* Thơ “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiệntâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hìnhảnh và nhất là có nhịp điệu” Lê Bá Hán, Trần Đình Sử
Trang 1Câu 1
Giới thiệu được 4 thể loại nổi bật của văn học Nga thế kỷ XIX (thơ; kịch;
tiểu thuyết; truyện ngắn) (trình bày ngắn gọn đặc điểm 4 thể loại), mỗi thể loại nêu tên được 3 tác gia; mỗi tác gia nêu được một tác phẩm tiêu biểu.
* Thơ
“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiệntâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hìnhảnh và nhất là có nhịp điệu” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi, Từ điển thuật ngữ văn học)
- Đặc điểm:
+ Đặc trưng nội dung:
Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức: Tính trữtình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ : thơ lấy điểm tựa ở sựbộc lộ thế giớinội cảm của nhà thơ trước cuộc đời Con người tự cảmthấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đốivới thế giới và nhân sinh Do đó sự miêu tả sự vật, ngoại cảnh chỉ phụctùng nhiệm vụ trữ tình, bức tranh cuộc sống trong thơ không phải là bứctranh đời sống thuần túy mà là bức tranh tâm trạng, tâm cảnh
Tính cá thể hóa của tình cảm trong thơ: Thơ bao giờ cũng tựbiểu hiện cái tôi tác giả dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không Cái tôi
là yếu tố tất yếu để chiếm lĩnh đời sống, nhưng không có nghĩa rằng cáitôi chính là nội dung của thơ Nội dung của thơ phải mang ý nghĩa nhânloại : Thơ đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả (PônEluya)
Chất thơ của thơ: Chất thơ chính là chất dư ba, thơ không nói
ở những điều nó viết ra, mà nói ở những chỗ trống, chỗ trắng, chỗ imlặng giữa các chữ, các lời (ý tại ngôn ngoại)
+ Đặc trưng nghệ thuật:
Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng: Thơ biểu hiện bằngbiểu tượng mang nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có ngụ ý Biểu tượng chophép thơ không phải kể lể, không chạy theo tính liên tục bề ngoài mànắm bắt thẳng những hình ảnh nổi bật nhất, cô đọng nhất, giàu hàm ýnhất của đời sống vào mục đích thể hiện Mỗi nhà thơ có những biểutượng, vùng ngôn ngữ riêng
Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt: Thứ nhất, đó là ngôn từ cónhịp điệu Thứ hai, ngôn từ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thànhnhững khoảng lặng giàu ý nghĩa Thứ ba, ngôn từ thơ giàu nhạc tính vớinhững âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc,cách dùng vần, điệp câu, điệp ngữ
- Tác gia/ tác phẩm tiêu biểu:
Trang 2+ S.Esenin: Thư gửi mẹ
+ V.Maiakovsky: Đám mây mặc quần
+ A.S.Puskin: Con đường mùa đông
* Kịch
Kịch là một thể loại văn học tồn tại song song với hai thể loại khác
là tự sự và trữ tình Kịch bản văn học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lạivừa thuộc nghệ thuật ngôn từ
- Đặc điểm:
Xung đột kịch
+ Gạt đi tất cả những gì rườm rà, tản mạn không phù hợp với điều kiệnsân khấu, kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống là đối tượng môtả
- Kịch tính là đặc điểm nổi bật của thể loại kịch Không có xung đột, mâuthuẫn thì không có kịch tính
Hành động kịch
+ Theo Arixtot : Hành động là đặc trưng của kịch Hành động kịch chính
là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trongkhuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật Hành động kịch không phải lànhững hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một chuỗi hành động liêntục xoay quanh trục xung đột Lí luận kịch gọi đó là sự thống nhất củahành động
+ Do sự chi phối của sân khấu, cốt truyện kịch thường rất tập trung,chặt chẽ Hành động này là kết quả của hành động trước nhưng lại lànguyên nhân thúc đẩy hành động sau
+ Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật kịch là trục chính để xácđịnh tính cách nhân vật Tác phẩm kịch thường gợi lên những nhân vậtnung nấu ý chí hành động mạnh mẽ Nhân vật kịch tự khẳng định bảnchất của mình bằng hành động
Ngôn ngữ kịch
+ Hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ nhân vật.Tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phảibằng ngôn ngữ miêu tả (Gorki) Khi tiếp xúc kịch bản văn học, chúng tathấy có những lời chú thích ít ỏi của tác giả Đó thường là những gợi ýcho phương pháp dàn cảnh, cách bài trí sân khấu và diễn xuất của diễnviên
+ Ngôn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của ngôn ngữ kịch.Xen kẽ giữa hệ thống ngôn ngữ đối thoại theo sắc thái riêng đầy chấtkịch là những mẩu độc thoại của các nhân vật Ngôn ngữ độc thoại làtiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình Để nhân vật tự nói lênnhững uẩn khúc bên trong, các tác giả kịch nhằm khai thác chiều sâutâm lí cho các nhân vật
Trang 3+ Ngôn ngữ kịch là một hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động Hệthống ngôn ngữ ấy có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằngmột loạt các thao tác hành động
+ Ngôn ngữ kịch là một hình thái ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đờisống: súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính khẩu ngữ Các nhân vậtkịch đối đáp nhau một cách tự nhiên giản dị theo cách đối thoại trongđời sống hằng ngày
- Tác gia/ tác phẩm tiêu biểu:
+ N Gogol: Quan thanh tra
+ A.P.Chekhov: Vườn anh Đào
+ A.S.Puskin: Những bi kịch nhỏ
*Tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có thể hư cấu, thông qua nhânvật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn, nhữnghiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống Tiểu thuyết thường mangtính chất tường thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo một chủ
đề nhất định mà tác giả muốn truyền tải
- Đặc điểm:
+ Đặc trưng nội dung
Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến đổi,sinh thành trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân
Tính chất văn xuôi là đặc trưng tiêu biểu cho nội dung củatiểu thuyết Tính chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loạidung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong mộtthể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực,cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu củahiện thực đời sống
Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải Nhân vật tiểuthuyết xuất hiện như là con người nếm trải cảm nhận, tư duy, chịu khổđau, dằn vặt của đời
Tiểu thuyết chứa bao nhiêu cái thừa so với truyện vừa vàtruyện ngắn, nhưng chính điều đó trở thành nét đặc trưng của nhân vật
về thế giới, về đời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sựtrình bày tường tận các tiền sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệgiữa người và người, về đồ vật và môi trường, và nói chung về toàn bộtồn tại của con người…
Tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tạiđương thời của người trần thuật, bằng cách xóa bỏ khoảng cách giữangười trần thuật và nội dung trần thuật Chính khoảng cách gần gũi nàylàm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho phép ngườitrần thuật có thể có thái độ than mật, thậm chí suồng sã đối với nhân
Trang 4vật của mình, và từ đó có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, sử dụngnhiều giọng nói
Tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp Nó cóthể dung nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệthuật của các thể loại văn học khác như thơ (những rung động tinh tế),kịch (xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuậtcủa những loại hình ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanhâm), điêu khắc (sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh(khả năng liên kết cácbức màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học khác như tâm
lý học, phân tâm học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên,khoa học viễn tưởng khác v.v
+ Đặc trưng nghệ thuật
Nhân vật: Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả về nhiều mặt, tinh tế,chi tiết như con người sống Các thuộc tính của nhân vật được miêu tảtrong quá trình, trong tổng hòa mọi bình diện, từ ý thức đến vô thức, từ
tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh vật… Sự miêu tảnhân vật ở đây đạt đến tính lập thể toàn vẹn
Cốt truyện tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay nhiều tuyến, đan bệnnhiều quãng thời gian Cốt truyện có thể giàu kịch tính như tiểu thuyếtcủa Đôtxtôiepxki hay có thể pha loãng để thể hiện chất triết lý hay chấttrữ tình như L.Tônxtôi
Hoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa, phân tích rất chi tiết.Ngoài việc cung cấp không gian cho nhân vật hoạt động, làm phươngtiện bộc lộ tính cách, phân tích tâm lí, phân tích xã hội, tạo không khíchung cho tác phẩm
Ngôn từ trong tiểu thuyết là một hiện tượng phong phú Tiểuthuyết mang đậm chất văn xuôi, tức là nó tái hiện cuộc sống không thi
vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa như trong sử thi Bước vào thế giớitiểu thuyết, người đọc sẽ được tiếp cận với những gì gồ ghề, trắc trở củacuộc sống như nó đang tồn tại ngoài cuộc đời
- Tác gia/ tác phẩm tiêu biểu:
+ Dostoievsky: Tội ác và hình phạt
+ L.Tolstoy: Chiến tranh và hoà bình
+ K.Chapek: Khi loài vật lên ngôi
* Truyện ngắn
- Đặc điểm:
Truyện ngắn là một “tác phẩm tự sự cu nhỏ, nội dung của truyệnngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống, đời tư hay thế sựnhưng cái độc đáo của nó là ngắn”
Dung lượng truyện ngắn
Trang 5+ Nói về dung lượng câu chữ, hầu hết các quan niệm đều thống nhấtrằng truyện ngắn là hình thức tự sự cu nhỏ Thường thì truyện ngắn có
độ dài từ vài trang đến vài chục trang; cũng có những trường hợp đặcbiệt, mỗi truyện chỉ có chưa đầy một trang sách như loại truyện mi ni,truyện ngắn ngắn
+ Điều đặc biệt làm nên đặc trưng của truyện ngắn ở phương diện dunglượng là khả năng bao quá hiện thực rộng lớn Tuy số lượng câu chữ vàchất liệu đời sống được miêu tả hạn hẹp, nhưng truyện ngắn lại có khảnăng khái quát hiện thực lớn lao, từ một khoảnh khắc trong cuộc đời cóthể soi rọi ra cả cuộc đời, cả số phận của một lớp người, từ một nhát cắttrong quan hệ nhân sinh có thể gợi lên cả một vấn đề xã hội lớn lao.Nhân vật truyện ngắn
Cốt truyện của truyện ngắn
+ Trước hết, cốt truyện trong truyện ngắn thường được kết cấu đơntuyến Nghĩa là hệ thống sự kiện ít, được kể một cách gọn gàng, tậptrung thể hiện quá trình phát triển của một vài nhân vật, có khi chỉ làmột giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính
+ Thứ hai, trong cốt truyện của truyện ngắn, chi tiết nghệ thuật giữ mộtvai trò đặc biệt quan trọng Nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai vàphát triển đầy đặn, thông qua chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách,tâm trạng, hình dáng, số phận của nhân vật được khắc họa và bộc lộđầy đủ Nhiều chi tiết trở thành những điểm sáng thẩm mĩ của tácphẩm, có vị trí không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắnliền với những bước ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân vật
+ Thứ ba, trong cốt truyện truyện ngắn, tình huống truyện là một yếu tốgiữ vai trò hết sức quan trọng Tình huống truyện là một hoàn cảnh đặcbiệt, chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột, nghịch lí của đời sống,được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa, nhằm tạo ra cái cớ cho câuchuyện nảy sinh, tạo ra bối cảnh cho nhân vật suy nghĩ, hành động, từ
đó bộc lộ phẩm chất tính cách của nhân vật và thể hiện tư tưởng nghệthuật của nhà văn
+ Thứ tư, trong cốt truyện truyện ngắn, đoạn kết tương ứng với phần
mở nút cũng giữ vai trò quan trọng Đoạn kết là nơi nhà văn kết thúcvăn bản tác phẩm, là nơi mở nút cho bao biến cố sự kiện, nơi tình huốngđược giải quyết, và đoạn kết cũng là nơi nhà văn tập trung bút lực đểthể hiện tài năng và tư tưởng nghệ thuật của mình
Nhân vật truyện ngắn
+ Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.Nhân vật có thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng Khái niệmnhân vật trong tác phẩm văn học có khi được sử dụng để chỉ một hiệntượng, một loài vật, loài cây hay các sinh thể hoang đường được gán chonhững đặc điểm giống con người
Trang 6+ Xét truyện ngắn trong quan hệ so sánh với tiểu thuyết, nếu tiểuthuyết không giới hạn về nhân thì truyện ngắn thường có rất ít nhân vật,thường chỉ có vài nhân vật Nếu nhân vật trong tiểu thuyết được khắchọa một cách đầy đặn, tròn vẹn, với hành trình số phận, cuộc đời, thìnhân vật trong truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc, một nhát cắt trongcuộc đời con người.
Kết cấu truyện ngắn
+ Kết cấu trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng Các hìnhthức kết cấu dù phong phú và đa dạng cũng chỉ là hữu hạn trong khithực tế sáng tác thì vô hạn Tong từng tác phẩm, nhà văn có thể vậndụng nhiều hình thức kết cấu khác nhau với sự sáng tạo nghệ thuật.+ Kết cấu của truyện ngắn khá đơn giản, không chia thành nhiều tầngnhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phảnhoặc liên tưởng Trong kết cấu truyện ngắn, các nhà văn luôn nỗ lực dồnnén tư tưởng của mình vào một cốt truyện ngắn gọn, các sự kiện diễn ratrong thời gian và không gian hạn hẹp Câu chuyện được kể chủ yếuthuộc về thời gian hiện tại, cũng có khi quá khứ, hiện tại và tương laicùng đồng hiện Các thành phần trong cốt truyện được tổ chức linhhoạt, phần mở đầu và giới thiệu được giản lược đến mức tối đa, các nhàvăn chủ yếu tập trung vào giai đoạn cao trào và phần kết tác phẩm
Bút pháp nghệ thuật truyện ngắn
+ Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cu nhỏ, ngắn gọn, súc tích nhưng đòihỏi phải chứa đựng tư tưởng sâu xa và lớn lao Đó là lối hành văn ngắngọn, súc tích, mang nhiều ẩn ý; đó là cách miêu tả theo lối chấm phá,điểm nhãn Ngôn ngữ trong truyện ngắn là thứ ngôn ngữ kim cươngtuân theo những quy luật vàng khắc nghiệt Mỗi chữ, mỗi câu đều chứađựng tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả; Trong truyện ngắn không
có chỗ cho sự thừa thải, tất cả đều phải được chọn lọc đến độ tinhluyện
- Tác gia/ tác phẩm tiêu biểu:
+ A.S.Puskin: Người coi trạm
+ N.Gogol: Chiếc áo khoác
+ A.Chekhov: Một chuyện đùa nho nhỏ
Câu 2 Pushkin
Vốn văn hóa bác học và dân gian từ thời thơ ấu; Đặc điểm thơ trữ tìnhPushkin (đặc điểm phong cách nghệ thuật, những chủ đề chính trongthơ trữ tình, “nỗi buồn sáng trong”, những điểm tựa tinh thần thường
thấy trong vận động ý thức của nhân vật trữ tình, bài thơ Con đường mùa đông, Tôi yêu em); Đặc điểm văn xuôi Pushkin, truyện Người coi trạm, Con đầm Pích.
Trang 72.1 Tác giả
a Tiểu sử:
- Pushkin sinh ra trong một gia đình giàu có, bố vốn là chủ đất giàu có
su hữu rất nhiều đất đai và nô lệ, tuy nhiên Pushkin không hề quan tâmđến tài sản của gia đình mà giành nhiều thời gian để nghiên cứu ngônngữ Nga và Pháp
- Sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi áchthống trị của chế độ nông nô chuyên chế Ngay từ nhỏ, ông đã thể hiệntài năng thiên phú về văn học
- Mùa xuân năm 1820, do những bài thơ về cách mạng, Pushkin bị đàytới Sibir Tuy nhiên, nhờ sự giúp đu của những người bạn, ông chỉ phảichịu mức án nhẹ nhất là trục xuất khỏi thành phố Sankt- Peterburg vôthời hạn
- Sau đó, ông đã đi xuống miền Nam nước Nga, tới Kavkaz Krym,Moldova và Kiew Trong thời gian này, Pushkin vẫn tiếp tục sáng tácnhững tác phẩm có tầm ảnh hưởng rất lớn tới Văn học Nga TK XIX
- Cuộc đời của Pushkin cũng gắn liền với những người phụ nữ, nặng lòngvới chữ tình Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng đến phong cách sángtác của đại thi hào trong suốt cuộc đời sáng tác của mình
b Sự nghiệp sáng tác:
- Được coi là “mặt trời thi ca Nga”, Aleksandr Pushkin đã để lại cho vănhọc Nga cũng như thế giới một số lượng tác phẩm rất đồ sộ Với Puskin,tình yêu với ông là không khí, là dưung chất không thể thiếu, luôn rấtnhiệt tình và nồng cháy Bởi vậy, tình yêu là chủ đề chính yếu trong sựnghiệp sáng tác văn học của ông Pushkin đã có sáng tác rất nhiều thểloại, nhưng đặc biệt phải kể đến những đóng góp vĩ đại của ông là Thơtrữ tình - với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ
- Pushkin cũng rất thành công với thể loại truyện ngắn, có thể kể đếnPhát súng được đón nhận rất nồng nhiệt
- Bản thân Pushkin còn rất yêu thích tiểu thuyết thơ Eugene Onegin, tácphẩm này ông dành cả đời để sáng tác, tác phẩm này đã khởi xướngmột truyền thống cho các tiểu thuyết Vĩ đại Nga: đi theo một vài nhânvật trọng tâm nhưng đa dạng về tông và trọng điểm
c Phong cách sáng tác:
- Pushkin được coi là đại diện chính chủ nghĩa lãng mạn trong văn họcNga Các nhà phê bình Nga từ lâu cho rằng tác phẩm của ông đại diệncho một con đường từ trường phái Tân cổ điển, đi qua trường phái Lãngmạn để tới trường phái Hiện thực Một đánh giá khác cho rằng "ông vừa
là người theo phái Lãng mạn, lại vừa không phải"
- Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhândân Nga Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ báchkhoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”
Trang 8- Về nghệ thuật: Pushkin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng vàphát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại Đại thi hào Pushkin đóng vaitrò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga.
2.2 Bài thơ Con đường mùa đông
CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG
A.S.Pushkin
-Xuyên những làn sương gợn sóng
Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua,
Buồn rải ánh vàng lai láng
Lên cánh đồng buồn giăng xa.
Trên đường mùa đông vắng vẻ
Cỗ xe tam mã băng đi
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Đều đều khắc khoải lòng quê.
Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu:
Như niềm vui mừng khôn xiết,
Như nỗi buồn nặng đìu hiu.
Không một mái lều, ánh lửa…
Tuyết trắng và rừng bao la…
Chỉ những cột dài cây số
Bên đường sừng sững chào ta.
Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…
Trở về với em ngày mai Nhina, bên lò lửa đỏ Ngắm em, ngắm mãi không thôi Kim đồng hồ kêu tích tắc Xoay đủ những vòng nhịp nhàng,
Và xua lũ người tẻ ngắt
Để ta bên nhau trong đêm Sầu lắm, Nhina, đường xa vắng, Ngủ quên bác xà ích lặng im Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm,
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng.
1826 (Thúy Toàn dịch)
a Tư tưởng chủ đề của bài thơ? Hai đối cực tâm trạng của nhân vật
trữ tình ở đầu bài thơ "Con đường mùa đông"? Hai đối cực tâm trạng nàyđược đồng thời nhấn mạnh qua mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơnhư thế nào?
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Con đường mùa đông” được Pushkinsáng tác vào mùa đông năm 1826 Khi nhà thơ đang bị đi đày ởMikhailovskoie đã hòa với nỗi buồn chung của dân tộc sau thất bại củacuộc khởi nghĩa Tháng chạp năm 1825
=>Tư tưởng chủ đề: Trên bề mặt trải dài xuyên suốt bài thơ là nỗi
buồn và sự cô đơn, nhưng sau cùng không phải là một nỗi u sầu khôngcách nào thoát ly, mà nó hướng đến một niềm tin, hi vọng với vẻ đẹpthiên nhiên và con người nước Nga
- Hai đối cực tâm trạng:
+ Nỗi Buồn >< Niềm Hi Vọng
nhấn mạnh qua mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ:
Trang 9- Nỗi buồn : +làn sương, mảnh trăng, cánh đồng, tuyết trắng, rừng bao
la thiên nhiên lạnh lẽo, u buồn
+ Cột dài cây số, không một mái lều, ánh lửa cảnh vật vắng lặng+ Nhạc ngựa buồn tẻ âm thanh chán chường
+ Ôi buồn đau, ôi cô lẻ cảm xúc cô đơn, đau buồn của chủ thể trữtình
- Niềm vui:
+ Bài ca của người xà ích Bài dân ca thân thương tình yêu với quê nhà
+ Nhina bên lò lửa đỏ tình yêu và sự ấm áp yêu thương
b Chỉ ra mạch vận động tâm tưởng của nhân vật trữ tình hướng
tới ý thức được những điểm tựa tinh thần (hóa giải mâu thuẫn giữa haiđối cực tâm trạng để đạt tới xúc cảm hài hòa)?
Mạch vận động tâm tưởng trong bài thơ: Con người mang nỗi
buồn vẫn vượt thoát, tìm đến điểm tựa tinh thần để có được niềm hivọng vào tương lai tươi sáng
Mâu thuẫn giữa hai đối cực luôn được hóa giải tạo nên sự hài hòa
đặc trưng con người nước Nga: sự dung hòa giữa các đối cực
- Khổ 1: “khoảng trống u buồn” rọi chiếu bằng ánh sáng của mặttrăng, bất chấp “lớp sương mù gợn sóng” để “dội ánh sáng”
- Khổ 2: Nỗi buồn bao phủ khắp cả con đường mùa đông “buồn tẻ”, với
âm thanh “đơn điệu”, “mệt mỏi” của nhạc ngựa “xe tam mã” “laođi”, sự vận động hướng về phía trước, như nỗ lực thoát khỏi sự buồnchán
- Khổ 3: “bài ca của người xà ích”
Xua tan nỗi buồn bằng tình cảm thân yêu
Hai thái cực đối lập trong dải âm thanh: “nỗi buồn nặng đìu hiu” ><
“niềm vui mừng khôn xiết”
- Khổ 4: Không gian vắng vẻ, lạnh lẽo (hình ảnh “rừng và tuyết”, điệp từ
“không một”) tất cả “ngược chiều tôi”- mọi trống vắng rồi sẽ qua đi.
- Khổ 5: “Buồn tẻ, sầu đau” “ngày mai, Nhina” tương lai sẽ là mộtngày mới với những điều rất khác, nơi tình yêu thương đang chờ đợi
- Khổ 6: “Kim đồng hồ” với những “vòng quay đều đặn”: vòng lặp tẻnhạt sự vận động của thời gian Thời gian luôn xoay chuyển, sẽ “xua
đi xa lũ người tẻ ngắt”
- Khổ 7: “Sầu lắm” cùng xuất hiện với bóng hình “Nhina” Hai đối cựcđược đặt cạnh nhau, nhưng theo thứ tự “sầu lắm” “Nhina”: sau tất cảcòn ở lại chính là tình yêu và hi vọng
c Phân tích và chứng minh tính đối xứng của bài thơ "Con đường mùa đông".
- Sự đối cực giữa những hình ảnh hiu hắt buồn và ấm áp yêu thương
- Sự đối cực trong trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình
Trang 10- Sự đối xứng giữa các khổ thơ 1-2-3-4-7 (nỗi buồn chủ đạo) và 5-6(niềm hi vọng soi sáng)
- Sự đối xứng giữa đầu và cuối bài thơ: đầu cuối tương ứng: sương vàtrăng Nỗi buồn không khép kín mà nó không ngừng chảy trôi, bởi nỗibuồn chính là một lẽ tất yếu của một con người giàu tình cảm và biếtsuy tư Nếu không biết buồn đau, cũng chính là một loại thờ ơ với chínhbản thân, dân tộc và cả những vẻ đẹp cần được trân trọng
2.3 Tôi yêu em
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
"cô", mà dùng từ "em" trong kết hợp "tôi - em"?
- “Tôi yêu em” vốn không phải là tên do Pushkin đặt Bài thơ vốn không
đề Trong thơ ca, có nhiều trường hợp như vậy, và khi ấy, bài thơ sẽđược gọi bằng câu thơ đầu tiên Trường hợp “Tôi yêu em”, bài thơ đượcgọi bằng điệp ngữ được lặp lại ba lần trong bài thơ bởi nó mở ra ngay ởdòng đầu tiên của bài
- Thúy Toàn dịch “Tôi yêu em” thực tế không hoàn toàn chính xác Câuthơ để chính xác phải được dịch là “Tôi đã yêu cô”
Trong tiếng Nga, có 2 đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 số ít với 2 sắc thái đốicực:
+ một là sắc thái thân mật, gần gũi (thường dịch là anh –em);
+ hai là sắc thái trang trọng, xa cách (thường dịch là bà, cô, ngài, )
“Cô” được sử dụng với thái độ trân trọng, giữ khoảng cách
- Lí do dịch giả sử dụng tôi - em thay vì tôi- cô là bởi lẽ cặp từ xưng hôtôi- cô không mang nhiều sắc thái tình cảm nam nữ, có thể chỉ manghướng xã giao hoặc thậm chí với ý thù địch
Nếu sử dụng cặp từ anh-em thì lại quá thân mật, mâu thuẫn với nộidung chủ đạo của bài thơ
Trang 11 Cặp “tôi-em” vừa mang ý vị trang trọng, vừa tạo nên tình cảm trầmlặng mà tha thiết, không quá suồng sã vồ vập Ngoài ra từ tôi - em còntạo cảm giác sùng bái, tôn vinh người mình yêu, với tâm thế vị tha và hisinh, đồng thời vẫn giữ được cái tôi của mình, không đánh mất bản thân.
định hướng thời gian là ở tương lai: nghĩa là việc đoạn tuyệt tình cảmvẫn nằm trong mong muốn, dự định, chứ chưa chắc chắn nhân vật trữtình sẽ làm được, bởi tình cảm này quá sâu đậm, khó quên
b Ba câu thơ 5, 6, 7 cùng chung cấu trúc thế nào? Nhấn mạnh
cực nào trong đối cực tâm trạng? Cực kia có mất đi không? Nhận xét vềđịnh hướng thời gian của 3 câu thơ này Câu thơ 5-6 phân biệt thế nàovới câu 7? So sánh các sắc thái tình cảm ở câu 5-6 với câu 7 Nhận xét
về giọng điệu và sự thay đổi giọng điệu trong 3 câu thơ này
- Cả ba câu đều có chung cấu trúc có 2 vị ngữ, 2 vế song hành với nhau,
bổ sung thống nhất cho nhau dù là hai mặt đồng nhất hay đối lập
“Không lời”- “Không hi vọng”
- Cặp 5,6 phân tách với câu 7 tạo nên sắc thái tình cảm khác biệt+ Câu 5-6 là lời giãi bày, miêu tả trạng thái tình cảm- câu 7 là lời khẳngđịnh tình cảm
+ Câu 5,6 vẫn là sự đấu tranh giữa lí trí và tình cảm, lí trí nhắc nhởkhông nên có hi vọng, không nên cất lời, nhưng tình cảm tạo nên nhữngđợt sóng cảm xúc chao đảo: rụt rè- ghen tuông
- Giọng điệu của câu 5-6 thiên về một cảm xúc bản năng nhất của ngườiyêu và muốn được đáp lại tình yêu mà không có tư cách, vì thế câu thơvừa có chút hờn dỗi, bức bối, vừa ngậm ngùi, xót xa >< Giọng điệu củacâu 7 là một người sau tất cả mọi xúc cảm, chỉ còn lại duy nhất mộtđiều quan trọng nhất: tôi yêu em, vì thế câu thơ bình thản và dứt khoát,quay đầu với sự rối bời của cơn bão tâm tư
c Vì sao hàm ý so sánh đã chớm ở câu 7 lại đột ngột bị bỏ lửng
ở câu 8 (hay chỉ ứng với cả câu chứ không ứng với phần nào tách biệt
Trang 12d Trọng tâm của lời cầu chúc ở câu 8 là gì và nó đột ngột hóa giải mâu thuẫn giữa các đối cực tâm trạng thế nào? Nhận xét về từ
"người khác" kết thúc bài thơ và định hướng thời gian của câu thơ cuối
- Trọng tâm lời cầu chúc ở câu 8 là “cô/em được yêu”: chỉ cần em đượcyêu thương, thì có là tôi hay người khác cũng đều là điều tốt đẹp nhất
- Lí trí và tình cảm tưởng chừng luôn mâu thuẫn, đối chọi, nay đã tìmđược điểm giao thoa và đích đến cuối cùng: Lí trí bảo tôi hãy từ bỏ em,tình cảm cũng nói rằng yêu chính là để em được hạnh phúc, dù là bênngười khác
- Từ “người khác” là một từ đơn giản nhưng chứa đựng một sức mạnhnội tâm của nhân vật trữ tình, đủ tình cảm và sự quyết liệt với chínhmình để nói ra được hai chữ đó Yêu là muốn chiếm hữu, muốn ở bênngừoi mình yêu, nhưng nay tình yêu của tôi chỉ có thể trao cho em vàotay người khác một lựa chọn đầy đau đớn, và cũng đầy nhân văn.
- Lời cầu chúc cho em hướng đến tương lai: vào một thời điểm thích hợp,
để nhân vật tôi có thể thanh thản nhìn em yêu người khác
e Bài thơ thể hiện đặc trưng phong cách nghệ thuật thơ trữ tình Pushkin thế nào? Rút ra những đặc điểm nổi bật của thơ tình yêu
Pushkin
- Xúc cảm cụ thể chân thực bắt nguồn từ những trải nghiệm phong phúcủa chính tác giả
- Thể hiện vẻ đẹp đa dạng, tinh tế của tâm hồn con người
- Tính đối xứng và sự hài hoà giữa các đối cực
- Tình yêu gắn với cao thượng, nhân văn chứ không bi luỵ, thiếu lí trí
- Nỗi buồn không bị chối bỏ hay tô đậm mà là một “nỗi buồn sángtrong”, buồn nhưng vẫn hướng đến ánh sáng tích cực của tương lai
g Đặc điểm chung của thơ trữ tình Pushkin Hãy nêu và lý giải
khái quát 3 đặc điểm chung của thơ trữ tình Pushkin
- Sự hài hòa giữa các đối cực: ông tạo nên sự hài hoà của một chỉnh thểđộng qua vận động tâm tưởng của nhân vật hóa giải mâu thuẫn giữacác đối cực tâm trạng Kết cấu đối xứng tạo ấn tượng hài hòa bên ngoài,khuynh hướng hóa giải mâu thuẫn giữa các đối cực kiến tạo sự hài hòanội tại
- Nỗi buồn không bị chối bỏ hay tô đậm mà là một “nỗi buồn sángtrong”, buồn nhưng vẫn hướng đến ánh sáng tích cực của tương lai
- Thể hiện vẻ đẹp đa dạng, tinh tế của tâm hồn con người, từ đó tạo nên
tư tưởng vừa cao cả vừa trần thế, hướng đến cái nhân văn, tốt đẹp
2.4 Truyện ngắn: Người coi trạm
Tóm tắt:
Người coi trạm – kẻ độc tài của giao thông>< Nhân vật “Tôi”nói đây là người có trách nhiệm trong công việc Khi bước chân vào trạm