1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm tam lí xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Tam Lí Xã Hội Của Sinh Viên Và Những Yếu Tố Ảnh Hưởng
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi két thúc quá

Trang 1

I Lí thuyết

1 Khái niệm sinh viên đại học

Sinh viên nghĩa là người làm việc, người tìm kiếm, khái thác tri thức, sinh viên

là những người đang chuẩn bị mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của

họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi két thúc quá trình học trong các trường nghề

 Các đặc điểm cơ bản của sinh viên:

- Đã tốt nghiệp PTTH, đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn tại các trường ĐH, CĐ

- Là những người năng động nhạy cảm, sẵn sàng tiếp thu cái mới

- Là lớp người có trí tuệ và ưu tú, tài năng, sáng tạo… và sẽ trở thành người trí thức của đất nước

- Đang hình thành và khẳng định nhân cách, tự lập, độc lập, nhu cầu khẳng định phát triển khá cao

Trang 2

2 Thời kì chuyển tiếp của sinh viên

a Giới hạn tuổi thanh niên: Giai đoạn thanh niên có sự phân định tương đối về: tuổi đời, thể chất, hoàn cảnh xã hội, phát triển tâm lí

 Về tuổi đời: Từ 15-25 tuổi trong đó"

 Từ 15-18 tuổi → thanh niên mới lớn

 Từ 18-25 tuổi → thanh niên trưởng thành

 Về thể chất:

 Cơ thể phát triển hoàn thiện

 Có sức khỏe tốt

 Về hoàn cảnh xã hội:

 Có vị thế trong xã hội

 Có tiếng nói trong nhà trường và xã hội

 Về phát triển tâm lý:

 Định hình tính cách, biết cách rèn luyện cảm xúc

 Tôn trọng sự khác biệt, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu,

b Sự chuyển đổi vai trò thời kỳ chuyển tiếp của thanh niên

 Sự chuyển đổi vai trò thời kỳ chuyển tiếp của thanh niên trong các mối quan

hệ xã hội:

 Trách nhiệm của công dân

 Dần trở thành lực lượng lao động của xã hội

 Địa vị của người trưởng thành

 Sự chuyển đổi vai trò thời kỳ chuyển tiếp của thanh niên trong mối quan hệ gia đình:

 Tự quyết các vấn đề của cuộc sống: MQH bạn bè, học hành, tình yêu,

 Dần có tiếng nói trong gia đình

 Có bổn phận chăm sóc, tham gia kèm cặp các em nhỏ trong nhà, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa… ở những gia đình neo đơn, hoàn cảnh khó khăn → thanh niên như trụ cột của gia đình

 Những bạn đã nghỉ học thì có trách nhiệm đi lao động, đi làm kiếm thu nhập cho cá nhân, gia đình

Trang 3

3 Đặc điểm tam lí xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng

Những đặc tính tâm lý xã hội của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến những đặc tính đó

 Sự phát triển thể chất của thanh niên:

 Thể lực sung mãn nhất đời người, sức khỏe cá nhân đạt đến mức cao nhất

 Các phản xạ nhanh nhạy nhất, ít bị bệnh tật nhất đời người

→ Thanh niên là mùa xuân của đời người

 Sự phát triển về hoạt động nhận thức:

 Hoạt động nhận thức diễn ra ở cường độ cao: tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, đều được huy động tối đa thuận tiện cho việc học tập, nghiên cứu

 Biết tổ chức ghi nhớ để có trí nhớ dài hạn, tư duy tốt như: óc phân tích, tổng hợp; tính độc lập, khả năng phê phán, khả năng khái quát vấn đề, sáng tạo và vận dụng KT vào thực tiễn nghề nghiệp

 Khả năng tưởng tượng sáng tạo cao

→Xây dựng những hình ảnh mới → Lĩnh hội tốt các kiến thức có tính chất trừu tượng ở đại học

 Sự phát triển về tình cảm:

 Sự phát triển tình cảm ở thanh niên phong phú, sâu sắc, bền vững Trong đó tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ phát triển tích cực nhất

 Tình bạn ở tuổi thanh niên:

 Có chung chí hướng

 Tính cảm xúc cao

 Mối quan hệ bền vững, lâu dài

 Tình bạn nam - nữ có thể dẫn đến tình yêu, hôn nhân

 Tình yêu tuổi thanh niên:

 Tình yêu nam - nữ là sự kết hợp giữa sự say mê, cuồng nhiệt, đằm thắm giữa tình yêu và tình dục với trách nhiệm xã hội

 Dấu hiệu của tình yêu:

 QUAN TÂM chăm sóc đặc biệt

 Muốn được GIÚP ĐỠ người mình yêu

 Được ở BÊN CẠNH người mình yêu và được người mình yêu chăm sóc

 TIN TƯỞNG vào người mình yêu

 Tình yêu có thể được thúc đẩy bởi nhiều định hướng giá trị khác nhau:

 Yêu vì đẹp

 Tình yêu - tình bạn

 Tình yêu - lợi dụng

 Tình yêu - trò chơi

Trang 4

 Tình yêu vị tha

 Sự phát triển tự ý thức

 Các mặt biểu hiện tự ý thức:

 Cá nhân tự NHẬN THỨC về bản thân mình: dáng vẻ bề ngoài, vị trí, quan

hệ xã hội, phẩm chất đến năng lực

 Có THÁI ĐỘ với bản thân, tự NHẬN XÉT, tự ĐÁNH GIÁ: hài lòng hoặc không hài lòng, tự tin hoặc tự ti

 Xác định mục đích phấn đấu, tự ĐIỀU KHIỂN, tự ĐIỀU CHỈNH hành vi theo mục đích tự giác

 Có khả năng tự GIÁO DỤC, tự HOÀN THIỆN bản thân

 Đặc điểm tự ý thức của sinh viên:

 Có khả năng đánh giá khách quan về bản thân

 Có khả năng tự điều chỉnh, tự thu nhập các hoạt động tâm lý

→ Sự phát triển tự ý thức của sinh viên là biểu hiện của sự phát triển nhân cách người lao động trong tương lai Sự đánh giá khách quan về bản thân giúp sinh viên nhận thức rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp

 Hình ảnh thân thể: là một thành tố quan trọng trong ý thức của tuổi thanh niên và đây chính là một trong những đặc trưng tâm lí điển hình của lứa tuổi này

 Khả năng tự đánh giá bản thân:

 Đánh giá bản thân chủ yếu dựa vào nhận thức của mình

 Có sự phản tỉnh về các phẩm chất tâm lí của mình

 Sự đánh giá của thanh niên có chiều sâu và khái quát (định hướng sự trưởng thành theo một mục tiêu xác định)

 Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo:

 So sánh mức độ kì vọng, mong muốn của mình với kết quả đạt được

 Tự đánh giá các phẩm chất tâm lí của mình là so sánh, đối chiếu với ý kiến đánh giá của người xung quanh về bản thân

 Tính tự trọng của thanh niên

 Không chấp nhận sự đánh giá không đúng về mình

 Không chấp nhận sự xúc phạm đến các giá trị sống và hạ thấp nhân cách của mình

 Sự khác biệt giữa “tự trọng” và “tự kiêu” : một số sinh viên đánh giá không đúng về bản thân mình (quá cao hoặc quá thấp) Từ đó có thái độ không đúng với bản thân với người khác Sự tin tưởng bản thân một cách quá mức

và thiếu căn cứ thường gây khó chịu, xung đột và thất vọng từ phía người lớn

 Lí tưởng sống và tính tích cực xã hội của thanh niên

 Sự hình thành lí tưởng sống và kế hoạch đường đời của thanh niên

Trang 5

 Lý tưởng sống: hình thành và phát triển mạnh ở tuổi thanh niên

 “Hình mẫu người lí tưởng” có tính khái quát cao về các phẩm chất tâm lí, nhân cách điển hình của nhiều cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động, nghề nghiệp, được thanh niên quý trọng và ngưỡng mộ, noi theo

 Lý tưởng của thanh niên có lí tưởng nghề và lí tưởng đạo đức cao cả

 Kế hoạch đường đời: vấn đề nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề (vấn

đề lớn của tân sinh viên)

 Tính tích cực xã hội: Tuổi thanh niên có tính tích cực xã hội rất cao và được thể hiện qua nhiều khía cạnh

 Nhu cầu tinh thần cao

 Hứng thú nhận thức và hứng thú tham gia các hoạt động xã hội

 Phạm vi hoạt động xã hội của thanh niên rất rộng

 Xu hướng và các kiểu nhân cách sinh viên:

 Kiểu 1: Là những sinh viên học tốt, xác định mục đích học tập rõ ràng, tích cực tham gia hoạt động NCKH

 Kiểu 2: Là những sinh viên học khá, học tốt một số môn, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, gắn bó với tập thể lớp

 Kiểu 3: Là những sinh viên đạt kết quả xuất sắc trong học tập, hiểu biết rộng

về nhiều lĩnh vực, say mê KH, có năng khiếu nào đó, nhưng không hứng thú tham gia phong trào

 Kiểu 4: Sinh viên học tập trung bình, có thể là khá do vì quan tâm và dành nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội nên ảnh hưởng đến kết quả học tập; gắn bó với tập thể bằng các hoạt động xã hội

 Kiểu 5: Là những sinh viên học trung bình hoặc yếu hơn một chút; không tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, ít tranh luận xêmina

 Kiểu 6: Là những sinh viên có học lực yếu do ham chơi

Trang 6

4 Phương pháp học tập nhóm của sinh viên đại học

 Định nghĩa và vai trò của phương pháp học nhóm:

 Định nghĩa:

 Là cách thức học tập của nhóm người có sự phối hợp, thống nhất, chặt chẽ với nhau → cùng nhận dạng, phân tích và luận giải các vấn đề học tập đặt ra

 Từ đó, lĩnh hội, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao

 Vai trò:

 Rèn cho sinh viên khả năng hợp tác, chia sẻ, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức

 Phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm

 Lĩnh hội tri thức chắc hơn, lâu hơn

 Học hỏi cách thức, phương pháp, kinh nghiệm học tập của các thành viên khác

 Ưu điểm:

 Góp phần xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập cá nhân, tạo nên sự gắn kết trong một

“cộng đồng” bởi trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ

đó yêu cầu giải quyết và để giải quyết cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập thể

 Tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khác thông quan phần trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh

 Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể

 Rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá nhân, khả năng làm cho người khác hiểu mình - đây là điểm yếu của đa số sinh viên hiện nay

 Hạn chế:

 Học tập theo nhóm có thể gây ồn trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục rèn luyện kỹ năng hoạt động hợp tác trong nhóm cho sinh viên

 Nhiều sinh viên không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là với bạn

 Trong nhóm có thể có 1 số sinh viên tích cực, một số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm

Trang 7

 Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận của nhóm Vì vậy giảng viên cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò

 Quy tắc trong học tập nhóm:

 Định hình một mục tiêu chung, rõ ràng

 Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên

 Kiểm soát tốt các vấn đề bất đồng trên cơ sở cộng tác để thay đổi và phát triển

 Luôn kích thích các ý tưởng sáng tạo và khả năng dẫn dắt

 Tự kiểm tra và liên tục cải tiến các quy trình, hoạt động thực tiễn và sự tương tác của các thành viên trong nhóm

 Giao tiếp hiệu quả

 Tôn trọng

 Đề cao vai trò cá nhân

 Gắn kết

 Kỹ năng bổ trợ trong học tập theo nhóm

 Lắng nghe

 Chất vấn

 Thuyết phục

 Tôn trọng

 Chia sẻ

 Trợ giúp

 Phương pháp thiết lập và tổ chức học nhóm

 Thiết lập nhóm

 Thực hiện hoạt động nhóm

 Báo cáo sản phẩm và rút kinh nghiệm hoạt động nhóm

Trang 8

5 Phương pháp viết bài tiểu luận

 Khái niệm:

 Bài luận là bài viết trình bày quan điểm, nghiên cứu của cá nhân theo một chủ đề, chủ điểm nhất định có liên quan đến một lĩnh vực, một học phần cụ thể Chủ đề của bài tiểu luận phụ thuộc vào học phần và giảng viên, thầy cô

có thể đưa ra các chủ đề tiểu luận cố định, hoặc đưa ra nhiều vấn đề để sinh viên lựa chọn Trong trường hợp, khuyến khích tính cá nhân, tính sáng tạo, thầy cô sẽ cho người học được tự do thiết kế chủ đề tiểu luận

 Nội dung bài tiểu luận cần được viết theo cấu trúc chung bao gồm: mở đầu, phần nội dung của tiểu luận, phần kết luận

 Phần mở đầu: Đặt vấn đề rõ ràng, ngắn gọn

 Phần nội dung: Nội dung cần phân tích, triển khai thành các vấn đề, ví dụ như nội dung 1 - lý thuyết chung, nội dung 2 - thực trạng vấn đề nghiên cứu, nội dung 3 - giải pháp, kiến nghị , cách diễn đạt có thể là quy nạp hoặc diễn dịch Đây chỉ là gợi ý, bài tiểu luận có thể viết theo nhiều cấu trúc khác nhau, tuy nhiên cần có sự logic, khoa học, hợp lí, các vấn đề cần được lập luận, lấy dẫn chứng và có sự minh chứng Với một số nội dung mang tính lý luận, cần có sự trích dẫn nguồn tham khảo

 Phần kết luận: Khái quát lại những vấn đề đã trình bày một cách xúc tích, cô đọng, và khẳng định lại ý chính của bài tiểu luận

 Những lưu ý khi viết bài tiểu luận:

 Sinh viên không ghi chép lại những lời giảng của thầy cô, viết lại y nguyên nội dung của giáo trình hoặc copy y nguyên các nội dung từ sách vở, nguồn nguyên liệu trên internet

 Sinh viên cần phải tham khảo tài liệu, giáo trình… và diễn đạt lại theo ý hiểu của mình, sắp xếp theo logic của mình sao cho phù hợp, không sai về mặt bản chất Với một số nội dung các khái niệm, các nhận định, các đặc điểm, bản chất của vấn đề khó diễn đạt lại theo ý của mình, thì cần có trích dẫn, sau đó đưa ra những lập luận, cách hiểu của bản thân

Trang 9

6 Kĩ năng của sinh viên đại học

1 Kỹ năng phát triển bản thân

 Khái niệm:

 Phát triển bản thân không bắt buộc mỗi người phải nỗ lực và cố gắng tranh đấu để trở thành người giỏi nhất hay người có năng lực nhất

 Mà phát triển bản thân chú trọng đến hành trình hướng đến và phấn đấu để đạt được chính mình tốt hơn ngày hôm qua, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội cũng như với công việc của mỗi người

 Bốn nhóm nền tảng để phát triển bản thân:

 Nền tảng về giá trị

 Nền tảng về thái độ

 Nền tảng về kiến thức

 Nền tảng về kĩ năng

 Yếu tố quyết định sự thành công trong phát triển bản thân

 Vượt qua giới hạn an toàn

 Nghiêm túc với mục tiêu của bản thân

 Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân cụ thể

 Xây dựng lộ trình phát triển bản thân

 Biết rõ mong muốn gì của bản thân

 Chủ động học hỏi và tìm kiếm

 Tham gia khóa học phát triển bản thân

2 Kỹ năng tự học

 Ý nghĩa và tầm quan trọng của tự học:

 Tầm quan trọng: cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để mang lại thành công trong tương lai là rất cần thiết

 Ý nghĩa của việc học: học để thể hiện tình yêu thương, học để nâng cao khả năng tự học và tiến bộ theo thời gian; áp dụng kiến thức vào trong cuộc sống

 Giá trị của việc học: Giá trị đối với cá nhân; gia đình; xã hội

 Tự học là yếu tố cơ bản để xây dựng xã hội học tập:

 Tự học làm cốt

 Trường đời là trường đại học lớn nhất đối với mọi người

 Tích lũy tri thức, tu dưỡng đạo đức là mục đích cao cả của tự học

 Truyền thống hiếu học là năng lượng lớn nhất để duy trì tự học

 Các chiến thuật học tập hiệu quả:

 Sử dụng phương pháp SQ3R

Trang 10

 Survey (quan sát tổng thể)

 Question (đặt câu hỏi)

 Read (đọc)

 Recite (Trả bài)

 Review (Ôn tập)

 Một số phương pháp khác:

 Đảm bảo không gian học tập

 Lập kế hoạch học tập

 Chọn thời gian học phù hợp

 Sắp xếp đối tượng hợp lý

 Đặt mục tiêu rõ ràng

3 Kỹ năng quan sát, phân tích và đúc kết

 Kỹ năng quan sát:

 Khái niệm: là khả năng nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng

 Vai trò: là hành động có chủ đích và vận dụng các giác quan giúp ta thu nhập, phân tích chính xác vấn đề đạt được mục đích

 Phương pháp rèn luyện: học cách quan sát, lưu giữ hình ảnh, rèn luyện sự nhạy bén của các giác quan

 Kỹ năng phân tích:

 Khái niệm: là khả năng để hình dung, làm rõ, khái niệm hóa các vấn đề phức tạp và đơn giản bằng cách đưa ra các quyết định hợp lý cho các thông tin sẵn có

 Kỹ năng phân tích có: tư duy trực quan, tư duy phản biện, khả năng thu nhập

và xử lý thông tin

 Vai trò:

 Thu thập tất cả các dữ liệu thông tin và báo cáo

 Giải quyết triệt để các vấn đề phức tạp

 Chốt và đưa ra những quyết định quan trọng

 Tóm tắt các dữ liệu để thống kê

 Xác định xu hướng mà mình muốn theo

 Hợp lý các quy trình có trong công việc

 Thực hiện dự án đề ra một cách có hiệu quả

 Phương pháp rèn luyện:

 Luôn bắt đầu phương pháp đọc chủ động, và đọc sách nhiều

 Hãy bước ra ngoài và đi dạo một vòng

 Thực hành kỹ năng toán học

 Thêm những trò chơi đòi hỏi tư duy cao

 Xây dựng những cuộc trò chuyện

4 Kỹ năng giao tiếp

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w