1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận theo anh chị nếu người tiêu dùng mua hàng nông sản trên các sàn thươngmại điện tử này thì có thể gặp những vấn đề rủi ro pháp lý nào

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Theo Anh Chị Nếu Người Tiêu Dùng Mua Hàng Nông Sản Trên Các Sàn Thương Mại Điện Tử Này Thì Có Thể Gặp Những Vấn Đề Rủi Ro Pháp Lý Nào
Tác giả Chu Yến Nhi
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Hợp Đồng Trong Hoạt Động Thương Mại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 13,63 MB

Nội dung

Hoạt động thương mại điện tửTheo khoản 1 Điều 3 VBHN số 14 nghị định về TMĐT, hoạt động TMĐT được định nghĩa là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI



TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: Hợp đồng trong hoạt động thương mại

Đề bài số 03:

Trong bối cảnh dịch Covid-19, cũng như ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0

nở rộ, tỉnh Hải Dương phấn đấu trước ngày 18/5 sẽ đưa 5-10 sản phẩm gồm vải thiều và các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm

(OCOP) lên sàn thương mại điện tử.

Theo anh/chị, nếu người tiêu dùng mua hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử này thì có thể gặp những vấn đề rủi ro pháp lý nào? Hãy phân tích một số biện pháp phòng tránh rủi ro khi thực hiện mua bán hàng hàng

hoá trên sàn thương mại điện tử?

Hà Nội – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 4

I Một số khái niệm liên quan đến rủi ro pháp lý trong hoạt động TMĐT 4

1 Hoạt động thương mại điện tử 4

2 Hợp đồng thương mại điện tử 5

3 Rủi ro pháp lý với NTD khi thực hiện hoạt động thương mại điện tử 5

II Một số rủi ro pháp lý với NTD khi thực hiện MBHH trên sàn TMĐT 6

1 Rủi ro về bảo mật dữ liệu cá nhân 6

2 Rủi ro về hàng hoá được mua bán trên sàn TMĐT 6

3 Rủi ro về thanh toán giá trị hàng hoá 7

III Các biện pháp phòng tránh rủi ro cho NTD khi MBHH trên sàn TMĐT 8

1 Mã xác thực OTP 8

2 Chính sách kiểm tra hàng trước khi nhận và hoàn trả hàng 9

3 Bảo hiểm hàng hoá 9

4 Tính năng xếp hạng người bán 10

5 Tính năng thanh toán trong vòng 24 giờ kể từ khi xác nhận đơn hàng đối với phương thức thanh toán bằng ví điện tử liên kết tài khoản ngân hàng 11

KẾT LUẬN 11

PHỤ LỤC 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MBHH : Mua bán hàng hoáNTD : Người tiêu dùngTMĐT : Thương mại điện tửVBHN : Văn bản hợp nhất

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc thực hiện hoạt động MBHHtrên các sàn TMĐT ngày càng dễ dàng và phổ biến Tuy nhiên, khi thực hiệnnhững giao dịch này, chúng ta rất dễ gặp phải những rủi ro pháp lý đặc thù mà ởgiao dịch trực tiếp thông thường hiếm có Nhận thức được tầm quan trọng củavấn đề này, em xin lựa chọn đề bài số 03 để nghiên cứu, phân tích những rủi ropháp lý thường gặp khi thực hiện MBHH trên sàn TMĐT và một số biện phápphòng ngừa chúng Vì việc tìm hiểu vấn đề này vẫn còn nhiều điểm thiếu sót,các quan điểm còn mang tính chủ quan Trên tinh thần đó, em mong nhận đượcnhững ý kiến góp ý từ các thầy/cô Bộ môn Hợp đồng trong hoạt động thươngmại để sửa đổi, bổ sung bài tiểu luận này một cách hoàn thiện, khách quan hơn

NỘI DUNG

I Một số khái niệm liên quan đến rủi ro pháp lý trong hoạt động TMĐT

1 Hoạt động thương mại điện tử

Theo khoản 1 Điều 3 VBHN số 14 nghị định về TMĐT, hoạt động TMĐTđược định nghĩa là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt độngthương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễnthông di động hoặc các mạng mở khác Như vậy, hoạt động TMĐT khác hoạtđộng thương mại thông thường ở chỗ chúng được diễn ra trên một không gian kỹthuật số, xuyên biên giới Điều này cũng dẫn đến chủ thể tham gia hoạt độngTMĐT cũng được mở rộng hơn, không chỉ dừng lại bên mua – bên bán hàng hoáhay bên cung ứng – bên sử dụng dịch vụ mà còn bao gồm cả các doanh nghiệpkinh doanh sàn TMĐT, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistic, doanh nghiệpcung ứng phương thức thanh toán,… Vì hoạt động đặc thù này có nhiều chủ thểtham gia hơn nên những rủi ro xuất hiện nhiều, đa dạng hơn và chứa đựng cảnhững yếu tố liên quan đến kỹ thuật, công nghệ

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Đối với hoạt động MBHH trên sàn TMĐT, có thể hiểu đây là một loạihoạt động TMĐT với đầy đủ các đặc điểm chung về chủ thể, cách thức, rủi ro, như đã trình bày ở trên.

2 Hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng TMĐT là hợp đồng điện tử được sử dụng để giao kết và thựchiện các hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại Theo phần giải thích1

từ ngữ trong Luật giao dịch điện từ 2023 sắp có hiệu lực tới đây, hợp đồng điện

tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, trong đó thông điệp

dữ liệu là thôgn tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu trữ bằng phươngtiện điện tử Như vậy, hợp đồng TMĐT có những đặc điểm sau: một là, chủ thể2tham gia của hợp đồng bên cạnh những chủ thể thông thường thì nay còn cónhững bên thứ ba giúp vận hành, hỗ trợ hoạt động trên nền tảng điện tử; hai là,hình thức của hợp đồng TMĐT được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu thay

vì bằng văn bản, hành vi, lời nói,…; ba là, hợp đồng TMĐT có tính phi biêngiới, phi vật chất; bốn là, hợp đồng TMĐT có tính hiện đại, chính xác cao; năm

là, hợp đồng TMĐT có tỉnh rủi ro liên quan đến vấn đề kỹ thuật, công nghệ

3 Rủi ro pháp lý với NTD khi thực hiện hoạt động thương mại điện tử

Thuật ngữ “rủi ro pháp lý” có thể được tiếp cận với nhiều cách hiểu khácnhau, nhưng theo cách hiểu của tác giả, rủi ro pháp lý là những bất lợi có thể xảy

ra, làm cản trở các bên chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồngTMĐT Đối với người tiêu dùng, với vị trí thường là bên mua, bên sử dụng dịch

vụ, NTD có thể gặp rất nhiều rủi ro pháp lý, gây ảnh hưởng đến các quyền củamình như quyền được đảm bảo an toàn sức khoẻ, tài sản, bảo vệ thông tin; quyềnđược lựa chọn tham gia hay không tham gia vào hợp đồng TMĐT, quyền đượccung cấp, sử dụng hàng hoá dịch vụ đúng như bên bán đã cam kết,… Không

1 Đồng Thị Kim Thoa (2022), “Rủi ro pháp lý trong hoạt động TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật, 12, tr.22.

2 Khoản 4, Khoản 16 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử năm 2023.

Trang 6

những vậy, những rủi ro này có thể dẫn đến tổn thất, thiệt hại thực tế về mặt vậtchất và tinh thần cho NTD

II Một số rủi ro pháp lý với NTD khi thực hiện MBHH trên sàn TMĐT

1 Rủi ro về bảo mật dữ liệu cá nhân

Dữ liệu cá nhân là yếu tố giúp định danh cá nhân Đối với NTD khi tham3gia vào hoạt động MBHH trên sàn TMĐT, dữ liệu cá nhân của NTD bao gồmnhững thông tin cơ bản như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngânhàng, cho đến những thông tin phức tạp hơn như chữ ký điện tử, lịch sử muahàng, đoạn chat cá nhân giữ NTD và bên bán, tổng chi tiêu… Khác với hoạtđộng MBHH trực tiếp thông thường – khi NTD chỉ cần làm việc với bên bán -thì nay đối với việc mua sắm trên các sàn TMĐT, NTD bắt buộc phải chia sẻnhững thông tin này (ở một mức độ nhất định) với không chỉ bên bán mà còn làvới đơn vị vận hành sàn TMĐT, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistic,…Càng nhiều chủ thể tiếp cận được với dữ liệu cá nhân của NTD thì nguy cơ các

dữ liệu đó bị lọt lộ càng tăng cao Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ phát triểnhiện nay, rất nhiều tội phạm mạng bằng các cách thức tinh vi như hack tài khoảnngười dùng, tấn công giả mạo (phising) , có thể dễ dàng đánh cắp dữ liệu cá4nhân của NTD để sử dụng vào mục đích bất chính Thậm chí, vì mục đích lợinhuận, rất nhiều người bán đã truy lùng và tìm mua thông tin, dữ liệu khách hàngcủa đối thủ kinh doanh để bán hàng cạnh tranh, gây nên tình trạng “cướp đơn” vàtạo sự nhầm lẫn cho NTD

2 Rủi ro về hàng hoá được mua bán trên sàn TMĐT

Khi mua hàng hoá trên các sàn TMĐT, đặc biệt là mặt hàng nông sản,NTD không được trực tiếp đánh giá hình dáng, màu sắc, chất lượng,… sảnphẩm, mà chỉ phần lớn dựa vào những lời giới thiệu của người bán, ảnh – video

3 https://danchuphapluat.vn/bao-ve-du-lieu-ca-nhan-cua-thanh-nien-viet-nam-khi-tham-gia-giao-dich-dien-tu-1

4 Phụ lục 01

Trang 7

đánh giá sản phẩm của khách hàng trước đó để lựa chọn mua hàng Vì vậy, NTDrất dễ gặp các rủi ro về hàng hoá khi mua bán online.

Đối với chương trình OCOP – Mỗi xã một sản phẩm, những mặt hàngnông sản là những hàng hoá chất lượng cao, đã được kiểm duyệt chặt chẽ trướckhi đến tay NTD cũng như có sự đảm bảo thực hiện của Chính phủ nên vấn đềNTD gặp rủi ro về hàng hoá cũng được giảm bớt phần nào Tuy nhiên, đối vớinhững chủ thể kinh doanh bán lẻ, việc kiểm soát hàng hoá của họ gặp khá nhiềukhó khăn NTD khi mua hàng nông sản online có thể nhận được những sản phẩmchất lượng kém, không đúng mẫu mã đã quảng cáo, số lượng thực tế khác với sốlượng đặt mua ,… Hơn thế, vấn đề hàng lỗi, hàng kém chất lượng không chỉ xuất5phát từ phía nhà cung cấp mà còn có thể do chính đơn vị vận chuyển gây ra Như

đã biết, nông sản là loại hàng hoá có hạn sử dụng ngắn, nếu không được vậnchuyển đúng quy cách, thời hạn thì việc nông sản bị dập, hỏng, mốc,… là khôngthể tránh khỏi

Thậm chí, ngày nay còn hiện hữu rủi ro NTD “tiếp tay” cho hàng giả,hàng nhái Rủi ro này đối với mặt hàng nông sản tuy không nhiều nhưng đối vớinhững loại hàng hoá phổ thông như quần áo, giày dép, sách truyện,… lại xuấthiện rất thường xuyên Bằng những chiêu thức quảng cáo, khuyến mại tinh vi lắtléo, kết hợp cùng sự thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ khi mua sắm,NTD rất dễ trở thành công cụ “tiếp tay” cho các hành vi vi phạm pháp luật 6

3 Rủi ro về thanh toán giá trị hàng hoá

Hiện nay, để thanh toán đơn hàng trên các sàn TMĐT, NTD có thể linhhoạt lựa chọn một trong nhiều phương thức thanh toán như COD , thanh toán7bằng ví điện tử, thẻ tín dụng, mua trước trả sau…Mỗi phương thức thanh toánđều có những ưu điểm và hạn chế riêng nhưng có thể thấy, việc thanh toán bằng

5 Phụ lục 02

6 Phụ lục 03

7 COD (Cash in delivery): trả tiền trực tiếp khi nhận hàng

Trang 8

ví điện tử liên kết với tài khoản ngân hàng vẫn phổ biến hơn cả Trong một sốtrường hợp, để có thể mua được hàng hoá với giá tốt khi số lượng có hạn, NTDphải mua và thanh toán ngay trong một khung giờ nhất định Tuy nhiên, hoạtđộng này sẽ gây áp lực lên hệ thống kỹ thuật công nghệ của sàn TMĐT dẫn đếnquá tải lượt mua, NTD không thể kịp thời “chốt đơn” như mong muốn Mặtkhác, các ngân hàng được liên kết với ví điện tử của NTD để thanh toán cũngthường xuyên phải bảo trì hệ thống, khiến cho NTD khó khăn trong việc thanhtoán giá trị hàng hoá khi mua sắm online Phần lớn những rủi ro này liên quanđến yếu tố công nghệ kỹ thuật của bên thứ 3 trong quan hệ MBHH trên sànTMĐT, có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào nên NTD thường ít có biện pháp

để phòng tránh

III Các biện pháp phòng tránh rủi ro cho NTD khi MBHH trên sàn TMĐT

Sàn TMĐT là địa điểm diễn ra hoạt động MBHH trực tuyến, do vậy, theoquan điểm cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh vận hành sàn TMĐT là chủ thể cóvai trò trung tâm trong việc phòng tránh những rủi ro khi mua hàng của NTD.Sau đây là một số biện pháp đã và đang được các sàn TMĐT áp dụng phổ biến

để hạn chế những rủi ro nêu trên

1 Mã xác thực OTP

OTP là từ viết tắt của One Time Password, có nghĩa là mật khẩu sử dụngmột lần Thời gian tồn tại của mã OTP cũng rất ngắn, thường trong vòng 30 giây,sau thời gian này mã sẽ không còn hiệu lực Đây là một mã bảo mật lớp thứ 2 đểgiúp bảo vệ an toàn cho tài khoản người dùng Thông thường, mã OTP sẽ được8gửi vào email hoặc số điện thoại của NTD sau khi họ chọn thanh toán giá trịhàng hoá bằng phương thức ví điện tử liên kết tài khoản ngân hàng Mã xác thựcOTP có độ an toàn cao, giúp NTD giao dịch một cách an toàn hơn bởi chỉ có chủ

sở hữu email hay số điện thoại được đăng kí trong hệ thống mới có thể nhận

8 https://thanhpho.tayninh.gov.vn/vi/news/van-hoa-xa-hoi-465/ma-otp-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-6650.html

Trang 9

được mã Việc sử dụng mã OTP giúp hệ thống thanh toán xác nhận đơn hàngđược đặt do chính chủ và tiến hành thanh toán chứ không phải do kẻ gian độtnhập Tuy nhiên, cần lưu ý, mã OTP chỉ phát huy tác dụng khi NTD nhập đúng

mã trong khoảng thời gian nhất định và không tiết lộ mã này cho bất kì ai, kể cảngười thân hay nhân viên ngân hàng Bởi vì khi loại mật khẩu này bị công khai,NTD sẽ đối mặt với các vấn đề như bị ăn cắp dữ liệu cá nhân, bị trừ tiền liên tụctrong tài khoản ngân hàng dù không mua sắm, bị khoá tài khoản ngân hàng,…

2 Chính sách kiểm tra hàng trước khi nhận và hoàn trả hàng.

Nhằm ngăn chặn rủi ro về hàng hoá cho NTD, phần lớn các sàn TMĐThiện nay đều cho phép NTD kiểm tra hàng trước khi nhận và hoàn trả hàng nếu

có lỗi do phía bên bán hoặc bên vận chuyển Khi người vận chuyển tới giaohàng, NTD có quyền kiểm tra về kích thước, màu sắc, khối lượng, chất lượng, của sản phẩm đặt mua và hoàn toàn có thể từ chối nhận hàng nếu sản phẩm đókhông đúng như mô tả Khi từ chối nhận hàng hay hoàn trả hàng, NTD phảicung cấp chứng cứ chứng minh hàng hoá có lỗi do bên bán, bên vận chuyển vàviệc hoàn hàng của mình là hợp lý

Tuy nhiên, không phải NTD cũng thực sự hoàn trả hàng vì sản phẩm bịlỗi Có thể đơn giản vì họ không còn thích hàng hoá đó nữa nên lựa chọn hoàntrả Như vậy, hành động này sẽ gây thiệt hại cho bên bán Vì để cân bằng quyền

và lợi ích giữa bên mua và bên bán, sàn TMĐT cho phép bên bán chấp nhậnhoặc từ chối yêu cầu trả hàng với lý do phù hợp Đối với trường hợp được bênbán chấp nhận yêu cầu trả hàng, NTD sẽ nhận lại được khoản tiền đã thanh toántrước đó vào ví điện tử sau vài ngày làm việc

3 Bảo hiểm hàng hoá

Bảo hiểm hàng hoá là loại bảo hiểm do sàn TMĐT quy định và thu từNTD khi mua hàng trực tuyến Đây là bảo hiểm tự nguyện, tức là NTD có quyềnlựa chọn tham gia hoặc không tham gia Nếu tham gia, NTD chỉ phải đóng một

Trang 10

khoản tiền tương đối nhỏ, số tiền này được cộng gộp vào giá trị hàng hoá thành

số tiền NTD phải thanh toán Hiện nay, đối với các sàn TMĐT lớn như Shopee,Lazada, Tiki, có đa dạng loại bảo hiểm hàng hoá khác nhau, áp dụng cho từngmặt hàng riêng biệt Ví dụ, hàng điện tử có bảo hiểm thiết bị điện tử; hàng hoáliên quan đến điện thoại di động có bảo hiểm rơi vỡ màn hình; quần áo, phụ kiện

có bảo hiểm thời trang,… Khi tham gia bảo hiểm, NTD có căn cứ để đòi bồithường nếu hàng hoá đó phát sinh lỗi Mức bồi thường sẽ tuỳ thuộc vào giá trịthực tế của đơn hàng cũng như hạn mức bảo hiểm theo chính sách của từng sànTMĐT Việc NTD bỏ ra một khoản tiền nhỏ nhưng được đảm bảo chất lượnghàng hoá là một hành động đáng được nhận rộng, phổ biến hơn

4 Tính năng xếp hạng người bán

Khi mua hàng trên các sàn TMĐT, NTD có cơ hội lựa chọn hàng hoá giữarất nhiều bên bán với các mức giá cạnh tranh hấp dẫn Dẫu vậy, không phảingười bán nào cũng có thể tin tưởng Vì lẽ đó, để giúp NTD lựa chọn nhà cungcấp hàng hoá vừa uy tín vừa chất lượng, các sàn TMĐT thường phân chia ngườibán thành bên “shop bình thường” và “shop yêu thích” Theo đó, “shop yêuthích” là nhãn hiệu mà sàn TMĐT gắn cho người bán có doanh số bán hàng vàhiệu quả hoạt động tốt Để trở thành “shop yêu thích”, người bán trên sàn TMĐTcần đáp ứng những tiêu chí tương đối khắt khe Việc chủ động sàng lọc, phân9loại người bán của các sàn TMĐT Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết, giúpgiảm thiểu tối đa những rủi ro cho NTD ngay từ bước lựa chọn nhà cung cấp.Tuy nhiên, khi nhìn nhận và soi chiếu hệ thống xếp hạng người bán của sànTMĐT Việt Nam với Taobao – sàn TMĐT lớn nhất Trung Quốc, ta vẫn thấy mộtcách biệt to lớn Với thị trường bán lẻ sôi động bậc nhất thế giới, Taobao phânloại người bán thành những biểu tượng như trái tim/kim cương/vương miện

9 Phụ lục 04

Trang 11

xanh/vương miện xanh…tương ứng với mức độ uy tín tăng dần Từ đó, NTD

có thể dễ dàng nhận diện những người bán chất lượng và tin tưởng mua hàng

5 Tính năng thanh toán trong vòng 24 giờ kể từ khi xác nhận đơn hàng đối với phương thức thanh toán bằng ví điện tử liên kết tài khoản ngân hàng

Để giảm bớt gánh nặng kỹ thuật cho các đối tác ngân hàng cũng như hạnchế tình trạng quá tải khi nhiều người cùng thanh toán một lúc, phần lớn các sànTMĐT đều đã cho ra mắt tính năng thanh toán trong vòng 24 giờ kể từ khi NTDxác nhận đơn hàng Tính năng này tuy đơn giản nhưng khắc phục được vấn đềkhung giờ cao điểm mua hàng của NTD trùng với khung giờ bảo trì hệ thống củacác ngân hàng (thường vào đêm muộn) NTD có 24 tiếng để thanh toán đơnhàng, sau khi hệ thống xác nhận NTD đã thanh toán, quá trình logistic từ khâuchuẩn bị hàng đến phân phối và giao hàng sẽ được bắt đầu

KẾT LUẬN

Hoạt động MBHH trên các sàn TMĐT hiện nay tuy mang lại rất nhiều tiệních nhưng cũng ẩn chứa vô vàn rủi ro Trước vấn đề đó, một số biện pháp phòngtránh rủi ro đã được ra đời và dần dần thể hiện vai trò của mình Tóm lại, hợpđồng TMĐT là một đề tài rất hay và thú vị, xứng đáng để tìm hiểu, nghiên cứu.Mảng kiến thức này không chỉ bổ ích với sinh viên trường Đại học Luật nóiriêng mà còn đối với tất cả mọi người trong xã hội nói chung Do vậy, cần lantoả, chia sẻ rộng rãi vấn đề này tới những những người xung quanh ta để gópphần nâng cao nhận thức nhân dân, xây dựng nền kinh tế phát triển hơn

10 Phụ lục 05

Trang 12

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Thực tiễn tình trạng đánh cắp dữ liệu cá nhân tại Việt Nam

Ông Nguyễn Thanh Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thôngtin và Truyền thông), khi đề cập các mối đe dọa đối với thông tin mạng ở ViệtNam trong năm 2022 đã nêu rõ: Vấn đề lừa đảo trong môi trường số càng ngàycàng trở nên nóng bỏng

Theo đó, từ tháng 5/2019 đến nay đã xuất hiện các chiến dịch tấn côngphishing (tấn công giả mạo - kẻ tấn công đóng giả một đơn vị uy tín để lừa đảongười dùng) nhằm vào các ngân hàng tại Việt Nam (thu thập thông tin cá nhân,thông tin giao dịch thanh toán của khách hàng…) Chỉ riêng trong sáu tháng đầunăm 2022 đã có hơn 1.000 lượt phản ánh của người dân về các sự vụ lừa đảo trênkhông gian mạng

Bộ phận an ninh mạng của Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết, tạiViệt Nam có tới 36% các cuộc tấn công phishing nhằm vào hệ thống ngân hàng,16% nhằm vào lĩnh vực viễn thông Các tổ chức, doanh nghiệp và người dânnước ta hiện đang là mục tiêu tấn công của 2.739 trang phishing lừa đảo, 2.717trang web giả mạo Tính đến tháng 6/2022 số trang phishing lừa đảo và trangweb giả mạo đã tăng ba lần so với năm 2020

Trong năm 2021 đã có 35 vụ lộ lọt, rao bán dữ liệu của các tổ chức tạiViệt Nam Trong số này có hai vụ thuộc lĩnh vực công nghệ với 20 dữ liệu, tậptin về dữ liệu khách hàng; ba vụ thuộc lĩnh vực giáo dục với 300.000 bản ghi vềthông tin học sinh, sinh viên; hai vụ thuộc lĩnh vực tài chính với 50.000 bản ghi

dữ liệu khách hàng; hai vụ thuộc lĩnh vực bán lẻ với 3 triệu bản ghi dữ liệukhách hàng; 25 vụ thuộc các lĩnh vực khác với 100 triệu bản ghi thông tin cánhân, tài khoản mạng xã hội

Trang 13

Hình thức lừa đảo phishing – Kẻ gian dụ NTD bấm vào đường link lạ, từ đó

chiếm quyền kiểm soát tài khoản Shopee và ngân hàng

Hiệp hội Thương mại điện tử tiến hành khảo sát và đánh giá trực tiếp cácwebsite trước các rủi ro an toàn thông tin trong năm 2019 (Bảng 2)

Trang 14

Có 17% website trong khảo sát mắc rủi ro nghiêm trọng A1 tức là dữ liệucủa khách hàng có thể bị xem trái phép bởi người dùng khác Một khách hàngkhi sử dụng dịch vụ TMĐT tại các website này có khả năng mất thông tin cánhân của mình như tên, email, mật khẩu (dạng mã hóa) hoặc thông tin ngânhàng Các website thương mại điện tử bán lẻ thường có số lượng lớn khách hàngnên các dữ liệu này là tài sản quý giá đối với kẻ xấu Các thông tin này có thểđược dùng để xâm nhập trái phép tài sản thông tin của khách hàng Các rủi ronghiêm trọng khác như A2, A3 và A4 có tỉ lệ 8% Tức là, khi khách hàng cungcấp thông tin, giao dịch qua các website đó có thể bị xem trộm dữ liệu giao dịch.Đặc biệt, có máy chủ bị rủi ro nghiêm trọng A4 là rủi ro mà kẻ tấn công có thểlợi dụng lỗ hổng máy chủ để kiểm soát thông tin Thậm chí, khảo sát phát hiện

có website TMĐT chiếm thị phần hàng đầu thị trường tồn tại đồng thời trên mộtlỗi nghiêm trọng (Bảng 3)

Khảo sát và đánh giá cho thấy, 33% hệ thống website TMĐT gặp lỗinghiêm trọng Đây là tỉ lệ lớn tương ứng với hàng ngàn người tiêu dùng đanggặp rủi ro đối với dữ liệu của họ Bên cạnh đó, 67% thể hiện tỉ lệ các websitechưa phát hiện rủi ro nghiêm trọng về TMĐT Do khuôn khổ của đợt khảo sát,

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN