1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu hướng dẫn học tập môn Kinh tế học vi mô

89 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài liệu hướng dẫn học tập môn Kinh tế học vi mô
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương, Lê Thị Thương, Trần Thị Thùy Dung
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Thu Hương, Ths. Lê Thị Thương
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Tài liệu hướng dẫn học tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,07 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 (2)
    • 1.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP (8)
    • 1.2. TÓM TẮT NỘI DUNG (8)
    • 1.3. CÂU HỎI ÔN TẬP (14)
    • 1.4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (15)
  • Chương 2 (2)
    • 2.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP (19)
    • 2.2. TÓM TẮT NỘI DUNG (19)
    • 2.3. CÂU HỎI ÔN TẬP (21)
    • 2.4. TRẮC NGHIỆM (22)
  • Chương 3 (2)
    • 3.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP (27)
    • 3.2. TÓM TẮT NỘI DUNG (27)
    • 3.3. CÂU HỎI ÔN TẬP (31)
    • 3.4. TRẮC NGHIỆM (33)
  • Chương 4 (2)
    • 4.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP (37)
    • 4.2. TÓM TẮT NỘI DUNG (37)
    • 4.3. CÂU HỎI ÔN TẬP (40)
    • 4.4. TRẮC NGHIỆM (42)
  • Chương 5 (2)
    • 5.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP ............................................................................................... 45 5.2. TÓM TẮT NỘI DUNG (46)
    • 5.3. CÂU HỎI ÔN TẬP (50)
    • 5.4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (51)
  • Chương 6 (2)
    • 6.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP (55)
    • 6.2. TÓM TẮT NỘI DUNG (55)
    • 6.3. CÂU HỎI ÔN TẬP (56)
    • 6.4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (57)
  • Chương 7 (2)
    • 7.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP (62)
    • 7.2. TÓM TẮT NỘI DUNG (62)
    • 7.3. CÂU HỎI ÔN TẬP (66)
    • 7.4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (66)
  • Chương 8 (2)
    • 8.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP (70)
    • 8.2. TÓM TẮT NỘI DUNG (70)
    • 8.3. CÂU HỎI ÔN TẬP (76)
    • 8.4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (76)
  • Chương 9 (2)
    • 9.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP (80)
    • 9.2. TÓM TẮT NỘI DUNG (80)
    • 9.3. CÂU HỎI ÔN TẬP (85)
    • 9.4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (85)

Nội dung

TÓM TẮT Chương 1: Giới thiệu về Kinh tế học - Tóm tắt lý nội dung - Câu hỏi – trắc nghiệm Chương 2: Các lực lượng cung và cầu trên thị trường - Tóm tắt lý nội dung - Câu hỏi – trắc nghiệ

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi kết thức chương 1, sinh viên cần đạt được các mục tiêu học tập sau:

- Hiểu được các khái niệm cơ bản về kinh tế học như kinh tế học, chi phí cơ hội, đường giới hạn khả năng sản xuất…

- Hiểu và giải thích được 10 nguyên lý kinh tế

- Hiểu và giải thích được cách làm việc của nhà kinh tế khi họ là nhà khoa học và khi họ là nhà tư vấn chính sách.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Trong chương này chúng ta cần nắm vững một số nội dung sau:

1 Khái niệm: Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách con người ra quyết định như thế nào, tương tác với nhau ra sao trong việc quản lý các nguồn lực khan hiếm

2 Do nguồn lực (đất, lao động, tài nguyên thiên nhiên, tư bản, công nghệ, kỹ thuật, thông tin) có giới hạn trong khi đó nhu cầu (hàng hóa và dịch vụ) là vô hạn nên con người phải lựa chọn (choices), khi lựa chọn con người phải đánh đổi, phải trả chi phí cơ hội (opportunity cost)

3 Chi phí cơ hội của sự lựa chọn là giá trị lớn nhất bị bỏ qua (phải từ bỏ) để đạt được sự lựa chọn đó Chi phí cơ hội có thể được đo bằng tiền, hiện vật hoặc lợi ích Đây là cơ sở quan trọng để con người ra quyết định với mục đích giá trị của phương án lựa chọn phải lớn hơn chi phí cơ hội có nó

4 10 nguyên lý kinh tế học:

Con người ra quyết định như thế nào?

Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi Để có được một thứ gì đó chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác Khi đưa ra quyết định đòi hỏi phải từ bỏ mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác

Chúng ta hãy xem xét cách cha mẹ ra quyết định chi tiêu thu nhập của gia đình họ Họ có thể đưa cả nhà đi du lịch thay vì chi tiêu khoản tiền mua xe hơi, hoặc dành một phần thu nhập của họ để tiết kiệm cho tuổi già hay dành toàn bộ thu nhập cho con cái họ đi học Ở góc nhìn rộng hơn, chúng ta có thể thấy chính phủ luôn phải đối mặt với vấn đề là giữ môi trường trong sạch hay tăng thu nhập Các bộ luật yêu cầu các doanh nghiệp phải cắt giảm lượng chất thải gây ô nhiễm sẽ làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp đạt được sẽ ít hơn, lương trả cho người lao động sẽ thấp hơn và sản phẩm bán với giá cao hơn Quy định về chất thải sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng như môi trường trong sạch, sức khỏe dân cư sẽ tốt hơn nhưng chúng ta phải chấp nhận giảm thu nhập của doanh nghiệp (lợi nhuận), giảm thu nhập của người lao động và có thể người tiêu dùng phải mua hàng hóa với giá cao hơn

Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó – Chi phí cơ hội

Vì con người luôn phải đối mặt với sự đánh đổi, nên quá trình ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí và lợi ích của lựa chọn khác nhau Song nhiều trường hợp, chi phí của một số lựa chọn không rõ ràng như biểu hiệu ban đầu của chúng

Ví dụ dễ thấy nhất liên quan đến quyết định đi học đại học Lợi ích của việc học đại học rất rõ, nhưng chi phí của nó lại không rõ ràng như vậy Ngoài những chi phí về học phí, sách vở, ăn ở còn một chi phí không được phản ảnh (không thấy) đó là số tiền kiếm được nếu không đi học (đi làm) Đây được gọi là khoản tiền phải từ bỏ để được đi học đại học

Như vậy, chi phí cơ hội của một thứ là tất cả những gì phải bạn phải từ bỏ để có được một thứ gì đó

Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ những thay đổi cận biên để chi những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động hiện có

Chúng ta luôn phải đối mặt với việc “tiếp tục” hay “dừng lại” khi làm một việc gì đó Chẳng hạn như, có nên ngủ thêm 30 phút nữa hay dậy ngay hoặc học thêm chút nữa hay nghỉ luôn… Chúng ta thường so sánh lợi ích biên và chi phí biên để đi đến kết luận có tiếp tục làm việc đó hay không

Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích Vì con người ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh chi phí và lợi ích, nên hành vi của họ có thể thay đổi khi chi phí hoặc lợi ích thay đổi

Con người tương tác với nhau như thế nào?

Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi

Thương mại có tác động tới các gia đình Khi một người lao động đi tìm việc, anh ta phải cạnh tranh với những người lao động của các gia đình khác trong việc đi tìm việc làm Các hộ gia đình cạnh tranh với nhau trong việc mua hàng hóa vì ai cũng muốn mua được hàng tốt, giá không quá cao Như vậy, các gia đình luôn cạnh tranh với nhau

Dù có sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các gia đình, gia đình bạn gặp khó khăn nếu tự cô lập/không tương tác với các gia đình khác Vì làm như vậy, gia đình bạn sẽ phải tự trồng trọt, chăn nuôi, may vá và xây nhà cho mình nhưng nguồn lực của chúng ta lại có hạn Do đó, khi có sự trao đổi với các gia đình khác sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho gia đình bạn Việc trao đổi cho phép những người có kỹ năng tốt sẽ tập trung sản xuất một mặt hàng nào đó - tức là chuyên môn hóa vào một lĩnh vực mà mình làm tốt nhất, cho dù đó là trồng trọt, may mặc hoặc xây nhà Thông qua hoạt động mua bán (thương mại), chúng ta có thể mua được hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn với chi phí thấp

Nguyên lý 6: Thị trường luôn là phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế

Thị trường tự do gồm nhiều người mua và nhiều người bán, bán nhiều hàng hóa dịch vụ khác nhau, và mọi người đều quan tâm đến lợi ích riêng của họ Dù cho quá trình ra quyết định riêng lẻ và những người ra quyết định chỉ quan tâm tới tới ích lợi của riêng mình, thông qua giá cả - đây là bàn tay vô hình điều khiển các hoạt động kinh tế - nền kinh tế thị trường vẫn đạt được lợi ích xã hội lớn nhất

Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường

Dù thị trường là phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế thì vẫn có một vài ngoại lệ quan trọng (thất bại của thị trường) Những thất bại thị trường này làm thị trường không còn hiệu quả và phát sinh những bất bình đẳng trong xã hội, do đó chính phủ can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy hiệu quả và sự công bằng

Nền kinh tế với tư cách là một tổng thể vận hành như thế nào?

Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó

Mức sống của các nước trên thế giới có sự chênh lệch khá lớn Năm 2022, theo IMF tính GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 4.162,94 đô la, cùng trong khu vực Đông Nam Á thì Singapore có mức thu nhập bình quân đầu người là 79.426,14 đô la đứng thứ 6 trên thế giới Thu nhập bình quân đầu người là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cuộc sống

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Tại sao trong hoạt động sản xuất luôn tồn tại chi phí cơ hội?

2 Phân biệt Kinh tế Vi mô (microeconomics) và Kinh tế Vĩ mô (macroeconomics)

3 Phân biệt Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc?

4 Để di chuyển từ TP.HCM đến Hà Nội và ngược lại, chúng ta có hai cách phổ biến là di chuyển bằng máy bay hoặc bằng tàu hỏa Giá vé máy bay của Vietnam Airline một chiều SG-HN là 3,5 triệu đồng/người/lượt, giá vé tàu hỏa là 1 triệu đồng/người/lượt Thời gian di chuyển bằng máy bay là 2h; thời gian di chuyển bằng tàu hỏa là 32h Một công nhân có thu nhập 20.000đ/giờ và một doanh nhân có thu nhập 200.000đ/giờ cùng có dự định đi từ Sài Gòn đến Hà Nội a Hãy tính chi phí cơ hội của việc di chuyển bằng máy bay và bằng tàu hỏa của mỗi người b Giả sử 2 người này đang tối thiểu hóa chi phí, mỗi người sẽ lựa chọn phương tiện nào để di chuyển? Tại sao?

5 Giả sử ông An có thể sản xuất lương thực và thực phẩm trên một đơn vị diện tích đất Khả năng sản xuất thể hiện như sau:

Khả năng sx Lương thực (tấn/năm) Thực phẩm (tấn/năm)

Yêu cầu: a Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của ông An b Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực và thực phẩm của ông An ở các khả năng? c Nếu với khả năng đã cho, đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là đường thẳng từ A đến F, chi phí cơ hội biến động như thế nào? d Sử dụng đường PPF ban đầu, hãy thể hiện tổ hợp nhận được từ 8 tấn lương thực và 10 tấn thực phẩm/năm Tổ hợp này có hiệu quả hay không? Giải thích? e Sử dụng đường PPF ban đầu, hãy thể hiện tổ hợp nhận được từ 13 tấn lương thực và 3 tấn thực phẩm/năm Tổ hợp này có hiệu quả hay không? Giải thích? f Sử dụng đường PPF ban đầu, hãy thể hiện tổ hợp nhận được từ 6 tấn lương thực và 13 tấn thực phẩm/năm Tổ hợp này có hiệu quả hay không? Giải thích?

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi kết thúc chương 2, sinh viên cần đạt được các mục tiêu học tập sau:

- Nhắc lại và giải thích được các khái niệm liên quan đến cung và cầu;

- Giải thích được các yếu tố tác động đến cung, cầu;

- Xác định được điểm cân bằng thị trường;

- Vận dụng cơ chế thị trường tác động đến trạng thái cân bằng thị trường;

- Hiểu và giải thích được thặng dư của người tiêu dùng, thặng dư của nhà sản xuất và phúc lợi xã hội.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Lý thuyết cầu, cung là lý thuyết kinh tế căn bản, nó chỉ ra quá trình hình thành và sự biến động giá của các loại hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường thông qua tương quan tác động của cầu, cung Lý thuyết cầu, cung chủ yếu được phân tích và xây dựng trong khung cảnh giả thiết cực đoan - thị trường cạnh tranh hoàn hảo Từ đó, đề ra những nguyên tắc lý luận làm cơ sở để soi rọi, đối chiếu với thị trường cạnh tranh bất hoàn hảo trong thực tế

Kết thúc chương 2, sinh viên cần nắm được những nội dung sau:

1 Trong phân tích thị trường cạnh tranh, các nhà kinh tế học sử dụng mô hình cung - cầu Trong thị trường cạnh tranh, có một số lượng lớn người mua và người bán, do đó mỗi người mua, mỗi người bán không có ảnh hưởng đáng kể đến giá thị trường

2 Đường cầu là một đồ thị cho thấy lượng cầu của một hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá của hàng hoá đó thay đổi Theo quy luật cầu, khi giá hàng hóa giảm thì lượng cầu tăng và ngược lại Do đó, đường cầu là một đường dốc xuống

3 Ngoài giá cả, các yếu tố khác quyết định tác động đến số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua bao gồm (i) thu nhập của người tiêu dùng, (ii) giá của các sản phẩm có liên quan, (iii) thị hiếu của người tiêu dùng, (iv) kỳ vọng (về giá và về thu nhập) của người tiêu dùng và (v) số lượng người mua (quy mô thị trường) Nếu một trong những yếu tố này thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển

4 Đường cung là một đồ thị cho biết lượng cung của một hàng hoá thay đổi như thế nào khi giá của hàng hoá đó thay đổi Theo quy luật cung, khi giá hàng hóa tăng, lượng cung tăng và ngược lại Do đó, đường cung là một dốc lên

5 Ngoài giá cả, các yếu tố khác quyết định số lượng hàng hoá, dịch vụ nhà sản xuất muốn bán bao gồm (i) giá đầu vào, (ii) công nghệ, (iii) kỳ vọng và (iv) số lượng người bán (quy mô sản xuất) Nếu một trong những yếu tố này thay đổi, đường cung sẽ dịch chuyển

6 Trạng thái cân bằng của thị trường được xác định tại giao điểm của đường cung và đường cầu (điểm cân bằng thị trường) Tại điểm cân bằng thị trường, chúng ta có mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng Tại mức giá cân bằng, lượng cầu bằng lượng cung

7 Người mua và người bán tác động đến thị trường để đạt được sự cân bằng tự nhiên Khi giá thị trường vượt quá giá cân bằng, sẽ có sự dư thừa hàng hóa, dẫn đến giá thị trường giảm Ngược lại, khi giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, sẽ xảy ra thiếu hụt và giá thị trường sẽ tăng

8 Để phân tích xem một sự kiện nào đó ảnh hưởng đến thị trường như thế nào, chúng ta sử dụng đồ thị cung - cầu để kiểm tra xem sự kiện đó ảnh hưởng đến giá và lượng cân bằng như thế nào Để làm điều này, chúng ta tiến hành theo ba bước (i) Đầu tiên, chúng ta xác định xem sự kiện đó làm dịch chuyển đường cung hay đường cầu (hoặc cả hai) (ii) Thứ hai, chúng ta xác định hướng dịch chuyển của đường bị tác động (đã xác định ở bước 1) (iii) Thứ ba, chúng ta sử dụng đồ thị cung - cầu, so sánh trạng thái cân bằng mới với trạng thái cân bằng ban đầu để thấy được sự thay đổi của mức giá cân bằng cũng như sản lượng cân bằng trên thị trường

9 Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là tín hiệu định hướng các quyết định kinh tế và từ đó phân bổ các nguồn lực khan hiếm Đối với mọi hàng hóa trong nền kinh tế, giá đảm bảo cung và cầu cân bằng Giá cân bằng sau đó xác định số lượng hàng hóa mà người mua chọn tiêu dùng và số lượng hàng hoá mà người bán chọn sản xuất

10 Thặng dư tiêu dùng là phần chênh lệch giữa số tiền người mua sẵn sàng trả và số tiền người mua thực sự trả khi mua hàng hóa Nó chính là khoản lợi người tiêu dùng được hưởng khi tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ Vì vậy, nó là một chỉ tiêu phản ánh phúc lợi kinh tế của xã hội Trên đồ thị, thặng dư tiêu dùng là phần diện tích giới hạn phía dưới đường cầu và phía trên đường giá thị trường Khi giá trên thị trường tăng (hoặc giảm) do cung thay đổi, thặng dư tiêu dùng sẽ giảm (hoặc tăng)

11 Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa số tiền người bán thực sự nhận được và số tiền thấp nhất người bán sẵn lòng bán Nó chính là khoản lợi người bán nhận được khi bán hàng hóa hoặc dịch vụ Vì vậy, nó là một chỉ tiêu phản ánh phúc lợi kinh tế của xã hội Trên đồ thị, thặng dư sản xuất là phần diện tích giới hạn phía dưới đường giá thị trường và phía trên đường cung Khi giá trên thị trường tăng (hoặc giảm) do cầu thay đổi, thặng dư sản xuất sẽ tăng (hoặc giảm).

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Điền vào bảng dưới đây, cho biết giá cân bằng và lượng cân bằng tăng, giảm, giữ nguyên hay không xác định được thay đổi như thế nào?

Cung không đổi Cung tăng Cung giảm

2 Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau a Thặng dư tiêu dùng là gì và nó được đo lường như thế nào? b Khi những yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra với thặng dư tiêu dùng nếu giá hàng hóa giảm? Tại sao? Minh họa bằng đồ thị c Thặng dư sản xuất là gì và nó được đo lường như thế nào? d Khi những yếu khác không đổi, điều gì xảy ra với thặng dư sản xuất nếu giá hàng hóa giảm? Tại sao? Minh họa bằng đồ thị

3 Cho biểu cung và biểu cầu về đèn pin như bên dưới

Lượng cầu mỗi tháng (cái)

Lượng cung mỗi tháng (cái)

1 14,000 2,000 a Hãy vẽ đồ thị đường cung và cầu đối với đèn pin b Xác định mức giá cân bằng và lượng cân bằng của đèn pin trên thị trường c Giả sử giá hiện tại của đèn pin trên thị trường là 5USD/cái Vấn đề gì sẽ tồn tại trên thị trường? Anh/chị mong đợi điều gì sẽ xảy ra với giá của đèn pin trên thị trường? Chỉ rõ trên đồ thị d Giả sử giá hiện tại của đèn pin trên thị trường là 2USD/cái Vấn đề gì sẽ tồn tại trên thị trường? Anh/chị mong đợi điều gì sẽ xảy ra với giá của đèn pin trên thị trường? Chỉ rõ trên đồ thị.

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi kết thúc chương 3, sinh viên cần đạt được các mục tiêu học tập sau:

- Hiểu được khái niệm và ý nghĩa của độ co giãn;

- Biết cách tính độ co giãn;

- Ứng dụng được hệ số co giãn trong việc phân tích tác động của một sự kiện, một biến cố hay một chính sách kinh tế mới lên thị trường.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Liệu đời sống của người nông dân có được cải thiện khi vụ mùa bội thu?

Khi một doanh nghiệp tìm giải pháp để tăng doanh số bán hàng và một trong những giải pháp có thể áp dụng là thay đổi giá bán Vậy họ nên tăng hay giảm giá hàng hóa để cải thiện doanh số?

Nếu Vinamilk triển khai chương trình khuyến mại lớn, thì sẽ làm thị trường sữa cô gái Hà Lan bị ảnh hưởng như thế nào?

Tất cả những điều thú vị tương tự như 3 vấn đề trên sẽ được giải quyết trong chương này

Chương trước chúng ta đã được nghiên cứu về nguyên lý cung và cầu, trong đó, luật cầu và luật cung thể hiện mối tương quan giữa giá với lượng cầu và lượng cung Tuy nhiên trong nội dung trước chúng ta chỉ mới hình dung ra xu hướng vận động của thị trường Việc nghiên cứu sự co giãn của cung và cầu cho phép chúng ta phân tích thị trường một cách chính xác hơn trên cơ sở phân tích định lượng mức độ biến động của thị trường

Kết thúc chương 3, sinh viên cần nắm vững các nội dung sau:

1 Sự co giãn của cầu cho biết khi một biến số kinh tế thay đổi thì người tiêu dùng phản ứng như thế nào

Ba biến số kinh tế quan trọng ảnh hưởng mạnh đến lượng cầu đó là:

- Giá của chính hàng hóa mà chúng ta đang nghiên cứu trên thị trường

- Thu nhập của người tiêu dùng

- Giá của hàng hóa liên quan đến hàng hóa mà chúng ta đang nghiên cứu

2 Sự co giãn của cầu theo giá: Cho biết tỷ lệ thay đổi của lượng cầu khi giá chính hàng hóa đó thay đổi Cụ thể, nó cho chúng ta biết khi giá của một hàng hóa thay đổi 1% thì lượng cầu về hàng hóa đó thay đổi bao nhiêu phần trăm

Trong đó: 𝑬 𝑷 là độ co giãn của cầu theo giá, QD là lượng cầu, P là giá

- 𝑬 𝑷 nói riêng và độ co giãn nói chung không có đơn vị

- 𝑬 𝑷 thường là một số âm do khi giá tăng thì lượng cầu giảm hoặc ngược lại (quy luật cầu) Tuy nhiên, về mặt ý nghĩa kinh tế, trị tuyệt đối của hệ số co giãn mới quan trọng vì nó thể hiện mức độ phản ứng của khách hàng khi giá bán thay đổi mạnh hay nhẹ

3 Phân loại thành 5 trường hợp về mức độ co giãn của cầu theo giá:

- Cầu kém co giãn (co giãn ít): Hệ số co giãn của cầu theo giá có trị tuyệt đối bé hơn 1 Trường hợp này, tỷ lệ thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn so với tỷ lệ thay đổi của giá

- Cầu rất co giãn (co giãn nhiều): Hệ số co giãn của cầu theo giá có trị tuyệt đối lớn hơn 1 Trường hợp này, tỷ lệ thay đổi của lượng cầu ệ lớn hơn so với tỷ lệ thay đổi của giá

- Cầu co giãn đơn vị: Hệ số co giãn của cầu theo giá có trị tuyệt đối bằng 1 Trường hợp này, tỷ lệ thay đổi của lượng cầu đúng bằng tỷ lệ thay đổi của giá

- Cầu hoàn toàn không co giãn: Hệ số co giãn của cầu theo giá bằng không Trường hợp này, lượng cầu không thay đổi khi giá thay đổi

- Cầu co giãn hoàn toàn: Hệ số co giãn của cầu theo giá tiến tới vô cùng Đây là trường hợp chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ trong giá, lượng cầu thay đổi rất lớn

4 Sự phân loại trên đây nếu quan sát bằng đồ thị chúng ta sẽ thấy sự khác nhau thể hiện ở độ dốc của đường cầu Một hàng hóa nếu có cầu càng kém co giãn thì đường cầu của hàng hóa đó càng dốc Cầu hoàn toàn không co giãn khi đường cầu dốc đứng, cầu co giãn hoàn toàn khi đường cầu nằm ngang

5 Ngoài ra, độ co giãn của cầu theo giá không chỉ phụ thuộc vào độ dốc của đường cầu mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ giữa giá và lượng cầu Do đó, trên đường cầu tuyến tính độ co giãn khác nhau tại những điểm khác nhau Cụ thể độ co giãn ngày càng nhỏ khi chúng ta di chuyển dọc theo đường cầu từ trái qua phải xuống giao điểm giữa đường cầu với trục lượng

6 Trong thực tế, những loại hàng hóa có cầu co giãn nhiều theo giá thường là:

- Hàng hóa có khả năng thay thế cao

- Hàng hóa trên phạm vi thị trường hẹp

- Cầu cũng co giãn hơn trong dài hạn so với ngắn hạn

7 Mối quan hệ giữa tổng doanh thu (thu nhập của nhà sản xuất) với hệ số co giãn của cầu theo giá:

- Khi cầu ít co giãn, giá tăng làm tổng doanh thu tăng

- Khi cầu co giãn nhiều, giá tăng làm tổng doanh thu giảm

- Trường hợp cầu co giãn đơn vị, tổng doanh thu không đổi khi giá thay đổi

- Với đường cầu tuyến tính, tổng doanh thu lớn nhất tại điểm xác định mức giá mà tại đó độ co giãn của cầu theo giá theo trị tuyệt đối đúng bằng 1

8 Sự co giãn của cầu theo thu nhập: Cho biết tỷ lệ thay đổi của lượng khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi Cụ thể, nó cho chúng ta biết khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi 1% thì lượng cầu về hàng hóa đó thay đổi bao nhiêu phần trăm Công thức tính:

9 Phân loại hàng hóa dựa theo độ co giãn của cầu theo thu nhập:

- 𝑬 𝑰 < 0: Hàng hóa cấp thấp (hàng rẻ tiền);

- 𝑬 𝑰 > 1: Hàng hóa xa xỉ (hàng cao cấp)

10 Sự co giãn của cầu theo giá của hàng hóa liên quan: Cho biết tỷ lệ thay đổi của lượng cầu khi giá hàng hóa liên quan thay đổi Cụ thể, nó cho chúng ta biết khi giá của hàng hóa liên quan thay đổi 1 % sẽ làm lượng cầu thay đổi bao nhiêu phần trăm

- 𝑬 𝑿𝒀 > 0: X và Y là 2 hàng hóa có thể thay thế cho nhau;

- 𝑬 𝑿𝒀 < 0: X và Y là 2 hàng hóa bổ sung cho nhau;

- 𝑬 𝑿𝒀 = 0: X và Y là 2 hàng hóa không liên quan

11 Sự co giãn của cung: Cho chúng ta thấy mức độ phản ứng của người bán trước sự thay đổi của các biến số kinh tế

Cũng như phía cầu, có nhiều biến số kinh tế chi phối đến lượng cung, tuy nhiên, biến số ảnh hưởng mạnh nhất đến lượng cung mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau đây là giá của chính hàng hóa đó

12 Sự co giãn của cung theo giá : Cho biết tỷ lệ thay đổi của lượng cung khi giá của giá chính hàng hóa đó thay đổi Cụ thể, nó cho chúng ta biết khi giá của một hàng hóa thay đổi 1% thì lượng cung về hàng hóa đó thay đổi bao nhiêu phần trăm Công thức tính:

Trong đó: 𝑬 𝑺 là độ co giãn của cung theo giá, QS là lượng cung, P là giá

𝑬 𝑺 thường là một số dương do giá và lượng cung thường thay đổi cùng chiều (luật cung)

13 Phân loại thành 5 trường hợp về mức độ co giãn của cung theo giá:

- Cung kém co giãn (Cung ít co giãn): Hệ số co giãn của cung theo giá nhỏ hơn

1 Đây là trường hợp tỷ lệ thay đổi của lượng cung nhỏ hơn tỷ lệ thay đổi của giá

- Cung co giãn (Cung co giãn nhiều): Hệ số co giãn của cung theo giá lớn hơn

1 Đây là trường hợp tỷ lệ thay đổi của lượng cung lớn hơn tỷ lệ lớn tỷ lệ thay đổi của giá

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Hãy xem xét các cặp hàng hóa sau đây và cho biết hàng hóa nào trong 2 hàng hóa bạn kỳ vọng có cầu co giãn hơn theo giá? Tại sao? a Nước và kim cương b Insulin và thuốc xịt thông mũi c Thực phẩm nói chung và ngũ cốc ăn sáng d Xăng trong khoảng thời gian một tuần và xăng trong khoảng một năm e Máy tính cá nhân và máy tính cá nhân IBM

2 Bạn sở hữu một rạp chiếu phim tại một thị trấn nhỏ Bạn hiện tính phí $5 mỗi vé cho tất cả mọi người đến xem phim trong rạp của bạn Bạn của bạn, người đã tham gia khóa học kinh tế ở trường đại học, nói với bạn rằng có thể có một cách để tăng tổng doanh thu của bạn Dựa vào đường cầu trẻ em và người lớn được thể hiện phía dưới, hãy trả lời các câu hỏi sau a Tổng doanh thu hiện tại của bạn cho cả hai nhóm là bao nhiêu? b Co giãn của cầu theo giá cao hơn ở đối tượng khách hàng nào? c Cầu về vé xem phim trên thị trường người lớn trong khoảng giá $5 và $2 là co giãn nhiều hay ít? d Cầu về vé xem phim trên thị trường trẻ em trong khoảng giá $5 và $2 là co giãn nhiều hay ít? e Bạn của bạn khuyên bạn nên tăng giá vé người lớn lên 8 đô la một chiếc và giảm giá vé trẻ em xuống 3 đô la Doanh thu của bạn thay đổi như thế nào nếu nghe theo lời khuyên của anh ấy?

3 Khi Nicholas có thu nhập hàng tháng là 4.000 đô la, họ thường ăn ngoài 8 lần một tháng Bây giờ cặp đôi kiếm được 4.500 đô la một tháng, họ ăn ngoài 10 lần một tháng Tính độ co giãn của cầu theo thu nhập của cặp vợ chồng bằng cách sử dụng phương pháp trung điểm Một bữa ăn ở nhà hàng là hàng hóa bình thường hay là cấp thấp?

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi kết thúc chương 4, sinh viên cần đạt được các mục tiêu học tập sau:

- Nhận diện được các chính sách mà các chính phủ thường dùng để can thiệp vào thị trường;

- Phân tích được tác động của các chính sách đó đến thị trường và phúc lợi xã hội.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Thị trường tự do hoạt động sẽ có thể dẫn đến trạng thái cân bằng thị trường; qua đó giá cân bằng của thị trường sẽ được xác lập Tuy nhiên, đôi khi mức giá cân bằng này sẽ gây bất lợi cho người mua, hoặc người bán, hoặc tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia Chẳng hạn, mức giá cân bằng quá cao (làm ảnh hưởng đến người mua) hoặc quá thấp (làm ảnh hưởng đến người bán); hoặc mức giá quá cao của một mặt hàng là đầu vào quan trọng của nền sản xuất của một quốc gia sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước… Trong những trường hợp đó chính phủ có thể áp dụng các biện pháp can thiệp vào thị trường nhằm đảm bảo các mục tiêu như bảo vệ người mua hoặc bảo vệ người bán hoặc đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước… (lưu ý rằng, các mục tiêu khác khi chính phủ can thiệp vào thị trường có thể là công bằng và hiệu quả Tuy nhiên, ở chương này chúng ta không đề cập đến các mục tiêu này)

Các biện pháp can thiệp của chính phủ có thể là can thiệp trực tiếp (can thiệp vào giá thị trường) và can thiệp gián tiếp (không trực tiếp vào giá cân bằng thị trường nhưng cuối cùng sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường) Trong chương trình học của chúng ta, chúng ta sẽ nghiên cứu biện pháp can thiệp trực tiếp (giá trần, giá sàn) và biện pháp can thiệp gián tiếp thông qua chính sách thuế

Trong chương này, chúng ta cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

1 Giá trần (còn gọi là giá tối đa - Pmax), là mức giá chính phủ quy định khi giá cả cân bằng trên thị trường quá cao làm ảnh hưởng đến người mua (đặc biệt là nhóm người có thu nhập thấp trong xã hội) hoặc giá cả của các đầu vào quan trọng tăng cao

2 Mức giá trần có ý nghĩa phải là mức giá thấp hơn giá cân bằng trên thị trường (𝑃 𝑚𝑎𝑥 < PE)

3 Khi chính phủ áp đặt giá trần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt hay khan hiếm hàng hoá trên thị trường (là hiện tượng lượng cầu lớn hơn lượng cung tại mức giá trần, tiếng Anh là shortage)

4 Tuy nhiên, biện pháp giá trần có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực như:

- Một số người mua sẽ bị thiệt, là những người không thể mua được hàng ở mức giá trần và họ sẽ có thể phải trả giá cao hơn ở thị trường không hợp pháp

- Ở mức Pmax, người bán có thể sản xuất các hàng hóa kém chất lượng để đưa ra thị trường

- Một số nhà sản xuất có thể phải rời ngành vì họ nhận được mức giá không đủ bù đắp chi phí sản xuất

5 Do đó, để biện pháp giá trần đưa lại một kết quả tốt đẹp cho người mua, chính phủ cần sử dụng một số biện pháp đi kèm như chuẩn bị lượng hàng để bù đắp cho sự khan hiếm hàng do trần giá tạo ra; đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm tra và giám sát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm

6 Giá sàn (còn gọi là giá tối thiểu - Pmin), là mức giá chính phủ áp dụng khi giá cả cân bằng trên thị trường quá thấp, ảnh hưởng đến người bán và có thể dẫn đến sự loại bỏ của một ngành nào đó trong nền kinh tế Đặc điểm của giá sàn: Pmin > PE

7 Khi sàn giá được áp, thị trường sẽ dẫn đến sự dư thừa hay thặng dư hàng hoá (là hiện tượng lượng cung lớn hơn lượng cầu tại mức giá sàn, tiếng Anh là surplus)

8 Để biện pháp giá sàn đưa lại một kết quả tốt đẹp cho người bán thì chính phủ cần phải sử dụng một số biện pháp đi kèm như chính phủ cần cam kết mua hết toàn bộ lượng hàng hóa dư thừa trên thị trường, tìm kiếm thị trường mới, xuất khẩu hàng hóa…

9 Trong chương này, chúng ta chỉ nghiên cứu trường hợp chính phủ đánh thuế đơn vị, có nghĩa là đánh thuế t đồng trên mỗi đơn vị sản lượng

10 Nếu không có đề cập cụ thể thì khi nói rằng chính phủ đánh thuế t đồng trên mỗi đơn vị sản lượng có nghĩa là đánh thuế t đồng trên mỗi đơn vị sản lượng vào người bán

11 Việc đánh thuế vào người bán có thể kết luận qua hình vẽ sau:

Cả người mua và người bán đều gánh chịu khoản thuế t

Giá sau thuế người mua phải trả = Pt

Giá sau thuế người bán nhận = Pt - t

Thuế chính phủ thu trên mỗi đơn vị hàng hóa = EtC = t

Thuế người mua phải chịu trên mỗi đơn vị hàng hóa là: EtB

Thuế người bán phải chịu trên mỗi đơn vị hàng hóa là: BC = t - EtB

Ai sẽ là người chịu thuế nhiều hơn?

Nếu cầu kém co giãn so với cung: Người mua sẽ gánh chịu phần thuế nhiều hơn so với người bán

Nếu cầu co giãn nhiều hơn so với cung: Người mua sẽ gánh chịu phần thuế ít hơn so với người bán

Sau khi đánh thuế, giá cân bằng thường không tăng lên đúng bằng mức thuế đánh Chỉ có trường hợp đặc biệt khi cầu hoàn toàn không co giãn (đường cầu thẳng đứng) thì giá sau thuế mới tăng lên đúng bằng khoản thuế đánh

Gánh nặng của một khoản thuế thường sẽ được chia cho cả người bán và người mua Ai chịu thuế nhiều hơn là phụ thuộc vào hình dạng của đường cầu, đường cung hay phụ thuộc vào độ co giãn của cầu và cung Nếu cầu kém co giãn so với cung thì người mua sẽ chịu thuế nhiều hơn Ngược lại, nếu cầu co giãn nhiều hơn so với cung thì người bán sẽ chịu thuế nhiều hơn

Tổng thuế nhà nước thu = Diện tích P t E t CD

Tổng thuế người mua nộp = Diện tích P t E t BP E Tổng thuế người bán nộp = Diện tích P E BCD

12 Quá trình phân tích thuế đánh vào người mua hoàn toàn tương tự như thuế đánh vào người bán Lưu ý rằng, trường hợp thuế đánh vào người mua chỉ khác ở điểm: khi thuế đánh vào người mua thì đường cầu sẽ dịch chuyển xuống dưới (sang trái) Các kết luận cho trường hợp này cũng hoàn toàn giống với các kết luận cho trường hợp bên trên.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Khi chính phủ đánh thuế đơn vị vào người bán thì thị trường sẽ thay đổi như thế nào (giá cân bằng và lượng cân bằng)?

2 Nếu đường cầu là co giãn nhiều so với cung thì ai sẽ chịu thuế nhiều hơn?

3 Thị trường sản phẩm A có hàm cầu và hàm cung lần lượt là: P = 200 – 2Q và

P = Q + 50 a Hãy xác định giá và lượng cân bằng? b Nếu giá trên thị trường là 80 thì số lượng tối đa người mua có thể mua được là bao nhiêu? c Nếu giá trên thị trường là 80 thì số lượng người mua muốn mua là bao nhiêu? d Nếu giá là 80 thì số lượng tối đa người bán có thể bán là bao nhiêu? e Nếu mức giá 80 là mức giá trần mà chính phủ áp thì sẽ xảy ra hiện tượng gì trên thị trường? Kết quả của thị trường sẽ như thế nào?

4 Giả sử rằng dữ liệu cho tại bảng sau minh họa biểu đồ cung và cầu thị trường về hàng hóa X tại các mức giá

22 36 56 a Xác định phương trình đường cung, đường cầu Vẽ đường cung và đường cầu b Tìm giá và lượng cân bằng;

Giả sử rằng các hãng cung cấp hàng hóa phải chịu thuế t = 5 (đvt) cho một đơn vị sản lượng c Xác định phương trình đường cung sau thuế Vẽ đường cung sau thuế d Tìm giá và lượng cân bằng mới sau khi đánh thuế e Mức thuế mà người mua phải chịu là bao nhiêu cho mỗi đơn vị sản lượng? f Tổng số thuế người mua phải nộp? g Mức thuế người bán phải chịu là bao nhiêu cho mỗi đơn vị sản lượng? h Tổng thuế người bán phải chịu? i Tổng số tiền thuế mà Nhà nước thu là bao nhiêu?

MỤC TIÊU HỌC TẬP 45 5.2 TÓM TẮT NỘI DUNG

Sau khi kết thúc chương 5, sinh viên cần đạt được các mục tiêu học tập sau:

- Hiểu được các khái niệm về sở thích của người tiêu dùng

- Vận dụng khái niệm và công cụ vào giải thích các lựa chọn của người tiêu dùng/hộ gia đình

- Trên cơ sở đó, vận dụng tiếp vào xây dựng cầu cá nhân và cầu thị trường

Các ý tưởng chính cần nắm vững:

1 Khi ra quyết định tiêu dùng, người tiêu dùng bị chi phối bởi: (1) Khả năng của mình, tức thu nhập, của cải…; (2) Sở thích của mình

2 Thỏa dụng (Utility) là thuật ngữ mô tả lợi ích người tiêu dùng có được khi tiêu dùng hàng hóa Không có đơn vị đo lường thỏa dụng vì không thể đo, đếm thỏa dụng Chúng chỉ được so sánh tương đối: nhiều hơn hoặc ít hơn, nếu có thể là nhiều hơn hoặc ít hơn bao nhiêu lần

3 Quy luật thỏa dụng biên (hữu dụng biên) giảm dần Quy luật được phát biểu: Khi người tiêu dùng sử dụng một loại hàng hóa ngày càng nhiều thêm thì thỏa dụng biên sẽ có khuynh hướng giảm dần Để hiểu đúng quy luật này cần phải phân biệt rõ 2 chỉ tiêu là tổng thỏa dụng (total utility) và thỏa dụng biên (marginal utility) cũng như mối quan hệ giữa chúng

4 Có 2 phương pháp tiếp cận trong phân tích hành vi người tiêu dùng là: (1) Phương pháp phân tích thỏa dụng biên; (2) Phương pháp đường bàng quan & đường ngân sách

5 Phương pháp phân tích thỏa dụng biên có kết luận là người tiêu dùng sẽ đạt được độ thỏa dụng lớn nhất khi phân bổ số tiền chi tiêu sao cho thỏa dụng biên trên một đơn vị tiền chi tiêu của các loại hàng hóa bằng nhau, và dĩ nhiên số tiền chi tiêu vừa hết Hay giỏ hàng người tiêu dùng mua phải thỏa 2 điều kiện:

6 Phương pháp đường bàng quan và đường ngân sách có nội dung phong phú hơn và đương nhiên những kết luận của phương pháp này, cũng như các ứng dụng cũng đa dạng và phong phú hơn Để hiểu phương pháp này cần phải hiểu rõ 2 công cụ được sử dụng là: (1) Đường bàng quan; (2) Đường ngân sách

7 Đường bàng quan (Indifference Curve) là công cụ dùng để mô tả sở thích của một người tiêu dùng tiêu biểu với giả định người tiêu dùng chỉ tiêu dùng 2 loại hàng hóa Để mô tả sở thích của người tiêu dùng, công cụ được sử dụng là biểu đồ đường bàng quan (Indifference Map) Một biểu đồ đường bàng quan bao gồm vô số đường bàng quan, đồng dạng và không cắt nhau Công cụ này giúp nhận biết người tiêu dùng thích giỏ hàng nào nhiều hơn/ít hơn/bằng giỏ hàng nào Nhưng trước tiên cần phải hiểu 1 đường bàng quan (Indifference Curve) hay còn có các tên khác là: Đường đẳng ích, Đường đẳng dụng, Đường đồng mức thỏa dụng Đó là tập hợp các giỏ hàng cùng mang lại một mức thỏa dụng cho người tiêu dùng, hay nói cách khác người tiêu dùng thích các giỏ hàng đó ngang nhau (vì cùng mang lại thỏa dụng như nhau)

8 Các tính chất của đường bàng quan:

- Đường bàng quan dốc xuống về phía bên phải

- Đường bàng quan xa gốc tọa độ mang lại thỏa dụng cao hơn

- Các đường bàng quan trong biểu đồ đường bàng quan của một người tiêu dùng không cắt nhau

- Độ dốc của đường bàng quan giảm dần (trường hợp thông thường)

9 Chỉ tiêu thể hiện độ dốc của đường bàng quan là tỷ lệ thay thế biên MRSxy (Marginal Rate of Substitution)

𝑀𝑈 𝑦 , có nghĩa là độ dốc của đường bàng quan = 𝛥 𝑦

Vì đường bàng quan dốc xuống nên độ dốc là số âm còn MRSxy là số dương nên trị tuyệt đối của độ dốc là MRSxy

Tỷ lệ này có thể khác nhau khi người tiêu dùng đang dùng các giỏ hàng khác nhau Nói cách khác ở các vị trí khác nhau trên đường bàng quan, tỷ lệ này có thể khác nhau Ý nghĩa kinh tế của tỷ lệ thay thế biên MRSxy: cho biết số đơn vị hàng Y người tiêu dùng sẵn lòng từ bỏ để có thêm một đơn vị hàng X, hay nói cách khác khi đó người tiêu dùng chấp nhận đánh đổi bao nhiêu đơn vị hàng Y để lấy một đơn vị hàng X hoặc ngược lại phải lấy bao nhiêu đơn vị hàng Y mới chấp nhận đánh đổi một đơn vị hàng X

Ví dụ: MRSxy = 2 có nghĩa là lúc đó người tiêu dùng chấp nhận đánh đổi 2Y để lấy 1X hoặc ngược lại phải lấy 2Y mới chấp nhận đánh đổi 1X Tóm lại, đối với người tiêu dùng, lúc đó 2Y = 1X

10 Các trường hợp đặc biệt của đường bàng quan: Đường bàng quan thông thường có hình dạng dốc xuống, độ dốc giảm dần, nghĩa là cong và lồi về phía gốc tọa độ Những trường hợp đặc biệt của đường bàng quan là: (1) Đường bàng quan thẳng, dốc xuống; (2) Đường bàng quan có hình dạng L Trường hợp (1) xảy ra khi cặp hàng hóa là hàng hóa thay thế hoàn hảo Trường hợp (2) xảy ra khi cặp hàng hóa có mối quan hệ bổ sung hoàn hảo

11 Đường ngân sách (Budget Line) là công cụ dùng mô tả khả năng (nguồn lực giới hạn) của người tiêu dùng với giả định người tiêu dùng chỉ mua 2 loại hàng hóa Với một ngân sách nhất định, khi mua 2 loại hàng hóa với giá từng loại hàng hóa biết trước người tiêu dùng có thể thay đổi phân bổ chi tiêu cho 2 loại hàng và có thể mua các giỏ hàng khác nhau Tập hợp tất cả các giỏ hàng người tiêu dùng có thể mua khi thay đổi phân bổ chi tiêu cho 2 loại hàng hóa là đường ngân sách Như vậy có thể phát biểu: Đường ngân sách là tập hợp các giỏ hàng mà chi tiêu để mua chúng bằng đúng thu nhập

Dĩ nhiên người tiêu dùng có thể mua các giỏ hàng mà chi tiêu mua chúng ít hơn thu nhập (nằm bên dưới đường ngân sách), nhưng không thể mua các giỏ hàng mà chi tiêu để mua chúng vượt quá thu nhập (nằm bên ngoài đường ngân sách)

12 Một số điểm cần lưu ý của đường ngân sách:

- Phương trình đường ngân sách: 𝑥 ∗ 𝑃 𝑥 + 𝑦 ∗ 𝑃 𝑦 = 𝐼

- Điểm chặn trên trục tung: cho biết số đơn vị hàng Y tối đa mà người tiêu dùng có thể mua được khi dành toàn bộ thu nhập để mua hàng Y

- Điểm chặn trên trục hoành: cho biết số đơn vị hàng X tối đa mà người tiêu dùng có thể mua được khi dành toàn bộ thu nhập để mua hàng X

- Độ dốc đường ngân sách = - 𝑃𝑥

13 Những thay đổi của đường ngân sách:

- Thay đổi do thu nhập tăng/giảm: dịch chuyển ra xa/vào gần gốc tọa độ, song song với đường ngân sách ban đầu

- Thay đổi do giá hàng X (biểu diễn ở trục hoành) tăng/giảm: xoay vào gần/ra xa gốc tọa độ, độ dốc tăng/giảm

14 Mô hình phân tích hành vi người tiêu dùng với công cụ đường bàng quan và đường ngân sách:

- Ý tưởng phân tích: người tiêu dùng ra quyết định để đạt được thỏa dụng tối đa với một số tiền chi tiêu (ngân sách) xác định trước Đây là bài toán phổ biến khi phân tích hành vi người tiêu dùng Bài toán đối ngẫu xảy ra ít hơn, đó là người tiêu dùng ra quyết định để tối thiểu hóa số tiền chi tiêu khi muốn đạt được một mức thỏa dụng xác định trước

- Để tối đa hóa thỏa dụng với ngân sách xác định trước, người tiêu dùng sẽ chọn mua giỏ hàng nằm trên đường ngân sách (chi tiêu hết ngân sách) và nằm đường bàng quan cao nhất là đường ngân sách có thể đaạ được (thỏa dụng nhiều nhất)

- Trong trường hợp đường bàng quan dạng thông thường, giỏ hàng người tiêu dùng chọn mua sẽ là tiếp điểm giữa đường ngân sách và đường bàng quan

- Tại giỏ hàng người tiêu dùng chọn mua, độ dốc đường ngân sách bằng độ dốc đường bàng quan (vì là tiếp điểm giữa hai đường này)

- Tóm lại: giỏ hàng người tiêu dùng chọn mua (còn được gọi giỏ hàng tối ưu hay lựa chọn tiêu dùng) trong trường hợp đường bàng quan dạng thông thường phải thỏa 2 điều kiện:

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Hãy phân biệt tổng thỏa dụng và thỏa dụng biên Có mối quan hệ nào giữa 2 chỉ tiêu này không? Nếu có, hãy nói rõ

2 Định nghĩa đường bàng quan?

3 Định nghĩa đường ngân sách? Nếu thu nhập tăng lên đường ngân sách sẽ thay đổi thế nào?

4 Người tiêu dùng sẽ phân bổ số tiền chi tiêu như thế nào để đạt thỏa dụng nhiều nhất?

5 Mối quan hệ giữa đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường?

6 Hãy vẽ đường bàng quan mô tả sở thích của người tiêu dùng trong những trường hợp dưới đây: a Đối với An, mì ăn liền Lẩu Thái và phở ăn liền Phở Bò là như nhau An không thấy có sự khác biệt nào về 2 sản phẩm này Đường bàng quan của

An đối với 2 loại sản phẩm này sẽ có dạng như thế nào? b Bình thích mì ăn liền Lẩu Thái và cả phở ăn liền Phở Bò, nhưng nếu ăn mì ăn liền Lẩu Thái nhiều quá Bình sẽ thích đổi qua phở ăn liền Phở Bò hơn và ngược lại nếu ăn phở ăn liền Phở Bò nhiều quá Bình sẽ thích đổi qua mì ăn liền Lẩu Thái hơn Đường bàng quan của Bình đối với 2 loại sản phẩm này sẽ có dạng như thế nào? c Ông Nam uống cà phê hàng ngày và ông luôn luôn uống 1 ly cà phê được pha với 3 muỗng cà phê và 2 muỗng đường Đường bàng quan của ông Nam đối với 2 loại sản phẩm này sẽ có dạng như thế nào?

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi kết thúc chương 6, sinh viên cần đạt được các mục tiêu học tập sau:

- Giải thích được mối quan hệ giữa tổng sản lượng được sản xuất với số lượng các yếu tố sản xuất trong ngắn hạn và dài hạn;

- Hiểu và giải thích được quy luật năng suất biên giảm dần;

- Hiểu và phân loại được các loại chi phí khác nhau trong kinh tế học.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Lý thuyết sản xuất và chi phí cung cấp cho chúng ta những cơ sở lý luận căn bản làm nền tảng để phân tích chi phí và quyết định sản xuất của doanh nghiệp

Trong chương này chúng ta cần nắm được các nội dung sau:

1 Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí

2 Khi phân tích hành vi của một doanh, điều quan trọng là phải bao gồm tất cả các chi phí cơ hội của sản xuất Chi phí cơ hội của doanh nghiệp bao gồm chi phí hiện và chi phí ẩn (chẳng hạn như tiền lương mà một công ty trả cho công nhân của mình, là chi phí hiện; còn tiền lương mà chủ sở hữu công ty từ bỏ bằng cách làm việc tại công ty thay vì nhận một công việc khác, là chi phí ẩn) Lợi nhuận kinh tế tính đến cả chi phí hiện và chi phí ẩn, trong khi lợi nhuận kế toán chỉ xem xét chi phí hiện

3 Chi phí của một doanh nghiệp phản ánh quá trình sản xuất của nó Hàm sản xuất (hàm số thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra với các yếu tố đầu vào) của một doanh nghiệp điển hình trở nên phẳng hơn khi số lượng đầu vào tăng lên, thể hiện quy luật năng suất biên giảm dần Kết quả là, đường tổng chi phí của một doanh nghiệp trở nên dốc hơn khi số lượng sản xuất tăng lên

4 Tổng chi phí của một doanh nghiệp có thể được chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi doanh nghiệp thay đổi sản lượng đầu ra Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi doanh nghiệp thay đổi sản lượng đầu ra

5 Tổng chi phí trung bình được xác định bằng cách lấy tổng chi phí chia cho số lượng đầu ra Chi phí cận biên là số tiền mà tổng chi phí tăng lên nếu sản lượng đầu ra tăng thêm một đơn vị

6 Khi phân tích hành vi của doanh nghiệp, việc vẽ đồ thị tổng chi phí trung bình và chi phí cận biên thường rất hữu ích Đối với một doanh nghiệp điển hình, chi phí cận biên tăng theo số lượng đầu ra Tổng chi phí trung bình đầu tiên giảm khi sản lượng tăng và sau đó tăng khi sản lượng tăng hơn nữa Đường chi phí cận biên luôn cắt đường tổng chi phí trung bình tại điểm nhỏ nhất của tổng chi phí trung bình

7 Chi phí của một doanh nghiệp thường phụ thuộc vào khoảng thời gian được xem xét Đặc biệt, nhiều chi phí cố định trong ngắn hạn nhưng thay đổi trong dài hạn Kết quả là, khi hãng thay đổi mức sản xuất, tổng chi phí trung bình có thể tăng trong ngắn hạn nhiều hơn trong dài hạn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Hãy tính và điền vào các ô trống trong bảng:

2 June’s coffee shop có số liệu trong kỳ như sau:

Yêu cầu: Điền dữ liệu vào các ô còn trống trong bảng (Trình bày rõ từng số liệu bao gồm cách tính và ý nghĩa của nó)

3 Hoàn thành bảng số liệu sau và vẽ đường chi phí trung bình, chi phí biên trên cùng một đồ thị:

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi kết thúc chương 7, sinh viên cần đạt được các mục tiêu học tập sau:

- Nắm được quy tắc hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa thua lỗ trong trường hợp bị thua lỗ trong ngắn hạn;

- Từ việc nắm được hành vi của doanh nghiệp trong ngắn hạn, chúng ta rút ra được nguồn gốc đường cung trong ngắn hạn của doanh nghiệp và của ngành cạnh tranh;

- Từ việc phân tích hành vi của doanh nghiệp trong dài hạn, chúng ta có thể hiểu được cách thức thị trường cạnh tranh điều tiết để đạt trạng thái cân bằng trong dài hạn.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Trong chương trước, chúng ta đã được nghiên cứu về lý thuyết cung Ở chương này, chúng ta sẽ đặt lý thuyết đó vào một cấu trúc thị trường cụ thể là thị trường cạnh tranh hoàn hảo để thấy được hành vi ứng xử của doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường này như thế nào Mặc dù thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một cấu trúc thị trường cực đoan, với nhiều đặc điểm mang tính giả định thay vì có trong thực tế, nhưng từ đó chúng ta có thể rút ra được những nguyên lý cơ bản trong ứng xử của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh

Từ nghiên cứu cách thức ra quyết định trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cạnh tranh, một lần nữa chúng ta khẳng định tính hiệu quả của thị trường cạnh tranh

Những nội dung quan trọng cần nắm vững:

1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

- Có nhiều người mua và nhiều người bán trên thị trường, vì vậy họ đều là những người chấp nhận giá (giá hàng hóa do quan hệ cung – cầu trên thị trường quyết định)

- Hàng hóa giống nhau giữa những người bán khác nhau

- Các doanh nghiệp tự do gia nhập hay rời bỏ thị trường

- Thông tin trên thị trường là hoàn hảo

2 Trong ngắn hạn, quyết định cung của doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên cơ sở so sánh giữa chỉ tiêu doanh thu với chi phí thực tế mà họ chi ra trong quá trình sản xuất (chi phí kế toán)

3 Các chỉ tiêu doanh thu:

- Tổng doanh thu (TR): là toàn bộ số tiền bán hàng doanh nghiệp thu được khi sản xuất và bán ra một mức sản lượng nhất định

- Doanh thu trung bình (AR): là số tiền bán hàng thu được tính trên một đơn vị sản lượng bán ra Doanh thu trung bình cũng chính là giá bán

- Doanh thu biên (MR): là phần thay đổi trong tổng doanh thu khi sản xuất và bán thêm một đơn vị sản lượng

𝜟(𝑸) = 𝑷 Trong đó: ∆TR là phần thay đổi trong tổng sản lượng, ∆Q là phần thay đổi trong mức sản lượng

Như vậy, đối với doanh nghiệp cạnh tranh, không chỉ doanh thu trung bình mà doanh thu biên cũng chính là giá thị trường

4 Do sức cung của một doanh nghiệp cạnh tranh được cho là quá nhỏ so với nhu cầu của toàn thị trường nên sự thay đổi mức sản lượng của họ không có khả năng làm thay đổi giá thị trường Vì vậy, họ có thể bán bất kỳ sản phẩm nào mà họ sản xuất ra với giá thị trường, nên đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh là đường nằm ngang (dạng co giãn hoàn toàn) với độ cao được quyết định bởi mức giá thị trường tại một thời điểm cụ thể, đồng thời đường cầu cũng trùng với đường doanh thu trung bình và đường doanh thu biên

5 Đường tổng doanh thu dốc lên dạng tuyến tính và độ dốc là giá bán (giá thị trường)

6 Mục tiêu của doanh nghiệp cạnh tranh trong ngắn hạn:

Chọn mức sản lượng để:

● Lợi nhuận cao nhất (trong trường hợp có lợi nhuận): khi P > ACmin

● Thua lỗ thấp nhất (trong trường hợp không thể có lợi nhuận), khi: P <

ACmin Để thua lỗ là thấp nhất, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 2 cách:

- Duy trì sản xuất khi doanh thu thu được lớn hơn tổng chi phí biến đổi: TR > TVC hay P > AVCmin

- Đóng cửa (ngừng sản xuất) khi doanh thu thu được không đủ bù đắp cho chi phí biến đổi: TR < VC hay P < AVCmin Trong trường hợp này thua lỗ đúng bằng chi phí cố định.

Lưu ý 2 mức giá đặc biệt:

- Điểm hòa vốn: là mức giá tại đó doanh nghiệp hòa vốn, tại điểm hòa vốn P

= ACmin= MC Chỉ cần giá thị trường lớn hơn giá hòa vốn của doanh nghiệp thì chắc chắn doanh nghiệp có lời Trong trường hợp ngược lại thì chắc chắn doanh nghiệp bị thua lỗ

- Điểm đóng cửa: là mức giá tại đó doanh nghiệp có thể đóng cửa, P AVCmin= MC Chỉ cần giá thị trường lớn hơn ngưỡng đóng cửa của doanh nghiệp thì dù thua lỗ vẫn nên tiếp tục sản xuất để thua lỗ là thấp nhất Trong trường hợp ngược lại thì tốt nhất là đóng cửa và lúc này thua lỗ chính là định phí đã chi (như đã nói ở trên)

7 Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa thua lỗ trong ngắn hạn là sản lượng tại đó giá (P) bằng chi phí biên (MC)

Như vậy, doanh nghiệp cạnh tranh sản xuất ở mức sản lượng mà giá đúng bằng chi phí biên Nếu giá hàng hóa trên thị trường tăng cao hơn chi phí biên, khi đó, doanh nghiệp nên tăng sản lượng mục tiêu hoặc ngược lại

8 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh chính là đường chi phí biên phần nằm phía trên điểm AVCmin (tức là điểm đóng cửa của doanh nghiệp) – Trên đồ thị, là giao điểm giữa đường chi phí biên ngắn hạn (SMC) và đường chi phí biến đổi bình quân (AVC) Đường cung ngắn hạn cho biết mức sản lượng doanh nghiệp sẵn lòng cung ứng ra thị trường tại mỗi mức giá khác nhau nhằm tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa thua lỗ

9 Đường cung ngắn hạn của thị trường là tổng theo phương ngang các đường cung của các doanh nghiệp trong ngành

10 Trong dài hạn, doanh nghiệp không theo đuổi mục tiêu tối thiểu hóa thua lỗ, quyết định của doanh nghiệp trong dài hạn dựa trên mức độ sinh lợi, tức là dựa vào lợi nhuận kinh tế (chênh lệch giữa tổng doanh thu với chi phí kinh tế)

- Doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị trường nếu lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn không (P

- Doanh nghiệp mới gia nhập ngành (đồng thời xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp hiện tồn tại trên thị trường mở rộng sản xuất) nếu lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp trong ngành lớn hơn không (P > LACmin)

- Trong dài hạn, các doanh nghiệp cạnh tranh đương nhiên vẫn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng cách lựa chọn mức sản lượng tại đó doanh thu biên (giá bán) bằng chi phí biên dài hạn

11 Cân bằng trong dài hạn của ngành xảy ra khi lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp trong ngành bằng không (P = LACmin), doanh nghiệp vẫn thu được lợi nhuận bình thường Khi đó không có hiện tượng gia nhập mới cũng như rời bỏ thị trường

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Mô tả sự khác biệt giữa doanh thu trung bình và doanh thu cận biên Tại sao cả hai thước đo doanh thu này đều quan trọng đối với một doanh nghiệp khi họ theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận?

2 Giải thích cách một hãng trong thị trường cạnh tranh xác định mức sản lượng giúp họ tối đa hóa lợi nhuận Khi nào hãng nên tăng sản lượng và khi nào hãng nên giảm sản xuất?

3 Tại sao một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không đặt giá bán thấp hơn hoặc cao hơn so với giá bán hiện tại trên thị trường?

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi kết thúc chương 8, sinh viên cần đạt được các mục tiêu học tập sau:

- Hiểu được các nguyên nhân dẫn đến độc quyền (rào cản gia nhập ngành)

- Hiểu được các đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn (độc quyền thuần túy), đặc biệt là độc quyền bán

- Hiểu và giải thích được cách thức độc quyền bán đưa ra các quyết định để đạt được các mục tiêu (tối đa hóa lợi nhuận)

- Hiểu được cách thức độc quyền đưa ra giá bán ở các thị trường khác nhau

- So sánh sự khác nhau giữa độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo trong việc đưa ra các quyết định sản xuất

- Hiểu được độc quyền gây ra tổn thất phúc lợi xã hội và các biện pháp hạn chế độc quyền.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Trong chương này chúng ta cần nắm vững các nội dung sau:

1 Nguyên nhân dẫn đến độc quyền (rào cản gia nhập ngành)

- Rào cản kinh tế: Chi phí đầu tư ban đầu lớn, những ngành có tính kinh tế theo quy mô: quy mô sản xuất càng tăng, chi phí sản xuất trung bình càng giảm

- Rào cản về mặt pháp lý: Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, giấy phép hoạt động

- Rào cản kỹ thuật: công nghệ/kỹ thuật sản xuất Độc quyền tự nhiên có nguyên nhân về chi phí sản xuất (chi phí đầu tư ban đầu lớn), ngành có hiệu quả kinh tế tăng theo quy mô Trong thực tế, doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có quy mô sản xuất lớn, chiếm hầu hết thị phần, thị phần còn lại quá nhỏ nên dù chính phủ không cấm nhưng do thị phần nhỏ nên không đủ hòa vốn, dẫn đến một số doanh nghiệp sẽ đóng cửa, rời bỏ ngành và không có doanh nghiệp khác tham gia

2 Đặc điểm của thị trường độc quyền bán

- Chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bán hàng trên trị trường, nhưng có rất nhiều người mua

- Không có sản phẩm thay thế cho sản phẩm của doanh nghiệp

- Có rào cản gia nhập ngành: doanh nghiệp độc quyền là người đưa ra giá (price maker) Việc định giá phụ thuộc vào cầu thị trường do đó đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp độc quyền là đường dốc xuống

3 Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền: Do có một doanh nghiệp duy nhất trên thị trường nên đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp độc quyền là đường dốc xuống, trùng với đường cầu thị trường Do vậy doanh nghiệp độc quyền có toàn quyền kiểm soát khối lượng sản phẩm đưa ra bán

4 Đường tổng doanh thu: Đường cầu của doanh nghiệp là đường dốc xuống trùng với đường cầu thị trường nên doanh nghiệp muốn bán được nhiều sản phẩm hơn thì phải giảm giá bán do đó biến thiên của tổng doanh thu là tăng dần, đạt cực đại rồi giảm dần, đường tổng doanh thu có dạng chữ U ngược Doanh nghiệp chỉ bán (sản xuất) khi cầu co giãn nhiều với giá (𝐸 𝑃 < −1)

5 Doanh thu biên, doanh thu trung bình và giá bán

- Doanh thu trung bình là tiền bán hàng thu được tính trên một đơn vị sản phẩm, đồng thời là giá mà doanh nghiệp độc quyền thu được khi bán một sản phẩm – chính là đường cầu thị trường

- Doanh thu biên là phần thay đổi của tổng doanh thu khi bán thêm được một đơn vị sản phẩm Doanh thu biên luôn nhỏ hơn giá bán trừ sản phẩm đầu tiên vì vậy đường doanh thu biên luôn nằm dưới đường cầu, có tung độ gốc trùng với tung độ gốc của đường cầu và độ lớn độ dốc bằng 2 lần độ lớn độ dốc của đường cầu (trường hợp đường cầu tuyến tính)

6 Với mục tiêu của doanh nghiệp độc quyền là tối đa hóa lợi nhuận, dựa vào phân tích cân bằng biên ta nhận thấy:

+ Khi MR > MC, doanh nghiệp độc quyền nên tăng sản lượng vì nếu sản xuất và tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm thì họ sẽ kiếm thêm được lợi nhuận + Khi MR < MC, doanh nghiệp độc quyền nên giảm sản lượng vì với đơn vị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ thêm đó họ đã bị thua lỗ

+ Khi MR = MC, doanh nghiệp độc quyền không nên thay đổi sản lượng

7 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: π = TR – TC => để tối đa hóa lợi nhuận hay MR = MC, tức là lựa chọn mức sản lượng tại đó doanh thu biên (MR) bằng chi phí biên (MC)

8 Lợi nhuận thu được: Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận Qm - doanh nghiệp độc quyền bán với mức giá Pm Do giá Pm lớn hơn tổng chi phí trung bình ACm, doanh nghiệp độc quyền sẽ thu được lợi nhuận mà lợi nhuận trung bình là chênh lệch giữa giá bán với chi phí trung bình tại mức sản lượng bán ra Mặc dù vậy, lợi nhuận độc quyền khác với lợi nhuận mà các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nhận được do lợi nhuận độc quyền sẽ được duy trì về dài hạn (vì có các rào cản gia nhập ngành)

9 Doanh nghiệp độc quyền có thể chịu thua lỗ, khi giá bán (Pm) thấp hơn chi phí trung bình Cũng giống như các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp độc quyền sẽ tiếp tục hoạt động trong ngắn hạn khi giá bán thấp hơn AC nhưng lại cao hơn AVC tại mức sản lượng bán ra Khi

Pm < AVC thì họ sẽ đóng cửa

10 Trong dài hạn, mặc dù không có chi phí cố định, doanh nghiệp độc quyền vẫn tối đa hóa lợi nhuận MR = LMC (chi phí biên dài hạn) Lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền vẫn là phần chênh lệch giữa Pm và LAC tại mức sản lượng mà doanh nghiệp độc quyền bán ra; khi giá bán thấp hơn LAC, doanh nghiệp độc quyền sẽ đóng cửa

11 Do có rào cản gia nhập ngành, khi doanh nghiệp độc quyền thu được lợi nhuận kinh tế dương sẽ không có hiện tượng gia nhập ngành

12 So sánh với thị trường cạnh tranh, ta nhận thấy sản lượng bán ra của độc quyền thấp hơn nhưng họ lại bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh (Qm <

Qc và Pm > Pc) và lợi nhuận doanh nghiệp độc quyền thu được cao hơn

Hệ số ấn định giá đơn giản (Quy tắc ngón tay cái – A Rule of Thumb for

Như vậy, giá bán của doanh nghiệp độc quyền phụ thuộc vào chi phí biên của họ và phản ứng của người mua thể hiện qua hình dạng của đường cầu của thị trường

14 Trong độc quyền, không có đường cung, vì cùng một mức chi phí biên nhưng với các thị trường khác nhau (hình dạng đường cầu khác nhau) thì quyết định sản xuất của doanh nghiệp độc quyền sẽ khác nhau Điều đó có nghĩa là không thấy mối liên hệ giữa giá và lượng cung, hay không có đường cung trong độc quyền vì khi cầu thay đổi:

+ Doanh nghiệp độc quyền có thể bán ở cùng một mức giá nhưng với các mức sản lượng khác nhau

+ Doanh nghiệp độc quyền có thể bán một mức sản lượng nhưng với các mức giá khác nhau

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Thị trường độc quyền hoàn toàn là thế nào, nêu những nguyên nhân dẫn đến độc quyền

2 Trong thị trường độc quyền có đường cung hay không? Vì sao?

3 Đo thế lực độc quyền bằng những công cụ gì?

4 Tại sao phải kiểm soát độc quyền?

5 Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu: P = 200 -0,5Q trong đó Q là sản lượng tính bằng đơn vị Doanh nghiệp này có chi phí bình quân là AC = 100$

Yêu cầu: a Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm của mình với giá và sản lượng là bao nhiêu khi doanh nghiệp độc quyền này theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Tính lợi nhuận tối đa đó? b Tính hệ số Lerner của DN độc quyền này khi họ muốn tối đa hóa lợi nhuận c Giá bán và sản lượng tối ưu xã hội là bao nhiêu? d Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền gây ra là bao nhiêu khi họ muốn đạt được lợi nhuận tối đa?

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi kết thúc chương 8, sinh viên cần đạt được các mục tiêu học tập sau:

- Hiểu và phân biệt được các cấu trúc thị trường khác nhau

- Hiểu và giải thích được các đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm

- Giải thích được đặc điểm và cách thức ra quyết định của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn và dài hạn Đồng thời so sánh sự khác nhau của thị trường này với thị trường cạnh tranh hoàn hảo

- Hiểu được các đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền nhóm và phân biệt được được những đặc điểm này trong thực tế

- Hiểu và giải thích được các mô hình trong thị trường độc quyền nhóm

TÓM TẮT NỘI DUNG

Chương này chúng ta cần nắm vững một số ý quan trọng sau:

1 Thị trường cạnh tranh độc quyền có những đặc điểm sau:

- Có nhiều người mua và nhiều người bán;

- Sản phẩm của các doanh nghiệp tham gia thị trường là cùng loại nhưng có sự khác biệt Điều này có nghĩa các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau nhưng mức độ thay thế thấp Cũng vì đặc điểm này mà sẽ dẫn đến các đặc điểm khác sau: + Sẽ hình thành hai nhóm khách hàng: Nhóm khách hàng trung thành với sản phẩm và nhóm khách hàng không trung thành với sản phẩm;

+ Sẽ khó khăn trong việc tính toán sản lượng của ngành, giá cả của ngành (khó có một mức giá chung cho tất cả các sản phẩm) và đường cầu của sản phẩm của ngành;

- Sự gia nhập và rời bỏ ngành là dễ dàng;

Với những đặc điểm trên, trên thực tế có rất nhiều sản phẩm thuộc loại cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền như thị trường các loại hóa mỹ phẩm (dầu gội đầu, bột giặt, kem đánh răng, nước uống đóng chai…); thị trường các mặt hàng tiêu dùng thông thường (giày dép, áo quần, mũ nón…); thị trường các sản phẩm dịch vụ (quán cà phê, khách sạn, massage, cắt tóc…)…

2 Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền

- Do sản phẩm của mỗi doanh nghiệp có sự khác biệt nên mỗi doanh nghiệp có chút ít sức mạnh thị trường;

- Đường cầu của doanh nghiệp là co giãn nhiều và nếu càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành thì đường cầu của mỗi doanh nghiệp sẽ càng co giãn hơn;

- Đường doanh thu biên của doanh nghiệp sẽ nằm dưới đường cầu do doanh thu biên luôn nhỏ hơn giá ở mỗi mức sản lượng

3 Tối đa hóa lợi nhuận và cân bằng ngắn hạn Để đạt được lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp vẫn áp dụng nguyên tắc doanh thu biên bằng với chi phí biên (MR = MC) để xác định giá bán và sản lượng bán ra của doanh nghiệp

Lưu ý rằng, khi ngành cạnh tranh độc quyền đạt được cân bằng ngắn hạn thì không phải tồn tại một mức giá duy nhất cho tất cả các doanh nghiệp; tuy nhiên giá bán của các doanh nghiệp sẽ không có sự khác biệt nhiều

Thị trường cạnh tranh độc quyền có đặc điểm là sự tham gia của doanh nghiệp mới vào ngành là dễ dàng Do đó, khi các doanh nghiệp đang hoạt động có lợi nhuận dương sẽ thu hút các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành, khi đó đường cầu và doanh thu biên của các doanh nghiệp đang hoạt động sẽ dịch chuyển xuống Ngoài ra, chi phí của các doanh nghiệp đang hoạt động sẽ tăng lên Kết quả là lợi nhuận của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành sẽ giảm Một số doanh nghiệp trong ngành không hoạt động hiệu quả sẽ rời bỏ ngành và các doanh nghiệp mới sẽ tiếp tục tham gia Quá trình gia nhập ngành và rời bỏ ngành của các doanh nghiệp sẽ chấm dứt khi lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bằng 0

Trong cân bằng dài hạn, giá ngang bằng chi phí trung bình nhưng lớn hơn doanh thu biên và chi phí cận biên ở cân bằng tiếp tuyến

Các doanh nghiệp mới sẽ gia nhập ngành cho đến khi giá bán bằng với chi phí trung bình dài hạn (P = LAC) Khi đó lợi nhuận dài hạn Π LR = 0

5 Đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm (độc quyền tập đoàn)

- Chỉ một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết tổng sản lượng của ngành;

- Sản phẩm của thị trường có thể giống hoặc khác nhau;

- Các rào cản gia nhập ngành là nhiều do đó sự gia nhập là khó khăn

6 Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền nhóm

- Việc quản lý doanh nghiệp là rất phức tạp vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần cân nhắc chiến lược của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp đối thủ trong ngành;

- Sự phụ thuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp;

- Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền nhóm có dạng gãy khúc

Với những đặc điểm nêu trên, ví dụ về thị trường độc quyền nhóm là thị trường xe ô tô, xe máy, các sản phẩm máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, các sản phẩm dầu nhờn, sắt thép, xi măng, thị trường dịch vụ điện thoại - viễn thông …

7 Thị trường độc quyền nhóm hợp tác

Khi các doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác thì được gọi là sự cấu kết (cohesion) Cấu kết là sự thỏa thuận ngầm hoặc công khai để tránh sự cạnh tranh

Liên kết giữa các doanh nghiệp là dễ dàng nhất nếu thỏa thuận chính thức là hợp pháp Những thỏa thuận như vậy được gọi là cartel để thỏa thuận về giá và thị phần trong ngành Hiện nay cartel bị cấm ở châu Âu, Mỹ và nhiều nước khác

Tuy nhiên, cartel giữa các châu lục khó cấm hơn và cartel nổi tiếng nhất là tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries)

Cấu kết sẽ mang lại lợi ích cho các hãng vì khi đó các hãng độc quyền nhóm sẽ hợp lại làm một và thị trường độc quyền nhóm sẽ trở thành thị trường độc quyền tương ứng với hình thức một hãng độc quyền có nhiều cơ sở sản xuất khác nhau (nhiều nhà máy khác nhau) Khi đó hãng độc quyền này sẽ chọn sản lượng của ngành để tối đa hóa lợi nhuận

8 Thị trường độc quyền nhóm không hợp tác (các quyết định phụ thuộc lẫn nhau)

Trong thị trường độc quyền nhóm, việc ra quyết định của các doanh nghiệp là hết sức nhạy cảm và nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp của mình mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác Trong trường hợp các doanh nghiệp không hợp tác với nhau thì thường họ sẽ thực hiện chiến lược cạnh tranh với nhau về sản lượng, giá, mẫu mã và chất lượng sản phẩm, quảng cáo, dịch vụ hậu mãi (chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm…)…

9 Lý thuyết trò chơi (game theory) và các quyết định phụ thuộc lẫn nhau

Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan đến nhiều bên và các quyết định của mỗi bên ảnh hưởng đến lợi ích và quyết định của bên khác

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Nêu những đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền?

2 Nêu những đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền nhóm?

3 Cấu trúc thị trường cạnh tranh không hoàn toàn gồm những loại thị trường nào?

4 Sự giống và khác nhau giữa cấu trúc thị trường cạnh tranh không hoàn toàn và thị trường cạnh tranh hoàn toàn là gì?

5 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền giống và khác gì so với nguyên tắc này của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1 Tính phụ thuộc lẫn nhau của các hãng là đặc điểm nổi bật của thị trường: a Cạnh tranh hoàn hảo; b Cạnh tranh độc quyền; c Độc quyền nhóm; d Thị trường độc quyền

2 Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn là thị trường: a Có những đặc điểm giống thị trường cạnh tranh hoàn hảo và giống với thị trường độc quyền; b Được chia thành thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo; c Được phân chia thành thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm: d Tất cả các câu trên đều sai

3 Đặc điểm nào không thuộc thị trường cạnh tranh độc quyền? a Các sản phẩm trên thị trường là cùng loại nhưng có sự khác biệt; b Chỉ có một số ít doanh nghiệp nắm giữ toàn bộ ngành sản xuất; c Sự tham gia vào và rút lui khỏi thị trường là khá dễ dàng; d Tất cả các đặc điểm trên là của loại thị trường này

4 Thị trường xe ô tô thuộc loại cấu trúc thị trường: a Cạnh tranh hoàn hảo; b Độc quyền; c Cạnh tranh độc quyền; d Độc quyền nhóm

5 Thị trường dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nam thuộc loại cấu trúc thị trường: a Cạnh tranh hoàn hảo; b Độc quyền; c Cạnh tranh độc quyền; d Độc quyền nhóm

6 Thị trường lúa gạo là cấu trúc thị trường: a Cạnh tranh độc quyền; b Độc quyền; c Độc quyền nhóm; d Cạnh tranh hoàn hảo

7 Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, trong ngắn hạn thì doanh nghiệp: a Có thể có lợi nhuận kinh tế hay thua lỗ; b có lợi nhuận kinh tế dương; c có thể hòa vốn; d có thể thua lỗ

8 Thị trường mà doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc MR = MC là cấu trúc thị trường: a Cạnh tranh hoàn hảo; b Độc quyền; c Cạnh tranh không hoàn hảo; d Tất cả các cấu trúc thị trường trên

9 Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, tại điểm cân bằng dài hạn: a Sẽ không có sự gia nhập ngành hoặc rút lui khỏi ngành; b Đường cầu của mỗi doanh nghiệp là tiếp tuyến với đường chi phí trung bình ở mức sản lượng mà tại đó MR = MC; c Mỗi doanh nghiệp đều tối đa hóa lợi nhuận nhưng hòa vốn; d Tất cả các câu trả lời trên đều đúng

10 Thị trường mà doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc P = MC là cấu trúc thị trường: a Cạnh tranh độc quyền; b Độc quyền; c Cạnh tranh hoàn hảo; d Độc quyền nhóm

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị AC và MC - Tài liệu hướng dẫn học tập môn Kinh tế học vi mô
th ị AC và MC (Trang 61)
w