1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích báo cáo tài chínhcông ty cp tập đoàn kido

36 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của minh trên thị trường với sự đa dạng trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÔN HỌC: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN KIDO

Giảng viên hướng dẫn: LÊ THỊ MỸ DUYÊN Lớp: DFB0070_01

Trang 2

DANH SÁCH SINH VIÊN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI LUẬN

1 Nguyễn Lê Thanh Nhàn 197TC07625

Trang 3

iii Các sản phẩm chính của Công ty/Địa bàn kinh doanh: 4

iv Các cổ đông và đối tác chính: 4

v.Các thuận lợi/Rủi ro của công ty/Định hướng phát triển 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO 8

2.1Phân tích xu hướng biến động và kết cấu tài sản, nguồn vốn 8

2.1.1Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn năm 2020 - 2021 8

2.1.2Phân tích chỉ số xu hướng biến động tài sản, nguồn vốn 9

2.1.3Phân tích tỷ trọng (kết cấu) tài sản, nguồn vốn 12

2.2Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh 15

2.2.1Phân tích biến động doanh thu 15

2.2.2Phân tích xu hướng 18

2.2.3Phân tích tỷ trọng (kết cấu) 19

2.3Phân tích các tỷ số tài chính 21

2.3.1Phân tích tín dụng (rủi ro) 21

2.3.2Phân tích khả năng sinh lợi 23

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ NGÀNH HÀNG VÀ CÔNG TY I TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ NGÀNH HÀNG

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của minh trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp khẩu vị của người Việt Nam, cạnh tranh rất tốt với hàng nhập khẩu.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc ở mức 5,6% trong nửa đầu năm 2021, các chỉ số kinh tế vĩ mô duy trì lạc quan và ổn định Tuy nhiên, tình hình trở nên xấu hơn khi bước sang quý III, diễn biến dịch bệnh trở nên phức tạp hơn với biến thể Delta và Chính phủ buộc phải đưa ra những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt hơn theo phương châm “chống dịch như chống giặc” Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, Thực phẩm – Đồ uống cũng chịu những tác động không nhỏ Theo khảo sát được thực hiện trong tháng 8/2021 cho thấy bức tranh kinh tế ngành Thực phẩm – Đồ uống (F&B) đã “nhuốm màu” COVID-19.

Trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98% Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025 Đứng trước đại dịch COVID-19, hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã và đang đối mặt với bài toán sống còn Năm 2020, có gần 48% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của cho rằng không chịu tác động của đại dịch hoặc mức độ tác động ít, không đáng kể Tuy nhiên, tác động kéo dài của đại dịch đến doanh nghiệp trong ngành trở nên rõ nét hơn sau đợt bùng phát vào tháng 4, và trở nên nghiêm trọng hơn kể từ

1

Trang 5

tháng 7 với tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động ở mức nghiêm trọng đã lên tới hơn 91% Điều này cho thấy sức chống chọi của doanh nghiệp đã có dấu hiệu đuối dần.

Trong đó, đáng chú ý nhất là vấn đề liên quan đến logistics và phân phối (chiếm 91%) khi mà một số vùng kinh tế trọng điểm của nước ta buộc phải thực hiện giãn cách xã hội, kéo theo đó là đứt gãy nguồn lao động, nguyên vật liệu và cả chuỗi cung ứng Một số biện pháp của Chính phủ như mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” hay cơ chế “luồng xanh” tỏ ra chưa phù hợp với tất cả các địa phương do đặc điểm mỗi địa phương khác nhau, gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa Khó khăn về logistics cũng là nguyên nhân khiến cho dự báo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm nửa cuối năm giảm khoảng 30% Cụ thể là thời gian và chi phí lưu kho tăng, dễ dẫn đến tình trạng “quá date” trước khi đến tay người tiêu dùng do các mặt hàng này đều có thời gian sử dụng ngắn Theo đó, các chuyên gia đánh giá COVID-19 đang “ăn mòn” ngành thực phẩm và nông nghiệp So với năm trước, một số thách thức mới nảy sinh cùng với tác động lâu dài và nghiêm trọng của đại dịch đối với nền kinh tế, đó là: Làn sóng lây nhiễm/bùng phát COVID-19 mới (95%); Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu (60%) Một số thách thức khác đến từ bên trong doanh nghiệp mà trên 35% số doanh nghiệp F&B vấp phải trong quá trình thích ứng với những tác động của dịch bệnh bao gồm: (1) Đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc; (2) Khả năng nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu chi phí để đáp ứng nhu cầu; (3) Mức giảm quy mô nhân sự/năng suất; (4) Khả năng quản lý hiệu quả các mô hình làm việc từ xa và tại chỗ kết hợp.

Đánh giá triển vọng ngành trong 6 tháng cuối năm 2021, phần lớn doanh nghiệp tỏ ra thận trọng hơn so với thời điểm cách đây một năm 78% số doanh nghiệp cho rằng nửa cuối năm kinh doanh sẽ khó khăn hơn, tăng gấp đôi mức 37% của năm trước Dẫu vậy, có đến 80% doanh nghiệp trong ngành tỏ ra tin tưởng vào sự phục hồi nhanh chóng của Việt Nam sau đại dịch.

Là ngành công nghiệp có yêu cầu về xoay vòng vốn nhanh, dĩ nhiên, tăng trưởng doanh thu là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp F&B Động lực tăng trưởng doanh thu của 2

Trang 6

doanh nghiệp F&B dự kiến đến từ thị trường nội địa (88%), kênh phân phối truyền thống (86%), và danh mục sản phẩm cốt lõi (có trước COVID-19) (69%) Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam bày tỏ mong muốn có trải nghiệm mua sắm (customer journey) tốt hơn, thậm chí mong muốn này được ưu tiên hơn cả các chương trình giảm giá sâu hoặc khuyến mại lớn Với mục đích nâng cao trải nghiệm khách hàng, để từ đó gia tăng sự trung thành của khách hàng, các doanh nghiệp trong ngành sẽ cần gia tăng tương tác với khách hàng, hiểu rõ hơn về những vướng mắc, khó khăn của họ để từ đó thiết kế những chương trình khách hàng thân thiết hợp lý và hiệu quả hơn trong bối cảnh mới.

II KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY i Ngành nghề kinh doanh chính:

Hoạt động chính trong năm hiện tại của Tập đoàn là bán buôn thực phẩm; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm và nước uống như kem ăn, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đồ uống không cồn, nước khoáng; sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các hạt có dầu, thạch dừa; sản xuất, kinh doanh các loại bao bì đóng gói; xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất chế biến ngành dầu thực vật và kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.

ii Lịch sử hình thành

Tập đoàn KIDO được thành lập vào năm 1993 và từ đó trở thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam Trong suốt 22 năm đầu của chặng đường phát triển, KIDO đã thiết lập và giữ vững vị thế dẫn đầu ở một loạt các sản phẩm bánh kẹo, bánh quy và kem dưới thương hiệu KIDO

Năm 2015, hướng đến mở rộng và phát triển sang lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, Tập đoàn KIDO chính thức được thành lập Phát huy các nền tảng sẵn có, KIDO tiếp tục duy trì và phát triển vị thế dẫn đầu trong ngành hàng lạnh với các sản phẩm Kem, Sữa & các sản phẩm từ Sữa và mở rộng danh mục sản phẩm sang lĩnh vực thiết yếu với dầu ăn, mì ăn

3

Trang 7

liền, hạt nêm, nước chấm, cà phê, thực phẩm đóng gói tiện lợi… nhằm chăm sóc gian bếp gia đình Việt và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng suốt cả ngày.

Hiện KIDO đang dẫn đầu thị trường ngành kem lạnh với 43,5% thị phần (Theo Euromonitor) và chiếm trên 30% thị phần lĩnh vực dầu ăn (Theo số liệu nội bộ).

iii Các sản phẩm chính của Công ty/Địa bàn kinh doanh: Bánh Trung thu Kinh Đô Mì ăn liền KiDo

Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 150 nhà phân phối và trên 40.000 điểm bán lẻ.Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan, với kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 10 triệu USD vào năm 2003.

iv Các cổ đông và đối tác chính:

Danh sách các công ty con và công ty liền kết trong hệ thống Kinh Đô (31/12/2021)

CÁC CÔNG TY CON

4

Trang 8

1 Tổng Công ty công nghiệp Dầu thực

vật Việt Nam - CTCP Tỷ lệ sở hữu: 87.29%

2 Công ty TNHH KIDO Nhà Bè Tỷ lệ sở hữu: 75.99%

3 Công ty CP Thực phẩm Đông lạnh

4 Công ty TNHH TM và DV KIDO Tỷ lệ sở hữu: 100%

5 Công ty CP Dầu thực vật Tường An Tỷ lệ sở hữu: 85.7%

Trang 9

Danh sách ban lãnh đạo của công ty:

Thành viên HĐ/ Phó TGĐ Nguyễn Thị Xuân Liễu 50,000

v Các thuận lợi/Rủi ro của công ty/Định hướng phát triển Thuận lợi

- Là 1 công ty lâu đời của Việt Nam đã tồn tại tại thị trường Việt Nam được 29 năm cho thấy được sự tin tưởng và yêu mến của khách hàng Việt Nam cho công ty KIDO

- Khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc cung cấp và xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm được công ty không chỉ đẩy mạnh trong nước mà còn quốc tế.

- Việc có thêm được các công ty nước ngoài đầu tư và trở thành cổ đông cho KIDO nên việc xuất khẩu đi các nước khu vực Đông Nam Á và các khu vực xa trở nên dễ dành và thuận lợi hơn

- Sát nhập các công ty con như KDC, NKD và KIDO giúp 1 phần cung cố thêm nhân lực, củng cố vị thế, cải thiện được chất lượng của doanh nghiệp.

- Trong bối cảnh đại dịch covid diễn ra phức tạp và giữa năm 2020 khi các tỉnh thành trên cả nước đều phong tỏa các công ty từ các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng về doanh thu nhưng với việc thay đổi nhiều chiếc lược trong đợt dịch thì công ty vẫn có thể thu về được hơn 8,3 nghìn tỷ đồng

- Theo đó, doanh thu tháng 7/2020 của doanh nghiệp kem đạt 158 tỉ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước Doanh thu lũy kế 7 tháng đạt 832 tỉ đồng, giảm 11% Lợi nhuận trước thuế tháng 7 đạt 44 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước Lũy kế 7 tháng, doanh nghiệp ghi nhận lãi trước thuế 188 tỉ đồng, vượt con số thực hiện cả năm 2019 (185 tỉ đồng) và đạt 94% chỉ tiêu kế hoạch năm 2020.

- Trong quý II, Công ty đã tung ra 2 sản phẩm Celano sữa tươi trân châu đường đen và Merino dâu rất được người tiêu dùng đón nhận Mục tiêu của Công ty không chỉ dừng 6

Trang 10

lại ở cung cấp các sản phẩm kem cho người tiêu dùng Việt Nam mà còn bắt đầu hướng ra thị trường quốc tế.

- Trong khi đó, nhóm sản phẩm ngành dầu lại tăng tưởng rất tốt Cụ thể, dầu thực vật Tường An đạt doanh thu thuần tháng 7 đạt 425,9 tỉ đồng, tăng 40,7%, lợi nhuận sau thuế 21,6 tỉ đồng, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước.

- Nổi bật trong 2020 chính là quyết định quay trở lại ngành hàng bánh kẹo sau 5 năm bán thương hiệu KIDO.

- Và hiện tại KIDO nằm trong top dẫn đầu ngành hàng kem (chiếm 43,5% thị phần) và dầu ăn (trên 30% thị phần) tại Việt Nam, năm 2020 tuy bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh nhưng là 1 năm rực rỡ của KIDO

- Năm 2022 sắp tới có thể sẽ là 1 năm thành công của KIDO khi mà đại dịch qua đi việc xuất khẩu và tiêu thụ lớn hơn thì việc họ ra mắt nhiều sản phẩm mới bên cạnh đó là việc đẩy mạnh phát triển Chuk Chuk 1 chuỗi của hàng cà phê, kem, trà sữa với quy mô lớn , việc đầu tư nhiều vào mảng thực phẩm và đồ uống (F&B) đặt biệt là sự hợp tác với GS25 đưa Chuk Chuk sang thị Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á.

Khó khăn

- Yếu tố về lạm phát và những tỷ giá có thể gây bất lợi cho việc nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào

- Yếu tố về giá cả trong nước hiện nay rất phức tạp như giá vàng, giá xăng,… đặt biệt là giá xăng đang có chiều hướng tăng cao gây rất nhiều bất lợi.

- Yếu tố về dịch bệnh vẫn còn đang là muốn lo ngại của người dân trong nước ảnh hưởng nhiều đến mặt nhân công.

- Việc mở rộng ra các lĩnh vực đồng uống khác sẽ gặp đôi chút khó khăn đặt biệt là các ngành đồng uống như cà phê hay trà sữa hiện tại.

- Việc đẩy mạnh phát hành thêm cổ phiếu sẽ gây ra hệ quả lạm phát rất lớn ảnh hưởng nhiều đến công ty.

Định hướng phát triển

- “Hương vị cho cuộc sống” và trở thành Tập đoàn thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam và vươn tầm Đông Nam Á chính là sứ mệnh và mục tiêu mà toàn thể CBCNV Tập 7

Trang 11

đoàn KIDO hướng đến Tập đoàn KIDO đã không ngừng đầu tư, xây dựng các nhà máy chuyên ngành thực phẩm, liên tục nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm mới, thực hiện chiến lược mua bán, sáp nhập, hợp tác với các đối tác chiến lược để mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng Việt Mỗi sự kiện, mỗi sản phẩm mới được tung ra thị trường là cột mốc quan trọng đánh dấu thêm một nấc thang phát triển mới, đưa thương hiệu KIDO và các ngành hàng trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu ngày càng trở nên gần hơn với người tiêu dùng Việt.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO

2.1 Phân tích xu hướng biến động và kết cấu tài sản, nguồn vốn 2.1.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn năm 2020 - 2021

- Tổng tài sản tăng 1,723,551trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm là 14% Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 1,536,097trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 28% do sự tăng lên của chủ yếu hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác; Tài sản dài hạn tăng 187,454trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 3%, chủ yếu là từ tài sản dở dang dài hạn.

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đang cho thấy được công ty có xu hướng bất ổn, trong đó hàng tồn kho chiếm đến 1,283,240trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 106% Theo Thuyết minh báo cáo tài chính Q4/2021, hàng tồn kho tăng chủ yếu do ứ động rất nhiều Nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, hàng hóa và hàng đang đi đường Công ty cần gấp rút lên những phương án như: sản xuất thêm nhiều loại bánh mới; kiểm kê và loại bỏ các nguyên vật liệu (như bột làm bánh, hương liệu,…) hết hạn sử dụng; lên các chương trình khuyến mãi để nhanh chóng đẩy được hàng hóa, thành phẩm còn tồn trong kho,… và lên thêm nhiều hướng giải quyết tốt nhất để có thể đẩy nhanh lượng hàng tồn kho nhiều nhất có thể Việc ứ động hàng tồn kho quá nhiều cũng có thể làm tăng thêm nhiều chi phí khác như, chi phí thuê kho bãi, chi phí nhân công quản lý,…

- Tài sản dài hạn tăng, trong đó tăng chủ yếu từ tài sản dở dang dài hạn, 111,802trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 200%, hạng mục tăng chủ yếu là chi phí xây dựng cơ bản dở dang, vì công ty đầu tư vào việc lắp đặt và sữa chữa máy móc, phát triển phần mềm (theo Thuyết minh báo cáo tài chính Q4/2021) Điều này cho thấy công ty đang bỏ khá nhiều 8

Trang 12

chi phí vào việc sữa chữa máy móc hoặc máy móc đang được lắp đặt khá nhiều nhưng chưa đưa vào hoạt động sản xuất.

- Tổng nguồn vốn tăng 1,723,551trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm là 14% Trong đó, nợ phải trả tăng 2,528,295trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 54%, sự tăng lên chủ yếu từ nợ dài hạn; Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 804,744trđ, tương ứng tỷ lệ giảm là 10%.

- Nợ ngắn hạn tăng 1,591,898trđ, tỷ lệ tương ứng tăng 42% Trong đó, mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng cao (từ 26,399trđ tăng lên 89,381trđ); Chi phí phải trả ngắn hạn tăng gấp 2 lần so với năm 2020 (từ 182,741trđ lên 390,041trđ) do chi phí tiếp thị, chi phí vận chuyển, chi phí lãi vay và lương thưởng tăng cao Điều này cho công ty đang bỏ rất nhiều chi phí vào việc quảng cáo sản phẩm, các khoản vay ngắn hạn tăng làm cho chi phí lãi vay tăng theo, vay ngắn hạn tăng cho thấy công ty đang vốn sử dụng trong thời gian ngắn.

- Nợ dài hạn tăng 936,397trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 111% Trong đó khoản vay dài hạn tăng mạnh, từ 8,877trđ tăng lên 997.576trđ Vay dài hạn tăng cao do công ty phát hành số lượng lớn trái phiếu thường trong nước trị giá 989,808trđ, việc phát hành trái phiếu được công ty bổ sung vào nguồn vốn cho việc sản xuất và kinh doanh.

- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 804,744trđ, tương ứng tỷ lệ giảm là 10% Trong đó, Công ty đã sử dụng 879,014tr cổ phiểu quỹ để trả thưởng cho các cổ đông.

2.1.2 Phân tích chỉ số xu hướng biến động tài sản, nguồn vốn

9

Trang 13

a Tốc độ tăng trưởng của tài sản

- Tiền và các khoản tương đương tiền: từ năm 2017 cho đến năm 2019 giảm liên tục, từ 100 xuống mức 29 Theo Thuyết minh báo cáo tài chính, các khoản tương đương tiền giảm do Công ty thế chấp để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn Sang năm 2020 và 2021, khoản mục này tăng mạnh trở lại, từ 29 lên 61 và 71 điểm, tăng gấp 2 lần so với năm 2019 Việc tăng mạnh cho thấy Công ty đang có như cầu cần tiền nhiều để đấy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh

- Các khoản đầu tư ngắn hạn: từ năm 2017 cho đến năm 2018, khoản mục này có xu hướng tăng cao, tăng thêm 51 điểm từ việc nhận được lãi ở các khoản tiền gửi ngắn hạn vào các Ngân hàng TMCP và lãi từ trái phiếu mua của Công ty chứng khoán Rồng Việt Sang các năm 2019, 2020 và 2021, khoản mục này có xu hướng giảm mạnh từ 151 xuống 35 điểm, do Công ty đã dùng dùng một phần các khoản tiền gửi ngắn hạn tại các Ngân hang TMCP đẻ làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

- Các khoản phải thu ngắn hạn: từ năm 2017 sang năm 2018, khoản mục này có xu hướng giảm nhẹ, từ 100 xuống 88 điểm, do Công ty đã dùng một phần khoản phải thu khách hàng trị giá 67.956trđ làm tài sản thế chấp cho khoản vay ngắn hạn từ Ngân hàng Sang năm 2019, khoản mục này tăng mạnh trờ lại, từ 88 lên 255 điểm, do Công ty đã tạm ứng cho Công ty TNHH MTV Đầu tư châu Á một khoản tiền để mua các cổ phần mục tiêu, trị giá tạm ứng là 1.993.307trđ; ngoài ra dự phòng thu nợ ngắn hạn khó đòi tăng từ 97.227trđ lên 119.239trđ, cho thấy Công ty đang phát sinh nhiều khoản nợ khó đòi hoặc

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TÀI SẢN

I Tiền và các khoản tương đương tiềnII Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạnIII Các khoản phải thu ngắn hạnIV Tổng hàng tồn kho

II Tài sản cố định

Trang 14

các khoản nợ quá hạn do đối tác chưa thanh toán Sang năm 2020 và 2021, khoản mục này có xu hướng giảm tuy nhiên không đáng kể, các khoản nợ khó đòi vẫn còn nhiều.

- Tổng hàng tồn kho: Hàng tồn kho tăng mạnh ở các năm 2018, 2020 và 2021, tăng thêm 17 đến 144 điểm, Công ty đang có lượng hàng hóa nhiều Điều này cho thấy Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, và nghiên cứu thị trường chưa đúng, đã mua quá nhiều nguyên vật liệu, trong khi việc sản xuất không có đột phá, và không tiêu thụ được sản phẩm, từ đó tồn đọng quá nhiều hàng hóa Việc này sẽ dẫn đến vốn lưu động bị tồn đọng quá nhiều, và rất nguy hiểm, đặc biệt là những mặt hàng có thời hạn ngắn (như bánh, kẹo).

- Tài sản cố định: từ năm 2017 cho đến năm 2021, khoản mục này có xu hướng giảm liên tục, từ 100 xuống 75 điểm, do Công ty sử dụng một khoản lớn các Tài sản cố định hữu hình như nhà cửa và vật kiến trúc, máy móc thiết bị để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay dài hạn phục vụ cho việc sản xuất cà kinh doanh Điều này cũng cho thấy được công ty đang trong tình trạng thiếu vốn để phát triển và tái sản xuất mở rộng Tốc độ tăng trưởng của Nguồn vốn.

- Nợ ngắn hạn: từ năm 2017 cho đến năm 2021, khoản mục này có xu hướng tăng liên tục, từ 100 lên 236 điểm, tăng chủ yếu từ việc vay ngắn hạn Việc vay Công ty vay

Trang 15

ngắn hạn nhiều cho thấy Công ty đang rất cần tiền để giải quyết các khoản chi phí tạm thời hoặc bổ sung thêm vốn lưu động cho Công ty Việc vay nhiều khoản ngắn hạn sẽ tạo áp lực buộc việc kinh doanh của Công ty phải có kết quả.

- Nợ dài hạn: có xu hướng giảm từ năm 2017 đến hết năm 2020, giảm từ 100 xuống 50 điểm, cho thấy Công ty đang giảm dần các khoản vay dài hạn và mua lại được 1 phần lớn trái phiếu đã phát hành Đến năm 2021, khoản mục này đã tăng gấp 2 so với cùng kỳ, từ 50 lên 105 điểm, tăng chủ yếu từ việc phát hành Trái phiếu thường trong nước trị giá 989,808trđ, được mua bởi Ngân hàng VIB Việc phát hành trái phiếu giúp Công ty tăng thêm vốn hoạt động, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và giải quyết được các khoản nợ.

- Vốn chủ sở hữu: có xu hướng giảm dần từ năm 2017 cho đến năm 2021, giảm từ 100 xuống 79 điểm, giảm chủ yếu tại mục Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Việc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm liên tục cho thấy Công ty đang sử dụng rất nhiều chi phí để trả cho việc bán hang, nhân công và trả cổ tức cho các cổ đông Đồng thời cho thấy được hoạt động kinh doanh của Công ty trở lại đây gặp nhiều khó khan.

2.1.3 Phân tích tỷ trọng (kết cấu) tài sản, nguồn vốn a Cơ cấu tài sản

I Tiền và các khoản tương đương tiềnII Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạnIII Các khoản phải thu ngắn hạnIV Tổng hàng tồn khoV Tài sản ngắn hạn khácI Các khoản phải thu dài hạnII Tài sản cố địnhIII Tài sản dở dang dài hạnIV Các khoản đầu tư tài chính dài hạnV Tổng tài sản dài hạn khácVI Lợi thế thương mạiVII Bất động sản đầu tư

Trang 16

- Tỷ trọng Tiền và các khoảng tương đương tiền giảm dần qua các năm từ năm 2017 đến năm 2019 trong cơ cấu tài sản lưu động và tăng trở lại từ năm 2019 đến năm 2021 Cao nhất là năm 2017là 14.18%, đến năm 2018 thì giảm nhẹ xuống còn 5.15% qua năm 2019 vẫn giảm còn 4.40% Điều này cho thấy công ty có những biện pháp kịp thời để sử dụng vốn

- Tỷ trọng Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 10.79% năm 2017 lên 16.62% ở năm 2018 Nhưng từ năm 2019 thì lại giảm đột ngột chỉ còn 5.01% và giảm nữa ở năm 2021 chỉ còn 3.41%

- Tỷ trọng Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2017 đến năm 2018 Nhưng lại tăng mạnh ở năm 2019 đột ngột giảm nhẹ năm 2020 và duy trì giảm không đáng kể năm 2021

- Tỷ trọng Hàng tồn kho là những nguyên liệu làm bánh tăng và giảm không đáng kể từ năm 2017 đến năm 2020 nhưng lại có dấu hiệu tăng mạnh năm 2021 cho thấy được nguyên liệu làm bánh đang ứ động nhiều và có dấu hiệu gia tăng

- Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn khác là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu tổng tài sản và đầu tư khi chỉ tăng mạnh ở năm 2018 nhưng lại giảm và duy trì đều đến năm 2021

- Khoản mục tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm phần lớn, hai khoản mục này chênh lệch nhau không đáng kể Nhìn chung, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có phần cao hơn Tài sản cố định (từ 0.46% đến 10%) Khoảng chênh lệch đạt cao nhất vào năm 2021, khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn được đầu tư nhiều nhất.

- Tỷ trọng TSCĐ giảm dần về năm 2021, cho thấy Công ty đang gặp rủi ro kinh doanh cao.

Công ty đang có xu hướng chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn Tổng tài sản tăng dần đến năm 2021, tăng chủ yếu vào tài sản ngắn hạn và cụ thể là tăng mạnh ở khoản phải thu khách hàng.

13

Trang 17

b Cơ cấu nguồn vốn.

- Tỷ trọng Nợ ngắn hạn năm 2017 đến năm 2021 tăng liên tục, năm 2017 chiếm 18.17% đến năm 2021 chiếm 38.35% trên Tổng nguồn vốn Trong 3 năm 2017-2018-2019, tỷ trọng Nợ ngắn hạn đều tăng với mức thấp khi tăng chỉ từ 1.4 đến 2.9%, nhưng trong 2 năm 2020-2021 lại tăng rất nhanh và cao khi tăng hơn 7.5 đến 8.3%

- Nợ ngắn hạn tăng dần và tăng liên tục chủ yếu do khoản mục Phải trả người bán và Vay ngắn hạn Phải trả người bán ngắn hạn của Công ty Kido tăng là một phần do các Công ty con mua chịu nguyên vật liệu và hàng hóa Vay ngắn hạn của Công ty tăng là do Công ty cần các khoản tiền tạ thời để đầu tư vào quá trình sản xuất, đặc biệt vào cuối năm 2021 Công ty có thêm nhiều dự án mới nhu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực F&B, ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới,….

- Tỷ trọng Nợ dài hạn giảm liên tục trong 4 năm 2017-2018-2019-2020 khi từ 13.25% xuống 6.84% Nhưng đến năm 2021, khoản mục này lại tăng mạnh trờ lại khi tăng gấp 2 lần, từ 6.84% lên 12.65%.

- Trong 4 năm đầu Công ty đã làm rất tốt khi liên tục làm giảm khoản Phải trả người bán, thanh toán hết các khoản nợ đối với Người bán Tuy nhiên, khoản mục Vay dài hạn giảm chủ yếu do chuyển các khoản nợ từ dài hạn sang ngắn hạn Điều này là không tốt bởi vì sẽ làm tăng áp lực trở nợ lên Công ty khi phải thanh toán các khoản nợ này trong thời gian rất ngắn Nhưng sang đến năm 2021, khoản mục Vay dài hạn này tăng cao trờ lại khi từ 8.877trđ lên 997.576trđ Sự thay đổi giá trị Vay dài hạn của công ty là điều hợp lý vì công ty đang tập trung nguồn vốn vào mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trang 18

- Các khoản nợ dài hạn được tăng giảm nhiều như vậy cũng không tốt, bởi lẽ đây là nguồn vốn có tính ổn định, lâu dài Nó giúp cho doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, mua sắm các trang thiết bị đầu tư cho sản xuất, giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định - Vốn chủ sở hữu giảm nhẹ từ năm 2017-2018, giảm chủ yếu ở khoản mục Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và tăng ở khoản Trích lập các Quỹ đầu tư Sang đến năm 2019 thì lại tăng nhẹ trờ lại 68.35% Vốn chủ sở hữu tăng Cho thấy Công ty đã trả hết các khoản nợ dài hạn và cho Công ty đang tăng cường vốn để phát triển quy mô kinh doanh Sang 2 năm tiếp theo 2020-2021, tỷ trọng của Nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm 19.36%, từ 68.3% xuống còn 48.99% Việc giảm mạnh Nguồn vốn cho do sự tăng mạnh của nợ dài hạn và ngắn hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh Đặc biệt cuối năm 2021 là sự kiện ra mắt chuỗi thương hiệu ChukChuk của Công ty Kido, đánh dấu hoạt động mở rộng mô hình kinh doanh của công ty trong lĩnh vực F&B.

2.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh 2.2.1 Phân tích biến động doanh thu

- Tổng Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty năm 2021 so với năm 2020 tăng hơn 2.209.509trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 26%, doanh thu tăng chủ yếu các từ việc bán hàng hóa, thành phẩm và các nguồn khác Doanh thu bán thành phẩm tăng từ 7.810.420trd lên 8.955.599trđ; doanh thu bán hàng hóa tăng từ 649.660trđ đồng năm 2020 lên đến 1.699.270trđ vào năm 2021; khoản mục doanh thu khác cũng tăng khá cao từ 5.685trđ lên 20.406trđ Vì trong năm 2021 là năm dịch bệnh nên các mặt hàng hóa như bánh, kẹo, dầu ăn và các nhu yếu phẩm khác đều được người tiêu dùng mua để tích trữ trong đợt giãn cách xã hội Cùng với đó là việc nhập khẩu các loại hàng hóa như bánh, kẹo và các nhu yếu phẩm khác từ nước ngoài cũng rất khó khăn, giá nhập khẩu tăng cao, nên trong đợt cuối năm 2021 – đầu năm 2022, người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưu tiên lựa chọn và mua sắm các mặt hàng thuộc thương hiệu Việt để sử dụng cho mùa dich và mùa tết.

- Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2021 tăng thêm 36.261trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 26%, trong đó thì chiết khấu thương mại chiếm phần lớn khi tăng hơn 35.074trđ (từ 101.997trđ lên 137.071trđ).Việc chiết khấu thương mại tăng cao cho thấy 15

Ngày đăng: 04/05/2024, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w