1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cuối kỳ tiểu luận về tầm quan trọng của thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong đó những điều quan trọng nhất của một doanh nghiệp chính là sự đóng góp của nó đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và cộng đồng, xã hội xung quanh nói riêng.Và những sự đóng góp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA THƯƠNG MẠI

-o0o -Tiểu luận

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP Môn : Đạo Đức Kinh Doanh

Nhóm 3

GVHD: LÊ THỊ MỸ XUYÊN

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2022

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

Danh sách thành viên nhóm 3

3

Trang 4

Danh mục bảng/ sơ đồ/ hình ảnh Danh sách hình ảnh

Hình 1.1 Corporate Social Responsibility (CRS) 10 Hình 1.2 Mô hình ” Kim tự Tháp” CRS của A.Carroll 11 Hình 2.1 Honda là tài trợ cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” 20 Hình 2.2 Honda Việt Nam trợ giúp chính phủ Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch COVID 22 Hình 2.3 Sản phẩm Vinaca không có giấy phép sản xuất 23 Hình 2.4 Tập Đoàn Lộc Trời chăm sóc sức khoẻ người dân 24

Trang 5

Mục tiêu của đề tài 7

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

Kết cấu của bài tiểu luận 8

I GIỚI THIỆU CHUNG 9

1.1 Giới thiệu chung về trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp (CRS) 9

1.2 khái niệm về trách nhiệm xã hội 10

1.3 các khía cạnh của trách nhiệm xã hội 11

1.3.1 Khía cạnh về kinh tế 12

1.3.2 Khía cạnh về luật pháp 12

1.3.3 Khía cạnh về đạo đức 13

1.3.4 Khía cạnh về xã hội nhân văn 13

1.4 Trách nhiệm xã hội và đạo đức trong kinh doanh 14

II THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 15

2.1 Những lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội 15

2.1.1 Đối với bản thân doanh nghiệp 15

2.1.2 Đối với người lao động 15

2.1.3 Đối với khách hàng 16

2.1.4 Đối với cộng đồng xung quanh và xã hội 17

5

Trang 6

2.2 Thực trạng của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội 17 2.2.1 Tình hình chung ở hiện tại 17 2.2.2 Tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp Honda Việt Nam 21 2.2.3 Các doanh nghiệp đang làm tốt và các doanh nghiệp đang xem nhẹ việc thực hiện trách nhiệm xã hội 22 2.2.4 Nguyên nhân và những khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội 25

2.2.4.1 Tác động của môi trường bên trong 26 2.2.4.2 Tác động của môi trường bên ngoài 26 III ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC THÚC ĐẨY CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ BÀI HỌC RÚT RA 28 3.1 Một số đề xuất trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của họ 28 3.2 Kết luận 29 TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tiên chúng em xin được phép kính gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất với cô Mỹ Xuyên là giảng viên hướng dẫn bộ môn Đạo Đức Kinh Doanh vì đã luôn nhận được sự hướng dẫn chu đáo và tận tình cũng như sự quan tâm chăm sóc của cô trong quá trình học tập và quá trình làm bải tiểu luận này.

Lý do lựa chọn đề tài

Cùng với sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam là sự ra đời cũng như phát triển của nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Trong đó những điều quan trọng nhất của một doanh nghiệp chính là sự đóng góp của nó đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và cộng đồng, xã hội xung quanh nói riêng.

Và những sự đóng góp ấy chính là những trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đó phải thực hiện đối với cộng đồng và xã hội vì chỉ có thế thì họ mới có thể phát triển một cách bền vững mà mạnh mẽ Chính vì vậy, việc thực hiện những trách nhiệm xã hội đối với sự phát triển của một doanh nghiệp là một điều tất yếu, không thể bị xem nhẹ dù ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào.

Vì thế, câu hỏi được đặt ra là: “ trách nhiệm xã hội là gì, và tại sao nó lại quan trọng với sự phát triển của một doanh nghiệp và làm thế nào để thúc đẩy nhiều doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội ?” Đây cũng là một bài toán khó khăn đối với những doanh nghiệp vì họ sẽ phải cân đo đong đếm những lợi và hại để vừa thực hiện trách nhiệm xã hội của họ cũng như đồng thời đẩy nhanh sự phát triển doanh nghiệp Nhận thấy được tính quan trọng của câu hỏi trên, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài này đầu tiên đó chính là làm rõ về khái niệm của trách nhiệm xã hội và sự quan trọng của nó đối với xã hội, đồng thời nêu ra tình hình chung của một số doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực và chọn ra một doanh nghiệp để phân tích và nghiên cứu về cách họ thực hiện trách nhiệm xã hội Và kết luận lại những gì đã nghiên cứu để

7

Trang 8

cho ra một số đề xuất để thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội cũng như rút ra bài học quý giá cho bản thân.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: bao gồm nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau như Honda Việt Nam, công ty CPTM Medicar Việt Nam, HSBC Việt Nam và tập đoàn Bảo Lộc

Phạm vi nghiên cứu: dựa vào những bài báo, những nghiên cứu xung quanh những doanh nghiệp trên từ đó rút ra kết luận cũng như nhận xét cho bài tiểu luận

Kết cấu của bài tiểu luận

Bài tiểu luận gồm 4 phần, 3 chương bao gồm: Phần mở đầu

I Giới thiệu chung

II Thực trạng của các doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội

III Đề xuất trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và bài học rút ra

Trang 9

I GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu chung về trách nhiệm của xã hội đối với doanh nghiệp (CRS) Trong tình hình thế giới hiện đại, trách nhiệm xã hội đã luôn là một xu thế lớn mạnh trong thế giới và là một khía cạnh, một yêu cầu “ mềm”, không thể thiếu đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam trong quá trình hội nhập Nhưng trên thực tế thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp coi đây là một vấn đề mới mẻ và chưa có nhiều sự quan tâm cũng như cách tiếp cận đúng đắn, có những doanh nghiệp thậm chí còn bỏ qua vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của họ.

Hàng loạt các vụ việc xâm phạm môi trường, vi phạm quyền lời của người lao động, làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng với nhiều mức độ từ nghiêm trọng đến cực kì nghiêm trọng đã luôn là một vấn đề nhức nhối trong cộng đồng và xã hội, dẫn đến việc người tiêu dùng lẫn người lao động từ lâu đã mất đi lòng tin với các doanh nghiệp Vì thế, hiện tại trong thời kì hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp của Việt Nam đang ngày càng có nhận thức sâu sắc hơn về việc thực hiện trách nhiệm xã hội và xem đó là một điều kiện cần thiết cho chính bản thân doanh nghiệp cũng như trong bối cảnh đất nước cần nhiều hơn những doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện trách nhiệm xã hội.

Có thể thấy rằng, những doanh nghiệp thực hiện đúng trách nhiệm xã hội có một cái nhìn tốt cũng như có được sự chào đón nồng nhiệt hơn đến từ người tiêu dùng và cộng đồng, từ đó thường có cơ hội phát triển hơn những doanh nghiệp bị cộng đồng và xã hội xem là không làm đúng trách nhiệm xã hội đối với họ.

Ngoài ra thì những doanh nghiệp không thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đã cho thấy sự yếu kém của họ về mặt quản lý truyền thông khi bị dư luận xã hội lên án và tẩy chay Đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh đối những nhưng doanh nghiệp khác phải luôn cân nhắc đặc mục tiêu hoàn thành những trách nhiệm xã hội của mình để có thể phát triển bền vững và lâu dài.

9

Trang 10

1.2 Khái niệm về trách nhiệm xã hội

Hình 1.1 Corporate Social Responsibility (CRS)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay còn có một cách gọi khác trong tiếng Anh là Corporate Social Responsibility và được viết tắt là CSR Với mỗi một tổ chức, công ty, doanh nghiệp và chính phủ sẽ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, không giống nhau và phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của riêng họ.

Khái niệm CSR đã được nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới hay WorldBank đưa ra một cách đầy đủ và toàn diện Theo đó, “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vũng, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đông và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”

Trên thực thế thì chúng ta chỉ thường nhìn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ trên bề nổi của nó qua các hoạt động từ thiện, các chiến dịch trên tinh thần thiện nguyện của doanh nghiệp mà bỏ qua những vấn đề khác xung quanh trách nhiệm xã hội như chế độ đãi ngộ với người lao động, môi trường làm việc, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó,

Trang 11

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể chứng minh mình đã thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một số chứng chỉ quốc tế hay áp dụng những bộ quy tắc ứng xử trong nội bộ công ty.

Có thể thấy, trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện không chỉ thế mà còn họ còn phải có có trách nhiệm tăng tối đa những tác dụng tích cực và giảm tối thiểu các hậu quả tiêu cực của họ đối với xã hội thì mới có lợi cho cả sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội.

1.3 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

Xem xét qua bản chất của trách nhiệm xã hội, có thể thấy, bên trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến cách ứng xử và cách đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng qua quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Những đối tượng này bao gòm từ khách hàng, người tiêu dùng, nhân viên làm việc cho doanh nghiệp đến những yêu cầu đến từ Chính Phủ và đối với đời sống an sinh xã hội của người dân xung quanh.

Theo A Carroll (1999), những khía cạnh trên được xếp theo mô hình kim tự tháp thể hiện đầy đủ, toàn diện, chính xác và được sử dụng rộng rãi nhất cho đến hiện tại Trong đó, trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh từ kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện hay khía cạnh xã hội nhân văn.

Hình 1.2 Mô hình ” Kim tự Tháp” CRS của A.Carroll

11

Trang 12

1.3.1 Khía cạnh về kinh tế

Trách nhiệm kinh tế của các doanh nghiệp đó là tối đa hoá lợi nhuận, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời tối đa hoá hiệu quả hoạt động cũng như sự tăng trưởng nền kinh tế quốc nội Các doanh nghiệp được thành lập ra với mục tiêu đầu tiên là tìm kiếm lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp vì thế khả năng kinh doanh luôn là điều kiện được đặt lên hàng đầu Hơn thế, các doanh nghiệp là tế bào kinh tế căn bản của xã hội, là nền móng để xã hội phát triển

Trách nhiệm kinh tế của các doanh nghiệp còn nằm ở việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động với mức lương phù hợp, tạo cho họ một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn cũng như làm rõ cơ hội phát triển chuyên môn cũng là một phần trách nhiệm Đối với người tiêu dùng thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải cung cấp hàng hoá, dịch vụ tốt và chất lượng cũng như an toàn và có giá cả hợp lý nhưng không mất đi sự cạnh tranh trong thị trường.

Có thể nói khi những doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm kinh tế của họ thì họ sẽ tạo ra một thị trường sôi động và nhộn nhịp, tăng mạnh khả năng sinh lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp cũng như góp phần tăng thêm phúc lợi xã hội, đảm bảo được sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp và nền kinh tế.

1.3.2 Khía cạnh về pháp luật

Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp, còn nhà nước có trách nhiệm đúc kết những gì tốt đẹp nhất của những quy trắc đạo đức xã hội vào văn bản luật hiện hành, để doanh nghiệp có thể tự do theo đuổi mục tiêu kinh tế của họ nhưng không đi quá những khuôn khổ mà pháp luật đã đề ra một cách minh bạch.

Việc các doanh nghiệp đáp ứng lại những kỳ vọng, chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội dành cho họ cũng là một cách để thoả mãn những trách nhiệm về luật pháp Trong đó, các nghĩa vụ pháp lý của một doanh nghiệp cũng là một thước đo để doanh nghiệp cân nhắc trước khi thực hiện bất kì một động thái nào có khả năng tác động đến nền kinh tế và pháp luật.

Trang 20

bảng 2.2 So sánh tình hình tai nạn lao động trong năm 2020 và 2019 trong khu vực không có quan hệ lao động

Bên cạnh những doanh nghiệp bỏ qua, không chú trọng vào thực thi trách nhiệm xã hội thì vẫn có nhiều doanh nghiệp khác xem trách nhiệm xã hội là phương châm, chiến lược kinh doanh của mình Một trong những công ty, tập đoàn kinh tế hàng đầu ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực ngành nghề đã đang thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình có thể kể đến như Honda Việt Nam

Honda Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo cho các học sinh bậc tiểu học và trung học phổ thông, phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo cũng như Cục Cảnh sát giao thông để triển khai các chương trình giáo dục về an toàn giao thông quốc gia cũng như về ý thức giao thông.

Trang 21

Honda Việt Nam cũng tổ chức nhiều chương trình khuyến khích khả năng sáng tạo của những em nhỏ với nhiều chương trình như “Ý tưởng trẻ thơ” Tài trợ cho giải thưởng dành cho kỹ sư và nhà nhà khoa học trẻ Việt Nam – là giải thưởng thường niên dành cho các sinh viên trường đại học khoa học công nghệ và kỹ thuật Việt Nam Ngoài ra Honda Việt Nam còn tài trợ cho các chương trình cho các hoạt động đua xe thể thao chuyên nghiệp, Honda Việt Nam cũng là một trong những đối tác đáng tin cậy của Chính Phủ Việt Nam, tài trợ xe máy cho lực lượng cảnh sát giao thông.

2.2.2 Tổng quan về hoạt động doanh nghiệp Honda Việt Nam

Như chúng ta đã biết Honda Việt Nam là một trong những thương hiệu lớn sản xuất, kinh doanh trọng yếu, đã gắn bó với người dân Việt Nam từ những năm đầu hội nhập và phát triển Không hề lạ lẫm với người dân Việt Nam cùng với phương châm kinh doanh luôn gắn với an toàn xã hội.

Các sản phẩm của Honda bao gồm các phương tiện di chuyển thông dụng như xe máy, xe ô tô, với nhiều mẫu mã đa dạng các loại hình sản phẩm cùng nhiều mức giá khác nhau phù hợp với túi tiền cũng như mục đích sử dung của nhiều tệp khách hàng khác nhau trên thị trường Từ những sản phẩm bình dân đến những sản phẩm cao cấp đắt tiền thoả mãn mục đích, nhu cầu sử dụng của người sở hữu.

Là một trong những doanh nghiệp được người tiêu dùng yêu mến, không chỉ bởi văn hoá mà Honda đã mang lại hay những sản phẩm dịch vụ tốt mà còn bởi các hoạt động xã hội được Honda đóng góp

21

Trang 22

Ngoài ra, Honda cũng đặc biệt chú trọng đến các hoạt động xã hội như phát triển nền giáo dục, văn hoá, nghệ thuật và thể thao Có thể nói Honda Việt Nam từ lâu trong mắt người

dân Việt Nam đã không còn là một doanh nghiệp đến từ nước ngoài xa lạ nữa mà trở thành một khía cạnh không thể thiếu trong đời sống người dân

Hình 2.2 Honda trợ giúp chính phủ Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch COVID Honda đã biết tận dụng triệt để những điểm mạnh kết hợp với những cơ hội mà thị trường Việt Nam mang lại và hạn chế những điểm yếu của họ Và cũng chính bởi vì những đóng góp tích cực đến đời sống, an sinh xã hội cũng như nền kinh tế nước nhà Honda đã đang và vẫn luôn sẽ có một chỗ đứng vững chắc trong tiềm thức của người dân Việt Nam.

2.2.3 Các doanh nghiệp làm tốt và các doanh nghiệp xem nhẹ thực hiện trách nhiệm xã hội.

Theo PGS-TS Phạm Văn Đức, Viện trưởng Viện Triết học, sở dĩ các doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội là do các trách nhiệm xã hội, đặt biệt là về khía cạnh đạo đức và xã hội nhân văn ở Việt Nam chưa được đưa vào văn bản pháp luật chính thức Mới chỉ có các doanh nghiệp lơn, có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng và Chính Phủ nên họ mới buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì do thiếu ràng buộc về pháp lý nên họ không thực hiện Mà trong đó, có đến 95% doanh nghiệp ở Việt Nam là là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trang 23

Theo như nghiên cứu của nhóm cho thấy, đa phần các doanh nghiệp xem nhẹ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đều vừa và nhỏ, thậm chí trong đó còn có những hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, rất khó để nắm rõ cũng như kiểm soát toàn bộ, điển hình như các doanh nghiệp như sau:

Công ty CPTM Medicar Việt Nam là công ty chuyên sản xuất những phụ kiện ô tô, đã đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên không đúng với mức lương nhân viên được hưởng Medicar đã khai sai sự thật, trong khi mức lương của nhân viên cao nhưng tờ khai đóng bảo hiểm y tế cho họ thì chỉ khai nằm ở mức lương tối thiểu Chính vì điều này, khiến nhân viên không nhận được quyền lợi bảo hiểm sau này đúng với mức lương căn bản của họ Hơn thế nữa, nó còn dãn đến việc khai sai thuế cá nhân.

Một trường hợp khác của những doanh nghiệp không làm đúng trách nhiệm xã hội đó là sự việc sản xuất thuốc Vinaca Ung Thư C03.2 của một cơ sở sản suất thực phẩm chức năng Doanh nghiệp này không hề được Cơ quan quản lý nhà nước nào có thẩm quyền cấp phép lưu hành cũng như không có giấy xac nhận công bố thuốc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm chức năng, tuy đã được thu hồi và cấm sản xuất nhưng có một phần lớn người dân đã mua và sử dụng, gây ra nhiều hệ luỵ về sức khoẻ.

Hình 2.3 Sản phẩm Vinaca không có giấy phép sản xuất

23

Ngày đăng: 04/05/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w