Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín dụng ngân hàng trong việc thực hiện chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay
Trang 1PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia biển lớn trong vùng Biển Đông Cho nên, phát triểnkinh tế biển hiệu quả và bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho phát triểnkinh tế đất nước Thực vậy, với diện tích Biển Đông trên 3.000.000 km2, diện tíchđặc quyền kinh tế hơn 1.000.000 km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền, bao gồmcác vùng biển trong phạm vi 200 hải lý, thềm lục địa và nhiều đảo lớn, nhỏ, 2huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa, 3.260km bờ biển với dân số trên 92 triệungười, có đến một phần ba sống từ biển, nhờ biển, làm nghề biển, với đặc tính yêubiển, sống vì biển, sẵn sàng ra khơi là đặc trưng của dân tộc Việt Nam Từ xa xưa,người Việt cổ đã lừng danh lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi bơi chèo Cứkhoảng 100 km2 lãnh thổ đất liền thì chúng ta có 1 km bờ biển và chỉ số này gấp 6lần chỉ số trung bình toàn cầu, do đó, biển có vị trí địa chiến lược vô cùng quantrọng đối với sự nghiệp xây dựng kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay từ khi giành được độc lập, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước đã
có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm bảo vệ, quản lý và khai thác biển,đảo Kế thừa những kết quả đạt được từ quá khứ, ngày 07/7/2014 Chính phủ đã banhành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghịđịnh 67) nhằm quy định đầy đủ và đồng bộ các chính sách cơ bản nhất để tạo bướcphát triển đột phá cho ngành thủy sản, trong đó có chính sách tín dụng
Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng Nhà nướcViệt nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (NHNN chi nhánh tỉnh) đã chỉ đạo hệthống ngân hàng trên địa bàn thực hiện khẩn trương, nghiêm túc và đã được kết quảtích cực: (i) là địa phương đầu tiên của cả nước ký hợp đồng cho vay đóng mới tàu
cá theo Nghị định 67; (ii) tỷ lệ cho vay đóng tàu/phê duyệt danh sách chủ tàu caonhất cả nước (đạt 88,8%, cả nước đạt 58%) Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay,việc triển khai Nghị định 67 trên địa bàn tỉnh của ngành Ngân hàng gặp một số khókhăn, vướng mắc mà chủ yếu là khó khăn, vướng mắc trong công tác thu hồi nợ
Trang 2vay1 Ngoài các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khaithác hải sản của chủ tàu thì ý thức trả nợ của nhiều chủ tàu tham gia Nghị định 67rất kém, có hiện tượng tâm lý “nhìn mặt nhau”, “chây ì” trong trả nợ vay ngânhàng.
Nếu tình trạng này tiếp diễn và không được xử lý kịp thời thì khả năng trongthời gian tới sẽ có thêm nhiều chủ tàu vay theo Nghị định 67 bị chuyển nợ quá hạn
và chuyển sang nợ xấu, từ đó giảm hiệu quả của Chính sách và gây ra nhiều hệ quảkhông tốt như chủ tàu có thể mất tàu do Ngân hàng xử lý tài sản và Ngân hàng thì
có khả năng không thu hồi đủ vốn, thậm chí mất vốn Nhận thức được tầm quantrọng của vấn đề này, sau khi được trang bị kiến thức của chương trình trung cấp lýluận chính trị - hành chính tại Trường chính trị Nguyễn Chí Thanh lớp doanh
nghiệp khóa 4, năm học 2018-2019 tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về tín dụng ngân hàng trong việc thực hiện chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn hiệu quả công tác quản lýnhà nước về hoạt động tín dụng ngân hàng thực hiện chính sách phát triển thủy sảntrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay, từ thực trạng để đề xuất
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước tại Ngân hàngNhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế trong thực hiện chính sách phát triểnthủy sản Quá trình nghiên cứu cũng để trả lời cho câu hỏi: Giải pháp nào cho việcnâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước nhà nước về hoạt động tín dụng thựchiện chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giaiđoạn hiện nay?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng ngân hàng thực hiện chính sáchphát triển thủy sản theo Nghị định 67 (chủ yếu liên quan đến công tác thu hồi nợvay) thông qua các đối tượng như cán bộ ngành Ngân hàng, cán bộ của các cơ
1 Theo quy định tại Nghị định 67, thời gian ký hợp đồng cho vay đóng mới, nâng cấp tàu được thực hiện đến hết ngày 31/12/2017.
Trang 3quan, đơn vị liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấphuyện và các chủ tàu.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế (huyệnPhú Lộc, huyện Phú Vang, thị xã Hương Trà và thành phố Huế), thời gian nghiêncứu được giới hạn trong giai đoạn 2018-2019
4 Phương pháp nghiên cứu
Người viết sử dụng phương pháp luận chung nhất trong quá trình thực hiện làphương pháp triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với quan điểmcủa Đảng, Nhà nước về chính sách phát triển thủy sản
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp thống kê, phân tích, sosánh Ngoài ra, khóa luận còn thu thập thêm thông tin và số liệu liên quan đến vấn
đề nghiên cứu từ các sách tham khảo, tạp chí, báo điện tử, các quy định liên quanđến hoạt động tín dụng ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trang 4PHẦN II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Hội nghị lần thứ 4, Khóa X đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày09/02/2007 về Chiến lược biển, trong đó khẳng định “phấn đấu đưa nước ta trởthành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền,quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh, phấn đấu đến năm 2020kinh tế biển đóng góp 55% GDP của cả nước”
Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Khóa X về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục xác định kinh tế nông nghiệp,nông thôn là trọng tâm, trong đó nhấn mạnh lĩnh vực thủy sản
Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủtrương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW nêu trên tiếp tụckhẳng định phát triển thủy sản là “nuôi trồng và khai thác thủy sản trên các vùngbiển xa, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng; phát triển nhanh lực lượng khai thác
xa bờ theo hướng đầu tư trang thiết bị phương tiện, công nghệ hiện đại, phát triểnđồng bộ cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu tránh trú bão theo quyhoạch…”
Đặc biệt, gần đây Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã có Nghịquyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế
Trang 5biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tiếp tục khẳng định nuôitrồng và khai thác hải sản là một trong những chủ trương lớn của chiến lược pháttriển kinh tế biển bền vững.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và hiệu quả của tín dụng ngân hàng
Tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay, nó phản ánh mối quan hệkinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tếtrên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc và lãi
Trong các hính thức tín dụng, tín dụng ngân hàng là hình thức có tầm quantrọng to lớn của kinh tế thị trường và quan hệ tín dụng chủ yếu giữa ngân hàng vàcác doanh nghiệp Tín dụng ngân hàng là hình thức mà các quan hệ tín dụng đượcthực hiện thông qua vai trò trung tâm là ngân hàng Nó đáp ứng phần lớn nhu cầutín dụng cho các doanh nghiệp và dân cư Theo đà phát triển của nền kinh tế, hìnhthức tín dụng ngân hàng ngày càng trở thành hình thức chủ yếu mang tính phổ biếnkhông chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế
Quan hệ tín dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ngoài đặc điểmchung là quyền sở hữu vốn tách rời quyền sử dụng vốn, còn có đặc điểm lớn là cónhiều quan hệ tín dụng khác nhau với những nguồn lợi tức khác nhau phản ánh nềnkinh tế nhiều thành phần Các quan hệ tín dụng này vừa hợp tác vừa cạnh tranh vớinhau trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa Đây cũng là lĩnh vực đấu tranh gay gắt, đòi hỏi quan hệ tín dụngthuộc kinh tế nhà nước phải không ngừng lớn mạnh để đảm nhiệm vai trò chủ đạotrong quan hệ tín dụng của toàn xã hội nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng.Vai trò của tín dụng ngân hàng:
(i) Góp phần giảm số tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng vòngquay của vốn; tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông và khắc phục lạm phát tiền tệ.(ii) Thông qua cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, tín dụng góp phần tăngquy mô sản xuất, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và côngnghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tạo khả năng vàkhuyến khích đầu tư vào các công trình lớn, các ngành, lĩnh vực có ý nghĩa quantrọng đối với quốc kế dân sinh, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, chuyển dịch
Trang 6cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnhtranh tạo điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
(iii) Thông qua cho vay vốn tiêu dùng, tín dụng góp phần hỗ trợ vốn cho cưdân cải thiện đời sống
Hiệu quả tín dụng ngân hàng:
Hiệu quả tín dụng ngân hàng là một trong những biểu hiện phản ánh hiệu quảkinh tế trong lĩnh vực ngân hàng và cụ thể chính là phản ánh chất lượng các hoạtđộng tín dụng ngân hàng Chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng được đánh giáqua các tiêu chí: khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển cácmục tiêu kinh tế xã hội, nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợvay đúng hạn, lợi nhuận cho ngân hàng thương mại từ nguồn tích lũy do đầu tư tíndụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Do đó hiệu quả tín dụng là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa ngânhàng – khách hàng vay vốn - nền kinh tế xã hội
1.2 Cơ sở thực tiễn
Theo đánh giá của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tại Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày15/6/2007, kinh tế vùng biển của Thừa Thiên Huế phát triển thiếu bền vững, chưatương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; tăng trưởng kinh tế biển chất lượngchưa cao, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm hàng hoá thấp Dịch vụ hậu cần nghề
cá yếu; công nghiệp chế biến thủy sản nhỏ lẻ, thiếu những sản phẩm có thương hiệumạnh Đời sống nhân dân làm nghề biển còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đóicao hơn mức bình quân chung của tỉnh
Thực vậy, trước năm 2014 toàn tỉnh chỉ có 265 tàu có công suất trên 90CV,trong đó 227 tàu có công suất từ 90CV đến dưới 400CV, còn lại 38 tàu có côngsuất từ 400CV đến dưới 800CV Giai đoạn này, tỉnh không có tàu có công suất trên800CV và cũng có nghĩa tỉnh chưa có tàu công suất đủ lớn để đánh bắt xa bờ vàbám biển dài Ngoài ra, hàng năm sản lượng hải sản khai thác của các tàu trên địabàn tỉnh khoảng 35.000 tấn, tuy nhiên rất tiếc do cửa biển Tư Hiền và Thuận Ankhông thuận lợi nên đa phần lượng thủy sản này đưa vào Đà Nẵng, Quảng Trị vàQuảng Bình để tiêu thụ
Trang 7Do đó, để thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về kinh tế biển, đồng thời khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác pháttriển kinh tế biển, ngày 7/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản Nội dung Nghị định đã
cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của ngư dân Nghị định tập trung vàoviệc khuyến khích đánh bắt xa bờ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con ngư dân đóngtàu vỏ thép, vật liệu mới, công suất lớn, qua đó đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất, ứngdụng mô hình sản xuất hiện đại, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con, gópphần trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ biển đảo thông qua nhiều chínhsách hỗ trợ như chính sách về thuế, chính sách tín dụng, chính sách về đầu tư cơ sở
hạ tầng…
Về chính sách tín dụng, Nghị định 67 quy định đối tượng được vay vốn đóngmới, nâng cấp tàu là các tổ chức, cá nhân đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, cókhả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể, được Ủy ban nhân dân tỉnh phêduyệt để đóng mới tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên; nâng cấp tàu
có tổng công suất máy chính dưới 400CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ400CV trở lên
Theo Nghị định này, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàngtối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn cho vay sẽ kéo dàitrong 16 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc;lãi suất được duy trì ổn định 7%/năm, nhưng chủ tàu chỉ phải trả 1-3%/năm, phầncòn lại do Ngân sách Nhà nước cấp bù; chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hìnhthành từ vốn vay làm tài sản để đảm bảo khoản vay Trong trường hợp chủ tàu gặprủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tùy từng trường hợp, chủ tàuđược ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được xử lý theo hợp đồng bảo hiểm
Do thời gian ký kết hợp đồng tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo quy địnhtại Nghị định 67 được thực hiện đến hết ngày 31/12/2017 Do đó, trong giai đoạnhiện nay các ngân hàng đang tập trung vào công tác thu hồi nợ vay
Về công tác thu hồi nợ, ngày 16/10/2018 Văn phòng đã có Công văn số10048/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệnhư sau: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển thực hiện rà soát, xử lý theo
Trang 8quy định tại Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ đối vớicác trường hợp chủ tàu không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản, có nhucầu chuyển nhượng lại tàu; phối hợp với ngành Ngân hàng đôn đốc ngư dân trả nợvay đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết Trường hợp chủ tàu có khả năngtrả nợ ngân hàng nhưng cố tình chây ì, không trả nợ theo cam kết thì kịp thời cóbiện pháp xử lý theo quy định của pháp luật…
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Ủy ban nhân dân tỉnh
đã có Công văn số 8137/UBND-DN ngày 23/10/2018 yêu cầu UBND các huyện,thị xã ven biển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các cơquan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, chỉ đạo và phối hợp thực hiện việc thuhồi nợ vay đóng mới, nâng cấp tàu theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đượcgiao
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có nhiều lượt văn bảnchỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, các TCTD tích cực đôn đốc chủ tàu trả nợ vay đúnghạn cam kết, đặc biệt NHNN Việt Nam đã có Công văn số 1969/NHNN-TD ngày22/3/2019 chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh làm đầu mối triển khai các chỉ đạo củaPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ trên địa bàn tỉnh
Những cơ sở thực tiễn nêu trên chính là căn cứ pháp lý làm cơ sở để NHNNchi nhánh tỉnh triển khai thực hiện chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tronggiai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với công tác thu hồi nợ vay theo Nghị định 67
2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về tín dụng thực hiện chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay
2.1 Khái quát tình hình triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị thuộc cơ cấu tổchức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNN chi nhánh là đơn vị hạch toánphụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật
NHNN chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhànước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trênđịa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền củaThống đốc
Trang 9Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, ngay sau khi Nghị định 67 được banhành, NHNN chi nhánh tỉnh đã kịp thời phối hợp với các đơn vị có liên quan thammưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc triển khai thực hiện Nghị định67.
Đồng thời, NHNN chi nhánh tỉnh đã cử đại diện lãnh đạo NHNN chi nhánhtỉnh tham gia Ban Chỉ đạo, một Trưởng phòng NHNN chi nhánh tỉnh tham gia Tổgiúp việc; Lãnh đạo NHNN chi nhánh thường xuyên thực hiện khảo sát thực tế việctriển khai Nghị định 67 tại các địa phương có thế mạnh phát triển thủy sản của tỉnh(huyện Phú Vang, Phú Lộc); chỉ đạo các NHTM trên địa bàn tích cực tiếp cận ngưdân và thẩm định phương án sản xuất song song với quá trình thẩm định của UBNDhuyện để có văn bản thông báo cho vay làm cơ sở cho UBND tỉnh ra Quyết định phêduyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện tham gia Nghị định 67, đồng thời rút ngắn thờigian thẩm định cho vay; niêm yết công khai các điều kiện vay vốn, danh mục hồ sơcũng như công khai việc thụ lý hồ sơ vay vốn của chủ tàu và kết quả thẩm định củangân hàng;…
Đây là cách làm sáng tạo mà NHNN chi nhánh tỉnh đã tham mưu UBND tỉnhtriển khai Khác với các tỉnh, thành phố ven biển còn lại là UBND tỉnh, thành phốcăn cứ vào danh sách tổng hợp chủ tàu có nhu cầu vay vốn đóng mới, nâng cấp tàucủa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ra Quyết định phê duyệt; các ngânhàng thương mại (NHTM) căn cứ vào Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, thànhphố và phương án/dự án đóng mới, nâng cấp tàu để xem xét cho vay thì tại tỉnhThừa Thiên Huế, các NHTM tham gia thẩm định phương án sản xuất/dự án đóngmới, nâng cấp tàu song song với quá trình phê duyệt của chính quyền địa phương
và có văn bản thông báo cho vay hoặc từ chối cho vay để làm cơ sở cho UBNDtỉnh ra Quyết định phê duyệt đối với chủ tàu Như vậy, với cách làm sáng tạo trên
sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian cho chủ tàu và tỷ lệ các chủ tàu được UBNDtỉnh phê duyệt tiếp cận được vốn ngân hàng rất cao Thực tế đã chứng minh tỉnhThừa Thiên Huế là tỉnh đầu tiên của cả nước ký hợp đồng tín dụng đóng mới tàu cátheo Nghị định 67 và tỷ lệ cho vay đóng tàu trên các tàu được phê duyệt danh sáchcao nhất cả nước (đạt 88,8% trong khi cả nước đạt 58%)
Trang 102.2 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về tín dụng ngân hàng thực hiện chính sách phát triển thủy sản trong giai đoạn hiện nay 2.2.1 Kết quả cho vay đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67
Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, đồng thờivới cách làm sáng tạo của Ban chỉ đạo 67 tỉnh và đặc biệt là sự hưởng ứng, thamgia tích cực của các ngân hàng thương mại và của người dân, việc triển khai thựchiện Nghị định 67 trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua đã đạt được nhiều kết quả rấttích cực Đến thời điểm 31/3/2019, các NHTM trên địa bàn đã cho vay và giải ngânhết phần vốn cam kết cho 41 chủ tàu theo Nghị định 67 với giá trị giải ngân đạt304,5 tỷ đồng, trong đó 36 chủ tàu vay đóng mới tàu vỏ gỗ, 04 chủ tàu vay đóngmới tàu vỏ thép, 01 chủ tàu nâng cấp tàu vỏ gỗ Tổng dư nợ cho vay theo Nghị định
67 đạt 289,55 tỷ đồng Kết quả cụ thể như bảng sau:
Bảng 1: Số liệu cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 đến
thời điểm 31/3/2019
ĐVT: Triệu đồng, chiếc tàu.
STT Huyện
Thông tin về các tàu Xử lý của ngân hàng thương mại
800CV 800CV Trên
400CV-Tổng số tàu NHTM
đã ký HĐTD
Tổng số tiền cam kết cho vay theo HĐTD
Doanh số cho vay lũy
kế từ đầu chương trình
Doanh số thu nợ lũy
kế từ đầu chương trình
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế)
Hiện tất cả các tàu đã đóng xong, đi vào hoạt động ổn định và đem lại hiệuquả kinh tế cho không chỉ cho bản thân chủ tàu mà còn đóng góp vào việc tạo công
ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà và bảo
vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Một số chủ tàu vay vốn theo Nghị định 67 hoạtđộng có hiệu quả đã tự đóng mới hoặc mua thêm tàu cá bằng vốn tự có (chủ tàuTrần Huấn ở Phú Lộc đóng tàu theo Nghị định 67 năm 2015, năm 2017 đóng thêm
01 tàu và năm 2018 mua mới thêm 01 tàu bằng vốn tự có; chủ tàu Trần Ngọt và
Trang 11Văn Toan ở Phú Lộc đóng mới tàu theo Nghị định 67 năm 2016, năm 2018 mỗichủ tàu đóng mới thêm 01 tàu bằng vốn tự có; chủ tàu Trần Thuận ở Phú Lộc đóngmới tàu theo Nghị định 67 năm 2017, năm 2018 đã mua mới thêm 01 tàu bằng vốn
tự có…), qua đó đã tạo được sức lan tỏa rất lớn trong bà con ngư dân Nhờ đó, từthời điểm Nghị định 67 có hiệu lực ngày 25/8/2014 đến nay, tàu cá xa bờ của tỉnhtăng 178 tàu, từ 265 tàu lên 443 tàu, tăng gần gấp đôi so với trước đây
2.2.2 Tích cực chỉ đạo các chi nhánh NHTM và phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác thu hồi nợ
Qua giám sát thường xuyên quá trình triển khai Nghị định 67 của các chinhánh NHTM trên địa bàn, NHNN chi nhánh tỉnh nhận thấy có xu hướng gia tăngcác chủ tàu có nợ quá hạn và nợ xấu từ tháng 3/2018 Để ngăn ngừa tình trạng trên,đến nay NHNN chi nhánh tỉnh đã ban hành 10 lượt văn bản chỉ đạo các chi nhánhNHTM có cho vay đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67 tích cực bám sát chủtàu để nắm bắt hiệu quả hoạt động của từng chuyến biển, dòng tiền của chủ tàu vàphối hợp, tư vấn cho chủ tàu về quản trị tài chính để có thể trả nợ vay ngân hàngđúng thời hạn đã cam kết tại hợp đồng tín dụng
Bên cạnh đó, NHNN chi nhánh tỉnh cũng đã trực tiếp làm việc với từng chinhánh NHTM có phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu theo Nghị định 67 để nắm bắtnguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu Qua đó, NHNN chi nhánh tỉnh đã cónhững văn bản chỉ đạo các chi nhánh NHTM xử lý nợ xấu kịp thời và phù hợp vớitừng đơn vị
Ngoài ra, nợ quá hạn, nợ xấu không chỉ là vấn đề của riêng ngành Ngân hàng
mà đó là vấn đề chung của xã hội Đồng thời, triển khai Nghị định 67 là quá trìnhtriển khai đồng bộ, quyết liệt từ chính quyền địa phương và sự tham gia hưởng ứngcủa ngành Ngân hàng Do đó, đối với công tác thu hồi nợ, chính quyền địa phươngcũng có trách nhiệm phối hợp cùng ngành Ngân hàng thực hiện Thời gian qua,định kỳ hàng năm hoặc đột xuất NHNN chi nhánh tỉnh đã có văn bản báo cáoUBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 67 tỉnh kết quả triển khai và các khó khăn, vướng mắc, đềxuất kiến nghị của ngành Ngân hàng trong triển khai Nghị định 67 trên địa bàn.Các báo cáo của NHNN chi nhánh tỉnh đều đã được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo
Trang 12các đơn vị có liên quan, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xemxét xử lý các kiến nghị của NHNN chi nhánh tỉnh Qua đó, nâng cao được hiệu quảquản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách phát triển thủy sản trên địa bàntỉnh.
NHNN chi nhánh tỉnh cũng đã tích cực làm việc với Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Chi cục Thủy sản, UBND huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc để traođổi kết quả triển khai thực hiện chính sách, phối hợp xử lý các khó khăn, vướngmắc, đặc biệt là trong công tác thu hồi nợ vay Sau mỗi buổi làm việc, Cơ quan chủtrì cuộc họp đã có thông báo kết luận những nội dung đã thống nhất tại buổi làmviệc làm cơ sở để các đơn vị thực hiện trong thời gian đến
Đối với những khó khăn, vướng mắc mang tầm vĩ mô, thuộc trách nhiệm củaChính phủ và các Bộ, ngành trung ương, NHNN chi nhánh tỉnh đã có các báo cáokịp thời gửi NHNN Việt Nam Qua đó một số kiến nghị của NHNN chi nhánh tỉnh
đã được Chính phủ tiếp thu và đưa vào nội dung sửa đổi Nghị định 67, cụ thể đó làkiến nghị cho phép thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu trong trường hợp chủ tàukhông còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu hoặc chủ tàu
đã hoàn thành đóng mới nhưng không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản,chủ tàu mới tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao lại tàu và khoản
nợ vay từ chủ tàu cũ Nhờ đó, các NHTM có thêm một phương án xử lý khi chủ tàu
cố ý chây ì không trả nợ ngân hàng đúng thời hạn cam kết
2.2.3 Thường xuyên giám sát, thanh tra việc triển khai thực hiện Nghị định 67 tại các chi nhánh NHTM
Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của Nghị định 67 đối với phát triểnkinh tế đất nước gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo NHNN chi nhánh tỉnh ngoàiviệc triển khai quyết liệt các giải pháp để đưa chính sách đi vào cuộc sống có hiệuquả thì còn thường xuyên giám sát việc triển khai thực hiện của các chi nhánhNHTM trên địa bàn để những hiệu quả đó được duy trì và phát triển
Định kỳ 15 ngày, các chi nhánh NHTM có cho vay theo Nghị định 67 phải cóbáo cáo kết quả thực hiện gửi NHNN chi nhánh tỉnh Thông qua các báo cáo định
15 ngày, NHNN chi nhánh tỉnh sẽ nắm được tình hình cho vay, thu nợ và các biếnđộng bất thường (nếu có) Qua đó, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, NHNN chi