1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương Ôn thi kinh tế Đầu tư NEU - Trường Đại học kinh tế quốc dân

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề cương Ôn thi kinh tế Đầu tư NEU - Trường Đại học kinh tế quốc dân
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư
Thể loại Đề cương ôn thi
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 378,37 KB

Nội dung

Đề cương Ôn thi kinh tế Đầu tư NEU - Trường Đại học kinh tế quốc dân Đề cương Ôn thi kinh tế Đầu tư NEU - Trường Đại học kinh tế quốc dân

Trang 1

I - 5 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ 2

2 Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư 4

3 Tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam 5

4 Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa kinh tế và xã hội 7

II - Tình trạng thất thoát và lãng phí vốn đầu tư XDCB của nhà nước 10III - Phân tích vai trò của đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong DN Cho biết nội dung hoạt động đầu

V - Nêu hạn chế của FDI thời gian qua và giải pháp thu hút FDI có hiệu quả 24

VI - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN và liên hệ thực tế tại Việt Nam 26

VIII - Vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn ngoài nước giữ vai trò quan trọng 331.1 Vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn ngoài nước giữ vai trò quan trọng Liên hệ VN 331.2 Mối quan hệ của nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư ngoài nước 35

2 Tác động của từng loại nguồn vốn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam 36

IX - Phân tích mqh qua lại giữa đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia Phân tích trong

X - Đầu tư là yếu tố quyết định tới sự phát triển và là chìa khóa cho sự tăng trưởng của mọi quốc gia

43

2 Thực trạng về sự tác động của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế VN 45

3 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế 55

XI - Thực trạng của việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước của nước ta hiện nay và kiến

nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này 59

1 Thực trạng huy động và sd nguồn vốn trong nước của nước ta hiện nay 59

Trang 2

2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước 662.2 Nâng cao hiêu quả sử dụng nguồn vốn dân cư và tư nhân 69

XIII - Phân biệt đầu tư tài chính, đầu tư thương mại với đầu tư phát triển 70XIV - Giải thích đặc điểm độ trễ thời gian trong đầu tư,hãy chỉ ra những thích ứng cần thiết trong hoạt

Câu 7: Đầu tư phân tán, dàn trải và thiếu 1 chiến lược tổng thể là những khiếm khuyết chính trong

hoạt động ĐTPT ở nước ta trong thời gian qua? Bình luận ý kiến trên 79

Trang 3

I - 5 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

1 Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.

1.1 Khái niệm

Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quản

lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế Cả hai chiều quản lý đều phải cótrách nhiệm chung trong việc thực hiện mục tiêu của ngành cũng như của lãnh thổ Sự kết hợp này sẽtránh được tư tưởng bản vị của bộ, ngành, trung ương và tư tưởng cục bộ địa phương của chính quyềnđịa phương Theo đó, Bộ chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế do mình thành lập và Ủy bannhân dân địa phương chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế của địa phương Từ đó, dẫn đếntình trạng tranh chấp, không có sự liên kết giữa các đơn vị kinh tế trên cùng một địa bàn lãnh thổ, do đóhiệu quả thấp

1.2 Nội dung kết hợp

Sự kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau:

-Thực hiện quản lý đồng thời cả hai chiều: Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ Có nghĩa là,các đơn vị đó phải chịu sự quản lý của ngành (Bộ) đồng thời nó cũng phải chịu sự quản lý theo lãnh thổcủa chính quyền địa phương trong một số nội dung theo chế độ quy định

-Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, không trùnglặp, không bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

-Các cơ quan quản lý nhà nước theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyềncủa mình trên cơ sở đồng quản hiệp quản, tham quản với cơ quan nhà nước thuộc chiều kia, theo quy

định cụ thể của Nhà nước Đồng quản là cùng có quyền và cùng nhau ra quyết định quản lý theo thể thức liên tịch Hiệp quản là cùng nhau ra quyết định quản lý theo thẩm quyền, theo vấn đề thuộc tuyến

của mình nhưng có sự thương lượng, trao đổi, bàn bạc để hai loại quyết định của mỗi bên tương đắc

với nhau Tham quản là việc quản lý, ra quyết định của mỗi bên phải trên cơ sở được lấy ý kiến của

bên kia

1.3 Sự cần thiết phải kết hợp quản lí theo ngành với lãnh thổ

Nhằm đảm bảo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trong nền kinh tế quốc dân, các đơn vị thuộc cácngành kinh tế - kĩ thuật nằm trên các địa bàn lãnh thổ khác nhau cũng đều chịu sự quản lí nhà nướctheo ngành của các bộ (trung ương) và của các cơ sở chuyên môn (ở địa phương) Trong phạm vi thẩmquyền theo quy định của luật pháp, quản lí theo ngành bảo đảm cơ cấu ngành phát triển hợp lí trongphạm vi cả nước và có hiệu quả nhất Các đơn vị kinh tế nằm trên một đơn vị hành chính - lãnh thổcũng chịu sự quản lí nhà nước theo lãnh thổ của chính phủ Trung Ương trên tổng thể, và của chínhquyền địa phương các cấp theo quy định phân cấp của luật pháp Trong cơ cấu quyền lực và phân côngtrách nhiệm quản lí hành chính - nhà nước, chính phủ quản lí thống nhất các ngành và các đơn vị lãnhthổ; chính quyền địa phương là người chịu trách nhiệm quản lí kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ,đại biểu cho quyền lợi nhân dân ở địa phương; đồng thời là một bộ phận của quyền lực nhà nước thốngnhất ở địa phương, là người đại diện cho nhà nước (Trung ương) ở địa phương Vì những lí do đó nênnhất thiết phải kết hợp hai mặt: quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ Trên cơ sở phân định rõ

Trang 4

chức năng quản lí, các quy định về phân công, phân cấp và xây dựng nội dung và mức độ thống nhấtquản lí ngành cho từng ngành theo đặc điểm ngành; nội dung và mức độ quản lí theo lãnh thổ; nộidung, mức độ kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ, nhằm phát huy cao độ nhất hiệu quảsử dụng nguồn lực của cả nước, của từng vùng kinh tế, từng địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh

tế - xã hội, bảo đảm thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích từng địa phương trong sự phát triển một cách

có lợi nhất những lợi thế của địa phương Sự kết hợp và thống nhất hai mặt quản lí chủ yếu được thểhiện:

1) Tổ chức điều hoà, phối hợp các hoạt động của tất cả các đơn vị thuộc các ngành, các thành phầnkinh tế, các cấp quản lí, cũng như các tổ chức văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng để phát triển nềnkinh tế quốc dân theo một cơ cấu hợp lí nhất, có hiệu quả nhất về ngành cũng như về lãnh thổ

2) Quản lí công việc chung của quốc gia trên phạm vi cả nước, cũng như trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ kết hợp hài hoà lợi ích chung của cả nước, cũng như lợi ích của địa phương

-3) Phục vụ tốt các hoạt động của tất cả các đơn vị nằm trên lãnh thổ, như về kết cấu hạ tầng, bảo vệmôi trường và tài nguyên, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, an ninh, trật tự công cộng, phục vụ đờisống vật chất và tinh thần của dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ, bất kể là thuộc cơ quan, xí nghiệptrung ương hay địa phương

1.4 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc

Việc kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ có vai trò rất lớn đối với việc phát triển đất nước vềmọi lĩnh vực Chính vì vậy Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách áp dụng biện pháp kết hợp nàytrên phạm vi cả nước, với nhiều địa phương và các doanh nghiệp, các nhà máy, khu công nghiệp… Theo đó quy định các cơ sở, doanh nghiệp nào thành lập ở địa phương nào phải chịu sự quản lý vềhành chính, về mặt pháp luật, xã hội, kinh tế, kỹ thuật… của cơ quan quản lý ngành và địa phương Ápdụng quy định của Nhà nước thì hiện nay đã có nhiều cơ quan ngành và cơ quan chính quyền địaphương thực hiện nghiêm chỉnh, nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, có lợi cho cả 2 bên:

+ Quản lý ngành sẽ hoạch định sự phát triển cho doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đó

+ Còn quản lý lãnh thổ tạo điều kiện pháp lý, được pháp luật bảo vệ, cung cấp nguồn nhân lực, nguyênvật liệu cho các doanh nghiệp kinh tế

Từ đó ta có thể nhận thấy sự tác động qua lại, hỗ trợ nhau giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ Chothấy sự kết hợp này làm tăng tính hiệu quả, đạt mức phát triển tối đa tránh những khó khăn, rủi ro.Các doanh nghiệp kinh doanh cùng với cơ quan địa phương hiện nay ngày càng có sự phổi hợp quản lý

rất chặt chẽ, ví dụ như: Khu công nghiệp Bình Dương thuộc tỉnh Bình Dương của vùng Đông Nam

Bộ Có các ban quản lý do thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, là cơ quan trực thuộc UBND tỉnhBình Dương, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phíhoạt động của UBND tỉnh Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các

Bộ, Ngành, lĩnh vực có liên quan, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp Khu công nghiệp Bình Dương đã thể hiện rất rõ

sự kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ, thể hiện được sự hỗ trợ, phối hợp, đem lại sự phát

Trang 5

triển không chỉ đối với khu công nghiệp mà còn đưa tỉnh Bình Dương trở thành một trong những tỉnhphát triển hàng đầu của Đông Nam Bộ.

Từ đó chúng ta có thể thấy việc tuân thủ và áp dụng nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lýlãnh thổ của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tuân thủ phápluật và dưới sự bảo vệ của pháp luật

Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế:

- Thứ nhất: đó là việc “xé rào” trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm của địa phương trái vớiquy định của cơ quan quản lý ngành, chức năng Có một số cơ quan địa phương vì lợi ích nhất thời mà

bỏ qua văn bản thủ tục hành chính mà pháp luật đã quy định, để cấp giấy phép hoạt động đó ảnh hưởngrất lớn đến sự phát triển chung của đất nước

- Thứ hai: là sự phối hợp không chặt chẽ trong việc tổ chức, thực hiện các quy định của ngành ở địaphương

- Thứ ba: đó là việc bất cập trong hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của ngành tại địaphương

Điều đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các ban ngành phải không ngừng nâng cao việc kết hợp chặt chẽgiữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ, để khắc phục những hạn chế, nhằm phát triển kinh tế địaphương và của đất nước

1.5 Kiến nghị để thực hiện tốt nguyên tắc

● Để thực hiện nguyên tắc trên cần phải tăng cường công tác lập pháp và tư pháp

- Về lập pháp, phải từng bước đưa mọi quan hệ kinh tế vào khuôn khổ pháp luật Các đạo luật phảiđược xây dựng đầy đủ, đồng bộ, có chế tài rõ ràng, chính xác và đúng mức

- Về tư pháp, mọi việc phải được thực hiện nghiêm minh (từ khâu giám sát, phát hiện, điều tra, công tốđến khâu xét xử, thi hành án…) không để xảy ra tình trạng có tội không bị bắt, bắt rồi không xét xửhoặc xét xử quá nhẹ, xử rồi mà không thi hành án hoặc thi hành

● Đẩy mạnh hơn nữa chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo chức năng nhằm thúc đẩysản xuất xã hội phát triển

● Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chuyên môn ở địa phương quản lí tốt về tổ chức, nhân sự,chuyên môn để đảm bảo đạt được các chỉ tiêu của ngành

● Tạo điều kiện thuận lợi về nhân lực, tài nguyên, điều kiện vật chất đảm bảo cho các doanh nghiệp ởđịa phương hoạt động có hiệu quả cao

● Có sự phân công rành mạch cho các cơ quan quản lí theo ngành và lãnh thổ, không trùng lặp, không

bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Trang 6

2 Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư.

2.1 Khái niệm:

Giáo trình: “Đầu tư tạo ra lợi ích … phát triển vững chắc, ổn định” (trang 119)

2.2 Biểu hiện:

Giáo trình: “Trong hoạt động đầu tư … qua đấu thầu theo luật định” (trang 120)

2.3 Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc:

Nếu tuân thủ nguyên tắc này thì hoạt động đầu tư mới thực hiện được Khi nguyên tắc này được đảmbảo thì mới đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư Khi các lợi ích đều được kết hợp hài hòa trong đầu

tư sẽ tạo điều kiện và động lực để nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định

2.4 Liên hệ:

Trong hoạt động đầu tư, kết hợp hài hòa các loại lợi ích thể hiện sự kết hợp giữa lợi ích của xã hội màđại diện là Nhà nước với lợi ích của cá nhân và tập thể người lao động, giữa lợi ích và chủ đầu tư, nhàthầu, các cơ quan thiết kế, tư vấn, dịch vụ và người hưởng lợi Sự kết hợp này được bảo đảm bằng cácchính sách của Nhà nước, sự thỏa thuận theo hợp đồng giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư, sựcạnh tranh của thị trường thông qua theo đấu thầu nhất định

Trong gói kích cầu chống suy giảm kinh tế trong những năm vừa qua của chính phủ, các chính sách củachính phủ đưa ra trong việc quản lí hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung, đã quantâm đến lợi ích của nhiều nhóm đối tượng, cụ thể là lợi ích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiềunguy cơ phá sản trong khủng hoảng thông qua gói kích cầu hỗ trợ 4% lãi suất cho DN vừa và nhỏ;chính sách xây nhà ở cho người có thu nhập thấp… Các chính sách này cũng nhằm tới mục tiêu tạoviệc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức phúc lợi xã hội cho người dân

2.5 Hạn chế:

Tuy nhiên, đối với một số hoạt động đầu tư và trong những môi trường nhất định, giữa lợi ích của Nhànước và các thành viên tham gia có xảy ra mâu thuẫn Mâu thuẫn lợi ích xuất hiện thường xuyên trongcuộc sống hàng ngày và nếu xử lý không khéo có thể gây ra những vấn đề đạo đức nghiêm trọng, ảnhhưởng đến hoạt động lành mạnh của các tổ chức và của toàn bộ xã hội

2.6 Giải pháp:

Xem xét tình hình ở nước ta thì thấy nhiều người đưa ra chính sách chưa học được các bài học trên Bấtluận do thiếu hiểu biết, vô tình hay hữu ý nếu tổ chức có quyền càng lớn lại đưa ra các quy định khuyếnkhích mâu thuẫn lợi ích thì tai họa càng lớn Phải rà soát lại tất cả các chính sách như vậy và sửa đổibãi bỏ Chúng ta chưa có các quy định rõ ràng, các thủ tục minh bạch về tránh mâu thuẫn lợi ích Các

tổ chức cũng chưa chú ý đến vấn đề này nên cũng không có các quy định rõ ràng Thậm chí việc lợidụng chức, quyền, thông tin để mưu lợi riêng là rất phổ biến đốt với các quan chức mọi cấp ở nước tanhuận nhiều vụ việc đã được báo chí nêu ra và vô vàn vụ không được nhắc tới, gây bất bình trong nhândân, ảnh hường xấu đến sự phát triển của đất nước Để mọi người, mọi tổ chức hiểu kỹ hơn về mâuthuẫn lợi ích, để các tổ chức có quy chế tránh mâu thuẫn lợi ích của mình, để Nhà nước có luật, chính

Trang 7

sách, các quy chế, thủ tục rõ ràng nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích là những việc làm thiết thực trong côngcuộc chống tham nhũng, tăng niềm tin, phát triển kinh tế và xã hội.

3 Tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh

tế quôc dân nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có,

để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giaolưu quốc tế

-Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó

-Thực hành tiết kiệm chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên chủ trương, đường lối, cơ chế chínhsách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát

-Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định kháccủa pháp luật

3.2 Thực trạng thực hành nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, các tổ chức doanh nghiệp kinh tế và công ty trong nước đã gặp rất nhiềukhó khăn trong sản xuất kinh doanh và đầu tư Rất nhiều doanh nghiệp đã chính thức tuyên bố phá sảnhay hoạt động cầm chừng, một số doanh nghiệp ra đi không hẹn ngày trờ lại Tuy vậy, hầu hết cácdoanh nghiệp vẫn còn thói quan chi tiêu phung phí và bừa bãi Ngoài ra họ cũng đang lãng phí rất lớncác nguồn lực quý báu của mình như nguồn lực nhân sự, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, lãng phínguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay phải trả lãi từ bên ngoài, lãng phí thương hiệu doanh nghiệp, các cơhội đầu tư và hợp tác kinh doanh sinh lợi, lãng phí trí tuệ và chất xám của nhân viên, lãng phí các mỗiquan hệ liên doanh liên kết từ bên ngoài…

Nguyên tắc thực hành tiết kiệm:

-Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vịđược giao, không để bị ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức

Trang 8

-Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiệnnhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viênchức trong cơ quan, tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

-Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm vai trò giám sát của quốc hội, hội đồng nhân dâncác cấp, mặt trận tổ quốc việt nam, các tổ chức thành viên của mặt trận tổ quốc việt nam và nhân dântrong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Các lĩnh vực quan trọng trong quá trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí ở VN:

-Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (mua sản phẩm thiết bị, chi đầu tư, nghiên cứu, xây dựng,lương, chi khác…)

-Quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, nhà công và các công trình phúc lợi công cộng

-Quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ( giấy phéo khai thác khoáng sản)

-Đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước

-Quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp

-Sản xuất và tiêu dùng của nhân dân

Ví dụ: Bột ngọt Vedan sản xuất bột ngọt tiết kiệm chi phí đầu tư cho hệ thống nước thải đã gây ra hậuquả nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân Để giải quyết vụviệc, Vedan phải bỏ ra một khoản tiền lớn hơn cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và đền bù tổn thấtcho người dân xung quanh do ô nhiễm nguồn nước

Quan điểm sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn lực kinh tế VN:

-Huy động và kết hợp tất cả các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển

-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo tăng trường kinh tế, hiệu quả và bền vững

-Kết hợp giữa nhà nước và thị trường trong phân bổ, sử dụng nguồn lực

-Thu hút và sử dụng nguồn lực, kết hợp với công bằng xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môitrường

3.3 Giải pháp thực hiện nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

-Đầu tư có trọng điểm, quản lý, sủ dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

-Cải cách tổ chức bộ máy quản lý kinh tế theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt

-Giảm thiểu các chi phí vật tư, thiết bị cho sản xuất dựa trên cơ sở quản lý và sử dụng có hiệu quả.-Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan

Kết luận:

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế là cần thiết với mọi quốc gia, nóđặc trưng cho thể chế chính trị của đất nước Việc thực hiện nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trongquản lý nhà nước về kinh tế nhằm mục đích điều hoà mâu thuẫn các mặt lợi ích, đảm bảo mục tiêu phát

Trang 9

triển kinh tế xã hội Việt Nam cần có nhiều những doanh nghiệp cố gắng tiết kiệm và “thực hành tiếtkiệm” một cách nghiêm túc và tích cực để trở thành mạnh, là ăn hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trong nước

và có thể vươn đến tầm cỡ thế giới

4 Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa kinh tế và xã hội

4.1 Lý thuyết: Slide + giáo trình 117

4.2 Thực tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam, chính trị và kinh tế không thể tách rời vì chính sách của Đảng là cơ sở của mọi biện pháplãnh đạo kinh tế, hướng dẫn sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Trong cương lĩnh quản lí củaĐảng cũng nói rõ: phát triển kinh tế nhưng việc quan tâm đến đời sống nhân dân phải được coi trọnghành đầu Phát triển kinh tế nhưng không được làm gia tăng sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư,giữa các vùng miền

Để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chũ nghĩa thì chínhtrị và kinh tế luôn đi cùng nhau được thể hiện qua tất cả chủ trương chính sách của Đảng và ChínhPhủ Cơ chế đó thể hiện ở việc: Đảng vạch ra đường lối chủ trương phát triển kinh tế- xã hội, Đảng chỉ

rõ con đường biện pháp và phương tiện để thực hiện đường lối đãđề ra và Chính Phủ là người đôn đốc,kiểm tra viêc thực hiện, Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm được Quốc hội thông qua thìnhiệm vụ kinh tế luôn song hành với nhiệm vụ xã hội Tức là, ngoài những chỉ tiêu về kinh tế như: tổngsản phẩm trong nước, giá trị tăng thêm của mỗi ngành, tổng kim ngạch XNK, chỉ số CPI,… thì còn cócác chỉ tiêu về xã hội như: tạo việc làm, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng,… và các chỉtiêu về môi trường như: tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ KCN- khu chế xuất có có hệ thống xử lý nước thải tậptrung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60%,…

Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế:

Hạn chế trong việc phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, song kinh tế phát triển vẫn chưa tương xứngvới tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững, đặc biệt trong 10 năm gần đây Chất lượng, hiệu quả,năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế còn thấp Thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, hệ thống thị trường hình thành và phát triển chưađồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và hiện đại đangcản trở sự phát triển; việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại cònchậm và gặp nhiều khó khăn

Trên lĩnh vực phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, còn nhiều hạn chế,ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội vàquản lý phát triển xã hội chưa được nhận thức và giải quyết có hiệu quả.; trên một số mặt, một số lĩnhvực, người dân chưa được thực hưởng đầy đủ, công bằng thành quả đổi mới

Hạn chế trong chính sách

Ở Việt nam, chính trị và kinh tế không thể tách rời nhau vì chính sách của Đảng là cơ sở của mọi biệnpháp lãnh đạo kinh tế, hướng dẫn sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Vai trò của Nhà nước vàquản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư là rất quan trọng, nếu không được đặt đúng chỗ và không

Trang 10

sử dụng đúng công cụ mà Nhà nước có trong tay thì Nhà nước sẽ trở thành vật cản của đầu tư phát triển

và sẽ không thể có một xã hội mà trong đó mọi tổ chức, cá nhân đều hăng hái bỏ vốn đầu tư cho pháttriển.Nhà nước đóng vai trò là người tạo ra và giải quyết sự hài hòa các loại lợi ích để khuyến khích,động viên mọi nguồn lực cho phát triển.Giải quyết một cách hài hòa giữa lợi ích của nhà đầu tư và lợiích của xã hội bằng công cụ quản lý gián tiếp (thuế và ưu đãi đầu tư).Tuy nhiên , một thực tế diễn ratrong những năm qua đó là sự can thiệp quá sâu của đội ngũ cán bộ Đảng vào trong quản lý kinh tế,gây ra tình trạng giáo điều, khó khăn cho quản lý kinh tế, quyền lực bị phân tán Cơ chế hiện tại chưathực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lý đầu tư, nhất là chưa phân biệt rõ chức năng quản lý Nhànước về đầu tư với quản lý hoạt động đầu tư cụ thể, quản lý vĩ mô với quản lý vi mô trong đầu tư Việcban hành các chính sách còn chưa đồng bộ tạo ra sự bất đồng trong việc triển khai thực hiện, các quihoạch còn chưa sát với tình hình thực tiễn, khiến cho việc thực hiện không đạt yêu cầu đề ra Văn bảnPháp luật còn nhiều bất cập, tạo ra những kẽ hở gây ra tình trạng lách luật…

4.3 Một số giải pháp khắc phục để thực hiện nguyên tắc tốt hơn

Cải cách theo hướng tích cực phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Đảng và chínhquyền Với mục tiêu:

-Hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các quyết định của nhà đầu tư

-Tôn trọng tối đa quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp

-Đổi mới chức năng của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh theo hướng khuyến khích, hỗtrợ, hướng dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp là chính

-Đồng thời, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện hơn, bổ sung sửa đổi cho phù hợpvới tình hình thực tế, quan điểm chiến lược trong từng giai đoạn

Xây dựng hệ thống chính trị chất lượng, hiệu quả, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xd các biệnpháp chiến lược để ngăn chạn, đầy đủ tình trạng suy thoái , giải quyết hài hòa các loại lợi ích nhà đầu

tư và lợi ích của xã hội để khuyến khích đầu tư

5 Nguyên tắc tập trung dân chủ

5.1 Lý thuyết: Slide+ giáo trình 118

5.2 Hiện nay Việt Nam đã và đang thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ:

Trong nền kinh tế thị trường XHCN nước ta, sự can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh tính tự phátcủa thị trường, đảm bảo tính định hướng XHCN Nhà nước đang phát huy vai trò quản lý khi tập trungthống nhất quản lý 1 số lĩnh vực kinh tế then chốt nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế- xã hội,đồng thời quan tâm đến lợi ích của người lao động là những động lực quan trọng đảm bảo sự thànhcông của các hoạt động kinh tế xã hội

Trong hoạt động đầu tư, nguyên tắc tập trung dân chủ được vận dụng ở hầu hết các khâu công việc, từlập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch, ở việc phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm, ở cơ cấu bộmáy tổ chức với chế độ một thủ trưởng chịu trách nhiệm và sự lãnh đạo tập thể, ở quá trình ra quyếtđịnh đầu tư…

Trang 11

Nguyên tắc tập trung dân chủ được nước ta thực hiện rất rõ nó được quy định thành các văn bản luật.

Ví dụ: Nghị định 12 số 12/2009/ND/CP của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xd công trình, thông tư03/2009/TT/BXD quy định chi tiết một số nội dung của nghị định 12/2009/ND/CP Hay gần đây nhất

là Nghị định 59/2015/ND-CP của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư có hiệu lực 5/8/2015 quy định chitiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: Lập,thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thácsử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng và đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài được thực hiện theo quy định củaNghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nướcngoài

5.3 Những hạn chế trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ

Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ có khi vẫn còn mang tính hình thức và những hạn chếtrong quá trình thực hiện nguyên tắc này không chỉ riêng ở địa phương, doanh nghiệp mà còn là tìnhhình chung của cả nước

Việc hình thành và thông qua các quyết định, chủ trương, chính sách, phương hướng, nghị quyết củanhà nước, của tỉnh - huyện, của đơn vị … về nguyên tắc phải thu hút được sự đóng góp trí tuệ rộng rãicủa các nhà lãnh đạo, đảng viên; phải được thảo luận thẳng thắn, triệt để Trên thực tế có tình hình:không ít cán bộ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, không thật sự tích cực tham gia ý kiến vào việc xâydựng các văn bản trên, đồng thời cũng không phải mọi ý kiến của người lao động đều được phản ánhtới các chủ đầu tư, nhà quản trị, tình trạng dân trí, trình độ còn thấp cũng chính là nguyên nhân làm hạnchế mức độ dân chủ của công nhân, người lao động Tuy nhiên, cũng có trường hợp ý thức tự giác vềdân chủ của người dân, kể cả cán bộ công nhân viên chưa cao nên không tham gia đóng góp ý kiến.Thực tế một số trường hợp ý kiến của người lãnh đạo vẫn dường như có sức thuyết phục quyết địnhcuối cùng; ý kiến thuộc thiểu số rất ít khi được đặt lại để xem xét

Trình độ năng lực của chủ đầu tư, cán bộ thực hiện các dự án còn nhiều hạn chế.Việc chọn lựa ngườilãnh đạo đứng đầu rất quan trọng và quyết định rất lớn đến sự vận hành của cả hệ thống tổ chức, cơquan đó Nguyên tắc dân chủ, tập thể đòi hỏi phải lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ, đảng viên về cán bộ

dự kiến bổ nhiệm và chỉ xem xét người được đa số phiếu tín nhiệm Đa số trường hợp thì việc này diễn

ra thuận lợi nhưng ở nơi bè phái, cục bộ thì kết quả bỏ phiếu tín nhiệm không phản ánh đúng đánh giá

và tín nhiệm đối với cán bộ, người được đa số phiếu chưa hẳn đã xứng đáng

Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam được xem là một trong những ví dụ thất bại của trào lưu tậpđoàn, doanh nghiệp nhà nước đầu tư tràn lan, đầu tư ngoài ngành thiếu chiến lược, lý do một phầnchính là do năng lực của các nhà quản lý chưa có tầm nhìn, không đảm bảo được lợi ích giữa ngườitrồng đay và nhà máy, chưa có một nhà máy giấy nào sản xuất lại sử dụng cây đay, hoạt động đầu tư có

độ rủi ra cao, không khả thi, khi hoạt động lỗ rất lớn nhưng không thể dừng hoạt động, phải chuyểngiao với nhiều nhà đầu tư khác như Tổng Công Ty Giấy Việt Nam, Vinapaco nhưng vẫn không cảithiện được Hiện nay, tổng vốn đầu tư đội lên tới 3.000 tỷ đồng mà Nhà máy vẫn chưa được thanh lý

và toàn bộ vùng nguyên liệu đay đã bị xóa xổ vì hơn 10 năm nay, nhà máy này không hề hoạt động.Mặt khác, một số người lợi dụng “dân chủ” để thực hiện những yêu sách vượt quá khuôn khổ luậtpháp, coi thường kỷ cương phép nước.Đặc biệt trong vấn đề thực hiện giải phóng mặt bằng, một số

Trang 12

người dân đã được đền bù đúng quy định nhưng vẫn cố tình không bàn giao mặt bằng và kích độngnhiều người khác tham gia đòi tăng tiền đền bù.Một số người dân đã được giải quyết khiếu nại tố cáođúng pháp luật, chính sách nhưng vẫn không chịu thực hiện quyết định và đến cơ quan nhà nước nhiềulần gây rối mất trật tự, thậm chí thách thức cả công an, cả chính quyền Trong việc giải phóng mặtbằng, xây dựng các vành đai trong công tác quản lý các dự án đầu tư, thực hiện còn chậm tiến độ, chưađảm bảo quyền lợi, đền bù xứng đáng cho các hộ dân, điển hình như trong việc giải phóng mặt bằngcho các hộ gia đình ở đoạn đường Trường Chinh, còn 335 hộ chưa thu hồi đất, việc khiếu kiện kéo dàicủa 29 hộ dân điển hiền tại Đống Đa trong việc giá đất đền bù và nhà định cư, ban quản lý dự án pháttriển đô thị Hà Nội cùng UBND quận, các sở, ngành liên quan họp đối thoại với các hộ dân để giảithích; tuy nhiên, các hộ dân chưa đồng thuận.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật nghiêm minh những tổ chức đảng, cán bộ, đảngviên vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước Thông qua kiểm tra, kịp thời phát hiện những

sơ hở của các chủ trương, nghị quyết để bổ sung hoàn thiện phù hợp với quy luật khách quan; đồngthời giáo dục ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm, sai phạm của đảng viên

Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc thành quy chế, quy định pháp luật của Nhà nước để tổ chứcthực hiện có hiệu quả hoạt động đầu tư Cần rà soát lại những điểm bất hợp lý, lạc hậu trong các quychế, quy định đã ban hành để bổ sung hoàn thiện, giúp cho việc thực hiện được thống nhất Mỗi loạiquy chế, quy định, luật pháp cần lượng hóa trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu

Đối với từng doanh nghiệp, cơ sở cần xây dựng thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp ví dụ như hiện naynhiều tổ chức có xu hướng theo phạm vi kiểm soát rộng hơn và ít cấp quản lý hơn, thay đổi nguyên lýthống nhất một thủ trưởng…; quy định, quy tắc làm việc của mình, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của từng cấp, từ bộ phận, từng cá nhân trong doanh nghiệp Tổ chức, chuẩn bị kỹ nội dung, thu húttập thể tham gia thảo luận để ra các vấn đề của đơn vị Không những thế cần hướng vào kiểm tra bộphận, cá nhân có tư tưởng lợi ích cá nhân, cố tình không chấp hành chỉ thị, nghị quyết, tham nhũng,gây chia rẽ, bè phái làm suy yếu khối đoàn kết nội bộ, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc TTDC để giáodục, ngăn chặn, không chờ vụ việc vỡ lở mới kiểm tra, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời Lựa chọnnhà Lãnh đạo, người đứng đầu có trình độ, năng lực, phẩm chất,… phù hợp với mục tiêu của doanhnghiệp,cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

II - Tình trạng thất thoát và lãng phí vốn đầu tư XDCB của nhà nước

1 Khái niệm và đặc điểm:

Trang 13

1.1.Đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.1.Khái niệm

Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mụcđích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ sởvật chất kỹ thuật cho xã hội ĐTXDCB là một hoạt động kinh tế

1.1.2.Nguồn vốn

Vốn của dự án ĐTXDCB nói chung được cấu thành bởi các nguồn sau:

Thứ nhất là nguồn vốn của nhà nước Nguồn vốn này bao gồm:

+ Ngân sách nhà nước cấp phát

+ Vốn của các doanh nghiệp nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, bao gồm vốn từ khấu hao

cơ bản để lại, từ lợi nhuận sau thuế, từ đất đai, nhà xưởng còn chưa sử dụng đến, được huy động đầu

tư phát triển sản xuất kinh doanh; vốn góp của nhà nước trong liên doanh, liên kết với các thành phầnkinh tế trong nước và nước ngoài

+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước mà Chính phủ cho vay theo lãi suất ưu đãi bằng nguồnvốn tự có hoặc nhà nước đi vay để cho vay lại đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực được ưu tiên trong

kế hoạch nhà nước đối với một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

+ Vốn vay nợ, viện trợ từ bên ngoài của Chính phủ thông qua kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).Trên thực tế, một phần vốn này sẽ đưa vào ngân sách đầu tư, còn phần ODA cho các doanh nghiệp vaylại thì đưa vào nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

Thứ hai là nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân và nguồn vốn đóng góp tự nguyện của dân cư vì lợi

ích cộng đồng, kể cả đóng góp công lao động, của cải vật chất để xây dựng các công trình phúc lợi

Thứ ba là nguồn vốn đầu tư nước ngoài Nguồn vốn này bao gồm đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.

Đầu tư gián tiếp của nước ngoài tại Việt Nam là nguồn vốn do nước ngoài cung cấp thông qua việcmua cổ phiếu, trái phiếu của Việt Nam, nhưng không tham gia công việc quản lý trực tiếp Vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Inverstment – FDI) ở Việt Nam là nguồn vốn nước ngoài trực tiếpđầu tư vào Việt Nam dưới hình thức tự đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh Ngoài ra còn có nguồn vốnviện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ (Non- Government Organization – NGO)

ĐTXDCB của nhà nước là hoạt động đầu tư của nhà nước, bao gồm các dự án ĐTXDCB được hoạch

định trong kế hoạch nhà nước và được cấp phát bằng nguồn vốn ngân sách của nhà nước, đầu tư bằngnguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước có nguồngốc từ ngân sách nhà nước

1.2.Thất thoát, lãng phí

1.2.1.Thất thoát

Thất thoát trong đầu tư là hiện tượng mất mát, thiệt hại không đáng có về vốn đầu trong suốt quátrình đầu tư, từ khi quyết định chủ trương đầu tư cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng

Trang 14

Phần vốn đầu tư bị thất thoát là phần vốn tuy đưa vào dự án nhưng bị lãng phí hoặc biến mất trongquá trình triển khai thực hiện dự án Nguyên nhân ở đây có thể do tiêu cực và tham nhũng gây nên lãngphí hoặc do thiên tai, dịch họa và do tác động của nền kinh tế

1.2.2 Lãng phí

Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: “Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, laođộng, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả Ðối với lĩnh vực đã có định mức,tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụngngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tàinguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định”

Lãng phí trong đầu tư có thể hiểu là việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư không mang lại hiệu quả nhưmong muốn, mà nguyên nhân của sự lãng phí này là xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm, thiếu năng lựccủa các cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn, thiết kế, cơ quan thẩm định, cơquan trực tiếp quản lý vốn trong quá trình thực hiện đầu tư Theo ý kiến các chuyên gia trong công tácquản lý dự án và quan niệm của các nhà tài trợ thì đó là các khoản chi không đem lại hiệu quả gì cho

dự án hoặc phần chi cao hơn các quy định hợp pháp, chi không đúng quy định của dự án căn cứ theomục đích và động cơ của các hành động trên mà có thể coi đó là lãng phí hay tham ô

2 Nguyên nhân tình trạng thất thoát, lãng phí trong ĐTXDCB của nhà nước

2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Thất thoát, lãng phí trước hết từ công tác lập quy hoạch, kế hoạch Đây là khâu quan trọng để đảm bảođầu tư có hiệu quả và phát triển lâu dài Hiện nay, công tác quy hoạch vẫn tồn tại nhiều bất cập, thiếutính chiến lược tổng thể giữa các cấp, ngành; thiếu tầm nhìn dài hạn, không sát thực; thiếu sự kết hợpgiữa các loại quy hoạch, giữa quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch xây dựng đô thị, nên nhiều dự

án phải điều chỉnh hoặc di chuyển, kéo dài thời gian xây dựng công trình

Việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi chưa chú trọng đúng mức khâuđiều tra thực tế những ảnh hưởng của công trình đối với môi trường và xã hội; lựa chọn địa điểm xâydựng và phân tích dự án đầu tư không chính xác dẫn đến việc dự án sau khi thực hiện xong nhưng hoạtđộng kém hiệu quả

Ngoài ra, thất thoát lãng phí còn do đầu tư xây dựng công trình không đảm bảo cảnh quan, môi trường,làm tăng chi phí nhân công, vật tư, thiết bị, xử lý môi trường…

2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư

Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, thất thoát, lãng phí thường xảy ra ở những công việc sau:

✔ Khâu đền bù giải phóng mặt bằng

Việc xác định giá trị đền bù không phải là chuyện đơn giản và rất dễ dẫn đến thất thoát vốn Biểuhiện của thất thoát trong công tác đền bù thường là việc bớt xén tiền đền bù của dân do người dânkhông nắm rõ khung giá đền bù do Nhà nước quy định, hoặc tiền đền bù không thoả đáng, không đúngđối tượng; chi trả tiền đền bù không theo định mức, khung giá Nhà nước và địa phương ban hành; móc

Trang 15

ngoặc, câu kết với người được đền bù để nâng giá trị đền bù, khai khống diện tích, khối lượng tài sảnđược đền bù; làm giả hồ sơ, khai khống số hộ được đền bù và chi phí đền bù để rút tiền của Nhà nước,

từ đó làm tăng thêm vốn đầu tư xây dựng công trình

✔ Khâu khảo sát, thiết kế xây dựng

Thất thoát trong khâu khảo sát xảy ra do công tác khảo sát không đảm bảo chất lượng, chưa sát vớithực tế hoặc không đúng với những tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước dẫn đến phải khảo sát lại, việcthi công phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh nhiều lần gây lãng phí thời gian, kinh phí Bên cạnh đó,việc thiết kế không phù hợp với quy hoạch xây dựng, với thiết kế công nghệ, không tuân thủ các quytrình kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng sẽ phải thiết kế lại, cũng gây lãng phí không nhỏ Chất lượng thiết

kế không đảm bảo, không đồng bộ gây lún, nứt; phương án thiết kế không hợp lý, sử dụng vật tư, vậtliệu không phù hợp với loại công trình; việc chọn hệ số an toàn quá cao…dẫn đến lãng phí

✔ Khâu lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng ở nước ta hiện nay còn nhiều biểu hiện tiêu cực, như: Thôngđồng, dàn xếp trong đấu thầu; Có sự thống nhất trước giữa các đơn vị tham gia đấu thầu để một đơn vịtrúng thầu; Mua bán thầu; Bỏ giá thầu thấp dưới giá thành xây dựng công trình Từ thực tế cho thấy,việc lựa chọn nhà thầu xây dựng, xác định giá gói thầu, giá trúng thầu, thẩm định kết quả đấu thầu ởnhiều dự án thiếu sự minh bạch; phương thức liên danh, liên kết giữa các nhà thầu còn nhiều bất cập,đây chính là những nguyên nhân dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng

✔ Khâu thi công xây lắp công trình

Thất thoát trong khâu thi công xảy ra do nhà thầu thi công không đảm bảo khối lượng xây lắp theo thiết

kế được phê duyệt hoặc thi công không đúng thiết kế dẫn đến phải phá đi làm lại Thất thoát từ vật liệuxây dựng cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể Vật liệu xây dựng đi qua nhiều khâu trung gian, nâng giá,gửi giá, tăng khối lượng, dùng vật liệu có giá thấp (chất lượng thấp); ăn bớt vật liệu, nên chất lượngcông trình không đảm bảo Việc giám sát thi công không chặt chẽ, cán bộ tư vấn, giám sát làm ngơtrước những vi phạm của nhà thầu thi công

✔ Trong việc bố trí và sử dụng vốn

Nhiều dự án vi phạm thủ tục đầu tư nhưng vẫn được phê duyệt kế hoạch đầu tư khi chưa có kế hoạchvốn

Bố trí kế hoạch đầu tư phân tán, dàn trải, thiếu tập trung khiến nhiều dự án phải chờ vốn, kéo dài tiến

độ qua nhiều năm Việc đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công các công trình, dựán; nguồn vốn ngân sách đã eo hẹp lại phải rải cho nhiều dự án cùng dở dang, chậm đưa vào sử dụngnên không phát huy hiệu quả đầu tư Bên cạnh đó là việc sử dụng vốn sai mục đích, không đúng chếđộ

✔ Trong nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành

Trang 16

Thất thoát ở giai đoạn nghiệm thu, thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành do việc áp dụng sai đơngiá, sai các định mức kinh tế kỹ thuật, tính toán không chính xác khối lượng xây lắp hoàn thành, nhàthầu thông đồng với cán bộ tư vấn nghiệm thu khống.

2.3 Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư

Ở giai đoạn này, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư vẫn xảy ra do công trình đã hoàn thành xây dựng, đãbàn giao nhưng vẫn chưa được nghiệm thu, quyết toán Khi lập quyết toán, các bên có liên quan thôngđồng với nhau để quyết toán khống khối lượng công; quyết toán sai hoặc khống khối lượng, chủng loạivật tư, thiết bị; áp dụng sai các định mức, đơn giá của Nhà nước, địa phương

⇨ KL: Nguyên nhân của tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB:

Do cơ chế quyết định đầu tư còn nhiều bất cập Cơ chế quyết định đầu tư trao quá nhiều quyền chongười có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư.Việc quyết định đầu tư do cá nhân quyết định nênrất dễ dẫn đến tiêu cực,lợi ích nhóm chi phối Nguy hại hơn là không có ngườichịu trách nhiệm về hiệuquả đầu tư Thực tế đã có nhiều công trình đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí, làmthất thoát lớn vốnnhà nước nhưng không có cá nhân nào chịu trách nhiệm

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngânsách nhà nước chưa có chế tài quy định xử lý trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư,chủ đầu tư Năm 2014, Nhà nước đã ban hành Luật Đầu tư công, quy định việc quản lý và sử dụng vốnđầu tư công; quản lý nhà nước về đầu tư công, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan đơn vị, tổchức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có được nghị địnhcủa Chính phủ hướng dẫn thi hành luật, do vậy để Luật Đầu tư công thực sự phát huy tác dụng trongthực tiễn

Công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước nói chung và thamnhũng, thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng nói riêng chỉ thực sự có hiệu quả khi chúng ta chỉ rađược nguyên nhân căn bản của tình trạng tham nhũng và có trong tay những công cụ pháp lý đủ mạnh.Cần khẩn trương xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tưcông, trong đó nêu rõ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư,chủ đầu tư dự án, công trình xảy ra thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, trong đó:

- Xác định rõ các hành vi của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư bị coi là vi phạm

- Các hình thức xử lý trách nhiệm: Bồi thường vật chất, xử lý hành chính, xử lý hình sự đối với cáchành vi vi phạm

- Quy định rõ thời hiệu xử lý vi phạm

- Quy trình, thủ tục xử lý trách nhiệm của người vi phạm

- Các điều kiện, biện pháp bảo đảm hiệu quả các hình thức xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩmquyền, đặc biệt là hình thức bồi thường vật chất- Các hình thức công khai việc xử lý vi phạm đối vớingười vi phạm

3.Thực trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư

Trang 17

3.1.Thực trạng, thất thoát lãng phí trong những năm qua

Theo thống kê của bộ Kế hoạch và đầu tư nhận thấy số dự án gây thất thoát, lãng phí có xu hướngngày càng tăng cao và nhiều trong giai đoạn 2010-2015 gây tổn thất một nguồn vốn lớn của nhà nước

Biểu đồ thể hiện số dự án thất thoát, lãng phí giai đoạn 2010-2015

Thất thoát, lãng phí trong đầu tư có thể xảy ra trong tất cả các khâu của dự án đầu tư và trong bước quyhoạch ngay từ ban đầu

3.1.1Thất thoát, lãng phí trong quy hoạch

Hiện nay chất lượng QH phát triển nhiều ngành chưa cao hoặc chậm được phê duyệt chưa gắn kết chặtchẽ QH phát triển ngành với vùng và địa phương chưa sát với thực tế chồng chéo thiếu tầm nhìn dàihạn chưa chú trọng thỏa đáng đến yếu tố môi trường và xã hội.Chất lượng quy hoạch còn hạnchế ,thiếu tầm nhìn dài hạn và đồng bộ chưa tuân thủ tính khách quan của quy luật thị trường Kế hoạchđầu tư phải chờ điều chỉnh trong khi Qh không qua quan sát dẫn đến có công trình xây dựng xong hiệuquả thấp gây TTLP lớn.Tình trạng QH cho có hình thức để đủ thủ tục xin vốn đầu tư không chuẩn bị

kỹ vẫn phổ biến Khi chất lượng công trình kém ,xuống cấp nhanh thì lại đổ cho thời gian nhiệm vụgấp phải bảo đảm tiến độ được giao.Tính pháp lí của QH thấp phổ biến tình trạng không tuân thủnghiêm theo kế hoạch được phê duyệt Thay đổi bổ sung không đúng thẩm quyền làm sai lệch QHchung chưa tôn trọng QH của các ngành khác Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế ,TTLP

do công tác QH gây ra lến tới 60-70% tổng TTLP trong đầu tư

a Quy hoạch thiếu tầm nhìn dài hạn

Thiếu tầm nhìn thiếu tính dự báo các QH sẽ rời rạc chắp vá thiếu liên kết kém bền vững không hiệu quảgây lãng phí về cơ hội về tài nguyên đất đai vốn đầu tư nguồn nhân lực …Quy hoạch đầu tư ở nước tahiện nay thực sự chưa có sự thẩm định một cách kỹ càng về các căn cứ kinh tế xã hội như điều kiện tựnhiên vị trí địa lí hay các yếu tố thị trường Từ đó 1 số Quy hoạch đã thể hiện rõ nét những sai sót yếukém thiếu thị trường đầu vào sản phẩm đầu ra không có chỗ đứng, không tiêu thụ được,nhà máy buộcphải đóng cửa, gây lãng phí vốn đầu tư

Ví dụ: Tại nhiều DN như Công ty CP Xuất khẩu nông sản Ninh Thuận do thiếu nguyên liệu, năng lựcdây chuyền sản xuất của DN đạt 60 tấn/ngày nhưng hiện chỉ sản xuất cầm cự khoảng 25 tấn/ngày.Ngoài ra do lo ngại thiếu nguyên liệu chế biến, các DN đã tranh nhau thu mua đã đẩy giá điều trong

Trang 18

nước từ đầu năm đến nay tăng liên tục, trong khi giá xuất khẩu vẫn dậm chân tại chỗ đang gây nhiềukhó khăn cho DN.

Do công tác QH, đặc biệt là QH vùng nguyên liệu còn nhiều bất cập, việc xác định quy mô địađiểm một số cơ sở chế biến chưa tốt, chưa phù hợp với khả năng cung cấp nguyên liệu; thậm chí cónhững doanh nghiệp còn chưa coi trọng việc phát triển vùng nguyên liệu, họa động duưới công suất.Hậu quả là nhà máy buộc phải đóng cửa sản xuất, không có khả năng trả nợ, và việc quyết định đầu tưcho nhà máy đã gây lãng phí lớn

b Quy hoạch dàn trải, thiếu tập trung

Vốn đầu tư lấy từ ngân sách nhà nước bị phân bố dàn trải vào nhiều dự án đầu tư ở nhiều lĩnh vực,nhiều địa phương, chưa có sự tập trung, chú trọng đặc biệt để phát triển, nên không thể tạo những độtphá, hiệu quả thức sự

Số dự án đầu tư tang nhanh qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư.Nhiều dự án chưa đủ thủ tục cũng đc ghi vốn hoặc ngược lại không có nguồn vốn cũng cho triển khai,nhiều dự án công trình kéo dài do thiếu vốn thậm chí không theo kế hoạch

c TTLP do quy hoạch thiếu đồng bộ giữa các ngành, các vùng lãnh thổ.

Sự thống nhất giữa các QH của ngành, vùng lãnh thổ là một điều quan trọng cần thiết, đảm bảo chophát triển toàn diện, cần bằng các tổng thể kinh tế xã hội chung Nhưng thực tế hiện nay việc lồng ghépcác quy hoạch giữa các ngành với nhau, giữa các ngành với các vùng lãnh thổ ở nước ta thực hiện chưatốt, dẫn đến hậu quả là các dự án quy hoạch tràn lan, chồng chéo không phát huy được hiệu quả sửdụng vốn đầu tư, gây TTLP nặng nề

● TTLP do QH thiếu đồng bộ giữa các địa phương

Một trong những khó khan của công tác quy hoạch là sức ép rất lớn từ các địa phương Các cụm côngnghiệp, các công trình giao thông, các cảng biển thường đưa lại những lợi ích to lớn, thậm chí, làm biếnđổi cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương Chính vì vậy, các địa phương đều mong muốn được đưa vàoquy hoạch và được có các công trình, dự án này Và không ít các dự án QH chỉ xuất phát từ những bứcxúc, bất cập và nhu cầu thực tế trước mắt của ngành , địa phương, chưa tính đến triển vọng phát triểnkinh tế, công nghệ và hội nhập chung của cả vùng và cả nước

● TTLP do quy hoach thiếu đồng bộ giữa các ngành

Các ngành kinh tế không tồn tại và phát tiển độc lập mà bao giờ cũng lệ thuộc lẫn nhau, tương tác, thúcđẩy nhau và ngược lại sẽ cản trở, níu kéo nhau nếu không có sự phối hợp liên ngành Kết cấu hạ tầnggiao thông đô thị, cấp thoát nước đô thị, đường bộ, đường thủy, cảng biển, cảng cá, sân bay… đềuđược lập quy hoạch riêng rẽ dẫn tới thiếu đồng bộ và nhiều khi gây trở ngại cho nhau Khi lập kế hoạchđầu tư, việc thiếu vắng quy hoạch lãnh thổ quốc gia và quy hoạch vùng khiến việcxác định thứ tự ưutiên đầu tư cũng như việc tạo lập hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gặp nhiều khó khăn

TTLP do chưa thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng vớiquy hoạch đất đai

Trang 19

3.1.2 Trong chuẩn bị đầu tư

Theo nhận định của các nhà đầu tư TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư là khá phổ biến nó xảy ra ởhầu hết các dự án lớn nhỏ trên cả nước.Tình trạng đầu tư không theo quy hoạch được duyệt ,lách quyhoạch ,sai quy hoạch hay do khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ,chủ trương đầu tư khôngđúng khi xem xét phê duyệt dự án đầu tư trong đó có các khía cạnh như :dự án đầu tư có cần thiếtkhông,đầu tư vào lúc nào và ở đâu,…Nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư cơ bản của nhà nước thông quanhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền đã phê duyệt các dự án công trình đầu tư không có tính khả thi

và kém hiệu quả

a TTLP trong khâu lập dự án

Tình trạng thất thoát lãng phí do hậu quả của việc lập dự án đầu tư chưa tốt như vậy chiếm tỷ trọng caotrong tổng cơ cấu dự án đầu tư đang triển khai ở nước ta.Thực tế cho thấy rằng thất thoát lớn nhất cóthể xuất hiện ngay trong giai đoạn lập dự án ,khảo sát ,thiết kế chiếm trên 70% tổng số thất thoát

Chủ trương đầu tư sai lầm bắt nguồn từ việc quy hoạch sai hay không có các quy hoạch dự án,đầu tưkhông có quy hoạch ,không theo quy hoạch được phê duyệt hoặc phê duyệt sai không phù hợp với đặcđiểm kinh tế điều kiện tự nhiên ,… cũng sẽ dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp

Chất lượng tư vấn lập dự án và lập thiết kế dự án chưa caoKết luận thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư về Công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển bằng nguồn vốn nhà nước

Ví dụ: Dự án Đường Tây Sơn - Thượng Đạo do UBND thị xã An Khê làm chủ đầu tư vừa thi côngxong nền đường thì dừng lại không thi công tiếp, do thay đổi quy hoạch khu dân cư nên tuyến đườngkhông còn cần thiết

Công tác khảo sát dự án trước khi tiến hành lập dự án còn sơ sài,cẩu thả dẫn đến lập dự án không chínhxác do số liệu thu nhập chưa đầy đủ Hậu quả gây thất thoát lãng phí và làm tiến độ kéo dài quá thờigian quy định Chất lượng dự án chưa cao buộc phải điều chỉnh nhiều lần làm tang tổng mức đầutư,tang chi phí bồi thường lên gấp nhiều lần

b Khâu thẩm định dự án

Tình trạng việt nam hiện nay khâu thẩm định dự án còn 1 số bất cập dẫn đến tình trạng thất thoát lãngphí trong dự án đầu tư do sự đánh giá thiếu chính xác.Thẩm định thiết kế chỉ mang tính hình thức hiệuquả thật sự không cao đặc biệt công trình có quy mô lớn ,kĩ thuật phức tạp vì đội ngũ thực hiện côngiệc này mỏng và yếu Theo ước tính, hiện có khoảng 45-50% dự án đầu tư công phải điều chỉnh trongquá trình thực hiện, nhiều dự án điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư quá lớn làm giảm hiệu quả đầu tưhoặc không còn hiệu quả đầu tư Số dự án đầu tư công chậm tiến độ chiếm khoảng 11% tổng số dự ánđược đầu tư Một số dự án đầu tư hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế-xã hội Có những dự án đầu tư công nội dung trùng lắp, chồng chéo, gây cản trở, hoặc làmmất hiệu quả của các dự án đầu tư trước đó

Rõ ràng thẩm định chưa hiệu quả các dự án đầu tư,nhất là các dự án đầu tư công.Đầu tư cần phải phêduyệt theo tổng thể QH ,nhưng không được chạy theo phong trào Vì vậy cần phải minh bạch hóa hoạtđộng đầu tư

3.2.3.Trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Trang 20

dự án kéo dài hơn dự kiến, làm giảm hiệu quả đầu tư gây tổn thất Có thể kể đến một số công trình thời

gian qua như: Dự án đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng, có chiều dài 1.980 mét, rộng

14 mét được xây dựng từ năm 2011 Dự án này chạy qua quận Đống Đa và Thanh Xuân, liên quan đến giải phóng mặt bằng của hơn 600 hộ dân.Đến thời điểm này, trên địa bàn quận Đống Đa còn 335/454

hộ dân phải dời dành đất cho công trình Từ việc khó khăn giải phóng mặt bằng, khiến dự án này phải xin UBND thành phố Hà Nội gia hạn hoàn thành đến cuối năm 2016.

b Về công tác đấu thầu

Trong thực tế lâu nay đã áp dụng 2 hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định và đấu thầu xây dựng Hìnhthức đấu thầu là hình thức tiến bộ trong chọn thầu xây dựng, nhưng trong thực tế đã và đang diễn ranhiều tiêu cực gây ra thất thoát, lãng phí và tham nhũng làm sai lệch bản chất đấu thầu do:

-Không thực hiện đúng trình tự đấu thầu

-Xét thầu, đánh giá để loại nhà thầu khi lựa chọn nhà thầu không chính xác, thiếu chuẩn mực

-Hiện tượng thông đồng giữa các nhà thầu khi tham gia đấu thầu đã khống chế giá trúng thầu cho đơn

vị được thỏa thuận để thắng thầu

-Việc chuẩn bị đấu thầu và công tác tổ chức đấu thầu không đảm bảo chất lượng cũng sẽ dẫn đến gâythất thoát, lãng phí và tiêu cực về vốn và tài sản trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

c thi công, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đầu tư

Công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư của chủ đầu tư, ban quản lí dự án, của tưvấn giám sát không chặt chẽ, thậm chí mang tính hình thức dẫn đến việc nhà thầu làm sai thiết kế, sửdụng vật tư không đúng cách, không đảm bảo chất lượng, bớt xén nguyên liệu, rút lõi công trình, cácphần của dự án đầu tư nhiều khi được nghiệm thu không đúng chế độ, khai tăng khối lượng, nghiệmthu khống khối lượng, nâng giá trị vật tư, nguyên vật liệu lên dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêmtrọng

Ví dụ: Tại dự án đại lộ Đông Tây thành phố Thanh Hóa, đơn vị thực hiện dự án đã thay đổi vật liệu từsan nền bằng cát sang đất tận dụng, chuyển từ gạch đặc sang gạch lỗ, nên số tiền cần phải giảm giá trịquyết toán trên 3,94 tỉ đồng

d Về khâu nghiệm thu, thanh quyết toán công trình

Ở các công trình ĐTXDCB của nhà nước, những hội đồng nghiệm thu thường mang tính hình thức.Thành phần hội đồng nghiệm thu mang tính đại diện Chất lượng công trình được xem xét qua loa, hìnhthức rồi cho nghiệm thu nên nhiều công trình mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng xuống cấp nghiêm

Trang 21

trọngTất cả những tiêu cực gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cho hiệuquả đầu tư thấp

Ví dụ: Công trình Nhà máy xử lý rác An Khê (Gia Lai) - Một nhà máy xử lý rác quy mô gần 120 tỉđồng được xây nhưng bỏ hoang gần ba năm, không thể hoạt động vì… lỗi kỹ thuật Qua kiểm tra, Ủyban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai phát hiện công trình đã được nghiệm thu khống khối lượng gần 65 tỉđồng, nghiệm thu khống khối lượng để thanh toán cho nhà thầu hệ thống lò đốt từ Đức, băng chuyềnphân loại rác

3.2.4.Trong vận hành kết quả đầu tư

Tất cả các sai phạm trong các khâu quy hoạch, chuẩn bị đầu tư hay trong giai đoạn đầu tư đều để lạihậu quả nghiêm trọng trong giai đoạn vận hành kết quả của đầu tư là dự án không hoạt động hiệu quảnhư dự kiến ban đầu như dự án không đạt được công suất hiệu quả hay giảm tuổi thọ, gây ô nhiễm môitrường, bên cạnh đó cũng rất quan trọng, vận hành có tốt hay không còn dựa vào quá trình tổ chứcquản lí hoạt động, cán bộ điều hành, quá trình chọn lựa các phương thức vận hành thích hợp với tùytừng dự án khác nhau

Không phát huy đầy đủ và có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã dượcđề ra trong dự án đầu

Theo số liệu thống kê năm 2014 có 27 dự án đưa vào sử dụng nhưng không hiệu quả, số liệu này năm

2013 là 46 dự án Sau đây là một vài công trình điển hình cho sự lãng phí không có hiệu quả này.

Bảo tàng Hà Nội – 2.300 tỷ đồng: Bảo tàng Hà Nội được khánh thành vào tháng 10/2010 với chi phí

xây dựng 2.300 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước Dù chi phí xây dựng là rất cao, nhưng đến nay bảo tàngnày rất vắng khách Dù không gian rộng rãi, hàng cây được cho là quý hiếm mọc thẳng tắp, nhưng lácđác chỉ vài người qua lại Dù được khánh thành từ năm 2010 nhưng đến nay – sau 5 năm, bảo tàng vẫnđược xem là “rỗng ruột” do bảo tàng to lớn đồ sộ nhưng hiện vật lại rất ít

Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vị trí địa lí, nguồn nước, khí hậu,

Nhiều nhà máy thủy điện xây dựng xong không thể hoạt động do sông cạn nước, một số công trình gặp

lũ bị cuốn trôi, nhiều dự án xây dựng các khu công nghiệp cho nước ngoài thuê mà không có ai thuê do

vị trí xa xôi, không thuận tiện cho giao thông liên lạc, vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ, vận chuyểnnguyên liệu vào trong khu sản xuất, Một trong những điển hình là công trình đầu tư nhà máy lọc dầuDung Quất được đặt tại khu kinh tế Dung Quất Tuy nhiên việc xây dựng cảng biển phục vận chuyểndầu lại gặp một việc khó khăn là có nhiều cát bồi và cảng biển quá nông chỉ có thể xây cảng biển nhỏchứ không xây dựng được cảng biến lớn trong khi phục vụ cho nhà máy lọc dầu quy mô lớn như nhàmáy lọc dầu Dung Quất thì bắt buộc phải là cảng biển lớn

4 Tác động thất thoát, lãng phí trong đầu tư

4.1 Tác động đến kinh tế

- Hạn chế phát triển kinh tế: thất thoát lãng phí vốn đầu tư, sử dụng không hiệu quả vốn, hiệu quả sửdụng các sự án đầu tư xây dựng kém, không đủ sức cạnh tranh với nước ngoài… dẫn đến sự kémphát triển về kinh tế trong nước,

Trang 22

- Cản trở đầu tư từ nước ngoài: mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài chính là lợi nhuận nhưngnếu tỉ lệ thất thoát vốn đầu tư cao, lãng phí vốn, quản lí thì lỏng lẻo không bảo đảm được tài sản củacác nhà đầu tư, họ sẽ e dè khi quyết định đầu tư

- Giảm tốc độ làm việc: để hoàn thành một dự án đầu tư các nhà đầu tư phải mất một khoản chi phíngầmcho các nhà quản lí, các cán bộ, phải tốn thời gian và tiền bạc để có thể thực hiện dự án, điềunày khiến tốc độ làm việc giảm, hiệu quả của việc thực hiện dự án cũng không cao

- Tham ô, tham nhũng, rút ruột công trình, bớt xén vật tư ,…diễn ra thường xuyên gây khó khăntrong việc quản lí hoạt động, giảm chất lượng công trình, phát sinh nhiều tiêu cực trong hoạt độngđầu tư

🡺Tóm lại, thất thoát lãng phí làm cho uy tín của quốc gia bị giảm sút, gây khó khăn lớn trong việc thuhút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài Thất thoát và lãng phí làm cho hiệu quảkinh tế của các dự án đầu tư bị giảm sút nhanh chóng, thậm chí chất lượng công trình thực hiện khôngđáp ứng được yêu cầu đặt ra khiến công trình xây dựng xong mà không thể đưa vào vận hành khaithác…chẳng hạn như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) là Đầu tư mở rộng quánhanh, quy mô lớn, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, địa bàn trái với quy hoạch được phê duyệt Trong đó

có những lĩnh vực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, nhiều lĩnh vực kémhiệu quả, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề; Sản xuất, kinh doanh đình trệ; bị mất hoặc giảmnhiều đơn đặt hàng; nhiều dự án đầu tư dở dang, không hiệu quả; Tình hình nội bộ diễn biến phứctạp, đây chỉ là một trong số các dự án điển hình trong các dự án thất thoát lãng phí vốn đầu tư gây thiệthại nghiêm trọng cho nền kinh tế

4.2 Tác động đến xã hội

Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư gây ra nhiều tiêu cực cho xã hội

Trước hết, hậu quả của thất thoát và lãng phí là gia tăng tệ nạn xã hội và thoái hóa đạo đức của một bộphận cán bộ quản lý Những hành vi phạm pháp không được xử lí thích đáng do các cán bộ, nhân viênchính quyền bị mua chuộc Chính vì tham lam mà nhưng viên chức này đã nhận hối lộ và đồng thờicũng gián tiếp làm hợp pháp hóa những hành vi sai trái Người dân hàng ngày chứng kiến những hành

vi phạm pháp nhưng không bị trừng phạt, dần dần họ quen thuộc với những hành vi này và cuối cùngtrở thành bình thường hoá trong xã hội

5.Giải pháp:

5.1 Giải pháp từ con người

⮚ Nâng cao phẩm chất đạo đức

Cần phải nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ để làm gương cho đội ngũ nhân viên dướiquyền ,không tham ô ,tham nhũng không kí liều nhận hối lộ

⮚ Nâng cao trình độ chuyên môn

Trang 23

Một cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao thì mới đủ tư cách lãnh đạo cả một bộ máy nguồn nhânlực ,có đủ uy quyền khiến cho cấp dưới nể phục, đủ tầm hiểu biết kiểm soát tiến độ công việc mới có

đủ khả năng vận hành kết quả đầu tư

Muốn đào tạo được đội ngũ có trình độ chuyên môn cao,ta phải rà soát lại hệ thống giáo dục nướcnhà ,đầu tư cho hệ thống giáo dục ,vừa đưa ra những cơ chế chính sách ,hệ thống giám sát chặt chẽ đểtránh tiêu cực tránh việc có bằng cấp mà kiến thức nào cũng rỗng: Đào tạo cán bộ nhân viên có đủ nănglực trình độ tránh tình trạng làm ẩu;

có những cách thu hút được những người tài ,khâu thu hút phải có nhiều chế độ đãi ngộ đặc biệt là chế

độ tiền lương ,…

5.2Giải pháp từ chính sách nhà nước

5.2.1 phân cấp quản lí và định rõ trách nhiệm

- Quy định chặt chẽ ,rõ ràng trách nhiệm của các thành viên tham gia hoạt động đầu tư.Cần xác định rõnguyên tắc tập trung dân chủ thì người quyết định là người chịu trách nhiệm

- Chủ dự án có trách nhiệm toàn diện ,liên tục về quản lí và sử dụng các nguồn vốn đầu tư khi chuẩn bịđầu tư thực hiện đầu tư đưa chương trình dự án vào khai thác sử dụng,thu hồi hoàn trả vốn vay

- Cần trả thù lao tương xứng với trách nhiệm,có chế độ khuyến khích thưởng phạt nghiêm minh

- Kiên nquyết xử lí mọi hành vi vi phạm pháp luật ,vi phạm quy định quản lí đầu tư ,xây dựng và chitiêu Không bao che dung túng nể nang né tránh

- Những cán bộ có trách nhiệm trực tiếp quản lí dự án trước khi được giao nhiệm vụ phải khai báo tàisản và thu nhập cá nhân

5.2.3.Công tác quy hoạch

- nâng cao chất lượng quy hoạch,đổi mới nộ dung ,phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiệnkinh tế đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế

Trang 24

- quy hoạch phải có sự gắn kết giữa quy hoạch tổng thể KT_XH một cách hiệu quả,rà soát điều chỉnh

5.2.4.Cơ chế thanh tra giám sát

- Cần quy định rõ và cụ thể nội hàm khái niệm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theotinh thần của Luật thanh tra,sao cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu cải cách hành chính ,tạo cơ sởpháp lí để xác định mục tiêu ,nội dung,đối tượng ,và phân cấp thẩm quyền hoạt động thanh tra

- cần sửa đổi theo hướng :các cơ quan thanh tra thành lập theo cấp hành chính chỉ tập trung vàonhiệm vụ giám sát hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi trực tiếp củathủ trưởng cấp hành chính cùng cấp ,thực hiện chức năng thanh tra hành chính hướng vào xem xétviệc thực hiện chính sách,nhiệm vụ

- Bổ sung them nhiều cán bộ “có năng lực,trình độ” vào lực lượng thanh tra điều tra

- Trang bị thêm trang thiết bị kĩ thuật và tăng kinh phí cho lực lượng thanh tra điều tra

- có sự thưởng phạt phân minh và xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này đối với sự gia tang sốvụ và mức độ thất thoát

5.3 Các giải pháp hạn chế TTLP do đặc điểm của đầu tư phát triển

✔ Bố trí vốn hợp lí: Các dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền tại thờiđiểm trước tháng 10 của năm kế hoạch Đây là điều kiện tiên quyết không được phép châm trướckhi cấp phát vốn đầu tư Đồng thời phải bố trí điều hành kế hoạch đầu tư kết hợp ngắn hạn dài hạncho phù hợp

✔ Tiến hành phân kì :Do vốn nằm lại khê đọng trong suất quá trình thực hiện đầu tư,bố trí vốn và cácnguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình từ đó có thể sớm đưa vào sửdụng

✔ Giảm rủi ro trong đầu tư:

-Đa dạng các nguồn cung cấp nguyên liệu có các phương án dự trữ nguyên liệu để phòng trừ cáctrường hợp bất lợi của tự nhiên

-Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường,dự báo trước các xu hướng tiêu dùng của khách hàng,xuhướng biến động giá cả hàng hóa trong nước và trên thế giới

III - Phân tích vai trò của đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong DN Cho biết nội dung hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực (trang 435)

Trang 25

1 Phân tích vai trò của đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong DN.

1.1 Các khái niệm

Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được

phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội”

Phát triển Nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất

lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi

cá nhân Áp dụng vào từng doanh nghiệp cụ thể, phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tưtrong lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh nhằm tạo ra nguồn lực con người với số lượng và chất lượngđáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân

2 ND của đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm: đầu tư đào tạonguồn nhân lực; đầu tư chăm sóc sưc khỏe, y tế; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc; trảlương đúng và đủ cho người lao động

2.1 Đầu tư đào tạo nhân lực

Hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp gồm đào tạo chính quy, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ … Giáodục cơ bản cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân Giáo dục nghề và giáo dụcđại học (đào tạo) vừa giúp cho người học có kiến thức đồng thời cung cấp tay nghề, kỹ năng, chuyênmôn

Hoạt động đầu tư đào tạo của doanh nghiệp cần tuân thủ một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực rõ rang

Thứ hai, khuyến khích nhân viên đến với trường đại học

Thứ ba, gắn hiệu quả đào tạo với nâng cao năng lực làm việc, tạo ra lợi thế cạnh tranh

Thứ tư, lấy thực tiễn công việc làm thước đo nhu cầu đầu tư cho đào tạo

Thứ năm, khuyến khích người lao động tự học và học tập suốt đời

Thứ sáu, chi phí đào tạo là chi phí đầu tư phát triển dài hạn

2.2 Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động

Đầu tư cải thiện mội trường làm việc để đảm bảo đầy đủ các điều kiện vật chất, kỹ thuật, an toàn, đảmbảo vệ sinh và sức khỏe cho người lao động, đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ và tâm lý lao động

2.3 Hoạt động đầu tư cho lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp

Bao gồm: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe; đầu tư đào tạo bồi dưỡng cán bộ

y tế; chi phí khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; chi phí cho công tác vệ sinh laođộng, an toàn thực phẩm; đầu tư cho công tác bảo hộ lao động như trang phục bảo hộ lao động, trang bịphòng sơ cấp cứu và các tao nạn lao động thường gặp trong sản xuất; chi phí bảo hiểm y tế, xã hội chingười lao động

Trang 26

2.4 Trả lương đúng và đủ cho người lao động

Tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất của doanh nghiệp Tiền lương phải trả chongười lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ Các doanh nghiệp sử dụng tiềnlương để làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năngsuất lao động Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của việctrả lương đúng và đủ cho người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp Lương phù hợp vớimức cống hiến khiến người lao động vững tâm và phấn đấu hơn, đóng góp, cống hiến nhiều hơn, năngsuất lao động cao hơn… góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Xu hướng chủ đạo,quan niệm trả lương đúng và đủ là hoạt động đầu tư phát triển

Các hoạt động trên có tác động hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau trong việc cải thiện chất lượng nguồnnhân lực

3 Liên hệ với VN

Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Trình độ phát triển củanguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia Vì vậy, các quốc gia trên thếgiới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quanđiểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

3.1 Yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, từ bốicảnh trong nước, phát triển nguồn nhân lực đang đứng trước những yêu cầu:

Thứ nhất, bảo đảm NNL là một trong ba khâu đột phá cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện

thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra : chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sangphát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyểndịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng nội địa hóa, giá trị giatăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế; tăng năng suất lao động, tiếtkiệm trong sử dụng mọi nguồn lực;…

Thứ hai, Việt Nam có lực lượng lao động lớn, một mặt, tạo cơ hội cho nền kinh tế có bước phát triển

mạnh mẽ, mặt khác, tạo sức ép lớn về giải quyết việc làm và đào tạo nghề nghiệp

Thứ ba, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của người lao động ngày càng cao hơn cả về số lượng và chất

lượng do mức thu nhập ngày càng cao, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, do quá trình đô thị hoá ngàycàng mạnh mẽ, do sự xuất hiện của những ngành, nghề mới,…

Thứ tư, sự phát triển nguồn nhân lực cần đáp ứng yêu cầu phát triển cân bằng hơn giữa các vùng miền,

xuất phát từ yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng để phát triển đất nước

Từ bối cảnh quốc tế, phát triển nguồn nhân lực đang đứng trước những yêu cầu:

Thứ nhất, Việt Nam phải có đủ nhân lực để có khả năng tham gia vào quá trình vận hành của các chuỗi

giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn

Thứ hai, nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày

càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài chính (do tác động và hậu quả của khủng hoảng

Trang 27

kinh tế thế giới); có khả năng đề ra các giải pháp gia tăng cơ hội phát triển trong điều kiện thay đổinhanh chóng của các thế hệ công nghệ, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực.

Thứ ba, nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia lao động ở nước ngoài do tình

trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng; đồng thời

có đủ năng lực để tham gia với cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khuvực

3.2 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam

Dân số: Quy mô dân số tương đối lớn, dân số phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng Dân

cư Việt Nam phần đông vẫn còn là cư dân nông thôn) Trình độ học vấn của dân cư ở mức khá; tuổi thọtrung bình tăng khá nhanh

Lao động: Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được nâng cao, tuy

nhiên so với các nước trong khu vực Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, khéo léo, cần

cù, tuy nhiên ý thức kỷ luật, năng lực làm việc theo nhóm, … còn nhiều hạn chế

Đào tạo: Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh Tuy nhiên, chất lượng đào

tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương,… chưa đồng nhất,chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội

Sử dụng nhân lực: Lực lượng lao động đã được thu hút vào làm việc trong nền kinh tế là khá cao Năng

suất lao động có xu hướng ngày càng tăng Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghềnghiệp khá đã được thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu chínhviễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáodục,… và xuất khẩu lao động Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện

về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế

Có thể khái quát một số hạn chế chủ yếu của nguồn nhân lực nước ta như:

Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương củanguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhànước và xã hội

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để pháttriển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng nhưnâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó

Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynhhướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môitrường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệuquả

Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp vàlàm việc của nguồn nhân lực còn rất hạn chế Trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài, ngoạingữ, hiểu biết văn hoá thế giới luôn là điểm yếu của lao động Việt Nam

Trang 28

Tinh thần trách nhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức văn hoá công nghiệp,

kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người lao động chưa cao

NSLĐ còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới Mặt khác, đáng lo ngại là năng suất laođộng của Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn so với các nước đang phát triển trong khu vực nhưTrung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia

Nguyên nhân:

Thứ nhất, nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực của phần lớn các gia đình còn

hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá,thể dục thể thao

Thứ hai, quản lý nhà nước về phát triển nhân lực còn những bất cập so với yêu cầu Nhiều mục tiêu

phát triển nguồn nhân lực chưa tính toán đầy đủ các điều kiện thực hiện Sự phối hợp giữa các cơ quannhà nước, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chưachặt chẽ

Thứ ba, hệ thống giáo dục quốc dân - lực lượng nòng cốt trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đất

nước bộc lộ nhiều hạn chế: công tác phân luồng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở

và trung học phổ thông chưa tốt; công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự dựa trên cơ sởnhu cầu xã hội, …

Thứ tư, hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của

quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế, xã hội, văn hoá nước ta với thế giới Còn nhiều sựkhác biệt trong các quy định về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực của hệ thống pháp luật ViệtNam so với pháp luật của các nước; mô hình hệ thống giáo dục và đào tạo, nội dung, chương trình vàphương pháp đào tạo nhân lực chưa tương thích và chưa phù hợp với các tiêu chuẩn phổ biến của cácnước trong khu vực và thế giới; chưa thu hút được nhiều các nguồn lực quốc tế cho phát triển nhân lực.Môi trường pháp lý, điều kiện làm việc, cơ chế chính sách chưa bảo đảm cho trao đổi nhân lực giáodục, đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và các nước được thực hiện thuận lợi, chưa pháthuy hết tiềm năng của khả năng hợp tác quốc tế này phục vụ phát triển nguồn nhân lực của đất nước

3.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2017-2020

3.3.1 Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực

Trong đó, cần tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương phápquản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực Xâydựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung - cầunhân lực để phát triển kinh tế - xã hội Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực Cảitiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực

3.3.2 Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực

Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung chi để thực hiện các chươngtrình, nhiệm vụ, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội (hỗ trợ đào tạo, pháttriển nhân lực ở các vùng sâu, vùng xa, cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, đối tượng chínhsách,…) Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực: Trực

Trang 29

tiếp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; Góp vốn, mua côngtrái, hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực Cần quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với

sự phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế, chính sách mạnh để doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế tăng đầu tư phát triển nhân lực nói chung và đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề nóiriêng Mở rộng các hình thức tín dụng ưu đãi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và cho học sinh, sinh viên

để học nghề, học đại học, cao đẳng, hỗ trợ người lao động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ

Đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nhân lực ViệtNam

3.3.3 Đổi mới giáo dục và đào tạo

Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ nayđến 2020 và những thời kỳ tiếp theo Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầucông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế Trước mắt, cần tập trung vào một số nội dung sau đây:

- Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, khuyếnkhích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập Tổ chức lại mạng lưới giáo dục đào tạo, sắp xếp lại

hệ thống giáo dục quốc dân cả ở quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, cơ sở đào tạo, quy hoạch lạimạng lưới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cảnước, vùng, miền và địa phương Thực hiện phân tầng giáo dục đại học

- Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học Cải cách mục tiêu, nội dung, hìnhthức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.Từng bước áp dụng kiểm định, đánh giá theo kết quả đầu ra của giáo dục và đào tạo

3.3.4 Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Xây dựng, thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam phù hợpvới trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và luật pháp quốc tế về lĩnh vực này

mà Việt Nam tham gia, ký kết, cam kết thực hiện

Thiết lập khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới Xây dựng nội dung, chương trình vàphương pháp giáo dục và đào tạo theo định hướng phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam; tăngcường quan hệ liên thông chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo của ViệtNam và quốc tế; thực hiên công nhận lẫn nhau chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và đào tạocủa Việt Nam và của thế giới; thỏa thuận về việc công nhận văn bằng, chứng chỉ đào tạo giữa ViệtNam với các nước

Tăng cường dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), văn hoá thế giới, kỹ năng thích ứngtrong môi trường cạnh tranh quốc tế cho người Việt Nam

Để thực hiện thành công các giải pháp trên, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho cán bộ, côngchức của toàn bộ hệ thông chính trị các cấp, các tầng lớp nhân dân, các nhà trường, các doanh nghiệp,

tổ chức hiểu rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức về nhân lực thànhlợi thế để phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế

IV - So sánh hiệu quả tài chính – hiệu quả kinh tế xã hội

Trang 30

Đứng trên góc độ của chủ đầu tư, hay xem

xét hiệu quả của dự án trên khía cạnh vi mô,

cụ thể là xem xét hiệu quả dưới góc độ sử

dụng vốn bằng tiền

Đứng trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế vàtoàn bộ xã hội, hay xem xét hiệu quả dự án trênkhía cạnh vĩ mô, cụ thể là xem xét hiệu quảdưới góc độ sử dụng tài nguyên của đất nước

Mục tiêu

phân tích

Trên góc độ người đầu tư, mục đích chính là

lợi nhuận Khả năng sinh lợi của dự án là

thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận

một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư Dự

án có khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp

dẫn các nhà đầu tư

Trên góc độ nền kinh tế và toàn bộ xã hội thì sựđóng góp của dự án đối với nền kinh tế thôngqua gia tăng phúc lợi của toàn xã hội Lợi íchcủa dự án trên góc độ nền kinh tế là lợi ích cótính cộng đồng và đôi khi có thể mâu thuẫn vớilợi ích của chủ đầu tư

Thuế Đối với các nhà đầu tư, thuế phải nộp là một

khoản chi phí

Là một khoản thu nhập của ngân sách quốc gia

và cũng là khoản thu của nền kinh tế

Lương trả cho người lao động là một khoản

chi đối với nhà đầu tư Trong phân tích tài

chính, chúng ta coi tiền lương và tiền công là

chi phí

Là một khoản thu mà dự án mang lại cho ngườilao động Trong phân tích kinh tế - xã hội taphải coi các khoản này là thu nhập

Lãi vay Trong hiệu quả tài chính, lãi vay là một

khoản chi phí cho việc sử dụng vốn đầu tư

của chủ đầu tư

Đối với các khoản vay nợ, khi trả nợ khôngđược tính là một chi phí xã hội hay lợi ích xãhội do đây chỉ là một khoản chuyển giao quyềnsử dụng vốn từ người này sang người khác màthôi chứ không phải là khoản gia tăng của xãhội

Giá cả Đối với giá cả các đầu ra và đầu vào, trong

phân tích tài chính, giá này được lấy theo giá

thị trường

Thực tế giá thị trường không phản ánh đúng giátrị của hàng hóa do tác động của các chính sáchbảo hộ mậu dịch, sự độc quyền… làm cho giátrị thường bị bóp méo Vì vậy, nếu dùng giánày thì nó sẽ không phản ánh đúng mức lời hay

lỗ đứng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế Do

Trang 31

đó, khi phân tích kinh tế xã hội cần phải sửdụng một mức giá tham khảo được gọi là giá xãhội hay giá kinh tế.

Tỷ suất

chiết

khấu

Trong hiệu quả tài chính có thể lấy trực tiếp

theo mức chi phí sử dụng vốn huy động

trong thị trường, lãi suất vay, chi phí cơ hội

của vốn tự có

Tỷ suất chiết khấu trong hiệu quả kinh tế xã hội

là chi phí xã hội thực tế của vốn và có thể phảiđược điều chỉnh căn cứ vào mức lãi suất trên thịtrường vốn quốc tế

+Chỉ tiêu tỷ số lợi ích-chi phí (B/C)

+Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư(T)

+Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ(IRR)

+Chỉ tiêu điểm hòa vốn

+Giá trị gia tăng thuần(NVA)+Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện

dự án và số lao động có việc làm trên 1 đơn vịgiá trị vốn đầu tư

+Chỉ tiêu giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cứhoặc vùng lãnh thổ

+Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ)+Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế

Đo lường

trực tiếp

bằng tiền

Đo lường trực tiếp được bằng tiền (có thể sử

dụng các phép tính toán thu – chi hoặc

thu/chi)

Không phải lúc nào cũng đo được bằng tiền (vídụ: giải quyết được vấn đề công ăn việc làm chongười lao động,…)

Hiệu quả tài chính là hiệu quả trực tiếp mà

dự án mang lại cho chủ đầu tư

ví dụ: lợi nhuận cuối cùng sau khi trừ các

khoản thuế, chi phí nhân công, vật

liệu v.v thì chủ đầu tư trực tiếp được

Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả tác động đến cácđối tác, ví dụ như nhà cung cấp (họ bán đượcnhiều nguyên vật liệu cho dự án đầu tư hơn,việc kinh doanh sẽ tốt hơn)

V - Nêu hạn chế của FDI thời gian qua và giải pháp thu hút FDI có hiệu quả

1 Khái niệm : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong

đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào sang nước khác để tiến hành hoạtđộng đầu tư và trực tiếp nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó

Trang 32

2 Bản chất: FDI là một loại đầu tư quốc tế, mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn,

thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ

sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Đồng thời, họ cũngchịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án

3 Hạn chế của FDI thời gian qua

Hiện nay, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 218,8 tỷUSD, vốn thực hiện khoảng 106 tỷ USD Các dự án FDI góp phần cải thiện cán cân thanh toán, lànguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, giải quyết công ăn

việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống cho người lao động Tuy nhiên, bên cạnh những

đóng góp tích cực cho nền kinh tế, khu vực FDI cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởngtiêu cực

Thứ nhất: Vốn FDI gây ra tình trạng một nguồn vốn lớn chảy ra bên ngoài (lợi nhuận, các khoản thanh

toán khác v.v của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), ảnh hưởng đến lực lượng ngoại hối củanước nhận đầu tư, giảm đóng góp vào nguồn thu thuế của Việt Nam

Thứ hai: Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ: Việc chuyển giao công nghệ của các dự án FDI cũng có

mặt hạn chế Đó là bất kỳ một tổ chức nào muốn thay thế kỹ thuật- công nghệ mới thì phải tìm đượcnơi thải những kỹ thuật- công nghệ cũ Việc thải các công nghệ cũ này dễ dàng được nhiều nơi chấpnhận nhất là các nước đang phát triển thì việc thẩm định công nghệ còn chưa nhiều kinh nghiệm và khálỏng lẻo

Thứ ba: Mất cân đối về cơ cấu kinh tế: Trong tổng các dự án FDI đăng ký, nhiều dự án đầu tư vào các

ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản Đây là cơ cấukhông mong đợi bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì không có tác dụng lan tỏa Vốn đầu tưvào các ngành bảo hộ thì không có sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia tăng; vốn đầu

tư vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận họ hưởng, còn hậu quả và chi phí khắc phụcthì ta chịu; vốn đầu tư vào bất động sản thì có thể làm căng thêm “bong bóng”, dễ gây ra bất ổn

Thứ tư: Các doanh nghiệp có vốn FDI chủ yếu tập trung vào đầu tư tại các khu vực đô thị lớn mà chưa

được phân bổ đều giữa các địa phương trong cả nước Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư nhiều khi khôngtheo ý muốn và mục tiêu của chính phủ điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăngkhoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và vùng nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi

Thứ năm : Nhân công trong nước bị bóc lột sức lao đông và một lượng lớn lao động nước ngoài “tuồn”

vào Việt Nam Như việc sử dụng hơn 3.000 lao động chui người Trung Quốc tại Vũng Áng Năm 2014,tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, khu kinh tế Vũng Áng có 6.121 lao động nước ngoài nhưngchỉ cấp được 3.261 giấy phép

Thứ sáu: Không ít doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài

nguyên thiên nhiên Gần đây nhất là bài học của công ty Formosa, theo như Bộ KHĐT công bố,

Formosa Hà Tĩnh đây là dự án gang thép lớn nhất Việt Nam hiện nay với tổng vốn gần 10 tỷ USD giaiđoạn 1, được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong chính sách của Việt Nam và để phục vụ cho dự án nàythế nhưng lại xả thải bất hợp pháp làm cá chết hàng loạt xảy ra tại 4 tỉnh Bắc Trung bộ

Trang 33

Thứ bảy: Vẫn còn nhiều hành vi tiêu cực, trốn tránh nghĩa vụ tài chính và tạo cạnh tranh không

lành mạnh Thực tế cho thấy có tới 50% doanh nghiệp có FDI liên tục khai kinh doanh bị lỗ, và phần

lớn các liên doanh đã chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là hiện tượng không bìnhthường, cho thấy có hiện tượng lạm dụng chính sách ưu đãi và cơ chế “chuyển giá”, gây thiệt hại choNSNN và tình trạng kinh doanh thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.Trường hợp điển hình có những biểu hiện “đáng ngờ” về chuyển giá, phải nói đến Công ty Coca-ColaViệt Nam Trong hơn 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tínhđến 30/9/2011 của công ty này đã lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷđồng

Thứ tám: ngoài ra phải kể đến do mục tiêu thúc đẩy thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà

chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp này như được tự do chuyển lợi nhuận

ra nước ngoài, giảm thuế… từ đó gây ra tình trạng thất thu ngân sách và nhiều khi là không có

4.Giải pháp thu hút FDI có hiệu quả

Thứ nhất: tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan

đến đầu tư, kinh doanh Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướngthuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư ổn định,

có tính tiên lượng và minh bạch

Thứ hai: công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư Tập trung hoàn thiện thể chế

về quy hoạch, tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế- xã hội theo hướng ưu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã được phê duyệt

Thứ ba: tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, cảng

biển, Cụ thể phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp tại các địaphương, đặc biệt chú trọng hình thành các khu công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài để nâng caohiệu quả của khu vực FDI Trong đó chú trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so sánh của từng địaphương để hướng FDI vào các địa phương và cũng giúp giảm sức ép quá tải về hạ tầng cho các đô thị

Thứ tư: tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng

điểmTrong đó đặc biệt ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩmlĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ

Thứ năm: bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới cần tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện hợp lý cho

các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam Cụ thể:

-Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo hướng minh bạch,đơn giản , tiết kiệm thời gian và chi phí cua doanh nghiệp Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc quy chếgiải quyết các yêu cầu, thủ tực hành chính cho người nộp thuế theo “cơ chế một cửa” để thuận lợi chodoanh nghiệp

-Thường xuyên thực hiện việc đào tạo , đòa tạo lại đội ngũ cán bộ, đảm bảo cán bộ thuế có trình độ,kiến thức, kỹ năng quản lý tiên tiến, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt Kiện toàn

và tăng cường hệ thống kiểm tra nội bộ trong toàn ngành thuế để kiểm soát, giảm thiểu và từng bước đi

Trang 34

đến xóa bỏ hành vi gây phiền hà, sách nhiều doanh nghiệp Từ đó tạo nên lòng tin từ phía các doanhnghiệp FDI đối với nhà nước.

Thứ sáu: Nhà nước cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Giá nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào

là một lợi thế so sánh của Việt Nam khi thu hút FDI Nhưng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tếphát triển Chính vì vậy, lợi thế ở nguồn nhân lực sẽ được khai thác ở khía cạnh nhân lực có trình độ kỹthuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với trình độ công nghệ mới và hiệnđại Tuy nhiên, cần chủ động phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo hướng chuyên môn hoá, tậptrung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề và trình độ quản lý tốt để chủ động hơn, sẵn sàngnắm bắt và tiếp nhận công nghệ ở trình độ cao

Thứ bảy: nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Việc cấp Giấy CNĐT phải đảm bảo các yêu cầu như: Sự phù hợp của lĩnh vực đầu tư đối với hệ thốngquy hoạch của địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành ; hệ thống các tiêu chuẩn kỹthuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụngtrong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường

Thứ tám: chính phủ cần có những biện pháp thuê các chuyên gia thẩm định công nghệ chuyển giao từ

nước ngoài một cách chặt chẽ và bài bản tránh nguy cơ biến nước ta thành bãi rác công nghệ của thếgiới, nhận về những công nghệ đã lỗi thời , lạc hậu của nước ngoài Chỉ nhận chuyển giao đối vớinhững công nghệ tiên tiến và phù hợp cho sự phát triển của đất nước

Thứ chín: tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI Cần tập trung kiểm tra,

kiểm soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp FDI làm gây ô nhiễm môi trường, cố tình sử dụng nhữngcông nghệ lạc hậu, bắt tay với nhau để làm giá, chuyển giá, trốn lậu thuế, đối xử hà khắc với công nhânnước sở tại, bỏ trốn, xù nợ… Muốn vậy, cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đủtrình độ, năng lực và phẩm chất; trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phát hiệnnhững sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp FDI vi phạm pháp luật ViệtNam Từ đó góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách của đất nước

VI - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN và liên hệ thực tế tại Việt Nam

1 Nhân tố bên ngoài

1.1.Lãi suất tiền vay

Nếu lãi suất tiền vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư các nhà đầu tư sẽ gia tăng đầu tư, mở rộngsản xuất, đổi mới máy móc, trang bị công nghệ hiện đại và ngược lại Sự ảnh hưởng của lãi suất tiềnvay ngược lại so với lợi nhuận kỳ vọng Lãi suất tiền vay càng cao tương đối so với lợi nhuận kỳ vọngthì chi đầu tư càng giảm do chi phí lãi vay tăng khiến mức lợi không còn hấp dẫn nữa

Trong khoảng 10 trở lại đây, lãi suất tiền gửi tại Việt Nam biến động rất mạnh Đầu 2008, cuộc đua lãisuất bắt đầu bùng nổ, biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng với các

kỷ lục 20%, 25% liên tục bị đánh đổ, và đỉnh điểm là mức chào 27%/năm Đến cuối năm, các ngânhàng rút về phổ biến chỉ còn 9%/năm Đến năm 2010, lãi suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm,qua đó cũng làm lãi suất cho vay tăng rất mạnh Sau đó, ngân hàng nhà nước đã có một số biện pháplàm giảm lãi suất cho vay từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm

2013 Và lãi suất cho vay đã được ổn định, và tính đến năm 2015 thì là khoảng 9% Lãi suất cho vay

Trang 35

khá cao, biến động mạnh, điều đó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp, chưakhuyến khích được sự gia tăng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam

1.2.Tốc độ phát triển sản lượng

Nếu gia tốc đầu tư không đổi thì việc gia tăng sản lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong chi đầu tư Vớimột góc nhìn khác, chi tiêu đầu tư cũng phụ thuộc vào sản lượng, nhưng là phụ thuộc vào sản lượngcầu về sản phẩm, hay lượng cầu về sản phẩm Lượng cầu hàng hóa tăng sẽ khuyến khích doanh nghiệpđầu tư sản xuất thêm để đáp ứng nhu cầu đó & ngược lại

1.3.Đầu tư nhà nước

Các dự án đầu tư của nhà nước, thường là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, một mặt tạo điềukiện cho các nhà thầu là khu vực tư nhân tham gia, qua đó kích thích đầu tư tư nhân; mặt khác giúp cảithiện môi trường đầu tư, từ đó khuyến khích đầu tư Tuy nhiên, nếu đầu tư nhà nước kém hiệu quả thì

sẽ là gánh nặng cho toàn xã hội, khiến đầu tư ở các khu vực khác ngày càng bị hạn chế

Trong thập niên vừa qua tổng đầu tư hạ tầng ở Việt Nam đã chiếm bình quân hơn 10% GDP, vượt quakhỏi các nền kinh tế Đông Á vốn nổi tiếng về mức đầu tư cơ sở hạ tầng cao Phần lớn nguồn vốn này từvốn vay ODA, và hiện nay Nhà nước đang cùng các doanh nghiệp BOT cùng phát triển cơ sở hạ tầng,đây là 1 chính sách hiệu quả khi mà nguồn vốn vay bắt đầu giảm và ngân sách Nhà nước hạn chế Kếtquả từ tỉ lệ đầu tư cao của Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng khối lượng cơ sở hạ tầng và cải thiện tiếpcận, góp phần vào sự thành công về tăng trưởng và phát triển của đất nước Mặt dù có những thành tựunày, những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả Thực

tế, chính những tắc nghẽn về cơ sở hạ tầng thay vì những chính sách phức tạp và khó tiên liệu của nhànước, hiện được xem là vấn đề lớn nhất cản trở môi trường kinh doanh của đất nước, như nhiều khảosát quốc tế đã nhận định

1.4.Chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh vận động theo hình sin.Ở thời kỳ kinh tế đi lên, đa số các khoản đầu tư đều trở lênhấp dẫn hơn Thời kỳ này thường là thời kỳ các doanh nghiệp tiến hành đầu tư theo chiều rộng Ở thời

kỳ kinh tế đi xuống, các khoản đầu tư có tỷ lệ sinh lời tốt ngày càng bị thu hẹp, hứng thú đầu tư giảmnhanh, đặc biệt là đầu tư tài chính, khiến nguồn vốn cho đầu tư phát triển cũng bị tắc nghẽn theo Thời

kỳ này, các doanh nghiệp thường tiến hành đầu tư theo chiều sâu, ví dụ như: phát triển sản phẩm mới,phát triển thị trường, tiến hành marketing mạnh mẽ, đầu tư ra nước ngoài… Vì vậy ở mỗi thời kỳ khácnhau của chu kỳ kinh doanh sẽ phản ánh mức chi tiêu đầu tư khác nhau

Trong khoảng từ năm 2005 đến năm 2008, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tăng khá mạnh cùng

sự phát triển nhanh về kinh tế Tuy nhiên, đến năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam diễn

ra, tác động mạnh đến các doanh nghiệp, vốn đầu tư giảm mạnh Hiện nay, nền kinh tế đang trong giaiđoạn đi lên, cùng với các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp đã bắt đầuđầu tư mở rộng sản suất, đây mà minh chứng rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn của chu kỳ kinh doanh đếnhoạt động đầu tư của doanh nghiệp

1.5.Môi trường đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư

Trang 36

Môi trường đầu tư bao gồm phần cứng và phần mềm Phần cứng gồm hệ thống giao thông, mạng lướiđiện, cơ sơ vật chất, nhà xưởng…Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật ,các điều kiện phục vụ cho sản xuấtkinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh

tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanhnghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối… Phần mềm gồm hệ thống phápluật, các thủ tục hành chính …Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đếnviệc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, ổn định chínhtrị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minhtrong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạnggian lận,buôn lậu

Chính phủ ban hành các chính sách nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhàđầu tư.Nếu các yếu tố về phần cứng và phần mềm của môi trường đầu tư thuận lợi sẽ khuyến khích cácnhà đầu tư và thu hút vốn đầu tư Ngược lại nếu chính sách không phù hợp sẽ làm nản lòng các nhà đầutư

Xúc tiến đầu tư là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủnhà Hoạt động này thực hiện tốt, nghĩa là giới thiệu và quảng bá cơ hội đầu tư tốt, hỗ trợ đầu tư phùhợp cũng sẽ khiến vốn đầu tư vào nền kinh tế gia tăng

1.6.Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước gọi tắt là “3T”: 1) thu thập dữ liệu điều tra dn bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ các nguồn đã công bố, 2) tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo thang điểm 10, và 3) tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên thang

điểm 100

+Bảng xếp hạng PCI

Năm 2015, Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu với điểm số 68,34 Tiếp sau Đà Nẵng là Đồng Tháp duy trì vị trí thứ 2 với 66,39 điểm Ba địa phương còn lại nằm trong tốp 5 tỉnh dẫn đầu PCI là Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai Ở các địa phương này, Báo cáo PCI 2015 đều ghi nhận có sự cải thiện mạnh mẽ trong thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh Hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt đứng ở vị trí thứ 6 và 24, trong đó, Hà Nội đã tăng 2 bậc so với kết quả xếp hạng năm 2015.

Năm 2015, nhóm cuối Bảng xếp hạng PCI có ít thay đổi, gồm Đắk Nông, còn lại vẫn là các tỉnh miềnnúi phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu và Bắc Kạn Đáng lo ngại, những tỉnh này cũng đồng thời nằmtrong nhóm tỉnh có nhiều hạn chế về địa lý và cơ sở hạ tầng kém phát triển Cải thiện chất lượng điềuhành có thể coi là con đường tương đối ngắn, thuận tiện hơn và đòi hỏi nguồn lực ít hơn để các tỉnh nàytrở nên hấp dẫn trong con mắt của các nhà đầu tư

2 Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp

2.1.Lợi nhuận kỳ vọng

Lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì nhà đầu tư càng có nhiều hứng thú đầu tư Cao ở đây là cao so với lãisuất tiền vay (lãi suất cho vay) Tức là, nếu lợi nhuận kỳ vọng càng lớn hơn lãi suất tiền vay bao nhiêuthì hứng thú đầu tư của nhà đầu tư càng nhiều bấy nhiêu, từ đó chi đầu tư càng tăng bấy nhiêu & ngược

lại Nhưng lợi nhuận kỳ vọng không tăng tỷ lệ với mức chi đầu tư Khi mức chi đầu tư càng ngày

Trang 37

càng tăng thì hiệu quả biên của vốn sẽ giảm, dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng tăng chậm lại, kéo theo chi đầu tư lại tăng chậm lại & cứ thế Có thể lý giải điều này bằng 2 nguyên nhân chính Thứ

nhất, cầu về vốn tăng lên khiến cho lãi suất huy động tăng lên để đáp ứng lượng cầu tăng, do đó lãi suấtcho vay tăng, chi phí lãi vay tăng bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp Thứ hai, chi đầu tư càng nhiềuthì càng có nhiều hàng hóa, khi cung hàng hóa tăng vượt cầu hàng hóa thì giá hàng hóa sẽ giảm, điềunày cũng khiến lợi nhuận giảm

2.2 Vốn và thông tin quyết định đầu tư của doanh nghiệp

Vốn là yếu tố rất quan trọng đối với đầu tư của doanh nghiệp Nếu không có đủ vốn các doanh nghiệp

sẽ phải bỏ lỡ cơ hôi đầu tư kể cả cơ hội có khả năng sinh lợi cao Để có đủ vốn đầu tư các doanhnghiệp thường phải đi vay vì không có đủ vốn tự có Tuy nhiên nếu hệ thống tài chính không hoànthiện thì các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể vay được vốn để đầu tư mởrộng sản xuất

Trong khoảng 1 thập kỷ gần đây, hệ thống tài chính của Việt Nam đã phát triển khá nhanh, đã bắt kịpvới nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Cùng với các chính sách Nhà nước ưu tiên sự phát triển cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra những cơ hội lớn cho đầu tư của các doanh nghiệp này

2.3 Thông tin bất cân xứng và sự không hoàn thiện của hệ thống tài chính

Một doanh nghiệp phải sử dụng vốn tự có hay lợi nhuận tích luỹ để tài trợ cho đầu tư, kết quả là đầu tưcủa doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn tự có

2.4 Đầu tư của doanh nghiệp trong trường hợp thị trường tín dụng không hoàn hảo

Khi thị trường tin dụng không hoàn hảo các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc sử dụng nguồn vốn nào

để đầu tư Lý thuyết này cho thấy các doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư vì nguồn vốnnày ít tốn kém hơn so với nguồn vốn từ bên ngoài Nếu các doanh nghiệp cần sử dụng vôn vay bênngoài sau khi sử dụng hết vốn tự có thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên nguồn vốn ít tốn kém nhất

2.5 Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư

Đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế Dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽđược lựa chọn Vì lợi nhuận cao thì thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn hơn và mức đầu tư sẽ cao hơn.Các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trọ cho đầu tư từ nguồn vốn nội bộ và sự gia tăng lợnhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn.Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làmtăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, lợi nhuận tăng cũng có nghĩa là tăng quỹ nội bộ.Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng để xác định vốn đầu tư mong muốn

2.6 Tổng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản (ROA)

Hệ số này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản đây là một chỉ tiêu quan trọng khi đưa raquyết định đầu tư bởi vì các dự án có mức sinh lợi thấp về lâu dài sẽ gặp khó khăn, đầu tư vào nhữngngành có hệ số này thấp mất cơ hội cho việc sử dung vốn vào những ngành lợi nhuận cao

2.7 Tổng lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu (ROE)

Đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư của cổ đông thường ROE càng cao chứng tỏcông ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối hài hoà giữa vốn cổ

Trang 38

đông và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy

mô, ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn

2.8 Tổng lợi nhuận ròng chia cho doanh thu (ROS)

thể hiện tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên doanh số bán được.Khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty phải

so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia

2.9 So sánh lượng đầu tư ròng và thu nhập về vốn

Nếu trong một số năm liên tục mà thu nhập về vốn luôn nhỏ hơn tổng đầu tư ròng thì chứng tỏ doanhnghiệp đang đầu tư quá mức, hiệu quả đầu tư không đảm bảo do toàn bộ lợi tức sinh ra không bù đắpđược chi phí đầu tư, trong trường hợp này giảm đầu tư sẽ thu được lợi ích ròng

2.10 Về ngành ưu tiên đầu tư

Doanh nghiệp khi đưa ra quyết định đầu tư phải căn cứ tín hiệut hị trường và khi các tín hiệu đầu tưnày không phản ánh trung thực nền kinh tế thì các quyết định đầu tư sẽ mang rủi ro cao và không hiệuquả

VII - ODA

1.Lý thuyết về ODA

1.1.Khái niệm: ODA (Offical Development Assistance - Viện trợ phát triển chính thức) là “các khoản

viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay vốn với những điều kiện ưu đãi của các Chính phủ hoặc tổ chứcquốc tế dành cho Chính phủ các nước đang và chậm phát triển nhằm ổn định hoặc đẩy nhanh tốc độphát triển kinh tế bền vững của các quốc gia này”

1.2.Đặc điểm của nguồn vốn ODA (Xét về khía cạnh kinh tế)

-Đây là luồng vốn có tính chất 1 chiều: các nước cấp vốn là các nước công nghiệp phát triển, các tổchức quốc tế; các nước nhận vốn là các nước đang phát triển có thu nhập thấp hay gặp khó khăn vèkinh tế

-Chủ thể cấp vốn và vay vốn đều là Chính phủ các nước hoặc các tổ chức quốc tế Trong mọi trườnghợp, chủ thể chịu trách nhiệm cuối cùng luôn là Chính phủ

-Gồm 2 phần rõ rệt: phần viện trợ ko hoàn lại (chiếm 25% tổng vốn ODA) và phần cho vay với các đk

về lãi suất ưu đãi (chiếm 75%) Lãi suất thấp: dưới 3%/năm, trung bình thường là: 1-2%/năm Thờigian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài: 25- 40 năm mới phải hoàn trả lại, thời gian ân hạn: 8-10năm

1.3.Phân loại ODA

a Theo chủ thể cấp vốn:

-ODA song phương: là khoản viện trợ trực tiếp từ nước này sang nước kia thông qua việc kí kết hiệpđịnh chính phủ, phần này thường chiếm tỷ lệ 60-70%

Trang 39

-ODA đa phg: là hình thức viện trợ ODA cho các nước đang phát triển thông qua các TCTC quốc tếnhư: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á( ADB), Ngân hàng phát triển châu Mỹ(IDB),…

b Theo mục đích sử dụng:

-Vốn đầu tư phát triển: do Chính phủ các nước nhận vốn trực tiếp tổ chức đầu tư, quản lý, chịu tráchnhiệm Các dự án của nhóm này thường là trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp hoặc các lĩnh vựccông trình mũi nhọn của quốc gia

-Vốn viện trợ kỹ thuật: hỗ trợ để đào tạo chuyên gia, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, hỗ trợchuyên gia, thực hiện các cải cách thể chế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Từ đó nâng cao năng lực củacác cơ quan quản lý Nhà nước và các thiết chế thị trường

-Hỗ trợ cán cân thanh toán: là phần vốn giúp các nước thanh toán các khoản nợ đã đến hạn và lãi tíchlũy của các năm trước

-Viện trợ nhân đạo, cứu trợ: chi cho mục đích cứu trợ đột xuất, cứu đói, khắc phục thiên tai, chiếntranh, thường là từ các tổ chức phi chính phủ

-Viện trợ qsự: chủ yếu là viện trợ song phg cho các nước đồng minh trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”

1.4 ĐK tiếp nhận ODA

-Điều kiện 1: Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) bình quân đầu người thấp

-Điều kiện 2: Mục tiêu sử dụng ODA của các nước phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưutiên xem xét mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA

1.5 Vai trò ODA

a Đối với nước đi viện trợ

-Thông qua ODA các nước đi đầu tư tận dụng được các lợi thế về cpsx của các nước được đầu tư để hạgiá thành sp, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, kéo dài chu trình của sản phẩm.-Giúp các công ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ

b Đối với nước nhận viện trợ

-Bổ sung nguồn vốn trong nước, hoàn thiện cơ cấu kinh tế

-Giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế

-ODA là nguồn vốn bổ sung ngtệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của nước nhận viện trợ.-Tăng khả năng thu hút đầu tư vốn FDI và tạo đk mở rộng đầu tư phát triển ở các nước đang phát triển

và chậm phát triển

1.6 Tình hình thu hút và sd vốn ODA tại VN

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hơn 20 năm qua, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho ViệtNam trên 78,195 tỷ USD vốn ODA, trong đó đã ký kết hiệp định chính thức 58,463 tỷ USD Với

Trang 40

37,597 tỷ USD vốn giải ngân, rất nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã được đưa vào sửdụng, tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phần vào xóa đói, giảmnghèo.

Nguồn vốn ODA trong những năm qua được đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực hạ tầng giao thông (trên70%), phát triển nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo Các dự án của Ngân hàng phát triểnchâu Á (ADB) tại VN đạt tỷ lệ thành công 82,1%, cao hơn tỷ lệ của một số nước như Ấn Độ (65,2%),Indonesia (63,2%), Philippines (45,5%)… Những công trình trọng điểm đã hoàn thành và đang triểnkhai như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 3, 5, 10; Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây;Đường xuyên Á TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài kết nối với hệ thống đường bộ Campuchia và Thái Lan;

Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2- Cảng hàng không Nội Bài; Dự án nước sạch và vệ sinh môitrường khu vực nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng; Dự án hạ tầng giaothông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 2… đã thể hiện rõ tính hiệu quảcủa việc sử dụng nguồn vốn ODA

Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA cho thấy, chỉ riêng năm 2014, công tác vậnđộng và thu hút vốn ODA, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết đạt 4.362,13 triệu USD (4.160,08triệu USD vốn ODA và vay ưu đãi, 202,05 triệu USD viện trợ không hoàn lại), bằng khoảng 68% củanăm 2013 Mặc dù lượng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014 giảm song tình hình giải ngânlại có những cải thiện đáng ghi nhận Giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi năm 2014 đạt khoảng 5,6

tỷ USD (vốn vay là 5,25 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 350 triệu USD), cao hơn 9% so với năm2013

2 Tình hình thu hút và sd vốn ODA của WB tại VN

Đối tượng nhận tài trợ là các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp

Thời hạn cho vay từ 10 – 40 năm, thời gian nhận từ 5 – 10 năm, với lãi suất không quá 2%/năm

2.2 Tình hình thu hút và sd vốn ODA của WB

Các lĩnh vực tài trợ của WB tại VN: tài trợ cho hầu hết tất cả các lĩnh vực, tỉ trọng của mỗi ngành, lĩnhvực khác nhau, đặc biệt là về các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảmnghèo Nguồn vốn ODA do WB tài trợ vào Việt Nam với số lượng lớn, song lượng vốn giải ngân cònchậm, lâu với tỉ lệ thấp Đặc biệt là những ngành lien quan đến thể chế, hành chính,…

a Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng của ODA của WB tại Việt Nam.

-Đã đạt được:

Ngày đăng: 07/05/2024, 14:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.6. Nguồn vốn FDI đăng ký từ 2009 đến 2015 - Đề cương Ôn thi kinh tế Đầu tư NEU - Trường Đại học kinh tế quốc dân
Bảng 3.6. Nguồn vốn FDI đăng ký từ 2009 đến 2015 (Trang 54)
w