1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng trong chuỗi cung ứng ngắn mặt hàng thực phẩm tại thị trường hà nội

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Hành Vi Mua Hàng Trong Chuỗi Cung Ứng Ngắn Mặt Hàng Thực Phẩm Tại Thị Trường Hà Nội
Tác giả Tạ Minh Vũ, Trần Minh Tiến, Đặng Thanh Thảo, Cao Ngọc Linh Chi, Đỗ Thị Phương Mai
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Thảo
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Hà Nội
Chuyên ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NGẮN MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI”, nhóm đ

Trang 1

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Sinh viên thực hiện:

CAO NGỌC LINH CHI Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh

ĐỖ THỊ PHƯƠNG MAI Giới tính: Nữ Dân tộc: KinhLớp: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 2 - K61

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 1,2 - K62Khoa: Vận tải – Kinh tế

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Thảo

Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2023

1

Trang 2

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNGNGẮN MẶT HÀNG THỰC PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI”, nhóm đã nhậnđược rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường, các bạn sinh viên, đặc biệt là sự

hướng dẫn và góp ý, lời khuyên chân thành từ phía ThS Trần Thị Thảo, cô đã

cung cấp và trang bị cho chúng tôi rất nhiều kiến thức nền tảng quý báu - là

hành trang và nền móng cho những nghiên cứu sâu hơn sau này

Hơn nữa khi thực hiện báo cáo, nhóm đã gặp nhiều hạn chế, một mặt hạn chế về

thời gian, mặt khác các thành viên còn hạn chế về khả năng và kiến thức chuyên

sâu Dẫu vậy, các thành viên trong nhóm đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt

bài báo cáo này, rất mong những ý kiến đóng góp của thầy cô để nhóm có những

kinh nghiệm và bài học cho các báo cáo nghiên cứu khoa học khác trong tương

lai

Nhóm nghiên cứu xin gửi đến thầy cô lời chúc sức khỏe và thành công!

Xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 3

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

LỜI CAM ĐOANChúng tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chính chúng tôi thực hiện

Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong báo cáo này chưa từng được

công bố ở các nghiên cứu khác

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

3

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI MUA HÀNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG NGẮN 11

1.1 Tổng quan về hành vi mua hàng 11

1.1.1 Khái niệm về hành vi mua của khách hàng 11

1.1.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng 11

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng .13 1.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng ngắn 15

1.2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng 15

1.2.2 Khái niệm và đặc trưng của chuỗi cung ứng ngắn 17

1.2.3 Ưu, nhược điểm của chuỗi cung ứng ngắn 18

1.3 Chuỗi cung ứng thực phẩm và kinh nghiệm các nước trong xây dựng chuỗi cung ứng ngắn ngành hàng thực phẩm 19

1.3.1 Khái niệm và các thành phần tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm 19

1.3.2 Kinh nghiệm các nước trong xây dựng chuỗi cung ứng ngành hàng thực phẩm 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGẮN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI MUA HÀNG 27

2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu và đặc điểm thị trường 27

2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội 27

2.1.2 Đặc điểm thị trường thực phẩm Hà Nội 30

2.1.3 Chính sách của thành phố Hà Nội về sản xuất – kinh doanh mặt hàng thực phẩm thời kỳ 2022-2025 32

4

Trang 5

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

2.2 Hiện trạng chuỗi cung ứng ngắn ngành hàng thực phẩm 33

2.2.1 Các mô hình phân phối 33

2.2.2 Các hình thức của chuỗi cung ứng ngắn ngành hàng thực phẩm ở Hà Nội 35

2.2.3 Những thách thức đối với chuỗi cung ứng thực phẩm Việt Nam 37

2.3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu hành vi mua hàng trong chuỗi cung ứng ngắn hàng thực phẩm – trường hợp nghiên cứu tại Hà Nội 41

2.3.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng trong chuỗi cung ứng ngắn mặt hàng thực phẩm 41

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NGẮN NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI 47

3.1 Phân tích đặc điểm của người tiêu dùng 48

3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng .56

3.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha 58

3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 61

3.2.3 Phân tích hồi quy 65

3.2.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 68

3.3 Đề xuất một số hướng giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng ngắn hàng nông sản ở Việt Nam 70

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 76

DANH MỤC HÌNH 76

DANH MỤC BẢNG 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

5

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Những năm gần đây, ngành thực phẩm đã chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng

trong nền kinh tế khi con người luôn đòi hỏi cao về nhu cầu sống hàng ngày và

đặc biệt là nhu cầu ăn uống Chuỗi cung ứng thực phẩm ra đời nhằm xây dựng

và phát triển hệ thống cung ứng thực phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc

đưa thực phẩm vào thị trường Nhưng hiện nay, các mặt hàng thực phẩm vẫn do

các nhà bán lẻ thống trị mang đặc trưng là dài và phức tạp Điều này gây ra sự

không công bằng cho các nhà sản xuất, trang trại quy mô nhỏ, hộ nông dân Bên

cạnh đó, trong chuỗi cung ứng truyền thống như vậy, người tiêu dùng thực sự

không biết chính xác về nguồn gốc, chất lượng, phương thức sản xuất của sản

phẩm Mô hình chuỗi truyền thống cũng đang dần làm mất đi bản sắc văn hóa,

kiến thức sản xuất ở cả người sản xuất cũng như người tiêu dùng Từ nhiều năm

nay, ngoài việc mua thực phẩm ở các chợ truyền thống thì tại siêu thị, cửa hàng

tiện ích, mini mart hay mua hàng trực tiếp từ người nông dân,… là những những

kênh mua sắm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn Chính vì vậy, việc áp dụng

chuỗi cung ứng ngắn với mục tiêu tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng

cao, có khả năng truy xuất, cải thiện niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng đối

với sản phẩm địa phương đang được xem là vấn đề hết sức cấp thiết

Cho đến nay, chuỗi cung ứng ngắn thực phẩm đã khá phổ biến ở các nước phát

triển và Liên minh châu Âu (EU) từ những năm đầu thế kỷ XXI Nguyên tắc

chung của các chuỗi cung ứng ngắn là hàng hoá đi từ nhà máy, trang trại sẽ chủ

yếu đến thẳng tiêu dùng bán lẻ trên các cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, chợ dân

sinh… Để xây dựng các chuỗi cung ứng ngắn có kết quả ngày càng cao hơn,

hiệu quả hơn, đó là thiết lập hệ thống các chợ đầu mối vùng ở từng địa phương

Ở đó, hàng hóa sẽ được giao dịch công khai minh bạch, quản lý được chất lượng

và vệ sinh an toàn thực phẩm Hình thức cung ứng thực phẩm ngắn mang lại

nhiều lợi ích cho các bên tham gia, như đối với hộ nông dân, phương thức này

chính là kênh để đa dạng hóa các sản phẩm, hướng tới sản xuất tốt hơn, sạch

6

Trang 7

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

hơn, thu được giá trị gia tăng cao hơn và nhờ đó bảo đảm doanh thu ổn định

hơn Đối với người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm sạch, an toàn do

chính địa phương của mình làm ra với chi phí phù hợp hơn Đối với nhà nước,

chuỗi cung ứng ngắn đóng vai trò là một công cụ hữu ích trong chiến lược phát

triển nông nghiệp, nông thôn, tạo sinh kế bền vững cho các nông hộ, phát triển

hợp tác xã, gắn kết các nông hộ, tạo lập hệ thống cung ứng thực phẩm an toàn,

chiến lược thực phẩm tích hợp, phát triển kinh doanh và doanh nhân, hệ sinh

thái khởi nghiệp, thay đổi thói quen sản xuất và tiêu dùng thân thiện về xã hội và

môi trường Lợi ích của các chuỗi cung ứng ngắn đã rõ, Việt Nam cần học tập

kinh nghiệm của các nước đi trước, đồng thời vận dụng vào điều kiện sản xuất

kinh doanh thương mại dịch vụ ở nước ta Một khi thiết lập được các chuỗi cung

ứng ngắn phát triển sẽ là động lực mạnh mẽ cho sản xuất trong nước phát triển

và kêu gọi đầu tư ở nước ngoài vào Việt Nam Hiện nay ở nước ta, chuỗi cung

ứng ngắn thực phẩm đã và đang được các nhà hoạch định chính sách quan tâm,

xem xét và thể chế hóa thành các quy định luật pháp, Thủ tướng Chính phủ cũng

ban hành những khung pháp lý về chuỗi cung ứng hàng nông sản, một phần nào

đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, các hợp tác xã sản xuất và

tiêu thụ hàng hóa Bên cạnh đó, thời kỳ 2022-2025, cấp chính quyền và ban

ngành đã ban hành rất nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy chuỗi cung

ứng ngắn mặt hàng thực phẩm

Xuất phát từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn nghiên cứu

đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng trong chuỗi

cung ứng ngắn mặt hàng thực phẩm tại thị trường Hà Nội ’’

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua

hàng của người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng ngắn mặt hàng thực phẩm tại thị

trường Hà Nội, kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu

các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng ngắn mặt hàng

thực phẩm

7

Trang 8

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu gồm:

- Làm rõ cơ sở lý luận về hành vi mua hàng và chuỗi cung ứng nói chung,

chuỗi cung ứng ngắn ngành hàng thực phẩm nói riêng

- Phân tích thực trạng áp dụng mô hình chuỗi cung ứng ngắn vào ngành

hàng thực phẩm tại thị trường Hà Nội

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng

trong chuỗi cung ứng ngắn mặt hàng thực phẩm tại thị trường Hà Nội

- Đề xuất một số hướng giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng ngắn mặt

hàng thực phẩm tại thị trường Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi mua hàng của người tiêu dùng trong

chuỗi cung ứng ngắn ngành hàng thực phẩm

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội

- Thời gian: 26/02/2023 đến 03/05/2023

- Nghiên cứu giới hạn trong ngành hàng thực phẩm

4 Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tổng hợp để nghiên cứu cơ sở lý

luận về chuỗi cung ứng ngắn, về hành vi mua hàng và các yếu tố ảnh hưởng tới

hành vi mua hàng Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của

khách hàng trong chuỗi cung ứng ngắn mặt hàng thực phẩm, nhóm nghiên cứu

triển khai nghiên cứu qua các bước:

Bước 1: Từ các mô hình lý thuyết và nghiên cứu cứu có trước, xác định sơ bộ

các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng

8

Trang 9

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Bước 2: Thực hiện phỏng vấn sâu với 20 khách hàng mua hàng thực phẩm để

sàng lọc các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng trong chuỗi cung ứng ngắn

ngành hàng thực phẩm

Bước 3: tiến hành khảo sát khách hàng nhằm xác định các yếu tổ ảnh hưởng và

mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hành vi mua hàng trong chuỗi cung ứng

ngắn ngành hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội Cụ thể:

- Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng cá nhân và tập thể

- Hình thức khảo sát: Online

- Công cụ khảo sát: bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ thiết kế trênGoogle Forms

- Số lượng mẫu: thu về được 224 phiếu khảo sát

- Phương pháp phân tích: phân tích thống kê mô tả, kiểm định thang đo vàphân tích nhân tố, phân tích hồi quy với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS

5 Những đóng góp của đề tài:

Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chất lượng của người tiêu dùng thị

trường Hà Nội nói riêng và Việt nam nói chung, nhóm nghiên cứu đã không

ngừng thu thập dữ liệu, phân tích dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn, điều tra

khảo sát Từ đó chỉ ra những vấn đề, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi

mua hàng trong chuỗi cung ứng ngắn mặt hàng thực phẩm; áp dụng các định

hướng chính sách, quan điểm phát triển, kinh nghiệm quý báu từ các nước trên

thế giới vào nghiên cứu Đây là nghiên cứu cơ sở để cung cấp thông tin cho các

nghiên cứu sâu tiếp theo về vấn đề này Đề tài là nghiên cứu sơ bộ ban đầu nên

chưa giải quyết được vấn đề đưa ra giải pháp mà chỉ dựa vào kết quả nghiên cứu

được từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng ngắn mặt

hàng thực phẩm tại thị trường Hà Nội

6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu:

9

Trang 10

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ, danh mục tài

liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hành vi mua hàng và chuỗi cung ứng ngắn ngành

hàng thực phẩm

Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng ngắn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội và

mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng

Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng trong chuỗi

cung ứng ngắn ngành hàng thực phẩm tại Hà Nội

10

Trang 11

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI MUA HÀNG

VÀ CHUỖI CUNG ỨNG NGẮN1.1 Tổng quan về hành vi mua hàng

1.1.1 Khái niệm về hành vi mua của khách hàng

Hành vi mua của khách hàng (người tiêu dùng) là toàn bộ những hoạt động liên

quan trực tiếp đến quá trình tìm kiếm, thu thập, sở hữu, tiêu dùng và loại bỏ sản

phẩm; trong đó khách hàng (người tiêu dùng) là:

- Người mua sắm và tiêu dùng sản phẩm…

- Người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra…

- Người dùng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và các cá nhânkhác

- Người đánh giá chính xác nhất giá trị sử dụng của sản phẩm

- Người dần làm mất đi giá trị tiêu dùng của sản phẩm1.1.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng

a Mô hình hành vi mua hàng của khách hàng cá nhân

Hình 1: Mô hình hành vi mua hàng của khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân là các khách hàng mua sắm, sử dụng sản phẩm hoặc

dịch vụ ở cấp độ cá nhân hoặc hộ gia đình, không phải là doanh nghiệp hoặc

tổ chức lớn Các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp cho khách hàng cá

11

Trang 12

nhân thường có tính cá nhân hóa và được giải quyết theo từng cá nhân khách

hàng

Hành vi mua hàng của khách hàng cá nhân được quyết định bởi các nhân tố

kích thích cũng như “Hộp đen ý” thức của chính người tiêu dùng Đầu tiên,

khách hàng bị tác động bởi các nhân tố Marketing: sản phẩm, giá cả, phân

phối, xúc tiến; và các nhân tố môi trường: kinh tế, KHKT, văn hóa, chính trị/

luật pháp,cạnh tranh để xác định được nhu cầu mua hàng của bản thân Tiếp

đó, khách hàng sẽ dựa trên “hộp đen ý thức” của bản thân, so sánh sự phù

hợp của sản phẩm với các đặc tính của mình để đưa ra quyết định mua sản

phẩm là có hoặc không Vì số lượng sản phẩm nhỏ lẻ cũng như khách hàng

đưa ra quyết định mua thường là ngẫu hứng nên quyết định mua hàng xảy ra

trong thời gian ngắn

b Mô hình hành vi mua hàng của khách hàng tổ chức

Hình 2: Mô hình hành vi mua hàng của khách hàng tổ chức

Khách hàng tổ chức thường là các doanh nghiệp, tổ chức, bệnh viện, trường học

có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức kinh doanh để phục

vụ mục đích của mình Với quy mô đơn hàng lớn và có giá trị cao nên quyết

định mua hàng của khách hàng tổ chức thường mất thời gian và khó khăn hơn

khách hàng cá nhân

12

Trang 13

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Hành vi mua hàng của khách hàng tổ chức thường bị tác động bởi các kích thích

chủ quan và khách quan Các yếu tố kích thích chủ quan bao gồm sản phẩm hấp

dẫn, giá cả hợp lý, kênh phân phối tiện lợi và truyền thông marketing hiệu quả

Các yếu tố kích thích khách quan bao gồm kinh tế, chính trị, công nghệ, tự

nhiên, xã hội, cạnh tranh Chúng có thể thay đổi nhu cầu của khách hàng, tác

động đến chiến lược kinh doanh và marketing, và có thể thúc đẩy hoặc ngăn cản

quá trình mua bán và phát triển sản phẩm Tất cả các yếu tố trên đều cần phải

được đạt được một mức tối ưu để ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hàng của

khách hàng tổ chức

Một yếu tố quyết định quan trọng không kém đến hành vi mua hàng của tổ chức

đó là “Hộp đen hành vi mua của tổ chức” Tổ chức cần phải có kế hoạch mua,

được sự đồng thuận của tất cả cá nhân trong tổ chức trong quá trình ra quyết

định và được tác động bởi các yếu tố khác thuộc về tổ chức Cuối cùng tổ chức

mới đưa ra hành vi mua hàng bằng việc chọn sản phẩm, nhà cung cấp, số lượng,

dịch vụ, sau khi có quyết định chính thức của toàn thể tổ chức

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng

Hành vi người tiêu dùng chịu tác động của một loạt các nhân tố thuộc môi

trường bên ngoài và đặc điểm của chính người tiêu dùng Dưới đây là 1 số nhân

tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

a Nhân tố Marketing

Sản phẩm: Sản phẩm là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng Đặc tính của

sản phẩm có thể làm cho người tiêu dùng quyết định mua hoặc không mua sản

phẩm Sản phẩm tốt có thể tăng độ tin cậy của khách hàng, còn sản phẩm kém

chất lượng có thể khiến khách hàng không hài lòng và chuyển sang sản phẩm

của đối thủ cạnh tranh

Giá cả: Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng để người tiêu dùng quyết định mua

sản phẩm hay không Giá rẻ có thể thu hút khách hàng, nhưng quá rẻ sẽ làm

13

Trang 14

giảm giá trị sản phẩm và tăng nguy cơ sản phẩm được xem như sản phẩm thấp

cấp

Phân phối: Phân phối là quá trình đưa sản phẩm của bạn đến cho khách hàng

Một chiến lược phân phối tốt có thể tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng và tăng

tỷ lệ mua hàng Tuy nhiên, nếu sản phẩm không đến tay khách hàng đúng thời

điểm hoặc không có ở địa điểm thuận tiện, khách hàng có thể sẽ lựa chọn các

sản phẩm khác

Xúc tiến: Các chiến lược xúc tiến như quảng cáo, truyền thông và khuyến mại

có thể giúp tăng độ nhận biết về sản phẩm và tăng sự quan tâm của người tiêu

dùng Một chiến lược xúc tiến tốt có thể tạo sự quan tâm đến sản phẩm và tăng

doanh số bán hàng

b Nhân tố môi trường

Kinh tế: Nền kinh tế ổn định và thu nhập của người tiêu dùng tăng có thể làm

tăng sức mua của họ Người tiêu dùng có thể mua hàng hóa cao cấp hơn hoặc

mua hàng hóa trong số lượng lớn hơn khi có thu nhập tăng Ngược lại, khi kinh

tế suy thoái, người tiêu dùng có thể giảm chi tiêu và tìm kiếm sản phẩm giá rẻ

hơn

Khoa học kỹ thuật: Công nghệ phát triển sẽ đem lại các sản phẩm mới và tiện lợi

hơn cho người tiêu dùng Khoa học kĩ thuật càng tiên tiến, người tiêu dùng càng

đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao, chiếm ưu thế về hiệu suất và tính

tiện lợi

Văn hóa: Những giá trị và quan niệm văn hóa có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn

sản phẩm của người tiêu dùng Ví dụ như, trong một số nền văn hóa, việc mua

hàng hóa của các thương hiệu lớn có thể được coi là thước đo của thành công và

địa vị xã hội

Chính trị/Luật pháp: Những quy định pháp lý và các chính sách công cộng, ví dụ

như chương trình khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, thuế nhập khẩu hay thuế

tiêu dùng có thể làm thay đổi lựa chọn của người tiêu dùng

14

Trang 15

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Trang 16

marketing cần thường xuyên chú ý đến các xu hướng thay đổi của thu nhập cá

nhân, tiết kiệm và lãi suất

1.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng ngắn

1.2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng

a Khái niệm về chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành phần tham gia, một cách trực tiếp hay

gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng

Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất (manufacturer) và các nhà

cung cấp (suppliers) mà còn gồm các nhà vận chuyển (transporters), kho hàng

(warehouses), bán buôn (wholesalers)/phân phối (distributors), bán lẻ (retailers)

và chính khách hàng (customers)

Trong phạm vi một tổ chức, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên

quan tới việc tiếp nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng, bao gồm nhưng không

giới hạn bởi các chức năng: phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân

phối, tài chính và dịch vụ khách hàng

b Thành phần tham gia

Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được xây dựng từ nhiều bộ phận khác nhau Tất

cả những bộ phận đó hoạt động cùng nhau để đưa sản phẩm từ nhà cung cấp

nguyên liệu thô đến khách hàng cuối cùng Cụ thể, một chuỗi cung ứng gồm có

5 thành phần cơ bản: nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối,

đại lý bán lẻ và khách hàng

16

Trang 17

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Hình 3: Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng

Nhà cung cấp nguyên liệu: Đây là đơn vị cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất

sản phẩm hoàn thiện Nhà cung cấp nguyên liệu thô đóng vai trò quan trọng

trong chuỗi cung ứng, vì không có nguyên liệu thô thì không thể sản xuất được

sản phẩm cuối cùng

Nhà sản xuất: Nhà sản xuất là đơn vị sản xuất sản phẩm hoàn thiện từ nguyên

liệu thô được cung cấp bởi nhà cung cấp nguyên liệu thô Nhà sản xuất đóng vai

trò quan trọng trong việc chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện

Nhà phân phối: Sau khi sản phẩm hoàn thiện được sản xuất, nhà phân phối sẽ

đảm nhận việc phân phối sản phẩm này đến các đại lý bán lẻ Nhà phân phối

đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết giữa nhà sản xuất và đại lý

bán lẻ

Đại lý bán lẻ: Đây là đơn vị bán sản phẩm hoàn thiện đến khách hàng cuối cùng

Đại lý bán lẻ sẽ mua sản phẩm từ nhà phân phối hoặc nhà sản xuất và bán lẻ cho

từng khách hàng Các đại lý bán lẻ bao gồm các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và tạp

hóa

17

Trang 18

Khách hàng: Đây là người cuối cùng sử dụng sản phẩm hoàn thiện Khách hàng

có thể mua sản phẩm trực tiếp từ đại lý bán lẻ hoặc qua các kênh bán hàng khác

như trực tuyến hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất nếu sản phẩm được bán trực tiếp

1.2.2 Khái niệm và đặc trưng của chuỗi cung ứng ngắn

a Khái niệm về đặc trưng của chuỗi cung ứng ngắnChuỗi cung ứng ngắn (Short supply chain) là một chuỗi cung ứng với đặc trưng

là giảm thiểu tối đa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng với các đặc

trưng chủ yếu là: Khoảng cách về mặt địa lý, được đo bằng khoảng cách giữa

người sản xuất và người tiêu dùng; số lượng các đơn vị trung gian tham gia

chuỗi cung ứng; sự kết nối, tương tác giữa người tiêu dùng và người sản xuất

Chuỗi cung ứng ngắn hướng tới việc giảm tối đa các khâu trung gian tức là giảm

số lượng người trung gian cần thiết để đưa sản phẩm cuối cùng đến tay người

tiêu dùng Chuỗi cung ứng càng ngắn càng dễ dàng duy trì và truyền đạt tính xác

thực và độc đáo của sản phẩm nông sản dưới dạng bản sắc văn hoá, phương

pháp sản xuất và xuất xứ của các sản phẩm Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chuỗi

cung ứng ngắn hàng nông sản mang lại nhiều lợi ích, góp phần phát triển nông

thôn và phát triển kinh tế địa phương Nó được cho là góp phần tăng cường

tương tác xã hội, tạo sự tin tưởng và gắn kết xã hội Nó cũng đóng vai trò như là

động lực của sự thay đổi và là một phương thức tăng cường sự bền vững, công

bằng và tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, kinh doanh, xã hội,

chăm sóc sức khỏe và chính sách nông thôn Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cũng

chỉ ra tác dụng của chuỗi đối với việc bảo vệ và phát triển bền vững môi trường

nhờ việc sử dụng ít hoặc hợp lý các hóa chất, giảm thiểu phát thải nhà kính (F

Galli và Brunori, 2013; Gunnar và cộng sự, 2019; Agata, 2019; Lucian, 2015;

Tanasa (2015); Irene, 2016)

b Phân biệt giữa chuỗi cung ứng ngắn và chuỗi cung ứng truyền thống

18

Trang 19

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Bảng 1: Phân biệt chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng ngắnChuỗi cung ứng ngắn Chuỗi cung ứng truyền thống

- Là một chuỗi cung ứng đơn giản hơn

và ngắn hơn so với chuỗi cung ứng

- Có tính linh hoạt và tiết kiệm chi phí

hơn do không đòi hỏi nhiều kênh liên

lạc và thương thuyết như chuỗi cung

ứng truyền thống

-Là một chuỗi cung ứng linh hoạt,phức tạp và kéo dài từ thời điểm sảnxuất đến thời điểm tiêu thụ

- Bao gồm nhiều đối tượng khác nhaunhư nhà sản xuất, nhà phân phối, đại

lý, bán lẻ, khách hàng và các bên liênquan khác

- Công tác quản lý phải áp dụng nhiềukênh liên lạc và thương thuyết để giảiquyết các vấn đề phát sinh trong quátrình cung ứng

1.2.3 Ưu, nhược điểm của chuỗi cung ứng ngắn

Ưu điểm của chuỗi cung ứng ngắn:

Quản lý dễ dàng: Với số lượng đối tác ít, việc quản lý, kiểm soát vàgiám sát được sản xuất và cung cấp hàng hóa sẽ dễ dàng hơn

Chi phí thấp: Với số lượng đối tác ít, chuỗi cung ứng ngắn có thể giảmthiểu chi phí vận chuyển, lưu trữ và quản lý sản phẩm

Thời gian sản xuất ngắn hơn: Chuỗi cung ứng ngắn giảm thiểu thờigian sản xuất và giao hàng, giúp người tiêu dùng nhận được sản phẩmnhanh chóng hơn

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng ngắn cũng có những hạn chế sau:

Thay đổi tác động lớn: Nếu một công ty trong chuỗi cung ứng ngắnkhông thể sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm đầy đủ, toàn bộ chuỗicung ứng sẽ bị ảnh hưởng

19

Trang 21

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Trang 23

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Trang 24

(3) Các hộ nông dân được chủ động các hoạt động sản xuất của mình; (4) Đơn

vị quản lý chuỗi chịu trách nhiệm lập ra quy trình về tổ chức và vận hành chuỗi;

(5) Thiết lập website quản lý bán hàng, theo đó các sản phẩm được quản lý theo

mã vạch tương ứng với các hộ nông dân tham gia sản xuất; (6) Theo quy định

của chuỗi, các sản phẩm được nhập từ các nhà sản xuất khác nhau song mức giá

đều được thống nhất, ghi cùng mức giá trên mỗi sản phẩm Điều này tránh được

sự cạnh tranh không cần thiết giữa các hộ sản xuất; (7) Các hộ nông dân chịu

trách nhiệm phân phối sản phẩm của mình đến các cửa hàng của chuỗi; (8) Mức

phí áp dụng trong từng thời điểm đối với các sản phẩm được chiết khấu tính trên

doanh thu bán sản phẩm

Giai đoạn trưởng thành - đánh giá những thành công, hạn chế của chuỗi cung

ứng Định kỳ họp đánh giá những thành công, hạn chế và đưa ra những điều

chỉnh về nguyên tắc hoạt động của chuỗi được định kỳ tổ chức trong khoảng

thời gian từ 4 đến 6 tuần Tham gia họp định kỳ bao gồm 3 nhóm là truyền

thông, quản lý lao động và việc làm, nhóm giám sát và kiểm tra chất lượng sản

phẩm

Như vậy, sau một thời gian áp dụng chuỗi cung ứng ngắn đối với hàng nông sản,

đã mang lại một số kết quả, đó là:

Thứ nhất, khuôn khổ luật về chuỗi cung ứng ngắn hàng nông sản, thực phẩm

được hoàn thiện, làm cơ sở để các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn, hỗ trợ

các hợp tác xã, hộ nông dân nhỏ sản xuất các sản phẩm đáp ứng cho chuỗi cung

ứng ngắn Chuỗi cung ứng ngắn sản phẩm địa phương trở thành một trong

những ưu tiên của Chính phủ Pháp trong việc thực hiện Chương trình phát triển

nông thôn giai đoạn 2014-2020

Thứ hai, với việc thông qua đạo luật cho phép bán sản phẩm trực tiếp của người

nông dân đến người tiêu dùng thông qua chuỗi cung ứng ngắn đã đưa Pháp trở

thành quốc gia đầu tiên trong EU có số lượng các hộ nông dân tham gia chuỗi

cung ứng ngắn cao nhất Sự bùng nổ chuỗi cung ứng ngắn ở Pháp được minh

chứng qua các số liệu cụ thể Nếu như trong năm 2005, trong tổng số 527.000

24

Trang 25

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Trang 26

Cho đến nay, chuỗi cung ứng TOPS đã tập trung vào việc ủy quyền các hoạt

động giá trị gia tăng và lựa chọn nhà cung cấp ưu tiên Vì khi bắt đầu dự án,

không có nhà cung cấp hàng tươi sống nào thực hiện các chức năng giá trị gia

tăng cần thiết, dự án quyết định xây dựng một trung tâm phân phối mới cũng sẽ

thực hiện chức năng hiệu quả như kiểm tra chất lượng, rửa, đóng gói và chế

biến

Tiêu chuẩn TOPS đã được hầu hết các công ty lớn trong ngành Bán lẻ Thái Lan

chấp nhận Các chủ sở hữu nhỏ tham gia vào mạng lưới nhà cung cấp TOPS

theo 2 cách thức: Thứ nhất, thông qua mạng lưới nông dân theo hợp đồng và

người mua là những người cung cấp ưu tiên Thứ hai, thông qua hiện tượng của

các hiệp hội nông dân phi chính thức Trong các hiệp hội này, những người trồng

trọt chuyên nghiệp trong một gia đình hoặc làng cùng hợp lực và trao đổi kinh

nghiệm và kiến thức canh tác Những nhóm này dường như đáp ứng tất cả các

điều kiện tiên quyết để phát triển thành các hiệp hội người trồng trọt chính thức

và tham gia vào các mối quan hệ kinh doanh trực tiếp lâu dài với các nhà bán lẻ

b Bài học kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng thực phẩm Việt Nam

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong

sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng nông sản an toàn Đây là nền tảng cho

hoạt động sản xuất nâng cao chất lượng, phẩm cấp an toàn cho sản phẩm hàng

hóa vừa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, vừa đáp ứng yêu cầu ngặt nghèo của

người tiêu dùng

Hai là, lựa chọn và ứng dụng một cách hiệu quả các quy trình sản xuất và công

nghệ, phù hợp các quy trình sản xuất tiến bộ, như: VietGAP, GlobalGAP,… vào

sản xuất nông sản an toàn

Ba là, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa các tác nhân sơ chế, chế biến,

người vận chuyển nông sản, người bán buôn/bán lẻ và khách hàng Các tác nhân

này ngoài quan hệ tương tác qua lại còn có quan hệ chia sẻ lợi ích

26

Trang 27

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Bốn là, chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý cho

nông sản an toàn Cùng với chương trình nông thôn mới nâng cao, xây dựng sản

phẩm gắn với mô hình mỗi làng một sản phẩm (OCOP) tận dụng tiềm năng sẵn

có của từng vùng

Năm là, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển chuỗi cung ứng

nông sản an toàn

Sáu là, tạo thuận lợi về tín dụng để các nông hộ, các hợp tác xã có thể chuyển

đổi sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ

cao, gia tăng khả năng cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng, an toàn vệ sinh

thực phẩm trong các chuỗi cung ứng, áp dụng mô hình bảo hiểm nông nghiệp

vào các sản phẩm nhằm giảm bớt rủi ro của thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí

hậu tới sản xuất của các nông hộ;

Bảy là, các cơ quan khuyến nông hỗ trợ cho các hợp tác xã, các nông hộ việc

cung ứng các vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật

đảm bảo chất lượng, tạo điều kiện gia tăng sự gắn kết giữa nhà nông, nhà khoa

học và người tiêu dùng, tạo ra các loại giống phù hợp với điều kiện biến đổi khí

hậu, có chất lượng với giá thành hợp lý, giảm bớt các rủi ro trong sản xuất của

người nông dân;

Tám là, gắn kết chuỗi cung ứng ngắn với các hoạt động du lịch, lễ hội, hội chợ

gia tăng sự kết nối giữa người tiêu dùng và nông hộ, trang trại thông qua du lịch,

hiểu biết truyền thống văn hóa của mỗi vùng miền, nâng cao giá trị gia tăng của

sản phẩm, dịch vụ liên quan tới chuỗi cung ứng ngắn

27

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGẮN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN

CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI MUA HÀNG

2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu và đặc điểm thị trường

2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố

Hà Nội

a Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan đầu

não về chính trị, văn hóa và là khu giao dịch kinh tế lớn của cả nước

Hiện nay, Hà Nội có vị trí nằm từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến

106°02' kinh độ Đông

Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc

Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Hòa Bình

Phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên

Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ

Hà Nội gồm 30 đơn vị hành chính cấp Huyện trong đó có 12 quận, 17 huyện và

1 thị xã Cụ thể, hiện Thành phố Hà Nội có 12 quận gồm: Hoàng Mai, Long

Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng,

Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ và Nam Từ Liêm Thành phố Hà Nội có 17

huyện gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì,

Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai,

Phú Xuyên, Mê Linh, Sóc Sơn và Ứng Hòa và 1 thị xã là Sơn Tây

Địa hình: Địa hình Hà Nội vừa có đồi, núi và đồng bằng, trong đó diện tích của

đồng bằng là lớn nhất ( chiếm khoảng ¾ diện tích tự nhiên của thành phố Độ

cao trung bình từ 5 - 20m so với mực nước biển Địa hình thấp dần từ Bắc

28

Trang 29

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

xuống Nam, các đồi núi cao chủ yếu đều tập trung ở phía Bắc và phía tây Đỉnh

cao nhất là Ba Vì, Gia Dê, Chân Chim,

Sông ngòi: Nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, Hà Nội còn có cái tên “Thành phố

sông Hồng” Hiện nay có 7 con sông lớn nhỏ gồm: sông Hồng, sông Đuống,

sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ Trong đó, đoạn sông

Hồng chạy qua Hà Nội dài tới 163km ( chiếm ⅓ chiều dài của con sông này

chảy qua lãnh thổ Việt Nam) Trong nội thành Hà Nội, ngoài 2 con sông Tô Lịch

và sông Kim Ngưu còn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải

của Hà Nội

Khí hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió

mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia

thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông Mùa xuân bắt đầu vào

tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4 Mùa hạ bắt đầu từ tháng

5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến

tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1

năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính

chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo

dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C

Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào Tổng

lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình

năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82% Lượng mưa trung bình trên

1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm)

Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải qua các biến đổi bất

thường của khí hậu - thời tiết Tháng 5 năm 1926, Hà Nội chứng kiến một đợt

nắng khủng khiếp có ngày nhiệt độ lên tới 42,8oC Tháng 1 năm 1955, mùa

đông giá buốt nhất trong lịch sử, Hà Nội sống trong cái giá lạnh xuống đến

2,7oC Và gần đây nhất tháng 11 năm 2008, sau khi vừa mở rộng địa giới hành

chính, Hà Nội hứng chịu một cơn mưa dữ dội chưa từng thấy Hầu như tất cả các

29

Trang 31

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Trang 33

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Trang 35

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Trang 37

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Trang 39

5/4/24, 10:59 AM BAO CAO -NCKH short food supply chain

Ngày đăng: 04/05/2024, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w