1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm Phân Tích Tác Động Của Khủng Hoảng Tài Chính 2008-2009 Và Suy Thoái Kinh Tế Đ Ến Sự Phát Triển Của Thị Trường Bảo Hiểm.pdf

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tác động của khủng hoảng tài chính 2008-2009 và suy thoái kinh tế đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm
Tác giả Lê Thụy Hoàng Kim, Huỳnh Nhất Vinh, Lê Hoàng Nhất, Đỗ Hoàng Duy Bảo
Người hướng dẫn Phạm Thị Oanh
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đến thị trường bảo hiểm có ý nghĩa quan trọng để hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội của thị trường này tron

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

***********

BÀI TẬP NHÓM

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008-2009 VÀ SUY THOÁI KINH

TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG

BẢO HIỂM

Họ và tên: Nhóm 2

Lớp: CQ.07

Học phần: Bảo hiểm

GVGD: Phạm Thị Oanh

Bình Dương, tháng 01/2024

Trang 2

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 2

1 Lê Thụy Hoàng Kim 2123402010955 Làm PPT 100%

2 Huỳnh Nhất Vinh 2123402011205 Thuyết trình 100%

3 Lê Hoàng Nhất 2123402011037 Làm nội dung 100%

4 Đỗ Hoàng Duy Bảo 2123402010857 Làm nội dung 100%

NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 3

5 Ý nghĩa của đề tài: 3

6 Kết cấu của đề tài: 3

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 – 2009 4

1.1 Cơ sở lý thuyết: 4

1.2 Nguyên nhân: 4

1.3 Diễn biến: 7

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG 2008 – 2009 LÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM 9

2.1 Ảnh hưởng đối với thế giới 9

2.2 Ảnh hưởng đối với Việt Nam 10

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP 13

3.1 Đối với thế giới: 13

3.2 Đối với Việt Nam: 13

3.3 Giải pháp khắc phục: 14

PHẦN KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Khủng hoảng tài chính 2008-2009 là một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ thị trường bất động sản của Hoa Kỳ Cuộc khủng hoảng này đã gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, bao gồm suy thoái kinh tế, thất nghiệp tăng cao, và giảm giá trị tài sản

Thị trường bảo hiểm là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế Khủng hoảng đã dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu bảo hiểm, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm liên quan đến tài sản và tín dụng Ngoài ra, cuộc khủng hoảng cũng khiến các công ty bảo hiểm phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm tăng chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận, và rủi ro thanh khoản Việc nghiên cứu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đến thị trường bảo hiểm có ý nghĩa quan trọng để hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội của thị trường này trong tương lai Nghiên cứu này cũng có thể giúp các công ty bảo hiểm đưa ra các chiến lược phù hợp để ứng phó với các cú sốc tài chính trong tương lai

Chính vì những tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng lên nền kinh tế toàn cầu thì đây là lý do mà nhóm thực hiện tài:

Tính mới mẻ và tính cấp thiết: Đây là một vấn đề mới nổi, chưa được nghiên

cứu nhiều ở Việt Nam Nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin mới và hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, và các doanh nghiệp bảo hiểm

Tính thực tiễn: Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp các doanh

nghiệp bảo hiểm hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội của thị trường bảo hiểm trong tương lai, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp để ứng phó

Tính khả thi: Nghiên cứu này có thể được thực hiện thông qua phương pháp

thu thập dữ liệu thứ cấp và phân tích dữ liệu

Với những lý do trên, nhóm tin rằng đề tài "Phân tích tác động của khủng hoảng tài chính 2008-2009 và suy thoái kinh tế đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm" là một đề tài nghiên cứu có giá trị và cần thiết cho xã hội

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Những mục tiêu mà nhóm đặt ra gồm:

Xác định các tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đến thị trường bảo hiểm, bao gồm tác động đến nhu cầu bảo hiểm, hoạt động của các công ty bảo hiểm, và hệ thống bảo hiểm

Phân tích nguyên nhân và cơ chế tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đến thị trường bảo hiểm trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng

Đề xuất các giải pháp để ứng phó với những tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đến thị trường bảo hiểm và những bài học kinh nghiệm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của khủng hoảng tài chính

2008-2009 và suy thoái kinh tế đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Trong đó, bao gồm các nội dung sau:

Khủng hoảng tài chính 2008-2009 và suy thoái kinh tế đã tác động như thế nào đến nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các yếu tố như tăng trưởng GDP, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái,

Khủng hoảng tài chính 2008-2009 và suy thoái kinh tế đã tác động như thế nào đến thị trường bảo hiểm, đặc biệt là các chỉ tiêu như doanh thu phí bảo hiểm, thị phần,

số lượng doanh nghiệp bảo hiểm,

Khủng hoảng tài chính 2008-2009 và suy thoái kinh tế đã tác động như thế nào đến các sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ,

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu : Gồm thị trường bảo hiểm trong nước và thị trường bảo hiểm quốc tế Trong đó, tập trung nghiên cứu thị trường bảo hiểm Việt Nam

Về không gian: Đề tài nghiên cứu tác động của khủng hoảng tài chính

2008-2009 và suy thoái kinh tế đến thị trường bảo hiểm trên phạm vi toàn thế giới và Việt Nam

Trang 6

Về thời gian: đề tài nghiên cứu tác động của khủng hoảng tài chính 2008-2009

và suy thoái kinh tế đến thị trường bảo hiểm trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu từ các nguồn thông tin như báo chí, tạp chí, sách, tài liệu nghiên cứu, và báo cáo của các tổ chức quốc tế Phương pháp phân tích dữ liệu: phân tích dữ liệu thứ cấp thu thập được để xác định tác động của khủng hoảng tài chính 2008-2009 và suy thoái kinh tế đến thị trường bảo hiểm Dữ liệu được thu thập sẽ được phân tích bằng các phương pháp thống kê và phân tích định tính

Phương pháp so sánh: so sánh tác động của khủng hoảng tài chính 2008-2009

và suy thoái kinh tế đến thị trường bảo hiểm giữa các quốc gia khác nhau

5 Ý nghĩa của đề tài:

Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, và các doanh nghiệp bảo hiểm Nghiên cứu này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội của thị trường bảo hiểm trong tương lai Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để xây dựng các chính sách phù hợp để hỗ trợ thị trường bảo hiểm Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để đưa ra các chiến lược phù hợp để ứng phó với các cú sốc tài chính trong tương lai

6 Kết cấu của đề tài:

Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Khủng hoảng tài chính 2008 – 2009:

Chương 2: Ảnh hưởng của khủng hoảng 2008 – 2009 lên thị trường bảo hiểm: Chương 3: Bài học kinh nghiệm và giải pháp:

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 – 2009

1.1 Cơ sở lý thuyết:

Những cơ sở pháp lý của khủng hoảng tài chính gồm:

Lạm phát: Lạm phát cao có thể dẫn đến suy giảm giá trị của tài sản, khiến các

nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn và rút khỏi thị trường tài chính Điều này có thể dẫn đến giảm cung vốn và giá tài sản giảm

Rủi ro hệ thống: Rủi ro hệ thống xảy ra khi sự thất bại của một tổ chức tài

chính có thể dẫn đến sự thất bại của các tổ chức tài chính khác Điều này có thể xảy ra

do các tổ chức tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hoặc do các tổ chức tài chính sử dụng các sản phẩm tài chính phức tạp có liên kết với nhau

Thiếu kiểm soát: Thiếu kiểm soát xảy ra khi các quy định đối với thị trường

tài chính không đủ chặt chẽ Điều này có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động đầu cơ rủi ro, hoặc các tổ chức tài chính cho vay quá nhiều tiền cho các khách hàng có khả năng trả nợ kém Khi các khoản vay này không thể được trả lại, các tổ chức tài chính có thể bị phá sản và dẫn đến khủng hoảng tài chính

Các loại khủng hoảng tài chính gồm:

Khủng hoảng ngân hàng: Khủng hoảng ngân hàng xảy ra khi các ngân hàng

bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán

Khủng hoảng thị trường chứng khoán: Khủng hoảng thị trường chứng

khoán xảy ra khi giá cổ phiếu giảm mạnh

Khủng hoảng thị trường bất động sản: Khủng hoảng thị trường bất động sản

xảy ra khi giá bất động sản giảm mạnh

Khủng hoảng thị trường bảo hiểm: Khủng hoảng thị trường bảo hiểm xảy ra

khi tất cả các nhu cầu về bảo hiểm đều giảm mạnh

1.2 Nguyên nhân:

Khủng hoảng tài chính 2008-2009 là một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Hoa Kỳ và lan rộng sang các nền kinh tế khác trên thế giới Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất kể từ Đại suy thoái năm 1929 Cuộc khủng hoảng này

đã gây ra những tác động tiêu cực sâu sắc đến nền kinh tế thế giới, dẫn đến suy thoái

Trang 8

kinh tế, thất nghiệp, và tăng trưởng kinh tế chậm lại Nguyên nhân chủ yếu xuất phát

từ việc bong bóng giá nhà được hình thành từ năm 2006 vỡ tung, tạo nên những đống

nợ xấu khổng lồ, đánh sập hoạt động của các nhà băng vốn đang ôm nhiều khoản vay

chấp

Hình 1 Lãi suất của Mỹ giai đoạn 1980 – 2020

(Nguồn: VnExpress) Trong bối cảnh chung của các nước trên thế giới thực hiện các chính sách tự

do hoá kinh tế, Chính phủ Mỹ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ trong một thời gian dài Để phục hồi nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng của các công ty công nghệ thông tin năm 2000 và sự kiện khủng bố Trung tâm thương mại quốc tế WTC vào ngày 11/9/2001 cùng với dòng chảy vốn mua trái phiếu chính phủ Mỹ từ các nước phát triển ở Châu Á và OPEC, FED đã điều chỉnh hạ liên tục lãi suất cơ bản từ 6,5% xuống mức thấp kỷ lục là 1% vào năm 2003 Chính sách nới lỏng tiền tệ (chính sách đồng USD rẻ) để kích thích người dân vay tiền mua nhà và các tổ chức tín dụng lại sẵn sàng cho vay, đầu tư mạo hiểm

Trang 9

Bên cạnh những điều chỉnh lãi suất thì còn do sự bất cân đối cung, cầu về vốn dẫn đến việc thừa các nguồn vốn mà thị trường đã sử dụng không hiệu quả Ngoài ra

cho những người nghèo, thu nhập nhập thấp hoặc có lịch sử tín dụng không tốt vay các khoản dưới tiêu chuẩn Và khi vào giữa năm 2006, ngân hàng sự trữ Liên bang

Mỹ đã tăng lãi suất để đề phòng lạm phát, đồng thời cũng làm cho lãi suất các khoản vay cũng tăng lên Những người đi vay mất đi khả năng trả nợ, ngân hàng cũng không thể thanh khoản đã dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống tài chính

Hình 2: Hình minh họa bong bóng bất động sản

(Nguồn: Homeup) Bong bóng bất động sản ở Hoa Kỳ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng Giá nhà ở ở Hoa Kỳ đã tăng cao trong những năm trước cuộc khủng hoảng do lãi suất thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng Tuy nhiên, khi lãi suất bắt đầu tăng lên, giá bất động sản bắt đầu giảm Điều này đã khiến nhiều người mua nhà không thể trả được các khoản vay thế chấp của họ

Ngoài ra, các tổ chức tài chính đã tạo ra các sản phẩm tài chính phức tạp, được gọi là tài sản có thế chấp được đảm bảo bằng nợ (MBS), dựa trên các khoản vay thế chấp Các sản phẩm tài chính này đã được bán cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới Tuy nhiên, khi giá nhà ở bắt đầu giảm, các khoản vay thế chấp bắt đầu vỡ nợ, dẫn đến

sự sụp đổ của thị trường MBS

Trang 10

Sự sụp đổ của thị trường bất động sản và thị trường MBS đã dẫn đến sự thất bại của một số ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ Sự thất bại của các ngân hàng này đã lan rộng

sang các nền kinh tế khác trên thế giới, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Hình 3: Tóm tắt nguyên nhân cuộc khủng hoảng

1.3 Diễn biến:

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ như một vết dầu loang khắp thế giới, quy mô của nó đến nay đã không chỉ dừng lại ở biên giới một quốc gia và phủ bóng đen lên nền kinh tế thế giới vốn đã trì trệ những năm gần đây Đối tượng chịu tác động chủ yếu nhất là hệ thống ngân hàng

Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ

1.3.1 Diễn biến chính của cuộc khủng hoảng có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn 1 (2007-2008):

Giá nhà ở ở Hoa Kỳ bắt đầu giảm

Nhiều người mua nhà không thể trả được các khoản vay thế chấp của họ

Các ngân hàng bắt đầu gặp khó khăn khi các khoản vay thế chấp vỡ nợ

Giai đoạn 2 (2008-2009):

Một số ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ bắt đầu thất bại

Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng Cuộc khủng hoảng bắt đầu lan rộng sang các nền kinh tế khác trên thế giới

Giai đoạn 3 (2009-2010):

Cuộc khủng hoảng tiếp tục gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới

Trang 11

Các chính phủ trên thế giới tiếp tục thực hiện các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng

Giai đoạn 4 (2010-nay):

Cuộc khủng hoảng bắt đầu giảm bớt tác động

Nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi

1.3.2 Các sự kiện quan trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009: Tại Mỹ:

Tháng 7 năm 2007: Ngân hàng Bear Stearns của Hoa Kỳ bị mua lại bởi JPMorgan Chase với giá chỉ 236 triệu USD, một mức giá thấp chưa từng có Tháng 9 năm 2008: Ngân hàng Lehman Brothers của Hoa Kỳ tuyên bố phá sản, đây là vụ phá sản của một ngân hàng đầu tư lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

Tháng 10 năm 2008: Chính phủ Hoa Kỳ cứu trợ Ngân hàng AIG với khoản tiền

85 tỷ USD

Tháng 11 năm 2008: Chính phủ Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Cứu trợ Tiêu dùng

và Tái kích cầu (TARP), cung cấp 700 tỷ USD để cứu trợ các tổ chức tài chính

Trên thế giới:

Năm 2008, Fortis của Bỉ bắt đầu bị bán dần, chỉ c.n lại các bộ phận kinh doanh dịch vụ bảo hiểm Dexia chịu khoản lỗ 3,3 tỷ euro và phải xin Chính phủ Bỉ cho vay

để củng cố

Tại Hà Lan, để đảm bảo hệ số an toàn vốn, ING Group đã phải xin Chính phủ

Hà Lan cho vay

Tại Đức, ngày từ đầu năm 2008, người ta phát hiện ra rằng BayernLB đã chịu những khoản lỗ lớn do tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ Ngày 9-10/8/2007, ngân hàng BNP của Pháp đóng 3 quỹ đầu tư trị giá khoảng 2,2 tỷ USD tại Mỹ khiến thị trường chứng khoán thế giới sự sụt giảm mạnh

Tập đoàn ngân hàng hàng đầu Thuỵ Sỹ UBS đã thông báo kết quả lỗ lớn lên đến khoảng 510-680 triệu USD, đã kéo theo sự ra đi của giám đốc ngân hàng đầu tư

và giám đốc tài chính

Tại châu Á cũng không tránh khỏi cơn bão khủng hoảng khi chỉ riêng ba tập đoàn tài chính hàng đầu của Nhật là Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho

Trang 12

Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group đã thua lỗ hàng tỷ USD từ các thương vụ đầu tư các tài sản nợ dưới chuẩn của Mỹ

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG 2008 – 2009 LÊN THỊ

TRƯỜNG BẢO HIỂM 2.1 Ảnh hưởng đối với thế giới

2.1.1 Tác động ngắn hạn:

Trong ngắn hạn, khủng hoảng đã làm giảm đáng kể hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm Điều này là do:

Tăng trưởng kinh tế chậm lại: Khủng hoảng đã dẫn đến suy thoái kinh tế

toàn cầu, khiến thu nhập của người dân và doanh nghiệp giảm sút Điều này làm giảm nhu cầu mua bảo hiểm của các cá nhân và doanh nghiệp

Tăng rủi ro: Khủng hoảng cũng làm tăng rủi ro kinh tế, khiến các công ty bảo

hiểm phải tăng phí bảo hiểm để bù đắp cho rủi ro Điều này khiến chi phí bảo hiểm tăng lên, làm giảm khả năng tiếp cận bảo hiểm của người dân và doanh nghiệp

Suy thoái thị trường tài chính: Khủng hoảng cũng đã làm suy thoái thị trường

tài chính, khiến các công ty bảo hiểm bị mất giá trị tài sản và gặp khó khăn trong việc huy động vốn Điều này làm giảm khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm, khiến họ phải thắt chặt hoạt động kinh doanh

Những sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất gồm:

Thị trường bảo hiểm nhân thọ: Thị trường bảo hiểm nhân thọ đã bị ảnh

hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính Điều này là do nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái Ngoài ra, các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng phải đối mặt với rủi ro cao hơn khi giá trị của các khoản đầu tư giảm xuống

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng bị

ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, nhưng mức độ nghiêm trọng thấp hơn so với thị trường bảo hiểm nhân thọ Điều này là do nhu cầu về bảo hiểm phi nhân thọ, chẳng hạn như bảo hiểm tài sản và trách nhiệm, vẫn còn tương đối ổn định trong thời kỳ suy thoái kinh tế

Ngày đăng: 06/05/2024, 18:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w