MỤC LỤC
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích tổng hợp để đưa ra các nhận tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng biển của công ty đó là nhân tố bên trong công ty gồm: nhân tố con người, nhân tố tài chính, trình độ kĩ thuật công nghệ của doanh nghiệp và nhân tố bên ngoài công ty bao gồm: nhân tố tự nhiên, nền kinh tế thế giới và quan hệ hợp tác giữa các nước, các nhân tố trong nước, đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, và có những khoảng trống về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển vì vậy em đã lựa chọn đề tài khóa luận “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH giao nhận quốc tế Ngân Hà” để kế thừa và phát triển nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
TNHH giao nhận quốc tế Ngân Hà từ đó đưa ra những định hướng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty trong bối cảnh quốc tế hóa ngày càng phát triển.
-Thích hợp với hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế: Ngoài những hàng hóa nghiêm cấm xuất nhập dưới mọi hình thức, hầu như vận chuyển đường biển chấp nhận vẫn chuyển đa số các loại mặt hàng từ hàng hóa thông thường, hàng dễ vỡ cho đến hàng cồng kềnh có kích thước lớn như than đá, hóa chất, cà phê, tiêu, gốm sứ, may mặc,…. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới, tìm kiếm thị trường mới, liên kết liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài; tham gia sâu vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu khoa học công nghệ với các nước trên thế giới.
Tuy có nhiều cách diễn giải về thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, nhưng các cách diễn giải trên đều có đưa ra một điểm thống nhất về năng lực cạnh tranh là tạo ra lợi thế cạnh tranh (về: thị phần, doanh thu, khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, nguồn vốn, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ..) vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường hoặc là các đối thủ khác không có. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước; giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cao; điều kiện sản xuất ổn định do sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở kĩ thuật hiện đại; công nghệ tiên tiến; quy mô sản xuất lớn và nhờ đó giảm giá thành sản phẩm. Do đó, năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là khả năng tạo ra doanh thu, khả năng duy trì sự cạnh tranh trong dài hạn, liên tục cải thiện và đổi mới dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu suất, tốc độ và độ tin cậy từ hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển dựa trên việc doanh nghiệp sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn lực nhằm tạo ra lợi thế của dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Khi xét về mức độ cầu của khách hàng thì khi nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng và tốc độ tăng trưởng của ngành cao thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ giảm đi vì các công ty có cơ hội tăng doanh thu và khi cầu giảm đi thì các công ty phải cạnh tranh khốc liệt để có thể chiếm thị phần trong ngành đó. Nếu sản phẩm của ngành đó có mức độ khác biệt lớn so với các ngành khác, đòi hỏi vốn khi giá nhập cao, chi phí để chuyển đổi đối với khách hàng cao, khó có thể tiếp cận với các kệnh phân phối và rào cản từ nhà nước, các văn bản quy định pháp luật chặt chẽ thì áp lực cạnh tranh sẽ thấp và ngược lại. Đặc biệt trong ngành giao nhận vận chuyển hàng hóa, các công ty giao nhận vận chuyển phải chi trả trước cước vận tải, cước vận chuyển trước khi có thể thu lại từ khách hàng, vì vậy mà yêu cầu các công ty vận chuyển phải có đủ nguồn lực tài chính để đảm bảo chi trả cho các chi phí phát sinh trước khi thu lại từ khách hàng.
Nguyên nhân là do bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, có thể nói là bất ổn hơn nhiều so với các dự đoán trước đó: Đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát; cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài; Trung Quốc thắt chặt chính sách Zero COVID; xung đột tại dải Gaza (Trung Đông); căng thẳng tại biển Đỏ dẫn đến nền kinh tế thế giới giảm cầu trong khi các chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh tăng cao. Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty Tuy nhiên, chúng ta không thể không nhắc đến các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty có uy tín và thương hiệu trong ngành như Indo Trần, DH Logistics, Bee Logistics, Bách Việt…Đây là những đối thủ của công ty đã thành lập nhiều năm và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành giao nhận vận chuyển hàng hóa. Đầu tiên ta sẽ đánh giá về tổng doanh thu của công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà như bảng 3.1 thể hiện doanh thu của công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Ngân Hà Năm 2021 doanh thu công ty Ngân Hà đạt gần 35,3 tỷ đồng đến năm 2022 tình hình dịch Covid-19 đã ổn định trở lại, nhu cầu giao nhận vận chuyển logistics tăng cao nên doanh thu tăng lên 44,025 tỷ đồng, đến năm 2023 doanh thu của công ty tiếp tục tăng lên tới hơn 50 tỷ đồng.
Mặc dù thời gian qua, công ty không ngừng mở rộng mối quan hệ với hãng tàu, và đại lý, mở rộng quy mô kinh doanh với các luồng tuyến đi các quốc gia trong khối ASEAN nhưng công ty vẫn chưa thể có được giá cước đầu vào cạnh tranh để cung cấp và báo giá cạnh tranh tới khách hàng bằng các doanh nghiệp giao nhận và vận chuyển lớn trong nước và nước ngoài. Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp hơn so với thời kỳ trước, giá cước cũng tăng lên đáng kể, cùng với đó là các loại phụ phí địa phương mà các hãng vận chuyển thu, điều này gây áp lực về giá đầu vào cho công ty, nếu không có khối lượng vận chuyển lớn thì quyền thương lượng về giá với các hãng tàu cũng giảm đi.
Năng lực chuyên môn tốt, nghiệp vụ đảm bảo không những giúp hoạt động của công ty được vận hành một cách trôi chảy mà còn giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế tối đa những thiệt hại xảy ra do lỗi tác nghiệp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty, muốn làm được điều đó, công ty cần: Thường xuyên thúc đẩy, nâng cao đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho nhân viên và chỉ đạo đội ngũ dịch vụ khách hàng và khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học để nâng cao kỹ năng tay nghề, trình độ và tính chuyên nghiệp cao. Các công ty có thể ngay lập tức lựa chọn và đầu tư vào các sinh viên hiện đang theo học ví dụ: học chuyên ngành thương mại quốc tế, kinh tế quốc tế và hậu cần tại trường đại học, tổ chức hội chợ nghề nghiệp ở trường và tham quan công ty, tuyển thêm thực tập sinh để đào tạo và tạo động lực cho sinh viên khơi dậy niềm đam mê với ngành ngay từ ban đầu. Muốn nhanh chóng cải thiện công tác thu hồi công nợ từ khách hàng thì công ty cần có nhiều biện pháp để vừa có thể thu hồi công nợ một cách nhanh chóng và vẫn giữ chân được khách hàng, vì vậy mà công ty cần thống kê số lượng khách hàng cần thu hồi công nợ hàng tháng, hàng năm để có phương thức thanh toán phù hợp với khách hàng.
Ngoài ra, việc áp mã tỉnh thuế để khai báo Hải quan cũng là một vấn đề khó khăn, khiến các doanh nghiệp dễ nhầm lẫn, việc các biểu thuế xuất nhập khẩu thay đổi thường xuyên sẽ làm cho các doanh nghiệp lúng túng khi áp dụng. Cơ quan Hải quan cần hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hải quan để dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời, tăng cường nâng cấp trang thiết bị hiện đại, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm điện tử để hoạt động thông quan hàng hóa thuận lợi và nhanh chóng hơn, tránh những lãng phí về thời gian và tiền bạc. Cỏc văn bản hướng dẫn của hải quan tạo được tớnh minh bạch, rừ ràng và cần được phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp, để họ nắm vững quy trình và thủ tục cần thiết.