1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cơ sở văn hóa việt nam chủ đề sự khủng hoảng văn hóa trong showbiz việt

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự “Khủng Hoảng Văn Hóa” Trong Showbiz Việt
Tác giả Phạm Châu Anh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 439,28 KB

Nội dung

Tuy nhiên, khái niệm “văn hóa” được sử dụng nhiều nhất, thậm chí được đánh giá cao bởi quốc tế là định nghĩa của UNESCO – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc, cụ thể

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM TIẾNG ANH

TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ: SỰ “KHỦNG HOẢNG VĂN HÓA” TRONG SHOWBIZ

VIỆT

Họ và tên: Phạm Châu Anh

Mã sinh viên: 725701020 Lớp: A1_K72

Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2022

Trang 2

Trang này để đính kèm kết quả check đạo văn.

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

1 Tìm hiểu chung

1.1 Khái niệm chung về “văn hóa”

1.2 Khái niệm chung về “showbiz”

1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và showbiz

1.4 Khái niệm chung về “khủng hoảng văn hóa”

2 2 Thực trạng “khủng hoảng văn hóa” trong showbiz Việt hiện nay

2.1 Khủng hoảng văn hóa trong văn hóa phẩm

2.2 Khủng hoảng văn hóa trong giới văn nghệ sĩ, giới thần tượng

3 Nguyên nhân gây nên thực trạng “khủng hoảng văn hóa” trong showbiz Việt hiện nay

4 Giải pháp

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

-

-MỞ ĐẦU

Với nội dung trên, bài luận được trình bày theo mạch sau:

1 Tìm hiểu chung về các khái niệm

2 Thực trạng “khủng hoảng văn hóa” trong showbiz Việt hiện nay

3 Nguyên nhân gây nên thực trạng “khủng hoảng văn hóa” trong showbiz Việt hiện nay

4 Giải pháp

Trang 5

NỘI DUNG

1 Tìm hiểu chung

Phần này sẽ giới thiệu chung một số định nghĩa về văn hóa, showbiz, mối quan hệ giữa

chúng và một số khái niệm khác liên quan.

1.1 Khái niệm chung về văn hóa

“Văn hóa” là một cụm từ quen thuộc, xuất hiện từ rất sớm và được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống Do có sự nhìn nhận và xuất phát điểm khác nhau nên từ khi xuất hiện đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về “văn hóa” bởi các tổ chức hoặc là các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, khái niệm “văn hóa” được sử dụng nhiều nhất, thậm chí được đánh giá cao bởi quốc tế là định nghĩa của UNESCO – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc, cụ thể là: “Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; Văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin.”

Có thể nói, định nghĩa trên đã bao quát được bản chất và khái niệm của văn hóa

1.2 Khái niệm chung về showbiz

“Showbiz” là một thuật ngữ tiếng Anh, là viết tắt của cụm từ “Show & Business” Trong tiếng Anh, “show” (danh từ) có nghĩa là chương trình giải trí, chương trình biểu diễn giải trí còn “business” (danh từ) có nghĩa là kinh doanh, thương mại Theo như từ điển Oxford thì “showbiz” có nghĩa là “Biểu diễn và Thương mại”, được định nghĩa là tất cả các khía cạnh của ngành công nghiệp giải trí Ngoài ra, theo một cách diễn đạt khác thì “showbiz” còn có nghĩa là “show new release” và được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1850 ở Châu

Âu, nhưng mãi tới thế kỷ 20 thì cụm từ này mới được sử dụng phổ biến Theo từ điển Anh – Việt thì “showbiz” cũng được định nghĩa là “công nghiệp giải trí” (entertainment industry), nhưng lại thường được biết đến với một định nghĩa hàn lâm hơn là “giới giải trí” (entertainment) Tuy nhiên, dù có được định nghĩa như thế nào đi chăng nữa thì showbiz luôn được dùng để ám chỉ các ngành công nghiệp giải trí, trong đó có rất nhiều các khía cạnh khác nhau như khía cạnh của các doanh nghiệp, bao gồm quản lý, sản xuất, đơn vị phân phối… đến các cá nhân tham gia hoạt động và sáng tạo nghệ thuật như diễn

Trang 6

viên, ca sĩ, người mẫu, nghệ sĩ… ;thậm chí là cả những kỹ thuật viên phục vụ trong giới giải trí như hóa trang, trang điểm, làm tóc, thiết kế thời trang… Hiện nay, trong ngành giải trí hiện đại, định nghĩa về “showbiz” đã được mở rộng thêm; còn bao gồm thêm ngành thời trang (tạo xu hướng, thời trang) và mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ những nghiên cứu đã được đầu tư trong ngành giải trí

Bên cạnh thuật ngữ “showbiz” thì còn có thêm một số thuật ngữ liên quan khác đã được sản sinh ra như là “Cbiz” – ký hiệu của ngành công nghiệp giải trí ở Trung Quốc hay

“Kbiz” – ký hiệu của ngành công nghiệp giải trí ở Hàn Quốc Tương tự như vậy thì

“Vbiz” là từ viết tắt của showbiz Việt Nam, cụ thể hơn là ngành công nghiệp giải trí của đất nước Việt Nam và tất cả những vấn đề liên quan tới ngành công nghiệp giải trí của nước ta thì đều thuộc phạm trù từ ngữ của “Vbiz”

Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ hiếm gặp khác như là “showbiz quân chủ” của Anh hay “showbiz chính trị” của Mỹ được nhắc đến trong một số tác phẩm như là “Đế quốc Showbiz và văn hóa bình dân” của M.Mackenzie hay trong cuốn “Giới Showbiz chính trị trong đời sống chính trị Hoa Kỳ” Của K.Brownell…

1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và showbiz

Có thể nói, bên cạnh mục đích thương mại và giải trí thì showbiz còn là phương tiện để quảng bá văn hóa của một quốc gia, một đất nước tới thế giới bằng phương tiện truyền thông Không chỉ thế, showbiz còn có ảnh hướng rất lớn đến đám đông quần chúng và tạo nên hiệu ứng đám đông Chính những văn hóa phẩm mà showbiz tạo ra và định hướng hay những văn nghệ sĩ, những người thuộc giới giải trí nói chung là những nguồn nguyên nhân ảnh hưởng tới thị hiếu, cảm xúc và cảm nhận cũng như sự tiếp thu văn hóa của công chúng… Nói tóm lại, showbiz đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện văn hóa và thay đổi văn hóa Tuy nhiên, showbiz lại chỉ thể hiện được một phần khía cạnh nào đó của văn hóa vì mục đích chủ yếu của nó vẫn là văn hóa thương mại Hay nói theo cách khác, các sản phẩm của showbiz chính là con đẻ của nền kinh tế thị trường chứ không phải là đứa con của văn hóa đích thực

1.4 Khái niệm chung về “khủng hoảng văn hóa”

Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung đã đưa ra quan điểm như sau về “khủng hoảng văn hóa”: “Văn hóa là yếu tố bên trong, chiều sâu của xã hội, văn hóa nào thì xã hội đó Chúng ta thường lo lắng về khủng hoảng kinh tế, nhưng thật ra khủng hoảng văn hóa còn đáng sợ hơn nhiều Vì một chu kỳ của khủng hoảng kinh tế thường chỉ khoảng 5-10 năm, nhưng để “giải độc” văn hóa thì có khi phải mất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.” Theo như một số định nghĩa nói chung thì “khủng hoảng văn hóa”, nói chung, có nghĩa là “kết quả trực tiếp của một số sai lệch vốn có trong chính hình thức và động lực của một nền văn hóa hình thức nhất định” (David Bidney) Nếu như đặt hệ quy chiếu này vào trong showbiz thì sẽ có nghĩa là sự sai lệch, thậm chí là xuống cấp của các tiêu chí và

Trang 7

chuẩn mực văn hóa không chỉ của những văn hóa phẩm mà và những người thuộc giới giải trí, dẫn đến sự nhiễu loạn hành vi văn hóa cũng như những nhận thức lệch lạc cho công chúng

2 Thực trạng “khủng hoảng văn hóa” trong showbiz Việt hiện nay

Những ngữ liệu trong phần này hoàn toàn được lựa chọn và phân tích một cách ngẫu nhiên để nêu lên một phần thực trạng “khủng hoảng văn hóa” trong showbiz Việt hiện nay.

2.1 Khủng hoảng văn hóa trong văn hóa phẩm.

Văn hóa phẩm của showbiz chính là những sản phẩm sáng tạo nghệ thuật được tạo ra và thể hiện bởi những người sáng tạo hay hoạt động nghệ thuật như những thước phim, sản phẩm ca nhạc, tranh ảnh…

Quả thực vậy, ngày nay, do sự phổ biến rộng rãi của mạng xã hội mà những “rác phẩm văn hóa” như vậy trôi nổi trên thị trường không ít

Hiện nay, những ca khúc phản cảm xuất hiện trôi nổi trên thị trường nhạc Việt rất nhiều trong đó phải kể đến như là MV của một số ca sĩ nổi tiếng đình đám như Bình Gold, Chipu, Sơn Tùng, Big Daddy…

Một phụ huynh khi được phỏng vấn đã chia sẻ như sau: "Con tôi đang chơi với các anh

họ trong nhà thì bỗng dưng cả đám hát bài “Ông bà già tao lo hết” Những hình ảnh, clip

đó không phù hợp với lứa tuổi của con tôi." Không chỉ bài hát trên mà hầu hết các sản phẩm nghệ thuật của nam nghệ sĩ Bình Gold đều có nội dung liên quan đến tình dục, đời sống ăn chơi, ca từ ám chỉ, gợi liên tưởng hoặc nhắc trực tiếp tới tình dục Và để biện minh cho các tác phẩm của mình thì nam rapper có đăng một tâm thư lên trang cá nhân với nội dung: “Thật sự là mình chỉ muốn làm nghệ thuật! Ước mơ làm được rap Việt như rap Mỹ và mình đã cố gắng làm điều đó, không biết là nó đến đâu rồi nhưng bây giờ chắc mình sẽ phải suy nghĩ lại mục tiêu này Sau này các bạn không còn thấy những sản phẩm kiểu như tôi vẫn làm nữa thì mong các bạn hiểu"

Vậy một câu hỏi được đặt ra là: “Vậy đây là nghệ thuật hay đồi trụy?”

Thêm một ví dụ nữa là Sơn Tùng M-TP với ca khúc “There’s no one at all” đã gây nên làn sóng phẫn nộ cho dư luận bởi sự tiêu cực, bạo lực và độc hại của nó khi ở phần cuối

MV, nhân vật chính đã lựa chọn cái chết để giải thoát cho tâm hồn đã mục rữa từ bên trong của mình Nhất là MV trên đã được ra mắt vào lúc đang xảy ra những vụ các em thanh thiếu niên tự tử gần đây và xã hội cũng vừa trải qua 3 năm đại dịch COVID đầy đau đớn và mất mát Không chỉ thế, nam ca sĩ còn là thần tượng nổi tiếng với rất nhiều người hâm mộ mà thanh thiếu niên lại chiếm phần lớn trong số đó Một phụ huynh chia

Trang 8

sẻ: “Tôi xem MV mà ám ảnh quá, tôi lo sợ con tôi có thể xem được MV này Trẻ con bây giờ chỉ thích làm giống thần tượng Đứa trẻ có thể nghĩ rằng thần tượng làm vậy chứng tỏ thần tượng rất "chi và này nọ" Để khẳng định bản thân, khẳng định cái tôi chưa đủ lớn, những đứa trẻ vì một chút không vừa ý với cuộc sống cũng có thể làm vậy Thật đáng lo cho kiểu MV ám ảnh và tiêu cực đến thế.”

Nói tóm lại, âm nhạc có thể mang tính giải trí, nhưng đồng thời nó cũng phải là một sản phẩm văn hóa hướng con người ta tới các giá trị tốt đẹp

Ngoài ra, trong triển lãm tranh của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng và NSƯT, đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan, một số bức tranh vẽ Hồ Xuân Hương bị đánh giá là dung tục, phản cảm Bàn về vấn đề này, họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn đã có nhận xét: “Tôi sốc và giật mình! Nhìn các tư thế uốn éo, khoe mông, ngực trên tranh, được thể hiện bằng hình thức

tả thực càng khiến tác phẩm bị phản cảm Tôi đánh giá những tác phẩm này trông như tranh hentai (khiêu dâm) của Nhật Bản.” Bởi vì, theo như giới chuyên môn nhận xét, thơ

Hồ Xuân Hương vừa tục vừa thanh, nhưng khi chuyển sang những hình thức thể hiện khác thì phải cực kì cẩn trọng, bởi vì chỉ cần vượt qua ranh giới mong manh là sẽ trở thành dung tục

2.2 Khủng hoảng văn hóa trong giới văn nghệ sĩ

Bên cạnh những văn hóa phẩm mang tính vật chất của showbiz như phim truyện, sản phẩm ca nhạc, tranh ảnh… thì con người, cụ thể ở đây là những người hoạt động và sáng tạo nghệ thuật cũng được coi là một trong những “sản phẩm” của showbiz Họ là các ca

sĩ, các diễn viên múa, hài, tạp kĩ, các MC hoạt ngôn… được truyền thông thương mại nhào nặn và đắp lên những danh xưng bóng bẩy như “nam thần”, “nữ thần”, những “ông hoàng”, “bà hoàng” hay “vương”, “hậu” của giới showbiz Hay nhìn theo một chiều hướng khác thì họ còn được giới trẻ hâm mộ và gọi với danh xưng là “thần tượng” Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều nghệ sĩ showbiz Việt vướng phải scandal, trong đó có một

số nghệ sĩ nổi tiếng như Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh, Sơn Tùng, Hương Giang, Trịnh Trần Phương Tuấn (Jack), Hiền Hồ…

Có thể thấy, khủng hoảng văn hóa trong giới văn nghệ sĩ showbiz gắn liền với sự xuống cấp của đạo đức và văn hóa của chính những người nghệ sĩ Ví dụ như là vụ bê bối của hai nghệ sĩ Hồng Anh và Hồ Hoài Đăng tại nước ngoài khi bị dính nghi án cáo buộc trong

vụ án hiếp dâm hay bê bối khi trở thành kẻ thứ ba chen chân vào gia đình người khác của Hiền Hồ cho đến bê bối đời tư của Jack khi bị nhiều cô gái tố “bắt cá nhiều tay”, lăng nhăng, vô trách nhiệm với bạn gái cũ mang thai Thậm chí, sau một năm trở lại thì sản phẩm của nam ca sĩ còn bị tố là đạo nhái ý tưởng từ MV “Blinding Lights” của The Weeknd

Trang 9

Một sự việc gây rúng động giới showbiz nhất trong những năm gần đây là vụ lùm xùm

từ thiện xảy ra vào năm 2021 Chính vụ lùm xùm này đã ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của người nghệ sĩ trong mắt công chúng mà điển hình phải kể đến như là nam danh hài Hoài Linh, vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành… Lấy ví dụ điển hình nhất là vụ lùm xùm từ thiện của Hoài Linh: Vào hồi tháng 5/2021, lùm xùm từ thiện nổ ra khi một doanh nhân tố cáo Hoài Linh “ngâm” hơn 14 tỷ đồng dùng để hỗ trợ bà con vùng lũ lụt miền Trung Sau đó, nam danh hài đã phải nhờ ekip đến các tỉnh thành của miền Trung bị thiên tai lũ lụt từ trước đó để giải ngân hết số tiền 15,2

tỷ đồng chỉ trong vòng 6 ngày Bên cạnh đó, nam nghệ sĩ còn bị soi ra nhiều bằng chứng khấp khểnh khác liên quan tới những ồn ào về đời tư, sức khỏe

Sự xuống cấp về văn hóa còn thể hiện ở việc bất chấp mọi hậu quả để trở nên nổi tiếng trong mắt công chúng của một số văn nghệ sĩ trẻ hiện nay bằng scandal thay vì nhờ sự lăng xê dìu dắt của các bậc tiền bối đi trước hay nổi tiếng bằng chính thực lực của mình

Ví dụ như là Phí Phương Anh – quán quân The Face Việt Nam năm 2016, đã quyết định nổi tiếng và đi lên nhờ chiêu trò, những sản phẩm nghệ thuật “rác” chứa những ngôn từ phản cảm và sáo rỗng như “Cắm sừng ai đừng cắm sừng em”, “Cánh bướm dối gian” Điều đáng nói ở đây là, âm nhạc thôi chưa đủ, ca sĩ này còn đạo nhái cả phong cách, trang phục, hình ảnh, ý tưởng của những ngôi sao nước ngoài

Không chỉ vậy, sự xuống cấp ở văn hóa còn thể hiện ở việc vì nguồn lợi thu nhập mà có một số nghệ sĩ nhận quảng bá sản phẩm tới cho những người tiêu dùng bất chấp việc sản phẩm đó có lợi hay là không, thậm chí là có những phát ngôn gây sốc, những chiêu trò dắt mũi dư luận

3 Nguyên nhân gây nên thực trạng “khủng hoảng văn hóa” trong showbiz Việt hiện nay

Phần này sẽ nêu lên một số nguyên nhân chính theo quan điểm của người viết và cả sự tham khảo tới từ những nguồn ngữ liệu phỏng vấn có được.

Thứ nhất, một trong số những nguyên nhân gây nên thực trạng “khủng hoảng văn hóa” tới từ chính mục đích “thương mại hóa” của những người là chủ sở hữu của nền công nghiệp giải trí ở khía cạnh các doanh nghiệp Khi mục đích thương mại lớn hơn nhiều so với mục đích nghệ thuật thì ta sẽ thấy nguyên nhân bắt nguồn là ở chính bản thân người nghệ sĩ Bởi vì, cái mà những người chủ sở hữu cần ở đây là những “quả trứng vàng” đem lại được lợi nhuận và thu nhập cao cho họ, vì thế, giá trị đạo đức và văn hóa đã bị làm mờ đi bởi giá trị thương mại

Thứ hai, chính sự dễ dãi của khán giả cũng đã “tiếp tay” không nhỏ cho việc này Thậm chí, một số bộ phận được gọi là “người hâm mộ” còn lên tiếng bênh vực và tẩy trắng cho thần tượng của mình Ví dụ như trong vụ lùm xùm của Jack, fan còn đổ lỗi cho nạn nhân Quá đáng hơn, không chỉ dừng ở việc bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của nạn nhân mà họ

Trang 10

còn kêu gọi nhau quyên góp, ủng hộ tiền để yểm bùa, lập bàn thờ cho con gái của Thiên

An, sẵn sàng tuyên chiến với bất cứ ai nghi ngờ, đả kích thần tượng… Họ không chấp nhận thần tượng của mình sai, vì “không có pháp luật thượng tôn với người hâm mộ, idol mới là thượng tôn”

Thứ ba, sự quản lý lỏng lẻo và chế tài xử phạt chưa đủ nghiêm khắc của các đơn vị tổ chức cũng như là nhà nước đã tạo cơ hội cho những nghệ sĩ tiếp tục mắc phải những sai lầm hoặc đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng quay trở lại hoạt động Ví dụ như là

vụ việc của Minh Béo – một nghệ sĩ hài nổi tiếng từng có tiền án ấu dâm được quay trở lại hoạt động trong giới giải trí và còn vinh dự nhận huy chương Bạc ở liên hoan sân khấu Kịch nói toàn quốc hay sự quay trở lại sau vài tháng ở ẩn do lùm xùm đời tư của Jack hay Hiền Hồ… một phần là do sự lỏng lẻo trong việc xử lí các nghệ sĩ vi phạm văn hóa và đạo đức

Cuối năm 2021, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch từng ban hành bộ Quy tắc ứng xử dành cho những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật Theo đó, bộ Quy tắc ứng xử đưa ra nhiều yêu cầu với giới nghệ sĩ về đạo đức, giữ gìn hình ảnh trước công chúng Tuy nhiên,

bộ Quy tắc ứng xử không hề có chế tài dành cho những nghệ sĩ vi phạm chuẩn mực đạo đức Bộ Quy tắc ứng xử khi ban hành đã gây tranh cãi Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, khi không có chế tài xử phạt, bộ Quy tắc ứng xử sẽ không có tính răn đe với nghệ sĩ

4 Giải pháp

Phần này sẽ nêu lên một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết thực trạng nêu trên.

Trước hết, tự bản thân các văn nghệ sĩ trong giới giải trí phải điều chỉnh lại lối sống, đạo đức và hành vi, cử chỉ, cách ứng xử, lời ăn tiếng nói của mình khi xuất hiện trước công chúng Họ nên chăm chỉ lao động nghệ thuật, nổi tiếng bằng các tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là scandal về đời tư hay là nhân phẩm, đạo đức Và khi đã trở thành người nổi tiếng thì đòi hỏi mỗi người luôn phải có ý thức trau dồi nền tảng văn hóa nhất định, phải

có trách nhiệm gìn giữ hình ảnh bản thân cả trong nghề nghiệp lẫn đời sống

Tiếp theo, khán giả, nhất là những fan hâm mộ, nên hâm mộ và theo đuổi thần tượng một cách lí trí Có vẻ phần lớn khán giả Việt Nam đều dễ dãi với bê bối của nghệ sĩ: hoặc là chúng ta bao che, hoặc là chúng ta thờ ơ Ví dụ như vướng scandal lớn về đạo đức, lối sống hay các bê bối vi phạm luật bị xử phạt hành chính, nghệ sĩ Việt vẫn chỉ xin lỗi, nộp phạt, ở ẩn một thời gian ngắn rồi tái xuất Họ trở lại một cách hiển nhiên và khán giả cũng dần đón nhận Điều này được nhận định là yếu tố góp phần khiến cho nghệ sĩ không

ý thức rõ trách nhiệm, vai trò làm gương của mình Vì thế, chúng ta cần phải mạnh mẽ tẩy chay, lên án những bê bối của các nghệ sĩ để họ ý thức được nhiều hơn trách nhiệm của mình

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w