1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Vấn Đề Bảo Vệ Động Vật Từ Góc Độ Pháp Luật.pdf

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Bảo Vệ Động Vật Từ Góc Độ Pháp Luật
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung, Phạm Trần Hiếu
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Công Giao
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Thể loại báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài “Sự vĩ đại của một dân tộc và sự tiến bộ về đạo đức của dân tộc đó có thể được đánh giá qua cách mà họ đối xử với động vật” - Mahatma Gandhi Ngành sinh học tiế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Nhóm sinh viên thực hiên:

Nguyễn Thị Thùy Dung – 21064014 K66LTMQT –

Phạm Trần Hiếu – 21062031 K66CLC– -A

Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS Vũ Công Giao

Hà Nội 2022 -

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi cam đoan đây là sản phẩm nghiên cứu của chúng tôi Các tài liệu

sử dụng phân tích trong báo cáo có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong báo cáo do nhóm tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam

Nhóm nghiên cứu

Nguyễn Thị Thùy Dung Phạm Trần Hiếu

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục bài nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VI C B O Ệ Ả VỆ ĐỘ NG V ẬT 1 Kh ái quát v ề bảo vệ động vật 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Lịch sử hình thành 6

2 Sự cần thiết phải bảo vệ động vật trên quan điểm khoa học 8

CHƯƠNG 2: TH C TR NG V N Đ Ự Ạ Ấ Ề BẢO VỆ ĐỘNG VẬT BẰNG PHÁP LUẬT TRÊN TH Ế GIỚI VÀ VIỆ Ở T NAM 1 Các hình thức bảo vệ động vật trên thế giới 10

1.1 Các hình thức bảo vệ động vật thông qua các công ước, quy tắc trong khu vực và toàn cầu 10

1.2 Các hình thức bảo vệ động vật trong phạm vi quốc gia 11

2 Thực trạng về việc bảo vệ động vật ở Việt Nam 15

2.1 Lịch sử hình thành việc bảo vệ động vật ở Việt Nam 15

2.2 Khung khổ pháp luật 17

Trang 4

CHƯƠNG 3: NH NG THÁCH TH C VÀ Ữ Ứ PHƯƠNG HƯỚ NG GI ẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢ O V Ệ ĐỘ NG V ẬT BẰ NG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

1 Những ách th th ức v ới vi ệc bảo vệ động vật 23

1.1 Quan niệm truyền thống về ộng vật đ .23

1.2 Cân bằng hệ sinh thái 24

1.3 Phân biệt giữa động vật nuôi và các loài động vật khác 25

1.4 Vấn đề nhân đạo trong việc khai thác lợi ích từ động vật 26

2 Phương hướng, giải pháp nhằm bảo vệ động vật ằng pháp luật ở Việt b Nam 29

2.1 Các giải pháp đảm bảo động vật được bảo vệ ở Việt Nam 29

2.1.1 Hình thành về khái niệm cụ thể về bảo vệ động vật trong pháp luật 29

2.1.2 ây dX ựng đạo luật phúc lợi động vật và bổ sung cho pháp luật hiện hành 29

2.2 Các giải pháp mang tính xã hội nhằm đảm bảo động vật được bảo vệ ở Việt Nam 33

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Sự vĩ đại của một dân tộc và sự tiến bộ về đạo đức của dân tộc đó có thể được đánh giá qua cách mà họ đối xử với động vật” - Mahatma Gandhi Ngành sinh học tiến hoá cho rằng con người là động vật đã thay đổi và thích nghi qua hàng trăm nghìn năm để có được hình thái như bây giờ Con người cũng được phân loại như một thành viên của bộ linh trưởng, cùng với tinh tinh và khỉ đột Theo thuyết tiến hoá, con người và có loài linh trưởng khác đều có chung

tổ tiên cho đến một giai đoạn nào đó thì tự tách ra để hình thành con đường tiến hoá của riêng mình

Chính nguồn gốc như vậy đã khiến cho mối quan hệ giữa con người và động vật được hình thành rất sớm, ngay từ khi người tối cổ xuất hiện Mối quan

hệ đó vô cùng gắn bó và đi sâu vào trong tiềm thức của con người Những nền văn minh cổ đại đầu tiên của loài người xuất hiện cùng với các tín ngưỡng tôn giáo đã đặt những con vật lên hàng thần, thể hiện sự kính trọng với các loài động vật Với những người theo đạo Hindu, bò mộng Nandi là con vật cưỡi của thần Shiva nên bò là động vật linh thiêng, không thể bị xâm phạm Trong Kinh Koran của người Đạo Hồi, dù không đề cập đến trực tiếp linh hồn của động vật nhưng nhắc nhở các tín ngưỡng luôn phải tôn trọng mọi sinh vật sống

Tuy có sự gần gũi đối với con người từ thuở xa xưa, động vật cũng không nằm ngoài vòng xoáy phát triển của con người, nơi các cuộc cách mạng công nghiệp đem đến những tiến bộ vượt bậc cho loài người, nhưng cũng đẩy môi trường dẫn đến ngưỡng cạn kiệt và sự biến mất của một số lượng lớn loài động vật Ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vấn đề bảo vệ động vật càng khó có thể được quan tâm và đặt lên trên so với phát triển kinh tế Vì thế mà quyền lợi về động vật chưa được đảm bảo, tin tức về ngược đãi động vật xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo Một nền văn minh nơi mà ta bóc lột, giết hại

Trang 6

một cách tàn bạo các chủng loài khác vì bản thân mình, đó không phải là một nền văn minh hiện đại Và liệu có thể tồn tại một giải pháp, nơi mà con người và động vật có thể cùng nhau chia sẻ lợi ích, xây dựng một môi trường lành mạnh, không

bị tàn phá?

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về vấn

đề bảo vệ động vật trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt từ góc độ pháp luật Trên cơ sở đó, đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách về bảo vệ động vật ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên là các cách thức bảo vệ động vật, đặc biệt là bằng pháp luật, trong đó gồm có: động vật hoang dã, thú nuôi và động vật chăn nuôi Phạm vi nghiên cứu: các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận dùng để nghiên cứu đề tài này là các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin

Các phương pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong khóa luận này là: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh

5 Bố cục bài nghiên cứu

Nghiên cứu này gồm có ba chương

Chương 1: Cơ sở hình thành và sự cần thiết phải bảo vệ động vật Chương 2: Thực trạng về vấn đề bảo vệ động vật bằng pháp luật trên thế giới và ở Việt Nam

Chương 3: Những thách thức và phương hướng giải quyết vấn đề bảo vệ động vật bằng pháp luật ở Việt Nam

Trang 7

Từ lâu, con người luôn mong muốn đặt ra một công cụ pháp lý nhằm bảo

vệ lợi ích của động vật Trong quá trình hình thành, quyền động vật (animal rights) và phúc lợi động vật (animal welfare) là hai khái niệm được đề cập đến nhiều nhất

Quyền động vật là các nguyên tắc đạo đức dựa trên niềm tin rằng các loài động vật phi nhân (non-human animals) xứng đáng có khả năng sống như chúng mong muốn, không bị phụ thuộc vào con người Quyền động vật bắt đầu khởi xướng từ thế kỷ XIX bởi Arthur Schopenhauer và Henry Salt, đã trở thành một phong trào toàn cầu, được giảng dạy ở nhiều trường luật trên thế giới Cốt lõi của quyền động vật chính là quyền tự chủ, hay nói cách khác chính là sự lựa chọn Ở nhiều quốc gia, nhân quyền - theo như OHCHR thì là “những bảo đảm pháp lý phổ quát có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm và tự do cơ bản của con người” Mục tiêu mà quyền động vật hướng đến cũng có phần tương tự nhưng chỉ dành cho nhóm phi nhân (ngoại trừ con người) Quyền động vật mang tính chất đối kháng trực tiếp với việc khai thác động vật, bao gồm cả việc được con người sử dụng trong nhiều lý do, trong đó có làm thức ăn, làm vật thí nghiệm, Việc tàn phá hệ sinh thái tự nhiên của con người cũng có thể vi phạm đến quyền động vật khi làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng Trong khi đó, khái niệm phúc lợi của động vật hàm ý rằng, con người có quyền sử dụng động vật, chỉ cần chúng được đối xử theo cách nhân đạo trong quá trình nuôi dưỡng và khi chúng bị giết mổ Khả năng của động vật được con người đối xử theo cách thức bảo đảm trạng thái

Trang 8

tốt (well-being) của chúng, tránh gây ra những đau đớn không đáng có cho chúng

Ta có thể thấy, khái niệm phúc lợi động vật tập trung vào vật nuôi được con người chăm sóc, khai thác hoặc nuôi giữ

Giữa phúc lợi động vật và quyền động vật tồn tại những điểm khác biệt cơ bản Nếu như quyền động vật tạo nên một bức tường độc lập ngăn chia giữa con người và các loài động vật, thì phúc lợi động vật hướng đến những bộ quy tắc ứng xử phù hợp của con người với vật nuôi, nhằm bảo đảm điều kiện sống tốt nhất cho động vật trong môi trường sống của con người Chính sự khác biệt này tạo ra những mô phỏng thực tiễn khi nó được áp dụng Chẳng hạn, nếu như quyền động vật được thi hành, con người sẽ không thể tiêu thụ thức ăn từ động vật, sử dụng động vật cho các thí nghiệm khoa học hay khai thác động vật; trong khi đó phúc lợi động vật có mục đích hướng đến việc xóa bỏ hoàn toàn việc tra tấn, hành

hạ cũng như lạm dụng việc khai thác động vật, tuy nhiên không hoàn toàn hướng đến việc cấm sử dụng động vật Phần nào đó, ta có thể thấy, quyền động vật mang tính chất tuyệt đối, còn phúc lợi động vật thì chỉ là tương đối, tùy từng nơi, văn hóa, phong tục mà sẽ có những quan niệm khác nhau

1.2 Lịch sử hình thành

Trên thế giới, nguồn gốc chính của suy nghĩ về vấn đề đạo đức đối với động vật là từ tôn giáo và triết học, cả hai đồng thời kết nối với khoa học nhằm phân chia, giải thích cho từng loại động vật Tuy nhiên, điều đáng chú ý là khuynh hướng phân biệt giữa triết học và tôn giáo chủ yếu ở phương Tây Aristotle cho rằng động vật có tri giác nhưng lại thiếu lý trí, và vì thế nên nằm dưới con người theo thức bậc tự nhiên và là nguồn cung cấp phù hợp nhằm phục vụ mục đích của con người Bởi vì động vật thiếu đi mất lý trí nên ông cho rằng cách ứng xử của con người với động vật không nên nằm ở vấn đề công lý Tuy nhiên, cũng có một

số nhà triết học phản bác ý kiến của Aristotle, bao gồm Pythagoras cho rằng - động vật có thể là con người được tái sinh và Theophrastus - tin vào khả năng

Trang 9

nhận thức một phần nào đó của động vật Tuy đa phần mọi người thời đó đều có quan điểm giống với Aristotle, nhưng sự tôn trọng đối với động vật ở thế giới Hy Lạp cổ đại là rất cao Trong Mười điều răn của Chúa, ở Đệ nhị Luật 5:6 21 có -điều 14 ban hành ngày nghỉ cho động vật: “Còn ngày thứ bảy là ngày sa bát kính -Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi, cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, bò lừa và mọi gia súc của ngươi, và ngoại kiều ở trong thành của ngươi, để tôi tớ nam nữ của ngươi được nghỉ như ngươi” Tương tự, Kinh Thánh cũng cấm việc “cày một con bò chung với một con lừa” (Phục truyền Luật lệ Ký 22) theo truyền thống rabbinical Tuy nhiên các cuộc tranh luận về việc tôn trọng quyền lợi của động vật gần như biến mất sau đó với sự bế tắc trong các quan điểm nghèo nàn và ảnh hưởng của xã hội Chỉ đến thế kỉ XVII, các đạo luật bảo vệ động vật trong quá trình khai thác của con người mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu Theo Richard D.Ryder, luật bảo vệ động vật đầu tiên ở châu Âu được thông qua ở Ireland năm 1635 với nội dung chủ yếu cấm bạo hành động vật Theo sau đó lần lượt là luật an sinh động vật ở Anh vào năm 1654 dưới sự ủng hộ của các Thanh giáo (người ủng hộ cải cách tôn giáo của Giáo hội Anh) Tuy nhiên, đạo luật đã bị đảo ngược khi Charles

II phục vị, thanh trừng những người Thanh giáo Vào các thế kỉ XVIII, XIX ở châu Âu đã xuất hiện nhiều nhà triết học với quan điểm tôn trọng quyền và giá trị của động vật, trong đó điển hình là Rousseau và Schopenhauer Cũng trong thế

kỉ XIX, vấn đề bảo vệ động vật ngày càng được quan tâm, đặc biệt là ở Anh Đã

có rất nhiều nỗ lực để đưa ra luật bảo vệ động vật của các nghị sĩ và lãnh chúa nhưng vẫn chưa thể đạt đến thành quả cuối cùng Tuy nhiên ảnh hưởng của nó là

vô cùng lớn lao, như Schopenhauer đã nói rằng người châu Âu đã “thức tỉnh để cảm nhận rằng động vật có quyền, thay đổi quan niệm rằng sự tồn tại của chúng chỉ vì lợi ích và niềm vui của con người”

Sự tác động nhận thức đó đã là ngòi nổ cho phong trào quyền động vật diễn

ra vào thế kỉ XX Trong những năm 1960 và 1970, bầu không khí chính trị và trí

Trang 10

thức ở Anh, Hoa Kỳ và một số nước phương Tây khác đã dễ dàng tiếp nhận một phong trào nhân đạo mới Phong trào dân quyền phản đối phân biệt chủng tộc và xâm hại tình dục đã mở ra cánh cửa để từ chối các hình thức phân biệt đối xử khác Mối quan tâm về ô nhiễm và tàn phá môi trường đã tạo ra cơ sở hợp lý và văn hóa cho mối quan tâm ngày càng cao đối với các cá thể động vật, những người rõ ràng bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngày càng tồi tệ hơn của môi trường

Và với việc xuất bản cuốn sách Animal Liberation của Peter Singer năm 1975, kết hợp cùng lý luận triết học mạnh mẽ với lối hành văn dễ tiếp cận là một sự kiện quan trọng Cuốn sách này đã mở đầu cho một sự bùng nổ của văn học triết học khắt khe về tình trạng đạo đức của động vật - một chủ đề mà các triết gia thế

kỷ 20 thường bỏ qua đồng thời truyền cảm hứng cho nhiều người trở thành - những nhà hoạt động vì động vật [28]

2 Sự cần thiết phải bảo vệ động vật trên quan điểm khoa học

Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ động vật ngày càng được chú trọng và quan tâm hơn Nhất là khi khoa học ngày càng phát triển và chúng ta chứng minh được rằng động vật cũng có tri giác và cảm xúc, thậm chí là ý thức như con người

Động vật cũng có cảm xúc lần đầu tiên được đề cập vào thế kỉ XIX với nghiên cứu của Charles Darwin, qua cuốn “The Expression of the Emotions in Man and Animals” xuất bản năm 1872 Trong nghiên cứu của mình, Darwin khẳng định rằng cũng như con người, động vật có cảm xúc với ví dụ từ nhiều loài khác nhau như ong, gà trống, chó, mèo, ngựa cũng như các loài linh trưởng khác Trong suốt những thế kỷ qua, dựa trên nền tảng nghiên cứu của Darwin, nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới đã tiếp tục nghiên cứu về cảm xúc ở động vật Marc Bekoff - Giáo sư danh dự về Sinh thái học và Sinh học Tiến hóa tại Đại học Colorado Boulder, đã chỉ ra rằng động vật cũng có những cảm xúc vui sướng, lo lắng, sợ hãi, quan tâm, yêu thương, biết ơn, như con người Trải qua quá trình

Trang 11

tiếp xúc với thú nuôi hay động vật trong sở thú cũng như ở các trang trại, chúng

ta cũng không thể phủ nhận những cảm xúc của chúng khi bị bỏ đói, đánh đập hay khi được vuốt ve, quan tâm Hơn hết, cảm xúc được chứng minh hình thành

từ hệ thần kinh trung ương, cụ thể là não Vậy nên theo khoa học, tất cả những loài có hệ thần kinh trung ương thì sẽ có cảm xúc Động vật ngày càng tiến hóa thì hệ thần kinh của chúng cũng ngày càng phát triển, đặc biệt ở loài chim và động vật có vú, nhóm động vật có hệ thần kinh trung ương phát triển nên chúng có cảm nhận sinh học về sự đau đớn, đói khát cũng như vui buồn

Về vấn đề ý thức ở động vật, ba nhà thần kinh học nổi tiếng: David Edelman thuộc Viện Khoa học thần kinh ở La Jolla, California; Philip Low thuộc Đại học Stanford và Christof Koch ở Viện Công nghệ California đã kết luận rằng động vật không phải là con người (non human animals) đều có ý thức; con người -không phải là động vật duy nhất sở hữu các chất nền tế bào thần kinh tạo ra ý thức.[9] Vì thế có thể kết luận cũng như con người, ở động vật cũng có cảm xúc

và ý thức, chúng cũng có khả năng cảm nhận đau đớn (ability to suffer) và ở một

số loài là khả năng suy nghĩ (ability to think) Đó cũng là lý do hoàn toàn hợp lý khi vấn đề bảo vệ động vật cần có được sự quan tâm phù hợp hơn từ phía xã hội cũng như Nhà nước Động vật cần và phải được được bảo vệ, hưởng những phúc

lợi cũng như quyền mà chúng đáng được hưởng

Trang 12

CHƯƠNG 2 THỰC TR NG V Ạ Ề VẤ N Đ Ề BẢ O V Ệ ĐỘ NG V ẬT

BẰNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1 Các hình thức bảo vệ động vật trên thế giới

1.1 Các hình thức bảo vệ động vật thông qua các công ước, quy tắc trong khu vực và toàn cầu

Trên phương diện quốc tế, pháp luật quốc tế có những quy định chung về việc bảo vệ động vật, là bộ công cụ khuyến nghị cho các quốc gia xây dựng cơ

sở pháp lý phù hợp cho vấn đề này Trong đó có Bộ Luật Sức khỏe dành cho động vật trên cạn và dưới nước (Terrestrial Animal Health Code và Aquatic Animal Health Code) của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), Công ước của Liên Hợp Quốc

về Bảo vệ và Sức khỏe Động vật (UNCAHP) hay Hiến chương Liên Hợp Quốc

về thiên nhiên Thế giới (UN World Charter for Nature)

Thứ nhất, dù bảo vệ động vật là một vấn đề phức tạp và nhiều mặt liên quan đến các khía cạnh đạo đức, văn hóa, xã hội, tôn giáo, chính trị, kinh tế và khoa học[32], tuy nhiên, chính trong UNCAHP cũng kêu gọi rằng các quốc gia

“cần bảo vệ tốt hơn tất cả các loài động vật, bao gồm động vật đồng hành, động vật trang trại, động vật thí nghiệm, động vật hoang dã và các loại động vật khác, chẳng hạn như động vật được sử dụng cho mục đích thể thao và giải trí”.[32]

Dù không phải là con người, nhưng dựa trên các nghiên cứu khoa học, Hiến chương Liên Hợp Quốc về thiên nhiên Thế giới đã tuyên bố rằng “Mọi dạng sống đều là duy nhất, đảm bảo sự tôn trọng bất kể giá trị của nó đối với con người, và,

để các sinh vật khác được công nhận như vậy, con người phải được hướng dẫn bởi một quy tắc đạo đức về hành động”.[32] Hiến chương đã thúc đẩy các quốc gia xây dựng một hành lang pháp lý và đạo đức phù hợp nhằm đem lại những quyền lợi cơ bản nhất cho động vật

Ngày đăng: 04/05/2024, 12:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN