1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận học phầnvăn hoá và phát triển phát huy vai trò của con người trong phát triển bền vững tại việt nam hiện nay

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Huy Vai Trò Của Con Người Trong Phát Triển Bền Vững Tại Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Đặng Minh Ngân
Người hướng dẫn GS.TS. Phạm Hồng Tung
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Văn Hóa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 615,19 KB

Nội dung

Mục đích phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia xét đến cùng là vì con người, cho con người, tạo môitrường thuận lợi để con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức khỏe và có cơhội phá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ KHÓA QH – 2020 – X

- -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN VĂN HOÁ VÀ PHÁT TRIỂN

Đề tài: Phát huy vai trò của con người trong phát triển bền vững tại Việt

Nam hiện nay.

Giảng viên: GS.TS Phạm Hồng Tung

Họ và tên: Đặng Minh Ngân MSSV: 20032545

Lớp: K65 - Văn hóa học

Hà Nội – 2024

Trang 2

Mục lục

PHẦN I: MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài: 3

2 Mục đích chọn đề tài: 4

3 Nhiệm vụ của đề tài: 4

4 Phương pháp nghiên cứu: 5

5 Bố cục đề tài: 5

PHẦN II: NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: Khát quát về con người trong phát triển bền vững 6

I Khái niệm 6

1 Phát triển: 6

2 Phát triển bền vững: 6

II Con người trong sự phát triển bền vững: 7

CHƯƠNG 2: Vai trò của con người trong phát triển bền vững 9

I Đối với kinh tế: 9

II Đối với chính trị - xã hội: 10

III Đối với văn hoá: 12

IV Đối với môi trường: 13

CHƯƠNG 3: Phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay 15

I Tình hình phát triển: 15

II Một số thực trạng: 16

III Đề xuất giải pháp: 17

PHẦN III: KẾT LUẬN 20

PHẦN IV: PHỤ LỤC 21

PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

Tại Việt Nam, trong suốt tiến trình cách mạng cũng như quá trình đổi mớiđất nước, hội nhập quốc tế, Đảng ta luôn đề cao yếu tố con người, coi đó vừa làmục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội Hiện nay, phát triển bềnvững được xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Việt Nam mà nền tảngquan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển đó là nguồn lực con người.Trên thực tế, con người đã trở thành một trong những thành tựu nổi bật của đấtnước ta trong 5 năm qua, khi Việt Nam lần đầu bước vào nhóm các nước có

“Chỉ số phát triển con người” ở mức cao trên thế giới

Nhận thức rõ nguồn lực con người là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất,quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Đảng Cộng sản Việt Nam xác định một trong những nhiệm vụ trung tâm củachúng ta hiện nay là “phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sựphát triển nhanh và bền vững" Đại hội XI của Đảng ta đã xác định rõ một trongnhững khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 -

2020 là: "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắnkết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực voi phát triển và ứng dụng khoa học,công nghệ”.1

1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12 19/1/2011 tại Hà Nội quyết định việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991; xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020); đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm (2011-2015).

Trang 4

-Tuy nhiên, con người hiện vẫn còn một số điểm yếu cần được nhận diện,phân tích và khắc phục Để từ đó xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bảnsắc, phát triển bền vững với vai trò nền tảng nội lực của đất nước Từ đó, tôi

quyết định chọn đề tài “Phát huy vai trò của con người trong phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay.” để nghiên cứu trong bài tiểu luận cuối kì của

mình

2 Mục đích chọn đề tài:

Mục đích chọn đề tài không chỉ là để khám phá về tương tác giữa conngười và môi trường xung quanh mà còn nhằm tìm kiếm những giải pháp sángtạo và thiết thực để đối mặt với những thách thức ngày càng nghiêm trọng vềbền vững Qua việc nghiên cứu về vai trò của con người mong muốn đưa ra cáinhìn toàn diện về tác động của hành vi con người đối với môi trường, kinh tế và

Cuối cùng nhằm mục đích tạo ra sự nhận thức và khuyến khích tráchnhiệm xã hội trong việc thúc đẩy hành động bền vững Bằng cách tìm hiểu sâurộng về ảnh hưởng của mỗi con người để từ đó có cơ hội định hình lại cách suynghĩ và hành động, từ việc quản lý tài nguyên đến việc xây dựng cộng đồng vàbảo vệ môi trường Mục tiêu cuối cùng là góp phần vào việc xây dựng mộttương lai bền vững, nơi con người chung sống phát triển, phồn thịnh và cânbằng

3 Nhiệm vụ của đề tài:

Trang 5

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ của đề tài cần thựchiện phân tích về cách hành vi con người ảnh hưởng đến sự bền vững của môitrường, kinh tế và xã hội Đồng thời, đề tài cũng đặt ra mục tiêu tìm kiếm nhữnggiải pháp cụ thể và thực tế để giải quyết những thách thức này Đồng thời, đề tài

sẽ mở rộng cái nhìn về trách nhiệm xã hội và cá nhân, khuyến khích sự nhậnthức và hành động tích cực Cuối cùng, nhiệm vụ quan trọng của đề tài là đềxuất những giải pháp và hướng đi mới, nhằm hỗ trợ xây dựng một tương lai màcon người và môi trưởng xung quanh có thể cùng tồn tại một cách cân bằng vàbền vững Cụ thể, nhiệm vụ của đề tài bao gồm làm rõ những vấn đề sau:

- Khái niệm phát triển và phát triển bền vững

- Khái quát về mối quan hệ giữa con người và sự phát triển bền vững

- Vai trò của con người trong phát triển bền vững

- Thực trạng và một số giải pháp cho quá trình phát triển bền vững tại ViệtNam hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi chủ yếu sử dụng các phương phápnghiên cứu như: Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc, phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chủ yếu sửdụng phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, lịch sử và logic,các phương pháp điều tra xã hội học…trên cơ sở quán triệt nguyên tác thốngnhất giữa lý luận và thực tiễn

5 Bố cục đề tài:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo thì Nội dung

đề tài được chia theo bố cục gồm 3 chương như sau:

- Chương 1: Khát quát về con người trong phát triển bền vững

- Chương 2: Vai trò của con người trong phát triển bền vững

- Chương 3: Phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay

Trang 6

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Khát quát về con người trong phát triển bền vững.

I Khái niệm.

1 Phát triển:

Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phứctạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độcao hơn Phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là pháttriển, mà chì vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển, Vậnđộng diễn ra trong không gian và thời gian, nếu thoát ly chúng thì không thể cóphát triển

Lucien Febvre, nhà nghiên cứu xã hội học Pháp nói: không bao giờ mấtthì giờ vô ích để khào cứu về lịch sử một tử, khi ông ta nghiên cứu từ văn minh.Tôi cũng muốn áp dụng quan điểm đó để nghiên cứu lịch sử của khái niệm pháttriển Một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội phương Tây, đặc biệt là Pháp, đãnêu rõ là khái niêm phát triển chi mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX; cụ thể lànhững năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất Khái niệm phát triển lúc này gắnvới khái niệm văn minh Chính là với khái niệm đó mà chủ nghĩa thực dânphương tây đã tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử đem ánh sáng văn minh đếnkhai hóa cho các dân tộc lạc hậu, dã man

Mãi sau này, đến những năm 30, khái niệm phát triển mới gắn với kinh

tế, và lúc này người ta sử dụng nó gần như đồng nhất với phát triển kinh tế nógắn với sự phát triển kinh tế lần đầu tiên xuất hiện với tác phẩm "Những giaiđoạn của phát triển kinh tế" năm 1876 của Bruno Holdebrand và gần 100 năm

Trang 7

sau, vào những năm 60 của thế kỷ XX, chúng ta biết đến tác phẩm của WaltRostow những giai đoạn của tăng trưởng kinh té Một tuyên ngôn không cộngsản".

Phải đợi đến những năm 80 và đầu những năm 90 mới có những lý thuyết

về phát triển kinh tế gắn với sự phát triển con người được xem như là nhân vậtchủ thể, động lực chính trong sự phát triển kinh tế và xã hôi Ở đây cần nói đến

lý thuyết về sự phát triển bền vững (sustainable development).2

2 Phát triển bền vững:

Thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lượcbảo tồn thế giới do Hiệp hội Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế, QuỹĐộng vật Hoang dã Thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đềxuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO với nội dung rất đơn gián: "Sựphát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cònphải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trườngsinh thái học" Sau nhiều nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn củanhiều học giả và các tổ chức quan tâm đến bảo vệ thiên nhiên, môi trường, pháttriển xã hội, Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (gọi tắt là Báo cáoBrundtland) của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) củaLiên Hợp Quốc năm 1987 đã đưa ra định nghĩa khái niệm phát triển bền vững là

“Sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trởngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.3

Cho đến nay, phát triển bền vững đã vượt ra ngoài khuôn khổ lĩnh vựcmôi trường, tài nguyên thiên nhiên và cũng có thể được gọi bằng cách khác làphát triển “bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì và phát triển mãi mãi,cần cân bằng giữa lợi ích của nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế

Trang 8

hệ và thực hiện điều này trên cả ba lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lạivới nhau là kinh tế, xã hội và môi trường Vì thế, mục tiêu tổng quát của pháttriển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và vănhóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòagiữa con người và tự nhiên.

Tại Việt Nam, sự phát triển bền vững không chỉ hiểu đơn thuần là tăngtrưởng kinh tế mà còn là sự gia tăng khả năng lựa chọn, đặt con người vào trungtâm của quá trình phát triển trong tương lai Đây là quá trình chuyển từ một nềnkinh tế tăng trưởng thấp sang một nền kinh tế tăng trưởng cao trên cơ sở sửdụng hiệu quả các nguồn lực; là chuyển từ một xã hội nghèo đói, bất bình đẳng,con người phát triển ở trình độ thấp sang xã hội có các tiêu chí phát triển caohơn, thực hiện được phát triển văn hóa, tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môitrường

II Con người trong sự phát triển bền vững:

Con người vừa là chủ nhân sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần,còn là chủ thể sử dụng có hiệu quả mọi nguồn tài sản vô giá ấy Trong điều kiệnhiện nay, con người không những muốn thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thầnngày càng nhiều, đa dạng và được phục vụ chu đáo nhất, mà còn mong muốnbảo vệ được môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường xã hội lành mạnh, có cuộcsống yên vui, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã hội nhanh và bềnvững

Con người, với sức mạnh sáng tạo và ảnh hưởng rộng lớn, đóng vai tròquyết định trong hành trình của mình để định hình sự phát triển bền vững Mỗiquyết định hàng ngày về cách chúng ta sử dụng tài nguyên, sản xuất và tiêu thụhàng hóa, đều có tác động đáng kể đến môi trường, kinh tế và xã hội Tráchnhiệm của con người không chỉ là giữ gìn môi trường, mà còn là việc tạo ranhững thay đổi tích cực trong lối sống và hệ thống các giá trị

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong quá trình phát triển bền vững, conngười luôn được coi trọng Tố chất con người có ý nghĩa quyết định làm nên

Trang 9

sức mạnh của mỗi quốc gia - dân tộc Nói đến tiềm năng phát triển của mỗiquốc gia, người ta không chỉ nói tới tài nguyên thiên nhiên, mà phải nói tới yếu

tố quyết định là văn hóa, được thể hiện qua năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng,đạo đức của con người Sự phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc chỉ có thể trởnên năng động, hiệu quả, bền vững chừng nào quốc gia đó đạt được sự kết hợphài hòa giữa kinh tế với văn hóa trong tiến trình phát triển Thực tiễn chứngminh, một quốc gia muốn phát triển bền vững phải dựa vào yếu tố cứng như đấtđai, tài nguyên, khoáng sản, cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội, tài chính… và còndựa vào các yếu tố mềm là nguồn lực con người Con người chính là nguồn tàinguyên, của cải quý giá, nguồn lực to lớn quyết định sức mạnh và thương hiệuquốc gia

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong tiến trình xây dựng

xã hội mới, Đảng ta đã khẳng định: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyếtđịnh nhất là con người Việt Nam; nhân tố con người chính là nguồn sức mạnhnội sinh của dân tộc Việt Nam.4 Đối với một nước chủ động lựa chọn và kiên trìcon đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, sự pháttriển, tăng trưởng kinh tế, xét đến cùng cũng là vì con người, hướng đến conngười Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Đảng ta xác định mộttrong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủ tận dụng thành côngnhững thuận lợi, cơ hội và vượt qua thách thức, khó khăn mà quá trình đó đặt rahay không phụ thuộc đáng kể vào con người

Bước vào thời kỳ mới, định hướng về giá trị của con người Việt Namcũng được khắc họa rõ nét hơn, đó là: những con người thiết tha gắn bó với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiêncường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dântộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dântộc và con người Việt Nam Đặc biệt trong thời đại mới, con người phải có khả

4

Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 93.

Trang 10

năng thích nghi nhanh với những biến đổi xã hội, phải có khả năng làm chủ bảnthân, gia đình và xã hội.

CHƯƠNG 2: Vai trò của con người trong phát triển bền vững.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay và trong tương lai đòi hỏi tất

cả các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, phải vừalinh hoạt, mềm dẻo để thích nghi, nhưng lại phải vừa bản lĩnh và có nguyên tắc

để vượt lên, để không bị tụt hậu so với các nước khác Khi nói về sự phát triểnbền vững của một quốc gia, dân tộc thường nói đến các trụ cột chính như: bềnvững về kinh tế, bền vững về chính trị - xã hội, bền vững về văn hoá và bềnvững về môi trường

I Đối với kinh tế:

Trước bối cảnh cách mạng khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão,toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu, kinh tế tri thức trở thành một đặc trưngcủa nền kinh tế, thì vai trò động lực, vị trí trung tâm của con người trong quátrình phát triển đã thực sự được khẳng định Phát triển kinh tế là do con người

và vì con người Kinh tế là nền tảng, là cơ sở của một xã hội Không thể coi một

xã hội phát triển nếu nền kinh tế của xã hội đó thấp kém, lạc hậu Tuy nhiên,cũng không thể vì “là nền tảng, cơ sở của sự phát triển xã hội”

mà phát triển kinh tế bằng mọi giá

Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện các chínhsách xã hội, nhưng mục tiêu xã hội lại là mục tiêu của hoạt động kinh tế Ngaytrong khuôn khổ của hoạt động kinh tế, chính sách xã hội có ảnh hưởng trựctiếp tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, là một nhân tố quan trọng đểphát triển sản xuất Do đó, cần có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài và xác địnhđược những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặngđường đầu tiên Việc phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người

làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động

Trang 11

Thực tiễn đã chứng minh, để xây dựng và phát triển kinh tế bền vững cầnhội đủ 5 yếu tố, đó là vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế,thể chế chính trị và quản lý nhà nước, trong đó con người là yếu tố quyết định

Xã hội càng phát triển thì vai trò của con người có trí tuệ càng quantrọng Tri thức của con người sẽ là nguồn lực, động lực chủ yếu tạo nên sự tăngtrưởng trong kinh tế tri thức của các quốc gia Hàm lượng giá trị về trí tuệ trongsản phẩm sẽ không ngừng chiếm tỷ lệ cao so với giá trị của vốn, thiết bị, nguyênvật liệu và lao động cơ bắp Khi nền kinh tế tri thức phát triển thì nguồn lực trítuệ trong xã hội sẽ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước, chứkhông phải là vốn, tài nguyên, lao động cơ bắp

Ví dụ như công ty công nghệ FPT, được thành lập bởi ông Trương GiaBình, đã trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, tạo

ra nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến và đóng góp vào phát triển ngành côngnghiệp công nghệ thông tin

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, loài người đã đạt tớimột trình độ nhận thức mới về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và pháttriển con người Phát triển con người được xem là thước đo sự phát triển củamỗi quốc gia Do đó, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược; là yếu tố quyết địnhđẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế,chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảođảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững

II Đối với chính trị - xã hội:

Khi nói đến chính trị trước hết người ta thường nói đến những mối quan

hệ giữa các giai cấp, giai tầng và các tộc người trong một quốc gia Tuy nhiên,phải nhấn mạnh đến việc giành chính quyền, giữ chính quyền, củng cố và xâydựng chính quyền ngày một vững mạnh, thật sự là chính quyền của dân Mộtnền chính trị lành mạnh, có văn hóa và tiến bộ là một nền chính trị vì dân, vìnước, vì sự trường tồn và phát triển không ngừng của quốc gia - dân tộc Trong

Trang 12

một nhà nước pháp quyền hiện đại thì mọi quyền lực đều phải thuộc về nhândân, nhân dân phải thực sự là chủ và làm chủ.

Con người làm chính trị có nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống caođẹp hay tầm thường, vì mọi người hay chỉ mang tính duy lợi, ích kỷ, chủ nghĩa

cá nhân Những tham vọng quyền lực, địa vị, tiền tài sẽ tác động tới hoạt độngchính trị theo các chiều hướng khác nhau

Nếu hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và thận trọng trên cơ sởđịnh hướng đúng đắn của một thể chế chính trị tiến bộ, thì xu thế toàn cầu hóa

có nhiều khả năng thuận lợi cả trước mắt và lâu dài Chẳng hạn như thúc đẩynhanh sự phát triển các năng lực vốn tiềm ẩn và xã hội hóa thêm hiệu quả cáclực lượng sản xuất; tiếp thu, truyền bá và chuyển giao ngày càng lớn nhữngthành quả khoa học, công nghệ mới; làm xích lại hơn nữa giữa dân tộc ta vớicác dân tộc trên thế giới; Ngược lại, nếu hội nhập kinh tế quốc tế một cách bịđộng, thiếu khoa học trong nhận thức khách quan về thời đại và chủ thể sángtạo, thì con người sẽ thiếu an toàn nhiều mặt, từ kinh tế, tài chính đến văn hóa,

tư tưởng,

Quá trình hình thành tiến bộ xã hội không phải là một quá trình tự động,

mà phải thông qua hoạt động của mọi người trong xã hội Trong lực lượng sảnxuất, chỉ có con người có tri thức mới có thể làm thay đổi được công cụ sảnxuất, tác động vào đối tượng sản xuất làm cho sản xuất ngày càng phát triển vớinăng suất, chất lượng và hiệu quả cao Chính con người mới là chủ nhân, là yếu

tố quan trọng nhất làm thay đổi quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác,nhằm mục đích ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của conngười và toàn xã hội

Nói đến con người là nói đến cái cốt lõi, đặc trưng xã hội, là thuộc tính

xã hội, giữ vị trí trung tâm trong tiềm năng của mọi nguồn lực con người Mỗicon người là một thực thể, tổng hoà các mối quan hệ xã hội, không chỉ tổng hoàcác mối quan hệ trong hiện tại mà cả trong quá khứ Con người, có khả năng tácđộng lớn đến môi trường xung quanh và xã hội, để đảm bảo rằng sự phát triển

Trang 13

diễn ra theo hướng bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại màkhông gây thiệt hại đến khả năng của thế hệ tương lai.

Ngoài ra, con người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các cộngđồng, thúc đẩy sự tham gia của mọi thành viên trong xã hội để thực hiện cácbiện pháp bền vững Điều này có thể bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầngxanh, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh xanh Bằng cách làm việc cùng nhau, chúng

ta có thể tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ, thân thiện với môi trường và có khảnăng chống chịu với những thách thức của tương lai Sự lan tỏa ý thức và hànhđộng bền vững cũng là một yếu tố quan trọng Con người có thể truyền cảmhứng và khuyến khích những người tham gia vào các hoạt động và quyết địnhbền vững Bằng cách tạo ra một môi trường ủng hộ và chia sẻ kiến thức, có thểthúc đẩy một cuộc cách mạng bền vững, nơi mọi người nhận thức về tác độngcủa họ và hành động để thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững

III Đối với văn hoá:

Văn hóa tạo ra con người, nhưng chính con người bằng nhận thức và hoạtđộng cụ thể đã làm giàu thêm nội dung và bản sắc nền văn hóa Như vậy, vănhóa và con người có mối quan hệ biện chứng

Sự phong phú của giá trị văn hóa bao giờ cũng dựa trên nhân tố conngười, phương tiện và mục đích của văn hóa Nếu văn hóa bị đặt xuống hàngthứ yếu sau cơ sở vật chất, hay văn hóa chỉ là phương tiện tiêu khiển, tiêu dùngchứ không phát huy nhân tố văn hóa trong con người áp dụng trong sản xuất vàứng xử, thì mục đích và phương tiện của văn hóa không bao giờ thống nhấtnhau

Ở những xã hội con người bị thống trị bằng quyền lực, bằng đồng tiền,bằng kỹ thuật thì văn hóa thường bị chiếm đoạt và bị biến thành thuộc tínhriêng, chứ không phải mục đích và phương tiện là thuộc tính chung của văn hóa,như ý nghĩa vốn có của nó Do đó, sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới vì thếcũng ra đời từ tư duy mới của con người

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w