1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Học Để Biết, Học Để Làm, Học Để Tự Khẳng Định Bản Thân, Học Để Cùng Chung Sống.pdf

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định bản thân, học để cùng chung sống
Tác giả Cao Quỳnh Anh, Đỗ Thị Minh Hằng, Phạm Thị Thanh Mai, Đặng Thị Trang Huyền, Hà Huy Phi Hùng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Tư Duy Biện Luận Ứng Dụng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 847,62 KB

Nội dung

Trong quá trình làm bài, do hiểu biết của chúng em về đề tài: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình học để cùng chung sống còn nhiều hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA SƯ PHẠM -

-TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TƯ DUY BIỆN LUẬN ỨNG DỤNG (2,0)

Tên đề tài: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định bản thân, học để cùng chung sống.

Mã học phần: KTCH005 Học kỳ: 1 , Năm học 2023 - 2024

Giảng viên giảng dạy : TS NGUYỄN THỊ THU HIỀN THÀNH VIÊN NHÓM:

1 CAO QUỲNH ANH MSSV: 2224601010118

2 ĐỖ THỊ MINH HẰNG MSSV: 2224601010051

3 PHẠM THỊ THANH MAI MSSV: 2224601010124

4 ĐẶNG THỊ TRANG HUYỀN MSSV: 2224601010155

5 HÀ HUY PHI HÙNG MSSV: 2224601010137

Bình Dương, ngày 18 tháng 11 năm 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu tìm hiểu tri thức nhân loại ngày càng được mở rộng Kiến thức ngày càng rộng lớn, con người không thể chỉ biết một mà phải biết mười, không chỉ nắm tình hình trong nước mà

cả Thế Giới

Ngày nay, truyền thông được mở rộng, con người có thể ngồi một chỗ mà vẫn biết được nhiều thông tin trên Thế Giới nhưng không biết sử dụng thông tin thì cũng như không biết chữ Việc học là giúp ta chọn lọc thông tin, phân tích và sử dụng thông tin một cách chính xác Nói đến tiêu chí đánh giá dân trí của một quốc gia thì chưa có tiêu chí nào là chính xác tuyệt đối Ngày xưa chỉ cần biết đọc, biết viết Còn bây giờ, như vậy là chưa đủ Phải biết chọn lọc, vận dụng, thông tin vào cuộc sống, trao đổi với mọi người, phát triển ngôn ngữ của mình Các dân tộc sống chung với nhau trên cùng lãnh thổ cần phải biết phong tục, tập quán, ngôn ngữ của nhau… Do đó, học là để biết, học là để làm, học là để tự khẳng định bản thân, học

là để cùng chung sống Nếu không học thì tầm nhìn chúng ta bị thiển cận và dễ mắc sai lầm Như Bác Hồ đã dạy: “Đi đường mà biết rõ đường, thì đi thoải mái và thấy như đường dài ngắn lại”

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến khoa Sư Phạm trường đại học Thủ Dầu Một đã đưa môn học Tư duy biện luận vào giảng dạy Đây là một môn học rất hay, cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích, tạo cơ hội cho chúng em được học tập, nghiên cứu và tích lũy kiến thức để thực hiện bài tiểu luận này Trong quá trình học môn học này, chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của giảng viên Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thu Hiền – người đã tận tình chỉ dẫn và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này

Trong quá trình làm bài, do hiểu biết của chúng em về đề tài: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình học để cùng chung sống còn nhiều hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót Mong thầy, cô xem và góp ý thêm cho

em để bài làm ngày càng hoàn thiện

Trang 4

NỘI DUNG

I Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kì hội nhập – thời kì mà cả nhân loại hướng tới nói chung và thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam nói riêng thì việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội đang là một yêu cầu khách quan và bức thiết ở nước ta hiện nay Đại đội lần thứ VI (1986) của Đảng đã xác định: Cái thiếu lớn nhất của đất nước ta khi chuyển sang thời kì đổi mới là sự thiếu thốn về tri thức kinh tế thị trường, đội ngũ của các nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia công nghệ và công nhân lành nghề Từ đó Đảng đã đưa ra quyết định đúng đắn: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Với mục đích đó, công tác giáo dục hiện nay bên cạnh việc trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật tiên tiến… còn cần trang bị cho họ những tri thức về chính con người Học tập là một quá trình nhận thức đặc biệt trong đó sinh viên đóng vai trò chủ thể của hoạt động này Chúng ta học để đạt được mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp, để hiểu rõ thế giới xung quanh, để phát triển bản thân, khẳng định bản thân với mọi người xung quanh

Từ những lí do trên, chúng em quyết định chọn nghiên cứu “Học để làm, học để biết, học để tự khẳng định bản thân, học để cùng chung sống” làm đề tài cho bài luận của mình

Trang 5

II Phần nội dung

2 Khái niệm về học

2.1 Học là gì?

Học là quá trình cảm nhận, thu nhập thông tin và xử lý kiến thức để nâng cao hiểu biết, kỹ năng và khả năng làm việc Đây là một hoạt động không ngừng, diễn ra từ khi chúng ta còn nhỏ đến suốt đời, mang lại sự phát triển cá nhân và cộng đồng Học tập là không ngừng trau dồi, bổ sung những cái mới, kiến thức, kinh nghiệm, những giá trị, nhận thức hay những sở thích và liên quan đến việc tổng hợp những thông tin khác nhau

Học tập và rèn luyện để có sự hiểu biết cũng như trang bị các kỹ năng, làm theo các tấm gương tốt, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Bên cạnh đó, học còn là sự thay đổi lâu dài về các hành vi, là kết quả của trải nghiệm trong một thời gian dài Học là quá trình nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng các vấn đề, lĩnh vực mà mình muốn biết, giúp chúng

ta có thể trao đổi kiến thức, tăng sự sáng tạo, trí tuệ và vận dụng được điều đó vào cuộc sống xã hội Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình thu nhận những hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới Khả năng học hỏi được sở hữu bởi con người, động vật và một số máy móc, ngoài ra còn có bằng chứng cho một số loại học tập ở một số loài thực vật

2.2 Tầm quan trọng của việc học

Việc học là rất quan trọng trong cuộc sống của con người và có ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt khác nhau của cuộc sống Nó không chỉ giúp con người phát triển kiến thức và

kỹ năng mà còn mở rộng tầm nhìn, tạo cơ hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp cho xã hội

Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, giáo dục dạy chúng ta cách phát triển tư duy phản biện, logic và đưa ra quyết định độc lập

Có cuộc sống hạnh phúc, nâng tầm giá trị của bản thân vì việc học khẳng định bản thân với mọi người xung quanh, tri thức là điều khác biệt với mọi người xung quanh

Có một luận cứ mệnh đề liên quan đến tầm quan trọng của việc học của Chủ tịch

Hồ Chí Minh: “Hiền dữ đầu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”

Trang 6

Ta có bảng chân lý sau:

P: Hiền dữ đầu phải do tính sẵn

Q: Phần nhiều do giáo dục mà nên

P Q P&Q

Bảng chân lý trên chỉ đúng khi cả và đề đúng.P Q

2.3 Ảnh hưởng của việc lười học

Đầu tiên sẽ tạo ra cho ta lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng Thứ hai ảnh hưởng đến

sự phát triển toàn diện của bản thân, gặp khó khăn trong hoạt động thường ngày, tư duy giải quyết vấn đề, lười học có nguy cơ bản thân vi phạm đến nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội hiện nay và gây ảnh hưởng lớn đến xã hội

Có một câu nói liên quan đến việc lười học “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu

hổ khi không học”

Ta có bảng chân lý sau:

P: Đừng xấu hổ khi không biết

Q: Chỉ xấu hổ khi không học

P Q P&Q

Bảng chân lý trên chỉ đúng khi cả và đề đúng.P Q

2.4 Phân loại việc học

Học có thể được phân loại thành nhiều cách và phương pháp vận dụng khác nhau dưới đây:

Trang 7

Học tập tích cực: là tự bản thân mình trải nghiệm, tư duy và tham gia vào một vấn đề học tập gì đó Giáo viên sẽ đưa ra những gợi ý mở giúp chúng ta tư duy, thảo luận và đưa ra kết quả từ những đúc kết của bản thân

Học tập đa phương tiện: là học tập từ nhiều phía, nhiều khía cạnh

Học vẹt: là ghi nhớ thông tin để người học có thể nhớ lại chính xác cách mà nó

đã được đọc hoặc nghe Học vẹt là khi chúng ta học để nhớ, để đối phó chứ thật chất chúng ta chẳng biết gì về ý nghĩa của nó Tình trạng này suất hiện nhiều ở học sinh sinh viên hiện nay

Học tập có ý nghĩa: là khái niệm cho rằng kiến thức đã học được hiểu đầy đủ ở mức độ liên quan đến kiến thức khác Vì vậy, học tập có ý nghĩa trái ngược với học vẹt trong đó thông tin được thu nhận mà không liên quan đến sự hiểu biết Học tập dựa trên bằng chứng: là việc sử dụng bằng chứng từ các nghiên cứu khoa học được thiết kế tốt để đẩy nhanh quá trình học tập Các phương pháp học tập dựa trên bằng chứng như lặp lại cách nhau có thể làm tăng tốc độ học của học sinh

Học tiếp tuyến: là quá trình mọi người tự giáo dục nếu một chủ đề được tiếp xúc với họ trong bối cảnh mà họ đã thích thú Ví dụ: sau khi chơi trò chơi điện

tử dựa trên âm nhạc, một số người có thể có động lực để học cách chơi một nhạc cụ

Học bằng đối thoại: là một loại học tập dựa trên giao tiếp hằng ngày, lời nói xuất phát từ bản thân hoặc mọi người xung quanh

2.5 Tại sao phải học?

Học là cách chúng ta tiếp cận và hiểu biết thế giới xung quanh Nó là chìa khóa mở cánh cửa cho kiến thức, kỹ năng, và sự hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực Học giúp chúng ta phát triển bản thân, chuẩn bị cho nghề nghiệp, và tham gia tích cực vào hoạt động xã hội Ngoài ra, việc học còn là một cách để duy trì sự toàn diện và đồng đội với sự phát triển không ngừng của thế giới

Trang 8

Học là một quá trình giúp chúng ta tích lũy kiến thức, phát triển kỹ năng và mở rộng tầm hiểu biết Chúng ta học để đạt được mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp, để hiểu rõ thế giới xung quanh và để phát triển khả năng tư duy và sáng tạo Hơn nữa, học còn giúp chúng ta thấu hiểu vào bản thân, phát triển tính tự chủ, và góp phần vào sự phát triển của

xã hội

3 Học để biết

“Học để biết” là mục đích đầu tiên của việc học “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống

Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc Nhờ học, mà con người chúng ta biết được nhiều kiến thức, nhiều điều mới lạ Như việc khám phá đại dương của các nhà khoa học, các công trình kiến trúc nổi tiếng, các phát minh vĩ đại, việc chế tạo tên lửa hay chiếc xe, tất cả mọi thứ chúng ta biết đều qua những lần chúng ta học Thật vậy, chỉ

có học tập chúng ta mới biết thêm nhiều điều mới lạ, những kiến thức mới mỗi ngày chúng ta nạp vào trong bộ nhớ của chính bản thân

Con người không ai mới sinh ra đã biết tất cả mọi thứ Chỉ có học, chúng ta mới biết Chúng ta biết làm cái này cái kia đều do chúng ta học từ ba mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh Không ai biết mà không học cả Kiến thức rất nhiều và phong phú, chúng ta vẫn chưa biết nhiều thứ trên thế giới này Và điều duy nhất khiến chúng ta biết chính là học

Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, “biết người”, “biết mình”, biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho “Đắc nhân tâm”

Trang 9

4 Học để làm

4.1 Học để làm là gì?

“Học để làm” chính là mục đích của việc học Thường được thể hiện qua câu nói

“Học đi đôi với hành” “Làm” ở đây là vận dụng kiến thức học được vào đời sống, vào việc làm, vào cuộc sống hằng ngày

Làm ra những kết quả tốt góp phần vào xã hội, vào cuộc sống của bản thân Học để làm ra những phát minh nghiên cứu mới giúp đỡ được mọi người Tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần nhằm phục vụ bản thân, mọi người xung quanh

Học mà không làm thì mọi kiến thức tiếp thu đều trở nên vô nghĩa, không có ích, không sàn lọc Như Bác Hồ đã từng nói “Học đi đôi với hành” Hành ở đây là hành động,

có nghĩa là chúng ta phải học, rồi vận dụng kiến thức đó hành động vào đời sống, vào những việc cần thiết, những việc xung quanh Vận dụng những kiến thức bản thân có được vào những lúc cấp bách, những lúc nguy hiểm để tự mình cứu được mình

Học để làm hay học đi đôi với hành luôn là sự kết hợp thống nhất, hổ trợ nhau về mọi mặt Làm cho những kiến thức ta tiếp thu trở nên sâu sắc, logic, phù hợp với cơ sở khoa học để có kết quả tốt nhất Học mà không làm thì không hiểu được vấn đề, trọng điểm, không nắm bắt được trọng điểm cần quan tâm Làm mà không học cũng tường tự như vậy Không có kiến thức, không có trọng điểm, không nắm bắt được vấn đề, không

có kiến thức để vận dụng Như vậy, học không làm thì không đạt được kết quả, lãng phí thời gian, công sức bỏ ra Còn làm không học thì kết quả đạt được thường không như ý muốn

Học đi đôi với làm sẽ giúp cho bài học trở nên thú vị, không nhàm chán, hiệu quả học tập cao, nắm rõ được các kiến thức trọng tâm Bởi vậy ông cha ta thường nói rằng:

“Trăm năm không bằng tay quen” Quả thật, câu đó đúng với việc học đi đôi với làm Dù

có hiểu biết đến đâu mà không tận dụng thì mọi thứ đều vô ích Bởi thứ người ta cần và quan tâm chính là sản phẩm và chất lượng chứ không phải chỉ là sự hiểu biết Ví dụ như việc bản thân muốn cải thiện kỹ năng nói trong tiếng anh, bạn đọc rất nhiều sách, học từ

Trang 10

vựng và cấu trúc câu qua những bộ phim hay nghe nhạc tiếng anh mỗi ngày Nhưng bạn lại không nói chuyện với người nước ngoài hay tập nói chuyện bằng tiếng anh với bạn bè xung quanh thì dù bạn có học cả trăm lần vẫn không cải thiện được “Học để làm” như hai đường kẻ song song luôn đi kề nhau, bồi đắp cho nhau, cũng giống như việc chúng ta học

để làm tốt, và làm để học tốt vậy

Tóm lại học và làm là không phải là con đường duy nhất nhanh nhất dẫn đến thành công sau này Là một học sinh, chúng ta cần phải biết áp dụng phương châm “học đi đôi với hành” hay “học để làm” sao cho hiệu quả nhất để vững bước trên con đường học tập 4.2 Học có thể làm được những gì?

Học giúp ta:

Nhận thức kiến thức: hiểu biết rõ hơn về thế giới xung quanh và các lĩnh vực khác nhau

Phát triển kỹ năng: xây dựng kỹ năng sống và chuyên môn, từ giao tiếp đến lãnh đạo

Đào tạo tư duy: phát triển khả năng tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề Chuẩn bị nghề nghiệp: Học là bước quan trọng trong việc chuẩn bị cho sự nghiệp

và cơ hội nghề nghiệp

Tự phát triển: tăng cường tự tin, sự tự chủ, và khả năng quản lý thời gian Đóng góp cho xã hội: cung cấp cơ hội để đóng góp tích cực vào xã hội thông qua kiến thức và kỹ năng

Học không chỉ là quá trình tích lũy thông tin mà còn là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa khác nhau trong cuộc sống

5 Học để khẳng định bản thân

Mục đích sau cùng của việc học là học để tự khẳng định mình, để tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức

Trang 11

chất… Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình

Và học để tự khẳng định mình chính là mục đích thực sự của học tập Mỗi chúng ta sinh ra đều có giá trị của mình, học tập là để phát huy khả năng, những điểm mạnh của mình, khẳng định năng lực, ưu điểm của chính mình Để có thể khẳng định mình ở một hoạt động, lĩnh vực nào đó, người học phải có thành tích xuất sắc Muốn vậy, không chỉ học tập kinh nghiệm của người khác mà còn phải sáng tạo, học cả những thất bại để tránh, như Bác Hồ từng dạy học cả cái tốt cái xấu, học cái tốt để phát huy học cái xấu để biết mà tránh Học tập sáng tạo chính là cách để khẳng định mình

Học giúp bạn tự khẳng định mình bằng cách:

Phát triển sự tự tin: kiến thức và kỹ năng mới tạo ra sự tự tin trong khả năng của bạn

Hiểu rõ bản thân: học giúp bạn thấu hiểu về giá trị, sở thích và mục tiêu cá nhân của mình

Xây dựng năng lực: phát triển năng lực và khả năng làm việc trong các lĩnh vực

mà bạn quan tâm

Tự chủ và độc lập: học là con đường để trở nên tự chủ và độc lập trong suy nghĩ

và hành động

Đối mặt với thách thức: học giúp bạn học cách đối mặt và vượt qua thách thức, từ

đó củng cố lòng quyết tâm và kiên nhẫn

Tóm lại, quá trình học là một trình tự khám phá và tự khẳng định, giúp bạn trở nên mạnh mẽ và độc lập trong mọi khía cạnh của cuộc sống

6 Học để cùng chung sống

6.1 Học để cùng chung sống là gì?

Học để chung sống là học cách hòa nhập với cộng đồng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người Học những đạo lý, những điều hay lẽ phải để sống chan hòa hơn, để thành công trong cuộc sống Vì chúng ta sống trong một tập thể, không phải cô

Ngày đăng: 06/05/2024, 18:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w