Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, phát triển với bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn mang trong lòng nó những giá trị bền vững không thể bác bỏ là: Phát triển; Chủ nghĩa nhân đạo triệt để; Phương pháp biện chứng duy vật và quan niệm duy vật về lịch sử; Học thuyết giá trị thặng dư, hình thái kinh tế - xã hội, CNXH. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho chúng ta nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn của thế giới đương đại; xây dựng CNXH và thực hiện sự nghiệp đổi mới thành công. Qua những lần Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng ta luôn xác định kiên định chủ nghĩa Mac – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là kim chỉ nam trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đưa đất nước Việt Nam ổn định và phát triển. Đây là lý do tôi chọn chủ đề “Những giá trị bền vững của triết học Mác-Lênin. Đồng thời rút ra những giá trị đối với bản thân khi nghiên cứu Triết học Mác-Lênin”.
Trang 1Chủ đề bài thu hoạch: Những giá trị bền vững của triết học Mác-Lênin.
Đồng chí hãy rút ra những giá trị đối với bản thân khi nghiên cứu Triết học
Mác-Lênin
A PHẦN MỞ ĐẦU.
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, phát triển với bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn mang trong lòng nó những giá trị bền vững không thể bác bỏ là: Phát triển; Chủ nghĩa nhân đạo triệt để; Phương pháp biện chứng duy vật và quan niệm duy vật về lịch sử; Học thuyết giá trị thặng dư, hình thái kinh tế - xã hội, CNXH Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho chúng ta nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn của thế giới đương đại; xây dựng CNXH và thực hiện sự nghiệp đổi mới thành công
Qua những lần Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng ta luôn xác định kiên định chủ nghĩa Mac – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là kim chỉ nam trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đưa đất nước Việt Nam ổn định và phát triển
Đây là lý do tôi chọn chủ đề “Những giá trị bền vững của triết học Mác-Lênin Đồng thời rút ra những giá trị đối với bản thân khi nghiên cứu Triết học Mác-Lênin”
B PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Triết học Mác ra đời là sự kế thừa có chọn lọc, tiếp thu có phê phán toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, từ cổ đại đến thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, nhưng trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức Các Mác: chính hoạt động thực tiễn của con người là cầu nối tư duy của con người về thế giới bên ngoài Các hoạt động nhận thức, hoạt động đạo đức, hoạt động thẩm mỹ của con người cũng dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn Với triết học của Hêghen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa tư tưởng biện chứng, đồng thời gạt
bỏ cái vỏ duy tâm, thần bí của phép biện chứng ấy và đặt phép biện chứng trên nền thế giới quan duy vật Còn thế giới quan duy vật được C.Mác và Ph.Ăngghen làm giàu bằng phương pháp biện chứng C.Mác và Ph.Ăngghen đã
Trang 2kế thừa những giá trị trong triết học duy vật nhân bản của Phoiơbắc, vận dụng chủ nghĩa duy vật này để khắc phục chủ nghĩa duy tâm của Hêghen Cải tạo chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính chất siêu hình, máy móc, trực quan, không triệt để của nó, để trở thành chủ nghĩa duy vật triệt để Trong triết học Mác, chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng, còn phép biện chứng
là phép biện chứng duy vật Kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mac, Triết học Mac
là V.I.Lênin
Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, triết học Mác, V.I.Lênin không chỉ phê phán không khoan nhượng đối với mọi kẻ thù của chủ nghĩa Mác, mà ông còn kịch liệt phê phán những người nhân danh chủ nghĩa Mác, nhưng trên thực tế xa rời chủ nghĩa Mác Đặc biệt, V.I.Lênin rất chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng nước Nga cũng như phong trào cách mạng thế giới để bổ sung, phát triển di sản triết học Mác Do có những đóng góp to lớn của V.I.Lênin vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng mà một giai đoạn mới trong sự phát triển của chủ nghĩa Mác được gắn với tên tuổi của Người và được gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin, còn triết học thì được gọi là triết học Mác-Lênin
1.1 Khái niệm triết học Mac-LêNin
Triết học Mác-Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành hữu cơ không thể tách rời của chủ nghĩa Mác-Lênin, là học thuyết về những quy luật phổ biến của
sự tồn tại, vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người Với phương pháp biện chứng duy vật và quan niệm duy vật về lịch sử, triết học Mác-Lênin đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người
1.2 Những giá trị bền vững của triết học Mác – Lênin:
Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường Hòa bình, hợp tác
và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, nhưng cũng
Trang 3đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại diễn ra gay gắt Do tác động của đại dịch Covid-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhiều mặt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên biển Đông còn diễn biến phức tạp Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, nhất là an ninh mạng, ngày càng tác động mạnh, nhiều mặt, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và đất nước ta” Như vậy, thời đại ngày nay có nhiều đổi thay, thực tiễn biến đổi nhanh, khó lường, chủ nghĩa xã hội hiện thực đứng trước nhiều khó khăn thách thức, khoa học, công nghệ phát triển rất nhanh, nhưng những giá trị bền vững của triết học Mác- Lênin vẫn còn nguyên ý nghĩa Bởi lẽ, chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng luôn có sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng Đồng thời luôn được bổ sung từ tổng kết thực tiễn, thành tựu khoa học đương thời và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Đó là các giá trị cơ bản sau:
Triết học Mác-Lênin là một học thuyết triết học phát triển: Về bản chất,
chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác- Lênin nói riêng là một học thuyết khoa học phát triển, là hệ thống mở với bản chất nội tại vốn có là luôn luôn được bổ sung, phát triển Ph.Ăngghen nhiều lần khẳng định, học thuyết của các ông không phải là một giáo điều mà là một kim chỉ nam cho hành động V.I.Lênin sau này cũng đã không ít lần nhắc lại lời Ph.Ăngghen và khẳng định lại luận điểm này của chủ nghĩa Mác Quá trình lịch sử hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng đã chứng minh điều đó Bản thân C.Mác và Ph.Ăngghen không phải ngay từ đầu đã có thế giới quan duy vật biện chứng, đã có phương pháp biện chứng duy vật Các ông
đã từng thuộc những thành viên sùng bái Hêghen, theo phái Hêghen trẻ trước
Trang 4khi trở thành những nhà duy vật biện chứng lỗi lạc Hơn nữa, thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật của các ông luôn không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, phát triển Sự bổ sung, phát triển sáng tạo triết học Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và trong thời đại xây dựng chủ nghĩa
xã hội hiện thực ở nước Nga Xôviết của V.LLênin là một minh chứng cho bản chất khoa học, cách mạng vốn có của triết học Mác là luôn được bổ sung, phát triển Nhiều luận điểm của triết học Mác đã được V.I.Lênin bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tiễn mới cũng như sự phát triển của khoa học và cuộc đấu tranh chống lại các loại hình kẻ thù khác nhau của triết học Mác Ví
dụ, V.LLênin đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng về vật chất; định nghĩa chính xác về giai cấp; đấu tranh giai cấp; bổ sung những nhận thức mới về mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối; sự thống nhất giữa phép biện chứng, lôgíc biện chứng và lý luận nhận thức,v.v Rõ ràng, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin không bao giờ tự coi lý luận triết học của các ông là “bất khả xâm phạm”, là hệ thống khép kín, là chân lý tuyệt đích cuối cùng Trái lại, các ông luôn đòi hỏi những người mácxít phải biết vận dụng sáng tạo những nguyên lý triết học cơ bản của Mác sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa V.V của mỗi quốc gia, dân tộc Đó là một trong những đặc trưng vốn có của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng Sự vận dụng sáng tạo triết học Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế cho thấy bản chất vốn
có của chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng là sáng tạo và phát triển Chính nhờ có sáng tạo mà chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng được phát triển, chính phát triển lại là điều kiện cho những người cộng sản chân chính vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng Có nghĩa là, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng cho tới nay vẫn hoàn toàn đúng đắn, khoa học, khách quan, nhưng có những luận điểm cụ thể nào đó do thực tiễn chính trị-xã hội, cũng như do sự phát triển cùa kinh tế,
Trang 5của khoa học,v.v đã đổi thay mà cần phải được bổ sung, phát triển, thậm chí bị thực tiễn vượt qua
Chủ nghĩa nhân văn vì con người: Triết học Mác-Lênin xuất phát từ con
người và cũng nhằm mục đích giải phóng con người Triết học Mác-Lênin không có mục tiêu nào khác là giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô dịch,
áp bức, bóc lột Nhưng để giải phóng con người, trước hết phải giải phóng giai cấp công nhân, dân tộc và nhân loại Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại
đã chứng tỏ ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa nhân văn vì con người của triết học Mác-Lênin Mặc dù, các nhà tư tưởng phương Tây luôn xuyên tạc rằng, triết học Mác-Lênin “bỏ rơi” con người, “quên” con người, nhưng thực tế cả về phương diện lý luận, cả về phương diện thực tiễn đều chứng tỏ, triết học Mác-Lênin là
triết học nhân đạo, hoàn bị, triệt để nhất C.Mác cho rằng: “người là sinh vật tối cao đối với con người, do đó, dẫn đến cái mệnh lệnh tuyệt đối đòi phải lật đổ tất
cả những quan hệ trong đó con người là một sinh vật bị làm nhục, bị nô dịch,
bất lực, bị khỉnh rẻ”; đồng thời khẳng định: “bản thân con người là bản chất tối cao của con người” Như vậy, có thể nói, “về phương diện lý thuyết, thì sự phát triển con người trong tương quan với tiến bộ xã hội theo quan niệm này là mô hình lý tưởng; hiếm thấy lý thuyết nào đề cập đến sự phát triển tự do của cá nhân - cộng đồng - xã hội trong mối quan hệ vừa ràng buộc vừa hỗ trợ lẫn nhau hữu cơ đến thế” Rõ ràng, chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng không có mục tiêu nào ngoài mục tiêu giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc lột, bất công Bởi lẽ, với chủ nghĩa Mác-Lênin
“lịch sử xã hội của con người luôn luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân của những con người”; và con người được giải phóng, được tự do phát triển toàn diện - đó là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội mới, chế độ xã hội mà giai cấp vô sản cách mạng và chính đảng của nó có sứ mệnh phải xây dựng Đây cũng là mục tiêu nhân văn cao cả của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác- Lênin nói riêng
Phương pháp biện chứng duy vật: nhân loại đã biết tới nhiều phương pháp
nhận thức khác nhau nhưng chưa có phương pháp nào có thể thay thế được
Trang 6phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin Mặc dù thực tiễn đã
có nhiều đổi thay, khoa học có nhiều phát hiện mới, nhưng những nguyên tắc phương pháp luận của phương pháp biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin, như: nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, thực tiễn vẫn giữ nguyên giá trị cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Những thành tựu của khoa học hiện đại chỉ làm giàu thêm, phong phú thêm những giá trị của phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin mà thôi
Quan điểm duy vật về lịch sử: Quan điểm duy vật về lịch sử của triết học
Mác-Lênin xuất phát từ trình độ phát triển của nền sản xuất vật chất xã hội để lý giải những quan niệm, tư tưởng cũng như những điều kiện xã hội trong đời sống của quần chúng nhân dân cùng vai trò của họ trong lịch sử Hơn nữa, quan điểm duy vật về lịch sử đã xem xét xã hội một cách chỉnh thể, toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế - xã hội, bằng cách xem xét toàn bộ các xu hướng mâu thuẫn khác nhau, tác động lẫn nhau và tìm ra cơ sở của chúng chính là các điều kiện sinh hoạt và sản xuất vật chất - tinh thần của xã hội Quan điểm duy vật về lịch sử của triết học Mác-Lênin khác với chủ nghĩa duy kinh tế, chủ nghĩa duy vật tầm thường - chỉ nhấn mạnh một chiều yếu tố kinh tế, yếu tố vật chất trong quan hệ với yếu tố tinh thần Quan điểm duy vật về lịch sử trong khi khẳng định vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần, kinh tế đối với chính trị,v.v đã không hề hạ thấp mà còn nhấn mạnh sự tác động trở lại của đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, của chính trị đối với kinh tế, của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội,v.v Do vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin về bản chất cũng là chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin đánh giá cao vai trò hoạt động thực tiễn của con người
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội: Sự phát triển của nhân loại là hết
sức phong phú, đa dạng nhưng sự phong phú, đa dạng ấy vẫn diễn ra theo quy luật khách quan Do vậy, mặc dù sự phát triển của các quốc gia, dân tộc là hết sức đa dạng, phong phú nhưng vẫn trải qua những nấc thang, những giai đoạn
Trang 7tương đồng nhau (có thể là tương đồng nhau về sự tuần tự từ hình thái kinh tế
-xã hội thấp lên hình thái kinh tế - -xã hội cao hơn; cũng có thể là sự tương đồng trong việc bỏ qua một hoặc nhiều hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong sự phát triển của mình - nếu điều kiện cho phép) Chính điều này tạo nên những hình thái kinh tế - xã hội đan xen nhau, kế tiếp nhau của lịch sử thế giới; làm cho lịch
sử thế giới phát triển có sự đan xen, không đồng đều giữa các quốc gia, dân tộc
Sự không đồng đều thể hiện ở chỗ, ngay trong cùng một thời đại nhưng ở mỗi quốc gia, dân tộc khác nhau lại ở một hình thái kinh tế - xã hội không như nhau Còn sự đa dạng thể hiện ở chỗ, ngay trong cùng một hình thái kinh tế-xã hội nhưng ở các dân tộc, quốc gia khác nhau thì cũng có những biểu hiện khác nhau
Ví dụ như, cũng là hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, nhưng lại có hình thái kinh tế - xã hội phong kiến tập quyền và hình thái kinh tế - xã hội phong kiến phân quyền,V.V Tuy vậy, dòng chảy của lịch sử nhân loại vẫn diễn ra theo sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp lên cao Điều này diễn ra một cách lịch sử - tự nhiên Bởi lẽ, những nguyên nhân dẫn tới những sự thay thế này là
do những mâu thuẫn bên trong lòng của mỗi hình thái kinh tế - xã hội quy định
Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; giữa cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng,v.v Những mâu thuẫn này được giải quyết sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội mới Quá trình này diễn ra không phụ thuộc vào ý chí, mong muốn chủ quan của con người Tuy nhiên, các quy luật xã hội còn bị tác động bởi văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống, lợi ích, của con người Chính những điều này đã làm cho lịch sử phát triển của nhân loại có thêm những đặc thù
Học thuyết giá trị thặng dư: Phương pháp biện chứng duy vật và quan
điểm duy vật lịch sử đã giúp C.Mác trở thành nhà kinh tế học đầu tiên phát minh
ra học thuyết giá trị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Ông đã thành công trong việc chỉ ra nguồn gốc của giá trị thặng dư Trên cơ sở đó, C.Mác đã vén lên bức màn bí mật của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Cho đến nay, các học giả tư sản dù muốn cũng chưa một ai đưa ra được một lý thuyết nào khả dĩ có thể bác bỏ được học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác Những phân
Trang 8tích của Mác về chủ nghĩa tư bản và hệ thống kinh tế của nó vẫn giữ nguyên giá trị khoa học Cùng với học thuyết về giá trị thặng dư, lý luận về sở hữu, về xóa
bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, về sự ra đời tất yếu của sở hữu xã hội là những giá trị bền vững của kinh tế - chính trị học của chủ nghĩa Mác-Lênin Không chỉ lao động của công nhân “cổ xanh” mà cả công nhân “trí thức - cổ trắng” cũng bị bóc lột giá trị thặng dư với tỷ suất lợi nhuận cao Tất nhiên cơ chế của sự bóc lột này tinh vi hơn, phức tạp hơn thời kỳ trước Ví dụ, đầu vào của sản xuất cần phải tính cả tiền mua bản quyền phát minh, sáng chế, tiền quảng cáo và tiền công quản lý của chính nhà tư bản,v.v Mặc dù vậy, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác về bản chất vẫn giữ nguyên giá trị khoa học, bởi lẽ sức lao động sống của người công nhân vẫn là nguồn gốc duy nhất tạo nên giá trị thặng dư
Về vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản: Phương
pháp biện chứng duy vật và quan điểm duy vật lịch sử đã giúp C.Mác và Ph.Ăngghen phát hiện ra rằng, trong tất cả các giai cấp đang đối lập với giai cấp
tư sản chỉ có giai cấp vô sản là thực sự cách mạng; có vai trò, sứ mệnh lịch sử lật đổ giai cấp tư sản thiết lập một chế độ xã hội mới không còn người bóc lột người Điều này là do địa vị kinh tế, chính trị của giai cấp vô sản quy định, cũng
do địa vị kinh tế, chính trị này mà giai cấp vô sản phải lãnh đạo sự nghiệp lật đổ
sự áp bức tư sản, xây dựng chế độ xã hội mới V.I.Lênin khẳng định: “chính là công nhân thành thị và nói chung, công nhân nhà máy, công nhân công nghiệp -mới có khả năng lãnh đạo được toàn thể quần chúng lao động và những người bị bóc lột trong cuộc đấu tranh để lật đổ ách tư bản” V.LLênin còn phát triển sâu sắc hơn luận điểm vai trò sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng: “Chỉ có giai cấp vô sản mới có thể là chiến sĩ tiên phong đấu tranh cho tự do chính trị và cho những thể chế dân chủ;
vì một là giai cấp vô sản là giai cấp phải chịu ách áp bức chính trị nặng nề hơn cả Hai là, chỉ có giai cấp vô sản mới có khả năng đẩy tới cùng việc dân chủ hóa chế độ chính trị và xã hội, bởi vì có dân chủ hóa được như vậy thì mới giành
được chế độ đó về tay công nhân” Xét về nội dung kinh tế, giai cấp công nhân
Trang 9vẫn là chủ thể chủ yếu của quá trình sản xuất vật chất trong nền công nghiệp hiện đại Giai cấp công nhân vẫn là người gắn với lực lượng sản xuất hiện đại
Xét về nội dung chinh trị - xã hội, chỉ có giai cấp công nhân mới có thể liên
minh với nhân dân lao động khác do đảng cộng sản lãnh đạo để xây dựng được
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Xét về nội dung văn hóa, tư tưởng, chỉ có giai cấp công nhân mới là lực lượng xác lập được các
hệ giá trị mới như lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do để thay thế cho hệ giá trị tư sản cũ Do vậy, học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen về vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân hiện nay vẫn còn
nguyên giá trị, ý nghĩa thời sự Từ những giá trị bền vững cho thấy, lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội vẫn còn nguyên giá trị
2 Phần liên hệ thực tiễn
* Vận dụng quan điểm triết học Mác- Lênin trong quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhà nước: Nhờ vận dụng đúng đắn thế giới quan, phương
pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút kinh nghiệm từ cải tổ của Liên Xô, quán triệt tốt quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa đổi mới, ổn định và phát triển Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam còn đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết tốt nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh như xóa thế bao vây cấm vận, mở rộng đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân có điều kiện; chú trọng xây dựng đảng về đạo đức; phát triển kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng của nền kinh tế; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,v.v Nhờ vậy, sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đạt nhiều thành tựu rất đỗi tự hào Những thành tựu này có nhiều nguyên nhân, trong có có nguyên nhân Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên trì, kiên quyết trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn nảy sinh, phù hợp với thời đại
Vận dụng Chủ nghĩa nhân văn vì con người: Đảng và nhà nước ta thể
hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử Lịch sử đã minh chứng, trong hơn 80 năm đô
Trang 10hộ nước ta, thực dân Pháp thực thi chính sách bóc lột dân ta đến tận xương tủy, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước đòi độc lập Đặc biệt, nạn đói
từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người (bằng 10% dân số Việt Nam lúc bấy giờ) chính là hậu quả của chính sách cai trị
vô nhân đạo của thực dân Pháp gây ra Trong gần 20 năm hiện diện tại Việt Nam, chúng đã gây ra bao nhiêu tội ác rùng rợn Đặc biệt, chúng còn ném hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam xuống hơn 10% diện tích đất miền Nam và ném hàng triệu tấn bom xuống miền Bắc, làm chết hàng triệu dân thường và để lại di chứng lâu dài cho nhiều triệu người các thế hệ người Việt Nam Với những tội ác đó, thì Đảng, nhà nước, nhân dân ta căm hờn tận xương tủy, muốn giết hết
kẻ thù xâm lược Nhưng đối với tù binh, hàng binh, thì Đảng chỉ thị cho quân và
dân ta phải đối đãi với họ cho khoan hồng Phải làm cho thế giới, trước hết là làm cho dân Pháp biết rằng: “Chúng ta là quang minh chính đại Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù tư oán, làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước” Nhờ được đối xử tốt, những tù binh và hàng binh người Pháp, Mỹ
và chư hầu sau khi được ta trả lại tự do, đoàn tụ với gia đình, nhiều người trong
số họ đã trở thành những sứ giả hòa bình, bắc nhịp cầu đoàn kết giữa nhân dân nước họ với chúng ta Đây là niềm tự hào mang tính nhân văn cao của con người, dân tộc Việt Nam
* Vận dụng quan điểm triết học Mác- Lênin trong phát triển đối với bản thân: khi vận dụng các quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin vào
cuộc sống giúp bản thân có cái nhìn khách quan, toàn diện khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng đồng thời nhận thức rõ hơn các quan điểm, các hành
vi trong thực tiễn cuộc sống, từ đó vận dụng nó để hoàn thành tốt công việc được giao Trong nghiên cứu, lý luận chính trị, những nguyên tắc, phương pháp luận triết học Mác - Lênin như: nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển; nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng Thực tiễn nghiên cứu, lý luận chính trị đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết, đòi hỏi một lý luận khoa học, tiến bộ dẫn dắt Có như vậy, mới đảm bảo nội