1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về joomla và lập trang web cho một trường học

134 10 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về Joomla và lập trang web cho một trường học
Tác giả Đặng Đình Thông
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Đăng Minh
Trường học Trường Đại Học Hòa Bình
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 10,28 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ (8)
    • 1.1 Giới thiệu (8)
    • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ JOOMLA GIỚI THIỆU CÀI ĐẶT JOOMLA 4 (10)
      • 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển (10)
      • 2.2 Giới thiệu và định nghĩa về Joomla (11)
      • 2.3 Ứng dụng của Joomla (12)
      • 2.4 Ưu điểm của Joomla (13)
      • 2.5 Nhược điểm của Joomla (13)
      • 2.6. Các phiên bản của Joomla (14)
      • 2.7 Tại sao chúng ta nên chọn Joomla (16)
      • 2.8 Kiến trúc Joomla (17)
      • 2.9 Giới thiệu và cài đặt XAMPP (18)
        • 2.9.1 Cài đặt XAMPP để tạo localhost (18)
        • 2.9.2 Cài đặt Joomla trên localhost (22)
        • 2.9.3 Tạo trước Database (0)
        • 2.9.4 Cài đặt Joomla (24)
        • 2.9.5 Kiểm tra (28)
  • CHƯƠNG III: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG JOOMLA (29)
    • 3.1 Dùng quyền quản trị đăng nhập vào Administrator (29)
    • 3.2 Cấu hình Joomla (29)
      • 3.2.1 Cấu hình system (29)
    • 3.3 Tìm hiểu về user manager - Quản lí người dùng (31)
      • 3.3.1 User Manager (31)
      • 3.3.2 Xem các danh mục của User Group (31)
      • 3.3.3 Xem danh mục cấp truy xuất (33)
      • 3.3.4 Xem danh mục các user (34)
      • 3.4.2 Xem danh mục các menu (37)
      • 3.4.3 Tạo mới menu / hiệu chỉnh menu (0)
      • 3.4.4 Gán menu vừa tạo với một module mới (0)
    • 3.5 Tìm hiểu về category manager (43)
      • 3.5.1 Cagetogy Manager (43)
      • 3.5.2 Cách tạo Category và Subcate gory (43)
    • 3.10 Tìm hiểu về component contact (66)
      • 3.20.1 Language Manager (104)
    • CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG JOOMLA ĐỂ TẠO 1 WEBSITE VỀ TRƯỜNG HỌC (106)
    • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THU ĐƯỢC (133)
    • CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO (134)

Nội dung

Các công cụ phục vụ thiết kế web hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến cũng như thân thiện với người dùng, trong những trường hợp khách hàng có nhu cầu muốn xây dựng cho mình 1 websit

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

Giới thiệu

Phần mềm nguồn mở (PMNM) là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép PMNM (ví dụ General Public Licence – GPL) mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng (tức là phần mềm thương mại)

+ Sự ra đời và phát triển của phần mềm nguồn mở:

Phần mềm nguồn mở/tự do (gọi tắt là FOSS) đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, đi từ vị trí tương đối mờ nhạt lên thành một trào lưu thời thượng trong vòng có vài năm Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều người hiểu một cách thấu đáo những yếu tố gì thật sự tạo nên FOSS và sự bùng nổ của khái niệm này

Năm 1999, sau màn trình làng thành công vang dội của sản phẩm GNU/Linux

Red Hat mang về rất nhiều lợi nhuận, việc GNU/Linux thành công chứng tỏ rằng phần mềm nguồn mở đã thực sự khẳng định được vị trí của mình

+ Lợi ích của Mã nguồn mở

-Lợi ích lớn nhất trong việc chuyển đổi sang phần mềm tự do nguồn mở là giảm tổng chi phí sở hữu, từ các yếu tố sau:

• Miễn phí bản quyền phần mềm

• Miễn phí các phiên bản nâng cấp trong toàn bộ vòng đời sử dụng sản phẩm

• Giảm chi phí phát triển phần mềm đáp ứng theo yêu cầu nghiệp vụ (sử dụng phần mềm, mô-đun có sẵn để phát triển tiếp, sửa đổi điều chỉnh cho phù hợp với nghiệp vụ)

• Kéo dài thời gian sử dụng/tái sử dụng các phần cứng, thiết bị trong khi vẫn đảm bảo hiệu năng toàn hệ thống

• Chi phí đầu tư, vận hành hệ thống tập trung cho các dịch vụ “hữu hình” đem lại giá trị trực tiếp, thiết thực cho tổ chức như: tư vấn, sửa đổi theo yêu cầu, triển khai, đào tạo, bảo trì, nâng cấp hệ thống

• Mức chi phí tiết kiệm khoảng 75-80% so với phần mềm license ngay trong năm đầu tiên

• Giảm tối đa sự phụ thuộc vào một vài nhà cung cấp phần mềm và 100% không vi phạm bản quyền

• Tăng cường độ tin cậy

+ Ứng dụng của mã nguồn mở

• Tạo ra một hệ thống máy chủ web rất linh hoạt, an toàn và ổn định, và hệ thống này đã được sử dụng rất phổ biến trên cả hệ điều hành Linux lẫn Windows

• Theo thống kê của Netcraft vào tháng 12/2004, trên Internet có 68% website chạy Apache, và chỉ có 21% chạy IIS, và 47 trong top 50 website có thời gian sống (tức thời gian giữa hai lần khởi động lại máy) lâu nhất là chạy trên máy chủ web Apache

• Hiện nay ở Việt Nam có đến 78% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đã dùng phần mềm mã nguồn mở và có đến 66% sử dụng phần mềm mã nguồn mở cho ứng dụng của khách hàng.

TỔNG QUAN VỀ JOOMLA GIỚI THIỆU CÀI ĐẶT JOOMLA 4

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

• Joomla! là "sản phẩm anh em" với Mambo giữa tập đoàn Miro của Úc (hãng đang nắm giữ Mambo), với phần đông những người phát triển nòng cốt

• Ban đầu công ty Miro của Úc (tiếng Anh: Miro Software Solutions) đã phát triển Mambo theo dạng ứng dụng mã nguồn đóng Đến tháng 4 năm 2001, công ty đã thông qua một chính sách bản quyền kép, nghĩa là phát hành Mambo theo cả giấy phép GPL

• Khi xảy ra tranh chấp về mặt pháp lý vào năm 2003 Vụ việc dẫn tới ý tưởng Mambo cần phải được bảo vệ bởi một tổ chức phi lợi nhuận Nhưng những nhà phát triển không hài lòng về cơ cấu của Quỹ tài trợ Mambo Andrew Eddie, người lãnh đạo nhóm phát triển, trong một lá thư gửi cộng đồng, đã chia sẻ những lo lắng của mình về Quỹ tài trợ Mambo và mối quan hệ của nó tới cộng đồng

• Ngày 17 tháng 8 năm 2005, toàn bộ đội phát triển nòng cốt của Mambo đã rời khỏi dự án Quỹ tài trợ Mambo

• Nhờ sự trợ giúp của Trung tâm Luật Tự do Phần mềm (Software Freedom Law Center - SFLC), 20 thành viên nòng cốt cũ của Mambo đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận khác lấy tên là Open Source Matters,

Người đứng đầu dự án chính là Andrew Eddie

• Trong một thông báo của Eddie 2 tuần sau đó, các nhóm đã được tổ chức lại và cộng đồng Joomla! tiếp tục tăng trưởng Tới ngày 1 tháng 9 năm 2005 tên mới của dự án đã được thông báo cho khoảng 3000 người theo dõi đội phát triển và đến ngày 16 tháng 9 thì họ cho ra đời Joomla! 1.0

2.2 Giới thiệu và định nghĩa về Joomla

• Joomla! là một hệ quản trị nội dung nguồn mở, được cung cấp miễn phí theo giấy phép GNU Joomla được phát triển từ Mambo, được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet

• Joomla! có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn ngữ

• Joomla! được phát âm theo tiếng Swahili như là jumla nghĩa là "đồng tâm hiệp lực"

• Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng Joomla! có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao

• Joomla! có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla! là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới

• Joomla! có một cộng đồng người sử dụng và phát triển rất lớn và tăng trưởng không ngừng (đến nay đã có khoảng trên 40.000 người) Các thành viên và các lập trình viên rất nhiệt tình và sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ khi người sử dụng gặp khó khăn

• Sau khi cài đặt Joomla! và chạy thử, người sử dụng có thể thêm, chỉnh sửa, cập nhật nội dung, hình ảnh, và quản lý dữ liệu của tổ chức, công ty

• Joomla! cung cấp giao diện web trực quan do vậy khá dễ dàng để thêm một nội dung mới hay một mục mới, quản lý các phòng ban, danh mục nghề nghiệp, ảnh các sản phẩm… và tạo không giới hạn số phần, mục, chuyên mục cũng như các nội dung của Website

- Với ưu điểm dễ cài đặt và quản lí với mức độ tin cậy cao Hiện nay Joomla đang được phổ biến trên thế giới

- Joomla đáp ứng được mô tả về 7 đặc tính của Web 2.0:

• Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng

• Tập hợp trí tuệ cộng đồng

• Dữ liệu có vai trò then chốt

• Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng

• Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng

• Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị

• Giao diện ứng dụng phong phú

- Joomla được sử dụng để xây dựng nhiều trang web khác nhau đặc biệt là:

• Website của các tổ chức hoặc website thông tin

• Website thương mại điện tử

• Website các công ty nhỏ

• Website trường học, ngân hàng, chính phủ vv

• Hê thống thương mại điện tử tích hợp

• Hệ thống kiểm soát hàng hóa

• Công cụ báo cáo dữ liệu

• Các thư mục kinh doanh phức tạp

• Công cụ hỗ trợ giao tiếp

• Và nhiều ứng dụng khác nữa

- Ưu điểm đầu tiên cần nói tới là dễ sử dụng đối với các lập trình viên Quả thực với Joomla bạn chỉ cần vài chục phút là tạo xong một website hoàn chỉnh với rất nhiều tính năng như gallery, video, music, shopping cart, forum …

Vì dễ sử dụng Joomla được dùng rất nhiều để xây dựng các website từ nhỏ tới lớn vừa

- Giao diện Joomla rất đẹp được cung cấp bởi rất nhiều công ty cả miễn phí và thương mại (Xem danh sách các công ty cung cấp template Joomla tại đây) (Joomlart là một công ty lớn cung cấp các template cho joomla có trả phí do anh Hùng người Việt Nam là Director Joomlart hiện có hơn 200 ngàn khách hàng từ khắp nơi trên thế giới cung cấp các template cho Joomla, Drupal, Magento)

- Joomla có một thư viện các ứng dụng (extensions) khổng lồ được lập trình bởi các lập trình viên khắp nơi, hầu hết là miễn phí, giúp bạn có rất nhiều lựa chọn mở rộng tính năng cho website của minh

- Dễ dàng tìm và sửa các lỗi gặp phải: Vì có một lượng người dùng khổng lồ trên thế giới do đó nếu bạn gặp một vấn đề trục trặc nào đó trong quá trình sử dụng Joomla thì hãy search trên Google, 90% đã có người gặp phải vấn đề đó và hầu như đều có giải pháp, câu trả lời cho vấn đề của bạn

• Mã nguồn của Joomla tương đối lớn dẫn tới tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn so với Drupal trong quá trình sử dụng

• Việc có nhiều extensions là một lợi thế đồng thời nó cũng là một bất lợi Các extensions được viết bởi rất nhiều lập trình viên khác nhau dẫn tới tiềm ần các lỗi bảo mật trong các extensions đó (tuy nhiên có các giải pháp firewall khắc phục các nhược điểm này, (có trả phí)) Nếu là người dùng mới có thể bạn sẽ bối rối trong việc chọn lựa các extensions cho website của mình

• Không có khả năng Multiple site như Drupal (cần mua extensions để có được tính năng này)

• Khả năng SEO của Joomla kém nhất trong 3 loại CMS (Drupal, WordPress, Joomla)

• Không chạy tốt trên máy chủ Windows (IIS)

2.6 Các phiên bản của Joomla

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG JOOMLA

Dùng quyền quản trị đăng nhập vào Administrator

Mở trình duyệt web, nhập địa chỉ: " http://localhost/uschool/administrator " Xuất hiện trang quản trị, nhập :

+ Password: là password ở bước 6 khi cài đặt Joomla!

Xuất hiện trang quản trị website:

Cấu hình Joomla

+ Click vào Site > Global Configuration để điều chỉnh cấu hình tổng thể

• Secret: mã số không thay đổi khi cài đặt Joomla, dùng cho mục đích security

• Path to Log Folder: đường dẫn cho folder Log Joomla sẽ tự động ghi nhật ký

• Help Server: Nơi tìm các thông tin Help

• Debug System: Khi On thì công cụ Debug hoạt động Nó hiển thị các thông báo ở cuối mỗi trang frontend, backend

• Debug Language: Khi On thì debugging indicators (** **)

• Cache Time: thời gian tối đa (in minutes) cho một cache file lưu trữ trước khi refreshed Mặc định 15 minutes

• Cache Handler: cách vận hành cache

• Session Lifetime: thời gian tối đa cho một phiên làm việc Mặc định 15 minutes

• Session Handler: cách vận hành session Mặc định là Database.

Tìm hiểu về user manager - Quản lí người dùng

- Có ít nhất một user được đăng ký trong mỗi website Joomla Khi cài đặt Joomla đó là user có đặc quyền cao nhất là Super User Mỗi user khi đăng ký cần có một username, một địa chỉ email và một password Mỗi user sẽ được gán vào một nhóm user (userGroup) Mỗi nhóm user có một cấp độ truy xuất khác nhau trong website

Tài khoản Super User sau khi cài đặt Joomla 3.3.2 Xem các danh mục của User Group

+ Một danh mục các userGroup xuất hiện:

• Users in group: số user hiện có trong nhóm user

• ID: mã số của nhóm user

Có thể thêm nhóm User mới, hoặc hiệu chỉnh một nhóm user có sẵn

- Hệ thống Joomla có các quyền hạn của nhóm như sau:

- Nhóm Public: được quyền xem các bài viết thông thường trên trang FrontEnd

- Nhóm Registered : Giống như nhóm Public , thêm quyền xem các bài viết đặc biệt dành cho nhóm Registered

- Nhóm Author: Giống như nhóm Registered, được thêm quyền viết bài và được thêm quyền hiệu chỉnh các bài viết của mình trên trang FrontEnd

- Nhóm Editor: Giống như nhóm Author, được thêm quyền viết bài và được thêm quyền hiệu chỉnh tất cả các bài viết trên trang FrontEnd

Nhóm Publisher: Giống như nhóm Editor, được thêm quyền Xuất bản hoặc ngưng xuất bản các bài viết trên trang FrontEnd

- Nhóm Manager: Truy cập vào chức năng BackEnd, nhóm này không thể thực hiện được:

• Quản lý / cài đặt các Template

• Quản lý / cài đặt các Language (ngôn ngữ)

• Truy cập các cài đặt Global Configuration

• Truy cập chức năng Mass Mail

- Nhóm Administrator: truy cập vào các chức năng BackEnd, nhóm này không thể thực hiện được:

• Thêm hay sửa một user trong nhóm Super Users

• Quản lý / cài đặt các Template

• Quản lý / cài đặt các Language (ngôn ngữ)

• Truy cập các cài đặt Global Configuration

• Truy cập chức năng Mass Mail

Nhóm Super Users: truy cập vào tất cả các chức năng Back-end

• Site của bạn phải có tối thiểu một người được bổ nhiệm là một Super Users để thực hiện cấu hình hệ thống của site

• Những Users trong nhóm Super Users không thể xóa và không thể chuyển đổi sang nhóm khác

3.3.3 Xem danh mục cấp truy xuất

+ Click chọn View Access Level để xem danh mục cấp truy xuất

+ Click chọn tên cấp truy xuất, rồi click nút Edit để xem các userGroup được gán cho cấp truy xuất này

3.3.4 Xem danh mục các user

+ Click chọn Users để xem danh mục các Users

• Username: tên user dùng để Login

• Last Visit Date: ngày viếng website gần nhất

• Registration Date: Ngày đăng ký

• ID: mã số của user

• Verify Password: mật mã nhắc lại

+ Có thể thêm mới một user hoặc hiệu chỉnh lại một user

+ Ví dụ Login trang backend với chức năng manager, ta vào được Control Panel như sau :

3.4 - Tìm hiểu về menu manager

- Để xem các trang web của website Joomla, ta cần một menu gồm các menu item với các liên kết tương ứng tới các bài viết Bạn có thể tạo nhiều menu Mỗi menu có một module tương ứng để qui định vị trí hiển thị trên một vùng của trang template

- Sau khi đã tạo ra category nghĩa là tạo Chủ đề của bài viết Rồi tạo các bài viết theo một chủ đề Việc tiếp theo là tạo menu gồm các menu item:

• Để liên kết đến một chủ đề bài viết và hiển thị danh mục các bài viết trong chủ đề này (dạng blog / list)

• Hoặc để liên kết đến một bài viết và hiển thị nội dung bài viết này cho mọi người ghé thăm trang web có thể xem

3.4.2 Xem danh mục các menu

+ Vào menu Menus > Menu Manager hoặc click nút Menu Manager ở

+ Giao diện Menu Manager xuất hiện với danh sách các menu cần quản lý

+ Mặc định có sẵn một menu với tên là main menu Và module liên kết với menu này cũng có tên là Module Main menu

3.4.3 Tạo mới menu / hiệu chỉnh menu

- Click nút New để tạo mới một menu

- Hoặc click chọn tên menu, rồi click nút Edit

• menu type: loại menu (gõ chữ menu)

• Description: dòng mô tả về menu

3.4.4 Gán menu vừa tạo với một module mới

+ Click chọn menu vừa tạo Ví dụ Top Menu,

+ Rồi Click chọn Add a module for this menu type để gán một module định vị trí hiển thị menu này trên trang mẫu template

3.4.5 - Tạo một module mới để định vị trí cho menu

+ Chọn Extensions / Module Manager/ New

• Title: Đặt tên cho module

• Show Title: Hiện hoặc ẩn tên tiêu đề của Module này

• Position: Click nút Select position để chọn vị trí của module hiển thị trên trang mẫu template

• Status: Tình trạng Published / Unpublished / Trashed

• Access: chọn cấp truy xuất

• Odering: chọn vị trí thứ tự

• Start Publishing: Ngày xuất bản

• Finish Publishing: Ngày kết thúc xuất bản

• Module Discription: Mô tả cho module này

• Module Assignment: Chọn hiển thị trên các trang

• Start Level: chọn cấp bắt đầu

• End Level: chọn cấp kết thúc

+ Màn hình chọn Position của module

3.4.6 - Tạo mới một menu item

+ Click mục Menu Items để hiện danh sách các Menu Item của một nhóm menu

+ Rồi click nút New để tạo mới một Menu Item

+ Nhập các thông tin cho menu item

+ Chọn một loại Menu Item Ví dụ: Articles > Single Article

+ Chọn bất kì 1 bài viết nhấn Save & Close

Tìm hiểu về category manager

- Là danh mục quản lí tất cả những gì liên quan về Category trong Joomla

3.5.2 Cách tạo Category và Subcate gory

+ Đầu tiên chúng ta phải tạo Category trước, tiếp sau đó là subcategory,các category lồng vào nhau

- Chọn New Điền thông tin cho Category

• Đầu tiên ta tạo 1 Category cha như trên

• Sau đó tiến hàng tạo thêm 1 Category, ở thẻ Parent chọn vào tên

Ta sẽ được như sau :

• Title: tiêu đề của category, bắt buộc phải có

• Alias: bí danh Tên bí danh có thể giống với tiêu đề, nhưng không sử dụng dấu tiếng việt

Bạn có thể có khoảng trống giữa các từ, Joomla sẽ tự động chèn dấu trừ (-) vào giữa các từ này

• Parent: chọn Categroy cha hoặc No-parent hoặc Uncatogorised

• Status: Chọn tình trang Published hoặc Unpublished hoặc Archied hoặc Trashed

• Access: cấp độ truy cập o Public là tất cả mọi người, o Registered là chỉ có thành viên đăng ký mới có thể truy cập o Special: những thành viên có quyền từ manager trở lên mới được phép xem

• Ở dưới là vùng soạn thảo Description – mô tả: dùng mô tả về ý nghĩa của category sẽ được tạo

3.6- Tìm hiểu về article manager

- Mục này để quản lý tất cả những gì liên quan đến bài viết trên Website trong Joomla

3.6.2- Sau khi tạo Category và tạo các subcategory ta bắt đầu tạo các bài viết

Ta chọn Content > Article Manager > Nhấn New

• Title: hiển thị tên tiêu đề Article

• Status: hiển thị tình trang Xuất bản hoặc Không xuất bản

• Feature: hiển thị đánh dấu sao ưu tiên ở trang front page

• Category: tên chủ đề của bài viết

• Ordering: sắp xếp thứ tự

• Access: hiển thị cấp truy xuất

• Created by: người tạo.bài viết

• Date: ngày tạo bài viết

• Hits: số lần click xem bài viết

+ Trên thanh công cụ, chúng ta có các nút biểu tượng sau:

• New: Tạo mới một Article

• Edit: sửa lại một Article đã tạo

• Publish: xuất bản Article đã tạo

• Unpublish: không xuất bản Article đã tạo

• Feature: ưu tiên đặt ở trang frontpage

• Archieve: Lưu trữ bài viết lại và cất đi vào kho lưu trữ, không xuất bản nữa

• Trash: Xóa bỏ một Article

3.6.3 - Tạo mới một bài viết / hiệu chỉnh một bài viết

+ Chọn nút lệnh New để Tạo mới bài viết

+ Hoặc đánh dấu chọn tên bài viết, rồi click nút Edit để hiệu chỉnh bài viết

• Title: Tiêu đề bài viết

• Category: chọn một category cho bài viết o Nếu bài viết là loại thuộc 1 category nào đó thì phải chọn category trước o Nếu bài viết không có category, chúng ta sẽ chọn là Uncategorised

• Status: chọn Published hoặc Unpublished (cho xuất bản bài viết hay không)

• Access: chọn cấp truy xuất

• Feature: ưu tiên đặt ở trang frontpage

• Article Text: nơi nhập nội dung cho bài viết

+ Cài đặt các tùy chọn xuất bản (Publish Options)

• Created by: tác giả Tác giả bài viết sẽ tự động chọn là người đang đăng nhập hoặc chọn lại user khác

• Created by Alias: bí danh của tác giả

• Created date: ngày khởi tạo bài viết

• Start Publishing: Ngày đăng bài viết

• Finish Publishing: ngày hết hạn đăng bài Nếu chọn một ngày nào đó trong tương lai thì bài viết sẽ tự động ẩn đi không hiển thị cho người truy cập xem Nếu muốn đăng mãi mãi thi xóa nội dung trong ô này đi

+ Ở vùng soạn thảo chính, chúng ta soạn thảo nội dung bài viết

• Sử dụng các nút lệnh y hệt như word

• Tạo “Read more” hoặc “đọc thêm” cho bài viết

Thường bài viết khi xuất bản sẽ có phần giới thiệu hoặc trích dẫn cho bài viết, sau đó người xem chọn chữ “read more” hoặc “đọc tiếp” để xem phần còn lại

• Để tạo Read more, di chuyển chuột đến đoạn cần ngắt để đặt chữ “Read more”, kéo xuống dưới khung soạn thảo, click chọn nút Read More Một đường gạch màu đỏ sẽ được tạo ra để làm dấu hiệu Xem hình bên dưới

+ Chèn hình ảnh vào bài viết

• Trước tiên các hình ảnh phải được upload lưu vào thư mục Images trong phần Media Manager

• Đưa con trỏ đến nơi cần chèn ảnh Xuống cuối khung soạn thảo, chọn biểu tượng Image

• Một cửa sổ popup sẽ hiện ra cho chúng ta chọn hình từ folder quản lý hình images Rồi click nút Insert

• Hoặc click nút Browse để tìm hình từ máy tính, rồi Upload vào folder images

• Sau đó chọn hình, rồi click nút Insert

+ Trên thanh công cụ khi tạo nội dung, chúng ta có các nút lệnh như hình dưới đây

• Save: Lưu lại bài viết hiện tại và tiếp tục soạn bài

• Save & Close: lưu lại và thoát trở về danh sách bài viết

• Save & New: lưu lại bài viết và mở bài viết mới

• Save as copy: lưu lại bài viết với tên mới và soạn thảo tiếp với bài viết mới này

• Close: đóng lại bài viết, không lưu bất kỳ thay đổi nào trong bài viết

3.7 - Tìm hiểu về featured articles

- FEATURED ARTICLES là quản lý các bài viết đặc trưng (các bài viết ưu tiên bố trí trên trang homepage)

3.7.2 - Xem danh mục các bài viết đặc trưng

+ Chọn menu Content > Article Manager > Featured Articles

+ Giao diện Article Manager - Featured Articles

• Title: hiển thị tên tiêu đề Article

• Status: hiển thị tình trang Xuất bản hoặc Không xuất bản

• Category: tên chủ đề của bài viết

• Ordering: sắp xếp thứ tự

• Access: hiển thị cấp truy xuất

• Created by: người tạo.bài viết

• Date: ngày tạo bài viết

• Hits: số lần click xem bài viết

+ Trên thanh công cụ, chúng ta có các nút biểu tượng sau:

• New: Tạo mới một Article

• Edit: sửa lại một Article đã tạo

• Publish: xuất bản Article đã tạo

• Unpublish: không xuất bản Article đã tạo

• Archieve: nén bài viết lại và cất đi không sử dụng

• Check in: Kiểm tra bài viết

• Remove: Tháo bỏ bài viết khỏi trang Homepage

• Trash: Xóa bỏ một Article

3.8 - Tìm hiểu về media manager

- Media (đa phương tiện) là cách gọi chung cho tất cả những loại FILE thuộc dạng Image, Music, và Video

-Mục quản lý này cho phép bạn thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản :

• Tạo (hoặc xóa) những thư mục chứa các file media

• Tải lên nội dung media vào bất kỳ thư mục mào, hoặc xóa những file media đã có

• Lấy những code (dòng địa chỉ url đầy đủ) cần dùng media trong site của bạn

3.8.2 - Xem danh mục các file Media

- Chọn menu Content > Media Manager hoặc click nút Media Manager trong Control Panel

3 8.3 - Xóa một thư mục - Hoặc 1file

- Bạn có thể xóa một thư mục bằng cách click vào nút “Trash Can - dấu x màu đỏ” dưới ảnh của folder tương ứng

Lưu ý: chỉ xóa được thư mục khi thư mục này rỗng

3.8.4 - Xem nội dung của một thư mục

- Ở vùng cây Folder bên trái, Click vào biểu tượng “Folder” mà muốn xem nội dung của nó

- Ở vùng bên phải sẽ hiển thị các biểu tượng Thumbnai của file, Hoặc danh mục các files

- Đầu tiên Chọn thư mục bạn muốn upload file vào

- Rồi click nút “Browse" sẽ mở một cửa sổ pop-up

- Từ đây bạn có thể chuyển đến ổ đĩa cứng của My Computer để tìm file mà bạn muốn upload

- Click biểu tượng “Start Upload” thì hình ảnh của bạn sẽ upload vào trong thư mục đã chọn

3.8.6 - Thêm loại file media để upload

- Click nút Options: nhập thêm loại file (gõ chữ thường và chữ in hoa)

3.8.7- Upload nhiều file media Đầu tiên Chọn thư mục bạn muốn upload file vào

- Rồi click nút “Browse" sẽ mở một cửa sổ pop-up

- Từ đây bạn có thể chuyển đến ổ đĩa cứng của My Computer để tìm các file mà bạn muốn upload

- Click biểu tượng “Start Upload” thì các hình ảnh của bạn sẽ upload vào trong thư mục đã chọn

- Để xóa một file, chọn biểu tượng “Trash Can – dấu x màu đỏ” dưới ảnh của file trong của sổ Media Manager

- Để xóa nhiều file, ta click đánh dấu chọn các file Rồi click nút Delete

3.9 - Tìm hiểu về components manager

- Đây là nơi quản lý các Components của Joomla

- Các component là những thành phần nội dung đặc biệt hay những ứng dụng

- Component Banner dùng để quản lý các hình ảnh quảng cáo của các khách hàng

Bước 1: Vào trang Quản trị Clients (khách hàng) để quản lý các khách hàng đặt banner quảng cáo

+ Vào trang quản trị khách hàng: Components > Banners > Clients

+ Click nút New để tạo mới một khách hàng

+ Nhập các thông tin chi tiết về khách hàng Rồi Save

Bước 2: Vào trang quản trị Nhóm Banner để quản lý các nhóm banner quảng cáo

+ Cửa sổ quản lý nhóm Banner xuất hiện Click nút New để tạo mới nhóm banner

+ Nhập các thông tin chi tiết về nhóm Banner Rồi Save

Bước 3: Vào trang Quản trị Banner để quản lý banner quảng cáo

+ Chọn trang quản trị banners Rồi click nút New để tạo mới một danh mục banner

+Nhập các thông tin chi tiết cho banner Rồi Save

+ Tạo Banner Video : Làm như bước tạo Banner hình ảnh nhưng ta chọn

Bước 4: Thiết lập hiển thị Banner Quảng cáo trên trang web

+ Rồi tạo mới một module, chọn loại Banner

- Nhập các thông tin chi tiết cho module Banner này

- Hai banner của chúng ta đã hiện lên ở Position 9 và 10

Tìm hiểu về component contact

3.10.1- Component Contact dùng để quản lý các mối liên hệ

Bước 1: Quản trị các nhóm Contact

+ Chọn lệnh Components > Contacts > Categories

+ Cửa sổ quản lý nhóm Contact xuất hiện Click nút New để tạo nhóm liên hệ

+ Nhập các thông tin chi tiết về nhóm Contact Rồi Save & Close

Bước 2: Quản trị các Contact

- Vào trang quản trị Contacts Click nút New để tạo mới một liên hệ

Bước 3: Tạo Menu để liên kết các liên hệ

- Vào trang quản lí Menu chọn New

- Sau đó ta chọn kiểu Menu

+ Ở phần Select Contact ta chọn Contact ta vừa tạo ở Contact Manager

+ Chọn xong bấm Save & Close

3.11 - Tìm hiểu về component messaging

- Dùng để quản lý và gởi các tin nhắn cho các thành viên Ban quản trị

+ Click chọn menu Components > Messaging

Bước 2: Cửa sổ Private Message Manager

+ Messages: quản lý các tin nhắn gởi đến

+ New Private Message: viết tin nhắn

• Recipient: chọn người nhận (chọn từ danh sách thành viên quản trị)

• Subject: chủ đề tin nhắn

• Message: nội dung tin nhắn

• Click nút Send để gởi tin đi

+ Xem nội dung tin nhắn Rồi trả lời

3.12- Tìm hiểu về component newsfeeds

- Component Newsfeeds dùng để quản lý tin tức lấy từ các website khác

- RSS (viết tắt từ Really Simple Syndication) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt (gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin

-Bước 1: Vào trang quản trị Nhóm Newsfeeds

+ Cửa sổ quản lý nhóm Newsfeeds xuất hiện Click nút New để tạo nhóm newsfeeds

+ Nhập các thông tin chi tiết về nhóm Newsfeeds Rồi Save & Close

Bước 3: Quản trị News Feed

+ Chọn trang quản trị News Feed Rồi click nút New để tạo mới một danh mục News Feed

+ Nhập các thông tin chi tiết cho News Feed Rồi Save & Close

+ Vào web site bạn muốn lấy thông tin, lấy RSS Rồi Copy đường Link vào Link ở Newfeed

Bước 4: Thiết lập hiển thị NewsFeeds

+ Vào trang quản trị Module: Extensions > Module manager Rồi click nút

New để tạo mới một module

+ Tạo mới một module, phải chọn loại Feed Display

+ Nhập các thông tin chi tiết cho module News Feed này

3.13- Tìm hiểu về component redirect

- Dùng để chuyển hướng đến một trang web khi người truy cập đến một trang bị báo lỗi url

Bước 1: Khi người dùng truy cập vào một trang web không hiện hữu

+ Khi người dùng truy cập vào một trang web không hiện hữu Ví dụ : http://localhost/uschool/index.php/getting-started thì hiển thị trang báo lỗi Lý do trang web này đã hết hạn published

Bước 2: Vào quản lý Components Redirect

+ Vào Components > Redirect để hiện cửa sổ quản lý Redirect Manager

Bước 3: Cửa sổ quản lý Redirect Manager

+ Click chọn tên trang web cần chuyển hướng Rồi Click nút Edit

+ Ở bên phải ta chọn Enable

+ Nhập các thông số Rồi Save & Close

+ Khi người dùng truy cập vào một trang web không hiện hữu thì chuyển hướng đến trang web khác

+ Ta thử truy cập lại vào đia chỉ lúc nãy : http://localhost/uschool/index.php/getting-started

+ Địa chỉ thay thế lúc nãy chúng ta nhập là : http://hbuniv.edu.vn/

+ Và trang web tự chuyển đến địa chỉ trên

3.14- Tìm hiểu về component smart search

- Component Smart Search dùng để phục vụ việc tìm kiếm thông tin trên website

Bước 1: Vào trang quản trị Plugins Manager

Chọn Extension > Plug-in Manager Rồi chọn Content - Smart Search, rồi click nút Edit

Bước 2: Thiết lập Smart Search cho nội dung các bài viết

+Thiết lập Enable Rồi Click Save & Close

Bước 3: Quản trị các Chỉ mục

+ Vào Components > Smart Search để quản lý các chỉ mục nội dung

+ Click nút Index để tạo các chỉ mục

Bước 4: Tạo Module để hiển thị Smart Search

+ Vào trang quản trị Module Manager Click nút New để tạo mới một Module

+ Rồi chọn loại Module là Smart Search Module

+ Nhập các thông tin chi tiết

+ Và đây là kết quả

3.15- Tìm hiểu về component weblink

- Component Weblinks dùng để quản lý các website liên kết

Bước 1: Quản trị nhóm Weblinks

+ Chọn lệnh Components > Weblinks > Categories

+ Cửa sổ quản lý nhóm Weblinks xuất hiện Click nút New để tạo nhóm weblinks

+ Nhập các thông tin chi tiết về nhóm Weblinks Rồi Save & Close

+Chọn trang quản trị weblinks Rồi click nút New để tạo mới một danh mục weblink

Bước 3: Thiết lập hiển thị Weblink

+ Vào trang quản trị Module: Extensions > Module manager Rồi click nút New để tạo mới một module

+Để tạo mới một module, phải chọn loại Weblinks

+ Nhập các thông tin chi tiết cho module Weblink này Và nhấn Save & Close

+ Và đây là kết quả

3.16- Tìm hiểu về extension manager

3.16.1 - Joomla Extensions là các thành phần mở rộng của Joomla, đó là các gói ứng dụng được phát triển bởi Joomla! hoặc các hãng thứ ba nhằm bổ sung và tăng cường tính năng cho Joomla! giúp người sử dụng nhanh chóng triển khai một hệ thống website phức tạp với nhiều chức năng, dịch vụ khác nhau

• Component: chủ yếu thực hiện một chức năng chuyên biệt nào đó VD như: Quản lý bài viết Article, quản lý

Banner quảng cáo, quản lý nười dùng User, quản lý các liên hệ Contact, quản lý tin tức NewsFeed, quản lý liên kết weblink, quản lý bình chọn, vv

• Module: Chủ yếu nhằm mục đích hiển thị thông tin VD như: hiển thị tin mới nhất, hiển thị tin đọc nhiều nhất, hiển thị đếm số lượt truy cập, hiển thị menu, hiển thị bình chọn, hiển thị ảnh ngẫu nhiên, hiển thị bài viết thông báo, vv

• Plugin: chủ yếu nhằm thực hiện những chức năng đặc biệt hoặc giúp tự động hóa một số quy trình, công đoạn VD như: Cung cấp trình soạn thảo, xử lý chứng thực quyền hạn, tự động thay thế các đoạn mã chèn video, flash, mp3

• Template: Gói giao diện tạo nên bố cục của Website

• Language: Gói ngôn ngữ cho các quốc gia

- Các Extension có thể tìm và dowload ở trên Internet và cài đặt ở đây:

+ Ở phía trên bên phải, bạn sẽ thấy thanh công cụ:

• Options : Mở cửa sổ Tùy chọn nơi cài đặt như các thông số mặc định hay điều khoản có thể được chỉnh sửa

• Help: Mở màn hình trợ giúp

- Extension Manager bao gồm các phần sau

• Install : Cài đặt các phầm mềm thứ 3 vào Joomla

• Update : Cho phép bạn cập nhật phần mở rộng được cài đặt

• Manager : Cho phép bạn Bật / Tắt mở rộng Để Kích hoạt / Vô hiệu hoá một phần mở rộng là giống như để Xuất bản / Unpublish nó Ngoài ra bạn có thể gỡ bỏ cài đặt phần mở rộng từ phần này

• Discover : Phần này cho phép bạn khám phá phần mở rộng

• Database : Phần này sẽ kiểm tra cấu trúc bảng cơ sở dữ liệu của bạn được cập nhật với các chương trình Joomla của bạn và cho phép bạn cố gắng để sửa chữa bất kỳ vấn đề được tìm thấy

• Warning : Phần này sẽ hiển thị bất kỳ cảnh báo liên quan đến các phần mở rộng bạn đã cài đặt trong Joomla của bạn

3.17- Tìm hiểu về module manager

3.17.1 - Module dùng để hiển thị thông tin trên trang web, nó qui định vị trí thông tin cần hiển thị trên trang mẫu Template Ví dụ main menu hiển thị ở vùng bên trái, Breadcrumbs hiển thị ở vùng phía trên, Login Form hiển thị ở vùng bên phải, Custom HTML ở vùng bên phải, Random images ở vùng bên trái, vv

3.17.2 - Xem danh mục các module

+Vào menu Extension > Module Manager hoặc click nút Module Manager

+ Giao diện Module Manager xuất hiện với danh mục các module như sau:

+ Các module này qui định một vị trí hiển thị thông tin trên trang template như sau:

• Vào Extensions > Template manager Click nút Options

• Ở mục Preview Module Postions: chọn thiết lập Enable

3.17.3 - Tạo mới một module / hiệu chỉnh một module

+Click nút New để tạo mới một Module

+Hoặc click chọn tên một module, rồi click nút Edit để hiệu chỉnh

+Bước 1: Khi click nút New để tạo mới một Module, đầu tiên ta phải chọn loại module

+Joomla phân loại sẵn các loại module khi cài đặt các Extension Ta chỉ cần chọn một loại có sẵn

+Chọn loại Module Ví dụ: Menu

Bước 2: Rồi nhập các thông số chi tiết cho module này

• Title: Đặt tên cho module

• Show Title: Hiện hoặc ẩn tên tiêu đề của Module này

• Position: Click nút Select position để chọn vị trí của module hiển thị trên trang mẫu template

• Status: Tình trạng Published / Unpublished / Trashed

• Access: chọn cấp truy xuất

• Ordering: chọn vị trí thứ tự

• Start Publishing: Ngày xuất bản

• Finish Publishing: Ngày kết thúc xuất bản

• Module Discription: Mô tả cho module này

• Module Assignment: Chọn hiển thị trên các trang

• Start Level: chọn cấp bắt đầu

• End Level: chọn cấp kết thúc

Bước 3: Màn hình chọn vị trí để hiển thị cho module

+ Ví dụ Module Smart Search

3.18- Tìm hiểu về plugins manager

+ Joomla Plugin là một trong các thành phần mở rộng của Joomla! nhằm giúp thực hiện một cách tự động một công việc cụ thể nào đó thêm vào nội dung bài viết Chẳng hạn như thêm trình soạn thảo văn bản, chèn captcha, thêm chức năng xem ảnh fullsize, thêm tìm kiếm, chèn thêm google map, chèn thêm video, vv

3.18.2 - Xem danh mục các Plug-in

+ Vào menu Extensions > Plug-in Manager

+ Giao diện Plug-in Manager xuất hiện với danh mục các Plug-in như sau:

• Status: hiển thị tình trang thiết lập hoặc vô hiệu hóa

• Ordering: sắp xếp thứ tự

• Type: Loại của Plug-in Ví dụ, plug-ins loại 'Authentication' được định vị tại đường dẫn 'plugins/authentication'

• Element: tên thư mục chứa Plug-in Ví dụ: 'Authentication - Joomla' là type 'Authentication' và element 'joomla' Định vị tại

3.19- Tìm hiểu về template manager

+ Vào menu Extension > Template Manager hoặc click nút Template

3.19.2 - Quản lí style của template

+ Giao diện Template Manager xuất hiện với danh mục các Styles như sau:

• Location: áp dụng cho Site (FrontEnd) hoặc Administrator (BackEnd)

• Default: thiết lập mặc định

• ID: mã số của Style

+ Chọn tên của một Style Rồi click nút Edit

• wrapper small (%): tỉ lệ wrapper nhỏ nhất

• wrapper large (%): tỉ lệ wrapper lớn nhất

• Logo: file hình ảnh của logo

• Site Title: tên tiêu đề của site

• Site Description: dòng mô tả hoặc slogan

• Position of navigation: vị trí của thanh menu ở trước (bên trái) phần content, hoặc ở ở sau (bên phải) phần content

• Template colour: màu sắc của template

3.19.3 - Xem danh mục các templates

- Nếu click chọn Templates thì hiển thị danh mục các template kèm theo hình biểu tượng trang

+Chọn một template, rồi double click lên dòng tên của template để Customize

3.19.4 - Xem vị trí của một template

+Click nút Options, rồi thiết lập Preview Module position để xem vị trí các module trên trang template Xong click nút Save & Close

+ Chọn một template, rồi double click lên dòng Preview của template để xem vị trí các module trên template

+ Và đây là kết quả

+ Ở giao diện Template Manager - Styles, ta click chọn một template, rồi click nút Default Rồi Save & Close

3.20- Tìm hiểu về language manager

- Trong Language Manager, bạn có thể thiết lập ngôn ngữ mặc định cho cả

Front-end và Back-end của Joomla của bạn

• Checkbox :Tích vào để chọn một hoặc nhiều mục

• Language Tag: Tag của ngôn ngữ

• Default : Ngôn ngữ mặc định

• Date : Ngày cài đăt ngôn ngữ

• Author E-mail : Địa chỉ mail của tác giả

3.20.2 - Cài gói Ngôn ngữ Tiếng Việt cho Joomla

• Tải bộ cài font Tiếng việt của Joomla

• Rồi chọn đường dẫn đến nơi chứa font tiếng Việt

+ Sau khi cài đặt xong truy cập vào Extensions/Language Manager

Tích vào ô Vietnamese (Vietnam) chọn Default

Vậy là chúng ta đã cài gói Ngôn ngữ Tiếng Việt thành công

ỨNG DỤNG JOOMLA ĐỂ TẠO 1 WEBSITE VỀ TRƯỜNG HỌC

- Joomla sau khi cài đặt xong đã cấu hình mặc định vài tính năng trong hệ thống tuy nhiên cũng cần xem lại 1 số cấu hình cho hợp lí Em sẽ chỉnh là 1 số tính năng lại như sau :

- Truy cập vào : Localhost/uschool/administrator và đăng nhập bằng tài khoản Admin

- Site name : Tên site : Uschool

- Set offline : Để website của bạn ở chế độ offline, khi bạn nâng cấp hoặc bảo trì bạn có thể dùng chế độ này : Chọn - No

- Offline message : Tin nhắn hiển thị lúc website ở chế độ Offline , chọn Use Custom Message : Bạn có thể tùy chỉnh, sửa đổi Offline message tại đây, thay đổi tin nhắn theo ý muốn của mình

- Offline Image : Hình ảnh hiển thị lúc website ở chế độ Offline, có thể dùng bất cứ ảnh nào mà mình muốn

- Bấm Select và chọn đường link đến file ảnh muốn đưa lên

- Chọn 1 file ảnh và nhấn Insert

Session Lifetime là : khoảng thời gian một phiên làm việc giữa client và server

Sẽ xuất hiện như sau

+ Chọn System/ Session Setting/ Session Lifetime

Thay đổi giá trị thành 180

- Bước này là để thay đổi khoảng thời gian một phiên làm việc giữa client và server

Vậy là chúng ta đã cấu hình xong

4.2- Cài đặt template cho website

- Tải template ở địa chỉ : http://jomboom.com/template/1318/DD-MY-School-54/

- Sau khi tải về máy, mở trang quản trị, chọn menu Extensions/ Extensions Manager, chọn đường dẫn đến file cài đặt templates chúng ta vừa tải, nhấn

Upload File & Install để cài đặt

+ Nếu thấy hiện thông báo Installing template was sucessful là đã cài đặt thành công Template

- Sau khi cài đặt xong truy cập vào Extensions/Template Manager

Sẽ hiển thị lên như sau :

- Tích vào Template mà chúng ta vừa cài chọn Make Default

- Đã cài đặt thành công Template cho trang Web

- Bấm vào Viewsite sẽ hiện lên website và template chúng ta cài đặt Đây là hình ảnh sau khi cài Template

- Các bước tạo Menu và submenu ta đã được hướng dẫn ở phần Menu

• Đầu tiên ta tạo 1 menu tên là Topmenu , chọn Position 1 và điền thông tin như sau

+ Ở Show Sub-menu Items chọn Yes để hiện submenu

• Tạo Menu Item và Submenu Item

• Ta được Menu như sau

+ Và hiển thị lên Website như sau

+ Cách tạo Category ta đã được hướng dẫn ở phần Category Manager

+ Ta tiến hành tạo được các Category như sau :

4.5 - Tạo bài viết cho website

+ Cách tạo Article ta đã được hướng dẫn ở phần Article Manager

+ Ta tiến hành tạo được các bài viết như sau

+ Khi tạo bài viết ở Mục Category ta chọn mục cho phù hợp với nội dung của bài viết

Và ta có danh sách các bài viết

+ Sau đó ta vào Menu Manager > Chọn Top Menu Ở đây, ta click vào từng Menu Item và chọn Category phù hợp với nội dung của

+ Mục đích là để hiển thị các bài viết đúng nội dung, vị trí và đúng yêu cầu

4.6 - Edit template và giao diện trang web

4.6.1 - Chỉnh sửa Style của Template

- Ở phần "3.17.2 - QUẢN LÍ STYLE CỦA TEMPLATE" chúng ta đã biết cách chỉnh sửa Style của Template

- Ta truy cập vào Template Manager và tìm đến phần Edit Style

• Head Line : Phần này ta để tên trường Đại học

• Slogan : Phần này ta để khẩu hiệu của Trường

+ Điền : " Nâng Cánh Bay Xa "

+ Là các Icon liên kết đến Facebook, kênh Youtube, Twitter, Google

• Ở phần Facebook ta điền link facebook của trường https://www.facebook.com/TruongDaiHocHoaBinh/?fref=ts

• Phần Twitter Url ta sẽ Disable đi vì k có Twitter

• Phần Youtube url ta điền link video giới thiệu về trường https://www.youtube.com/watch?v=GDfYTdQhT-g

• Phần Google+ url ta cũng Disable

+ Ta được hình như sau

+ Đầu tiên ta chọn 5 tấm ảnh và Resize ảnh lại 485 x 235px để vừa với size ảnh của Slide show

+ Sau đó ta tạo 1 thư mục ảnh ở Media Manager : dd_myschool_54/image/slideshow và up toàn bộ ảnh của slide show lên

+ Ở phần slide show ta nhấn Select sau đó ta chọn lần lượt từ

+ Chọn lần lượt các ảnh ở phần slideshow ta đã up ảnh

+ Chọn ảnh và nhấn Insert

- Phần này như một bảng thông báo

• Phần Board Title ta điền : Thông báo

• Phần Text điền : Ta có thể điền bất cứ gì ở phần này Ở đây em sẽ điền là

" Chào mừng bạn đến với website của trường Đại Học Hòa Bình"

+ Ở đây ta có thể chỉnh dòng text của hình ảnh trên lớn hơn 1 chút bằng cách can thiệp vào code CSS của template

C:\xampp\htdocs\uschool\templates\dd_myschool_54\css

+ Sau khi mở file template.css trên Notepad++ ta tìm đến dòng 552 và sửa các giá trị sau :

• font- family: font sẽ được dùng để hiển thị một thành phần trang web

• text- align: sắp xếp các nội dung theo chiều ngang, chọn center để cho dòng text nằm ở giữa

• vertical-align : sắp xếp các nội dung theo chiều dọc Chọn middle để được canh giữa theo thành phần bao ngoài

• color : Thay đổi màu chữ

+ Kết quả sau khi thay đổi

+ Tạo file ảnh tương tự phần Slide show nhưng kích thước là 229 x 200px

+ Insert ảnh và điền thông tin như sau

Ta có kết quả như sau

4.7.1 - Download bản cài đặt Module Subiz live chat ở http://subiz.com/plugin/joomla_subiz_live_chat.zip

- Tiến hành cài đặt như ở phần Module Manager

- Sau khi cài đặt xong ta truy cập : Extension > Plug-in Manager: Plug-ins > Subiz live chat

+ Licence Id ta lấy như sau

Truy cập: https://subiz.com/vi/ và Đăng nhập

Sau khi đăng nhập bấm vào Cài đặt

+ Bấm vào Tích Hợp ta sẽ thấy License ID và 1 đoạn code Mã nhúng cửa sổ chat Subiz

+ License Id chúng ta điền vào

+ Mã nhúng chúng ta làm như sau

- Ở mục Template Manager chúng ta đã biết cách vào phần Customise

+ Kéo xuống dưới ta sẽ thấy

+ Bấm Edit main page template,

+ Sao chép đoạn mã và chèn vào mã nguồn html của website giữa

window._sbzq||function(e){e._sbzq=[];var t=e._sbzq;t.push(["_setAccount",42651]);var n=e.location.protocol=="https:"?"https:":"http:";var r=document.createElement("script");r.type="text/javascript";r.async=true;r.s rc=n+"//static.subiz.com/public/js/loader.js";var i=document.getElementsByTagName("script")[0];i.parentNode.insertBefore(r ,i)}(window);

+ Tìm thẻ body và chèn đoạn mã vào phía sau thẻ body

4.8 - Chỉnh sửa và hoàn thiện trang web

4.8.1- Ta sẽ sửa lại phần menu bên trái của trang web

+ Phần tên tiêu đề : ĐĂNG NHẬP và CỒNG THÔNG TIN ta vào phần Module Manager và chỉnh sửa lại theo tên như trên

+ Ở phần CỔNG THÔNG TIN : Ta truy cập vào Menu Manager và sửa lại ở phần Main Menu :

4.8.2 - Sau khi sửa xong ta có trang web hoàn thiện như sau

4.9 - Đưa website lên host sever

4.9.1 - Đăng kí 1 hosting có thể free hoặc trả phí http://www.hostinger.vn/ để đăng kí 1 Hosting

+ Tiến hành đăng kí hosting và lấy thông tin hosting ta vừa đăng kí

+ Download và Cài đặt phần mềm File Zilla ở https://filezilla-project.org/download.php

+ Sau khi cài đặt xong sẽ hiện ra như sau

+ Lấy thông tin và điền vào File Zilla

+ Nhập địa chỉ đến C:\xampp\htdocs\uschool

+ Chọn tất cả các file và Upload

Và kết quả của chúng ta sau khi Upload

KẾT QUẢ THU ĐƯỢC

Hiện nay Joomla là một chương trình hoàn toàn miễn phí và có xu hướng phát triển trong tương lai, một hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở được người dùng rất ưa chuộng do tính cạnh tranh và hoàn thiện cao Đề tài với mục đích xây dựng website bằng joomla! việc thiết kế một website trường Đại học theo yêu cầu của người dùng là cần thiết

* Đề tài đã thu được một số kết quả:

- Giới thiệu tổng quan về phần mềm mã nguồn mở

- Tìm hiểu về cài đặt Xampp và Joomla

- Thiết kế các thành phần chính cho website trường Đại học Hòa Bình

- Việt hoá được các form dữ liệu, tạo thuận lợi cho người sử dụng

- Giới thiệu cách tạo các Module và một số giao diện chính của website trường Đại học Hòa Bình

- Cách đưa website lên Host Sever

- Hoàn thành nội dung yêu cầu của đề tài đề ra, tạo ra được một trang Website trường Đại học Hòa Bình đưa vào sử dụng

* Hướng phát triển của đề tài:

- Xử lý các lỗi chặt chẽ hơn trước khi đưa vào sử dụng

- Tiếp tục phát triển website trường Đại học , tạo bộ soạn thảo hiện đại, quản lý chỉnh sửa thư mục trên host,

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo T.S Nguyễn Đăng Minh đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này!

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Hòa Bình và tất cả các bạn đã động viên giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đề tài, trong quá trình làm đề tài sẽ xảy ra nhiều thiếu sót không mong muốn, mong thầy cô và các bạn góp ý thêm cho em để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.

Ngày đăng: 05/05/2024, 11:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w