1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường châu âu của công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long trong bối cảnh việt nam tham gia evf

62 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Cơ hội và thách thức khi nhập khẩuthiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường Châu Âu của Công ty Cổphần Thương mại Đầu tư Hoà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI NHẬP KHẨUTHIẾT BỊ MÁY MÓC CÔNG TRÌNH CHUYÊNDÙNG TỪ THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HOÀNGLONG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Cơ hội và thách thức khi nhập khẩuthiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường Châu Âu của Công ty Cổphần Thương mại Đầu tư Hoàng Long trong bối cảnh Việt Nam tham giaEVFTA” là công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng

dẫn TS Nguyễn Bích Thủy Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụngmột cách trung thực.

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, em đã tham khảo một số tài liệu đãđược liệt kê rõ ràng trong danh mục tài liệu tham khảo Các số liệu phân tích đượcnêu trong khóa luận này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa đượctrình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2024

Sinh viên thực hiệnHuyềnPhạm Thị Huyền

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn tới BanGiám đốc, các bộ phận phòng ban của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư HoàngLong đã giúp đỡ và hỗ trợ em nhiệt tình trong thời gian thực tập và nghiên cứu sốliệu để hoàn thiện bài khóa luận Thời gian thực tế tại công ty đã giúp em thu đượcrất nhiều kiến thức chuyên ngành bổ ích, hiểu biết được văn hóa lao động trongdoanh nghiệp và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế.

Em xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường, các thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinhdoanh quốc tế đã giúp đỡ, giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý báuđể thực hiện khóa luận Các thầy cô đã hỗ trợ em lựa chọn đề tài phù hợp và tạođiều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất Đặc biệt, emvô cùng biết ơn TS Nguyễn Bích Thủy, cô đã tận tình chữa bài và hướng dẫn emqua các buổi họp để em có thể hoàn thành bài khóa luận quan trọng này.

Dù đã vô cùng cố gắng, song vì còn hạn chế về kiến thức và chưa có nhiềukinh nghiệm thực tế, nên khóa luận tốt nghiệp này chắc chắn không thể tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, góp ý từ toàn thểcác thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục đích nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5 Phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu 5

1.7 Kết cấu của khóa luận 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY MÓC CÔNGTRÌNH CHUYÊN DÙNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA EVFTA72.1 Khái quát chung về nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng 7

2.1.1 Khái niệm về nhập khẩu và thiết bị máy móc công trình chuyên dùng 72.1.2 Các hình thức nhập khẩu chủ yếu 8

2.1.3 Vai trò của nhập khẩu 10

2.1.4 Đặc điểm của nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng 102.2 Khái quát về Hiệp định EVFTA 11

2.2.1 Bối cảnh ra đời 11

2.2.2 Một số nội dung chính của EVFTA 12

2.2.3 Những quy định trong EVFTA liên quan đến nhập khẩu thiết bị máymóc công trình chuyên dùng từ thị trường Châu Âu 14

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyêndùng của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA 16

2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 16

2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 18

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHINHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY MÓC CÔNG TRÌNH CHUYÊN DÙNG TỪ THỊ

Trang 5

TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ

HOÀNG LONG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA EVFTA 21

3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long 21

3.4 Cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyêndùng từ thị trường Châu Âu của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư HoàngLong trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA 35

Trang 6

4.1 Định hướng đối với nhập khẩu của công ty trong bối cảnh Việt Nam tham

gia EVFTA 42

4.1.1 Định hướng chung đối với hoạt động nhập khẩu của công ty 42

4.1.2 Định hướng đẩy mạnh nhập khẩu từ thị trường Châu Âu trong bốicảnh Việt Nam tham gia EVFTA 43

4.2 Giải pháp để tận dụng cơ hội, đối phó với thách thức khi nhập khẩu thiết bịmáy móc công trình chuyên dùng từ thị trường Châu Âu của Công ty Cổ phầnThương mại Đầu tư Hoàng Long 44

4.2.1 Giải pháp tận dụng cơ hội 44

4.2.2 Giải pháp đối phó với thách thức 45

4.3 Một số kiến nghị với các bên liên quan 47

4.3.1 Đối với Nhà nước 47

4.3.2 Đối với doanh nghiệp 49

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼDanh mục bảng

Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Longgiai đoạn 2020 - 2022 24Bảng 3.2 Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư HoàngLong giai đoạn 2020 - 2022 26Bảng 3.3 Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư HoàngLong giai đoạn 2020 - 2022 27Bảng 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tưHoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 28Bảng 3.5 Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phầnThương mại Đầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 28Bảng 3.6 Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Công ty Cổ phầnThương mại Đầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 30Bảng 3.7 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty Cổ phần Thương mạiĐầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 31Bảng 3.8 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ ChâuÂu theo cơ cấu sản phẩm của công ty giai đoạn 2020 - 2022 34Bảng 3.9 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc công trìnhchuyên dùng từ Châu Âu của công ty giai đoạn 2020 - 2022 36

Danh mục hình

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long 22Hình 3.2 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tưHoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 30Hình 3.3 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ ChâuÂu của công ty giai đoạn 2020 - 2022 33Hình 3.4 Cơ cấu các sản phẩm thiết bị máy móc công trình chuyên dùng nhập khẩutừ Châu Âu của công ty giai đoạn 2020 - 2022 34Hình 3.5 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùngtừ Châu Âu của công ty giai đoạn 2020 - 2022 36

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTừ viết tắt Tiếng Việt

VBHN - VPQH Văn bản hợp nhất - Văn phòng Quốc hội

Từ viết tắt Tiếng Anh

Từ viết tắtNghĩa Tiếng AnhNghĩa Tiếng Việt

ACFTA ASEAN - China Free TradeArea

Hiệp định Thương mại Tự doASEAN - Trung QuốcADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu ÁASEAN Association of South East Asian

EVFTA EU - Vietnam FreeTrade Agreement

Hiệp định thương mại tự do ViệtNam - Liên minh châu ÂuEVIPA EU - Vietnam Investment

Protection Agreement

Hiệp định bảo hộ đầu tư ViệtNam - Liên minh châu Âu

Trang 9

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trade Agreement Hiệp định thương mại tự doGDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địaGPA Government Procurement

Agreement Hiệp định mua sắm chính phủILO International Labour

Organization Tổ chức Lao động Quốc tế

M&A Mergers and Acquisitions Sáp nhập và Mua lại

OECD Organization for EconomicCooperation and

Tổ chức Hợp tác và Phát triểnKinh tế

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ với nhiều loạihình khác nhau, mà trong đó, phổ biến nhất là dưới dạng các hiệp định thương mạitự do song phương và đa phương Các hiệp định này tạo điều kiện về tự do thươngmại, ưu đãi thuế quan, mở cửa đến các thị trường mới giúp các quốc gia và khu vựccó thể tận dụng những lợi thế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, bên cạnhnhững thách thức song hành Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, ViệtNam cũng tham gia vào đường đua hội nhập và mạnh mẽ nhất là bằng các hợp tácsong phương và đa phương với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới Theothống kê của Trung tâm WTO và Hội nhập, tính đến tháng 08/2023, Việt Nam có16 FTAs có hiệu lực và 3 FTAs đang đàm phán Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tựdo Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực ngày 01/08/2020 hứa hẹn sẽ là một trongcác “xung lực” cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam bởi nó mở ra nhiều ưu đãi vềthuế và phi thuế cho Việt Nam tại thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng như EU.

Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độtăng trưởng khá cao và được xem là quốc gia có nền kinh tế năng động trong khuvực Đông Nam Á Việc chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế rất cầnthiết, đặc biệt là khi nước ta đang ở giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, nhằm hướng tới một nước công nghiệp thực thụ Theo báo cáo củangân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đứng thứ2 Châu Á về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và mức đầu tư cơ sở hạ tầng bình quâncủa Việt Nam khoảng 5,7% GDP, chỉ đứng sau Trung Quốc (6,8%) Từ đó, có thểthấy nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị công trình từ nước ngoài để phục vụ hoạtđộng sản xuất trong nước là rất lớn.

Một trong số những công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu phục vụ nhu cầutrên là Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long với hơn 8 năm kinhnghiệm nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ nhiều nơi trên thếgiới Trong đó, Châu Âu là thị trường nhập khẩu chủ lực của công ty với hơn 30%trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2020 - 2022 Hiệp địnhEVFTA đi vào thực thi đã mang lại lợi thế lớn cho công ty trong hoạt động nhập

Trang 11

khẩu hàng hóa từ Châu Âu và liệu công ty có thể tận dụng cơ hội này để phát triểnkhông?

Nhận thức được tầm quan trọng của cơ hội và thách thức của Hiệp định đối

với hoạt động nhập khẩu của công ty, em đã lựa chọn đề tài: “Cơ hội và thách thứckhi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường Châu Âucủa Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long trong bối cảnh Việt Namtham gia EVFTA” để làm khóa luận tốt nghiệp Em hi vọng đề tài này sẽ mang lại

cho công ty một số đóng góp trong quá trình phát triển nâng cao hoạt động nhậpkhẩu, giúp công ty tận dụng hơn nữa được cơ hội cũng như đối phó được với nhữngthách thức khi nhập khẩu từ thị trường Châu Âu trong bối cảnh Việt Nam tham giaEVFTA.

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ hội và thách thức:

Đinh Thị Thanh Long (2015), “Chuỗi giá trị toàn cầu - Cơ hội và thách thức

cho sự phát triển”, bài viết trên Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 159,

tháng 8 năm 2015 Bài viết phân tích các cơ hội mang tính đột phá cho các nướckém phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi tham gia vào nền kinh tế thế giớivới sự hiện diện của các quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, mặc dù ở các mức độkhác nhau Đồng thời, bài viết cũng xem xét một số trở ngại đối với các nước cũngnhư phản ứng chính sách được thiết lập trong mối quan hệ với chuỗi giá trị.

Nguyễn Hồng Quân (2018), “M&A trong thương mại điện tử - cơ hội và thách

thức cho hệ sinh thái thương mại điện tử của Việt Nam” Nghiên cứu đã tổng hợp lý

thuyết về hệ sinh thái thương mại điện tử, thống kê, phân tích tình hình M&A tronglĩnh vực thương mại điện tử của các thương hiệu Việt Nam sở hữu (trong khoảng 5năm gần đây) đặt trong bối cảnh M&A xuyên biên giới (thương vụ M&A nướcngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài) để thấy rõ những cơ hội và tháchthức đặt ra cho hệ sinh thái thương mại điện tử của Việt Nam trong thời gian tớinhằm đưa ra một số kiến nghị để thiết lập hệ sinh thái thương mại điện tử của ViệtNam và tạo dựng một nền tảng vững chắc cho thương mại điện tử của Việt Namtrước bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Trang 12

Nguyễn Thị Nhung (2020), “Đầu tư xanh - cơ hội và thách thức” Nghiên cứu

đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên các tiêu chí bảo vệ môi trường nhằm tác độngtích cực đến môi trường, và tạo ra một khoản lợi nhuận tài chính nhất định đối vớicác khoản đầu tư được thực hiện Nghiên cứu chỉ ra các cơ hội phát triển của đầu tưxanh và những thách thức mà các chủ thể tham gia đầu tư xanh sẽ phải đối mặt.Ngoài ra, bài viết nhấn mạnh vai trò của Chính phủ trong việc đẩy mạnh hoạt độngđầu tư xanh tại các quốc gia.

Nguyễn Hoàng Tố Loan (2021), “Con đường chuyển đổi số trong kiểm toán:

cơ hội và thách thức” Bài viết trình bày nhu cầu của chuyển đổi số đối với xã hội

Việt Nam nói chung và với ngành nghề kiểm toán nói riêng; phân tích thực trạng vềquá chuyển đổi số cũng như ảnh hưởng của chuyển đổi số trong nghề nghiệp kiểmtoán với tiêu biểu và tiên phong là kiểm toán độc lập Tiếp theo, các tác giả đánh giácác cơ hội cũng như thách thức của chuyển đổi số trong trong lĩnh vực kiểm toánhiện nay đồng thời đưa ra các kiến nghị trong quá trình xây dựng chiến lược chuyểnđổi số trong kiểm toán.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ hội và thách thức khi nhậpkhẩu:

Nguyễn Thị Quỳnh (2021), “Cơ hội và thách thức nhập khẩu nguyên liệu sản

xuất các sản phẩm từ nhựa từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH vật tưđiện tử Yunqing Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định ACFTA” Mục đích

của luận văn nhằm tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi nhập khẩu nguyên liệusản xuất từ nhựa từ Trung Quốc về Việt Nam trong bối cảnh thực thi ACFTA tạiViệt Nam với thực tế là Công ty TNHH vật tư điện tử Yunqing Việt Nam Nghiêncứu đã hệ thống cơ sở lý thuyết về nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ nhựa trongbối cảnh Hiệp định ACFTA, trình bày thực trạng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từnhựa của Công ty TNHH vật tư điện tử Yunqing Việt Nam trong bối cảnh thực thiACFTA Từ đây, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để tận dụng cơ hội và đối phóvới thách thức nhập khẩu nhựa nguyên liệu sản xuất của Công ty trong bối cảnhthực thi Hiệp định ACFTA.

Nguyễn Thanh Tâm, Vũ Đức Bình (2023), “Thực trạng xuất nhập khẩu giữa

Việt Nam và Trung Quốc: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới”, bài viết trên

Trang 13

Tạp chí Công thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số18 tháng 8 năm 2023 Bài nghiên cứu đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu giữa ViệtNam và Trung Quốc trong bối cảnh mới Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạngViệt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn xuất khẩu Do đó, cán cân thươngmại giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn ở trạng thái nhập siêu Từ đó, bài nghiêncứu chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh mới.

Từ các công trình nghiên cứu ở trên, có thể thấy có nhiều đề tài nghiên cứu vềcơ hội và thách thức trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, từ giáo dục, đến tôn giáo, địa lý,kinh tế, Cũng có không ít đề tài nghiên cứu đến cơ hội và thách thức trong nhậpkhẩu Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập đến cơ hội và thách thức đối với nhậpkhẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng Chính vì vậy, khóa luận này của emsẽ đi sâu vào phân tích khía cạnh nhập khẩu, những cơ hội và thách thức mà Côngty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long sẽ gặp phải khi nhập khẩu sản phẩmnày từ thị trường Châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA.

1.3 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết liên quan đến nhập khẩu, cơ hội và tháchthức đối với nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng của doanh nghiệpViệt Nam.

- Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị máy móc công trìnhchuyên dùng từ thị trường Châu Âu của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tưHoàng Long, cùng những cơ hội và thách thức mà công ty sẽ gặp phải, đặc biệt làtrong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA.

- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải giải pháp để tận dụng cơ hội và đốiphó với thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thịtrường Châu Âu của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long trong bốicảnh Việt Nam tham gia EVFTA.

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu cơ hội và thách thức trong nhập khẩuthiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường Châu Âu của Công ty Cổphần Thương mại Đầu tư Hoàng Long trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA.

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Trang 14

- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầutư Hoàng Long, cụ thể là tại Phòng Kinh doanh.

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng các số liệu được thu thậptrong khoảng thời gian từ 01/01/2020 đến 31/12/2022.

- Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu, phân tích và đánh giá cơ hội và thách thứckhi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường Châu Âu củaCông ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long, nhất là trong bối cảnh Việt Namtham gia EVFTA, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để tận dụng cơ hội và đối phóvới thách thức.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động nhập khẩu, Hiệpđịnh EVFTA trong các tài liệu tham khảo như sách, báo, internet, các kết quảnghiên cứu trước đó.

Thu thập các số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh,hoạt động nhập khẩu của công ty từ thị trường Châu Âu trong các tài liệu từ vănphòng chuyên môn của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long.

Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu:

Từ các dữ liệu thu thập được qua phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, sẽ tiếnhành phân tích các dữ liệu đó thông qua các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễngiải và quy nạp các thông tin từ các lý thuyết để phát hiện vấn đề và đề xuất cáchướng giải quyết cho đề tài, từ đó đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

1.7 Kết cấu của khóa luận

Đề tài được trình bày theo kết cấu bao gồm bốn chương, cụ thể như sau:Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyêndùng trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA.

Chương 3: Phân tích thực trạng cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bịmáy móc công trình chuyên dùng từ thị trường Châu Âu của Công ty Cổ phầnThương mại Đầu tư Hoàng Long trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA.

Trang 15

Chương 4: Giải pháp để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức khi nhậpkhẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường Châu Âu của Công tyCổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long trong bối cảnh Việt Nam tham giaEVFTA.

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY MÓCCÔNG TRÌNH CHUYÊN DÙNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM

GIA EVFTA

2.1 Khái quát chung về nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng

2.1.1 Khái niệm về nhập khẩu và thiết bị máy móc công trình chuyên dùnga Nhập khẩu

Theo Lý luận về thương mại quốc tế: “Nhập khẩu là việc quốc gia này muahàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác là việc nhà sản xuất nướcngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng trong nước”.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhập khẩu hàng hóa vàdịch vụ (thương mại hàng hoá) là hàng hoá được bổ sung vào kho vật chất của mộtquốc gia bằng cách đưa vào lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó.

Theo khoản 2 điều 28, chương 2 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH ngày05/07/2019 về Luật thương mại, quy định “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóađược đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trênlãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, nhập khẩu nhìn chung được hiểu là hoạt động mua hàng hóa/dịch vụvượt qua biên giới của một quốc gia, khi đó người bán (nhà xuất khẩu) và ngườimua (nhà nhập khẩu) có trụ sở kinh doanh ở hai quốc gia khác nhau, hàng hóa/dịchvụ có sự di chuyển qua biên giới quốc gia.

b Thiết bị máy móc công trình chuyên dùng

Thiết bị máy móc công trình chuyên dùng là các loại máy móc, thiết bị cóchức năng giúp con người giải quyết các công việc nặng nhọc vượt quá khả năngcủa chúng ta Cụ thể là nó chuyên dùng để thực hiện thi công các công trình hoặccũng có thể dùng để di dời, tháo lắp một số vật dụng có khối lượng lớn Thôngthường các loại thiết bị máy móc công trình chuyên dùng sẽ có tải trọng lớn vàchuyên dùng để phục vụ những công việc cần nhiều sức lực mà con người khôngthể làm được.

Vì vậy, có thể nói sự ra đời của thiết bị máy móc công trình chuyên dùng đãgiúp cho việc thi công các công trình trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, hạn chếtình trạng làm việc quá sức cho người lao động, giảm thiểu được chi phí nhân công.

Trang 17

Thiết bị máy móc công trình chuyên dùng rất đa dạng và gồm nhiều chủngloại Chúng cũng có tính năng kỹ thuật, phương thức làm việc,… rất khác nhau Vìthế mà việc phân loại chúng được dựa theo nhiều cách khác nhau Chẳng hạn như:theo công dụng, theo phương thức di chuyển, theo đặc điểm quá trình làm việc,…

Nhập khẩu trực tiếp có đặc điểm là được tiến hành một cách đơn giản Bênnhập khẩu phải nghiên cứu kỹ thị trường tìm đối tác, ký kết hợp đồng và thực hiệntheo đúng với hợp đồng, phải tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí giao dịch, nghiêncứu, giao nhận, kho bãi cùng với các chi phí có liên quan.

b Nhập khẩu ủy thác

Nhập khẩu ủy thác là nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp trong nướccó vốn, có nhu cầu nhập khẩu nhưng lại không có quyền tham gia vào các quan hệxuất nhập khẩu trực tiếp hay xét thấy nhập khẩu trực tiếp không có lợi (bên ủy thác),đã ủy thác cho doanh nghiệp khác có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương(bên được ủy thác) tiến hàng nhập khẩu theo yêu cầu của mình Bên nhận ủy tháccó nghĩa vụ đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, làm thủ tục nhậpkhẩu theo yêu cầu của bên ủy thác và được nhận một khoản phí gọi là phí ủy thác.

Nhập khẩu ủy thác có đặc điểm như sau:

Bộ phận ủy thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không phảitìm hiểu thị trường mà bên nhận ủy thác chỉ đứng ra đại diện cho bên ủy thác để tìmcách giao dịch với các đối tác nước ngoài Nếu có sự cố xảy ra thì họ là người thaymặt bên uỷ thác có thể khiếu nại, đòi bồi thường khi tổn thất xảy ra Trong hợpđồng ủy thác doanh nghiệp phải ký đồng thời hai hợp đồng là hợp đồng thương mạivà hợp đồng ủy thác nhập khẩu với bên ủy thác.

Trang 18

c Bán buôn đối lưu

Bán buôn đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đóxuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượnghàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhập về Như vậy, bán buôn đốilưu thực chất chỉ là sự trao đổi hàng hóa giữa các bên tham gia Đồng tiền chỉ đóngvai trò cơ bản là chức năng tính toán chứ không sử dụng vai trò là chức năng thanhtoán Người mua và người bán vừa phải làm thủ tục xuất hàng đi và làm thủ tụcnhập hàng về Do đó, hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhậpkhẩu Xét dưới góc độ ngoại thương, thực chất đây là hoạt động trao đổi hàng hóakhông làm tăng hay giảm cán cân thương mại của các quốc gia tham gia, hoạt độngmua và bán chỉ là hình thức nên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đóng vai trò hỗtrợ cho quan hệ trao đổi đó.

d Nhập khẩu gia công

Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu (là bênnhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía người xuất khẩu (bênđặt gia công) về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp đồng ký kếtgiữa hai bên.

e Nhập khẩu liên doanh

Nhập khẩu liên doanh là một hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kếtkỹ thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanhnghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giaodịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúcđẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãinếu lỗ thì cùng phải chịu.

Trang 19

2.1.3 Vai trò của nhập khẩu

Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành ngoại thương Có thể hiểu đólà việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nướchoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bólẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới.

Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước,tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánhcủa đất nước trên cơ sở chuyên môn hóa.

Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội địa và hàng ngoại nhập, tạo rađộng lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo rasự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất.

Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra sự phát triển vượtbậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trìnhđộ phát triển trong xã hội.

Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chếđộ tự cấp, tự túc.

Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt (hàng hóa hiếm hoặc quá hiệnđại mà trong nước không thể sản xuất được).

2.1.4 Đặc điểm của nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng

Thiết bị máy móc công trình chuyên dùng là mặt hàng kỹ thuật nên đòi hỏiphải có sự am hiểu, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, biết cách vận hành, sử dụngvà bảo quản chúng Thiết bị máy móc công trình chuyên dùng có nhiều dòng sảnphẩm, khác nhau về tính năng kỹ thuật, phương thức làm việc Đây là đặc điểm tạonên tính phức tạp cho mặt hàng này nên các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt độngnhập khẩu hết sức lưu ý.

Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu tất nhiên các doanh nghiệp Việt Nam phảilàm việc với đối tác nước ngoài và thị trường nước ngoài Điều này làm cho côngviệc kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn và rủi ro hơn.Nguyên nhân chính ở đây là do có sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán,luật pháp giữa các quốc gia trên thế giới Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp

Trang 20

Việt Nam khi thực hiện hoạt động nhập khẩu ở thị trường nước ngoài cụ thể nào đócần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Một đặc điểm nữa mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý khi tiếnhành hoạt động nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng, đó là hệ thốngthông tin về sản phẩm, doanh nghiệp nước ngoài, thị trường nước ngoài Chínhkhoảng cách về địa lý đã làm cho thông tin trở nên khó tin cậy Còn nếu muốn cóthông tin chính xác thì chỉ còn cách tay sờ, mắt thấy sản phẩm, điều này có thể làmđược nhưng liệu doanh nghiệp nhập khẩu có đủ khả năng tài chính hay không khitiến hành hoạt động nhập khẩu liên tục Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp cầntìm các nguồn cung cấp thông tin đảm bảo chính xác, đầy đủ và toàn diện.

Trong hoạt động nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương cũng là mộtphần rất quan trọng Nó ràng buộc trách nhiệm của mỗi bên và là cơ sở để giảiquyết tranh chấp không mong muốn xảy ra Do đó các doanh nghiệp khi tiến hànhhoạt động nhập khẩu cần lập hợp đồng ngoại thương chặt chẽ đảm bảo quyền lợicho mình.

2.2 Khái quát về Hiệp định EVFTA

2.2.1 Bối cảnh ra đời

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với những cam kếtmở cửa toàn diện, sâu rộng và có tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam cũng nhưcác nước thành viên, và được coi là một trong những FTA toàn diện và tham vọngnhất mà EU dự định ký kết với một quốc gia đang phát triển Sau FTA vớiSingapore (ký tháng 10/2018), đây là FTA thứ hai EU đã thực hiện ký kết trong khuvực ASEAN EU và Việt Nam trong tiến trình đàm phán và ký kết EVFTA đã trảiqua các dấu mốc thời gian quan trọng như:

- 01/12/2015: Sau ba năm với 14 vòng đàm phán, Việt Nam và EU đã đạtđược thỏa thuận nguyên tắc về toàn bộ nội dung cơ bản của Hiệp Định.

- 01/02/2016: Văn bản chính thức của hiệp định được công bố Việc EU khôngcó thẩm quyền ký kết các thỏa thuận liên quan đến đầu tư khiến việc ký kết EVFTAbị trì hoãn.

Trang 21

- 26/06/2018: Nội dung bảo hộ đầu tư được tách ra khỏi Hiệp định EVFTA trởthành một hiệp định với tên gọi là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU(EVIPA).

- 17/10/2018: Ủy ban châu Âu chính thức thông qua EVFTA và EVIPA.- 30/06/2019: Cao ủy Thương mại châu Âu và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao -Thương mại Roumanie tới Hà Nội ký 2 hiệp định.

- 12/02/2020: Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và EVIPA.- 01/08/2020: Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực đối với cả hai bên.Với tư cách là một khối liên kết thay vì các quốc gia riêng rẽ, EVFTA làm mộtFTA song phương đặc biệt EVFTA được ký giữa một liên kết kinh tế quốc tế cótrình độ hội nhập, phát triển cao và một quốc gia đang phát triển nên EVFTA đượcđánh giá như là một FTA Bắc - Nam.

2.2.2 Một số nội dung chính của EVFTA

Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèmtheo với các nội dung chính là:

Thương mại hàng hóa:

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóabỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực,EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kimngạch xuất khẩu của Việt Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại,EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạnngạch là 0%.

Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngaykhi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhậpkhẩu) Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuấtkhẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuếquan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu) Đối vớikhoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhậpkhẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

Thương mại dịch vụ và đầu tư:

Trang 22

Dịch vụ ngân hàng: Ngoài 4 ngân hàng mà nhà nước đang nắm cổ phần chiphối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank Trong vòng 5 năm kể từ khiHiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổchức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.

Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biêngiới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam.

Dịch vụ viễn thông: Mức cam kết tương đương trong Hiệp định Đối tác Toàndiện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Đặc biệt đối với dịch vụ viễnthông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, Việt Nam cho phép EU được lậpdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn quá độ.

Dịch vụ phân phối: Việt Nam chấp nhận bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tếsau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệthống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử Cho phép các doanh nghiệp EUđược bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành.

Mua sắm của Chính phủ:

Thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ(GPA) của WTO Việt Nam cam kết mở cửa mua sắm của các Bộ, ngành trungương, một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, thành phố Hà Nội, thành phố HồChí Minh, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 34 bệnhviện thuộc Bộ Y tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ ChíMinh và một số Viện thuộc trung ương Đối với dược phẩm, Việt Nam cam kết chophép các doanh nghiệp EU được tham gia đấu thầu mua sắm dược phẩm của Bộ Ytế và bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế với một số điều kiện và lộ trình nhất định.

Trang 23

Về thực thi, Hiệp định có quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới đối vớihàng xuất khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cam kết về đối xử tối huệ quốc (MFN), đảm bảo dành cho các tổ chức, cánhân của EU được hưởng những lợi ích về tiêu chuẩn bảo hộ.

Doanh nghiệp Nhà nước:

Hiệp định điều chỉnh hoạt động thương mại của các doanh nghiệp do Nhànước sở hữu hoặc kiểm soát và doanh nghiệp độc quyền có quy mô hoạt độngthương mại đủ lớn, với các nghĩa vụ chính như phải hoạt động theo cơ chế thịtrường, không có sự phân biệt đối xử trong mua bán hàng hóa, minh bạch hóa cácthông tin cơ bản của doanh nghiệp.

Thương mại điện tử:

Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử.Hai bên cũng cam kết hợp tác thông qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lýđược đặt ra trong thương mại điện tử như trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụtrung gian, ứng xử với các hình thức liên lạc điện tử trong thương mại và bảo vệngười tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử.

Minh bạch hóa:

Cam kết đảm bảo một môi trường pháp lý hiệu quả và có thể dự đoán đượccho các chủ thể kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thương mại và phát triển bền vững:

Việt Nam và EU cam kết theo đuổi phát triển bền vững, bao gồm phát triểnkinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Cam kết về việc thúc đẩy phê chuẩnvà thực thi có hiệu quả các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tăngcường hợp tác và thực thi các công ước về lao động và môi trường.

2.2.3 Những quy định trong EVFTA liên quan đến nhập khẩu thiết bị máy móccông trình chuyên dùng từ thị trường Châu Âu

Trong Hiệp định EVFTA, có 3 cam kết có ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩuthiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ Châu Âu của các doanh nghiệp ViệtNam Cụ thể là:

Cam kết của Việt Nam về thuế đối với hàng hóa của EU:

Trang 24

Cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam được quy định tại Tiểu phụ lục 2-A-2,chương 2 của EVFTA Theo đó, Việt Nam cam kết thuế ưu đãi theo từng dòng thuếvà áp dụng thống nhất cho hàng hóa đến từ bất kỳ nước thành viên EU nào.

Trong tổng thể, Việt Nam cam kết ưu đãi cho hàng hóa EU nhập khẩu vàoViệt Nam theo lộ trình như sau:

- Loại bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 48,5% số dòngthuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu hiện tại của EU sang Việt Nam;

- Sau 7 năm, sẽ loại bỏ thuế quan đối với tổng cộng 91,8% số dòng thuế,tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam;

- Sau 10 năm, sẽ loại bỏ thuế quan đối với tổng cộng 98,3% số dòng thuế,tương đương 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam;

- Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết dành hạn ngạch thuếquan (đường, muối, trứng gia cầm và thuốc lá ), hoặc không cam kết cắt giảm thuếquan (một số sản phẩm ô tô).

Cụ thể, đối với máy móc, thiết bị nói chung và thiết bị máy móc công trìnhchuyên dùng nói riêng, Việt Nam cam kết như sau:

Cam kết Cam kết thuế quan của Việt Nam dành cho EU

Cam kết về hàng tân trang:

Hàng tân trang trong EVFTA được xác định là hàng hóa có một phần hoặctoàn bộ các bộ phận là từ hàng hóa đã qua sử dụng nhưng có tính năng, điều kiệnhoạt động, tuổi thọ sử dụng và bảo hành tương tự sản phẩm mới.

Cam kết của cả Việt Nam và EU trong EVFTA đối với hàng tân trang như sau:- Cam kết áp dụng cơ chế đối với hàng tân trang phải tương tự như áp dụngđối với sản phẩm mới (được phép nhập khẩu, được hưởng ưu đãi thuế quan nếu cóchứng nhận xuất xứ theo EVFTA );

- Mỗi bên có quyền đặt ra các yêu cầu riêng về dân nhân đối với hàng tântrang để người mua không nhầm lẫn;

Trang 25

- Thời điểm bắt đầu thực hiện cam kết về hàng tân trang là sau không quá 3năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực.

Cam kết về hàng sửa chữa:

Hàng sửa chữa trong EVFTA được hiểu là hàng hóa trải qua quy trình để khắcphục các lỗi hoạt động hoặc các hư hại đáng kể, đưa hàng hóa trở lại chức năng banđầu hoặc bảo đảm tuân thủ với các yêu cầu kỹ thuật để sử dụng Hàng sửa chữa baogồm cả hàng hóa được phục chế hoặc bảo trì Liên quan đến loại hàng hóa nàytrong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết:

- Không áp dụng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa (dù là xuất xứ nào) được táinhập khẩu trở lại sau khi đã được xuất khẩu tạm thời sang lãnh thổ bên kia để sửachữa (kể cả khi bên mình đủ có năng lực để sửa chữa sản phẩm đó);

- Không áp dụng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu từ bên kia vàolãnh thổ mình để phục vụ mục đích sửa chữa.

Chú ý, những trường hợp sau đây sẽ không được coi là “hàng sửa chữa”:- Hàng trải qua quá trình phá hủy các đặc tính cơ bản của hàng hóa hoặc tạo ramột hàng hóa mới hoặc hàng hóa khác hẳn về thương mại;

- Hàng trải qua quá trình chuyển đổi từ hàng chưa hoàn chỉnh thành hàng hoànchỉnh;

- Hàng hóa trải qua quá trình cải thiện, nâng cấp đặc tính kỹ thuật.

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyêndùng của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA

2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

a Môi trường kinh tế, chính trị trong và ngoài nước

Môi trường chính trị trong và ngoài nước có thể đem lại những cơ hội vànhững thách thức cho doanh nghiệp nhập khẩu Vì vậy, am hiểu và kiểm soát đượcmôi trường này là yếu tố quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của mỗidoanh nghiệp.

Nếu môi trường chính trị ổn định sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp trong nước hoạt động, hạn chế nhiều rủi ro về chính trị như tịch thu tài sảnbằng các biện pháp hành chính, những quy định của Chính phủ tại nước xuất khẩugây cản trở đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp như việc cấm xuất khẩu hay

Trang 26

hạn chế xuất khẩu Các hoạt động về chính trị luôn là lĩnh vực nhạy cảm nêndoanh nghiệp cần có định hình chiến lược về chính trị để có những biện pháp thíchhợp cho hoạt động nhập khẩu của mình.

Ngoài ra, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động nhập khẩu còn chịu sự tácđộng và ảnh hưởng của những biến động hay ổn định của các nền kinh tế trongnước và thế giới nói chung Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị máy móccông trình chuyên dùng, khi nước ta tham gia EVFTA thì doanh nghiệp có điềukiện tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp ở 27 nước Châu Âu hơn, các nước chuyên vềsản xuất máy móc thiết bị, do đó có rất nhiều sự lựa chọn đối tác kinh doanh.

b Sự thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế

Những thay đổi của thị trường quốc tế hiện nay như sự biến động về giá dầuthô trong những năm gần đây khiến việc nhập khẩu thiết bị máy móc công trìnhchuyên dùng của công ty có nhiều khó khăn hơn Ngoài ra, những thay đổi về nhucầu trong nước và ngoài nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhậpkhẩu của công ty Nước ta đang trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giớinên cần rất nhiều thiết bị máy móc công trình chuyên dùng để phục vụ cho việc xâydựng cơ sở hạ tầng, nâng cao hình ảnh của đất nước, do đó công ty cần nhập khẩunhững mặt hàng có chất lượng tốt, thời hạn sử dụng lâu năm để tối đa hoá việc sửdụng máy móc thiết bị.

c Tỷ giá hối đoái

Hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự biến động của tỷ giá hốiđoái Nếu tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ sẽ khuyếnkhích nhập khẩu vì doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng nội tệ ít hơn để nhập khẩuhàng về, làm giá hàng hoá rẻ hơn một cách tương đối, cùng với đó là chi phí nhậpkhẩu giảm sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, kết quả kinh doanhtăng lên và ngược lại Trong hoạt động thanh toán, Công ty Cổ phần Thương mạiĐầu tư Hoàng Long thường sử dụng USD để thanh toán bởi đây là ngoại tệ mạnh.

Trong những năm gần đây, do sự bất ổn của tình hình kinh tế, chính trị trênthế giới, tỷ giá hối đoái giữa VND và USD có xu hướng tăng qua các năm Điềunày cho thấy đồng Việt Nam có giá trị giảm xuống so với đồng USD và có tác động

Trang 27

bất lợi cho hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư HoàngLong nói riêng và các doanh nghiệp trong cả nước nói chung.

d Sự phát triển của thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải

Hệ thống thông tin liên lạc có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nhập khẩu bởinó liên quan đến khả năng nắm bắt những thông tin, về sự biến động của giá cả, vềtình hình cung cầu trên thị trường thiết bị máy móc công trình chuyên dùng Hệthống thông tin phát triển sẽ giúp công ty nắm bắt những cơ hội, xử lý kịp thời khigặp sự cố và có những quyết định nhập khẩu hàng hoá đúng đắn, đem lại nhiều lợiích cho công ty.

Mặt hàng thiết bị máy móc công trình chuyên dùng là những hàng hoá cồngkềnh do đó hầu hết được vận chuyển bằng đường biển Việc phát triển hệ thống cơsở hạ tầng, giao thông vận tải giúp công ty giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thànhcủa hàng hoá.

e Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp nhập khẩu bao gồm đối thủ cạnh tranhhiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là nhữngdoanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng một ngành Đối thủ lớnnhất của công ty là những công ty của Bộ thương mại trực thuộc nhà nước cùng rấtnhiều những công ty cổ phần khác Do các yếu tố liên quan đến nhà nước nênnhững công ty này thường nhận được rất nhiều hợp đồng lớn Tiếp theo, đó lànhững công ty là đại lý độc quyền cho việc cung cấp máy móc thiết bị của một sốhàng nổi tiếng như Hitachi, Cat, Komatsu Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh của côngty còn là các công ty làm đại lý cho những hãng máy nổi tiếng Kobelco, Hitachi Những công ty này được các công ty mẹ giúp đỡ rất nhiều về mặt tài chính, cungcấp hàng hóa nhanh chóng nên sức cạnh tranh trên thị trường rất lớn Cuối cùng lànhững công ty vừa và nhỏ cũng hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị máymóc công trình chuyên dùng Đây là những đối thủ trực tiếp của công ty nên côngty cần tìm hiểu kỹ lưỡng để có những chiến lược cạnh tranh thích hợp.

2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệpa Nhân tố con người

Trang 28

Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công trongkinh doanh của doanh nghiệp vì con người là chủ thể trực tiếp đưa ra mọi quyếtđịnh về hoạt động nhập khẩu, về các chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanhvà cũng chính con người thực hiện những công việc đó nhằm đạt được các mục tiêu,chiến lược đã đưa ra Chính vì thế, hoạt động của con người sẽ quyết định đến sựthành công hay thất bại của của doanh nghiệp.

Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu đòi hỏi nguồn nhân lựcphải có trình độ quản lý tổ chức kinh doanh, am hiểu thị trường trong và ngoài nước,có khả năng nhạy bén về việc thu thập, xử lý và tổng hợp các nguồn thông tin.Người lãnh đạo còn phải có tài dùng người để sắp xếp cán bộ công nhân viên vàonhững vị trí phù hợp với năng lực và tầm hiểu biết của họ để đạt được hiệu quả kinhdoanh cao nhất Bên cạnh đó, công tác đào tạo nhân viên là rất quan trọng bởi hiệnnay, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ không ngừng phát triển, do đó cần tạođiều kiện cho việc đào tạo thường xuyên, cập nhật các kiến thức mới cho nhân viênđể đảm bảo theo kịp và nắm bắt được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

b Tổ chức hoạt động kinh doanh

Việc tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường, vớichức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường sẽ nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Để làm tốt công tác tổ chức kinh doanh,doanh nghiệp phải làm tốt các khâu như: nghiên cứu thị trường, lập phương án kinhdoanh, đàm phán và ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng và tiêu thụ hànghoá.

c Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không sẽ tácđộng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt độngnhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp phù hợpvới yêu cầu nhiệm vụ đề ra sẽ tạo lập năng lực và chất lượng hoạt động mới, thúcđẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp.

d Nguồn vốn

Trang 29

Nguồn vốn có vai trò rất lớn trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.Bởi phải có vốn, doanh nghiệp mới có cơ sở vật chất hay tài chính để trang trải chonhững hoạt động kinh doanh và việc chủ động trong nguồn vẫn sẽ đảm bảo khảnăng thanh toán cho hoạt động nhập khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh Có thểnói, khi nguồn vốn vững chắc, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn, có thể đối phólinh hoạt hơn trước những tình huống kinh doanh.

e Hình ảnh và thương hiệu của công ty

Một doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu tốt sẽ mang lại những lợi íchvô cùng lớn cho doanh nghiệp Trước hết là sự tin cậy và hình ảnh tốt đẹp củadoanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng Sau đó là nâng cao vị thế cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường Khi đó, hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp sẽdiễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn do đã có uy tín trên thị trường, góp phần nângcao hoạt động nhập khẩu.

Trang 30

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHINHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY MÓC CÔNG TRÌNH CHUYÊN DÙNG TỪTHỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU

TƯ HOÀNG LONG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA EVFTA3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long

Tên quốc tế: HOANG LONG TRADING INVESTMENT JOINT STOCKCOMPANY

Địa chỉ: Tổ 13, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà NộiMã số thuế: 0107149852

Người đại diện: Đỗ Quốc HùngNgày hoạt động: 02/12/2015

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long được thành lập năm 2015theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0107149852 do sở kế hoạch đầu tư thànhphố Hà Nội cấp.

Với bề dày kinh nghiệm nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùngvà là nhà cung cấp uy tín các thiết bị máy công trình đã qua sử dụng Với mối quanhệ và là đối tác uy tín của trên 100 nhà cung cấp thiết bị từ Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ,Hàn Quốc và Châu Âu, Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long đảm bảocác thông tin về sản phẩm cung cấp đã được xác thực và chất lượng cao.

Đặc biệt, hơn 8 năm qua, công ty cũng là thành viên của các hiệp hội đấu giámáy công trình uy tín trên thế giới, được khẳng định bởi các đơn hàng đấu giá thànhcông và mang đến cho các khách hàng các sản phẩm chất lượng cao với mức giá tốtnhất, qua đó, ngày càng chiếm được sự tin tưởng của khách hàng đối với các sảnphẩm đã phân phối.

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long là doanh nghiệp nhập khẩuthiết bị máy móc công trình chuyên dùng đã qua sử dụng như Komatsu, Caterpillar,

Trang 31

Kobelco, Hitachi, Hamm, Sakai từ Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ về thiết bị mới, cũvà phụ tùng bao gồm:

- Thiết bị giao thông: Xe lu, máy san gạt, máy rải, thiết bị bê tông, máy càobóc;

- Thiết bị mỏ: Xe tải mỏ, xe tải bánh xích, máy nghiền, máy khoan;- Xúc lật: Xúc lật, xúc lật liên hợp, xúc lật nâng đầu 39;

- Thiết bị nâng hạ: Xe cẩu, xe nâng hàng, xe nâng người;

- Máy xúc: Máy xúc bánh xích, máy xúc mini, máy xúc bánh lốp;- Thiết bị công nghiệp: Máy phát điện, máy nén, máy hàn.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long hoạt động theo hình thứccông ty cổ phần Căn cứ vào sự phát triển, mục tiêu và nhiệm vụ, đặc điểm của quátrình sản xuất kinh doanh của công ty, bộ máy của công ty được tổ chức như sau:

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư HoàngLong

Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự

Trong đó, chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban là:

Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan của Công ty Cổ phần có quyền quyết

định cao nhất trong công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (gồmcổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết) Mỗi năm Đại hội đồng cổ đông

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long - cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường châu âu của công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long trong bối cảnh việt nam tham gia evf
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long (Trang 31)
Bảng 3.1. Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 - cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường châu âu của công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long trong bối cảnh việt nam tham gia evf
Bảng 3.1. Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 33)
Bảng 3.3. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 - cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường châu âu của công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long trong bối cảnh việt nam tham gia evf
Bảng 3.3. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 36)
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 - cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường châu âu của công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long trong bối cảnh việt nam tham gia evf
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 37)
Bảng 3.6. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 - cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường châu âu của công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long trong bối cảnh việt nam tham gia evf
Bảng 3.6. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hoàng Long giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 39)
Hình 3.3. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ Châu Âu của công ty giai đoạn 2020 - 2022 - cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường châu âu của công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long trong bối cảnh việt nam tham gia evf
Hình 3.3. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ Châu Âu của công ty giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 42)
Bảng 3.8. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ Châu Âu theo cơ cấu sản phẩm của công ty giai đoạn 2020 - 2022 - cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường châu âu của công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long trong bối cảnh việt nam tham gia evf
Bảng 3.8. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ Châu Âu theo cơ cấu sản phẩm của công ty giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 43)
Hình 3.4. Cơ cấu các sản phẩm thiết bị máy móc công trình chuyên dùng nhập khẩu từ Châu Âu của công ty giai đoạn 2020 - 2022 - cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường châu âu của công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long trong bối cảnh việt nam tham gia evf
Hình 3.4. Cơ cấu các sản phẩm thiết bị máy móc công trình chuyên dùng nhập khẩu từ Châu Âu của công ty giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 43)
Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ Châu Âu của công ty giai đoạn 2020 - 2022 - cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ thị trường châu âu của công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long trong bối cảnh việt nam tham gia evf
Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc công trình chuyên dùng từ Châu Âu của công ty giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w