Xã nhằm xây dựng thành công đề án có các chương trình, dự án đầu tưkhá kỹ lưỡng cho cơ sở hạ ting; cùng với đó là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệthống lưới điện, trường học và trạm y t
Trang 1DANG THU HƯƠNG
MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC DAP UNG YEU CAU XÂY DỰNG NÔNG THON MỚI TẠI
XA DA TON, HUYỆN GIA LAM, THÀNH PHO HA NỘI
LUẬN VĂN THAC SY KINH TẾ.
Hà Nội, 2011
Trang 2DANG THU HUONG
MOT SO GIẢI PHÁP PHAT TRIEN NGUON NHÂN LUC ĐÁP UNG YEU CAU XÂY DỰNG NONG THON MỚI TẠI
XA DA TON, HUYEN GIA LAM, THANH PHO HA NOL
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:
TS NGÔ VAN HAL
Hà Nội, 2011
Trang 3‘Trong quá trình học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo
chương trình đảo tạo Cao học Khoá 17 (2009-2011), chuyên ngành Kinh tế
Nông nghiệp tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạokiện tốt cho chúng tôi suốt quá trình học tập tại trường, Cảm ơn các Thầy, cô
trong khoa Đảo tạo sau đại học, Thầy cô bộ môn Kinh ic bộ môn khác
đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học viên chúng tôi
Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Tiến sĩ Ngô Văn Hải đã tạođiều kiện chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
“Tôi xin trân trọng cảm ơn: UBND xã, Ban lãnh đạo các thôn, các hộ giađình trong xã Đa Tén đã tạo mọi điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình thựctập, điều tra, phỏng vấn, làm luận van tại xã Đa Tén, huyện Gia Lâm, TP HàNội Cam ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, anh em, bạn bè và các
học viên trong lớp K17 đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận van,
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, bản thân tôi cũng đã cốgăng, nỗ lực hết mình đề hoàn thành luận văn tốt nghiệp Song sẽ không tránhkhỏi những khiếm khuyết R&t mong được các thầy, cô, các nhà khoa học, cácđồng nghiệp và mọi người tiếp tục đóng góp ý kiến dé xây dựng dé tài nghiêncứu được hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ha Nội, thang 10 năm 2011
Tác giả
Đặng Thu Huong
Trang 4Chương 1 TONG QUAN VE VAN ĐÈ NGHIÊN COU
1.1 Cơ sở lý luận
1.2 Cơ sở thực tiễn A A °
1.2.1 Tổng quan tinh hình thực hiện phát triển nguồn nhân lực nông thôn nước ta hiện nay —- " 7
1.3.2 Hệ thống cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn
của Trung ương và địa phương 10
1.2.3, Kinh nghiệm phát triển nguẫn nhân lực nông thôn ở các địa
phương trong nước và trên thể giới i1.2.4 Những bai học rút ra từ kính nghiệm nâng cao chất lượng nguẫnnhân lực nông thôn ở các nước đổi với Việt Nam 71.3 Những nhận xét nit ra từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
nguồn nhân lực nông thôn 20Chương 2 MỤC TIÊU, ĐÔI TƯỢNG, NỘI DUNG VA PHƯƠNG PHAP
NGHIÊN CỨU,
2.1 Mụ tiêu nghiên cứu : oe 2S 2.1.1 Mục tiêu tổng quái -25 2.1.2, Mục tiêu cụ thể -25
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 25 2.3.2, Phương pháp xử lý số liệu 26
Trang 5Chương 3 KET QUA NGHIÊN CỨU <scssesesees27'3.1, Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu _ ¬.
dựng nông thôn mới của xã Đa Tén, H Gia Lâm, TP Hà Nội 3
3.3 Thực trạng dé án xây dựng nông thôn mới của xã Da Tốn, H Gia Lam,
TP Hà Nội : 35 3.4, Thực trang nguồn nhân lực cị âm, TP, Hà Nội 36 3.4.1 Tình hình nguôn nhân lực của xã Ba Tôn 36
3.4.2 Tinh hình chất lượng nguồn nhân lực của xã Ba Ton oe AD3.4.3 Tinh hình nguồn nhân lực của các hộ điêu tra tại xã Ba Tổn 44
3.4.4 Tác động của các chính sách phát triễn ng nhân lực triển khaitại xã Da Ton 503.5 Đánh giá nguồn nhân lực trong tại xã Đa Tén, huyện Gia Lâm, Hà Nội 513.5.1 Đánh giá nhụ cầu nguôn lực lao động và dự báo trong thời gian
tới tại xã Da Tén, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội 55
3.5.2 Dự báo nhu cầu lao động của xã Đa Tén trong tương lai $63.6 Định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực nông nghiệp xã Đa Tén trong thời gian tới _- 59 3.6.1 Định hướng " : : 59
3.6.2 Dé xuất những
xã Đa Tén, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHY LUC
giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
61
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
BNNPTNT Bồ nông nghiệp va phát triển nông thon
CNH-HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN-TTCN Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
CN-TTCN-XD Công nghiệp tiéu thủ công nghiệp xây dựng
cP Chính pha
DH-CD Đại học, cao đẳng
ĐVT Đơn vị tính
GDP “Tổng thu nhập quốc dân
HĐND Hội đồng nhân dân
Trang 7TT | Lao động từ 15 tuôi trở lên dang làm việc tại thời dim ngày | 6
01 thing 07 hàng năm phân theo thành thị, nông thôn
1.2 | Phân bố lực lượng nông thôn theo 8 vùng lãnh thỏ 7
13 | Ty lệ thất nghiệp và ty lệ thiếu việc lầm của lao động trong 43 [9
tuổi phân theo vùng
3.11 | Tình hình cơ cầu lao động của xã (2008-2010) 36 3.2 | Số lượng, chất lượng cán bộ công chức của xã (2009-2011) | 38Phan theo độ tuổi lao động
3.3 | Số lượng, chất lượng cán bộ công chức của xã (2009-2011) | 39
Phân theo trình độ
34 | Trình độ văn hóa nguồn nhân lực của xã 2008-2010) a 3.5 | Trinh độ chuyên môn nguồn nhân lực của xã (2008-2010) +
3.6 | Dân số trong các thôn của xã 43
3.7 |Tình hình kinh tế của các hộ điều tra năm 2011 “ 3.8 | Tỉnh hình lao động của các hộ điều tra năm 2011 a
3.9 | Tình hình phân bỗ nguồn nhân lực tại các hộ điều tra năm 2011 46
3.10 | Chất lượng nguồn nhân lực trong các hộ điều tra 4T
3.11 | Chất lượng đảo tạo nguồn nhân lực trong các hộ điều tra 483.12 | Hỗ trợ kinh phí dio tạo nguồn nhân lực của xã 49
3.13 | Phân tích SWOT nguồn nhân lực của xã Đa Tôn sĩ 3.14 | Nhu câu dio tạo nghệ của lao động 3 xã 34
3.15 | Nhu cầu làm việc trong các ngành kinh tế 55
3.16 | Dur báo dân số đến năm 2021 của xã Đa Tôn 36 3.17 | Đự báo nhu cầu Tao động tại xã Da Ton S7
Trang 8DANH MUC CAC HINH
Trang 9Phát triển nông thôn mới văn minh, hiện đại là chủ trương lớn, xuyên
xuốt của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gin đây Thực hiện chủ
trương của Thành ủy, HĐND Thành phổ Hà Nội v
ngày 15/04/2010, UBND Thành phổ đã ra Quyết định
xây dựng nông thôn mới,
đó, UBND xã Da Tốn đã tiếp thu ý ki
các mô hình nông thôn mới dién hình để áp dụng vào thực hiện tại địa phương.
„ kinh nghiệm của
y Xã
nhằm xây dựng thành công đề án có các chương trình, dự án đầu tưkhá kỹ lưỡng cho cơ sở hạ ting; cùng với đó là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệthống lưới điện, trường học và trạm y tế đều được nâng cấp và cải thiện,
Một trong những nhân tố quan trọng cấu thành nên mô hình nông thônmới trong thời kỳ đổi mới hiện nay đó chính là yếu tố nguồn nhân lực lao
động Để có những chính sách quản lý và sử dụng lao động với một xã đang trên con đường xây dựng nông thôn mới như Đa Tén được hiệu quả thìphải xác định được nhu cầu lao động một cách chính xác Bê: anh đó, nâng
cao trình độ cán bộ quản lý, tăng cường bồi đường nâng cao chất lượng lao
động nói chung và chất lượng lao động nông thôn nói riêng đẻ phù hợp vớithực tế là vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay của xã Đa Tốn nói
riêng và các xã dang xây dựng nông thôn mới nói riêng.
Dé di sâu nghiên cứu về vấn dé này, chúng tôi triển khai nghiên cứu đềtài: “Một số giải pháp phát triển nguén nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dungnông thôn mới tại xã Đa Tén, huyện Gia Lâm, Hà Nội”
Trang 10- Người lao động: Là những người trong độ tuổi lao động có việc làm
hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm
- Lao động trong nông thôn: Lao động trong nông thôn được đếntrong dé tài bao gồm:
+ Lao động sản xuất trong các ngành kinh tế trên địa bàn huyện
+ Lao động quản lý: La đội ngũ cắn bộ trong các cơ quan, tổ chức kinh
tế trên địa bàn huyện
in trên hai tiêu thức: Sức khỏe và
- Chit lượng lao động: Được t
trình độ người lao động Lao động có chất lượng cao là lao động có sức khỏe
và có trình độ đáp ứng yêu cầu của ngành nghề đám nhận
Trang 11công việc
Trình độ có thể chia thành hai loại:
+ Trình độ khoa học: Là những kiến thức thu được từ học hỏi qua giáo
dục và đảo tạo chính qu
+ Trí thức ngầm (tri thức truyền thống): Là những kiến thức thu được
từ kinh nghiệm đúc rút trong thực tế thay vì được học hỏi qua giáo dục chính
quy:
- Lao động và việc làm: Theo Điều 13 của Bộ L lật lao động quy định:
“Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cắm đều được công nhận
là việc làm." [I5]
- Nghề nghiệp: Là khả năng của một người làm một công việc nào đó,
là phương tiện kiếm sống và phải trải qua một quá trình đào tạo, tích lũy kinh nghiệm nhất định được gọi là nghề.
- Xây dựng nông thôn: Là quá tình phát triển kinh tế hội, môi
ông
nhiệm vật chất, tinh than của người dân và cộng đồng xã hội nông thôn vào.trường và năng lực thể chế ông tại vùng nông thôn Gắn lợi ích, trách
các mục tiêu cụ thé của quá trình phát triển nông thôn
- Nông thôn mới: Nông thôn mới ở đây được hiểu là phạm vùng
nông thôn nhất định (làng, xã hoặc cụm xã) đã có tác động của con người dé
thay đổi từ nông thôn cũ thành nông thôn với kết cấu hạ tang kinh tế - xã hộitừng bước hiện đại: Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hop lý,gin nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dich vụ: gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, 6n định, giàu
ban sắc văn hóa din tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ: an ninh trật tự
Trang 12Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là mộtchương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốcphòng, gdm 11 nội dung sau: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Phát triển
hạ ting kinh tế - xã hội; Chuyên dich co cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu
nhập: Giảm nghèo và an sinh xã hội: Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo dục - đảo tạo ở nôngthôn; Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; xây dựng đời sốngvăn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; Cắp nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn; Nâng cao chat lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoản thé
chính trị - xã hội trên địa bàn; Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn [20]
nước; Hành động của chính quyé thamvà Đảng ủy các cấp địa phương;gia tích cực của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tại vùng nông thôn; Sự
tham gia tích cực của hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, các hội tại vùng thôn thôn.
- Tầm quan trọng của nguồn nhân lực: Nhà nước đã xác định cho rõnguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổimới và phát triển đất nước Đặc biệt cần quan tâm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực nông nghiệp vì đây là lực lượng chủ yếu của đất nước Việt Nam cótrên 44 triệu lao động trên tổng số 89 triệu dân và là một nước có nguồn nhânlực đổi đào so với nhiều nước trong khu vực và trên thé giới Việt Nam lànước đứng thứ hai trong khu vực và đứng thứ 13 trên thể giới Trong số 89triệu dân thì số người nằm trong độ tuổi lao động chiếm tới 50% trong đó.nhóm tuổi từ 15 tới 34 tuổi chiếm hơn 45% tổng số lực lượng lao động nay
Trang 13động chưa qua đào tạo cao và chất lượng lao động không đồng đều giữa cácvùng, miền Cụ thể là gần 77% người lao động trong độ tuổi lao động chưa.được đảo tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp.
và chất lượng lao động ở khu vực thành phố cao hơn so với ở khu vực nông.thôn Nhìn chung, cung lao động tại Việt Nam rit rồi rào và lớn hơn cầu vềlao động Xét về phân bố sử dụng lao động, nguồn nhân lực của Việt Nam
hiện nay phin lớn được phân bổ trong khu vực nông nghiệp kỳ năng, taynghề và trình độ của người lao động không cao Lực lượng lao động đang làmviệc trong khu vực công nghiệp mới chi chiếm 20% và đổi với khu vực dich
vụ chỉ chiếm khoảng 26%
- Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triểnkinh tế — xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế
nước xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm
của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cá
hệ thống chính trị Mau chốt của vin để là chúng ta phải thiết lập được mỗiquan hệ chặt chẽ giữa các chiến lược nguồn nhân lực với các chiến lược pháttriển kinh tế Moi quan hệ này thể hiện ở chỗ, các chiến lược phát triển kinh tế
phải c rit rõ về nhu cầu nguồn nhân lực (số lượng, kỹ năng cụ thé), và đối với các cơ quan lập chiến lược nguồn nhân lực phải coi đây là những thôngtin đầu vào cơ bản dé xây dựng các chiến lược nguồn nhân lực
Trang 14= Các mục tiêu
at wid ế thiét của các chiến
phát trién kinh tệ ~ Cách thức phát ign
l lược seh ih
cia quốc gia sài "nguồn nhân lục
® lượng - Các hoạt động cụ
- Phân loại kỹ năng | ý
Hình 1.1 Chiến lược nhân lực gắn với chiến lược
phat triển kinh tế-xã hộiNguyên tắc là như vậy, tuy nhiên làm thé nao để áp dụng vào thực tếtrong khi sự liên kết giữa các Bộ ngành khác trong công tác phát triển nguồn.nhân lực chưa thực sự hiệu quả Để giải quyết vấn đề này sự phối hợp đa.ngành đồng một vai trò quan trong, do đó cần thiết phải thành lập một cơ{quan lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia (HRDPC) trực thuộcChính phủ, để tạo sự liên kết ngang hàng giữa các Bộ, ngành, địa phương Cụ.thể về hoạt động của mô hình này như sau:
“Thông tin về nhu cầu nhân lực (số lượng, kỹ năng) từ các Bộ, ngành,
địa phương và doanh nghiệp được trình lên HRDPC Thông tin này cần làm
rõ về số lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp và đặc biệt là những kỹ
năng cần thiết đối với tguôn nhân lực HRDPC tổng hợp, xử lý các thông tin
nhận được và biển nó thành một đơn đặt hàng đổi với Bộ Nông nghiệp Bộ
Nong nghiệp tiếp nhận thông tin này, trên cơ sở đó đặt hàng chỉ tiêu dio tạo cho các cơ sở đảo tạo trên cả nước.
Để mô hình này hoạt động có hiệu quả, HRDPC phải là cơ quan cóquyền lực đủ lớn, do đó người đứng đầu nhất thiết phải là Thủ tướng Chính
ic thành viên thường trực bao gồm Bộ, ngành, địa
phương và c cơ sở đảo tạo lớn trên toàn quốc.
Trang 15"nước ta hiện nay.
Nguén cùng về lao động
Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông
năm 2009, dân số cả nước là 85,79 triệu người (tính đến ngày
01 tháng 4 nam 2009), thì dân
70.4%).
Khu vực nông thôn đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động
thôn, tính
nông thôn là 60,40 triệu người (chiếm
của cả nước và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5% năm [19]
Bang 1.1 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm
ngày 01 thắng 7 hàng năm phân theo thành thị, nông thôn
Ving Ving
a «Thanh Nông Tổng Thành
Nam | Tổng số số Nông thôn
thị thôn thị Nghin người So với tổng dan số (%)
(Niên giám thẳng ké 2010-Tổng cục thống kê)
Qua bang 1.1, ta thấy lượng lực lao động ở nông thôn rất dồi dào, năm
2009 lực lượng lao động trong nông thôn chiếm 58%, cao gap 2 lần so với lao.động tại thành thị Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhucầu về lao động của cả nước Năm 2008 (nông thôn ~ 34.453,2 nghìn người),
năm 2009 (nông thôn — 35.119,1 nghìn người) tăng 1% so với năm 2008.
Trang 16(01/07/2009, lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên của cả nước là 47.743,6
nghìn người, trong đó khu vực nông thôn có 35.119,6 nghìn lao động chiếm58% lực lượng lao động toàn quốc
So với năm 2008, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn tăng 1.2%
với quy mô tăng thêm là 665.900 người Do đó, để thực hiện tiến trình HDH nông nghiệp, nông thôn thì việc chuyển dich cơ cấu lao động theo vùng,theo ngành nghề đang là vấn đề bie xúc cin được giải quyết
CNH-Bang 1.2 Phân bố lực lượng lao động nông thôn theo 8 vùng lãnh thé
Sốlượng | Ty lệsoPhân theo vùng, (nghìn | vớicã
người) | nước (%)
Đồng bằng Sông Hồng §.053,9 229Trung Du miền núi phía Bắc 5.401,1 154
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ 8.3103 237
Tay Nguyên 2.1463 61
Đông Nam Bộ 3.5047 99
Đồng Bằng Sông Cửu Long 1.702,8 219
(Niên giám thẳng kê 2010-Tổng cục thang kê)
Trang 17tránh tình trạng lãng phí trong việc sử dụng lao động thì cần phải có sự bố trísip xếp lại lao động giữa các vùng trong cả nước.
Sue chuyển dịch lao động nông thôn theo ngành:
Co cấu lao động chuyển dịch còn chậm lao động vẫn chủ yếu tập trung
trong nông nghiệp Lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn
chiếm tỷ lệ thấp Năm 2009, lao động nông nghiệp cả nước chiếm 51,9%: tổng.lao động nhưng giá trị GDP được tạo ra từ ngành này lại thấp nhất, chiếmdưới 20% (theo Thời báo Việt Nam năm 2010) Ngược lại, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và ngành dich vụ là 48,1% nhưng tạo được giá trị
GDP ở mỗi ngành trên 40% Các con số trên đây cho thấy năng suất lao độngtrong ngành nông nghiệp là rất thấp Năm 2009 cả nước có 47,7 triệu lao động
làm việc trong ngành nông nghiệp nhưng riêng khu vực nông thôn đã có 35,1
triệu người (bảng 1.1) Nếu so với tổng lao động có việc làm của cả nước thìlao động nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm khoảng 73,6% Vì vậy trong thờigian tới cin có giải pháp chuyển địch lao động theo hướng giảm ty trọng lao
động trong nông nghiệp tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dich vụ.
Sự chuyển dịch lao động nông thôn theo ngành tạo những điều kiện
thuan lợi để sử dụng hết nguồn lao động tại nông thôn, nhưng qua Bảng 1.3
nguồn lao động dư thừa còn rất nhiều,lại biểu hiện cho thấy mỗi vùng mi
chưa tận dụng hết tối đa khả năng của nguồn lực nay
Chất lượng nguồn lao động nông thôn
Trong giai đoạn phát trién nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, hiện nay chúng ta càng nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhânlực nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao vốn là yếu tố vật chất quantrọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất
Trang 18Sức khoẻ và thé trang của người Việt Nam nói chung là nhỏ bé, hạnchế nhiều về é lực, cho dù có bù lại ưu thé về sự chăm chỉ, siêng năng, déodai thì thé lực như vậy cũng khó trụ vững được trong những dây chuyền sảnxuất đòi hỏi cường độ làm việc cao.
Bang 1.3 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng
lao động trong độ tuổi phân theo vùng
Don vị: %
Ty lệ thất nghiệp | Ty lệ thiếu việc làm
Vàng min Chung » Chung “ne
Cả nước 290 | 225 | 561 | 651
Đồng bằng sông Hồng 269 201 5.46 6.57Trung du miễn núi phía Bắc 138 0.95 3.39, 3.50,Bic trung bộ và duyên hải mi mm 240 sự sự
trùng
Tây nguyên 200 | Lối | 5.73 | 600 Đông nam bộ 3499 | 337 35
Đồng bằng sông Cửu Long 331 | 297 1049
(Niên giám thẳng kê 2010-Téng cục thông kê)1.2.2 Hệ thống cơ chế chính sách phát triển nguén nhân lực nông thôn
của Trung wong và địa phương.
‘Theo quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 04 thing 6 năm 2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thé về phát triển kinh tế
- xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung trong đó có một sốnội dung về phat tiễn nguồn nhân lực nông thôn như sau:
Trang 19Phat triển giáo dục - đào tao ở nông thôn
Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuân
Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Phan công quản lý, thực hiện:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, hướng dẫn thực hiện để án
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uyban nhân din chỉ đạo các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án;đồng thời chỉ đạo thực hiện.
in và tổ chức thực hiện.
- Ủy ban nhân xây dựng
Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
Mục tiêu: đạt yêu cầu
thôn mới Đến năm 2015 có 50%
3a chí số 5 và I5 cia Bộ tiêu chí quốc gia nông
xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 75% số
xã đạt chuẩn
Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia tronglĩnh vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Phân công quản lý, thực hiện dự án:
- Bộ Y tế chủ tri, hướng dẫn thực hiện dé
- Ủy ban nhân dan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy
dựng đề án theo nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực.
- Ủy ban nhân dan các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
1.2.3 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở các địa phương.rong mước và trên thể giới
~ Kinh nghiệm trong nước
“Trong giai đoạn hiện nay, Dang và Nhà Nước đã ban hành nhiễu chính.
sách vé triển kha iy dựng các mô hình nông thôn mới cùng việc phát triển
các nguồn lực đi kèm như:
Trang 20Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ
7 Ban Chấp hành Trung ương Bang Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông
24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban
thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Dang
nông nghiệp, nông dan, nông thôn; Thông tư ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
54/2009/TT-hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Công văn số
2543/BNN-KTHT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cắp xã giai
đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030; Công văn số 3491/UBND-NNngày 19/5/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện.Nghị quyết HĐND Thành phố về xây dựng nông thôn mới: Quyết định sé2333/QĐ/UBND ngày 25/5/2010 của Hà Nội phê duyệt đề án xây dựng nông
thôn mới TP.Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030
Hiện Việt Nam chuyển dich cơ cầu nông nị p tuy có tiến bộ, giá trị
nông nghiệp so với GDP cả nén kinh tế từ 26,62% năm 1995 xuống 20,4%.năm 2006; nhưng chuyển dich cơ cầu lao động lại hết sức chậm trễ
Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề, năm 2010, năm đầu tiên triểnkhai thực hiện để án đào tạo nghề cho LDNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 300 nghìnLDNT, trong đó khoảng 40% là các lớp dạy nghề NN Điểm dáng lưu ý là BộNN&PTNT phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH xây dựng xong danh mục các nghề
NN trình độ sơ cấp và dạy nghề đưới 3 tháng cho LDNT Bộ NN&PTNT cho
biết, năm 2010, bộ và các bộ, ngành liên quan đã lựa chọn danh mục 25 nghề
NN trình độ sơ cấp nghề để xây dựng chương trình, tài liệu, đồng thời thành
lập ban chủ nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện cho 25 chương trình đó và
danh mục 16 nghề để chỉnh sửa
Trang 21Trong năm 2010, đã thành lập 41 hội đồng nghiệm thu chương trình,
giáo trình day nghề NN Theo Bộ NN&PTNT Đối với Thủ đô Hà Nội, thựchiện chương trình này, trong năm 2010, số lao động đã qua đảo tạo khoảng.630.000 người, tăng 3,2%, đạt ty lệ 29% tổng số lao động Mỗi năm, thành.phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 69.000 người là LNT
~ Kinh nghiệm trên thế giới
Nhật Bản
Năm 1870, Nhật Bản nhập về nông cụ, phân bón và giống từ các nước
Âu Mỹ nhằm hiện đại hóa nông nghiệp, mô phỏng Âu Mỹ thiết lập các xưởngchế tạo nông cụ, bai ươm giống, ruộng thí nghiệm Nhưng thực tiễn đã
chứng minh, con đường hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình "tiết kiệm lao
động” của Âu Mỹ không phù hợp với một Nhật Bản đương thời lạc hậu vềkinh tế, đất chật người đông, quy mô nông điền nhỏ Vậy là xuất phát từ hoàn.cảnh thực tế của nước mình, Nhật Bản lựa chọn một phương thức kinh doanh.theo mô hình “tiết kiệm đất đai”, nhằm nhiều vào lao động và phân bón, cảithiện hệ thống thủy lợi nông dién, nhân rộng các giống cây tốt, sử dung nhiềuphân bón hóa học, phát triển kỹ thuật canh tác kinh doanh mô thức nhỏ kếthợp giữa tập trung lao động và dat đai
Đến giữa những năm 50 của thé kỷ 20, sự tăng tốc của công cuộc công
nghiệp hóa ở Nhật Bản đã thu hút một lượng lớn sức lao động của nông nghiệp lực lượng lao động ở nông thôn trở nên thiết hut, nhưng lúc này, NhậtBản đã kịp chuẩn bị điều kiện "tư bản thay thé lao động” Công nghiệp hóacung cấp cho nông nghiệp một lượng lớn máy móc công cụ, bắt đầu thời kỳ
cơ khí hóa nông nghiệp quy mô lớn Máy cây động lực và máy kéo nông dụng
ở Nhật Bản đã tăng từ 9 vạn chiếc vào năm 1955 lên gần 40 vạn chiếc vào
đầu những năm 70 sau đó, cơ bản hoàn thành hiện đại hóa nông nghiệp
‘Nhung cũng vào thời kỳ phat triển này, chính sách bảo hộ nông nghiệp của
Trang 22Nhật Bản gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các tập đoàn lợi ích thương nghiệp, công nghiệp và người tiêu dùng VỀ sau, khi công nghiệp phát triển nhanh chồng, đoàn thể nông nghiệp của Nhật Bản đã thành công trong việc đề
xướng và thực thi bảo hộ nông nghiệp ở trình độ cao nhất thé giới Để có mộtnền nông nghiệp phát triển như vậy, Chính phủ Nhật Bản đã nắm vai trò chủ.đạo, mạnh dan đầu tư hơn 2000 tỷ yên Nhật dé làm các hạng mục xây dựng
cơ bản của nông thôn, cải thiện môi trường, đưa nước, đường, điện, điện
thoại đến từng nhà dân, miễn phí hoàn toàn giáo dục sơ đăng, tạo dựng co
xở để thành thị và nông thôn tác động tốt tới nhau, về cơ bản, quốc gia này đãlầm tốt việc phát triển cân bằng, bền vững
Hàn Quốc
‘Tir năm 1962 đến 1971, Chính phủ Hàn Quốc đã thực thi kế hoạch 5năm về phát triển kinh tế lần 1 và 2, trợ giúp ngành nghề trọng điểm và mở.rộng xuất khẩu, nhưng lúc này, sự phát triển công nông nghiệp mắt thăng.bằng nghiêm trong Để giải quyết vấn đề, tháng 4 năm 1970, Chính phủ HànQuốc phát động “phong trào nông thôn mới” Cách thức hoạt động chủ yếu.của phong trào nông thôn mới Hàn Quốc là Chính phủ là chủ đạo, cung cấp.nguyên liệu, tài liệu; hội nông dân tổ chức cho nông dân thực thi cụ thẻ Sauhơn 20 năm nỗ lực, họ đã thực hiện được công nghiệp hóa và cải tạo nôngthôn Tổng thể qua 04 giai đoạn Từ năm 1971-1973, giai đoạn cải thiện điều kiện cư trú của nông dân Trọng điểm của thời kỳ này là cải thiện điều kiện ăn
ở của người dân Bắt đầu từ mùa đông năm 1970, Chính phủ hỗ trợ cho nôngdân các vật tu xây dựng như xi mang, cốt thép Bộ Nội vụ trực tiếp lãnh đạo
và phụ trách tổ chức thực thi phong trào nông thôn mới, xây dựng Việnnghiên cứu trung ương về phong trào nay
‘Tu năm 1974-1976, giai đoạn nâng cao chất lượng cuộc sống của nông.dân Ở giai đoạn này, phong trào nông thôn mới bắt đầu mở rộng theo hướng
Trang 23thành tran hóa Tiếp tục tập trung xây mới và sửa chữa các công trình công.cộng như nhà họp, công trình nước máy, khuyến khích xây mới nhà ở và pháttriển kinh doanh đa dạng, tăng cường giáo dục nông thôn mới nhờ lực lượng
chỉ đạo viên, cần bộ chính phủ, người phụ trách đoàn thể xã hội.
Tir năm 1977-1980, giai đoạn đi sâu vào sản nghiệp nông thôn, giảm
nhẹ tác động của Chính phủ Thời kỳ này, ngành nuôi trồng, ngành gia công
nông sản phẩm và nông nghiệp đặc sản phát triển nhanh chóng Chính phủ
tiếp tục cung cấp nguyên liệu xây dựng dé mo ra các khu khai thác công nông
và các công trình văn hóa nông thôn; Ngành bảo hiểm nông thôn và xây dựng văn hoá nông thôn cũng phát triển khá nhanh.
Tir năm 1981-1988, giai đoạn xây dựng theo hình thái nông dan tự phát
làm chủ và được xác nhận Lúc này, Chính phủ mạnh tay điều chỉnh các chính
xách và biện pháp thực hiện phong trào nông thôn mới, người nông dân, dưới
sự chỉ đạo của chính phủ, đã tự chủ triển khai xây dựng hiện đại hóa nông.thôn Trong giai đoạn này, trọng điểm công tác của chính phủ là kiến lập vàhoàn thiện tổ chức dân gian của phong trào nông thôn mới trên toàn quốc,định ra kế hoạch phát triển và làm tốt việc cung cấp tài lực, vật lực và hỗ trợ
về kỹ thuật dé phát triển nông thôn mới phối hợp tốt các công tác: đảo tạo,
tuyên truyền,
“Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạting cơ sở ở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thi,nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chắn hung tỉnh thần quốc dan, cuộcsống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp tiến
trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn aus
đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển
Đài Loan
Đến cuối những năm 50 của thé kỷ trước, Dai Loan đã cơ bản thực hiện
tự cùng cấp lương thực và có dư Sau khi giải quyết vấn đề lương thực, từ
Trang 24năm 1963 trở đi, Dai Loan bắt đầu dồn sức phát triển công nghiệp nhẹ Điều.đáng nói là lúc này, một số quan chức của chính quyền Đài Loan có dấu hiệucoi thường nông nghiệp, bởi vậy, tới năm 1969, sản xuất nông nghiệp trở nêntiêu điểu, kéo theo cảnh tiêu điều trong sản xuất công nghiệp Trong hoàncảnh này, chính quyền Dai Loan buộc phải điều chỉnh chính sách, tức chuyển
từ phương châm “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” sang “công nghiệp để.bồi dưỡng nông nghiệp” Chính sách cụ thé chủ yếu là: từ năm 1974, bắt đầu
thiết lập một quỹ bình chuẩn lương thực, thực hành chính sách thu mua đảmbảo giá cả đối với các nông sản phẩm như thóc, gạo : Tăng cường đầu tư vàocác hạng mục công trình công cộng nông thôn bao gồm thủy lợi, rừng chắngió, đường và nước máy ; Mở rộng cơ giới hóa nông nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp tổng hợp: tăng cường nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, nhân lực và kinh phí
Sau thập ky 80 của thé kỷ trước, bối cảnh chính sách nông nghiệp DaiLoan có sự thay đổi khá lớn: mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao dẫn.đến cơ cấu tiêu dùng phát sinh bién động; Ý thực bảo vệ môi trường của con
người được nâng cao, khiến cho môi trường sinh thái ngày cing được coi
trọng; sự phát triển của nông nghiệp quốc tế hóa và tự do hóa khiến cho nhiều
mặt hàng từ nước ngoài được nhập vào Đài Loan, tạo nên sức cạnh tranh với các sản phẩm bản địa Do những thay đổi này, chính sách nông nghiệp của
Đài Loan cũng có sự điều chỉnh tương img, từ đơn thudn coi trọng chính sách
sản xuất nông nghiệp, chính sich thị trường, giá cả chuyỂn sang cing coi
trọng cả chính sách sản xuất nông nghiệp chính sách thị trường và gichính sách môi trường nông nghiệp và chính sách xã hội nông thôn.
Kinh nghiệm của Đài Loan chứng minh: Khi đất đai dành dé khai khẩn
có hạn, cần thiết phải gia tăng sức lao động va đầu tư tién bạc, để nâng caohiệu quả sản xuất của dat dai Cùng với sự phát triển của công nghiệp, sức lao
Trang 25động nông nghiệp bắt đầu có sự chuyển hướng lớn; Cùng với sự đầu tư ngàycàng nhiều vào nông nghiệp, kha năng sản xuất của dit dai và lao động cũnggia tăng đáng kể, giúp cho nông nghiệp hiện đại tiếp tục phát triển
1.2.4 Những bài hoc rút ra từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguénnhân lực nông thôn ở các nước đối với Việt Nam
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá về chiến lược, chính
xách phát triển nguồn nhân lực một số nước trên thể giới, chúng tôi rút rađược một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Thành công của một số nước có nguồn tai nguyên nghèo như.Nhật Bản, Đài Loan trong phát triển kinh tế là biết đánh giá đúng tằm quantrọng của nguồn vốn con người và biết đầu tr vào nguồn vốn này một cách có
hiệu quả.
Thứ hai: Mô hình đào tạo nghề tại công ty như ở Nhật Ban đã giảm nhẹ
gánh nặng cho ngân sách nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động có ý thức tự giác hơn trong quá trình đào tạo và nâng cao trình độ
chuyên môn Học sinh trong độ tuổi theo học PTTH tham gia mô hình đào tạo
nghề ban đầu tại công ty và nhà trường, tọa cho đất nước nguồn nhân lực chấtlượng cao Phương thức này hướng cho học sinh có sự lựa chọn nghề ngay từkhi dang học, tránh được tình trạng đảo tạo mắt phương hướng đang diễn rà ởmột số nước châu Á, trong đó có Việt Nam
Thứ ba: © một số nước có nguồn lao động dồi đào như Trung Quốc,
Đài Loan thì nâng cao chất lượng lao động nông ngt p — nông thôn phải
gắn liền với giải quyết việc làm Chính phủ các nước này đã áp dụng phương
châm khuyến khích phát triển các xí nghiệp hương trin vừa và nhỏ xây dựng
ở các vùng nông thôn Các khu công nghiệp này đã thu hút được lượng lớn
nguồn lao động dư thừa trong nông nghiệp, giảm bớt căng thẳng về việc làm
và nhanh chóng có một khối lượng hing hoá đưa ra xuất khẩu.
Trang 26Thứ te: Trình độ khoa học công nghệ ở các nước Đài Loan, Nhật Bản phát triển được có nguyên nhân từ chính sách đầu tư vào khoa học, đào tạo,
thu hút chất xám từ nhiều nước phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế — xãhội của quốc gia, có chế độ công công nghiên cứu và phát triển được đánh giá
‘cao trong việc chuẩn bị và phân phối nguồn vốn con người
Bên cạnh ưu điểm trên trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao còn xuất hiện một số nhược điểm như sau:
“Một là: Nhược điểm chung của các nước châu A là không tạo cho họcxinh, sinh viên óc phê phán, khả năng sáng tạo mà chỉ học vet lấy điểm caotrong thi cử Kết quả của cách học này là sản sinh ra đội ngũ lao động chỉ làm.theo những chi dẫn mà ít có khả năng cải tiền và sáng tạo
Hai là: Hầu hết một số nước không chú ý phát triển đến chiều sâu cho
giáo dục, và coi trọng nghiên cứu khoa học cơ bản Tién trình đổi mới giáodục đại học diễn ra một cách chậm chap gây tâm lý bắt bình trong cả giới sinhviên và giáo viên điển hình là An Độ Kinh phí dành cho các hoạt động triểnkhai còn quá ít, trong lĩnh vực nông nghiệp lại cảng không được chú ý, đặc
biệt là đầu tư cho giáo dục nâng cao chat lượng lao động nông nghiệp Tinhtrạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao đang diễn ra phổ biến ởcác nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và nó bộc lộ rõ những hạn chế.trong quá trình hiện đại hoá Dai đa số thanh niền không muốn thi vào các
trường dao tạo khoa học cơ bản và nông học vì những nhành này khó xin vi
và mức lương thấp Nhận xét về chính sách đầu tư cho giáo dục của Thái Lan,ông Michell Camdesus, Tổng Giám đốc Ngân hàng châu A đã phê phán:
"Trong thập kỷ 80, IMF và Ngân hàng phát triển châu A đã dành nhiều khoản
cho vay wu tiên và viện trợ phát triển giáo dục cho Thai Lan Nhưng Thái Lan
it khi đề xuất phát triển chiều sâu cho giáo dục, họ thường chú ý vay dé xâydung cơ sở hạ tang phục vụ tăng trưởng ngắn hạn và trước mắt” Tình trang
Trang 27thiếu lao động có kỹ năng là một trong những nguyên nhân khiến cho một số
nước ASEAN không thể chuyển sang giai đoạn 2 của quá trình công nghiệ hoá, giai đoạn phát triển với kỹ thuật cao.
Ba là: Giáo dục đại học ở các nước Đông Nam A còn một khoảng.cách khá xa so với những yêu cầu cấp bách của xã hội và tiến trình đổi mớicủa nền giáo dục tiên tiến Mối liên hệ giữa các trường đại học ở Đông Nam
A với cộng đồng kinh doanh và xã hội chưa đủ đem lại lợi ích cho cả hai bên
Ngoài việc giảng day để cung cấp nguồn nhân lực, ít có trường đại học nào cókhả năng sản xuất, cung cấp tri (hức va công nghệ mới, giải quyết nhu cầuphát triển kinh tế xã hội của đất nước
‘Tir những bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của các nước, so sánh với thực tế ở Việt Nam chúng tôi nhận thấyrằng:
Co cấu đào tạo hiện nay của nước ta còn mắt cân đối nghiêm trọng, sự.không phù hợp giữa đảo tạo dạy nghề với nhu ucla thị trường lao động.
Lao động có trình độ phân bố không đều giữa các vùng, giữa nông thôn vàthành thị dẫn đền tình trạng này là do các nguyên nhân sau:
- Chất lượng đào tạo đều thấp ở tat cả các cap dao tạo Tư tưởng baocắp trong giáo dục và dao tạo còn nặng nề Người lao động còn trông chờ vào
Nhà nước, và ngân sách nhà nước để được tham gia vào chương trình giáo
dục và đảo tạo Ban thân người lao động chưa xác định phải tự đầu tư bao
gồm cả tiền bạc và thời gian cho chính bản thân mình.
- Người sử dụng lao động cũng chưa quan tâm nhiều đến đầu tư chogiáo dục và đảo tạo Nhà nước cũng chưa có những quy định cụ thể về đồng sóp của những người sử dụng lao động đối với sự nghiệp giáo dục vả đảo tạo nói chung và với các cơ sở giáo dục, dao tạo nói riêng,
Trang 28~ Nguyên nhân sâu xa hơn là cơ chế sử dụng người lao động, cơ chế sử
dụng người lao động hiện nay vừa mang tính chất cào bằng, vừa nặng nề vềlình thức, bằng cấp Người có năng lực thực sự khó có điều kiện phát huy.Nhận thức chưa đúng trong khi xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, chưathấm nhuằn tính đặc thù của phát triển kinh tế, xã hội nước ta, một nước nông.nghiệp, nguồn nhân lực nông nghiệp, phải được đầu tư thích đáng, nhất là về
dio tạo.
Bai học về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các nước nhắc nhở
chúng ta rằng: Muốn tăng trưởng cao và liên tục thì không thể hài lòng với
những lợi thé về nguồn nhân lực dỗi dào, giá nhân công rẻ mà quan trọng hơn
là phải chú ý phát triển nguồn lực con người (đây là nguồn tài nguyên vô tận,
là tiền đề tiên quyết để xây dựng nền kinh tế tri thức)
Chính sách phát triển nguồn nhân lực cần được định hướng đầu tư cho
công tác giáo dục và đào tạo, quan tâm đặc biệt đến lực lượng lao động sẽ
được bổ sung vào các ngành công nghiệp hiện đại, những người trực tiếptham gia vào quá trình CNH-HĐH đất nước
1.3 Những nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
về nguồn nhân lực nông thôn
Qua phân tích lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, có thể rút ra một
xố nhận xét như sau:
(1) Phát triển kinh tế nông thôn: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ déphát triển kinh tế nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang, tin dụng, đảotạo khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế
Phat triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện bằngcách diy mạnh (hâm canh tăng năng suất cây trằng vật nuôi, đưa trang thiết bịmáy móc vào trong sản xuất, chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng, thu hút nhiễu
Trang 29nguồn nhân lực Phát triển nông nghiệp với một cơ cấu tiên tiến trong đó giảm.
tỷ trọng trồng trot, tăng tỷ trọng chan nuôi.
(3) Nang cao năng lực của đội ngit cán bộ quản lý nhà nước, quản lý
doanh nghiệp và người sản xuất
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nha nước: Thường xuyên bồi dưỡng
nghiệp vụ, kiến thức quản lý và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước.
XXây dựng đội ngũ cán bộ hành chính có phẩm chất và năng lực tốt
- Đối với đội ngũ quản lý doanh nghiệp: Dao tạo nhân lực quản lý
doanh nghiệp, tạo ra đội ngũ doanh nhân có đủ trình độ và bản lĩnh để hội
nhập và cạnh tranh Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần đào tạo, đảo tạo lại
va đảo tạo kỹ năng quản lý doanh nghiệp, kiến thức pháp luật cing phương.cách thích ứng thị trường.
- Đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Bố tri, sắp xếp cán bộ phù hợp với
năng lực và chuyên môn được đào tạo.
(3) Thu hút nguén lực lao động có trình độ và tay nghề cao
- Tạo mọi điều kiện nhằm trong dụng, thu hút nguồn lực chất xám, laođộng có tay nghề, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao cho nên kinh tế,tạo động lực phát trién sản xuất kinh doanh ở các khu công nghiệp và các khusản xuất trọng điểm nông, lâm nghiệp
~ Cần thực hiện tốt các cơ chế, chính sách wu đã cụ thể cho người lao
động đồng thời đổi mới công tác tuyển dụng, bé nhiệm cán bộ trong khối kinh
doanh, đặc biệt ở các khu, cum công nghiệp khu kinh tế trọng điểm.
(4) Đào tạo nghệ cho người nông dân
- Do như cầu sử dụng đất phục vụ phát triển công nghiệp, đất nông
nghiệp thu hẹp dan, bình quân diện tích đất canh tác/đầu người thấp nên vấn
dé đảo tạo nghề cho người nông dân cần được chú trọng nhằm giảm bớt lao
động nông nghiệp và tăng lao động phi nông nghiệp, thúc đẩy quá trình
Trang 30~ Xây dựng quy hoạch đào tạo nghề cho người nông dân trên địa ban theo.hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Các chính sách đảo tạo phải được xã hội
hoá mạnh mẽ đề thu hút vốn, mở rộng hợp tác liên kết, thu hút nhân tài
“an xây dựng các danh mục nghề với thời gian đảo tạo thích hợp cóthể đáp ứng cho các ngành công nghiệp trên địa phương để thu hút lao độngtại chỗ, tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được trang bị kiến thức, kỳnăng nghề nghiệp, năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập nghiệp.
= Cần đảm bảo tỷ lệ đảo tạo trình độ lao động phù hợp với yêu cầu pháttriển kinh tế,
~ Mở rộng hệ thống, loại hình dao tạo nghề, đổi mới công tác hướng
nghiệp và tập trung dio tạo những nghề mà thị trường có nhu cầu như: Cơ
khí, điện, điện tử, chế biến nông lâm sản, nghề phục vụ đáp ứng nhu cầu thịtrường lao động trong nước và thị trường xuất khâu lao động
~ Từng bước xây dựng và hoàn thiện các trường dạy nghề theo hướng.chuẩn hoá, hiện đại hoá; Tập trung đầu tư các trường dạy nghề chất lượng
cao, trình độ cao ở các vùng trọng điểm, khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế ~ xã hội.
~ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nhằm tạo việc làm, du nhập công nghệ
và kỷ luật lao động tiên tiến.
'Với chính sách đảo tạo nghề cho người nông dân là điều kiện nâng caochất lượng nguôn nhân lực nông nghiệp sang một hướng khác, một phan tạo
ra lực lượng lao động nông nghiệp chất lượng cao, một phần chuyển nguồnnhân lực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu phù hợp vớitiến trình phát triển theo quy hoact
Trang 31Phát triển, mở rộng các làng nghé truyền thống, đặc biệt là nhữngngành nghề góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời thúc đầyquá trình chuyển đôi cơ cau kinh tế nông thôn.
Trong giai đoạn tới, cần tiền hành sắp xếp, quy hoạch lại các nghềtruyền thống trên cả nước, chọn ra những ngành nghề có tiềm năng cũng như.thể mạnh đẻ phát triển các làng nghề quy mô lớn
~ Uu tiên giải quyết mặt bằng phù hợp cho các loại hình sản xuất trong
ang nghề gắn với các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
~ Xây dựng chiến lược sản phẩm gắn với chiến lược thị trường đảm bảo
san phẩm được tiêu thụ một cách dễ ding,
- Khôi phục các nghề đang bị mai một đồng thời du nhập một số nghềmới phù hợp và cho hiệu quả cao Chính sách phát triển làng nghề truyềnthống là điều kiện giúp giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn, giúp cho
người dân nông thôn nâng cao thu nhập từ đó nâng cao đời sống hình thành
nguồn nhân lực với chất lượng cao
6)
- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp để có những định
lâng cao hiệu quả sử dụng dat nông nghiệp
hướng cụ thể nhằm nâng cao hiện quả sử dụng đất
~ Tan dụng triệt để các nguồn lực, khai thác lợi thể so sánh về khoa học,
kỹ thuật, lao động dé phát triển cây trồng, vật nuôi có tỷ suất hàng hoá cao,tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu
= Thực hiện sử dụng đắt nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên mônhoá, sản xuất hing hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh hiệu quả.
~ Nâng cao hiệu quả sử dụng dat nông nghiệp phù hợp và gắn lién vớiđịnh hướng phát triển kinh tế — xã hội của cả nước
- Cán bộ lãnh đạo và cán bộ khuyến nông cần tổ chức các buổi hội
thảo, các lớp tập huấn cũng như các buổi tổng kết, tham quan các điểm sản
Trang 32xuất điển hình nhằm giúp người dan nâng cao trình độ sản xuất hoặc có.những biện pháp khuyến khích, hỗ trợ nông dân tham gia các lớp học tậpngắn hạn về kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ kythuật mới, các giống và loại cây trồng, vật nuôi mới.
(6) Giáo duc - Đảo tao
Phat huy phương pháp dạy và học ở các cấp học, bậc học và trình độđào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, thực hiện có hiệu quả công táckhuyến học, khuyến tài Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ
{quan lý giáo dục đủ số lượng, cơ cầu hợp lý, nâng cao tỷ lệ trên chuẩn.
Tang cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, tiếp tục thực hiện có.hiệu quả chương trình kiên có hoá trường, lớp theo hướng chuẩn hoá.
Với chủ trương chính sách phát triển giáo dục đào tạo là điều kiệnthuận lợi tạo ra một đội ngũ nguồn nhân lực với trình độ học van cao từ đó sẽ.nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này
(7) Chăm sóc sức khoẻ nhân dân
- Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế đủ lượng, giỏi về trình độ chuyên.jing thời chú trọng giáo dục y đức cho đội ngũ cán bộ y tế, quan tâm
môn,
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh, đầy mạnh việc thực hiện
n và các
xây dựng chuẩn quốc gia vỀ tế xã: nâng cấp bệnh viện tuyển huy
trạm xá tuyến xã để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
= Quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Cải thiện chất lượng dn số
chất và tinh than Xây dựng gia đình theo tiêu chí: bình đẳng, 4m no, hạnh phúc.bén vững, tập trung mọi nỗ lực giảm tỷ lệ sinh một cách vững chắc, hiệu quả
- Với chính sách chăm sóc sức khoẻ người dân sẽ tạo điều kiện thuận
lợi tạo ra một lực lượng lao động với thé lực va trí lực déi dào góp phần cống.hiến cho việc phat triển kinh tế ~ xã hoi của từng địa phương Day là một điềukiện thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp và sitdụng hợp lý số lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp
Trang 33Chương 2
MỤC TIEU, DOI TƯỢNG, NỘI DUNG
VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN COU2.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu tổng quát
“Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trang và tiém năng nguồn nhân lực,
448 xuất một số giái pháp để phát triển nguồn lực lao động nông thôn đáp ứng
yêu cầu xây dựng nông thôn mới của xã Đa Tén, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
2.1.2, Muc tiêu cự thể
- Hệ thống hóa một số vấn lý luận vé phát triển nguồn nhân lực nông,
thôn mới.
- Đánh giá thực trang của nguồn nhân lực lao động trên địa bin xã Da
‘Tén, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
uất một số giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu xây dựng nông thôn mới của xã Da Tén, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân lực nông thôn của xã Đa Tốn,
huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn xã Đa Tén, huyện Gia Lam, TP Hà Nội 2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cap: Kế thừa, sử dụng các tai liệu đã được công
bồ về phát trién nông thôn mới Nghiên cứu Để án xây dựng nông thôn mới
của xã Đa Tén, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
~ Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn một số hộ theo phiếu
thôn 30 hộ để điều tra,
Trang 35Xa Đa Tén tiếp giáp với làng gốm cổ Bát Tràng và gần trường Đại học Nông.nghiệp Hà Nội nên có lợi thé lớn về thị trường tiêu thụ nông sản và ứng dung
khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Đa Tén có tổng diện tích tự nhiên 716,04 ha Địa hình xã Da Tén thuộckhá bằng phẳng, thuận lợi phát triển nông nghiệp đa dạng với các sản phẩm
có giá tị kinh tế cao như thóc nếp đặc sản, lợn nae, thủy sản, cây gia vị, rau
an toàn, hoa và cây cảnh.
312 Khí hậu, thời tiết
Xa Đa Tén mang các đặc điểm khí hậu vùng châu thổ sông Hồng:
+ Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng tử tháng 4 đến tháng 9, mùa.khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
+ Nhiệt độ bình quân năm 23,4°C, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao.
nhất là 28,8*C (tháng 7), thấp nhất là 16,2°C (tháng 1)
+ Lượng mưa trung bình hang năm từ 1600-1700mm, nhưng phân bố
không đều giữa các tháng trong nim Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến
tháng 8 với 75% tổng lượng mua, những tháng còn lại ít mưa (chỉ chiếm
Trang 36khoảng 25% tổng lượng mưa), đặc biệt là các tháng 11 và tháng 12 lượngmưa thấp.
+ Số giờ nắng trung binh/nam là I.832.9 giờ (rung bình 5,1 giờ/ngày)
Số giờ nắng cao nhất à tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số
ở nắng từ 70 đến 90 giờ
+ Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) và
gid mùa Đông Nam vào mùa nóng am.
3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Da Tôn có tông diện tích tự nhiên 716,04ha Dat daicủa xã chủ yếu là đất phù sa không được bồi hang năm của hệ thống sông.Hồng Loại đất này có thành phan cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt nhẹ.Dat không chua, lân tổng số va lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và kali dễ tiêu
cao, Các chất dinh dưỡng khác tương đổi khá, thuận lợi cho phát iễn nhiêu loại cây trồng, trồng cây hàng năm, có khả năng (hâm canh cao, tăng
hệ số sử dạng, đất
Tài nguyên mước: Nguồn nước mặt tương đối dồi dio, gồm nước trong.các ao hỗ và nước sông Tuy nhiên, nước mặt đang đứng trước nguy cơ ônhiễm đo nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý tốt Vềnguồn nước ngằm: Do ở gần sông Hồng nên nước ngằm ở xã Da Tốn thuộc.loại nước mạch nông, nước ngằm ở Đa Ton thuộc loại từ mềm đến rất mềm.nhưng hàm lượng s in phải xử lý trước khi sử dụng.
Thám thực vật: Hệ thông cây trồng phong phú đa dang, bao gồm các cây hằng năm như lúa, ngô, rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh Hệ thống cây xanh
trong các khu dân cư chiếm tỷ lệ trung bình Để phát triển nông nghiệp theo.hướng bền vũng trong tương lai cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất đểphát triển mạnh sản xuất hàng hóa và chú trọng bảo vệ môi trường
"Cảnh quan và môi trường: Đa Tén có nhiều di tích lịch sử văn hóa đãđược xếp hạng Các công trình đình chia mang đậm nét văn héa của làng quêViệt Nam Hàng năm, ở các thôn đều tổ chức các lễ hội văn hóa sinh động
Trang 371.3%4/năm Người dân Đa Tén cư trú tại 5 thôn Toàn xã có 2.851 hộ gia đình,g6m 2.037 hộ nông nghiệp; 814 hộ phi nông nghiệp.
Lao động dang làm việc trong các ngành kinh tế là 5.460 người,
đó: Nông nghiệp 3.646 người (66,78%); CN-TTCN có 1.391 người (25,48%);
Thuong mại, dich vụ, du lịch có 423 người (7.75%) Tỷ lệ lao động thiếu việc
làm là 7,3%.
trong
Lao động đã qua đảo tạo là 3.309 bằng 60,6% tổng số lao động trong
xã, đã đạt tiêu chí nông thôn mới về tỷ lệ lao động được đào tạo
Người dân Đa Tén cần cù, chịu khó trong sản xuất, tuy nhiên, xu hướnglao động trẻ, nhất là các lao động nam có sức khỏe thoát ly nông thôn di tìm kiếm việc làm ở các đô thị, khu công nghiệp ngày cảng tăng Lao động nôngnghiệp chủ yếu là lao động già và lao động nữ, trình độ chuyên môn kỹ thuật cóhạn nên hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất bị hạn chế
3.15 Cơ sở hạ ting
Giao thông
Toàn xã có 61,1km đường giao thông, đã cứng hóa được 26.2km
(42.9%) nhưng chỉ có 14.9 km còn tốt, 18,6km xuống cấp và 34,3km làđường đất Cụ thể
- Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dai Skm, đã b tông hóa 100%nhưng toàn bộ đã bị xuống cấp cần được cải tạo
- Đường trục thôn, liên thôn có tổng chiéu dài 5,2km, đã bê tông hóa
1,5km (29,2%) nhưng chỉ có 0,2km còn tốt (3,2%), có 1,3km đã bị xuống cấp.(25.9%) và còn 3,7km đường đất (70.9%) cần được bê tông hóa
- Đường làng, ngõ xóm có tổng chiều dai 27,7km, đã cứng hóa được 19,2km (69,1%) nhưng chỉ còn 14.2km còn tốt (S1,1%), có 4,9 km đã xuống,
p (17,9%) và 8,6km là đường đất, đường cấp pt
Trang 38+ Các công trình liên quan đến các tuyến giao thông gồm có: Hệ thống.rãnh thoát nước liên quan đến các trục đường hiện có 13,7km, đã kiên cổ hóađược 3,2km nhưng toàn bộ đã bị xuống cấp Hệ thống cầu cóng có cầu Lê Xá,cầu Ngọc Động cần làm lại và 01 cống qua đường qua đường liên xã (cống.Bac Hà) đã xuống cap cần được đầu tư nâng cấp Trong hệ thong giao thông.nông thôn trên đây có 8,0km giáp ao hồ, sông ngòi có nguy cơ bị sat 16, cinđược đầu tư xây dựng hệ thống kè.
+ Đường trục chính nội đồng có tổng chiều dài 23,1km, mới cứng hóa.được 0,5km (2,4) toàn bộ còn tốt 22,6km là đường đất (97,8%), không đáp
ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa.
Thuỷ lợi
+ Kênh mương,
Hệ thống kênh mương do xã quản lý có 22,1km nhưng mới chỉ kiên cố
hóa được 4km (18,1%), trong đó có 3,6 km còn tốt, 0,4km đã xuống cắp còn
lại 18,1km là mương đất Trong 18,1 km mương đắt đã có 1,1km được lập dự
án dau tư, do vậy đề án nông thôn mới cần tiếp tục kiên cố hóa 17,7km kênh.mương trong đó có 17,0km mương đắt hiện có, làm thêm 0,3 km kênh mới vànâng cấp 0,4km kênh xây xuống cấp
Cánh đồng giáp xã Bát Tring dang có nguy cơ bị ô nhiễm do nước thải
từ Cụm làng nghề Bát Tràng nhưng đã có dự án cải tạo hệ thống thoát nước
cho Cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Bát Tràng và cánh đồng thôn Khoan
“Tế chuẩn bị đầu tư với kinh phí 2.776 triệu đồng,
+ Trạm bơm
“Xã đang quản lý 5 trạm bơm tưới có tổng công suất 72.500m)h nhưng
đã toàn bộ các tram bj xuống cấp, trong đó trạm bơm Lê Xá cần được chuyển
vị tí và thay thé toàn bộ máy móc mới đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 100%
diện tích.
Trang 39Lưới điện ở Đa Tén đã ban giao cho ngành điện quản lý, 100% số hộ
được sử dụng điện lưới thường xuyên, an toàn Giá bán điện là giá bậc thang.
Hệ thống đường dây có có 36,9km gồm 5 km đường dây cao thế và31,9km đường day hạ thé Toàn bộ đường dây cao thé còn tốt nhưng so với
:22/8km
đã xuống cấp Để đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt cần
hu cị còn thiểu 1,5km, Đường dây hạ thể chi có 9,2km còn t
phải tiếp tục làm thêm 1,5km đường dây hạ thể.
Xã có 11 trạm biến áp với tông dung lượng 3.630 KVA nhưng đã có 1
trạm xuống cấp cin được cải tạo và cần lắp đặt thêm 3 trạm biển áp mới với
tổng dung lượng 1.200 KVA.
Hệ thống điện chiếu sáng công cộng ở các cụm dân cư chưa có
phi 15.900 triệu đồng (giai đoạn 1 là 5.900 triệu ding, giai đoạn 2
triệu đồng) So với nhu cầu vẫn cin tiếp tục cải tao 10 phòng học
+ Trường trung học cơ sở.
Xã có | trường THCS,
14 phòng học, các phòng còn tốt Trường THCS Đa Tốn cũng đã có dự án
1g diện tích khuôn viên 22.039 m®, Trường có
đầu tư nâng cấp với tổng kinh phí 3.000 triệu đồng
Tram y tế
Xã ó 1 trạm y tẾ xã, điện tích khuôn viên 2.12 ìm 11 phòng
chức năng, phòng bệnh nhưng tat cả đều đã xuống cấp và chưa đạt chuân
Trang 40‘Tram y tế xã cin được xây dựng lại toàn bộ và mua sắm thêm các trang thiết
bị cho các phòng chúc năng, phòng bệnh.
Nha văn hóa, khu thé thao thôn
Cả 5 thôn thuộc xã Đa Tốn đều đã có nhà văn hóa thôn, Các thôn đều
có khu thé thao thôn nhưng tat cả các công trình khu thé thao thôn đều chưa
đạt chuẩn, trang thiết bị các nhà văn hóa thôn hiện tại còn thiếu, không đáp
ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tỉnh thin của nhân dân
Tai xã Đa Tén hiện có bưu điện khu vực do ngành Bưu điện quản lý
‘Trung tâm xã và tat cá các thôn đều đã được kết nói Internet Dịch vụ Internet
ở Đa Tén phát trién khá so với nhiều xã khác ở huyện Gia Lâm
Nhà ở dân ew
Toàn xã có 2.415 ngôi nhà, trong đó có 1.047 nhà kiên cố cao ting, 448nhà xây kiên có 1 ting, 860 nhà cấp 4 Trong số 34 ngôi nhà cấp 4 có 31 ngôi
nhà của các hộ thuộc dign chính sách chưa đạt chuẩn và còn 3 ngôi nhà tạm,
3.1.6, Tăng trưởng và chuyén dịch cơ cầu kinh tế:
Trong 5 năm qua, kinh tế xã Đa Tén có phát triển khá Thu nhập trênđịa bàn năm 2005 đạt 91,362 tỷ đồng tỷ đồng (Nông nghiệp 41,132 tỷ đồng,CN-TTCN-XD 25,5 tỷ đồng, Thương mại-Dịch vụ 25 tỷ đồng) Nam 2009tổng thu nhập đạt 142,132 tỷ đồng (Nông nghiệp 55.132 ty đồng; CN-TTCN-
XD 41 tỷ đồng; Thương mai-Dich vụ đạt 46 ty đồng)