi phí tối ưu nhất có thể
Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng là chức năng tích hợp và kết nối , quản trị các quá trình và các mối quan hệ; quản trị cung cầu bên trong doanh nghiệp và giữa các công ty với nhau, thành mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu quả cao
Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
Thứ nhất, vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đó là nâng cao tốc độ cung ứng hàng hóa ra thị trường Việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp cho quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm đến tay người tiêu dùng ngày một nhanh hơn, giảm thiểu các hoạt động không quan trọng từ đó giảm thời gian sản xuất Điều này, giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn, giúp gia tăng doanh thu của doanh nghiệp
Thứ hai, việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp tăng độ chính xác trong hoạt động của doanh nghiệp Nó giúp tăng độ chính xác trong việc dự báo nhu cầu của khách hàng từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng được các chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả hơn Ngoài ra, việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu các sai sót trong quá trình sản xuất, cũng như phân phối, Điều này giúp nâng cao lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
Thứ ba, Quản trị chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp giảm chi phí của toàn bộ chuỗi cung ứng Vì nó giúp cắt giảm những công đoạn không cần thiết trong chuỗi giúp giảm chi phí vận hành chuỗi cung ứng mà vẫn nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Từ đó, giúp doanh nghiệp giảm giá thành mỗi sản phẩm từ đó gia tăng lợi nhuận của mình
Phân định nôi dung quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp
2.2.1 Công tác lập kế hoạch trong chuỗi cung ứng
Lập kế hoạch là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất của toàn bộ quy trình quản trị chuỗi cung ứng Lập kế hoạch là việc cân đối nguồn lực để nỗ lực đạt được mục tiêu chung của sản xuất và phân phối hàng hóa, đảm bảo đúng số lượng, đúng vị trí, đúng thời điểm`với chi phí hệ thống tối thiểu, trên cơ sở giải quyết linh hoạt các mục tiêu đối lập của các thành viên trong chuỗivới nhu cầu và xây dựng một kế hoạch tổng thể cho tiến trình cung ứng của toàn chuỗi công tác lập kế hoạch Cụ thể, việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng là xây dựng nên một kế hoạch tổng thể bao gồm: kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu mua, kế hoạch tài chính và kế hoạch xuất hàng
Vai trò của lập kế hoạch trong chuỗi cung ứng
Thứ nhất, Xác định mục tiêu và định hướng cho tương lai: Trong quá trình lập kế hoạch, phần trọng yếu nhất đó là công tác dự báo nhu cầu khi doanh nghiệp chưa có dữ liệu thống kê về kế hoạch sản xuất và định mức sử dụng vật tư để sản xuất Dự báo là báo trước khả năng sẽ xảy ra trong tương lai một cách có cơ sở
Thứ hai, Cân bằng cung, cầu: Công đoạn dự báo nhu cầu đã trở thành nền tảng cho kế hoạch sản xuất nội bộ, và hợp tác của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Từ đó giúp cân bằng lượng cung và cầu trên thị trường, giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ra thị trường với mức giá tốt và tránh các chi phí khác như tồn kho,
Thứ ba, Tối ưu hóa nguồn lực: Nhờ việc lập kế hoạch, giúp doanh nghiệp có thể xác định được các nguồn lực về tài chính, nhân lực, trong quá trình sản xuất, kinh doanh sắp tới, nhờ đó doanh nghiệp có thể sẽ phân chia các nguồn lực một cách hiệu quả, tránh lãng phí, sai sót, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các nguồn lực của mình nâng cao năng suất lao động
Phân cấp kế hoạch chuỗi cung ứng
- Kế hoạch cấp tác nghiệp: thường là các kế hoạch ngắn hạn có thời gian dưới 3 tháng và tập trung chủ yếu vào các hoạt động tác nghiệp như đặt mua vật liệu, lịch sản xuất, lộ trình giao hàng, thời gian biểu,
- Kế hoạch cấp chiến thuật: là các kế hoạch trung hạn có thời gian khoảng từ 3 – 18 tháng và tập trung chủ yếu vào các hoạt động như kế hoạch bán hàng, tiến độ sản xuất, quy mô và thời gian dự trữ, nhân sự, ngân sách,
- Kế hoạch cấp chiến lược: là các kế hoạch dài hạn có thời gian từ 1 đến 5 năm và có các hoạt động tập trung chủ yếu về cấu trúc chuỗi cung ứng và quan hệ với đối tác, năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh, mô hình và địa điểm sản xuất, công nghệ và đầu tư,
2.2.1 Quản lý hoạt động mua và quản lý nguồn cung
Mua là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến lược và vận hành các quyết định mua để hướng chức năng mua vào việc tìm kiếm các cơ hội phù hợp với khả năng của công ty nhằm đạt được mục tiêu dài hạn Để tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp, công tác mua hàng và quản lý ngồn cung là một khâu đóng một vai trò rất quan trọng, vì thế các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những nguồn cung cấp tiềm năng, so sánh giá cả rồi sau đó đặt hàng từ nhà cung cấp có chi phí thấp nhất, đồng thời gây dựng mối quan hệ lâu dài hiệu quả đối với các NCC tiềm năng, đáp ững các yêu cầu của doanh nghiệp
Quy trình mua và quản trị nguồn cung ˗ B1: Xác định nhu cầu ˗ B2: Quyết định mua hay tự làm ˗ B3: Phương thức mua ˗ B4: Lựa chọn nhà cung cấp ˗ B5: Tiếp nhận hàng hóa ˗ B6: Theo dõi và đánh giá sau bán
Vai trò của mua và quản trị nguồn cung
Thứ nhất, một trong những vai trò quan trọng nhất của mua và quản trị nguồn cung đó chính là đảm bảo nguồn cung ổn định và đảm bảo các yêu cầu chất lượng cần thiết cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp Việc lựa chọn và duy trì các nhà cung cấp đáng tin cậy giúp đảm bảo sự ổn định và chất lượng nguồn cung
Thứ hai, mua và quản trị nguồn cung giúp cho doanh nghiệp quản lý và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng, bao gồm rủi ro về sự thiếu hụt nguồn cung, rủi ro về chất lượng sản phẩm hay các rủi ro về sự không ổn định giá cả hoặc tình hình thị trường
Thứ ba, mua và quản trị nguồn cung có vai trò trong việc thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong chuỗi cung ứng Bằng cách hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đổi mới trong sản phẩm, quy trình và công nghệ để nâng cao hiệu suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.2 Quản lý hoạt động dự trữ và kho hàng tại doanh nghiệp
Quản trị kho hàng là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát mạng lưới nhà kho và các quy trình nghiệp vụ trong kho nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và mang lại những đóng góp lợi ích cho doanh nghiệp Vì thế, quản lý kho hàng hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó giúp các doanh nghiệp sắp xếp, gom hàng, phân loại các hàng hóa đồng thời đảm bảo chất lượng các hàng hóa trong quá trình lưu trữ, dự trữ sản phẩm, đảm bảo nguồn cung ổn định từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường
Quản trị dự trữ hàng hóa tại doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp cân bằng lượng hàng dự trữ mà họ nhập và xuất Doanh nghiệp kiểm soát hàng tồn kho của mình cảng tốt thì càng tiết kiệm được nhiều tiền trong hoạt động kinh doanh Một hệ thống quản lý hàng dự trữ có thể giúp các doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa việc thiếu và thừa hàng hóa để đạt hiệu quả và lợi nhuận tối ưu Một số phương pháp quản lý hàng dự trữ điển hình như: Đánh giá hàng tồn kho: Đánh giá hàng tồn kho liên quan đến việc phân tích thường xuyên hàng tồn kho so với nhu cầu dự kiến trong tương lai Nó chủ yếu sử dụng nỗ lực thủ công, phương pháp này có thể cung cấp một biện pháp kiểm soát quá trình quản lý hàng tồn kho, nhưng nó có thể tốn nhiều công sức và dễ bị sai sót
Phương pháp Just-in-time (JIT): trong đó các sản phẩm sẽ đến khi khách hàng đặt hàng và dựa trên việc phân tích hành vi của khách hàng Ưu điểm của JIT là nhu cầu của khách hàng có thể được đáp ứng mà không cần phải giữ số lượng lớn sản phẩm, tuy nhiên, những rủi ro bao gồm hiểu sai nhu cầu thị trường hoặc gặp vấn đề về phân phối với các nhà cung cấp, điều này có thể dẫn đến tình trạng hết hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc
Thứ nhất, những năm gần đây, nền kinh tế thế giới và đất nước diễn ra với nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 nên nền kinh tế thế giới đã chịu thiệt hại vô cùng nghiêm trọng Không chỉ vậy, việc xuất nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do giá cước vận chuyển tăng, giá xăng tăng, cũng như thiếu container đã làm cho hoạt động vận chuyển hàng hóa bị trì trệ Ngoài ra, tình hình kinh tế thế giới còn đối mặt với những thách thức lớn, khó lường như thiên tai, lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỉ qua, đã gây ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trọng tất cả các lĩnh vực Và các doanh nhiệp trong lĩnh vực may mặc cũng chịu ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và kinh doanh
Thứ hai, từ năm 2023 ghi nhận nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và cả năm đạt mức khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới GDP 2023 Việt Nam tăng 5,05%, dù thấp hơn mục tiêu của Chính phủ là 6 - 6,5% song đây là mức tăng trưởng tương đối tốt và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thế giới và của khu vực ASEAN Lạm phát được kiểm soát tốt, nền kinh tế đang dần được phục hồi và ngày càng phát triển, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp gia tăng hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục hồi sau đại dịch
Thứ ba, ngày nay Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại đa phương như CPTPP hoặc RCEP đã góp phần giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường mới, có nhiều cơ hội để phát triển, tiếp cận các nhà đầu tư đến từ nước ngoài từ đó mở rộng wuy mô kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ nhất, Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định, là một nước xã hội chủ nghĩa có một Đảng lãnh đạo Chính phủ Việt Nam thì tích cực đầu tư vào các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngày càng phát triển Không chỉ vậy, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khi Việt Nam đang tham gia và tích cực hoạt động trong nhiều tổ chức thế giới như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thài Bình Dương, giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nhiều hơn với các vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường, các khách hàng quốc tế nhằm nâng cao khả năng phát triển của các doanh nghiệp
Thứ hai, mặc dù các yếu tố chính trị và pháp luật của Việt Nam đã và đang giúp doanh nghiệp thuận lợi để phát triển hơn, tuy nhiên, vẫn có nhiều chính sách pháp luật còn gây nhiều khó khăn như một vài quy định về xuất nhập khẩu đã không còn phù hợp, có sự chồng chéo, thiếu cập nhật gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty sang các thị trường nước ngoài
2.3.1.3 Mối quan hệ với nhà cung cấp
Thứ nhất, các nhà cung cấp nguyên vật liệu đứng vị trí đầu tiên trong các chuỗi cung ứng và đóng vai trò vô cùng quan trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Các nhà cung cấp tốt giúp cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, đảm bảo được chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, giúp cho hoạt động của một chuỗi cung ứng diễn ra một cách thuận lợi, hiệu quả
Thứ hai, các doanh nghiệp thường có xu hướng làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau theo nhiều cách khác nhau, và vì thế việc mối quan hệ với nhà cung cấp thỏa mãn được nhu cầu của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng Để có thể mang lại lợi ích cho chuỗi cung ứng, thì việc phát triển hợp tác và liên minh mà đem lại lợi ích cho hai bên cần phải được chú trọng Mối quan hệ hiệu quả, là khi nó cho phép các bên cơ hội được chia sẻ thông tin,chia sẻ rủi ro, nhằm đạt được lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của toàn chuỗi cung ứng
Thứ ba, đối với ngành hàng may mặc tại Việt Nam thì các nhà cung cấp nguyên vật liệu phục vụ ngành may mặc thường khá dễ tìm kiếm và chất lượng khá đồng đều dó đó số lượng nhà cung cấp thường rất đông và giá cả thường khá phù hợp Điều này, giúp các doanh nghiệp không bị quá phụ thuộc vào một nhà cung cấp cụ thể khi xảy ra các biến động bất ngờ liên quan đến nhà cung cấp thường đều có thể nhanh chóng tìm ra các phương pháp xử lý hiệu quả
2.3.1.4 Mối quan hệ với khách hàng
Thứ nhất, Các khách hàng quyết định to lớn đến chuỗi cung ứng các sản phẩm may mặc của Việt Nam Khi mà các khách hàng ngày càng có các yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, phong cách đa dạng thì việc nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao vị thế với các doanh nghiệp, điều đó giúp cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Thứ hai, hiện nay khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập với các nền kinh tế khác trên thế giới giúp thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được mở rộng Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần có nâng cao chất luợng sản phẩm của mình để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các khách hàng quốc tế Thị trường toàn cầu cung cấp một chuỗi đa dạng các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng và chi phí khác nhau Kết quả là, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh và nỗ lực để giảm thiểu chi phí và cải thiện chất lượng Theo đó, khách hàng thường thích có nhiều lựa chọn hơn và ưu tiên vào các yếu tố dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao hơn và giao hàng nhanh hơn Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ với khách hàng ngày nay đã trở thành vấn đề chiến lược của mọi công ty nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này
Thứ nhất, ngành may mặc tại Việt Nam là một ngành phổ biến và lâu đời Ở Việt Nam cũng có nhiều các doanh nghiệp lĩnh vực may mặc tồn tại lâu đời và đã có uy tín đối với nhiều khách hàng Việt Nam Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngành may mặc luôn phải cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước về cả chất lượng, kiểu dáng, giá cả, để có thể cung cấp các sản phẩm tốt nhất, giá cả phù hợp để thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
Thứ hai, các đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn có các doanh nghiệp may mặc nước ngoài như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Khi mà hiện nay, các doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng thị trường đến các thị trường khác trên thế giới thì các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Khi mà yêu cầu của khách hàng nước ngoài thường yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, do đó các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường thế giới
Thứ ba, ngoài các đối thủ cạnh tranh là các công ty may mặc thì hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, chuỗi cung ứng ngành may mặc cũng phải đối mặt với các đối thủ là các doanh nghiệp sử dụng công nghệ in 3D Với công nghệ này, sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn chuỗi cung ứng của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trên thị trường khi mà có thể cung cấp các sản phẩm đa dạng tùy theo yêu cầu của khách hàng Chính vì vậy, các doanh nghiệp may mặc hiện nay cũng cần có những thay đổi để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trên
Thứ nhất, nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc Nguồn lực tài chính giúp doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng sản xuất và vận chuyển Đồng thời giúp các doanh nghiệp có thể mở mợ quy mô sản xuất, từ việc tăng cường năng suất sản xuất Điều này giúp tăng khả năng cung ứng và đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả hơn
Thứ hai, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể đầu tư hơn vào các công nghệ thông tin giúp nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động theo dõi và điều phối các hoạt động chuỗi cung ứng, gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, nó giúp doanh nghiệp đầu tư vào các biện pháp quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH HA HAE VIỆT NAM
Tổng quan về công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
3.1.1 Khái quát về công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam là một công ty có 100% vốn nước ngoài Đây là một trong những công ty nước ngoài được thành lập vào thời kỳ kinh tế đất nước còn chậm phát triển Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam thành lập vào ngày 20/01/2003, được thành lập dựa trên giấy phép đầu tư số 29 GP- HD do UBND tỉnh Hải Dương cấp Những nét cơ bản về Công ty
- Tên đơn vị: Công Ty TNHH Ha Hae Việt Nam
- Địa chỉ: Km 50-460 Quốc lộ 5 – Phường Cẩm Thượng - TP Hải Dương
- Đại diện pháp luật: Ryu Jae Jin
- Ngày bắt đầu hoạt động: 01/04/2003
- Website: http://www.hahae.kr/
Logo công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Hình 3.1 Logo công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
(Nguồn: website công ty http://www.hahae.kr/)
Slogan: Công ty có khẩu hiệu là "Chất lượng là sự sống còn của chúng tôi" và cam kết mang lại sự hài lòng cho khách hàng Điều này đã cho thấy công ty luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, cung cấp cho khách hàng những mặt hàng tốt nhất, đem lại những giá trị tốt nhất đến cho từng khách hàng của mình
3.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Năm 2003: Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam được thành lập tại Hải Dương, Việt Nam Công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng may mặc đến với thị trường quốc tế Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển đến nay công ty đã và đang hoạt động tốt trên thị trường và mang về doanh thu hàng chục tỷ đồng Nhờ vào sự đa dạng trong các sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm được đảm bảo đã giúp công ty ngày một phát triển hơn trên thị trường quốc tế và đạt được nhiều thành tựu như 2008 công ty đã nhận được giải thưởng "Doanh nghiệp xuất sắc" của Bộ Công Thương Việt Nam Năm
2018, công ty được trao giải thưởng "Doanh nghiệp xanh" của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
3.1.3 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam có ngành nghề kinh doanh chính là "May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)", do Cục Thuế Tỉnh Hải Dương quản lý Công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc như áo sơ mi, quần âu, áo khoác, v.v cho các thị trường như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, v.v Công ty có danh mục các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhiều nhóm đối tượng sử dụng
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
(Nguồn: Cơ sở dữ liệu nội bộ công ty)
Công ty TNHH Ha Hai Việt Nam là một đơn vị hạch toán độc lập Công ty gồm 1 Tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho bạn giám đốc là các phòng ban chức năng
Tổng Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh
Phòng hành chính nhân sự: thực hiện các nhiệm vụ được Ban Tổng giám đốc giao trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực: tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, chính sách xã hội, chăm sóc sức khoẻ và hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ
Phòng kỹ thuật chất lượng; có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về công nghệ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm của công ty
Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện và triển khai kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoa, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, kết hợp cùng sản xuất với các phòng ban cổ liên quan đảm bảo việc xuất khẩu hàng đúng thời hạn
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu một cách đầy đủ và trung thực theo các chế độ kế toán hiện hành, lập các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị Qua
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kỹ thuật chất lượng
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Nhân viên thống kê xí nghiệp
Giám đốc điều hành sản xuất
Giám đốc điều hành tài chính đủ cung cấp các thông tin tài chính của công ty cho các đối tượng quan tâm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Phỏng kế hoạch sản xuất: có chức năng tiếp nhận và lập kế hoạch sản xuất cho nhà máy và các đơn đặt hàng gia công bên ngoài theo định kỳ, xây dựng phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều đã sản xuất
Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm vào nhập kho thành phẩm
Phòng xuất kho: gồm có kho nguyên phụ liệu, kho thành phẩm, nơi bảo quản đầu ra, đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty
Nhân viên thống kê xí nghiệp: gồm có nhân viên thống kê phân xưởng, các tổ trường sản xuất, các tổ trưởng xây dựng, chuyển trường, nhân viên lao động tiền lương, cấp phát thống kê
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam trong 3 năm từ 2021 đến
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Ha Hae Việt Nam)
Doanh thu thuần tăng trong giai đoạn 2021 đến năm 2022 Cụ thể doanh thu năm
2022 tăng 24,189,618,332 VNĐ tương ứng với 16,03% so với năm 2021 Và đến năm 2023, doanh thu lại giảm đi 26,402,512,877 tương ứng với giảm 15,08% so với năm 2022
Tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại giảm theo từng năm Cụ thể, tổng lợi nhuận sau thuế của năm 2022 tăng 17,184,915,032 VNĐ tương ứng với tăng 32% so với năm
2021 Năm 2023 giảm 23,291,234,543, tương ứng giảm 33% so với năm 2022
Năm 2022 là năm sau khi đại dịch Covid -19 ngày càng được cải thiện hơn, Nhà nước đang dần bãi bỏ hoạt động cách ly xã hội và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh nhằm phát triển nền kinh tế của đất nước Do đó, công ty Ctnhh Ha Hae Việt Nam trong thời gian này cũng ngày càng phát triển thuận lợi hơn, tăng năng suất lao động cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra một cách hiệu quả
Năm 2023 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu khi giá nguyên vật liệu tăng, tỷ lệ lạm phát ngày một gia tăng, không những vậy trên thế giới còn xảy ra các tranh chấp, chiến tranh của Nga và Ukraina, Do đó, tình hình kinh tế năm 2023 có chiều xuống giảm sút và đối với công ty TNHH Ha Hae Việt Nam cũng vậy Khi giá nguyên vật liệu tăng dẫn đến tăng chi phí hoạt động sản xuất, không chỉ vậy việc xảy ra tranh chấp giữa các nước trên thế giới đã gây hậu quả lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của công ty ra các thị trường nước ngoài Điều đó đã dẫn tới việc doanh thu bị giảm sút trong khoảng thời gian này
Những tác động của các yếu tố môi trường đến quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm
3.2.1 Tác động của các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nguồn lực tài chính: Yếu tố nguồn lực tài chính có ảnh hưởng to lớn đến quản trị chuỗi cung ứng của công ty Ha Hae Việt Nam Công ty có thể sử dụng nguồn lực tài chính để mở rộng và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp Điều này có thể dẫn đến việc đàm phán điều kiện tốt hơn, giảm chi phí và tăng tính linh hoạt trong chuỗi cung ứng Nguồn lực tài chính cũng giúp công ty xây dựng các chính sách rủi ro và dự trữ phù hợp để đối phó với các biến động không lường trước trong chuỗi cung ứng, như thiên tai, đợt suy thoái kinh tế, hoặc thay đổi chính sách thị trường
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực luôn là yếu tố vô cùng quan trọng đóng góp vào những thành tựu của doanh nghiệp và với công ty TNHH Ha Hae Việt Nam cũng vậy, họ luôn hiểu được điều đó và luôn lựa chọn, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và phù hợp với doanh nghiệp Trong suốt 20 năm hoạt động từ khi thành lập đến nay, công ty đã đem đến việc làm cho khoảng 3000 lao động cả trong hoạt động sản xuất và các hoạt động hành chính của mình
Bảng 3.2 Cơ cấu lao động theo giới tính và tại công ty TNHH Ha Hae Việt Nam trong 3 năm
Cơ cấu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ
(Nguồn: Cơ sở dữ liệu nội bộ công ty)
Hiện tại hoạt động chính của công ty sản xuất các mặt hàng may mặc và xuất khẩu chúng ra các thị trường quốc tế Do tính chất ngành nghề cũng đã cho ta thấy cơ cấu lao động theo giới tính có sự chênh lệch khá lớn như ngành nghề may mặc cần sự tỉ mỉ nên có số lượng nữ nhân viên thường cao hơn rất nhiều với số lượng các nhân viên nam Dựa theo kết quả bảng 1,2 ta có thể thấy số lượng nhân viên của công ty trong giai đoạn 2021 – 2023 đều tăng cho thấy doanh nghiệp luôn tạo điều kiện để tăng thêm nguồn lao động phục vụ cho quá trình sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong khu vực
Xét về trình độ học vấn, nhân sự có trình độ lao động qua đào tạo, có bằng đại học và cao đẳng làm việc liên quan đến các công việc hành chính thường có tỉ lệ rất cao Doanh nghiệp chú trọng vào công tác tuyển chọn những người lao động có trình độ lao động cao để làm việc và phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả
Không chỉ vậy, doanh nghiệp cũng trú trọng vào công tác đào tạo các nguồn nhân lực khi các nhân viên làm việc trong nhà máy đã qua đào tạo, có kinh nghiệm chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số các nhân viên trong lĩnh vực sản xuất
Công nghệ: Ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã và đang tác động to lớn tới sự phát triển của kinh tế và danh nghiệp CMCN 4.0 được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất, làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị sản phẩm, từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất, dịch vụ logistics đến dịch vụ khách hàng,… giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối và làm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam đã áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào lĩnh vực sản xuất của mình Công ty Ha hae áp dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất, như máy cắt tự động, máy may công nghiệp, máy in chuyển nhiệt, máy thêu vi tính, máy kiểm tra chất lượng Công ty cũng sử dụng phần mềm quản lý sản xuất để theo dõi tiến độ, năng suất, chất lượng và chi phí của từng đơn hàngCông ty Ha hae lập mã vạch cho tất cả sản phẩm để dễ dàng kiểm soát và quản lý kho hàng Công ty cũng sử dụng phần mềm quản lý kho để cập nhật số lượng, vị trí, tình trạng và lịch sử của các sản phẩm trong kho
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, xu thế sử dụng sản phẩm xanh, vật liệu nano, vật liệu có tính năng đặc biệt ngày càng phổ biến trên thế giới Do đó, công nghệ sản xuất của ngành phải đáp ứng xu thế này thì mới ngày một phát triển Vì vậy, công ty đã và đang áp dụng nhiều công nghệ bền vững vào trong hoạt động của mình như việc trang bị cho các nhà máy hệ thông làm mát bằng nước giúp đảm bảo nhiệt độ thích hợp tại nơi làm việc Đây là cách hiệu quả để giảm nhiệt độ mà ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Ngoài ra, công ty sử dụng hệ thống đèn LED giúp ít tỏa nhiệt hơn các loại đèn khác trong khi sáng hơn 40% điều này giảm nguy cơ hỏa hoạn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc
3.2.2 Tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Nhà cung cấp: Nhà cung cấp của công ty Ha Hae và các doanh nghiệp cung cấp các nguyên liệu như vải, chỉ, dây kéo, cúc, Trong khi đó số lượng các nhà cung cấp trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam thường rất dễ tìm kiếm và chất lượng khá đồng đều do số lượng các nhà cung cấp các nguyên liệu trên thường rất đông Do đó giá cả của các nguyên vật liệu thường có mức giá khá phù hợp
Khách hàng: Đầu tiên, các khách hàng cua công ty là các đối tác thương mại nước ngoài, như các công ty, nhãn hiệu, chuỗi cửa hàng, Họ thường đặt hàng với số lượng lớn, chất lượng đồng đều, kiểu dáng không quá đa dạng Các đối tác này gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, xuất khẩu, chất lượng và mối quan hệ của công ty với thị trường quốc tế Ngoài các khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức thi công ty cũng có các khách hàng là các cá nhân, gia đình, v.v Các người tiêu dùng này có sự đa dạng về phong cách, kiểu dáng do đó công ty cần phải có những công tác chuẩn bị, khảo sát và nắm bắt tình hình thị trường một cách nhanh chóng để có thể đáp ứng các yêu cầu đa dạng của các khách hàng này Đối thủ cạnh tranh: Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam chủ yếu phân phối hàng hoá ra các thị trường nước ngoài như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, và một số ít cung cấp cho các nhà phân phối trong nước Điều đó cho thấy doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn đối với cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước Các công ty may mặc trong nước, như Nha Be, Viet Tien, Phong Phu, Garment 10, May 10, Thanh Cong, Hoa Tho, TNG, Thien Nam, Duc Giang, Hanosimex, Vinatex, v.v Các công ty này cạnh tranh về chất lượng, giá cả, thiết kế, thời trang, uy tín và thị phần cả trong nước và quốc tế Trong khi đây là các doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định trong lòng người dân Việt Nam do đó việc cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiêp trên cũng tạo cho doanh nghiệp sức ép không hề nhẹ Các công ty may mặc nước ngoài, như China, Bangladesh, India, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, v.v Các công ty này cạnh tranh về chi phí sản xuất, nguồn lao động, chính sách thuế, hỗ trợ của chính phủ, tiếp cận thị trường, Các công ty này sẽ gây áp lực lớn khi phải cạnh tranh trên thị trường quốc tế đòi hỏi chất lượng tốt để đáp ứng các yêu cầu khó tính của các khách hàng
3.3 Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
3.3.1 Tổng quan cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Hình 3.3 : Chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Các thành viên trong chuỗi cung ứng
Nhà cung cấp: Các nhà cung cấp thường là mắt xích đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty Ha Hae Việt Nam Các nhà cung cấp cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của công ty Các nhà cung cấp chính của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam thường cung cấp nhiều các mặt hàng về vải, vải poly, kẹp giấy, bông,…
Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Bảng 3.3 Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
STT Nguyên vật liệu Nhà cung cấp
1 Vải Jhijia, Ecolot Textile, Hangzhou,
4 Chỉ may Han Sung Haram, Trung Dũng,
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Nhà sản xuất: Công ty có nhà máy sản xuất may mặc tại Hải Dương, với diện tích lớn, có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ công nhân lành nghề giúp cho hoạt động kinh doanh của
Nhà sản xuất ( công ty TNHH
Các đại lý bán hàng Khách hàng công ty diễn ra thuận lợi Công ty có hệ thống kho bãi lưu trữ hàng hóa với diện tích khoảng 20.000 m2, có hệ thống bảo vệ, quản lý và vận chuyển hàng hóa hiệu quả Công ty trang bị các trang thiết bị phục vụ cho hoạt đông sản xuất diễn ra liên tục và hiệu quả, nâng cao năng suất làm việc Điều này giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển một cách hiệu quả
Các đại lý bán hàng: Công ty Ha Hae thường xuất khẩu các sản phẩm đến với các đại lý trên các khu vực châu Mỹ và châu Âu để cung cấp hàng hóa đến tay các khách hàng tiêu dùng trên thị trường đó Có thể kể đến một vài khách hàng của công ty Ha Hae như Old Na, Indrid & Isabel, American Eagle outfitters Canada,…
Khách hàng: Các khách hàng của doanh nghiệp thường là các doanh nghiệp,… tập trung chủ yếu ở các khu vực châu Mỹ và châu Âu, mua với số lượng lớn, có những yêu cầu khắt khe về hàng hóa Các khách hàng trong khu vực này thường có những yêu cầu nhất định về chất lượng, phong cách, kích cỡ, kiểu dáng,… để có thể đáp ứng và cung cấp hàng hóa đến với các khách hàng của thị trường này Tập khách hàng của công ty tập trung nhiều vào các phụ nữ tử 20-40 tuổi quan tâm đến thời trang, phong cách và có xu hướng mua sắm thương hiệu và sản phẩm chất lượng cao
3.3.2 Thực trạng lập kế hoạch quản trị chuỗi cung ứng
Hoạt động dự báo nhu cầu là một hoạt động rất quan trọng, dự báo nhu cầu đúng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển một cách hiệu quả, giảm tồn kho, giảm chi phí dự trữ sản phẩm Nếu dự báo sai cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty
3.4.1 Thành công trong quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Thành công trong hoạt động mua và quản trị nguồn cung: về hoạt động tìm kiếm nhà cung cấp: Nhìn chung Ha Hae đã có thể lựa chọn được những nhà cung cấp chất lượng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của công ty Ha Hae đã thực hiện đánh giá, tìm kiếm nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí: đánh giá sự ổn định tài chính của họ, thời gian giao hàng, khả năng cung ứng Việc sử dụng các tiêu chí nêu trên đã giúp cho công ty có thể loại bỏ những nhà cung cấp không phù hợp, nhờ đó hoạt động hợp tác của Ha Hae với các nhà cung cấp trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Nhờ lên kế hoạch mua hàng và duy trì mối uan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp, Ha Hae luôn đảm bảo được nguồn nguyên vật liệu đầu vào ổn định với mức giá hợp lý và chất lượng đảm bảo Nhờ đó, công ty có thể duy trì được hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả phải chăng phù hợp với khách hàng
Thành công trong hoạt động phân phối hàng hóa: Công ty đã áp dụng linh hoạt và khá hiệu quả các phương thức vận chuyển hàng hóa: kết hợp giữa phương tiện vận tải của Công ty với phương thức thuê ngoài đã đáp ứng kịp thời nhu cầu giao nhận hàng hóa, phân phối hàng hóa đến các khách hàng
3.4.2 Hạn chế trong quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Hạn chế trong công tác lập kế hoạch trong chuỗi cung ứng
Việc dự báo còn chưa được chú trọng một cách đúng mức nên việc lập kế hoạch trong công ty hiện tại mang tính chất rời rạc, các phòng ban tự làm kế hoạch cho mình sau đó phòng kinh doanh mới tổng hợp lại mà các phòng ban chưa chú ý để lên kế hoạch liên kết chung với nhau Kế hoạch chủ yếu được xây dựng trong ngắn hạn, chưa xây dựng thống nhất kế hoạch trung hạn, dài hạn và tổng hợp Kế hoạch kinh doanh chu kỳ mới sẽ được đưa ra vào ngày cuối cùng chu kỳ kinh doanh, sau đó phòng kinh doanh chuyển kế hoạch kinh doanh chu kỳ mới cho các phòng ban có liên quan để lập kế hoạch sản xuất và lập kế hoạch nguyên vật liệu cho chu kỳ sau
Kế hoạch của các bộ phận khác phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh nên kế hoạch kinh doanh không chính xác và chỉ lập trong ngắn hạn nên công ty phải sử dụng chiến lược tăng ca cho hầu hết các tháng cao điểm trong năm Điều này kéo theo hàng loạt các hoạt động khác cũng xảy ra tình hình bất ổn như : ˗ Sản phẩm thường được sản xuất ra quá thừa hoặc quá thiếu so với nhu cầu thị trường ˗ Nguyên liệu cũng xảy ra tình hình tương tự là tồn kho quá mức hoặc thiếu nguyên liệu sản xuất ˗ Dịch vụ khách hàng thường xuyên gặp phàn nàn do thiếu hàng
Hạn chế trong hoạt động sản xuất
Năng lực về thiết bị, công nghệ của Công ty vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, không thể mở rộng thị trường, khách hàng khi năng lực không thể đáp ứng, đặc biệt là vào các tháng cao điểm Một số đơn hàng Công ty chưa thể thực hiện do hạn chế về thiết bị cũng như công nghệ sản xuất
Hoạt động sản xuất chỉ tập trung vào chạy theo đáp ứng nhu cầu kinh doanh mà chưa chú ý đến việc tập trung nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất cũng như chưa có chiến lược sản xuất rõ ràng, giảm lượng tồn kho thành phẩm, giảm lãng phí do việc chờ đợi, giảm lãng phí vật tư trong sản xuất, giảm lãng phí do lưu kho nhiều, giảm lãng phí phế phẩm
Việc lập kế hoạch sản xuất của nhà máy sản xuất chưa có tính dài hạn, mà mới chỉ dừng lại ở lập kế hoạch hàng ngày, hàng tháng mà chưa lập kế hoạch sản xuất cho quý hay năm nên sản xuất thường bị động trong việc đáp ứng đủ và đúng nhu cầu của phòng kinh doanh Những sản phẩm mà Công ty sản xuất là những sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh nên phần lớn theo chiến lược sản xuất để dự trữ
Hạn chế trong hoạt động mua và quản trị nguồn cung
Bộ phận mua và quản lý nguồn cung vẫn chưa khai thác được hết các thông tin của khách hàng, nhà cung cấp Hoạt động đánh giá và nhìn nhận nhà cung cấp còn mang tính chất cảm tính thông qua các dịch vụ hỗ trợ hợp tác của nhà cung cấp diễn ra trong quá trình mua hàng như chính sách giá tốt, chính sách chiết khấu cao, dịch vụ hỗ trợ sau bán,… và hầu hết thông tin của nhà cung cấp đều được tìm kiếm thông qua các nguồn cung cấp trên Internet Hoạt động mua và đánh giá nhà cung cấp của công ty chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của người mua hàng cho nên các lựa chọn sẽ thiếu đi dự khách quan và gây mất thời gian để tìm kiếm các nhà cung cấp tốt, phù hợp với yêu cầu của công ty
3.4.3 Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Thứ nhất, hiện tại công ty vẫn còn đang phụ thuộc vào một số nhà cung cấp chính và chiếm tỉ trọng khá lớn trong hoạt động sản xuất của công ty do đó khi các nhà cung cấp này xảy ra các vấn đề thì công ty khó mà xử lý kịp thời để phục vụ hoạt động sản xuất diễn ra liên tục
Thứ hai, sự phối hợp chưa hiệu quả giữa các phòng ban, bộ phận: Các phòng ban vẫn chưa có sự kết nối hài hòa với nhau, các phòng ban có các mục tiêu và ưu tiên khác nhau nên sẽ có lúc xảy ra các bất đồng không đáng có, gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc truyền đạt thông tin giữa các phòng banvaanx còn nhiều hạn chế gây khó khăn trong việc triển khai và sản xuất của doanh nghiệp
Thứ ba, trình độ lao động của nhân viên vẫn còn nhiều hạn chế: Khi may mặc là nganh sản xuất cần nhiều lao động nhưng trình độ của các lao động này thường không cao nên gây khó khăn trong việc đào tạo và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH HA HAE VIỆT NAM
Dự báo thị trường và phương hướng hoạt động của công ty TNHH Ha Hae Việt
Thứ nhất, về tính bền vững: Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, ngành thời trang tiêu thụ nhiều tài nguyên nước đứng thứ 2 so với các ngành khác, tạo ra 10% lượng khí thải carbon và gần 20% lượng nước thải toàn cầu Ước tính 85% hàng dệt may trên thế giới kết thúc tại các bãi rác, và thông thường, những vật dụng này không dễ hoặc không thể phân hủy Nhiều chuyên gia nhận định fast fashion chiếm phần lớn sự lãng phí này Ngày nay, người tiêu dùng cũng đã nhận thức rõ hơn về tác động môi trường và xã hội từviệc mua hàng của họ, nhu cầu vềthời trang bền vững có thểsẽngày càng tăng Điều này dẫn đến nhiều áp lực buộc các thương hiệu thời trang phải giảm tác động đến môi trường, những thay đổi trong chiến lược tìm nguồn cung ứng, trong đó chú trọng nhiều hơn vào các vật liệu có nguồn gốc địa phương và thân thiện với môi trường, cũng như tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong chuỗi cung ứng và áp dụng các phương pháp bền vững, giảm chất thải, giảm thiểu lượng khí thải carbon trong chuỗi cung ứng Điều này dẫn đến việc cần điều chỉnh các quy trình và hệthống đểđáp ứng các yêu cầu mới này, chẳng hạn như triển khai các phương án vận chuyển bền vững hơn hoặc tối ưu hóa việc đóng gói đểgiảm chất thải
Thứ 2, về xu hướng thương mại điện tử: Mua sắm trực tuyến đã gia tăng trong nhiều năm và đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh xu hướng này Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đầu năm 2022, cản ước có 53 triệu khách hàng kỹ thuật số với hơn 70% dân số có quyền truy cập Internet và 53% trong sốnày sử dụng ví điện tử để thanh toán trực tuyến Thị trường thương mại điện tử (TMÐT) ở Việt Nam được đánh giá đang có sự phát triển nhanh chóng, trở thành kênh phân phối quan trọng, quy mô thịtrường ước sẽ đạt hơn 56 tỷ USD vào năm
2025 (gấp hơn 4 lần so với quy mô năm 2021) Với doanh thu bán lẻ năm 2022 đạt 16,4 tỷUSD, tốc độtăng trưởng hơn 20%/năm, Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độtăng trưởng TMÐT hàng đầu thế giới Cùng với xu thướng mua sắm trực tuyến các mặt hàng thời trang sẽ kéo theo những nhu cầu cải tiến, chuỗi cung ứng cần được tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu gia tang và thời gian giao hàng ngăn hơn Điều này yêu cầu đầu tư vào công nghệ và quy trình mới, chẳng hạn như tự động hóa và theo dõi thời gian thực, để hợp lý hóa các hoạt động đảm bảo thời gian giao hàng kịp thời
Thứ ba, xu hướng tích hợp công nghệ thông minh vào ngành thời trang đang trở thành một phần quan trọng của sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực này Thời trang thông minh: Thời trang thông minh bao gồm các sản phẩm được tích hợp công nghệ như đèn LED, cảm biến, pin sạc và kết nối Bluetooth Ví dụ, có thể là áo khoác có thể điều chỉnh nhiệt độ, giày có thể theo dõi hoạt động vận động, hoặc túi xách có thể sạc điện thoại di động Trải nghiệm mua sắm kỹ thuật số: Công nghệ VR (Thực tế ảo) và AR (Thực tế tăng cường) được sử dụng để cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến Khách hàng có thể thử trang phục ảo trên ứng dụng di động hoặc trải nghiệm một cửa hàng thời trang ảo từ góc nhìn của nhà sản xuất Công nghệ tự động hóa đang được áp dụng trong quy trình sản xuất thời trang Robot và máy móc có khả năng sản xuất hàng loạt trang phục nhanh chóng và chính xác hơn, giúp giảm thời gian và chi phí sản xuất Với việc tích hợp các công nghệ thông minh, quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu người dùng trở thành một vấn đề quan trọng Các nhà sản xuất cần phải đảm bảo rằng dữ liệu cá nhân của khách hàng được bảo vệ một cách an toàn và đáng tin cậy Công nghệ thông minh cũng phải linh hoạt và thích ứng với những thay đổi này, từ việc tích hợp các cảm biến mới đến việc cải thiện hiệu suất và tính năng của sản phẩm
4.1.2 Phương hướng hoạt động của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam
Thứ nhất, mở rộng thị trường: Hiện nay thị trường của công ty chiếm chủ yếu là thị trường Châu Mỹ và 1 phần thị trường châu Âu Trong khi đó, ngày này thị trường thời gian các nước khu vực châu Á đang ngày một phát triển mạnh mẽ hơn Đó chính là lý do doanh nghiệp một đẩy mạnh thị trường sang các nước trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… để ngày một phát triển hơn
Thứ hai, nâng cao giá trị và danh tiếng tương hiệu: Công ty sẽ tiến hành tập trùn vào việc nâng cao giá trị và danh tiếng thương hiệu của mình bang cách nhấn mạnh cam kết về chất lượng, tính bền vững và trách nhiệm với xã hôi Điều này liên quan đến các sáng kiến như giảm việc sử dụng các vật liệu có hai cho môi trường trong các sản phẩm của mình, hợp tác với các tổ chức từ thiện để hỗ trợ xã hội Ddiều này sẽ giúp công ty xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh và giành được niềm tin của khách hàng.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng công ty TNHH Ha Hae Việt
Giải pháp hoàn thiện hoạt động lập kế hoạch
Công ty có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để thu thập các dữ liệu về nhua cầu của khách hàng Điều này có thể bao gồm các hoạt động như khảo sát thị trường khách hàng, phân tích các dữ liệu bán hàng,… Bằng những hoạt này này sẽ giúp ta nắm bắt tốt hơn về nhu cầu của khách hàng như sở thích, kiểu dáng, phong cách, kích cỡ,…Từ đó, công ty có thể lập kế hoạch sản xuất một cách chính xác và hiệu quả hơn, tránh xảy ra các trường hợp sản xuất thừa hay thiếu sản phẩm, nâng cao sự hài lòng của khách hàng hơn đối với doanh nghiệp
Giải pháp hoàn thiện mua và quản trị nguồn cung
Chúng ta có thể thấy hoạt động mua và quản trị nguồn cung của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu xót khi bộ phần tìm kiếm nhà cung cấp chưa khai thác hết tất cả thông tin của nhà cung cấp Hoạt động đánh giá các nhà cung cấp vẫn còn mang tính chất cảm tính và phụ thuộc nhiều vào các cấp quản lý thực hiện, điều này khiến hoạt động tìm kiếm nhà cung cấp chưa thực sự hiệu quả, do đó công ty nên lựa chọn các nhà ucng cấp một cách kĩ lưỡng hơn
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kho
Sử dụng mô hình JIT (Just in time): Việc triển khai mô hình JIT vào trong quá trình sản xuất, dự trữ và phân phối sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất hơn Điều này giúp doanh nghiệp giảm lượng hàng tồn kho đến mức tối thiểu, giải phóng vốn, giảm chi phí dự trữ hàng hóa Để triển khai hệ thống JIT, công ty có thể sử dụng các kỹ thuật như sản xuất kéo, sản xuất được triển khai nhờ khảo sát các nhu cầu thực tế của khách hàng thay vì dự báo doanh số bán hàng Công ty có thể sử dụng các nguyên tắc sản xuất tinh gọn để giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý dự trữ trong kho
Giải pháp phát triển hoạt động phân phối
Sử dụng hệ tống quản lý vận tải tích hợp (TMS): TMS là một giải pháp phần mềm giúp tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình vận chuyển như lập kế hoạch vận chuyển, thực hiện và giám sát Với hệ thống quản lý vận tải tích hợp TMS, công ty có thể tự dộng hóa các quy trình thủ công như lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, xếp hạng mua sắm và theo dõi đơn hàng, tối ưu hóa các quy trình thủ công như lựa chọn nhà cung cấp, theo dõi đơn hàng, lựa chọn nhà cung cấp,… tối ưu hóa lộ trình vận chuyển để giảm chi phí vận chuyển và cải thiện thời gian giao hàng, theo dõi trạng thái đơn hàng theo thời gian thực để xác định và giải quyết vấn đề nhanh chóng, cung cấp cho khách hàng khả năng hiển thị theo thời gian thực về trạng thái đơn hàng, điều này có khả năng nâng cao dịch vụ khách hàng.
Đề xuất của sinh viên trong thời gian thực tập
Đề xuất với nhà trường:
Trải qua một quá trình thực tập tại công ty TNHH Ha Hae Việt Nam, em thấy việc thực hành đóng vai trò quan trọng, thay vì chỉ dựa trên việc học lý thuyết trên nhà trường, sinh viên nên có nhiều cơ hội để áp dụng kiến thức thực tế của mình vào các hoạt động thực hành vào chương trình giảng dạy Do đó em có một số đề xuất như sau: Đầu tiên, em hy vọng các tiết học chuyên ngành sẽ được bổ sung thêm nhiều hoạt động thực tế, nghiên cứu các tình huống để cung cấp cho sinh viên hiểu biết toàn diện hơn về các hoạt động chuyên ngành Điều này sẽ giúp cho các sinh viên có thể nắm bắt, hiểu hơn về các lý thuyết thông qua các tình huống thực tế
Thứ hai, Trải nghiệm thực tế: Hiện nay thì chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho sinh viên trong ngành thông qua các buổi thực tế được đến các kho, các doanh nghiệp khác nhau để được trải nghiệm cũng như nắm bắt các họa động logistics trong thực tế Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động đều giới hạn số lượng sinh viên tham gia và thường đa phần ưu tiên các sinh viên trong CLB Logistics nên nhiều hoạt động sinh viên cũng không có nhiều cơ hội tham gia Do đó, em muốn đề xuất nhà trường và bộ môn cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội khác nhau để trải nghiệm thực tế Những cơ hội này giúp cho sinh viên có những cơ hội để hiểu biết sâu sắc hơn nữa về chuyên ngành của mình.