Vắc xin, phân loại và bảo quản vắc xin
Một số khái niệm và định nghĩa
Vắc xin là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch Vắc xin phải được bảo quản trong hệ thống dây chuyền lạnh ở điều kiện phù hợp từ khi sản xuất tới khi sử dụng ,.
Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật
Dây chuyền lạnh là hệ thống thiết bị nhằm bảo quản và vận chuyển vắc xin theo đúng nhiệt độ quy định từ nhà sản xuất đến người sử dụng, bao gồm buồng lạnh, xe lạnh, tủ lạnh, tủ đá, hòm lạnh, phích vắc xin
Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng
Tai biến nặng sau tiêm chủng là phản ứng bất thường sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng (bao gồm các triệu chứng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, khó thở) hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng tử vong
Phân loại vắc xin
1.1.2.1 Vắc xin sống giảm động lực (được làm yếu đi)
Là dạng vi rút hoặc vi khuẩn gây bệnh đã được làm giảm độc lực hoặc suy yếu, sẽ nhân lên khi được đưa vào cơ thể và có đáp ứng miễn dịch gần giống như nhiễm trùng tự nhiên Vắc xin dễ bị hỏng hoặc giảm hiệu lực bởi những tác nhân lý hóa như nhiệt độ cao, ánh sáng, hóa chất hoặc kháng thể lưu hành trong máu Một số loại vắc xin sống giảm động lực có nguồn gốc từ vi rút như: Sởi, Rubella, Thủy đậu, Rotavirus, Bại liệt…, có nguồn gốc từ vi khuẩn như vắc xin phòng lao (BCG)… ,,,.
1.1.2.2 Vắc xin bất hoạt (chết)
Là vắc xin có nguồn gốc từ toàn bộ tế bào vi khuẩn, vi rút gây bệnh được xử lý bằng hóa chất, nhiệt độ làm vi sinh vật bị chết, hoàn toàn không còn khả năng gây bệnh Vắc xin Ho gà toàn tế bào, bại liệt tiêm ,.
Thay vì toàn bộ tế bào vi sinh vật, vắc xin tinh chế chỉ bao gồm các kháng nguyên mà tạo được miễn dịch tốt nhất Trong một số trường hợp, các vắc xin này sử dụng các quyết định kháng nguyên – phần đặc hiệu của kháng nguyên mà kháng thể hoặc tế bào T nhận ra và gắn vào
Vắc xin tinh chế có thể chứa ở bất cứ đâu từ 1-20 kháng nguyên hoặc nhiều kháng nguyên khác Việc xác định kháng nguyên tốt nhất kích thích hệ thống miễn dịch là một quá trình tốn thời gian khó khăn Phát triển vắc xin tinh chế bằng cách: Phát triển các loại vi khuẩn trong phòng thí nghiệm và sau đó sử dụng hóa chất để phá vỡ nó ra và thu thập các kháng nguyên quan trọng, hoặc có thể sản xuất các phân tử kháng nguyên từ vi khuẩn sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp Như vắc xin Ho gà vô bào, Hib, phế cầu (PCV-7, PCV-10, PCV-13, viêm gan B
1.1.2.4 Vắc xin giải độc tố
Các loại vắc xin được sử dụng khi một độc tố của vi khuẩn là nguyên nhân chính của bệnh do vi sinh vật tiết ra độc tố, hoặc hóa chất độc hại Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng họ có thể làm bất hoạt độc tố bằng cách xử lý chúng với formalin, một dung dịch formaldehyde và nước khử trùng… để biến độc tố của vi sinh vật được an toàn để sử dụng trong vắc xin Từ giải độc tố như Uốn ván, Bạch hầu ,,.
Bảo quản vắc xin
Vắc xin là một sinh phẩm đặc biệt, cần được bảo quản nghiêm ngặt trong hệ thống dây chuyền lạnh Nhiệt độ đảm bảo để giữ vắc xin an toàn ở tuyến huyện/xã và điểm tiêm chủng là từ +2 độ C đến +8 độ C Nhiệt độ nóng và lạnh ngoài khoảng an toàn trên đều có thể làm hỏng vắc xin Vắc xin cần phải được bảo quản liên tục trong dây chuyền lạnh từ khi xuất xưởng cho tới điểm tiêm chủng và trong suốt buổi tiêm chủng Vắc xin bị phơi nhiễm với nhiệt độ cao sẽ bị mất hiệu lực Vắc xin bị đông băng thì không những gây ảnh hưởng tới hiệu lực bảo vệ của vắc xin mà còn có thể gây ra các phản ứng không mong muốn ,.
Theo dõi nhiệt độ của buồng lạnh, tủ lạnh hàng ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ngày vào buổi sáng lúc đến và buổi chiều trước khi cán bộ quản lý kho về Không bảo quản vắc xin đã hết hạn sử dụng, lọ vắc xin đã pha hồi chỉnh sau buổi tiêm chủng và vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ đã đổi màu báo cần hủy trong dây chuyền lạnh Dây chuyền lạnh sử dụng bảo quản vắc xin chỉ được sử dụng cho vắc xin.
Công tác tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam
Lịch sử phát triển của Chương trình tiêm chủng mở rộng
Chương trình Tiêm chủng mở rộng, bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng, để từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới
1 tuổi là đối tượng của Chương trình trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình TCMR Đến năm 2015, đã có 12 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình ,.
Các loại vắc xin sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng
Có 8 loại vắc xin sử dụng trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi hiện đang triển khai trên toàn quốc là :
Bảng 1 1 Lịch tiêm chủng cho trẻ em trong chương trình TCMR tại Việt Nam
(theo tháng tuổi) Vắc xin Phòng bệnh
Quinvaxem 1 Bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm màng não mủ do Hib
3 tháng tuổi OPV 2 Bại liệt
Quinvaxem 2 Bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm màng não mủ do Hib
Quinvaxem 3 Bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm màng não mủ do Hib
9 tháng tuổi Sởi mũi 1 Sởi
12 tháng tuổi VNNB 1 Viêm não Nhật Bản
18 tháng tuổi Sởi-Rubella Sởi và Rubella
DPT4 Bạch hầu, ho gà, uốn ván
24 tháng tuổi VNNB 3 Viêm não Nhật Bản
Chỉ định và chống chỉ định trong tiêm chủng
Chỉ định tiêm vắc xin
Chỉ định tiêm vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng và thực hiện đúng chỉ định, chống chỉ định đối với từng loại vắc xin theo hướng dẫn.
Chống chỉ định tiêm vắc xin
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần) như: sốt cao trên 39 0 C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,…)
- Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Các trường hợp tạm hoãn
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ sốt ≥ 37,5 0 C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 0 C (đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày
- Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2.000g.
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin
Phản ứng sau tiêm chủng
Khái niệm về phản ứng sau tiêm chủng
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Phản ứng sau tiêm chủng là bất kỳ sự kiện bất lợi nào xảy ra sau khi tiêm chủng và sự kiện đó không nhất thiết liên quan đến việc sử dụng vắc xin ,.
Tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 có đưa ra khái niệm về sự cố bất lợi sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng
Phân loại phản ứng sau tiêm
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng bao gồm các phản ứng tại chỗ như ngứa, đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) có thể là một phần của đáp ứng miễn dịch bình thường Các phản ứng này thông thường là nhẹ và tự khỏi
Bảng 1.2 Các phản ứng thông thường của vắc xin ,.
Phản ứng phụ tại chỗ (sưng, đỏ, đau)
Các triệu chứng toàn thân, kích thích, khó chịu, quấy khóc
Vắc xin cúm bất hoạt 10-64% 5-12%
Vắc xin viêm não bất hoạt 1,5 cm (bằng 1 đầu ngón tay người lớn) hoặc có 1 hốc dò rỉ trên 1 hạch lympho Xảy ra trong vòng 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng (đa số là ở nách) Thường là tự lành và không cần điều trị Trường hợp tổn thương dính vào da hoặc bị dò rỉ thì cần đưa đến cơ sở y tế để được phẫu thuật dẫn lưu và đắp thuốc chống lao tại chỗ.
- Bầm tím và/hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu thường là nhẹ và tự khỏi.Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị thuốc steroid và truyền khối tiểu cầu
Hướng dẫn xử trí các tai biến nặng sau tiêm chủng
Nguyên tắc: Phải khẩn trương tiến hành cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân, xử trí và điều trị tại cơ sở y tế.
Một số tai biến nặng sau tiêm chủng và các biện pháp xử trí và điều trị:
- Sốc phản vệ: Thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm chủng với các triệu chứng như kích thích, vật vã; mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke; mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở; đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật. Cần dừng ngay việc tiêm vắc xin và tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế và chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện gần nhất.
- Phản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt, hoặc phù nề toàn thân, cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở ô xy và xử trí như sốc phản vệ.
- Sốt cao (>38,5 0 C) cần uống nhiều nước hoặc đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng Dùng thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho trẻ em như Acetaminophen Trong trường hợp sốt cao không đáp ứng với Acetaminophen đơn thuần có thể phối hợp thêm Ibuprofen sau 1 đến 2 giờ không hạ nhiệt với Acetaminophen và không có chống chỉ định với Ibuprofen Có thể tiến hành lau mát hạ sốt với nước ấm hoặc nước thường và điều trị các biến chứng co giật nếu có.
- Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét Thường dịu đi sau 1 ngày hoặc thời điểm đó có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định.
- Co giật: Thường là những cơn co giật toàn thân không kèm theo dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ có thể có sốt hoặc không Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông đường thở, hút đờm rãi, thở ô xy Dùng thuốc chống co giật như Diazepam và/hoặc thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật.
- Áp xe: Tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng sinh nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng Cần điều trị sốc nếu có theo phác đồ điều trị sốc, kháng sinh và điều trị các biến chứng
Nghiên cứu về phản ứng sau tiêm vắc xin
Phản ứng sau tiêm chủng trên thế giới
Mặc dù đã có nhiều bằng chứng về sự an toàn của vắc xin, tuy nhiên vẫn có những trường hợp hiếm hoi xảy ra các phản ứng phụ nặng sau tiêm chủng thậm chí tử vong Dưới đây là kết quả nghiên cứu về một số phản ứng phụ sau tiêm chủng ở trẻ dưới 1 tuổi để lại hậu quả nặng nề.
Sốc phản vệ rất hiếm khi xảy ra sau tiêm chủng, sốc phản vệ rất nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong, nguy cơ bị sốc phản vệ là ít hơn 2 trường hợp trên 1 triệu liều vắc xin tiêm cho trẻ em Một nghiên cứu trong 10 năm của Chương trình tiêm chủng Quốc gia Mỹ ghi nhận 5 trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm Một nghiên cứu khác công bố năm 2003 sử dụng cơ sở dữ liệu các bệnh án thấy rằng sau khi 7.644.049 liều vắc xin được tiêm ở trẻ, có 5 trường hợp liên quan đến sốc phản vệ, tuy nhiên cả 5 trường hợp này đều không xảy ra tử vong sau đó Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh khuyến cáo nên sàng lọc những bệnh nhi có tiền sử dị ứng trước khi tiêm chủng Mặc dù vậy, sốc phản vệ sau tiêm chủng không phải lúc nào cũng có thể dự đoán và phòng ngừa trước được vì thế các bác sĩ cần chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu cho những trường hợp sốc phản vệ nếu xảy ra.
Có ít nhất 6 báo cáo trường hợp tử vong ở trẻ suy giảm miễn dịch có liên quan đến nhiễm trùng vắc xin sởi, trong đó có 1 trường hợp nhiễm HIV bị viêm phổi sau khi tiêm vắc xin và 1 trường hợp viêm màng não sau khi tiêm ở trẻ 21 tháng tuổi CDC khuyến cáo nên sàng lọc trước khi tiêm chủng để có các biện pháp phòng ngừa bao gồm việc chẩn đoán hệ thống miễn dịch trước tiêm
Một số nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêm vắc xin và ngất, liên quan đến mũi tiêm Sau khi tiêm bệnh nhân bị ngất có thể dẫn đến chấn thương bao gồm chấn thương đầu Một báo cáo mô tả sự cố tử vong sau chấn thương đầu thứ phát sau tiêm chủng vắc xin viêm gan B Ngất là bệnh lý cấp tính có thể xảy ra trong vòng 15 phút sau tiêm chủng, và Uỷ ban tư vấn tiêm chủng Mỹ khuyến cáo nên quan sát ít nhất 15 phút sau tiêm chủng, đặc biệt với trẻ nhỏ ,.
Bệnh bại liệt sau khi tiêm vắc xin bại liệt là một phản ứng phụ nặng nề hiếm xảy ra có thể ở trẻ uống vắc xin bại liệt đường uống (OPV) Nó có thể xảy ra ở cả những người khoẻ mạnh lẫn người có hệ miễn dịch kém.OPV hiện nay không còn được sử dụng ở Mỹ, thay thế bằng vắc xin bất hoạt poliovirus nhưng OPV vẫn được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới Một nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ bị bại liệt sau uống OPV khoảng 4,7 ca trong 1 triệu liều vắc xin tiêm với ước tính 498 trường hợp mắc mỗi năm trên toàn thế giới Bệnh bại liệt sau tiêm chủng có thể gây tử vong nhưng rất ít Tại Mỹ, tính từ năm 1980-1989 đã có 80 trường hợp được báo cáo và 2 trẻ (3%) tử vong trong vòng 60 ngày khi mắc bệnh ,.
Sau khi được WHO tiền kiểm định chất lượng từ năm 2006 tới nay, vắc xin Quinvaxem (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) đã được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng của hơn 90 nước.Quinvaxem đã được Sri Lanka đưa sử dụng trở lại năm 2010, trong 2 năm từ
2010-2012 đã ghi nhận 14 trường hợp tử vong nữa được báo cáo trong tổng số trẻ đã tiêm vắc xin 5 trong 1 Bhutan triển khai vắc xin Quinvaxem từ tháng 9/2009, sau khi ghi nhận có 5 trường hợp có bệnh cảnh não và/hoặc viêm màng não trong thời gian ngắn sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem dẫn đến quyết định đình chỉ tiêm Quivaxem vào ngày 23/10/2009
Phản ứng sau tiêm chủng tại Việt Nam
Ngay trong những giai đoạn đầu của Chương trình TCMR, công tác bảo đảm và duy trì an toàn trong tiêm chủng đã được chú ý Hàng chục triệu liều vắc xin đã được cung cấp với độ an toàn cao cho đối tượng Tuy nhiên, do chất lượng dịch vụ tiêm chủng ngày càng được nâng cao, đòi hỏi việc pháp quy hóa về tổ chức, văn bản cũng như chuẩn hóa về quy trình kỹ thuật, từ đó hình thành
Hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng ở các tuyến trên toàn quốc.
Hình 1.1 Hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng tại Việt Nam
Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã được triển khai từ năm
1985 đến nay với việc sử dụng và mở rộng dần các vắc xin cho trẻ em và phụ nữ Từ tháng 6 năm 2010, vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib được triển
Y tế thôn bản khai trong Chương trình TCMR, tiêm 3 mũi thay thế cho vắc xin DPT ở trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi Đến năm 2015 đã có 12 loại vắc xin được sử dụng trong tiêm chủng mở rộng Ước tính hàng năm có khoảng hai mươi triệu mũi tiêm đã được thực hiện tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em và phụ nữ là đối tượng của chương trình Năm 2015 là năm tỷ lệ tiêm chủng mũi 3 vắc xin này đạt cao nhất với tỷ lệ 97% Trong 11 năm thuộc giai đoạn 2005-2015, có 10 năm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 90% Đây là một chỉ tiêu quan trọng mà Chính phủ giao cho dự án tiêm chủng thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế ,,,
Năm 2013, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib3 đạt thấp là 59,4%.
Và năm 2014 ngành Y tế đã phải rất nỗ lực trong việc triển khai tiêm bù các mũi vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi để đảm bảo độ bao phủ tiêm chủng , Đồng thời qua số liệu của hai cuộc điều tra được tiến hành gần đây vào năm 2009 và 2015 cũng cho thấy tỷ lệ bỏ mũi giữa các vắc xin DPT1-3 là cao hơn vào năm 2015 so với 2009 Kết quả này đã ghi nhận số trường hợp các bà mẹ từ chối một số mũi tiêm nhắc và không tiêm chủng đầy đủ tăng hơn ở năm 2015 so với 2009 ,,.
Theo đánh giá năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới về các trường hợp phản ứng sau tiêm vắcxin Quinvaxem tại Việt Nam cho thấy có 9 trường hợp phản ứng có liên quan đến vắc xin trên tổng số 14 triệu mũi tiêm (0,64/1 triệu liều), không có tử vong trong số 9 ca này; chỉ ghi nhận 1 trường hợp sốc phản vệ trên tổng số 14 triệu mũi tiêm (0,07/1 triệu liều), thấp hơn so với thông báo của nhà sản xuất
Các trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib liên tục xảy ra ở một số địa phương như Nghệ An, Kiên Giang, Thanh Hóa, Hà Nội….đã làm cho cộng đồng hết sức lo lắng, mặc dù đã được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là không liên quan đến vắc xin nhưng tỷ lệ tiêm chủng đã bị ảnh hưởng, tỷ lệ tiêm đủ 3 liều vắc xin DPT-VGB-Hib đã giảm còn 59,4% Bộ Y tế đã phải tạm dừng sử dụng vắc xin này trên toàn quốc từ tháng 5/2013 cho đến tháng 10/2013, cùng với tâm lý lo ngại của các bà mẹ dẫn tới từ chối tiêm chủng thì việc tạm dừng sử dụng vắc xin DPT-VGB- Hib đã làm cho tỷ lệ tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván giảm mạnh, giảm thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây ,.
Trong năm 2005, 2006 tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh đã đạt tỷ lệ trên 60% Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin ở trẻ em cho thấy tỷ lệ tiêm chủng giảm vào năm 2007, 2008, 2013 đặc biệt đối với vắc xin VGB3, VGB sơ sinh Các cuộc điều tra cũng cho thấy nguyên nhân chính của những trường hợp không tiêm chủng hoặc không tiêm chủng đầy đủ là sự lo sợ của người dân về phản ứng sau tiêm chủng Tháng 7/2013, sự cố 3 trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại bệnh viện Hướng Hóa, Quảng Trị đã được báo cáo Mặc dù đã có kết luận về nguyên nhân tử vong không liên quan đến vắc xin nhưng những hiệu ứng tiêu cực đã lan truyền rộng rãi đến cả cộng đồng và các nhân viên y tế, có nhiều bệnh viện đã dừng triển khai việc tiêm VGB sơ sinh, cán bộ y tế cũng rất thận trọng khi chỉ định tiêm VGB sơ sinh dẫn đến tỷ lệ tiêm VGB sơ sinh trong vòng 24 giờ trong năm 2013 đã giảm xuống còn (56%), đặc biệt thấp ở các tháng từ tháng 8 đến tháng 12/2013 ,.
1.6.3 Một số nghiên cứu về kiến thực, thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng và một số yếu tố liên quan
Nghiên cứu tại xã miền núi Đà Bắc tỉnh Hòa Bình năm 2009 cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết đến các phản ứng sau tiêm như sốt 78,4%, quấy khóc 64,7%,các dấu hiệu nặng được rất ít bà mẹ biết đến như co giật là 11,9%, bỏ bú là1,24%
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy việc thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được ghi nhận có giữ gìn và bảo quản sổ tiêm chủng cá nhân cho trẻ đạt 100%; thực hiện theo dõi trẻ sau tiêm tại nhà đủ 24 giờ đạt 91,4%; chăm sóc và xử trí sốt đúng cách đạt 98% Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có việc thực hành chưa tốt được ghi nhận như thời gian theo dõi trẻ sau tiêm tại TYT không đủ 30 phút sau tiêm là 60,5%; không chủ động cung cấp thông tin về sức khỏe của trẻ và tiền sử phản ứng lần tiêm trước cho CBYT là 11,4%; xử trí phản ứng tại chỗ sau tiêm không đúng cách là 27,2% Nghiên cứu này cũng cho thấy: Có mối liên quan giữa thái độ và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm của bà mẹ Bà mẹ có thái độ tích cực thì tỷ lệ thực hành chăm sóc sau tiêm đúng cao gấp 2,15 bà mẹ có thái độ không tích cực (p