1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế ngân hà

60 18 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Của Công Ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà
Tác giả Phùng Thị Hải
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Việt Nga
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khoá Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu (11)
    • 1.3. Mục đích nghiên cứu (13)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (15)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (15)
    • 2.1. Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển (16)
      • 2.1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển (16)
      • 2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển (16)
      • 2.1.3. Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển (18)
      • 2.1.4. Vai trò của của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển (19)
    • 2.2. Năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển (20)
      • 2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển (20)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển (26)
      • 2.3.1. Các yếu tố bên ngoài (26)
      • 2.3.2. Các yếu tố bên trong (30)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ (15)
    • 3.1. Tổng quan về công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà (32)
      • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (32)
      • 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh (32)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức (34)
    • 3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển giai đoạn 2021 – 2023 của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà (35)
      • 3.2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 (35)
      • 3.2.2. Kết quả kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển giai đoạn 2021 – 2023 của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà (37)
      • 3.2.3. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty (38)
    • 3.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà (40)
      • 3.3.1. Uy tín thương hiệu (40)
      • 3.3.2. Chất lượng dịch vụ (41)
      • 3.3.3. Giá cước dịch vụ (43)
      • 3.3.4. Doanh thu (44)
      • 3.3.4. Thị phần (46)
    • 3.4. Đánh giá tổng quát (46)
      • 3.4.2. Hạn chế (47)
      • 3.4.3. Nguyên nhân (49)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ NGÂN HÀ (51)
    • 4.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà (51)
    • 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà (51)
    • 4.3. Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước và các bên liên quan (55)
      • 4.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước (55)
      • 4.3.2. Kiến nghị với cơ quan Hải quan (56)
  • KẾT LUẬN (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (59)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNH

TỔNG QUAN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia có xu hướng ngày càng gia tăng, các quốc gia ngày càng đẩy mạnh hoạt động giao thương để thúc đẩy phát triển kinh tế Hoạt động ngoại thương đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình hội nhập kinh tế và luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ngành, đồng thời góp phần tăng nguồn thu về cho ngân sách Nhà nước Chính vì vậy, thương mại quốc tế được xem là một chìa khóa quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững, đặc biệt là ở các nước đang phát triển

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế - là một ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nước ta Thời gian qua, Việt Nam đã ký kết thành công nhiều FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP Và với việc hội nhập kinh tế mạnh mẽ sẽ tạo nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và logistics của Việt Nam nói riêng Ngoài ra, Việt Nam cũng còn có lợi thế về vị trí địa lý như đường bờ biển dài, nhiều cảng biển lớn nhỏ, nằm trong tuyến vận tải đường biển quốc tế quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng Cát Lái Điều này đã tạo cơ hội cho sự phát triển ngành giao nhận vận tải quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là giao nhận vận tải bằng đường biển

Trong quá trình thực tập và làm việc tại Công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà, em nhận thấy đây là một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận, vận chuyển hàng hóa quốc tế, đặc biệt là hoạt động vận chuyển bằng đường biển với các tuyến như Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Thái Lan Với ưu thế như vậy, để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường, công ty không ngừng đổi mới cách thức và nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa quốc tế phù hợp với nhu cầu của khách hàng Bởi lẽ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận vận tải của Việt Nam cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài với quy mô về lượng vốn, kinh nghiệm lớn Vì thế mà trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn để khẳng định vị thế, mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận Nhận thấy được tầm quan trọng của dịch vụ logistics và qua tìm hiểu tình hình cạnh tranh của công ty, em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH giao nhận quốc tế Ngân Hà” Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc đưa ra các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, để công ty có thể đứng vững và đạt được nhiều thành tựu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Tổng quan nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Đề tài nghiên cứu “Teekay Shipping Corporation case analysis” của tác giả Angela Poulakidas, Journal of Business Strategy năm 2014 Trong nghiên cứu này tác giả có đề cập đến cạnh tranh ngành vận tải biển theo năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp và cho rằng nguyên nhân gốc của năng lực cạnh tranh ngành vận tải biển là do chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Bằng phân tích của mình, tác giả cho rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp quyết định năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải Với các nghiên cứu này tác giả cho rằng nguồn gốc của năng lực cạnh tranh là chiến lược kinh doanh của công ty cụ thể là các yếu tố công nghệ vận tải hiện đại và khai thác tàu hiệu quả Đề tài nghiên cứu “Service quality and customer satisfaction in liner shipping” của tác giả Kum Fai Yuen và Vinh Van Thai, Nanyang Technological University, Singapore năm 2015, đã dựa trên kết quả khảo sát hiệu ứng về sự hài lòng của 183 chủ hàng ở Singapore sau đó, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy được thực hiện trên dữ liệu thu thập được, tác giả đưa ra cách đánh giá năng lực cạnh tranh trong vận tải biển Theo nghiên cứu của tác giả, năng lực cạnh tranh trong vận tải biển được đánh giá bằng chất lượng vận tải biển Tác giả xây dựng bốn tiêu chi đánh giá chất lượng vận tải biển xếp theo thứ tự giảm dần tác động đối với sự hài lòng của khách hàng bao gồm: mức độ tin cậy (về năng lực vận tải); thời gian vận tải (về tốc độ tàu và xếp dỡ hàng hoá); khả năng đáp ứng (về rào cản kỹ thuật); giá trị vận tải (về doanh thu và giả cước vận tải) Tác giả cũng xây dựng mô hình đo lường chất lượng dịch vụ giúp cho các doanh nghiêp tự đánh giá chất lượng vận tải biển của họ, đồng thời biết cách phân bổ nguồn lực để phát triển chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp vận tải biển

Tình hình nghiên cứu trong nước: Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp Logistics khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga, tạp chí tài chính năm 2015 Tác giả đã sử dụng hai phương pháp chính là phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biển tiến hành nghiên cứu định lượng trên 350 phiếu khảo sát, từ đó tác giả đưa ra bốn yếu tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp Logistics tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Bao gồm các yếu tố sau: yếu tố về chính sách địa phương, yếu tố về môi trường kinh doanh, yếu tố vốn, năng lực nội tại của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hướng đi mới cho chiến lược phát triển dịch vụ chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long, đó là hoàn thiện môi trường kinh doanh, gia tăng nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo điều kiện cho ngành phát triển Đề tài nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Bùi Duy Linh, Trường Đại học

Ngoại thương năm 2018 tiếp cận đề tài dựa trên đưa ra những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải biển Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ này trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Bằng cách khảo sát 350 mẫu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả, tác giả đã đưa ra những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ Logistics Việt Nam bao gồm: nhu cầu và tiềm năng phát triển của ngành dịch vụ Logistics, sự phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển của pháp luật và khung thể chế liên quan đến ngành, tính hiệu quả của các quy trình thủ tục, chất lượng nguồn nhân lực và chi phí, năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Từ ảnh hưởng của các nhân tố trên, tác giả đã đưa ra được các giải pháp chính để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Logistics Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý, chính sách tạo điều kiện cho Logistics và chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho sự phát triển ngành Đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Mass transport express Việt Nam” tác giả Nguyễn Trần Hoàng Anh, luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học thương mại năm

2022, tác giả đã phát hiện hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài gây hạn chế về khả năng cung cấp dịch vụ của công ty Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích tổng hợp để đưa ra các nhận tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng biển của công ty đó là nhân tố bên trong công ty gồm: nhân tố con người, nhân tố tài chính, trình độ kĩ thuật công nghệ của doanh nghiệp và nhân tố bên ngoài công ty bao gồm: nhân tố tự nhiên, nền kinh tế thế giới và quan hệ hợp tác giữa các nước, các nhân tố trong nước, đối thủ cạnh tranh Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Mass transport express Việt Nam

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống lý luận, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp thực tiễn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả trong việc cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế Nhờ kế thừa từ những công trình nghiên cứu trước đó, em nhận thấy có nhiều khía cạnh để khám phá sâu hơn về vấn đề này, đặc biệt là liên quan đến khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, và có những khoảng trống về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển vì vậy em đã lựa chọn đề tài khóa luận “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH giao nhận quốc tế Ngân Hà” để kế thừa và phát triển nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay

Em hy vọng rằng việc đào sâu nghiên cứu về những yếu tố này sẽ giúp hoàn thiện các kiến thức lý thuyết và cung cấp những hiểu biết thực tiễn cho doanh nghiệp Bằng cách tập trung vào các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty, em mong muốn đóng góp vào việc tối ưu hóa hoạt động của ngành, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường quốc tế.

Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích, nhận dạng năng lực cạnh

TNHH giao nhận quốc tế Ngân Hà từ đó đưa ra những định hướng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty trong bối cảnh quốc tế hóa ngày càng phát triển.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH giao nhận quốc tế Ngân Hà.

Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Khóa luận chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH giao nhận quốc tế Ngân Hà giai đoạn 2021 - 2023 đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu trong thời gian tới

- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Quốc Tế Ngân Hà Địa chỉ: Tầng 4, Tòa Minh Anh, 52 Chùa Hà, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tập trung vào giai đoạn giai đoạn 2021 - 2023.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp này được sử dụng để thu thập, tổng hợp các thông tin, số liệu có liên quan đến Công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân

Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng để phân tích các kết quả trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tại Công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà

Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả giữa các năm để thấy được rõ sự thay đổi qua từng năm là tốt lên hay xấu đi khả năng cạnh tranh của công ty Ngoài ra còn so sánh với mức trung bình của ngành hoặc kết quả của công ty khác cùng quy mô để thấy được khả năng cạnh tranh của công ty là tốt hay xấu.

Kết cấu của khóa luận

Ngoài các phần như: lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt, phần kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được trình bày thành 04 chương sau:

Chương 1: Tổng quan về nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

2.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

Theo Quy tắc mẫu của Hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA (Federation Internationale de Associations de Transitaries et Assimilaimes) về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế (International Freight Forwarding), “Giao nhận vận tải là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.”

Như vậy, có thể hiểu dịch vụ giao nhận là sự phối hợp các nghiệp vụ, thủ tục có liên quan nhằm mục đích cuối cùng là vận chuyển được hàng hóa giữa 2 quốc gia khác nhau, từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng Các hoạt động vận chuyển có thể thông qua một hay nhiều phương thức vận chuyển khác nhau

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế là việc các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động chuyên môn để tiến hành vận chuyển hàng hóa quốc tế như một loại dịch vụ, mục đích cuối cùng là nhận được thù lao

Từ khái niệm về dịch vụ giao nhận nói chung và giao nhận hàng hóa quốc tế nói riêng, có thể hiểu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là quá trình sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển để vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường biển giữa các nước khác nhau

2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

Trước hết, bản chất của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chính là một loại hình dịch vụ nên nó mang những đặc điểm chung của dịch vụ nói chung và dịch vụ giao nhận hàng hóa nói riêng Đó là:

-Tính vô hình: Quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển làm cho hàng hóa có sự dịch chuyển từ quốc gia này tới quốc gia khác Sản phẩm của quá trình này mang tính vô hình vì người sử dụng dịch vụ không thể nhìn thấy hay cân đo, đong đếm như sản phẩm hữu hình Khách hàng chỉ có thể cảm nhận được thông qua các tiêu chí như tốc độ giao hàng, mức độ đảm bảo an toàn cho hàng hóa, sự chuyên nghiệp, tận tình của đội ngũ nhân viên,…

-Tính không tách rời: Quá trình dịch vụ được cung ứng và tiêu dùng diễn ra đồng thời về không gian và thời gian Với dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu được các công ty giao nhận cung ứng thì khách hàng cùng lúc tiêu dùng dịch vụ đó Khi mọi thủ tục đã hoàn tất và bên nhập khẩu nhận được hàng thì cũng là lúc quá trình cung ứng dịch vụ của công ty giao nhận kết thúc

-Tính không ổn định: Thể hiện sự không đồng nhất về chất lượng của cùng một loại dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Chất lượng dịch vụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh nghiệm và nghiệp vụ của người giao nhận, sở thích, thị hiếu, yêu cầu…của khách hàng

-Tính không tồn kho: Do đặc điểm sản phẩm của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là sản phẩm vô hình nên nó không thể dự trữ được như sản phẩm hàng hóa thông thường, khi không bán được thì sẽ bị thất thoát

Ngoài ra, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển cũng mang những đặc điểm khác như:

-Vận tải biển có năng lực chuyên chở lớn: Năng lực chuyên chở của các công cụ vận tải biển không bị hạn chế như các công cụ vận tải khác, đó là các tàu có trọng tải rất lớn và có xu hướng tăng lên với tất cả các nhóm tàu nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật Hơn nữa, trong cùng một tuyến đường biển có thể tổ chức chạy nhiều tuyến tàu trong cùng một thời gian cho cả hai chiều

-Thích hợp với hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế: Ngoài những hàng hóa nghiêm cấm xuất nhập dưới mọi hình thức, hầu như vận chuyển đường biển chấp nhận vẫn chuyển đa số các loại mặt hàng từ hàng hóa thông thường, hàng dễ vỡ cho đến hàng cồng kềnh có kích thước lớn như than đá, hóa chất, cà phê, tiêu, gốm sứ, may mặc,…

- Cước phí giao nhận vận tải biển thấp: Giá thành vận chuyển đường biển chỉ cao hơn vận tải đường ống Nguyên nhân chủ yếu là do trọng tải biển lớn, cự li chuyên chở trung bình, năng suất lao động cao

- Phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài: Là một bộ phận của giao nhận hàng hóa quốc tế nên dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố liên quan bên ngoài về điều kiện tự nhiên (thời tiết, thủy văn trên biển) Những rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào như bão, đắm tàu, chiến tranh, khủng bố…gây ra sự cố ngoài ý muốn Ngoài ra sự ràng buộc về pháp luật thương mại của các nước, phương tiện vận tải tàu thuyền chuyên chở,… cũng tác động lớn đến loại hình dịch vụ này

2.1.3 Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

- Căn cứ vào phương thức gửi hàng: Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển được chia thành 3 phương thức:

+ Dịch vụ giao nhận hàng nguyên container (FCL/FCL – Full Container Load): FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng

+ Dịch vụ giao nhận hàng lẻ bằng container (LCL/LCL- Less than a Container Load): khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ, sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation

Năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

2.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Theo K Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Cạnh tranh được hiểu là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường với mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi ích: đối với các doanh nghiệp là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng, đối với nền kinh tế là động lực phát triển cho doanh nghiệp

+ Khái niệm năng lực cạnh tranh

Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001), NXB Từ điển bách khoa Hà Nội, tr

349, cho rằng: Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành một phần hay toàn bộ thị phần của doanh nghiệp

Theo quan điểm của United Nation được đưa ra trong “Methodology for the assessment of the competitiveness of selected existing industries", thì cho rằng, năng lực cạnh tranh là khả năng duy trì một cách lâu dài, có chủ đích các lợi thế của mình trên thị trường để đạt được mức lợi nhuận và thị phần nhất định hoặc có khả năng chống lại sức ép từ các lực luợng cạnh tranh bên ngoài

Theo International Trade Centre (ITC) thì cho rằng “năng lực cạnh tranh là khả năng được thể hiện trong việc thiết kế, sản xuất và thương mại hóa một đề nghị đáp ứng đầy đủ, duy nhất và liên tục nhu cầu của các phân khúc thị trường mục tiêu, đồng thời kết nối và thu hút các nguồn lực từ môi trường kinh doanh và đạt được lợi tức bền vững từ các nguồn lực sử dụng."

Tuy có nhiều cách diễn giải về thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, nhưng các cách diễn giải trên đều có đưa ra một điểm thống nhất về năng lực cạnh tranh là tạo ra lợi thế cạnh tranh (về: thị phần, doanh thu, khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, nguồn vốn, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ ) vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường hoặc là các đối thủ khác không có

Năng lực cạnh tranh có thể xem xét qua 3 cấp độ:

- Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, nâng cao mức thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Theo Chiến lược cạnh tranh của Micheal Porter, NXB Trẻ (2016), nhà hoạch định chiến lược Micheal Poter “ Năng lực cạnh tranh của công ty là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (sản phẩm thay thế) của công ty đó Năng lực giành giật và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ cao thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước; giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cao; điều kiện sản xuất ổn định do sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở kĩ thuật hiện đại; công nghệ tiên tiến; quy mô sản xuất lớn và nhờ đó giảm giá thành sản phẩm

- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được quyết định bởi lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất so với đối thủ, được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường

+ Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Theo khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, để tạo ra năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp dựa vào việc khai thác tận dụng các nội lực của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm dịch vụ có chi phí thấp và khác biệt Theo cách tiếp cận này thì năng lực cạnh tranh của dịch vụ, sản phẩm cũng thể hiện trên sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ Để có thể cạnh tranh hiệu quả, doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ vượt trội hơn so với sản phẩm cùng loại về tính năng, chất lượng, giá cả so với đối thủ cạnh tranh

Như vậy, ta có thể định nghĩa năng lực cạnh tranh của sản phẩm như sau: Năng sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp Cạnh tranh của sản phẩm thể hiện lợi thế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh

+ Khái niệm về năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển cũng là một loại sản phẩm của doanh nghiệp Do đó, năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là khả năng tạo ra doanh thu, khả năng duy trì sự cạnh tranh trong dài hạn, liên tục cải thiện và đổi mới dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu suất, tốc độ và độ tin cậy từ hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển dựa trên việc doanh nghiệp sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn lực nhằm tạo ra lợi thế của dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành

Năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đặc biệt được chú trọng nâng cao trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của các doanh nghiệp Việt Nam Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nghĩa là nâng cao các yếu tố liên quan để hướng tới hoàn thiện, nâng cao chất lượng của dịch vụ, làm hài lòng khách hàng Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng được tệp khách hàng trung thành, thu hút lượng lớn khách hàng mới, nâng cao doanh thu, lợi nhuận và cả thương hiệu doanh nghiệp

2.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Ngày nay, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi một cách cơ bản những suy nghĩ của mình về công việc kinh doanh Hầu hết doanh nghiệp trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung cấp những sản phẩm mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp cần khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên thương trường Chúng ta sẽ xem xét một số yếu tố cơ bản cấu thành nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ Đây là những yếu tố cơ bản nhưng là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp trong việc củng cố năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ

Khi sản phẩm trong thị trường ngày càng bão hòa, các sản phẩm đều giống nhau thì khách hàng thường chú ý đến uy tín thương hiệu của sản phẩm đó Vì vậy mà một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh quan trọng là uy tín thương hiệu Ngày nay, cạnh tranh ngày càng tăng cao thì uy tín thương hiệu là điều mà các chủ doanh nghiệp đều quan tâm tới Để có thể chiếm được vị trí trên thị trường đồng thời chiếm được sự chú ý của khách hàng thì các công ty phải có uy tín thương hiệu của riêng mình Khi các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường không khác nhau về bản chất, đặc điểm và lợi ích cho khách hàng thì uy tín thương hiệu sẽ tạo ra điều đó Uy tín và thương hiệu nói lên sự tin cậy, an toàn khiến khách hàng trung thành với sản phẩm đó, từ đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp khi ngày càng mở rộng được lượng khách hàng Để tạo được uy tín thương hiệu thì trước hết khách hàng phải là người trải nghiệm, sử dụng sản phẩm dịch vụ và sau đó các hoạt động khác như truyền thông và tiếp thị mới bổ trợ được để xây dựng uy tín thương hiệu của công ty

Ngoài ra, trách nhiệm của công ty đối với khách hàng càng cao thì uy tín của công ty cũng được nâng lên Khi các doanh nghiệp giao nhận cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì phạm vi phục vụ khách hàng không chỉ bó hẹp trong quá trình giao nhận hàng hóa, mà còn phục vụ khách hàng trước, trong và sau quá trình giao nhận hàng hóa Đây cũng là một yếu tố trở nên quan trọng giúp khách hàng có cảm nhận tốt về dịch vụ và sự uy tín của công ty và là tiêu chí để đánh giá sự uy tín cũng như chất lượng dịch vụ đó có tốt hay không

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ

Tổng quan về công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

- Tên tiếng Anh: Galaxy International Logistics Co., Ltd

- Trụ sở chính: 52 Phố Chùa Hà, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố

- Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Thắm

+ Quá trình hình thành và phát triển:

Ngày 08/01/2019: công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà thành lập và chính thức đi vào làm việc ngày 12/02/2019 (sau Tết Nguyên Đán năm 2019) với tên giao dịch là Galaxy Logistics

Năm 2020: công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà mở văn phòng chi nhánh tại Hải Phòng để phục vụ làm hải quan và thông quan hàng hóa

Năm 2022: công ty có 2 sự kiện, công ty mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và trở thành thành viên của hiệp hội WCA Điều này khẳng định, công ty đang hoạt động rất nghiêm túc và sẵn sàng gia nhập với mạng lưới logistics toàn cầu

Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà kinh doanh các lĩnh vực: vận chuyển đường biển, đường hàng không, vận chuyển nội địa; dịch vụ hải quan; ủy thác xuất nhập khẩu và tư vấn xuất nhập khẩu

-Vận chuyển đường biển: Đây là nhóm dịch vụ chủ lực của công ty với việc sở hữu hợp đồng dài hạn với nhiều hãng tàu uy tín: CUL, YML, COSCO, ONE,… Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải quốc tế đường biển với giá cước cạnh tranh Nhận vận chuyển hàng FCL với chủ yếu là container 20’ và container 40’; nhận vận chuyển những lô hàng LCL Luồng tuyến từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc về Việt Nam là các luồng tuyến chính của công ty

-Vận chuyển đường hàng không: Công ty Ngân Hà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ các sân bay trên thế giới về Tân Sơn Nhất, Nội Bài Cùng với các đối tác hàng không uy tín như Thai Airways, Jetstar Airlines, Ana Cargo, Vietnam Airlines,

- Vận chuyển nội địa: Công ty sử dụng xe đầu kéo rơ moóc hoặc xe tải có trọng tải khác nhau tuỳ vào nhu cầu khách hàng, tuy nhiên các xe đều được trang bị hệ thống GPS để kiểm soát tốc độ, giám sát hình trình và thời gian di chuyển của từng chuyến hàng

Phạm vi hoạt động tập trung chủ yếu tại: Hải Phòng, Nội Bài, Cát Lái và Tân Sơn Nhất đi các khu vực lân cận, cụ thể:

+ Đối với Hải Phòng, Nội Bài: Khu vực Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định

+ Đối với Tân Sơn Nhất, Cát Lái: Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai

- Dịch vụ hải quan: Ở mỗi chi cục Hải quan ở Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, công ty đều có nhân sự phụ trách riêng để giúp cho hàng hóa được thông quan đúng tiến độ giao hàng cho khách, cập nhật liên tục các công văn, nghị định mới liên quan đến hải quan để thông báo, tư vấn cho khách hàng

- Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu: Công ty hỗ trợ tư vấn cho khách về sản phẩm, nguồn gốc, quy định của chính phủ tại từng thời điểm Đàm phán, kí kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng tại nước ngoài Đứng ra thực hiện thủ tục nhập hàng Thanh toán tiền cho nhà bán hàng tại nước ngoài Chuẩn bị hồ sơ, kê khai, thanh quyết các loại thuế, nộp thuế hộ cho bên giao uỷ thác Lập hoá đơn giá trị gia tăng khi xuất trả hàng nhập khẩu cho bên nhận

Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà đã và đang xây dựng quy trình sát sao, chặt chẽ đảm bảo thực hiện giao nhận hàng hoá cho khách hàng nhanh chóng, chính xác và cố gắng giảm thiếu tối đa rủi ro khi thực hiện giao nhận lô hàng Nghiên phương châm: Phát triển trên tinh thần cạnh tranh lành mạnh; Xây dựng quy trình dịch vụ chặt chẽ và chuyên nghiệp; Trân trọng niềm tin và trách nhiệm Đồng thời, công ty Ngân Hà đang cố gắng cống hiến năng lực tối đa cho xã hội thông qua việc mở lớp đào tạo nguồn lực,

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty giai đoạn từ năm 2021 - 2023

Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà có cơ cấu tổ chức theo chức năng và được tổ chức rõ ràng theo từng khối văn phòng và phòng ban Giúp công ty dễ dàng điều hành và quản lý nhân sự, giúp cho quá trình vận hành được tối ưu nhất Đứng đầu công ty là giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc vận hành (COO), COO là người điều hành chính của công ty Sau đó, công ty được chia làm 2 khối chính là: khối kinh doanh và khối quản trị

- Bộ phận bán hàng: nằm ở cả 2 chi nhánh là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Nhiệm vụ chính: tìm kiếm khách hàng, theo dõi và cập nhật tình hình đơn hàng với khách hàng, thu hồi công nợ

- Bộ phận làm giá: tạo mối quan hệ với tất cả các nhà cung cấp về dịch vụ cước vận tải quốc tế, bao gồm cước đường biển và cước đường hàng không Đồng thời, cung cấp giá mua vào trên mọi luồng tuyến cho nhân viên bán hàng

- Bộ phận hiện trường: làm thông quan hàng hóa cho tất cả mặt hàng về đến cảng, sân bay và làm thủ tục Hải Quan Chức năng chính: phát lệnh giao hàng; đối với những lô hàng làm dịch vụ hải quan hàng hóa thì sẽ kiểm tra chứng từ hợp lệ, lên và

Khối kinh doanh Khối quản trị

Bộ phận pháp chế truyền tờ khai, gọi xe để vận chuyển hàng hóa của khách từ cảng, sân bay về đến kho của khách hàng; tư vấn giấy tờ và thủ tục để làm hải quan

- Bộ phận kế toán: xuất hóa đơn, tổng hợp toàn bộ chứng từ hóa đơn liên quan đến đơn hàng để đưa cho khách, lập bảng kê để khách hàng thanh toán, hỗ trợ nhân viên bán hàng nhắc nhở khách thanh toán tiền

Khái quát hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển giai đoạn 2021 – 2023 của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

3.2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021 – 2023

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế

Ngân Hà giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị tính: VNĐ

Tổng doanh thu 35.294.480.561 44.025.489.624 50.113.251.123 Tổng chi phí 34.497.958.465 42.097.987.641 49.108.627.915 Lợi nhuận trước thuế 796.522.096 927.501.983 1.004.623.208 Lợi nhuận sau thuế 637.217.677 742.001.586 803.698.566

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn từ năm 2021 - 2023

+ Về doanh thu và lợi nhuận:

Giai đoạn 2021 - 2023, doanh thu của công ty Ngân Hà không ngừng tăng qua thu của công ty khoảng 44 tỷ VNĐ tương ứng tăng 24,7% so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng khoảng 16,4% so với năm 2021 Sự tăng trưởng rõ rệt này là vì năm 2022 tình hình dịch Covid-19 đã ổn định trở lại, nhu cầu giao nhận vận chuyển logistics tăng cao Đồng thời, công ty Ngân Hà mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức trở thành thành viên của WCA nên đã có thể thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh doanh của mình

Năm 2023, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có sự tăng trưởng tuy nhiên mức tăng trưởng này không sôi động bằng năm 2021 - 2022 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng nhẹ khoảng 13,8% và 8,3% so với năm 2022 Nguyên nhân là do bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, có thể nói là bất ổn hơn nhiều so với các dự đoán trước đó: Đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát; cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài; Trung Quốc thắt chặt chính sách Zero COVID; xung đột tại dải Gaza (Trung Đông); căng thẳng tại biển Đỏ dẫn đến nền kinh tế thế giới giảm cầu trong khi các chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh tăng cao Những khó khăn trên không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, mà còn lan rộng đến ngành logistics và đang đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong ngành này Do vậy mà công ty Ngân Hà cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế khó khăn của năm 2023

Tổng chi phí của công ty cũng có sự tăng qua các năm Năm 2022, tổng chi phí của công ty Ngân Hà tăng hơn 24,9% so với năm 2021 Hoạt động kinh doanh của công ty mở rộng hơn nên kéo theo chi phí cần bỏ ra để mở rộng quy mô, đầu tư thêm trang thiết bị và tuyển thêm nhân sự mới Đặc biệt, cuối năm 2022 cũng đánh dấu sự chuyển rời văn phòng chính ở Hà Nội từ đường Hoàng Đạo Thúy sang phố Chùa Hà Năm 2023, tổng chi phí tiếp tục tăng khoảng 13,9% so với năm 2022 Bởi công ty cần nhiều chi phí hơn cho việc đào tạo nhân viên, nguồn nhân sự chất lượng

3.2.2 Kết quả kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển giai đoạn 2021 – 2023 của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

Bảng 3.2 Tỷ trọng sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2021 - 2023 trên tổng doanh thu Đơn vị tính: tỷ VNĐ và %

Dịch vụ đường biển 28.576 80.965 36.781 83.545 41.316 82.445 Dịch vụ đường hàng không 4.844 13.724 5.833 13.249 6.826 13.621

Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty

Công ty Ngân Hà cung cấp các dịch vụ từ vận tải quốc tế đường biển, đường hàng không cho đến nhiều dịch vụ khác như ủy thác xuất nhập khẩu, tư vấn xuất nhập khẩu… Tuy nhiên, dịch vụ đường biển qua các năm giữ vai trò là dịch vụ chính chủ lực của công ty (tỷ trọng từ 81% - 83,5% năm 2021 - 2022) Đến năm 2023, công ty đang cố gắng đẩy mạnh dịch vụ đường hàng không nên tỷ trọng của dịch vụ này có tăng theo đó tỷ trọng dịch vụ đường biển có xu hướng giảm nhưng mức giảm này không nhiều và dịch vụ đường biển vẫn chiếm phần lớn vì dịch vụ đường biển vẫn luôn là thế mạnh lớn, đem lại nguồn doanh thu chính cho công ty

Bảng 3.3 Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Công ty TNHH

Giao nhận quốc tế Ngân Hà giai đoạn năm 2021 - 2023 Đơn vị tính: TEUs và CBM

Dịch vụ giao nhận đường biển là thế mạnh của công ty Ngân Hà, đặc biệt là nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam Công ty có hợp tác với các đại lý bên Trung Quốc để cung cấp các giá cước cạnh tranh nhất Các cảng chính mà công ty Ngân Hà đang hoạt động nhiều như: ở Trung Quốc có cảng Qingdao, Xiamen, Nansha, Shekou, Ningbo, Shanghai, Ở Thái Lan có cảng Bangkok, Laem Chabang Ở Hàn Quốc có cảng Busan, Incheon Ngoài ra, công ty còn hoạt động ở các cảng khác như Keelung, Kaohsiung, Port Klang, Melbourn, Hamburg,

Dựa vào bảng trên, có thể thấy số lượng đơn hàng tăng đều qua mỗi năm Số lượng đơn hàng năm 2022 tăng khoảng 65,53% so với năm 2021 và số đơn hàng năm

2023 tăng khoảng 52,5% so với năm 2022 Sự tăng trưởng số lượng đơn hàng của năm

2022 - 2023 không mạnh bằng năm 2021 - 2022 do nhu cầu của thị trường giảm nên công ty Ngân Hà cũng ít nhiều bị ảnh hưởng Tuy nhiên, tỷ lệ giảm là không quá nhiều

3.2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

* Bước 1: Tìm kiếm khách hàng, nhận thông tin chi tiết về hàng và yêu cầu từ khách hàng

Nhân viên bán hàng sẽ thực hiện tìm kiếm thông tin, nhu cầu khách hàng sau đó liên hệ để trao đổi thu thập những thông tin cần thiết, thương lượng và ký kết hợp đồng Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà thường chú trọng vào các khách hàng nhập khẩu theo điều kiện giao hàng quốc tế loại E và F nên khi khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ của công ty, nhân viên bán hàng sẽ liên hệ với chuyên viên làm giá và bộ phận chứng từ để thực hiện những nghiệp vụ tiếp theo

Nếu khách hàng lựa chọn đi theo điều kiện giao hàng quốc tế loại E, công ty Ngân Hà sẽ hợp tác với đại lý bên nước xuất khẩu để tính giá các khoản phí địa phương (local charge) và cung cấp địa chỉ của xưởng xuất khẩu để thực hiện đến lấy hàng và đóng hàng Còn đối với hàng LCL thì đại lý sẽ lên kế hoạch chở hàng về kho để tiến hành làm các nghiệp vụ liên quan sau đó kéo hàng đã được đóng ra cảng/sân bay

Tiếp theo, chuyên viên làm giá sẽ đặt chỗ với hãng tàu/máy bay Nhân viên bán hàng phụ trách thông báo lịch tàu cụ thể cho khách hàng để khách biết cụ thể các mốc thời gian, cũng như nhắc khách hàng bảo đối tác xuất khẩu xin C/O cho những mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế

* Bước 2: Kiểm tra chứng từ

Công ty Ngân Hà nhận pre-alert từ đại lý nước ngoài về lô hàng Dựa vào MBL/AWB để thông báo ETA cho khách Nếu là hàng lẻ, công ty sẽ liên lạc với người gom hàng lẻ (Co-loader) để kiểm tra ETA Phòng chứng từ kiểm tra đối chiếu tính chính xác, tính hợp lệ của các chứng từ

* Bước 3: Nhận thông báo hàng đến từ hãng tàu hoặc hãng hàng không hoặc Co- loader, sau đó công ty Ngân Hà phát hành một thông báo hàng đến nữa cho người nhập khẩu (Consignee)

* Bước 4: Khai báo hải quan và kiểm hóa nếu có

Sau khi nhân viên chứng từ kiểm tra các chứng từ thấy hợp lệ, sẽ tiến hành tra cứu mã HS Code và lên tờ khai hải quan Trước khi truyền tờ khai, nhân viên hiện trường kiểm tra độc lập lại toàn bộ tờ khai để đảm bảo nội dung trên tờ khai được chính xác và sau đó nhân viên chứng từ có gửi lại cho khách hàng kiểm tra trước khi truyền tờ khai Nếu truyền bị vào luồng vàng hoặc luồng đỏ Nhân viên hiện trường dưới cảng hoặc sân bay sẽ đến để xử lý các vấn đề Đồng thời trước khi hàng về, công ty Ngân Hà nhận thông tin để khai manifest (bảng kê khai chi tiết hàng hoá trên tàu) cho hãng tàu, hãng tàu làm manifest gửi hải quan Làm manifest này phải làm trước khi tàu cập cảng 2-3 ngày

Hãng tàu gửi công ty Ngân Hà giấy báo hàng đến, công ty làm giấy báo hàng đến gửi consignee trên cơ sở vận đơn đã được telex hoặc thu hồi

* Bước 5: Làm thủ tục thông quan cho lô hàng

Nhân viên bán hàng nhắc consignee nộp thuế để thông quan lô hàng Sau đó, nhân viên hiện trường mang giấy tờ làm thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng (nếu có) đến hải quan để làm thủ tục thông quan Đem lệnh giao hàng D/O đến phòng điều độ để đổi lấy phiếu vận chuyển container Ra cảng đóng các khoản phí địa phương (local charge), phí DEM, DET, Storage charge (nếu có) Tiếp theo, nhân viên hiện trường đến bộ phận hải quan ở cổng xuất trình tờ khai hải quan và giấy nhận chuyển container để kiểm tra

* Bước 6: Giao hàng cho khách hàng

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà được thành lập bởi 20 năm kinh nghiệm của “thuyền trưởng” và từ 4 đến 7 năm của các trưởng bộ phận Nhờ sự dẫn dắt tài ba của người “thuyền trưởng” cùng sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của toàn thể nhân sự tại Ngân Hà mà 80% khách hàng sử dụng lần đầu đã chọn Ngân Hà là đối tác lâu dài Sau 5 năm hoạt động và phát triển, công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân

Hà đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam Với bề dày 5 năm kinh nghiệm, công ty đã tích lũy được kiến thức chuyên môn và hiểu rõ các nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó đem lại những giải pháp vận chuyển tối ưu và hiệu quả nhất

Quy trình dịch vụ của công ty Ngân Hà được xây dựng một cách chặt chẽ và chuyên nghiệp, luôn hướng đến việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng Công ty liên tục cải thiện quy trình mỗi ngày để đảm bảo rằng khách hàng và đối tác luôn chọn Galaxy Logistics là sự lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa Galaxy Logistics luôn đề cao giá trị của "chữ tín" và "chữ tâm" trong mọi hoạt động của mình Công ty tin rằng việc duy trì tính chân thành và tận tâm trong cung cấp dịch vụ chính là yếu tố then chốt để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, dù doanh nghiệp có quy mô như thế nào Nhờ những nguyên tắc và phương châm hoạt động rõ ràng này, Galaxy Logistics đã khẳng định được uy tín vững chắc trong ngành và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn, góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty

Công ty đã gia nhập các hiệp hội logistics danh tiếng như WAC, điều này giúp công ty tiếp cận và hợp tác với nhiều đối tác uy tín trong ngành Nhờ sự nỗ lực không ngừng, công ty đã vươn lên trở thành một trong 20 công ty cung cấp dịch vụ logistics tốt nhất tại Việt Nam, nhận được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp lớn

Sự hiện diện của công ty trong các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như gỗ, thép, nội thất, xi măng, săm lốp, rượu, bia, máy móc, thiết bị,… đã cho thấy khả năng đa dạng hóa hoạt động và mở rộng phạm vi kinh doanh Công ty còn là đối tác đáng tin cậy của những tập đoàn lớn như Samsung, Viettel, Mitsubishi, Alstom và nhiều tên tuổi khác, cho thấy sự uy tín và chất lượng dịch vụ mà công ty đã xây dựng trong suốt thời gian qua Những thành tựu này chứng tỏ công ty đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế, đồng thời xây dựng được thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng Với định hướng tiếp tục phát triển và mở rộng, công ty hứa hẹn sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn trong tương lai Dưới đây là

1 số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

Hình 3.1 Một số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của của Công ty TNHH Giao

Nhận Quốc Tế Ngân Hà

Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty

Tuy nhiên, chúng ta không thể không nhắc đến các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty có uy tín và thương hiệu trong ngành như Indo Trần, DH Logistics, Bee Logistics, Bách Việt…Đây là những đối thủ của công ty đã thành lập nhiều năm và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành giao nhận vận chuyển hàng hóa

Công ty luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu để đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy hài lòng và muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ của mình Đây là yếu tố quan cải tiến và phát triển để nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp khách hàng nhận thấy rõ sự tiến bộ và chất lượng được cải thiện qua từng giai đoạn

Dưới đây là kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ vận chuyển mà công ty cung cấp Thông qua khảo sát này, công ty mong muốn nắm bắt được ý kiến và phản hồi từ khách hàng để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ

Bảng 3.4 Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Công ty TNHH

Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà từ năm 2021 - 2023

Nguồn: Phiếu khảo sát-Phòng kinh doanh

Qua bảng 3.4, mức độ rất hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty cho thấy sự gia tăng ổn định qua các năm Cụ thể, tỷ lệ khách hàng rất hài lòng đã tăng từ 50,47% vào năm 2021 lên 52,71% vào năm 2023 Bên cạnh đó, mức độ hài lòng chung của khách hàng về dịch vụ của công ty cũng đã cải thiện từ 35,82% vào năm

2021 lên 38,24% vào năm 2023 Trong khi đó, tỷ lệ khách hàng không hài lòng đã giảm từ 13,71% vào năm 2021 xuống còn 9,05% vào năm 2023

Dù mức độ hài lòng của khách hàng chưa đạt đến mức tuyệt đối 100% do ảnh hưởng của các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài công ty, những số liệu này thể hiện sự cải thiện rõ rệt về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của công ty Ngân Hà Để đạt được kết quả tích cực này, công ty Ngân Hà đã triển khai các biện pháp và quy chuẩn cụ thể trong quy trình chăm sóc hàng hóa cho tất cả các chi nhánh Đặc biệt, công ty chú trọng đến việc kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ và giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển hàng hóa, đảm bảo thông báo kịp thời cho khách hàng khi có tình huống phát sinh, cũng như xử lý nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố Điều này giúp khách hàng giảm thiểu chi phí phát sinh không mong muốn Công ty cũng đảm bảo hoạt động thông quan và phối hợp vận tải được thực hiện một cách chính xác và đúng thời hạn Ngoài ra, công ty còn cung cấp chính sách công nợ linh hoạt cả ngắn hạn và dài hạn cho khách hàng, giúp cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ của công ty

Tóm lại, sự nỗ lực của công ty Ngân Hà trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ là một minh chứng cho cam kết của công ty trong việc cung cấp các giải pháp logistics tối ưu và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

Dưới đây là bảng giá một số local charge cung cấp cho khách hàng của công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà

Bảng 3.5 Giá một số local charge của công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà

Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà không sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải riêng, mà công ty mua lại space trên các tàu của các hãng vận chuyển hàng hóa quốc tế khác Sau đó, công ty cung cấp space này cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bằng cách bán lại và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa giá mua và giá bán

Công ty Ngân Hà làm việc chặt chẽ với các hãng tàu và đại lý vận chuyển, cả trực tiếp và thông qua các mối quan hệ đối tác quốc tế Các mối quan hệ này cho phép công ty có được giá cước vận chuyển đầu vào tương đối cạnh tranh và ổn định cho một số tuyến đường biển nhất định, nhờ đó có thể cung cấp giá cả hợp lý hơn cho khách hàng Đây là một lợi thế quan trọng giúp công ty tăng cường khả năng cạnh tranh trong thị trường và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Bên cạnh hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá quốc tế, công ty Ngân

Hà cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa và khai báo hải quan Tuy nhiên, công ty không sở hữu phương tiện vận chuyển đường bộ hoặc kho bãi, điều này tạo ra một số hạn chế về lợi thế cạnh tranh vì công ty phải thuê dịch vụ vận chuyển nội địa từ các bên thứ ba Dù vậy, công ty đã đầu tư vào một phòng chứng từ riêng chuyên trách việc khai báo hải quan Phòng này giúp công ty xử lý các thủ tục hải quan một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó cho phép công ty cung cấp dịch vụ với mức giá tốt hơn tới khách hàng

Ngoài ra, công ty Ngân Hà luôn cố gắng tạo ra các giải pháp linh hoạt và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong lĩnh vực vận chuyển và xuất nhập khẩu Bằng cách liên tục tối ưu hóa quy trình vận hành và nâng cao chất lượng dịch vụ, công ty mong muốn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình, từ đó củng cố vị thế của mình trên thị trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai

3.3.4 Doanh thu Đầu tiên ta sẽ đánh giá về tổng doanh thu của công ty TNHH Giao Nhận Quốc

Đánh giá tổng quát

Sau khoảng 5 năm hoạt động, Công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà đã dần khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường Điều ấn tượng lớn nhất là công ty đã trở thành thành viên của WCA

Thứ nhất, chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng được nâng cao

Sau 5 năm hoạt động, công ty ngày càng chú trọng đến chất lượng dịch vụ, tuyển chọn nhân sự có năng lực, đào tạo, bổ sung kiến thức cho từng bộ phận, nhân viên để tránh sai sót Có thể thấy hiện trạng chất lượng của công ty khá tốt, khách hàng ngày càng hài lòng với dịch vụ, đặc biệt trong khảo sát của công ty, mức độ hài lòng là 52,71% Ngoài ra, việc bổ sung kiến thức đầy đủ cho từng bộ phận để tránh sai sót, đồng thời bổ sung thêm nhân lực trong quá trình kiểm tra hồ sơ và vận hành hàng hóa trong kho đã phần nào tăng tính chính xác, đảm bảo tình trạng của hàng hóa

Thứ hai, về doanh thu dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển khá tốt

Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là dịch vụ chủ đạo của công ty và có thể thấy công ty vẫn đang khai thác dịch vụ này khá hiệu quả

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch vụ Covid nhưng doanh thu của công ty vẫn tiếp tục tăng từ 28,576 tỷ đồng năm 2021 lên 36,781 tỷ đồng vào năm 2022

Thứ ba, một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đang được chú trọng và sử dụng đúng đắn

Trước hết, công ty chú ý đến trình độ, khuyết điểm trong quá trình xử lý các vấn đề phát sinh khi xử lý đơn hàng của nhân viên nên đã mở các khóa đào tạo do chính giám đốc phụ trách Công ty hướng dẫn, đào tạo nhân viên nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên, từ đó giúp nâng cao kỹ năng xử lý tình huồng của nhân viên

Công ty cũng đang tập trung mở rộng nghiên cứu thị trường để thành lập thêm nhiều chi nhánh nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn và đạt được doanh thu, lợi nhuận cao hơn Ngoài ra, bằng cách duy trì mối quan hệ tốt với các công ty vận tải và đại lý nước ngoài, công ty có thể đạt được mức giá cước vận tải thấp hơn và cải thiện chất lượng giao hàng tại các cảng nước ngoài, nơi các đại lý của công ty sẽ phụ trách tất cả các khâu còn lại Tập trung vào khách hàng của dự án là một bước giúp tăng cả doanh thu cũng như là danh tiếng trong ngành

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặc dù toàn thể cán bộ nhân viên và ban giám đốc Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Ngân Hà đã luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất nhưng họ vẫn không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh khi thực hiện:

Thứ nhất, uy tín thương hiệu của công ty chưa được công nhận rộng rãi Độ nhận diện công ty chưa cao nên bộ phận kinh doanh đôi khi gặp khó khăn trong việc báo giá cho khách hàng Công việc tiếp thị của công ty là thuê ngoài nhưng chỉ thuê xây dựng website, facebook và không còn làm việc đó nữa Hệ thống website và các trang mạng xã hội của công ty chưa nhận được nhiều sự quan tâm, hoạt động của công ty chưa được cập nhật thường xuyên

Thứ hai, giá cước dịch vụ của công ty vẫn tương đối cao

Mặc dù thời gian qua, công ty không ngừng mở rộng mối quan hệ với hãng tàu, và đại lý, mở rộng quy mô kinh doanh với các luồng tuyến đi các quốc gia trong khối ASEAN nhưng công ty vẫn chưa thể có được giá cước đầu vào cạnh tranh để cung cấp và báo giá cạnh tranh tới khách hàng bằng các doanh nghiệp giao nhận và vận chuyển lớn trong nước và nước ngoài Khách hàng có thể tự so sánh sự chênh lệch về giá so với đối thủ trực tiếp như công ty Bách Việt, vì công ty đang mở rộng với các luồng tuyến nội khối ASEAN nhưng đối với các tuyến bên ngoài ASEAN thì giá cước biển tại công ty vẫn khá cao so với đối thủ

Thứ ba, doanh thu vẫn thấp hơn đối thủ cạnh tranh và có sự chênh lệch trong doanh thu các loại dịch vụ

Biểu đồ 3.1 Doanh thu của một số doanh nghiệp giao nhận trong ngành năm 2021-2023 cho thấy khoảng cách doanh thu của công ty so với các công ty lớn có sự khác biệt rõ rệt, qua biểu đồ ta có thể thấy doanh thu của Bách Việt là cao nhất gần như gấp đôi so với công ty Galaxy logistics Còn doanh thu so với công ty Melody Logistics thì không có sự khác biệt quá lớn Có thể nói các công ty lớn có doanh thu lớn có sức cạnh tranh lớn trên thị trường buộc công ty Ngân hà phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể so sánh được với các công ty lớn

Thứ tư, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh chưa toàn diện

Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chỉ giới hạn ở thị trường trong nước, không có định hướng hay kế hoạch mở rộng ra thị trường nước ngoài, đồng thời, các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng công việc chỉ dừng lại ở mức độ tuyển dụng nhân viên Đào tạo ở cấp đại học và cấp công ty không mang lại sự phát triển đủ sâu về kỹ năng chuyên môn, còn ở mức hời hợt và ở cấp phòng ban, đào tạo chuyên sâu chưa được mở rộng Công ty chưa thuê những người có trình độ cao, kinh nghiệm về đạo cho nhân viên của mình từ đó có thể tạo ra điểm yếu của công ty so với các đối thủ khác

- Nguồn lực tài chính của công ty tương đối ổn định nhưng chưa đủ lớn và còn tình trạng công nợ nhiều, khó thu hồi trong thời gian ngắn

Công ty thường ưu đãi cho khách hàng công nợ dài ngày để thu hút và giữ chân khách hàng nên gây ra tình trạng công nợ nhiều, thời gian thu hồi chậm, trong khi đó hàng đã được giao cho khách hàng nên càng khó khăn hơn trong việc thu hồi công nợ Nếu công ty sử dụng biện pháp giữ lại một lượng hàng hóa nhất định của khách hàng thì về lâu dài, nếu hàng hóa gặp vấn đề gì xấu sẽ ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ với khách hàng thậm chí mất khách hàng

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự đủ năng lực và kinh nghiệm xử lý tình huống khó khăn trong công việc Đội ngũ quản lý cấp trung của công ty chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài Đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm vì tuổi đời và tuổi nghề còn ít, kiến thức chuyên môn còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu từ công ty Bên cạnh đó hoạt động tuyển chọn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cũng chưa thực sự bài bản và được chú trọng

- Hoạt động Marketing của công ty chưa thực sự nổi bật, chưa để lại nhiều thành tích ấn tượng như giúp tăng độ nhận diện tới hàng trăm nghìn khách hàng tiềm năng hay xây dựng trang web của công ty chưa thú vị, hấp dẫn, uy tín

- Áp lực cạnh tranh trong ngành và từ đối thủ tiềm ẩn ngày càng lớn

Hiện nay, ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận tải hàng hóa ngày càng bão hòa với sự gia nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh với nguồn vốn lớn mạnh, nhân lực chất lượng cao,… và nhiều đối thủ rục rịch muốn gia nhập thị trường này để chiếm lấy thị phần Công ty ngày càng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn trước khi ngành Logistics được coi là vùng đất màu mỡ những năm 2016-2018 khi chưa có nhiều đối thủ gia nhập

- Áp lực từ nhà cung cấp ngày càng lớn do nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng

Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp hơn so với thời kỳ trước, giá cước cũng tăng lên đáng kể, cùng với đó là các loại phụ phí địa phương mà các hãng vận chuyển thu, điều này gây áp lực về giá đầu vào cho công ty, nếu không có khối lượng vận chuyển lớn thì quyền thương lượng về giá với các hãng tàu cũng giảm đi.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ NGÂN HÀ

Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

- Mở thêm nhiều chi nhánh tập trung tại các khu công nghiệp lớn, cảng biển như Cái Lân, Vân Phong,… nơi có hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi nổi để nâng cao thị phần cũng như mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ của công ty

- Đầu tư, tận dụng, khai thác tối đa cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phương tiện vận tải, để thực hiện tốt nhất dịch vụ giao nhận

- Nâng cao tỷ lệ doanh thu của công ty qua dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển lên 60%

- Củng cố thêm năng lực cho nhân viên, tạo các buổi đào tạo, giúp cho nhân viên có thêm kỹ năng, kinh nghiệm xử lý, đáp ứng từ 90 - 100% yêu cầu khách hàng đặt ra

- Trở thành một trong những đơn vị tiên phong, đi đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu, đưa ra những giải pháp vận chuyển tối ưu chất lượng cao, giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

- Xây dựng lực lượng lao động nhiệt huyết, văn hóa doanh nghiệp vững chắc nhằm gắn kết mọi thành viên, thúc đẩy sự cống hiến vì mục tiêu chung

- Tập trung vào cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ đồng thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh sẵn có của công ty để cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà

Nâng cao trình độ nhân lực

Trước thực tế như đã phân tích, một số hạn chế sai sót xảy ra tại bộ phận chứng từ vẫn còn thiếu kinh nghiệm, non trẻ, công ty cần đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên chứng từ để thực hiện công tác chứng từ được suôn sẻ Doanh nghiệp cần cập nhật, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, những thay kiệm chi phí, thời gian Đơn giản hóa việc khai báo hải quan, giảm thời gian xử lý để tránh lãng phí thời gian ở bước này Các công ty nên tổ chức kiểm tra hàng năm các cơ sở ngoại thương để theo dõi trình độ của nhân viên, đồng thời đưa ra các phương pháp đào tạo phù hợp để giúp nhân viên nâng cao kỹ năng Ngoài ra, công ty cử nhân viên đến các cơ sở giáo dục đại học như chương trình thạc sĩ và tạo cơ hội học hỏi các kỹ năng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng nhân viên và phản ứng nhạy bén hơn với các tình huống hiện tại

Nguồn nhân lực chất lượng đóng vai trò là tiền đề vững chắc cho một doanh nghiệp Năng lực chuyên môn tốt, nghiệp vụ đảm bảo không những giúp hoạt động của công ty được vận hành một cách trôi chảy mà còn giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế tối đa những thiệt hại xảy ra do lỗi tác nghiệp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty, muốn làm được điều đó, công ty cần: Thường xuyên thúc đẩy, nâng cao đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho nhân viên và chỉ đạo đội ngũ dịch vụ khách hàng và khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học để nâng cao kỹ năng tay nghề, trình độ và tính chuyên nghiệp cao Bố trí nhân sự tham gia triển lãm ở nước ngoài, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa, giải quyết tranh chấp, rắc rối, v.v khi bố trí nhân sự cần chú ý tới những yếu tố nào đang hình thành nên nó Vì vậy, chất lượng và trình độ chuyên môn của nhân viên chỉ có thể đảm bảo hiệu quả công việc khi sử dụng nhân sự phù hợp

Các doanh nghiệp tập trung phát triển nguồn nhân lực trẻ, những người có khả năng tiếp cận nhanh chóng kiến thức mới và tận dụng khả năng xử lý ngoại ngữ và công nghệ của họ Các công ty có thể ngay lập tức lựa chọn và đầu tư vào các sinh viên hiện đang theo học ví dụ: học chuyên ngành thương mại quốc tế, kinh tế quốc tế và hậu cần tại trường đại học, tổ chức hội chợ nghề nghiệp ở trường và tham quan công ty, tuyển thêm thực tập sinh để đào tạo và tạo động lực cho sinh viên khơi dậy niềm đam mê với ngành ngay từ ban đầu

Tăng cường công tác thu hồi công nợ kết hợp huy động vốn phù hợp

Thu hồi công nợ là điều mà công ty để huy động vốn và sử dụng vốn phù hợp Muốn nhanh chóng cải thiện công tác thu hồi công nợ từ khách hàng thì công ty cần có nhiều biện pháp để vừa có thể thu hồi công nợ một cách nhanh chóng và vẫn giữ chân được khách hàng, vì vậy mà công ty cần thống kê số lượng khách hàng cần thu hồi công nợ hàng tháng, hàng năm để có phương thức thanh toán phù hợp với khách hàng trước khi giao hàng cho khách hàng, có cần thu tiền trước không hay có thể cung cấp công nợ theo tháng kí theo hợp đồng Đối với các khách hàng mới, công ty nên áp dụng phương thức thanh toán trả các loại cước phí trước khi giao hàng cho khách hàng Bên cạnh đó, tiếp tục đôn đốc bộ phận kế toán quản lý công nợ, cần lập báo cáo tài chính hàng tháng để có các phương án kịp thời xử lý và thu hồi công nợ

Ngoài ra để huy động nguồn vốn phù hợp công ty còn có thể tiến hành một số biện pháp sau:

- Thanh lý các tài sản cố định để thu hồi nguồn vốn như: máy móc, thiết bị không còn sử dụng nữa, làm giảm năng suất lao động

- Huy động nguồn vốn bằng cách huy động trong chính nội bộ doanh nghiệp trả công bằng trích lãi suất hợp lý, nhưng bên cạnh đó cũng nên tuyên truyền cho nhân viên công ty hiểu về lợi ích của việc cho công ty vay vốn

- Thực hiện cổ phần hoá bằng cách bán cổ phần cho các đối tác lớn, có kinh nghiệm Điều này giúp cho công ty vừa có nguồn vốn lớn để phát triển vừa có cơ hội để tiếp cận với những công nghệ mới, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm của những công ty lớn này

Tăng cường đầu tư về trang thiết bị và cơ sở vật chất, công nghệ thông tin hiện đại, có tính hữu dụng

Cở sở vật chất bị xuống cấp, đặc biệt với đối với trang thiết bị máy tính của công ty, máy tính của nhân viên thường xuyên bị đơ, khiến cho quá trình xử lý thông tin còn chậm Ngoài ra công ty chưa có cơ sở vật chất như kho bãi, phương tiện vận chuyển như xe đầu kéo, xe tải chính là một trong những rào cản lớn làm hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà Do đó công ty cần đầu tư trang thiết bị để phục vụ cho quá trình giao nhận, vận chuyển hàng hóa

Tuy nhiên, nguồn lực tài chính của công ty không cho phép công ty đầu tư đồng loạt, toàn diện thì công ty cần đầu tư có hiệu quả theo hướng thay thế dần những những thiết bị cũ và lạc hậu, bắt đầu từ những khâu cần thiết và cốt lõi nhất Phương tiện vận tải cần thiết thì đầu tư, nhưng đầu tư từ từ, tránh dàn trải

Cũng cần thúc đẩy việc sử dụng CNTT trong việc cung cấp các dịch vụ chấp

Những hệ thống tiên tiến này cho phép công ty vận hành hệ thống vận tải của mình một cách an toàn, giảm thiểu nhiều rủi ro vận chuyển, thể hiện tính chuyên nghiệp với công nghệ tiên tiến và sánh ngang với các công ty vận tải khác cả trong và ngoài nước Nâng cao CNTT còn giúp doanh nghiệp có thể nâng cao được chất lượng dịch vụ của mình

Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ, mọi chứng từ, thông tin liên quan tới hàng hóa phải được cập nhật chính xác và nhanh chóng, nhất là các chương trình cập nhật tự động điện tử Tư vấn/ hỗ trợ cung cấp các dịch vụ có liên quan hoặc phát sinh trong quá trình giao nhận - vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu như bảo hiểm, giám định, xin giấy phép, giấy chứng nhận, hay thông tin về thị trường, hàng hóa Định kỳ gửi email xin ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ và xin đóng góp của khách hàng về những cải tiến của công ty

Khi khách hàng khiếu nại, công ty phải có phúc đáp nhanh chóng và cùng khách hàng giải quyết Nếu các vấn đề phát sinh liên quan tới bên thứ ba thì công ty phải đứng ra đại diện cho khách hàng xem xét, hỗ trợ và giải quyết thoả đáng Thường xuyên chăm sóc khách hàng, tặng quà, khuyến mại, Thường xuyên liên lạc (điện thoại hoặc gặp mặt) để giữ vững mối quan hệ cũng như hỗ trợ thông tin cho khách hàng Tổ chức các buổi tiệc tri ân, gặp mặt khách hàng, các hội thảo về những điểm mới trong giao nhận vận tải Đẩy mạnh hoạt động marketing Để nâng cao thị phần, tăng năng lực cạnh tranh công ty cần đẩy mạnh các hoạt động marketing của công ty Công ty nên mở một phòng ban marketing riêng biệt, tuyển nhân sự có chuyên môn để họ có thể tập trung nghiên cứu và mở rộng thị trường, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng về cho công ty

Phòng marketing sẽ thiết kế lại website của công ty trông thu hút hơn, thường xuyên cập nhật thông tin đầy đủ, nhanh chóng và có thể liên kết với một số website phù hợp mà tại đó có tệp khách hàng mục tiêu để quảng bá dịch vụ của công ty

Ngoài ra còn có thể sử dụng nhiều công cụ social media (đa phương tiện) như Google, Facebook, tiktok… để tăng độ nhận diện với khách hàng, cài đặt chế độ tìm kiếm từ khoá “galaxy logistics” để khi khách hàng tìm kiếm thông tin về giao nhận vận chuyển hàng hoá, kết quả “galaxy” sẽ hiện ra trong 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên.

Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước và các bên liên quan

4.3.1 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước

Giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hợp tác, trao đổi giữa các nước, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển Nhưng hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, do vậy mà để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành Nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa để giúp các doanh nghiệp phát huy hiệu quả hơn nữa khi kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển Cụ thể:

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng đến hệ thống giao thông vận tải tại các cảng biển, sân bay, hệ thống đường bộ, đường sắt,… giúp cho quá trình cung ứng dịch vụ được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện Một trong những hạn chế đầu tiên kìm hãm sự phát triển của vận tải biển Việt Nam xuất phát từ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động giao nhận thiếu đồng bộ Ví dụ, Cát Lái (TP Hồ Chí Minh) là cảng container quốc tế lớn nhất Việt Nam, đầu mối trọng điểm trong hệ thống cảng biển vùng Đông Nam Bộ nhưng suốt nhiều năm bị bủa vây bởi ùn tắc đã làm suy giảm hoạt động kinh tế toàn khu vực nói chung và cũng làm cho các doanh nghiệp giao nhận như công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà gặp không ít khó khăn

- Xây dựng khung pháp lý đồng bộ, phù hợp cho hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Đồng thời bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật, văn bản pháp lí liên quan sao cho ngày càng chặt chẽ, đầy đủ, minh bạch để các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và thực hiện, tạo tâm lý an toàn cho các doanh nghiệp để họ yên tâm hoạt động Ngoài ra, cần tham khảo hệ thống pháp luật quốc tế để hoàn thiện hệ thống pháp luật hàng hải nước nhà nhằm giảm sự mâu thuẫn và tạo sự thống nhất, thuận tiện hơn trong việc xử lí các vụ tranh chấp, kiện tụng liên quan đến hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam

- Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp ngành giao nhận tiếp tục phát triển vững mạnh, thông qua đỏ phát triển nền thương mại – xuất nhập khẩu nói chung, nền kinh tế nói riêng Ngoài ra, chú trọng việc thực hiện đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục xuất nhập khẩu, khai báo hải quan tránh trường hợp luật chồng

- Thông thoáng và đơn giản hơn các thủ tục tính thuế và hoàn thuế Thực hiện các biện pháp hạn chế tiêu cực khi doanh nghiệp tới cơ quan thuế để hoàn thuế Ngoài ra, việc áp mã tỉnh thuế để khai báo Hải quan cũng là một vấn đề khó khăn, khiến các doanh nghiệp dễ nhầm lẫn, việc các biểu thuế xuất nhập khẩu thay đổi thường xuyên sẽ làm cho các doanh nghiệp lúng túng khi áp dụng Vì vậy, khi có sự thay đổi về chính sách thuế, Nhà nước cần công bố rộng rãi để các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình

- Tăng cường hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội với thế giới, tạo điều kiện cho kinh nói chung và ngành giao nhận vận tải nói riêng phát triển

- Nhà nước cần giảm chi phí chính thức và minh bạch, xóa bỏ các chi phí ngầm trong vận tải đường bộ Đồng thời tiến hành cơ cấu lại vận tải, nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa của các phương tiện như đường thủy, đường sắt

4.3.2 Kiến nghị với cơ quan Hải quan

Cơ quan Hải quan cần hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hải quan để dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời, tăng cường nâng cấp trang thiết bị hiện đại, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm điện tử để hoạt động thông quan hàng hóa thuận lợi và nhanh chóng hơn, tránh những lãng phí về thời gian và tiền bạc

Các văn bản hướng dẫn của hải quan tạo được tính minh bạch, rõ ràng và cần được phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp, để họ nắm vững quy trình và thủ tục cần thiết

Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển Bên cạnh đó, cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm khắc các cá nhân có hành vi tiêu cực làm cản trở hoạt động giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter - nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế ngân hà
Hình 1.1 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Trang 28)
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà - nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế ngân hà
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà (Trang 34)
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế  Ngân Hà giai đoạn 2021 - 2023 - nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế ngân hà
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 35)
Bảng 3.3. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Công ty TNHH  Giao nhận quốc tế Ngân Hà giai đoạn năm 2021 - 2023 - nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế ngân hà
Bảng 3.3. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận quốc tế Ngân Hà giai đoạn năm 2021 - 2023 (Trang 37)
Hình 3.1. Một số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của của Công ty TNHH Giao  Nhận Quốc Tế Ngân Hà - nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận quốc tế ngân hà
Hình 3.1. Một số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của của Công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w