nhận thức rõ về tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của không gian văn hóa cồng chiêng hiện nay là vô cùng cần thiết, từ đó chúng ta mới có thể đưa ra nhiều phương hướng và cách thức để bảo
Trang 1BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
ĐỖ THỤY HẰNG NGA - 2221000099NGUYỄN THỊ THANH NGÂN - 2221000101LỚP : 22DTA02
BẬC: ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: TIẾNG ANH KINH DOANH
TRÌNH BÀY KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
TÂY NGUYÊN NÊU HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
LOẠI HÌNH VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH
HIỆN NAY
GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: Ts Nguyễn Thị Nguyệt
HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022 –2023
Trang 2BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH
BÁO CÁO TIỂU LUẬN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRÌNH BÀY KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
TÂY NGUYÊN NÊU HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
LOẠI HÌNH VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH
HIỆN NAY
GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: Ts Nguyễn Thị Nguyệt
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan bài tiểu luận về đề tài “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây
Nguyên Hướng bảo tồn và phát huy loại hình văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên của các
dân tộc người thiểu số trong bối cảnh hiện nay” hoàn toàn là công trình nghiên cứu của
nhóm chúng em Tất cả những nội dung trình bày trong bài tiểu luận là sự tham khảo kĩ
lưỡng, cẩn thận từ nhiều nguồn tài liệu có uy tín và độ chính xác cao Những hình ảnh, số
liệu sử dụng trong bài đều có trích dẫn và ghi nguồn đầy đủ Nhóm chúng em đã đánh giá
và phân tích dựa trên cơ sở kiến thức mà chúng em đã được tiếp thu trong suốt quá trình
học tập Nếu phát hiện có bất kì sự gian dối nào, chúng em xin chịu hoàn toàn mọi trách
nhiệm và hình thức kỉ luật của nhà trường và hội đồng chấm thi
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt học kì I năm học 2023, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
thầy cô, gia đình và bạn bè, ít nhiều trực tiếp hay gián tiếp Những kiến thức em thu nhận
được trong quá trình học tập không chỉ là cơ sở để em thực hiện bài tiểu luận lớn của môn
Cơ sở văn hoá Việt Nam này mà còn là hành trang quý báu giúp em bước vào đời một
cách vững vàng và tự tin Những kiến thức này giúp em có được cái nhìn sâu sắc và toàn
diện, nó không chỉ giúp em rèn luyện khả năng làm việc một cách độc lập mà còn cung
cấp cho em những kiến thức bổ ích cho công việc trong tương lai
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
Tiến sĩ Nguyễn Thị Nguyệt – giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Cơ sơ văn hoá Việt
Nam vì đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn chúng em trong từng buổi học trên lớp
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã cố gắng tìm tòi và học hỏi, nhưng lượng
kiến thức về đề tài của chúng em vẫn còn hạn chế rất nhiều, nên bài báo cáo này cũng
không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý, quan tâm, chỉ dẫn
của thầy cô để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 5PHIẾU NHÂFN XHT VÀ CHIM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Điểm chấm: ………
Điểm làm tròn: Điểmchữ: ……… ………
Ngày tháng năm
GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN
……….………
MỤC LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU 1
1 Vấn đề nghiên cứu 1
2 Lí do chọn đề tài 2
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
4 Mục đích nghiên cứu 6
5 Đối tượng nghiên cứu 8
6 Phạm vi nghiên cứu 8
7 Phương pháp nghiên cứu 9
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 10
1.1 Giới thiệu chung về Tây Nguyên 10
1.1.1 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên 10
1.1.1.1 Vị trí địa lý 10
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên 12
1.1.2 Điều kiện dân cư của Tây Nguyên 15
1.2 Nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của cồng chiêng Tây Nguyên 16
1.2.1 Nguồn gốc xuất xứ 16
1.2.2 Đặc điểm 18
1.2.3 Vai trò 20
1.3 Quá trình hình thành và phát triển 24
1.3.1 Sự phát triển về chất liệu 24
1.3.2 Sự phát triển về văn hóa – xã hội 25
1.4 Nét đặc trưng của cồng chiêng Tây Nguyên 28
1.4.1 Giới thiệu về cồng chiêng 28
1.4.2 Phân loại cồng chiêng 30
1.4.3 Đặc trưng về tiếng cồng, tiếng chiêng 32
1.5 Giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 34
1.5.1.Giá trị về lịch sử 34
1.5.2.Giá trị về nhân văn 35
Trang 71.5.3.Giá trị về nghệ thuật 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC “KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN” 40
2.1 UNESCO công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản văn hóa thế giới 40
2.2 Thực trạng khai thác “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 43 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VĂN HÓA CÔNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 51
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 8Hình 1 1.1 Vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam 10
Hình 1 1.1.1.2 Địa hình của Tây Nguyên 12
Hình 2 1.1.1.2 Khoáng sản ở Tây Nguyên 15
Hình 1 1.2.2 Cồng (có núm phía trên) và Chiêng (không có núm phía dưới) theo
cách gọi phổ biến ngày nay 18
Hình 1 1.2.3 Lễ hội cồng chiêng gắn liền với văn hóa đặc trưng của từng dân
tộc, với những lễ hội độc đáo 21
Hình 2 1.2.3 Giai điệu cồng chiêng cất lên đón chào đứa trẻ mới lọt lòng qua lễ
thổi tai 22
Hình 3 1.2.3 Tiếng cồng chiêng làm nên không khí, tinh thần, linh hồn của các lễ
hội, khiến người dân xích lại gần nhau 23
Hình 1 1.3.2 Hình ảnh cồng chiêng kết nối mọi người với nhau 25
Hình 2 1.3.2 Lễ hội đâm trâu của người dân Tây Nguyên 26
Hình 3 1.3.2 Bà con Ba Na và du khách nhảy múa trong tiếng cồng chiêng
quanh cây nêu, chúc mừng nghi thức thổi tai thành công 27
Hình 1 1.5.3 Các nghệ nhân đi thành vòng tròn từ trái sang phải khi biểu diễn38
Hình 1 2.1 Lễ đón nhận bằng của UNESSCO vinh danh không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên 41
Hình 1 2.2 Hình ảnh đông đảo du khách đến trải nghiệm không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên 44
Hình 2 2.2 Hình ảnh đông đảo du khách đến trải nghiệm không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên 44
Hình 3 2.2 Xu thế mất dần “tính thiêng” của cồng chiêng Tây Nguyên 49
Hình 1 3 Lễ khai mạc Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 53
Hình 2 3 Hội thảo khoa học về Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên 54
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Vấn đề nghiên cứu
Cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại Không chỉ có
sức hấp dẫn đặc biệt ở sự độc đáo về kĩ thuật diễn tấu mà cồng chiêng còn là biểu tượng
cho sự tổng hoà các giá trị văn hoá đa dạng như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn
hoá vùng; giá trị biểu thị văn hoá tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa
chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu
sang và quyền uy; giá trị tinh thần; giá trị gắn kết cộng đồng và giá trị lịch sử Cồng
chiêng được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng Cồng chiêng được xem
như là ngôn ngữ giao tiếp giữa con người với thần linh và thế giới siêu nhiên Từ khi sinh
ra, trong lễ hội “thổi tai”, tiếng cồng chiêng đem đến cho đứa bé những tín hiệu đầu tiên
của văn hoá dân tộc Khi trưởng thành, cồng chiêng tiễn đưa người chết ra mồ và cả khi
làm lễ bỏ mả kết thúc nghi lễ vòng đời người
Chính vì giá trị sâu sắc, độc đáo của nó trong đời sống, vào năm 2005, không gian văn
hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu
và phi vật thể của nhân loại” và trở thành “Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân
loại” vào năm 2007 Từ đó đến nay, phong trào học tập và biểu diễn cồng chiêng ngày
càng trở nên sôi nổi và lan toả rộng khắp các tỉnh Tây Nguyên, góp phần làm cho đời
sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh thêm sống động, bên cạnh đó nó
còn tạo sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước Trong những năm qua, các tỉnh
Tây Nguyên đã ban hành các đề án bảo tồn cồng chiêng, tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn,
phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh giao lưu, tiếp
biến văn hoá với nhiều loại hình văn hoá khác nhau, tác động của đô thị hoá, của nền kinh
tế thị trường, của tôn giáo mới,…văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên cũng giống như các
loại hình nghệ thuật dân tộc khác, luôn chịu sự tác động mạnh mẽ Phong trào “cải biên,
cải tiến” cồng chiêng làm mất bản sắc Tây Nguyên, nạn “chảy máu cồng chiêng” diễn ra
khá phổ biến, số lượng nghệ nhân đang giảm mạnh, không gian văn hoá cồng chiêng đang
bị thu hẹp Đặc biệt, lối sống của giới trẻ đang bị cuốn theo trào lưu hiện đại, xa rời gốc
rễ, không còn thiết tha với gốc rễ truyền thống; các trường ca, sử thi của cộng đồng các
dân tộc Tây Nguyên trở nên mai một và bị rơi vào quên lãng Trước thực trạng đó, việc
1
Trang 11nhận thức rõ về tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của không gian văn hóa cồng chiêng
hiện nay là vô cùng cần thiết, từ đó chúng ta mới có thể đưa ra nhiều phương hướng và
cách thức để bảo tồn, phát huy loại hình văn hóa này của các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên trong bối cảnh hiện nay một cách hiệu quả nhất
2 Lý do chọn đề tài
Đến với vùng đất Tây Nguyên là đến với miền cao nguyên đại ngàn phủ đầy nắng và gió,
với núi non hùng vĩ mà thơ mộng, tiếng chim, tiếng thú vang vọng cả đất trời Tây
Nguyên không chỉ đẹp về cảnh vật thiên nhiên, mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của con người,
vẻ đẹp của cả một nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc Và không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên là một trong số những vẻ đẹp đáng tự hào đó Cồng chiêng Tây
Nguyên chính là phương tiện kết nối giữa con người và thần linh Là vùng đất Tây
Nguyên nơi có nhiều dân tộc như Bana, Êđê, Zarai, Khơ, Munon cùng chung sống Mỗi
dân tộc có một nền văn hóa riêng nhưng nhìn chung họ đều gắn kết và hòa thuận với
nhau Các dân tộc ở Tây Nguyên phát triển trên cơ sở kinh tế du canh du cư khác với nền
văn minh lúa nước của các dân tộc cư trú ở đồng bằng
Cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với những cánh rừng cổ thụ, họ yêu rừng như
ngư dân yêu biển, rừng cũng là cội nguồn của mẹ luôn che chở, giúp đỡ
Đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, cồng chiêng là vũ khí tinh thần
quan trọng trong các nghi lễ
Địa bàn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông, Lâm Đồng, chủ nhân của nét văn hóa độc đáo này là cư dân các dân tộc Tây
Nguyên : Bana, Xêđê, Munon, Cơho, Rơm, Êđê, Jarai,…
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống ở Tây Nguyên và là tiếng nói tâm linh, thể
hiện niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, lao động và đồng thời nó cũng là tâm hồn con
người, hoạt động hàng ngày của họ
Nói về nguồn gốc xuất xứ, cồng chiêng Tây Nguyên có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu đời Các
tác giả còn cho rằng: “phải chăng cồng chiêng có nguồn gốc từ đàn đá” và họ cho rằng:
“cồng chiêng là sự phát triển và biến thể của đàn đá, tuy chất liệu, kỹ thuật chế tác và
cách sử dụng có khác nhau” Một đặc điểm nổi bật chung của Dàn nhạc cồng chiêng là sự
kết hợp linh hoạt giữa âm bổng và âm trầm, tạo ra nhiều cách sắp xếp bè khác nhau Thêm
Trang 12vào đó là tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng lục lạc tạo nên những bản hòa âm phong phú
Giai điệu cồng chiêng hòa với tiết tấu nghe như giai điệu của rừng, suối, thác Lấp lánh
sắc màu của nắng, gió và đất Một tâm hồn giản dị, chân thành và hào hiệp của một người
dân tộc thiểu số
Quan niệm xưa của người Tây Nguyên cho rằng, ẩn chứa sâu bên trong những chiếc cồng,
chiếc chiêng là nơi những vị thần ngự trị với bao uy lực, uy quyền Tại lễ hội, hình ảnh
những vòng người dân nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng bên ché rượu cần trong tiếng
cồng chiêng vang vọng núi rừng tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn, hư ảo
Bằng cách đó, cồng chiêng đã góp phần tạo nên những bản anh hùng ca, chất thơ thấm
đẫm chất văn hóa lãng mạn và hùng vĩ của Tây Nguyên
Cồng chiêng xuất hiện trong sử thi Tây Nguyên để khẳng định sự trường tồn của loại nhạc
cụ này "Hãy đánh những tiếng chiêng to nhất, chiêng kêu to nhất Đánh nhè nhẹ cho gió
nó đưa xuống đất Đánh chiêng cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ, đánh cho tiếng chiêng
luồn qua sàn lan đi xa Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà vọng lên trời Đánh cho sóc
quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, dọa thỏ phải giật mình, bắt hươu đứng yên quên ăn
cỏ, để mọi người chỉ còn nghe tiếng chiêng Đam San…” Nghệ thuật cồng chiêng có từ
ngàn đời nay trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ nay đã phát triển đến đỉnh cao Cồng
chiêng Tây Nguyên rất đa dạng và phong phú
Chính vì giá trị này mà ở Tây Nguyên, nó được coi là biểu tượng của quyền lực và là vật
giao tiếp giữa con người với thần linh Nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Bùi Trọng Hiền
bắt đầu công tác tại Tây Nguyên từ năm 2004 Ông đã cùng nhóm chuyên gia soạn thảo
hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác phi vật thể truyền
khẩu của nhân loại Tây Nguyên Ông cho rằng : Cồng chiêng Tây Nguyên được coi là có
trình độ nghệ thuật cao nhất Đông Nam Á Ai lần đầu nghe cồng chiêng Tây Nguyên đều
bị mê hoặc bởi sự kỳ diệu của chúng Ngày 25/11/2005, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là “kiệt tác văn hóa phi vật thể và
truyền khẩu của nhân loại” Kết nối với không gian này là không gian văn hóa Tây
Nguyên kỳ vĩ, giàu tiềm năng, xứng đáng là viên ngọc quý, di sản văn hóa đại diện của
Việt Nam, châu Á và thế giới Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ
hai của Việt Nam được công nhận là Di sản thế giới, sau Nhã nhạc cung đình Huế
3
Trang 13Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, với sự tác động của nền kinh tế thị trường,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống kinh tế thì vốn văn hóa truyền thống này đang bị
tác động biến đổi không nhỏ Đã có thời gian, nạn mua bán cồng chiêng làm vơi đi rất
nhiều số lượng cồng chiêng trong các gia đình Số lượng cồng chiêng ở Tây Nguyên trong
thời gian gần đây đang giảm sút tới mức báo động Tiếng cồng chiêng ngày càng thưa thớt
trong đời sống cộng đồng Tây Nguyên do thế hệ trẻ ít mặn mà với cồng chiêng như
trước Nghệ nhân biết đánh chiêng trên địa bàn đã lớn tuổi nên số lượng ngày càng giảm;
không gian sinh hoạt văn hóa cồng chiêng bị thu hẹp, một số lễ hội truyền thống có nguy
cơ bị mai một, các hoạt động biểu diễn cồng chiêng, múa xoang ngày càng ít, chưa đáp
ứng được nhu cầu của người dân công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
cồng chiêng ở Đắk Lắk nói riêng và của Tây Nguyên nói chung phải chịu sự tác động rất
lớn từ nhiều yếu tố khác nhau: điều kiện môi trường tự nhiên và xã hội, quá trình giao lưu
hội nhập, phát triển kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến không gian trình diễn, diễn
xướng văn hóa cồng chiêng Chính sách, chế độ đãi ngộ, hỗ trợ cho các nghệ nhân nói
chung, nghệ nhân cồng chiêng nói riêng chưa thỏa đáng, nhằm động viên, khích lệ các
nghệ nhân dành hết tâm huyết trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Thực tế cho thấy,
số nghệ nhân biết thực hành di sản ngày càng giảm nhiều, chưa kịp trao truyền di sản cho
thế hệ kế nghiệp, đã mất đi do tuổi cao sức yếu Sự hạn chế trong ý thức trách nhiệm của
người dân về vấn đề bảo vệ, gìn giữ di sản văn hoá cồng chiêng thể hiện qua việc coi
cồng, chiêng là vật dụng trao đổi, mua bán, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
Do nghe theo sự xúi giục của kẻ xấu, nhiều buôn làng đã đi theo Tin lành Đề Ga Theo
Tin lành Đề Ga tức là phải từ bỏ nhiều thứ, bao gồm cả việc từ bỏ đánh cồng chiêng Theo
năm tháng, những tác động theo chiều hướng bất lợi này đã huỷ hoại dần môi trường,
không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, khiến cho Tây Nguyên ở trong tình trạng
“chảy máu cồng chiêng”
Kinh phí bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
đặt ra, có những nội dung đề ra nhưng chưa thực hiện được do hạn hẹp về nguồn kinh phí
Mặc dù là chủ nhân của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhưng hiện nay các
tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng vẫn chưa có một nghệ nhân nào
Trang 14biết đúc chiêng, chưa có một cơ sở đúc chiêng nào, số lượng bộ các cồng chiêng hiện có
của 5 tỉnh Tây Nguyên đều là do mua bán, trao đổi ở các địa phương khác…
Bởi vậy, đây có thể nói là một trách nhiệm to lớn mà UNESCO đã đề ra cho chúng ta, đó
chính là bảo tồn và phát huy giá trị của kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể
này Đây không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Văn hóa, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
mà còn là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam Để mọi người có thể hiểu hơn về
không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhằm đánh thức các giá trị văn hóa nghệ
thuật truyền thống của đất nước và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, cần được
nghiên cứu, cung cấp để nâng cao nhận thức và tự hào về di sản quý báu này, đặc biệt là
của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng và của toàn dân tộc Việt Nam
nói chung Cũng chính vì lí do đó mà em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp
nhằm bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” để nghiên cứu và thông qua
đó giúp em có được những hiểu biết sâu sắc hơn về bộ môn nghệ thuật đặc sắc và ấn
tượng của dân tộc
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, một số nhà nghiên cứu dưới chế độ Sài Gòn đã khảo
sát Tây Nguyên và đề cập đến cồng chiêng Tuy nhiên, các nghiên cứu về Tây Nguyên
của các học giả Pháp trước 1975 và dưới chế độ Sài Gòn chủ yếu ở lĩnh vực lịch sử và
dân tộc học, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc học Họ chỉ người bản
địa Tây Nguyên có thói quen chơi nhạc như một trò chơi tập thể với chiêng gù, chiêng
bằng…
Đặc biệt từ sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, các ngành văn hóa Tây Nguyên đã
rất chú trọng đầu tư cho việc nghiên cứu cồng chiêng Bên cạnh đó, các chương trình hợp
tác với các cơ quan lớn như Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật,
Bộ Văn hóa, các tổ chức quốc tế đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu văn học đến với văn
học Một nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc Tây Nguyên nói chung và cồng chiêng nói
riêng đã có kết quả Hơn nửa thế kỷ qua, nó đã nhận được nhiều công trình nghiên cứu có
giá trị về nhiều mặt, trong đó có Cồng chiêng Tây Nguyên được thế giới trao tặng vào
tháng 12-2005 Để có được danh hiệu này, cư dân Tây Nguyên đã kế thừa và trau dồi
nghệ thuật cồng chiêng từ bao đời nay Trong cùng một lớp nhà sưu tầm và nhà nghiên
5
Trang 15cứu, mỗi người đã góp một chút trí tuệ và góp phần khai phá giá trị văn hóa đặc sắc này
một kho tàng di sản văn hóa
Hơn nửa thế kỷ qua, có thể nói các thế hệ nhà nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề gốc rễ
của cồng chiêng Tây Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu Họ đã đưa ra những kết luận
và tuyên bố khoa học về các chủ đề sau: Nguồn gốc, lịch sử ra đời, phân loại, thiết kế,
kiểu âm, trường độ âm, hình thái âm, kỹ thuật tạo nhịp, các thủ pháp trong nghi lễ, vai trò
của cồng chiêng trong cộng đồng sinh sống và mối quan hệ của chúng với các loại nhạc
cụ khác Ngoài ra, việc ghi chép các suy diễn của các dân tộc trong các nghi lễ khác nhau
đã được tiến hành và kiểm tra rất công phu
Đối với các dân tộc Tây Nguyên, văn hóa cồng chiêng đã gắn liền với các nghi lễ liên
quan đến “vòng đời người” dựa trên quan niệm về sự sống, cái chết và “chu kỳ mùa
màng” Đó cũng là sự phát triển của một nền văn hóa được xây dựng trên một trong
những nền văn hóa sớm nhất của loài người, nền kinh tế lúa nước vùng cao Nó tượng
trưng cho của cải, tư tưởng, tình cảm, vui, buồn, thương, hờn, đoàn kết, thượng võ và
chiến thắng của các dân tộc Tây Nguyên
4 Mục đích nghiên cứu
Em chọn đề tài này để làm bài báo cáo với mục đích là: Ngày nay nước ta đang trong thời
kì phát triển xây dựng CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế để phù hợp sự phát triển
của đất nước hiện nay mà những phong tục tập quán,văn hóa,lễ hội của một số vùng, miền
đã bị biến tướng,mai một đi rất nhiều và không dữ được bản chất vốn có của ông cha ta để
lại, mà ở đây là văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.Tìm hiểu nghiên cứu về mảnh
đất,nguồn gốc,sự hình thành và phát triển,đặc tục nơi đây Đặc biệt là thực trạng của văn
hóa cồng chiêng để qua đó tìm biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên
Điều làm cho cồng chiêng Tây Nguyên khác với các loại hình di sản văn hoá phi vật thể
khác đó là sự kết hợp điêu luyện giữa không gian và nghệ thuật Vì thế, cần đặc biệt quan
tâm đến cả hai yếu tố trên trong việc bảo tồn di sản văn hoá này Tuy nhiên, những biến
đổi trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang là vấn đề trăn trở của các
nhà quản lý
Trang 16Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, những năm gần đây, do tác động của mặt
trái kinh tế thị trường, văn hóa, lối sống hiện đại, văn hóa lễ hội truyền thống, không gian
văn hóa cồng chiêng (nhà dài, hố nước, nương rẫy, nhà mồ,…) đang dần mất đi trong đời
sống cộng đồng bản địa
Chính vì vậy, âm nhạc cồng chiêng hiện chỉ có ở các lễ hội, điểm du lịch và các chương
trình văn hóa dân gian đã được dàn dựng sẵn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến không gian
văn hóa cồng chiêng”, ông Phạm Thâm Thành, Phó Tổng cục trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch cho biết
Bên cạnh đó, những thay đổi trong phương thức sản xuất dẫn đến đời sống, sinh hoạt của
người dân cũng có nhiều thay đổi, ảnh hưởng xấu đến việc bảo quản các loại nhạc cụ
Nhiều gia đình đã bán những chiếc cồng chiêng quý giá của mình để có tiền sản xuất và
vượt qua cuộc sống khó khăn
Một vấn đề nữa là công tác kiểm tra, quản lý các hoạt động văn hóa cồng chiêng vẫn chưa
thật chặt chẽ Việc tuyên truyền để người dân hiểu giá trị của văn hóa cồng chiêng và
cùng nhau gìn giữ, bảo vệ, phát huy nó trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng chưa được
quan tâm đúng mức trong thực tế đã dẫn đến tình trạng “chảy máu cồng chiêng” ở đây
“Cồng chiêng xưa, vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trong bối
cảnh hiện nay là điều cấp thiết
Theo các nhà khoa học, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc hiếm
nơi nào có được Để tránh nguy cơ mai một văn hóa cồng chiêng, các nơi cần quan tâm
tuyên truyền đồng bào thiểu số, nhất là giúp thế hệ trẻ nhận thức một cách sâu sắc về văn
hóa cồng chiêng, giúp đồng bào ý thức được công tác tìm hiểu về bảo vệ di sản văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên
Đồng thời tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống về cồng chiêng và văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên Tăng cường sưu tầm, ghi chép về các loại cồng chiêng, tăng cường
các hoạt động văn hóa, âm nhạc liên quan đến cồng chiêng Phát chương trình văn nghệ
cồng chiêng qua loa phát thanh của buôn làng và bảo tồn giá trị văn hóa này bằng các bảo
tàng, sách, phim, video,…
Xây dựng kế hoạch dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản và văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên Đặc biệt, cần chú trọng trong việc giáo dục các trường nghệ thuật,
7
Trang 17trường phổ thông về cồng chiêng và không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên Ðồng
thời cần có kế hoạch đào tạo dài hạn, cơ bản về đội ngũ cán bộ khoa học am hiểu về âm
nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên, chú trọng đào tạo cán bộ là người dân
tộc thiểu số để dễ dàng tiếp cận với cộng đồng các dân tộc thiểu số Mở lớp truyền dạy
kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng tại cộng đồng
Tiến hành xây dựng những phòng lưu giữ di sản văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, đồng
thời mở rộng các bảo tàng tại các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên : Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk
Đồng thời, cần khôi phục các lễ hội liên quan đến vòng đời con người, vòng đời cây trồng
nông nghiệp trong cộng đồng các dân tộc thiểu số để tạo môi trường sinh hoạt văn hóa
cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Đặc biệt, cần phải làm cho văn hoá cồng
chiêng sống và tồn tại cùng buôn làng, trong đời sống thường nhật, đời sống tinh thần, cụ
thể hơn là ở các nghi lễ truyền thống như các lễ cúng ở rừng, lễ mừng lúa mới, lễ đâm
trâu, lễ bỏ mả,…
Tăng cường các hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá cồng chiêng trong phạm
vị trong và ngoài nước cũng rất cần thiết để xây dựng các chương trình nghiên cứu, phục
hồi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
5 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo này chủ yếu là không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên mà trong đó gồm các yếu tố như: điều kiện địa lý,điều kiện tự nhiên,dân
cư,ngồn gốc xuất sứ,lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng,vai trò,thực trạng của
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để thấy được thực trạng hiện nay của loại nghệ hình
nghệ thuật đặc sắc này qua đó chúng ta sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát
triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để mọi người biết về nó nhiều hơn,có
trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn loại hình nghệ thuật này
6 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các yếu tố văn hóa,đặc trưng,giá trị ,đặc đặc
biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
- Về không gian nghiên cứu: địa điểm nghiên cứu là khu vực Tây Nguyên, bao gồm 5 tỉnh
KonTum, GiaLai, Đăk Lăk, Đăknông, Lâm Đồng
Trang 18- Về thời gian nghiên cứu: với đề tài “ thực trạng và giải pháp nhằm bảo tồn không gian
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” em đã nghiên cứu trong thời gian là 2 tuần
7 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, em đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt và
chủ yếu trong quá trình làm đề tài Để có nguồn thông tin đầy đủ về không gian văn hóa
công chiêng Tây Nguyên cùng các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu, em đã tiến
hành thu thập thông tin và các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: các bài viết nghiên
cứu của các giáo sư tiến sĩ, qua mạng internet, qua sách báo, qua hệ thống truyền thanh và
truyền hình Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn giúp ta có cái nhìn khái quát về vấn
đề Tiếp sau đó tiến hành nghiên cứu, xử lý, chọn lọc để có được những thông tin và tài
liệu cần thiết
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
9
Trang 19CHƯƠNG IKHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
1.1 Giới thiệu chung về Tây Nguyên
Tây Nguyên hay vùng cao nguyên Nam
Trung Bộ, là khu vực với địa hình cao
địa lý từ phía Bắc xuống Nam gồm: Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng Tây Nguyên là vùng ở miền Trung
Việt Nam và là vùng duy nhất không tiếp
giáp biển Tây Nguyên cùng với Bắc Trung
Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ cấu thành
miền Trung Việt Nam Cùng với đó là sự sinh
sống của cư dân các dân tộc Tây Nguyên,
như Ê đê, Ba na, Xơ đăng,Gia rai, M’nông,
nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào),
Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia)
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh với vị trí địa lý như sau:
Trang 20- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.
- Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi
- Phía Tây giáp các tỉnh Sekong Attapeu, của Lào và Ratanakiri của Campuchia
- Kon Tum cũng là tỉnh có diện tích lớn thứ 8 trong số 63 tỉnh thành Việt Nam
2 Tỉnh Gia Lai:
Là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Tây Nguyên, trên độ cao 600- 800m so với mặt nước biển và là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam
- Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum
- Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk
- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên
- Phía Tây giáp Campuchia với 90km đường biên giới quốc gia
3 Tỉnh Đăk Lăk:
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, trên cao nguyên Đăk Lăk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400-800m so với mực nước
biển
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp các tỉnh Phú Yên Khánh Hoà,
- Phía Nam giáp các tỉnh Lâm Đồng Đắk Nông,
- Phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia
4 Tỉnh Đăk Nông:
Tỉnh Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam Trung Bộ, đoạn cuối của dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, có độ cao trung bình 500m so với mực nước biển
- Phía Đông và phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
- Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Mondulkiri Vương quốc Campuchia,
- Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
5 Tỉnh Lâm Đồng:
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ
800-1000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km ; địa hình tương đối 2
phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ
11
Trang 21bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực
động vật, và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng
- Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Nam – Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
- Tỉnh Lâm Đồng gồm hai cao nguyên: Lâm Viên và Di Linh
- Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Địa hình
Tây Nguyên không phải là caonguyên duy nhất mà còn là vùng cao
nguyên gồm 9 cao nguyên liền kề Đó là
cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m,
cao nguyên Kon Plông, Kon Hà Nừng và
Pleiku cao khoảng 800m, cao nguyên
M'Drăk cao khoảng 500m, cao nguyên
Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, cao
nguyên Mơ Nông cao khoảng 800–
1000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng
1500m và cao nguyên Di Linh cao
khoảng 900–1000m Tất cả các cao
nguyên này đều được bao bọc về phía
Đông bằng những dãy núi và khối núi
cao chính là Trường Sơn Nam
Ở sườn phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây,
đón gió Tây nhưng ngăn gió Đông Nam thổi vào Địa hình chia cắt phức tạp, có tính phân
bậc rõ rệt, bao gồm:
Hình 1 1.1.1.2 Địa hình của Tây Nguyên
Trang 22+ Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, hình thành nên bề mặt của vùng Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với quy mô lớn.
nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông,
Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là
cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều, và rừng;
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600m so với mặt biển
(1,4 triệu ha, chiếm 2/3 diện tích đất đỏ của cả nước, có tầng phân hóa sâu, tơi xốp, giàu
chất dinh dưỡng) Phân bố tập trung thành những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc
thành lập các nông trường và vùng chuyên canh có quy mô lớn
Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, tuy ít phì nhiêu hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm
tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng
Với diện tích đất đỏ như thế nên Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như
cây cao su, cà phê, ca cao, dâu tằm, chè, hồ tiêu, điều và rừng Cây điều và cây cao su
cũng đang được phát triển tại đây Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây
Nguyên Tây Nguyên cũng là khu vực trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và cũng
là khu vực còn nhiều diện tích rừng phòng hộ với hệ động thực vật phong phú, trữ lượng
khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn ở Việt Nam, Tây
Nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn
Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các
thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực
Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá
nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới
20%)
13
Trang 23- Khí hậu
Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 C o
điều hòa quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 C Lượng mưa o
trung bình năm khoảng 1.900 mm - 2.000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa
Khí hậu cận xích đạo nhiều Mùa đông, xuân mưa ít Đặc biệt, dưới sự ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc ở Đông Trường Sơn mà mùa khô ở vùng Tây Nguyên vô cùng khó chịu và
gay gắt
Khí hậu Tây Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm
Do sự khác biệt về độ cao, khí hậu ở cao nguyên nên khi đạt độ cao khoảng 500m sẽ
tương đối mát mẻ và có mưa, ở vị trí cao hơn như cao nguyên với độ cao 1000m là thời
tiết Đà Lạt thì mát mẻ quanh năm, đặc trưng của vùng có khí hậu núi cao Trung Tây
Nguyên như thời tiết Đắk Lắk và thời tiết Đắk Nông thì có độ cao thấp hơn và nền nhiệt
độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam
Khí hậu cao nguyên thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp nhiệt
đới như cà phê, các cao nguyên có độ cao trên 1000 m thích hợp phát triển cây công
nghiệp cận nhiệt và ôn đới
+ Hệ thống sông Đồng Nai ở Đắk Nông và Lâm Đồng chảy ra biển ĐôngNgoài ra còn có sông Ê Xan , Xrê Pốc và nhiều thác ghềnh
- Rừng và khoáng sản
Tây Nguyên còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn
Trang 24Với diện tích lớn (độ che phủ 54,6%), hệ
động thực vật đa dạng, Tây Nguyên có điều
kiện rất tốt để phát triển nghề rừng và công
nghiệp rừng; đồng thời cũng là nơi giữ vai trò
cân bằng sinh thái, là nguồn sinh thủy của hệ
thống sông suối khu vực miền Trung và Đông
Nam bộ Những năm gần đây, để bảo tồn tài
nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ở
Tây Nguyên đã quy hoạch 14 khu bảo tồn và
vườn quốc gia cùng với hàng chục khu bảo
lượng rất lớn (dự báo khoảng 4,5 tỷ tấn) chiếm 91% trữ lượng bô-xít của cả nước, phân
bố chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng
1.1.2 Điều kiện dân cư của Tây Nguyên
Tây nguyên và vùng phụ cận là địa bàn sinh tụ của hơn 20 tộc người bản địa, thuộc
2 dòng ngôn ngữ chính: Môn-Khmer và Nam Đảo
Trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên có các tộc người: Bana, Xơ-đăng, Giẻ-triêng, Brâu,
Rơmăm, Mnông, Mạ, Cơ Ho thuộc nhóm Môn-Khmer, và các tộc người Giarai, Êđê,
Churu,Raglai thuộc nhóm Nam Đảo
Về phân bố dân cư, có các dân tộc thuộc 3 nhóm rõ rệt:
+ Các tộc thuộc nhóm Ba Na – Xơ-đăng (hay gọi là người Bana Bắc) phân bố ở Bắc tây nguyên, thuộc tỉnh Gia Lai và Kon Tum
+ Nhóm M'nông – Mạ ( thường gọi là Bana Nam) : gồm tộc ngươi Mnong, Xtiêng,
Mạ, Chơro cư trú ở Nam Tây Nguyên, thuộc tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh kế cận
15Hình 2 1.1.1.2 Khoáng sản ở Tây Nguyên
Trang 25+ Các tộc Nam Đảo ( Gia Rai, Êđê), cư trú chủ yếu ở trung tâm Tây Nguyên thuộc địa bàn tỉnh Đắc Lắc, Bắc ĐắcNông và Nam Gia Lai.
Một đặc trưng lớn nhất và cơ bản nhất là nếp sống nương rẫy, nếp sống chủ đạo và bao trùm lên toàn bộ tộc người trong vùng, nó quy định những sắc thái văn hóa lớn của
vùng Trường Sơn – Tây Nguyên Có thể nói toàn bộ đời sống vật chất cũng như đời sống
tinh thần của dân tộc tây nguyên từ tín ngưỡng lễ hội, phong tục tập quán đến nghi lễ, đời
sống tình cảm của con người gắn bó với nương rẫy, khiến người ta có thể nói văn hóa của
đồng bào là “văn hóa rừng”
1.2 Nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của cồng chiêng Tây nguyên
1.2.1 Nguồn gốc xuất xứ
Nhiều học giả trong và ngoài nước tin rằng, nửa đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 là giai
đoạn cực thịnh của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Trong các di chỉ của người cổ Tây
Nguyên đã tìm thấy bằng chứng xác thực về các lò đồng, lò sắt Tuy nhiên chưa có bằng
chứng nào khẳng định rằng người bản địa Tây Nguyên đúc ra các bộ chiêng cồng Trước
đó, có học giả người phương Tây đã đưa ra giả thuyết rằng chiêng cồng của đồng bào Tây
Nguyên có nguồn gốc từ những nước thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo Polinedi ở Ðông -
Nam Á Giả thuyết này dựa trên cơ sở một giả thuyết khác cho rằng, nhiều tộc người ở
Tây Nguyên có chung nguồn gốc với nhóm ngôn ngữ Malayo Polinedi đã vượt Biển
Ðông và mang theo chiêng cồng đến cao nguyên miền trung cư ngụ Nhưng cho đến bây
giờ, người ta tạm kết luận rằng chiêng cồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có
nguồn gốc từ khu vực người Kinh và từ Lào
Suốt lịch sử văn hóa của mình, người Tây Nguyên không chế tác mà mua cồng chiêng
từ người Kinh vùng Quảng Nam, rồi về "nắn" lại thanh âm theo cách của mình - đó là
những hoạt động "giao thương" theo lối hàng đổi hàng có từ hàng nghìn năm nay Một
thực tế củng cố thêm giả thiết này là đồng bào dân tộc Tây nguyên vẫn chưa tự chế tác
được nhạc cụ cồng chiêng mà là hàng hóa trao đổi, mua bán từ nơi khác về Tây Nguyên
Từ đó dẫn đến quan điểm nhất quán rằng cồng chiêng Tây Nguyên là cồng chiêng việt
Và còn một số giả thuyết khác lại cho rằng cồng chiêng không xuất phát từ Tây Nguyên:
GS Jose Maceda (Philippines) cách đây hơn 20 năm đã giả định “Cái nôi của cồng chiêng
rất có thể là Trường Sơn - Tây nguyên” Đông Sơn đã trở thành tên gọi cho cả nền văn
Trang 26hóa thời kỳ đồ đồng cách đây khoảng 3.500 năm trong khu vực Đông Nam Á Hiện người
Mường ở Thanh Hóa, Hòa Bình vẫn còn những dàn cồng chiêng đến 12 chiếc
Về cội nguồn, cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời Có nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá trước
khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá tre, rồi tới
thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng
nguồn gốc của cái cồng, cái chiêng có phải là ở bản địa hay là xuất phát từ nơi khác đến
Theo Giáo sư - nhạc sĩ Tô Vũ - một trong những chuyên gia ở Việt Nam có thâm niên cao
nhất về lĩnh vực này - đã cho rằng: cồng chiêng rất có thể có nguồn gốc Việt - Mường,
nhưng về sau trong quá trình dài Hán hóa đã bị mai một đi; chỉ còn lại nhánh “trốn lên
núi” (Mường) là lưu giữ được , căn cứ vào nhiều yếu tố, có thể khẳng định rằng chiêng
Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông Nam Á Ông đã nghiên cứu cồng chiêng từ
năm 1978, nhạc sĩ Tô vũ đã phát hiện ra nhiều điều thú vị
Có thể khẳng định rằng cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam
Á, bởi những yếu tố:
+ Về vết tích hiện vật: những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (có dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử hơn
4.000 năm Về lối đánh, người Tây Nguyên vẫn "mỗi người một cái", chưa kết thành dàn
do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái-lan, Malaysia, Lào, Campuchia (theo
nguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp; càng đơn giản càng gần ý nghĩa là "vật
tổ"); hình dáng cồng chiêng cũng chưa phát triển theo dạng trống (tức chiêng có đế,
vuông hoặc tròn)
+ Về mục đích: Từ thuở sơ khai cồng chiêng đã mang ý nghĩa to lớn, nó được đánhlên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với
siêu nhiên Bên cạnh đó, trong tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh
đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu hay
trong một buổi nghe khan đều phải có tiếng cồng Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng
chiêng nối liền, kết dính những thế hệ
Về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí ở thời bấy giờ diễn ra trong
hàng mấy trăm năm Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồng (mà những gì
17
Trang 27quý giá mới được khắc lên đó), cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất 2.000 năm Đồng
thời, dựa vào tài liệu khảo cổ về nguồn gốc tộc người và ngữ hệ ở Việt Nam, vốn từ họ
Nam Á và Nam Đảo (thậm chí gần đây còn có luận điểm rằng trống đồng Việt có nguồn
gốc từ Trường Sơn), có thể khẳng định rằng cộng đồng Việt, Tày, các tộc người Tây
Nguyên đã từng ở với nhau rất lâu đời, vì vậy sự "giao thoa" văn hóa cồng chiêng là hiển
nhiên
1.2.2 Đặc điểm
- Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng và gồm nhiều loại Căn cứ vào cách chế tạo và
vị trí của mỗi chiếc cồng trong giàn cồng chiêng mà người ta đặt tên và phân thành nhiều
loại chiêng khác nhau
- Cồng có thể có nguồn gốc từ khu Tây Vực (nay là Tân Cương) thuộc Trung Quốc vào
thế kỷ thứ 6, sau đó lan rộng đến các nước Đông Á rồi Đông Nam Á, và nó cũng có thể
được sử dụng trong phần nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng phương Tây
- Cồng chiêng là nhạc cụ Châu Á thuộc bộ gõ, được làm bằng hợp kim đồng thau, có
khí pha vàng bạc hoặc đồng đen, hình tròn như chiếc nón quai thao, ở giữa có hoặc không
Trang 28có núm Cồng là loại có núm, chiêng là loại không có núm.
Hình 1 1.2.2 Cồng (có núm phía trên) và Chiêng (không có núm phía dưới) theo
cách gọi phổ biến ngày nay
- Người xưa phân biê ¦t như vâ ¦y vì cồng có tuổi đời lâu hơn chiêng Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 cm đến 60 cm, loại cực đại từ 90 cm đến 120 cm Khi biểu
diễn, cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12, 13 chiếc
Mô ¦t số bô ¦ đă ¦c biê ¦t như của người Giarai có 18 tới 20 chiếc Thành phần cồng chiêng bao
giờ cũng có một chiêng dàm, một chiêng đủm, một đôi chiêng bong beng, ba hoặc bốn
chiếc chiêng khỗ và một chiếc chiêng chốt Trong đó, chiêng mẹ (hay còn gọi là chiêng
cái) là quan trọng nhất
- Cồng có ba loại Những chiếc cồng bị treo ít nhiều phẳng, các đĩa tròn bằng kim loại treo theo phương thẳng đứng bằng dây thừng đi qua những lỗ gần rìa đỉnh Chiêng
hoặc núm cồng có một đỉnh trung tâm và thường bị treo và chơi theo chiều ngang Chiếc
cồng có hình bát, úp trên đệm và thuộc về chuông hơn cồng chiêng
19
Trang 29- Cồng chiêng Tây Nguyên là loại hình âm nhạc rất phong phú và độc đáo, để biểu diễn cồng chiêng người Tây Nguyên phải gõ bằng dùi và đánh bằng tay Có dân tộc đã sử
dụng phương pháp ngăn âm của tay trái để cho ra âm điệu trên một chiếc chiêng Các dàn
cồng chiêng Tây Nguyên sử dụng thang bồi âm thiên nhiên làm nền tảng xác lập thang âm
riêng biệt của mình Trong đó mỗi biến chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3
âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản, song cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm bên cạnh âm cơ bản
bao giờ cũng vang kèm một vài nhạc phụ khác
- Cồng chiêng Tây nguyên là một vật thiêng, như mối dây dẫn gắn kết loài người với thần linh Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng
đều ẩn chứa một vị thần Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao Cồng
chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có
- Cách chỉnh Cồng và gõ Cồng rất đặc biệt, chính xác và tinh tế, dùi gõ bằng cách
gỗ cứng, gỗ mềm, gỗ có bọc da, tay mặt tạo ra thanh, độ cao, màu âm khác nhau tùy thuộc
vào vị trí gõ tay trái có thể tham gia biểu diễn bằng cách bóp cồng làm thay đổi màu âm
- Biến tấu của dàn cồng cũng linh hoạt và dựa trên chiều cao của cồng và công năng của từng chiếc cồng có liên quan đến tổ chức xã hội và triết lý sống của người dân
nơi ấy, có thể phân chia làm cồng mẹ, cồng cha, cồng con và cồng cháu phát lên âm thanh
trầm nứt làm nền cho bản nhạc
- Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng là nhạc cụ dùng riêng cho nam giới: Ê đê kpah, GiaiRai, BaNa, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… song cũng có một số ít tộc người thì cả
nam lẫn nữ đều có thể dùng: Mạ, Mnông…riêng một số ít tộc người như Êđê Binh thì chỉ
có nữ giới mới được chơi và các kiêng kỵ trong sử dụng cồng chiêng cũng khác biệt ở
mỗi tộc Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không
gian
- Khác với cồng chiêng của những nước cùng khu vực thì cồng chiêng Tây Nguyênkhông hề chuyên nghiệp hoá mà gắn với buôn làng, nó vẫn nguyên vẹn vẻ hoang sơ, mộc
mạc mà chắc bền, ngọt ngào và sâu sắc nơi rừng núi bạt ngàn, hoà quyện với những dòng
thác nước hình thành lên một không gian văn hoá đậm đà bản sắc Tây Nguyên độc đáo
mà không nơi nào có thể có được
Trang 30- Cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không
gian Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài
bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện từ
đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến Trong đó bảo lưu cả
những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai Ở đây, mọi giá
trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định cá tính vùng
miền của nghệ thuật Và, với sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần,
có thể khẳng định vị trí đặc biệt của cồng chiêng Tây Nguyên trong nền âm nhạc dân tộc
cổ truyền Việt Nam
1.2.3 Vai trò
Loại nhạc cụ gõ này nó có vai trò hết sức quan trọng và đa dạng trong đời sống ở các
phạm vi:
- Phạm vi quốc gia và cung đình: dùng chiêng trong các lễ hội có triều đình đứng ra tổ
chức, như ở Đền Hùng, Đền Gióng,…chiêng còn dùng để thau binh hoặc khi xử trảm một
tội tử hình
- Phạm vi thôn xã và làng buôn: cồng chiêng giữ vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt
cộng đồng Ở các dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên, cồng chiêng dùng trong các lễ hội
đâm trâu rừng chiến thắng, lễ cúng mừng nhà Rông mới, các lễ tạ ơn thần linh và trong lễ
sắc bùa mừng tết Đoan Ngọ của người Mường Vào mỗi dịp lễ hội, hình ảnh các dòng
người nhảy bên bếp lửa thiêng hay quanh các vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng âm
vang rừng núi đã làm lên Tây Nguyên một không gian thơ mộng và kỳ ảo Giữa những
giai điệu náo nức của lễ hội, vòng cây trồng: phát rẫy, trĩa lúa, diệt sâu bọ, ăn cốm, mừng
lúa mới…cùng các lễ tục và lễ hội khác giữa các cộng đồng với nhau, giữa thiên nhiên và
lịch sử: mừng nhà mới, đâm trâu gia đình, đâm trâu mừng nhà rông mới, đâm trâu mừng
Hình 1 1.2.3 Lễ hội cồng chiêng gắn liền với văn hóa đặc trưngcủa từng dân tộc, với những lễ hội độc đáo
Trang 31chiến thắng, sử bến nước, xua đuổi bệnh tật… Tiếng cồng chiêng vang vọng làm cho
người ta có thể hình dung hết được không gian sinh hoạt, không gian việc làm nương rẫy,
không gian lễ hội của người dân Tây Nguyên
- Trong sinh hoạt quan trọng của gia đình: như sinh đẻ, cưới sinh và tang ma đều sử
dụng cồng chiêng Cồng chiêng có mặt trong đời sống con người từ lúc sơ sinh, qua các
sinh hoạt trong đồng áng, trên sông ngòi, thời bình và trong chiến tranh Âm nhạc nơi đây
không đơn thuần là âm nhạc mà có vai trò như một nghi lễ quan trọng đối với cộng đồng
hoặc phục vụ cuộc sống mỗi người Từ thuở sơ khai, giai điệu cồng chiêng gắn với người
dân hết sức mật thiết, nó có mặt và theo sát cuộc đời của con người Khi những người con
mới ra đời, tiếng cồng chiêng cất lên đón chào thành viên mới Lọt lòng mẹ, tiếng cồng
chiêng đã khai thông, cho đứa bé nhận ra sự ra đời của nó qua lễ thổi tai Những đứa trẻ
cứ thế lớn dần theo nhịp âm vang của lễ hội vòng đời
Hình 2 1.2.3 Giai điệu cồng chiêng cất lên đón chào đứa trẻ mới lọt lòng qua lễ thổi tai
Trang 32- Cho tới khi từ giã trần gian về cõi vĩnh hằng yên nghỉ, tiếng cồng chiêng u hoài thương tiếc tiễn đưa vẫn còn lưu luyến níu kéo chân người ở lại Tiếng cồng chiêng biểu
hiện của tín ngưỡng là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên, và nó còn giống như là thứ để
kết nối những con người trong một cộng đồng lại với nhau.Đây là phương tiện khẳng định
cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên
- Trong tín ngưỡng dân gian và trong tôn giáo không thể không có sự hỗ trợ của loại nhạc khí này, dùng chiêng trong các tín ngưỡng dân gian, âm thanh của nó góp phần
tạo nên không gian linh thiêng của tín ngưỡng tôn giáo Với tín ngưỡng dân gian đa thần,
vạn vật hữu linh nên những bộ chiêng thiêng đều có Yàng (trời) trú ngụ (được gọi là
chiêng lễ), chỉ được đưa ra sử dụng trong phần lễ của những lễ hội lớn, long trọng Ở
phần hội hoặc sinh hoạt thường ngày, họ sử dụng các loại chiêng thường (còn gọi là
chiêng hội) Cồng chiêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh
thần và tâm linh của đồng bào các dân tô ¦c thiểu số Kon Tum Với con người, từ lễ thổi tai
của trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả; với cây lúa, từ lễ bói điềm, chọn đất đến thu hoạch, đóng cửa
kho; với cô ¦ng đồng, từ lễ tu sửa máng nước đến mừng Nhà Rông mới bất cứ lễ hô ¦i nào
cũng không thể vắng bóng cồng chiêng, ứng với mỗi hoàn cảnh ấy là mô ¦t bài chiêng khác
nhau, và ngay trong lễ hô ¦i, các bài chiêng cũng đánh theo tiết tấu, nhịp điê ¦u khác nhau,
tuỳ theo không khí chung của lễ hô ¦i
- Trong sinh hoạt và sinh hoạt văn nghệ dân gian: cồng chiêng trong múa hát của người Mường, trong xòe Thái,và tất cả các dân tộc sống dọc Trường Sơn - Tây Nguyên
23Hình 3 1.2.3 Tiếng cồng chiêng làm nên không khí, tinh thần, linh hồn của các lễ hội,
khiến người dân xích lại gần nhau
Trang 33- Trong lao động sản xuất: người ta dùng cồng chiêng trong săn bắn và khi thu hoạch mùa màng.
- Ngoài vai trò là phương tiê ¦n diễn tấu dân gian, cồng chiêng còn thể hiê ¦n quyền
uy, sự giàu sang của gia đình, dòng tô ¦c, bản làng, là vâ ¦t thiêng trong tín ngưỡng tâm linh
của đồng bào các dân tô ¦c thiểu số Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Kon Tum, từ
xưa cồng chiêng đã được coi là của cải, bởi bao giờ cồng chiêng cũng thể hiện giá trị ở
một số thứ tài sản quý, một loại của cải vật chất mà từ nó có thể phân biệt được sự giàu
nghèo, trước đây gia đình nào cũng mơ ước có được một bộ cồng chiêng Tuy nhiên, điều
quan trọng ở chỗ đấy là bộ chiêng gì Bởi vì có loại chiêng chỉ ngang giá một vài con trâu
(thời giá hiện nay khoảng vài ba triệu đồng) nhưng cũng có loại chiêng giá trị tới 30-40
con trâu một bộ Có nhiều chiêng quý là giàu có, là sức mạnh, được người khác kính
trọng Dòng họ nào, làng nào có nhiều cồng chiêng sẽ được các dòng họ khác, làng khác
Đến với núi rừng Tây Nguyên, có thể nói tạo hóa đã khéo tạo cho tây nguyên vẻ đẹp
tinh khiết nhất để con người thấm nhuần bản sắc thiên nhiên và những thứ quà vô giá
Chính tại vùng đất này nơi tiếng Cồng Chiêng vang vọng của một mảnh đất hồng hoang,
nguyên thủy Cồng Chiêng ở Tây Nguyên không chỉ là một loại nhạc cụ và nó đã trở
thành một không gian văn hóa Cồng Chiêng đối với người Tây Nguyên là tiếng nói tâm
linh, tâm hồn của con người Để đạt được thành tựu như ngày hôm nay, Cồng Chiêng Tây
Nguyên đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài
1.3.1 Sự phát triển về chất liệu
Cồng Chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ văn hóa và lịch sử rất lâu đời Trước khi có
văn hóa đồng người xưa đã tìm đến loại công cụ bằng đá: cồng đá, chiêng đá, tre và qua
sự cải tiến công cụ lao động, và sự tiến bộ vượt bậc trong tư duy của loài người thì đồ
đồng đã ra đời Như vậy, cho thấy sự phát triển không ngừng của con người trong việc sử
dụng chúng với những ý nghĩa khác nhau Nếu như ban đầu cồng chiêng có âm thanh sâu
Trang 34lắng, ngân vang, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió để âm thanh dễ dàng đi vào lòng
người nhưng khi được làm bằng đồng chúng sẽ phát ra âm thanh to hơn, vang xa hơn dễ
dàng hơn trong các cuộc đi săn trong rừng, từ đó mang lại cho họ những chiến lợi phẩm
ngày thêm dồi dào
Về màu sắc của cồng chiêng và sự khác nhau về âm thanh của chúng: càng về sau,
người dân tộc thiểu số càng chú ý hơn về yếu tố thẩm mĩ của cồng chiêng, đó là yếu tố
màu sắc Con người có thể tạo ra với nhiều màu sắc khác nhau Nếu đúc bằng đồng
nguyên chất, khi mới ra lò chúng có màu của đồng như máu đỏ, màu vàng hoặc đen Tuy
nhiên, trong quá trình đúc, người ta có thể pha chế với một số hợp kim khác để tạo nên
những màu sắc khác nhau Thường thì người ta cố tình chuyển đổi nó thành màu đen hoặc
xám để sử dụng, bởi trên thực tế giá trị của đồng đen là cao nhất trong các loại đồng, làm
như thế để thể hiện sự giàu có Trong quá trình đúc, với các công thức pha chế hợp kim
phụ trợ, người ta có thể tạo ra những chiếc cồng chiêng với những âm thanh theo ý muốn
Và điều đó đã tạo nên giá trị quý giá và nét độc đáo riêng cho các cư dân, buôn làng sử
dụng Cồng Chiêng
1.3.2 Sự phát triển về văn hóa - xã hội
Mục đích sử dụng Cồng Chiêng đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số ngày càng đa
dạng Từ việc dùng nó làm phương tiện để săn thú, cho đến việc dùng nó làm tiếng nói để
kết nối với thế giới thần linh, hay sử dụng trong những hoạt động thường ngày cho thấy
sự thay đổi trong nhận thức của cộng đồng Tây Nguyên
25Hình 1 1.3.2 Hình ảnh cồng chiêng kết nối mọi người với nhau
Trang 35Nó là phương tiện kết nối họ trong công cuộc sinh tồn đồng thời cũng là sự tôn kính
của họ với các đấng thần linh hay là ý niệm tôn trọng thiên nhiên của họ Ta có thể thấy
cồng chiêng xuất hiện qua các lễ hội của người dân Tây Nguyên như là lễ hội đâm trâu
vào khoảng tháng 2 – 3 âm lịch hằng năm Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan
trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc ở Tây Nguyên như lễ hội đâm
trâu của người Ê đê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na…vì nó thể hiện lòng tôn kính của
người dân với Giàng (trời), thầm cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội
thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, các nghi lễ đâm trâu được tổ
chức rất trang trọng, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc
thiểu số ở vùng cao
Trong đó cồng chiêng mang tính liên kết rất to lớn, ngoài việc liên kết cộng đồng thì
những mối tơ duyên đôi lứa cũng được se kết từ đây
Ngoài ra, trong các đám cúng gia đình hay của làng bản, trước khi cúng tế, người ta
thường phải xin dùng cồng chiêng trong buổi lễ, qua đó cho thấy sự nhớ ơn và ý thức tôn
trọng ông bà tổ tiên, thế hệ đi trước Đặc biệt, cồng chiêng không chỉ song hành cùng con
người Tây Nguyên từ khi sinh ra cho đến khi mất đi
Hình 2 1.3.2 Lễ hội đâm trâu của người dân Tây Nguyên
Trang 36Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người Đối với người Ê Đê có lễ hội đâm trâu thì người Giarai
có lễ thổi tai Khi đứa trẻ mới sinh ra trong buổi “lễ thổi tai” chúng sẽ được nghe tiếng
chuông đầu tiên để biểu trưng rằng nó đã thuộc vào bộ tộc của họ Những đứa trẻ luôn
được bao quanh bởi nhiều vị thần Muốn chúng được mạnh khỏe, đồng bào phải thực hiện
các nghi lễ cầu xin các vị thần phù hộ từ khi đứa bé mới sinh ra đến tuổi trưởng thành
Nếu sinh con trai ta đánh bài đâm trâu, nếu đẻ con gái ta đánh bài mừng lúa mới để tiếng
chiêng cất lên công nhận một sinh linh mới đến với thế giới này
Không chỉ dừng lại ở đó, khi đám cưới hoặc sinh hoạt trong mọi lễ thức đều có tiếng chiêng tham gia vào, kể cả khi con người về với tổ tiên cồng chiêng sẽ tiễn đưa con
người vào cõi vĩnh hằng Tiếng cồng chiêng đi theo suốt vòng nghi lễ của đời người Tây
Nguyên, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người Tây Nguyên
Trong nền âm nhạc Việt Nam, nghệ thuật đánh cồng chiêng đã góp phần tạo nên sự phong
phú về hình thức chơi nhạc cụ cũng như phong phú thêm về các loại nhạc cụ Sự phong
phú và đa dạng về lối chơi chiêng của người Tây Nguyên tạo thêm sự độc đáo và đa dạng
27Hình 3 1.3.2 Bà con Ba Na và du khách nhảy múa trong tiếng cồng chiêngquanh cây nêu, chúc mừng nghi thức thổi tai thành công