1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Riêng Tư Trên Môi Trường Số Ở Việt Nam – Thực Trạng Và Giải Pháp.pdf

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Riêng Tư Trên Môi Trường Số Ở Việt Nam – Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Phạm Tiến Sơn
Người hướng dẫn Nguyễn Thành Luân
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Và Đạo Đức Trong Công Nghệ Thông Tin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 8,83 MB

Nội dung

Mọi người trong xã hội đó thường sống chung với nhau để đối phó với các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và các loài động vật hoang dã,cùng với công cụ thô sơ, yếu kém, sản xuất của cải ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNPHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ

TRÊN MÔI TRƯỜNG SỐ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Lớp học phần: INT3514_70

Giảng viên: Nguyễn Thành Luân

Họ và tên: Phạm Tiến Sơn

Mã sinh viên: 22024531

Lớp: K67-TCLC

Hà Nội, 8/2023

Trang 2

Mục Lục

Giới thiệu 4

I – Tổng quan 4

1 Khái quát về lịch sử của quyền riêng tư và một số quan điểm trong lịch sử .4

a) Lịch sử về quyền riêng tư 4

b) Một số quan điểm về quyền riêng tư của con người trong lịch sử 9

II Các khái niệm liên quan đến quyền riêng tư trên môi trường số 10

a, Quyền riêng tư 10

b, Môi trường số 11

c, Quyền riêng tư của cá nhân trên môi trường số 12

III Thực trạng 13

1 Thực trạng về quyền riêng tư trên thế giới 13

2 Thực trạng Việt Nam 16

IV Một số sự việc, vụ án liên quan đến quyền riêng tư của con người trên môi trường số tại Việt Nam 21

a) Vụ việc CEO Nguyễn Phương Hằng 21

b, 30 triệu thông tin cá nhân từ bộ Giáo dục và đào tạo 22

V Hậu quả 22

VI Giải pháp 24

a, Trên thế giới 24

b, Với Việt Nam 25

Bibliography 27

Trang 3

Giới thiệu

Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ phát triển, ứng dụng và lượngngười dung và truy cập Internet cao nhất trên thế giới Tính đến tháng 8 năm 2023,Việt Nam có 77,93 triệu người dung Internet, chiếm 79,1% tổng dân số toàn

quốc.”[ CITATION Báo23 \l 1033 ]

Hình 1 – Thống kê số lượng người dung Internet của Việt Nam 2023

Hình 2 – Thống kê dân số Việt Nam 2023

Trang 4

Các số liệu cho thấy Việt Nam sở hữu một lượng lớn người dùng Internet và mạng xã hội, cùng với số lượng kết nối di động vượt xa tổng dân số Điều này tạo ra một môi trường có tiềm năng tăng rủi ro an ninh mạng Với lượng người dùng đông đảo, các hệ thống như trang web, ứng dụng hoặc email doanh nghiệp trở thành mục tiêu tiềm năng cho các cuộc tấn công và vi phạm bảo mật Đặc biệt, người dùng mạng

xã hội có khả năng tự do chia sẻ và đăng tải các trạng thái, địa điểm và hành động cá nhân của họ trên mạng xã hội Do đó, việc bảo vệ an ninh mạng trở thành một thách thức đối với các doanh nghiệp và tổ chức Để giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp cầntriển khai các giải pháp công nghệ thông tin và an ninh mạng chất lượng.Việt Nam là một quốc gia tiếp cận với Internet muộn hơn so với nhiều nước khác nhưng lại bắt kịp tốc độ phát triển đó trong thời gian ngắn Thông tin được chia sẻ quá dễ dàng sẽ

dễ bị kẻ gian lấy cắp và lợi dụng nhưng pháp luật lại có quá nhiều lỗ hổng khiến việc xác định tội danh trở nên vô cùng khó khăn Điều này khiến các quốc gia không chỉ Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc quản lý môi trường số, mạng xã hội cũng như chỉnh sửa luật và Hiến pháp sao cho phù hợp với thời đại công nghệ số phát triển Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường

Trang 5

* Thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ

Trong xã hội nguyên thuỷ, còn được biết đến với tên gọi công xã thị tộc, quyền riêng tư của mỗi cá nhân thường không được nhấn mạnh và thường bị "lãng quên" dođặc trưng của xã hội nguyên thuỷ Mọi người trong xã hội đó thường sống chung với nhau để đối phó với các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và các loài động vật hoang dã,cùng với công cụ thô sơ, yếu kém, sản xuất của cải chưa được phát triển nên con người thời đó không có khái niệm về quyền riêng tư hoặc thoả mãn nhu cầu cá nhân Khái niệm "quyền riêng tư" chỉ xuất hiện khi nhà nước đầu tiên - nhà nước chiếm hữu nô lệ được thành lập

Tuy nhiên, trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sự bất bình đẳng giữa các giai cấp đã tạo ra một bức tranh xã hội mà các quyền con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng chỉ thuộc về tầng lớp chủ nô Ngược lại, tầng lớp nô lệ không có quyền riêng tư.Tất cả các khía cạnh của cuộc sống của nô lệ, bao gồm cả bí mật cá nhân, đều nằm trong quyền kiểm soát của chủ nô Do đó, khái niệm về quyền riêng tư chưa được công nhận chính thức bởi pháp luật, mà chỉ là một "đặc quyền" của những tầng lớp quý tộc trong xã hội như chủ nô và lãnh chúa phong kiến

Hình 3 – Xã hội cộng sản nguyên thuỷ

* Thời kỳ tư bản chủ nghĩa

Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, khái niệm về quyền riêng tư đã trải qua một số

sự thay đổi quan trọng, phản ánh tình hình xã hội và sự phát triển của nền kinh tế thị

Trang 6

trường Dưới tác động của sự gia tăng về tư bản và công nghiệp hóa, quyền riêng tư bắt đầu định hình và được xem xét lại từ góc độ mới

Trong giai đoạn lịch sử này, việc sở hữu tư nhân và quyền tự do cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân xuất hiện, và việc bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân trở thành một vấn đề cần thiết Điều này thúc đẩy

sự phát triển của quyền riêng tư và việc xem xét về tầm quan trọng của nó trong một

xã hội dựa trên sự đa dạng và sự đổi mới Cùng với đó là sự phát triển của tầng lớp trung lưu trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa đã làm nổi bật sự cần thiết của quyền riêng

tư Những người thuộc tầng lớp này đòi hỏi sự bảo vệ cho tài sản và thông tin cá nhâncủa họ Điều này đã thúc đẩy việc thảo luận về quyền riêng tư và đề xuất các biện pháp để bảo vệ nó Tuy nhiên, trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, bức tranh về quyền riêng tư cũng mang theo những mâu thuẫn Một bên, quyền riêng tư được coi là quyền cá nhân cơ bản, cho phép người dân tự do quản lý thông tin cá nhân và tài sản Tuy nhiên, sự mở cửa cho sự tự do kinh doanh và quyền sở hữu cũng dẫn đến sự xâmphạm vào quyền riêng tư của những người lao động, đặc biệt trong các điều kiện lao động kém an toàn và tương đối áp lực Các quốc gia đã bắt đầu đưa ra các luật pháp

để bảo vệ quyền riêng tư Điều này thường liên quan đến việc thiết lập quy định về quyền sở hữu tài sản, bảo vệ thông tin cá nhân và thúc đẩy sự minh bạch trong các giao dịch kinh doanh

Tóm lại, thời kỳ tư bản chủ nghĩa đã thấy sự phát triển mạnh mẽ của quyền riêng

tư, song cũng đi kèm với những mâu thuẫn và thách thức Sự gia tăng về tư bản và tầng lớp trung lưu đã thúc đẩy sự cần thiết của quyền riêng tư và việc bảo vệ nó thôngqua pháp luật Tuy nhiên, những mâu thuẫn xã hội và kinh tế cũng đã đặt ra các vấn

đề phức tạp liên quan đến quyền riêng tư và tầng lớp lao động

Trang 7

Hình 4 – Tư bản chủ nghĩa

* Thời kỳ hiện đại

Trong thời kỳ hiện đại, quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của conngười được ghi nhận trong các văn bản pháp luật và tài liệu quốc tế về quyền conngười Theo Tòa án châu Âu về Nhân quyền, trong trường hợp Klass v.Germany

(1978): “Quyền riêng tư là một phần quan trọng của tự do cá nhân Thông tin cá

nhân, bao gồm cả thư tín, không chỉ phản ánh quyền tự do cá nhân mà còn là cơ sở cho hoạt động của xã hội nói chung.”, còn theo Báo cáo Quyền Riêng tư Toàn cầu

của UN High Commissioner for Human Rights (2018): “Quyền riêng tư là một yếu tố

thiết yếu của tôn trọng đối với nhân phẩm và giá trị con người Điều này liên quan đến khả năng kiểm soát thông tin cá nhân của mình, tùy chọn về việc chia sẻ thông tin với người khác và quyền từ chối sự can thiệp không được ủy quyền.” Mối quan

tâm đến quyền riêng tư tăng lên nhanh chóng với sự ra đời của công nghệ thông tintrong những năm 1960 và 1970 khi hệ thống máy tính với khả năng giám sát và lưutrữ đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu về các quy định cụ thể để quản lý việc thu thập và

xử lý dữ liệu cá nhân

Trang 8

Hình 5 – Thời kỳ hiện đại

Trang 9

b) Một số quan điểm về quyền riêng tư của con người trong lịch sử

Điều 8 Công ước Nhân quyền châu Âu năm 1950 khẳng định: “Mọi người đều

có quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình, nhà ở và thư từ Sẽ không có

sự can thiệp của các cơ quan công quyền trong việc thực hiện quyền này, ngoại trừ trường hợp luật pháp yêu cầu trong một xã hội dân chủ vì an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc phúc lợi kinh tế của đất nước, đối với bất kỳ hành động bất hợp pháp hoặc tội phạm nào, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức, hoặc để bảo vệ quyền tự do của người khác” [2]

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948, Điều 12 cũng nhấn mạnh rằng:

"Không ai được can thiệp một cách tùy tiện vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm về danh dự và uy tín của cá nhân Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xúc phạm như vậy." [3]

Về quyền riêng tư ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 điều 14 đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” [4]

Theo Giáo sư Alan Westin - một nhà khoa học chính trị và nhà nghiên cứu

quyền riêng tư người Mỹ - trong cuốn sách "Quyền riêng tư và công nghệ: Một cách tiếp cận toàn diện" (1970), ông đã đưa ra định nghĩa về quyền riêng tư như sau:

“quyền riêng tư là sự kỳ vọng rằng những thông tin cá nhân được nhắc đến tại một nơi riêng tư sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào khác biết; khi việc tiết lộ

đó có thể gây ra sự xấu hổ, đau khổ cho người có thông tin bị tiết lộ”, và “thông tin được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả dữ kiện, hình ảnh (ví dụ hình ảnh, băng hình)

và những lời chỉ trích”

Trang 10

Khái niệm về quyền riêng tư đã ra đời và phát triển từ rất lâu trước khi được chính thức công nhận là một quyền cơ bản trong các điều ước quốc tế, cũng như trong các hiến pháp nhà nước, và ngày nay quyền này đang được phát triển, khẳng định lại vai trò của nó trong hệ thống quyền dân sự của công dân.

Hình 6 – Các văn kiện về quyền riêng tư con người

II Các khái niệm liên quan đến quyền riêng tư trên môi trường số

a, Quyền riêng tư

Có rất nhiều những định nghĩa về quyền riêng tư cá nhân trên thế giới, mỗi nướclại có cách định nghĩa khác nhau về quyền riêng tư Chuẩn chỉ nhất và toàn diện nhất

về khái niệm quyền riêng tư là báo cáo “Quyền riêng tư và nhân quyền” được banhành vào năm 2004 của Tổ chức Quốc tế và trung tâm bảo mật thông tin điện tử:

“Khái niệm về quyền riêng tư là khả năng của mỗi cá nhân hoặc tổ chức kiểm soátthông tin, dữ liệu cá nhân, và cuộc sống cá nhân của mình khỏi sự can thiệp, xâmphạm hoặc tiết lộ không mong muốn từ các bên khác Quyền riêng tư cho phép mỗingười có quyền quản lý thông tin về bản thân, bảo vệ cuộc sống cá nhân khỏi sự thamgia không đề nghị và giữ vùng không gian riêng tư trong môi trường xã hội.”Khái niệm này bao gồm nhiều khía cạnh:

1, Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân: Quyền riêng tư bao gồm quyền tự quyết về việc thuthập, sử dụng và chia sẻ thông tin cá nhân Điều này liên quan đến quyền kiểm soát

dữ liệu cá nhân, bảo vệ khỏi việc truy cập trái phép và sử dụng không đúng mục đích

Trang 11

2, Không Gây Xâm Phạm: Quyền riêng tư đảm bảo rằng mọi người không bị xâmphạm vào cuộc sống cá nhân của mình mà không có sự đồng ý hoặc không có lý dohợp lệ Điều này bao gồm cả việc ngăn người khác xâm phạm thông tin cá nhân vàthể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

3, Sự Riêng Tư Về Cuộc Sống: Quyền riêng tư cũng liên quan đến sự riêng tư vềcuộc sống cá nhân và gia đình Điều này bao gồm quyền duy trì không gian cá nhân,không bị can thiệp vào quyết định riêng tư, và quyền bảo vệ thông tin về cuộc sốnggia đình

4, Quyền Lựa Chọn và Tự Quyết: Quyền riêng tư cho phép mỗi người có quyền lựachọn và quyết định về việc chia sẻ thông tin với người khác Điều này áp dụng từviệc chọn chia sẻ thông tin cá nhân trực tiếp cho đến việc quyết định về mức độ sẵnsàng tham gia vào cuộc sống xã hội

5, Sự Đa Dạng và Tính Đa Chiều: Khái niệm về quyền riêng tư không cố định và cóthể có những biến thể khác nhau dựa trên văn hóa, xã hội, và ngữ cảnh pháp lý Nó cóthể bao gồm cả sự linh hoạt và sự thích nghi để đáp ứng các giá trị và ưu tiên khácnhau

Tóm lại, quyền riêng tư đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tự do vàtôn trọng đối với mỗi cá nhân, cho phép họ kiểm soát thông tin và cuộc sống cá nhâncủa mình trong môi trường xã hội ngày càng kết nối và phức tạp

b, Môi trường số

Môi trường số (hay còn được gọi là "môi trường số hóa" hoặc "môi trường số thông") là một khái niệm chỉ sự chuyển đổi của các hoạt động, quá trình và thông tin

từ hình thức truyền thống sang dạng số hóa, dựa trên công nghệ và hệ thống thông tin

kỹ thuật số Môi trường số bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống và hoạt độngcon người mà đã trải qua quá trình chuyển đổi số hóa, từ kinh tế, xã hội, văn hóa chođến giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực khác Vậy ta có thể định nghĩa một cách kháiquát về môi trường số như sau: “Môi trường số là môi trường tự nhiên ta đang sống

Trang 12

được nối với không gian mạng, ở đó các thực thể dần được số hóa tạo ra dữ liệu và cóthể kết nối được với nhau.”

c, Quyền riêng tư của cá nhân trên môi trường số

Theo Wikipedia định nghĩa thì: “quyền riêng tư trên môi trường số là các quyền

riêng tư của cá nhân liên quan đến việc lưu trữ, hiển thị và cung cấp thông tin về bản thân cho các bên thứ ba qua Internet Quyền riêng tư trên môi trường số là một phần của quyền riêng tư về dữ liệu Những lo ngại về quyền riêng tư đã được thảo luận kể

từ khi bắt đầu có sự chia sẻ máy tính quy mô lớn Quyền riêng tư đề cập đến thông tin nhận dạng cá nhân (PII) hoặc thông tin không nhận dạng cá nhân như hành vi của khách hàng khi truy cập trang web, hành vi mua hàng trên Internet, sở thích của khách hàng trên mạng xã hội, hành vi tìm kiếm của người dung,… được sử dụng để nhận dạng cá nhân Ví dụ: chỉ có hai phần thông tin (tuổi và địa chỉ) có thể giúp xác định một cá nhân mà không cần tiết lộ rõ ràng tên của họ Có thể bao gồm các dạng thông tin nhận dạng cá nhân (PII) khác, chẳng hạn như dữ liệu theo dõi GPS được

sử dụng trên các ứng dụng của người dùng, vì thông tin tuyến đường hàng ngày có thể đủ để xác định một cá nhân.”[ CITATION Wik \l 1033 ]

Trong thời kỳ hiện tại, việc chuyển đổi số và xây dựng chính quyền số đang lànhững mục tiêu hàng đầu của quốc gia, trong đó việc bảo vệ và đảm bảo quyền riêng

tư trong không gian số hóa đóng vai trò quan trọng Các thông tin cá nhân và dữ liệuđược thu thập từ nhiều công cụ số hóa, bao gồm cổng thông tin điện tử (TTĐT), cổngdịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và các ứng dụng thông minh của Ủy ban nhân dân(UBND) cấp tỉnh

Theo báo cáo "Bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong môi trường số của ViệtNam" do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Viện nghiên cứu Chínhsách và Phát triển Truyền thông (IPS) công bố vào năm 2023: “59/63 cổng thông tinđiện tử và 60/63 cổng dịch vụ công trực tuyến chưa công bố Chính sách về quyềnriêng tư – một loại thỏa thuận điện tử xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

Trang 13

đối với chủ thể dữ liệu là người dân, là căn cứ để người dân bảo vệ các quyền liênquan đến dữ liệu của họ khi có sự cố hoặc tranh chấp” [6].

Tuy nhiên, việc bảo vệ thông tin cá nhân và đảm bảo quyền riêng tư trên các nềntảng này vẫn chưa được chú trọng; vẫn tồn tại một số lỗ hổng trong các quy định hiệnhành

III Thực trạng

1 Thực trạng về quyền riêng tư trên thế giới

Trong hai thập kỷ qua, số lượng các quốc gia áp dụng luật bảo vệ dữ liệu đã tănglên đáng kể Chỉ kể từ năm 2010, 64 quốc gia – hầu hết ở Châu Phi, Châu Á và Châu

Mỹ Latinh và hơn 70% trong số đó ở các nước đang phát triển – đã ban hành luật bảo

vệ dữ liệu mới, nâng tổng số luật hiện hành lên tới 146 (hình dưới) Tuy nhiên, theo

Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD), trong giai đoạn

2015 - 2020, chỉ 66% các quốc gia trên thế giới bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư củacon người, mặc dù đã tăng 11% trong việc áp dụng luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng

tư so với giai đoạn trước

Hình 7 - Luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư trên khắp thế giới

Ngay cả ở những nước phát triển, việc xâm phạm quyền riêng tư của con ngườitrên không gian mạng vẫn đang diễn ra, thậm chí với quy mô lớn, tinh vi Bê bối về

Ngày đăng: 04/05/2024, 12:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w