1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhà nước xã hội chủ nghĩa

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thành Nhân, Lê Dương Nghi, Ngô Khánh Ngọc, Khúc Khánh Ngọc, Nguyễn Trần Thảo Nhi, Đinh Hữu Ninh, Nguyễn Việt Tiến Phong
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 777,95 KB

Nội dung

Nó bắt nguồn từ lòng khao khát của những người lao động mong muốn thoát khỏi sự bóc lột, không công bằng, và đặc quyền, và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là kết quả của cuộc các

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI TIỂU LUẬN Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HỌC KỲ II/2023-2024

ĐỀ TÀI:

SINH VIÊN THỰC HIỆN :Nhóm 06-N21 Nguyễn Thị Tuyết Nhung -72200416

Nguyễn Thành Nhân 62200125

Lê Dương Nghi 72200026

Ngô Khánh Ngọc72200172

Khúc Khánh Ngọc 72200375

Nguyễn Trần Thảo Nhi 62200145

Đinh Hữu Ninh MSSV B2200009

Nguyễn Việt Tiến Phong 62200153

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TP.HCM, Tháng 02 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

M C L C Ụ Ụ 1

L i m đ u ờ ở ầ 2

I.Khái ni m nhà n ệ ướ 3 c II Nhà n ướ c xã h i ch nghĩa ộ ủ 3

1 Khái ni m nhà n ệ ướ c XHCN 3

2 S ra đ i ự ờ 3

3 B n ch t ả ấ 3

4 Ch c năng ứ 5

4.1 Ch c năng đ i n i ứ ố ộ 5

4.2 Ch c năng đ i ngo i ứ ố ạ 7

III M i quan h gi a dân ch xã h i ch nghĩa và nhà n ố ệ ữ ủ ộ ủ ướ c xã h i ch nghĩa ộ ủ 8

1 Dân ch xã h i ch nghĩa là c s , n n t ng cho vi c xây d ng và ho t đ ng c a nhà ủ ộ ủ ơ ở ề ả ệ ự ạ ộ ủ n ướ c xã h i ch nghĩa ộ ủ 8

2 Nhà n ướ c xã h i ch nghĩa là công c quan tr ng cho vi c th c thi quy n làm ch c a ộ ủ ụ ọ ệ ự ề ủ ủ ng ườ i dân 9

Ph n k t lu n ầ ế ậ 11

Tài li u tham kh o ệ ả 12

Trang 3

Lời mở đầu

Ý thức về một xã hội công bằng, dân chủ, và bình đẳng đã hiện hữu từ xa xưa trong lịch sử của loài người Nó bắt nguồn từ lòng khao khát của những người lao động mong muốn thoát khỏi sự bóc lột, không công bằng, và đặc quyền, và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là kết quả của cuộc cách mạng được tiến hành bởi giai cấp vô sản và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Nhà nước xã hội chủ nghĩa được coi là tổ chức quyền lực của nhân dân, đại diện cho ý chí của họ và thực hiện việc quản lý kinh tế, văn hóa, và xã hội của nhân dân Điều này thường được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mang tính chất của giai cấp công nhân và sự đại diện cho nhân dân rộng rãi

Trong một nước theo chế độ dân chủ nhân dân như Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức pháp quyền, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Vì vậy, việc nắm vững kiến thức về nhà nước xã hội chủ nghĩa là cần thiết để nhận biết và khẳng định tính tiến bộ của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, cũng như sẵn sàng thừa kế và phát triển công việc xây dựng chủ nghĩa

xã hội từ thế hệ trước

Trang 4

I.Khái niệm nhà nước

Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư

và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật

tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình

II Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1 Khái niệm nhà nước XHCN

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao - xã hội xã hội chủ nghĩa

2 Sự ra đời

Năm 1917 nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời, năm 1924 thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, bao gồm 15 nước cộng hoà được thành lập Sau Đại chiến thế giới thứ lI (sau năm 1945), hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Đây là nhà nước của số đông và nhân dân lao động sẽ làm chủ nhà nước, người dân có quyền tham gia đóng góp xây dựng đất nước

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà ở đó sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân do cách mạng xã hội chủ nghĩa sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động đến địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống

xã hội trong một xã hội phát triển cao- xã hội chủ nghĩa

3 Bản chất

Về chính trị

Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động Giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị Tuy nhiên, sự thống trị của giai cấp vô sản có sự khác biệt về chất so với sự thống trị của giai cấp bóc lột Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống

Trang 5

trị nhằm bảo vệ và duy trì địa vị của mình Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội

Về kinh tế

Chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên sự phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại

Sự khác biệt giữa bản chất kinh tế của các nhà nước bóc lột khác với nhà nước chủ nghĩa

xã hội đó được thể hiện qua việc quan hệ sản xuất bóc lột đã được loại bỏ Nếu tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là bộ máy của kẻ bóc lột chiếm thiểu số dùng để trấn áp đại đa số người lao động Thì ngược lại nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh kinh tế -

xã hội của nhân dân lao động Dường như nó đã không còn là nhà nước theo đúng nghĩa

mà chỉ là “nửa nhà nước” Giờ đây, việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động đã được đặt thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Và đặc biệt, so với nhà nước dân chủ tư sản thì nhà nước xã hội chủ nghĩa còn đảm bảo cho người lao động nhận được sự bình đẳng khi thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu

Về văn hóa xã hội

Dựa trên hệ tư tưởng Mác - Lênin và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng nên Đồng thời nó cũng kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc, những tư tưởng tiến bộ, văn minh mà nhân loại đã tạo ra Để từ đó, sự phân hoá giữa các giữa các giai cấp được thu hẹp, tạo sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển

Khi đến một mức phát triển nào đó, khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát triển và mở rộng, cơ sở cho sự tồn tại của nó không còn thì nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ tự tiêu vong và chuyển sang một hệ thôngs nhà nước khác phù hợp hơn

Trang 6

4 Chức năng

Tùy theo góc độ tiếp cận khác nhau mà nhà nước xã hội chủ nghĩa có các chức năng khác nhau

Theo đó, dựa vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước mà chức năng nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

Đối với tác động của quyền lực nhà nước, chức năng nhà nước được chia thành các chức năng về chính trị, văn hóa, xã hội,

Đối với tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng nhà nước được chia thành chức năng giai cấp và chức năng xã hội

4.1 Chức năng đối nội

Chức năng bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân.

Chức năng bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, an toàn xã hội là chức năng đặc biệt quan trọng của nhà nước XHCN Nội dung của chức năng này như sau:

Thông qua bộ máy cưỡng chế trong khuôn khổ pháp luật, nhà nước XHCN sử dụng nhằm ổn định về mặt chính trị, kiên quyết loại trừ mọi hành vi biểu hiện cản trở sự nghiệp đổi mới và làm sai lệch đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước; trấn áp các phần tử phản động có những hành vi chống đối chế độ, xâm phạm quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, …

Nhằm bảo vệ trật tự an toàn xã hội, nhà nước XHCN đã xây dựng pháp luật, đổi mới các cơ quan bảo vệ pháp luật, thực hiện các biện pháp, kết hợp sức mạnh nhà nước với khả năng của xã hội để ngăn ngừa vi phạm và tội phạm…

Chức năng bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của công dân là chức năng có ý nghĩa quan trọng của nhà nước XHCN Bởi việc bảo vệ trật tự xã hội gắn liền với bảo vệ quyền và lợi ích của công dân

Nhà nước XHCN đã ghi nhận quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong pháp luật cũng như thực hiện các cơ chế được quy định trong pháp luật một cách hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân; tạo mọi điều kiện để công dân phát huy các quyền tự do của mình và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân

Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế

Nhà nước XHCN là tổ chức quyền lực chính trị, đại diện cho ý chí và lợi ích của nhân dân lao động; là người chủ đại diện cho sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu;

Trang 7

có quyền quản lý, kiểm soát việc sử dụng tài sản của quốc gia Chính vì vậy, chức năng tổ chức và quản lý kinh tế là chức năng cần thiết với nhà nước XHCN

Để thực hiện chức năng này, nhà nước XHCN phải nhận thức đúng đắn quy luật khách quan của nền sản xuất xã hội và nền kinh tế thị trường và phân tích thực trạng kinh tế –

xã hội của đất nước và quốc tế Từ đó, nhà nước XHCN xây dựng một chiến lược đúng đắn và một cơ chế quản lý hợp lý với đội ngũ cán bộ công chức có năng lực quản lý và kinh doanh Tóm lại, chức năng tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước gồm những nội dung sau:

Xây dựng chiến lược, chương trình phát triển kinh tế làm định hướng cho nền kinh

tếquốc dân phát triển theo định hướng

Xây dựng và thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ phù hợp và chính sách đầu

tưhợp lý vào các chương trình, mục tiêu, vùng, lãnh thổ,…

Áp dụng các biện pháp khuyến khích, bảo vệ sản xuất trong nước, chống độc quyền,

kinh doanh trái phép, tham nhũng, bảo vệ người tiêu dùng,…

Kết hợp với các biện pháp xử lý hành chính nghiêm minh mọi hành vi vi phạm phápluật trong hoạt động kinh doanh nhằm quản lý kinh tế tốt hơn

Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa – xã hội

Chức năng quản lý văn hóa – xã hội phản ánh thuộc tính xã hội của nhà nước

XHCN Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các vấn đề như văn hóa, giáo dục, sức khỏe, việc làm, … cần phải được giải quyết trong mối quan hệ với sự tăng trưởng kinh

tế

Nội dung cơ bản của chức năng này là:

Chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia

Đảm bảo cho sự phát triển khoa học và công nghệ với vai trò then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tạo nhiều việc làm cho người lao động, khuyến khích mở rộng sản xuất để thu hút nguồn lao động, khuyến khích đào tạo nghề,…

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý chăm sóc sức khỏe cho công dân

Xây dựng chính sách về lương, thuế hợp lý nhằm đảm bảo đời sống của người dân Thực hiện các biện pháp kiên quyết nhằm giải quyết tệ nạn xã hội

Trang 8

Chức năng kinh tế: Đây là chức năng của mọi nhà nước Nhà nước thực hiện chức năng

này nhằm củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế

Chức năng xã hội: Đó là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và quản lí

các vấn đề xã hội của đời sống như vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế, lao động, việc làm, thu nhập của người dân, phòng chống thiên tai Đây là các hoạt động góp phần củng

cố và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định, phát triển an toàn và hài hoà của toàn xã hội

Chức năng trấn áp: Trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp sự phản

kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc của nhà nước, bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị

Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: Đây là chức năng đặc trưng của các nhà

nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước Các nhà nước đó thực hiện chức năng này nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, bóc lột nhân dân cũng như áp đặt sự nô dịch đối với các dân tộc khác

Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội: Đây là chức năng của các nhà nước nói chung Thực hiện chức năng

này, nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp pháp lí nhằm phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, đảm bảo ổn định, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội

4.2 Chức năng đối ngoại

Các chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế

Chức năng bảo vệ tổ quốc

Chức năng bảo vệ tổ quốc, củng cố quốc phòng để bảo vệ độc lập dân tộc là nhiệm

vụ hàng đầu của các nước XHCN Bởi thông qua chức năng này nhằm mục đích bảo

vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm hòa bình ổn định đất nước

Nền quốc phòng của các nước XHCN mang tính chất tự vệ Tính chất đó thể hiện trong việc xây dựng các lực lượng vũ trang với đầy đủ sức mạnh cần thiết và khả năng tác chiến cao sẵn sàng chống lại mọi âm mưu phá hoại, thế lực phản động từ các thế lực đế quốc

Chức năng củng cố, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước

Trang 9

Mục đích của chức năng này là nhằm mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế

để góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ Nội dung của chức năng này gồm:

Củng cố và tăng cường tính đoàn kết, hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các nước trênthế giới

Mở rộng mối quan hệ và hợp tác với các tổ chức quốc tế

Ủng hộ và góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập và dân tộc

III Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà

nước xã hội chủ nghĩa

1 Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Trong XHCN, người dân mới có đầy đủ các điều kiện cho việc thực hiện ý chí của mình thông qua việc lựa chọn công bằng, bình đẳng, những người đại diện cho quyền lợi, lợi ích chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước

Tích cực tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước

Phát huy tốt sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của nhà nước

Với tính ưu việt đó, nền dân chủ XHCN sẽ kiểm soát 1 cách có hiệu quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà nước Ngược lại nếu các nguyên tắc bị vi phạm thì việc xây dựng nhà nước XHCN cũng không được thực hiện

Với tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ra một xã hội công bằng, với sự tham gia và hưởng lợi của toàn bộ thành viên xã hội Đây là một hệ thống mục tiêu cao cả, đòi hỏi sự cam kết và tương tác tích cực giữa nhà nước và người dân để xây dựng và tiếp tục duy trì một xã hội dân chủ và xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, nếu nguyên tắc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm, thì việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng không được thực hiện Lúc đó, quyền lực nhân dân

sẽ biến thành quyền lực của một nhóm người, phục vụ cho lợi ích của một nhóm người Nhà nước xã hội chủ nghĩa có trách nhiệm bảo vệ và thực hiện quyền làm chủ của người dân

Trang 10

2 Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân

Một trong những giá trị tiến bộ mà các nhà nước dân xã hội chủ nghĩa đều hướng đến là quyền làm chủ của nhân dân Đó là thước đo trình độ phát triển của mỗi quốc gia trong lịch sử phát triển của nhân loại Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện dưới nhiều nội dung khác nhau với những phương diện, cách tiếp cận đa dạng, phong phú Đó có thể

là quyền làm chủ trực tiếp hoặc quyền làm chủ gián tiếp

Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của nhà nước

Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quản lý các công việc chung của nhà nước

Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân thông qua cơ chế tự quản địa phương cũng là một trong những cách thức mà nhiều quốc gia đã và đang thực hiện Bằng việc thể chế hóa ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý, đồng thời là công cụ bạo lực để ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền lợi chân chính đáng của người dân, bảo vệ nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa

Hiến pháp năm 2013 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý để ban hành các đạo luật quan trọng nhằm mở rộng và phát huy dân chủ trực tiếp, như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Đặc biệt là sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới, bao gồm các nội dung về quyền con người, quyền công dân Nhà nước là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân Là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân; là thiết chế tổ chức có hiệu quả việc xây dựng xã hội mới; là công cụ hữu hiệu đóng vai trò lãnh đạo Đảng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện Do đó, trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Đảng thì Nhà nước là “trụ cột”, là “một công cụ chủ yếu, vững mạnh” của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Để xây dựng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu và quyền thuộc về nhân dân, do nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu nào Chúng ta ta phải phát huy vai trò chủ thể của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, nhằm huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Liên hệ:

Ngày đăng: 07/05/2024, 18:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w