1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thực hành cơ khí

26 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Làm Búa Nguội
Tác giả Nguyễn Xuân Tài
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Bình
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

Dụng cụ gia công bao gồm:Đục: là dụng cụ cần khi bóc đi một lớp kim loại dày hoặc gia công các bề mặt dàykhông cần độ chính xác.Dũa : Dụng cụ cắt dùng để hớt bỏ đi một lượng gia vật liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ ÔTÔ

BÀI TIỂU LUẬN THỰC TẬP CƠ KHÍ

Đề Tài: Làm Búa Nguội

Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Tài MSSV: 217510

Khoa: Công nghệ kỹ thuật ô tô Lớp: CNOT07

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Bình

Thành phố Hồ Chí Minh, 22/12/2023

Trang 2

CHƯƠNG 1 : PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ KIỂM

TRA

1 Dụng cụ gia công bao gồm:

Đục: là dụng cụ cần khi bóc đi một lớp kim loại dày hoặc gia công các bề mặt dàykhông cần độ chính xác

Dũa : Dụng cụ cắt dùng để hớt bỏ đi một lượng gia vật liệu nhỏ tạo độ chính xác chochi tiết, nó dùng để gia công bán tinh và gia công tinh Thường được dùng để giacông kim loại sau khi đục

Cưa tay: là dụng cụ cầm tay thường gặp nhất dùng để cắt phôi đạt kích thước theoyêu cầu, chia phôi và cắt phôi phần thừa

Trang 3

Mũi khoan: Dụng cụ cắt dùng trên máy khoan, trong quá trình gia công nguội ta dùngmũi khoan ruột gà để tạo lỗ cơ bản.

Trang 4

2 Dụng cụ đo và kiểm tra bao gồm:

Dụng cụ gia công bao gồm:

a) Đục: là dụng cụ cần khi bóc đi một lớp kim loại dày hoặc gia

công các bề mặt dày không cần độ chính xác

b) Giũa: là dụng cụ dùng để cắt gọt lớp kim loại mỏng, gia công những đồ vật có độ bóng và độ chính xác không cao lắm Thường được dùng để gia công kim loại sau khi đục

c) Cưa tay: là dụng cụ cầm tay để cắt phôi đạt kích thước theo

yêu cầu, chia phôi và cắt phôi phần thừa

d) Mũi khoan: là dụng cụ cắt dùng để gia công lỗ.

Dụng cụ đo và kiểm tra bao gồm:

Thước lá: là dụng cụ dùng để đo độ dài của trục, thanh hoặc xác định các khoảng cách giữa các vị trí như: rãnh, lỗ,

Hình 1:thước lá

Trang 5

Khi đo, người ta thước lên mặt chi tiết ở vị trị song song hoặc

vuông góc với cạnh chi tiết hoặc xoay thước ở nhiều vị trị khi đo đường kính.

Thước cặp: là dụng cụ đo phổ biến trong ngành cơ khí, dùng để

do những khoảng cách không lớn, đo đường kính trong, đường

kính ngoài, các bề mặt trụ tròn xoay.

Hình 2: thước cặp Khi đo để đạt kết quả chính xác, phải đặt thước thẳng trước mặt, nếu nhìn thước từ hai bên sẽ dẫn đến kết quả đo không chính xác Êke: là dụng cụ để kiểm tra góc vuông và kiểm tra mặt phẳng, nó không xác định được vị trí sai lệch cầm êke, áp sát 2 mặt êke vào

2 mặt của chi tiết,khe hở ánh sáng.

Trang 6

Hình 3: êke Thước góc: dùng để xác định trị số thực của góc cần đo.

Hình 4: thước góc Chương 2: Thao tác khoan kim loại bằng máy khoan bàn

1) Cấu tạo của mấy khoan bàn

Để hiểu được cách sử dụng máy khoan bàn, việc đầu tiên người

dùng cần hiểu sản phẩm gồm những chi tiết và công dụng của

máy khoan bàn:

Trang 7

Hình 5: cấu tạo máy khoan bàn Qua hình ảnh, chúng ta nhận thấy máy khoan bàn là máy

khoan kiểu thẳng đứng, cố định tại một vị trí và được lắp động cơ

điện trực tiếp trên đỉnh máy Về cấu tạo máy khoan bàn sẽ gồm

những bộ phận cơ bản như:

Đầu máy khoan bàn: vị trí để gắn đầu cặp và tay quay và có tác

dụng tạo sự cân bằng cho máy

Đầu kẹp máy khoan bàn: Tương tự với các máy khoan khác đầu

kẹp có nhiệm vụ cố định mũi khoan Người sử dụng cũng có thể điều chỉnh nhằm thích hợp với nhiều đường kính của mũi khoan khác nhau và đặc biệt đầu kẹp của máy khoan bàn được thiết kế

theo dạng kẹp giúp an toàn tốt hơn khi làm việc.

Động cơ khoan bàn: chứa toàn bộ bộ truyền động của máy, vì chỉ

có khoan bàn dùng điện nên động cơ sẽ có phần kích thước khá

lớn.

Trang 8

Tay quay: nhiệm vụ chính là để chiều chỉnh đầu kẹp của máy lên xuống khilàm việc hay khi thay thế mũi khoan

Bàn làm việc: nơi người dùng để vật liệu khoan lỗ Bàn thường

được làm từ vật liệu kim loại nên có độ bền rất lớn.

Trục chính máy khoan bàn: vị trí để gắn bàn làm việc, có thể giúp bạn làm việc di chuyển lên xuống sao cho phù hợp với đường

kính mũi khoan và độ sâu khoan.

Đế máy: giữ vững máy trên bề mặt vì khoan bàn thiết kế dạng

đứng.

Trang 9

CHƯƠNG 2: THAO TÁC KHOAN KIM LOẠI BẰNG MÁY

KHOAN BÀN

1 Công dụng của máy khoan bàn:

+ Máy khoan bàn khác với máy khoan cầm tay mà mọi người thường thấy trong sinh

hoạt hằng ngày Máy khoan bàn này là 1 loại máy thường được sử dụng máy khoan

có chức năng tạo và gia công lỗ, taro trên bề mặt kim loại, bề mặt gỗ… Vì nó yêu cầu

kỹ thuật và thao tác của người dùng cao hơn, vì vậy người dùng cần nắm vững cách

sử dụng máy trước khi thao tác

2 Cấu tạo máy khoan bàn:

+ Máy khoan bàn được ưu tiên sản xuất và lắp ráp từ những chất liệu có chất lượng

cao Gồm các bộ phận chính như sau:

Trang 10

Cách sử dụng máy khoan

3 Hướng dẫn cách sử dụng máy khoan bàn:

Trang 11

+ Việc đầu tiên trước khi vận hành máy thì phải kiểm tra xem máy móc có bị trục trặc

gì không ? Đã gắn mũi khoan đúng chiều hay chưa ? Kiểm tra vị trí đặt máy đã vững

chắc chưa ? Và có trang bị đồ bảo hộ khi sử dụng hay không ? Sau đó bạn mới tiến

hành khởi động máy theo các bước sau:

+ Bước 1: Kiểm tra sơ qua lặp đặt các phụ kiện máy khoan đi kèm, tất nhiên sẽ có

những dòng như máy khoan bàn vì nó đã lắp đặt sẵn rồi

+ Bước 2: Nhìn sơ các chi tiết khi khởi động vận hành và kết nối máy với nguồn điện

chuẩn chưa

+ Bước 3: Tháo lỏng ốc khóa bàn làm việc và dùng tay quay để điều chỉnh cho phù

hợp với độ dày vật liệu khoan

+ Bước 4: Tùy vào mục đích sử dụng để chỉnh độ sâu của khoan thêm Sau đó nới

Trang 12

lỏng ốc trên cần điều khiển khoan và di chuyển tới độ sâu cần thiết theo vạch chia trên

cần điều khiển

+ Bước 5: Tốc độ khoan nhanh hay chậm bằng cách nới lỏng 2 ốc giữ Pully trung

gian Và kéo dây đai để lựa chọn tốc độ phù hợp Đối với điều chỉnh độ sâu và tốc độ

người dùng cần dừng máy rồi mới tiến hành thao tác

-Tùy vào đường kính mũi khoan từ người dùng sẽ chọn tốc độ phù hợp:

-Những lưu ý cần thiết khi sử dụng máy khoan bàn:

+ Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm theo máy, các khuyến cáo của nhà sản xuất

+ Luôn để ý tới công tắc off hay chưa trước khi cắm điện

+ Luôn quan sát máy, không để máy tự hoạt động

+ Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi vận hành máy

+ Các phụ kiện máy khoan cần được lấy ra khỏi máy sau khi làm việc

+ Luôn cất gọn đồ phụ kiện sau mỗi lần khoan

+ Không dùng máy sai mục đích nhà sản xuất công bố, không tự chế máy

Trang 13

CHƯƠNG 3: THAO TÁC CƯA KIM LOẠI BẰNG CƯA TAY

1 Khái niệm:

- Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho

lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu

- Công dụng của cưa tay: cắt kim loại thành từng phần, loại bỏ phần thừa

2 Kĩ thuật cưa:

a) Chuẩn bị:

- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi phía

tay nắm

- Lấy dấu vật cần cưa

- Chọn và lắp êtô vừa tầm vóc người đứng

- Kẹp chặt vật cưa (phôi) cần cưa vào má êtô

b) Tư thế đứng và thao tác cưa:

- Người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên 2 chân,

chân phải hợp với chân trái 1 góc 75o, chân phải hợp với trục của êtô 1 góc 45o

- Cầm cưa theo tay thuận tay kia cầm vào khung cưa

- Thao tác: Kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa

- Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về, tay trái

không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại như vậy

cho đến khi kết thúc

3 An toàn khi cưa:

- Kẹp vật cưa phải đủ chặt Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay

nắm hoặc tay nắm bị vỡ Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật

không dơi vào chân Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạnh vào cưa vì mạt

cưa dễ bắn vào mắt

Trang 14

CHƯƠNG 4: THAO TÁC DŨA KIM LOẠI

Khái niệm dũa kim loại+ Dũa kim loại là phương pháp gia công nguội hớt đi một lớp kim loại trên bềmặt

của chi tiết gia công bằng dụng cụ là cái dũa Dũa dùng để sửa nguộicác chi tiết khi

lắp ráp, dũa nguội tạo nên chi tiết có hình dáng, kích thướcyêu cầu, sửa các mép

cạnh chi tiết trước khi hàn

+ Dũa chia ra giũa thô và giũa tinh tuỳ theo loại dũa, độ chính xác khi dũa đạt0,05

ram, nếu dũa cẩn thận có thể đạt 0,02mm – 0,01 mm Lượng dư khi dũa từ

0,025mm – 1 mm

Một số loại dũa phổ biến hiện nay

Trang 15

1 Chọn Ê-tô

+ Chọn loại Ê-tô: vì lực cắt khi giũa không lớn, nên không cần chọn Ê-tô có lực cặp lớn

như khi đục Nhưng cần phải chọn Ê-tô có 2 má thật song song để vật cặp không bị kênh, nhất là khi giũa các mặt phẳng song song, nên chọn Ê-tô song hànhhơn Ê-tô chân

+ Độ cao của Ê-tô: chọn độ cao của Ê-tô dựa trên nguyên tắc khi người thợ đặt giũa lên

mặt vật gia công, giũa ở vị trí nằm ngang thì cánh tay trên và dưới hợp thành một góc 90º

2 Tư thế dũa

-Tư thế tay:

+ Tay thuận cầm cán dũa bằng cả bàn tay và 5 ngón tay và phần chuôi cầu của cán dũa

đặt vào phần lõm giữa bàn tay

+ Tay nghịch đặt trên đầu dũa và các ngón tay duỗi ra Tùy theo yêu cầu về độ gia công

mà có thể đặt cả bàn tay hoặc vài ngón tay hay chỉ một ngón tay lên đầu dũa

Tư thế thao tác tay khi dũa

Trang 16

- Tư thế chân của chúng ta phải chếch sang thẳng một góc để dễ dàng đẩy cây dũa theo

hướng chúng ta định sẵn Ví dụ , nếu chúng ta thuận tay phải thì chúng ta nên đừng

chếch sang bên trái hướng từ 45-60 độ ( tùy vào mỗi cá nhân ) Khi chúng ta có một tư

thế đứng thoải mái thì việc dũa sẽ không tốn nhiều sức

Tư thế thực hiện thao tác dũa

Trang 17

3 Các loại giũa

+ Dũa gồm nhiều loại có vật liệu, hình dáng, chiều dài, bước băm dũa khác nhau Thông

thường dũa được làm từ thép cacbon dụng cụ CD80,CD90,CD100, CD120… Trên mặt dũa, các răng giũa được gia công bằng nhiểuphương pháp: trên máy băm dũa bằng dụng cụ

chuyên dùng, phay trên máy phay, chuốt trên máy chuốt và mài trên máy mài bằng đá

chuyên dùng.Phân loại thép tính chất công nghệ: căn cứ vào hình dạng tiết diện thân dũa ,nóquyết định tính chất công nghệ gia công của từng loại dũa

Dũa dẹt ( dũa bản ) : có tiết diên hình chữ nhật, dùng để gia công mặt phẳng ngoài, các mặt

phẳng trong lỗ có góc 90º

Trang 18

Dũa vuông: có tiết diện hình vuông, dùng để gia công các lỗ hình vuông hoặc các chi tiết có rãnh vuông.

Dũa tam giác: có tiết diện là tam giác đều, dùng để gia công các lỗ tam giácđều, cácrãnh có góc 60 độ

Dũa bán nguyệt (giũa lòng mo): có tiết diện là một phần hình tròn, có mộtmặt phẳngmột mặt cong, dùng để gia công các mặt cong có bán kính cong lớn

Dũa tròn: có tiết diện hình tròn, toàn bộ thân giũa là hình nón cụt góc công nhỏ, dùng

để gia công các lỗ tròn, các rãnh có đáy là ½ hình tròn

Dũa hình thoi: có tiết diện hình thoi, dùng để giũa các rãnh răng, các góc hẹp góc nhọn

Trang 19

4 Thao tác dũa:

-Khi đẩy tới để cắt: dùng hai tay ấn dũa đè lên bề mặt cần gia công, đẩy tới phía

trước hết chiều dài của lưỡi dũa

-Khi lùi dũa về, khi dũa không cắt cần nhấc hẳn dũa ra khỏi bề mặt gia công để

mang dũa về để chuẩn bị cho lượt cắt tiếp theo

Trang 20

CHƯƠNG 5: BÀI TẬP ỨNG DỤNG LÀM BÚA NGUỘI.

1 Công tác chuẩn bị

a) Đọc và nghiên cứu bản vẽ

b) Tìm hiểu về cấu tạo và các nguyên lí hoạt động của các dụng cụ

Tìm hiểu về cấu tạo và các nguyên lí hoạt động của các dụng cụ

Làm búa nguội bao gồm các thao tác như sau: đo, cưa, dũa, khoan và cuối cùng là đánhbóng Vì vậy trong khi thực hiện sẽ sử dụng rất nhiều dụng cụ: ê kê, thước cặp, cưa tay,giấy nhám, dũa dẹp, dũa tròn, máy khoan bàn,

Nên để mọi việc được thực hiện một cách an toàn và đạt được mục tiêu đề ra ban đầu,chúng ta cần nghiên cứu thật kĩ về những dụng cụ mà chúng ta sẽ sử dụng

Trang 21

1 Các bước tiến hành:

- Đầu tiên, cần chọn loại Ê-tô: vì lực cắt khi giũa không lớn, nên không cần chọn Ê-tô có

lực cặp lớn như khi đục Nhưng cần phải chọn Ê-tô có 2 má thật song song để vật cặp

không bị kênh, nhất là khi giũa các mặt phẳng song song, nên chọn Ê-tô song hành

hơn Ê-tô chân Độ cao của Ê-tô: chọn độ cao của Ê-tô dựa trên nguyên tắc khi người

thợ đặt giũa lên mặt vật gia công, giũa ở vị trí nằm ngang thì cánh tay trên và dưới hợp

thành một góc 90 độ

- Với một phôi sắt nguyên bản chúng ta cần xác định đúng chiều dài và bề ngang của

lưỡi búa Ta cần dùng đến thước cặp để cho ra số liệu chuẩn xác nhất của bản vẽ chi tiết

và sau đó đánh dấu lại các điểm cần gọt dũa đến

- Sau khi đã có số liệu cơ bản cần thiết ta sẽ dùng giũa để bắt đầu gọt những phần chi

tiết đầu tiên, quy trình giũa sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng lại cho ra sản phẩm với độ

hoàn thiện cao Trong quá trình giũa cần có sự tập trung cao độ để tránh giũa đi các phần

chi tiết quan trọng hoặc giũa phạm vào phần thừa chi tiết, cần giũa trước bề ngang của

phôi để dễ dàng hơn trong việc định hình phôi

Trang 22

- Đến bước tiếp theo, sau quá trình giũa phôi chúng ta sẽ dùng đến cưa 2 góc phôi tạo

thành một hình mũi tên với số liệu dài 30 rộng 24 Đối với phần cưa thì chúng ta cần

cẩn thận bởi vì đây là phôi sắt nên khá khó trong việc cưa thẳng xuống điểm đã xác định

trước, nhưng cần lưu ý kẹp vật cưa phải đủ chặt Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng

cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ

vật để vật không dơi vào chân Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạnh vào cưa vì

mạt cưa dễ bắn vào mắt Sau khi cưa đến điểm đã xác định cần thêm bước giũa bề mặt đã cưa để giúp bề mặt có độ nhẵn và bóng nhất định

Trang 24

- Sau khi đã hoàn thành các bước trên ta cần kiểm tra và đo đạc lại xem lưỡi búa đã đạt tiêu

chuẩn ban đầu chưa và tiến hành gọt dũa những phần chi tiết thừa và xác định lỗ mũi khoan

để đục lỗ cho búa Sử dụng máy khoan bàn để tạo lỗ nên cần xác đinh tâm bằng thước eke

và bút vẽ sau khi khoan lỗ thành công ta dùng dũa tròn để dũa cho lỗ khoan được nhẵn

bóng

Trang 25

Thao tác khoan lỗ cho lưỡi búa.

Trang 26

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬNSau thời gian làm tiểu luận với đề tài “ Bài tập nghiên cứu ứng dụng về búa nguội”

đến nay em đã hoàn thành được các nội dung cơ bản của đồ án

Trong thời gian ngắn thực tập , em đã hiểu thêm về những thao tác cơ bản của công

việc trong ban nguội Em đã nhận thấy rằng nguội là một ngành nghề đòi hỏi

người công nhân phải có tay nghề cao và sản phẩm được quyết định bởi tay nghề

của những người thợ làm ra Một thao tác dù là đơn giản hay phức tạp cũng cần

đòi hỏi người thợ phải hết sức tập trung và cẩn thận

Trong đề tài này em đã tìm hiểu và học được về những cách thức của phần làm

nguội trong cơ khí

Phần đầu đồ án , em đã trình bày khái quát về cách sử dụng búa làm sao cho an

toàn trong lao động Và em cũng đã đi sâu vào những thao tác khoan , mài của học

phần

Qua thời gian làm tiểu luận em cũng được đọc một số kiến thức cơ bản về chuyên

ngành và một số thao tác cơ cơ bản trong word phục vụ trong công việc sau này

Đồng thời qua đó thấy bản thân cần phải cố gắng tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn

nữa để đáp ứng yêu cầu của người kỹ thuật ngành động lực ngày càng đổi mới Em

xin cảm ơn thầy đã giúp đỡ em về bài tiểu luận này

Ngày đăng: 08/05/2024, 11:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w