BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI---BÀI TẬP NHÓMMÔN: KỸ NĂNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRAVĂN BẢN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬTĐề bài:Dự thảo Luật phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn- Xác định
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
-BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KỸ NĂNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA VĂN BẢN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Đề bài:
Dự thảo Luật phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
- Xác định chủ thể thẩm định hoặc thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với chủ thể được lựa chọn.
- Với tư cách là cơ quan thẩm định hoặc thẩm tra hãy phát biểu về đối tượng điều chỉnh, đối tượng áp dụng và sự cần thiết ban hành dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Lớp: N01.TL2 Nhóm: 06
Hà Nội, 2024
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN KỸ NĂNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Ngày: 14/03/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Tổng số sinh viên của nhóm: 11 + Có mặt: 10 + Vắng mặt: 0
Đề bài: Dự thảo Luật phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
- Xác định chủ thể thẩm định hoặc thẩm tra dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật với chủ thể được lựa chọn
- Với tư cách là cơ quan thẩm định hoặc thẩm tra hãy phát biểu về
đối tượng điều chỉnh, đối tượng áp dụng và sự cần thiết ban hành
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
ST
Đánh giá của SV
SV ký tên Đánh giá của giáo viên
số
Điểm chữ
GV ký tên
1 461201 Nguyễn Song Thái An
2 461203 Nguyễn Đặng Quỳnh Anh
3 461204 Nguyễn Minh Ánh
4 461210 Nguyễn Thị Hương Giang
5 461211 Đỗ Thị Thu Hà
6 461217 Nguyễn Thị Khánh Huyền
7 461219 Phạm Mai Hương
8 461241 Phan Thị Phương Thảo
9 461244 Trần Thị Thanh Thủy
10 461246 Vi Thị Quỳnh Trang
11 461247 Nguyễn Thị Thu Trà
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:
-Kết quả điểm bài viết:
+GVchấm thứ nhất:
+GVchấm thứ hai:
-Kết quả điểm thuyết trình:
-GVcho thuyết trình:
-Điểm kết luận cuối cùng:
-GVđánh giá cuối cùng:
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2024 Trưởng nhóm
Nguyễn Thị Thu Trà
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Chủ thể thẩm định dự thảo văn bản Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn 1
2 Thẩm định, thẩm tra về đối tượng điều chỉnh, đối tượng áp dụng và sự cần thiết ban hành dự thảo văn bản Luật phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn 1
2.1 Đối tượng điều chỉnh 1
2.2 Đối tượng áp dụng 2
2.3 Sự cần thiết ban hành dự thảo văn bản 2
KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5MỞ ĐẦU
Công tác PCCC và CNCH là một bước quan trọng, góp phần nâng cao ý thức của người dân, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Bên cạnh những kết quả đạt được, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những vấn
đề phát sinh trong thực tiễn, một số nội dung còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập phải xem xét sửa đổi, bổ sung Do vậy, việc xây dựng Luật PCCC
và CNCH là cần thiết để đảm bảo thống nhất và đồng bộ với các Bộ Luật, Luật trong hệ thống pháp luật quốc gia, đồng thời bắt kịp sự vận động và chuyển biến của xã hội
NỘI DUNG
1 Chủ thể thẩm định dự thảo văn bản Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 2015 quy định: “Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo, Nghị quyết trước khi trình Chính phủ Đối với
dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư Pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.”.
Dự thảo Luật của Chính phủ trình sẽ do Bộ Tư pháp chủ trì thẩm định Trong trường hợp này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các cơ quan tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học để tiến hành thẩm định dự thảo Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
2 Thẩm định, thẩm tra về đối tượng điều chỉnh, đối tượng áp dụng và
sự cần thiết ban hành dự thảo văn bản Luật phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.
2.1 Đối tượng điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của Luật phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn là quan hệ phát sinh giữa người dân cần cứu hộ cứu nạn, đối
Trang 6tượng cần chữa cháy với lực lượng, cơ sở phòng cháy, chữa cháy và cứu
hộ cứu nạn
Cơ quan dự thảo cho rằng, đối tượng điều chỉnh dự thảo Luật PCCC và CNCH như vậy là hợp lý vì những lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ sự cần thiết của hoạt động PCCC và CNCH
trên thực tế, việc Luật này điều chỉnh quan hệ về PCCC và CNCH là hợp lý
Thứ hai, hiện nay mới chỉ có hoạt động phòng cháy, chữa cháy
được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy, còn các hoạt động cứu nạn cứu hộ đối với những tai nạn, sự cố thông thường xảy ra trong đời sống hàng ngày mà lực lượng PCCC và CNCH đang thực hiện lại chưa được quy định cụ thể trong văn bản Luật mà chỉ quy định về hoạt động tìm kiếm, CNCH khi xảy ra sự cố, tai nạn do thiên tai, thảm họa, xảy ra trên quy mô lớn, diện rộng hoặc trong các lĩnh vực chuyên ngành Điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật
Do đó, cơ quan soạn thảo cần phải rà soát, nghiên cứu, bổ sung đầy đủ trong dự thảo Luật PCCC và CNCH
Thứ ba, thực tiễn hiện nay cho thấy, lực lượng Cảnh sát PCCC và
CNCH vẫn đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quản lý nhà nước về CNCH và là lực lượng giữ vai trò nòng cốt, thường trục trong công tác CNCH, có đầy đủ các điều kiện, khả năng để thực hiện nhiệm vụ Do vậy, hoàn toàn có thể quy định về PCCC và CNCH trong cùng một văn bản luật
2.2 Đối tượng áp dụng.
Trong dự thảo Luật PCCC và CNCH do Bộ Công an xây dựng có
đề cập đến đối tượng áp dụng của Luật PCCC và CNCH bao gồm: cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, sinh sông trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Với tư cách là cơ quan thẩm định,
Bộ Tư Pháp đồng ý với quy định về đối tượng áp dụng Luật PCCC và CNCH vì quy định này đã tuân thủ Hiến pháp 2013, phù hợp với mục địch của dự thảo và quy định rất cụ thể, đầy đủ, hoàn toàn về đối tượng
áp dụng của dự thảo này vì mỗi cá nhân, tổ chức đều có trách nhiệm trong việc PCCC và CNCH để đảm bảo cho sự an toàn và phát triển của xã hội
2.3 Sự cần thiết ban hành dự thảo văn bản
Trang 72.3.1 Cơ sở chính trị
Một văn bản quy phạm pháp luật chỉ cần thiết được ban hành khi xuất phát từ nhiệm vụ thể chế hóa đường lối, chỉ trương và chính sách của Đảng
Việc ban hành dự thảo luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng được nêu tại một số văn bản như: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: Tăng cường công tác phòng, chống cháy, nổ và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ (CNCH); ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe doạ an ninh phi truyền thống, nhất là nhiệm vụ CNCH, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; Kết luận số 19-KL/TW ngày 14-10-2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Đề
án số 292-ĐA/ĐĐQH15 ngày 20/10/2021 của Đảng đoàn Quốc hội về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa
XV (2021-2026) đề ra nhiệm vụ xây dựng dự án Luật điều chỉnh về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH); Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC); Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC
Do đó, trên cơ sở lấy đường lối chủ trương của Đảng làm chuẩn mực chính trị thì việc xây dựng dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là hết sức cần thiết
2.3.2 Cơ sở pháp lý.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thì
“quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật” Thực tiễn cho thấy nhiều nhiệm vụ, hoạt động của lực lượng
PCCC và cứu nạn, cứu hộ có tác động trực tiếp đến người dân và có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân mà theo quy định của Hiến pháp năm 2013 phải được quy định Tuy nhiên,
Trang 8hiện nay mới chỉ có hoạt động PCCC được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy, còn các hoạt động liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ mới chỉ được quy định trong nghị định của Chính phủ là không bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và không bảo đảm cơ sở pháp
lý đúng quy định để lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm
vụ Đòi hỏi phải ban hành văn bản luật để quy định đầy đủ, toàn diện về hoạt động PCCC và CNCH
Bên cạnh đó, Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi bổ sung 2013 là cơ sở pháp lý quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy Tuy nhiên, đến nay Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi bổ sung 2013 đã tồn tại những vấn đề bất cập và nhiều sự việc diễn ra trên thực tiễn chưa có hướng giải quyết Nhiều quy định đã lạc hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như các biện pháp quy định trong luật chưa giải quyết được triệt để vấn đề
Do đó, cần có những quy định cụ thể về phòng cháy; chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm điều kiện cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
2.3.3 Cơ sở thực tiễn
a) Thực trạng vấn đề bất cập hiện nay
Qua hơn 20 năm thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy năm
2001, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dần bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần phải được xem xét sửa đổi, bổ sung như sau:
Một là, hoạt động CNCH đối với những sự cố, tai nạn thông
thường xảy ra trong đời sống hằng ngày mà lực lượng PCCC và CNCH đang thực hiện chưa được quy định trong văn bản Luật ; bao gồm: sự cố,1
tai nạn cháy, nổ, sập, đổ nhà, công trình, sạt lở đất, đá, có người bị mắc kẹt, tai nạn đuối nước và những sự cố, tai nạn thông thường khác,… (các
sự cố, tai nạn này hiện nay đang được quy định trong Nghị định số
Tuệ Văn, Báo Điện tử Chính phủ, Tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong quy định phòng cháy, chữa
Trang 983/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy)
Hai là, về công tác tổ chức, hoạt động, phạm vi CNCH, các điều
kiện bảo đảm và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác CNCH; công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về CNCH
và những vấn đề khác có liên quan tới công tác CNCH còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng, cụ thể, chưa rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xác định, phân định cụ thể những nhiệm vụ mà lực lượng chức năng được thực hiện và giới hạn, phạm vi, cách thức thực hiện trong công tác CNCH 2
Ba là, hiện nay các loại hình cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC
thường xuyên thay đổi, phát sinh mới dẫn đến không quy định bao quát hết và thực tế cho thấy, một cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ
sở và trong phạm vi một cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức thuê, mua mặt bằng để tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh Do đó, về quy định cơ
sở trong Luật Phòng cháy và chữa cháy cần phải được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp, bao quát
Bốn là, các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy còn nhiều
hạn chế, vướng mắc, bất cập, chưa thống nhất với một số luật hiện hành
có liên quan; nên cần bổ sung quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn ,3
cụ thể: Rà soát, bổ sung các quy định để quản lý chặt chẽ đối với các loại hình nhà ở, nhà sử dụng để ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh, về sử dụng điện, sử dụng nguồn lửa và các chất dễ cháy, nổ; quy định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động trong Luật Phòng cháy và chữa cháy cần rà soát điều chỉnh cho thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính; rà soát quy định về PCCC rừng cho thống nhất với Luật Lâm nghiệp; rà soát quy định về tiêu chuẩn PCCC cho thống nhất với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Phòng cháy và chữa cháy chưa phân định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thẩm định, thẩm tra về PCCC phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định; về khái niệm thẩm duyệt thiết kế về PCCC cũng cần được điều chỉnh cho thống nhất
Thế Kha, Báo Dân trí, Bộ Công an chỉ rõ những bất cập trong PCCC và CNCH, ngày 13/9/2023
Báo Chính sách Pháp luật, Tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong quy định phòng cháy, chữa cháy hiện
Trang 10với Luật Xây dựng; quy định về điều động, huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy chưa bảo đảm tính khả thi; quy định về bồi thường tài sản tham gia chữa cháy còn quy định chung chung; về quy định xây dựng, phê duyệt phương án chữa cháy, phương án CNCH cần được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và bảo đảm tính khả thi; về xây dựng, bố trí lực lượng PCCC và CNCH cần được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và khả năng bảo đảm của từng loại hình cơ sở, từng địa phương Về quy định trang bị phương tiện PCCC đối với các loại hình cơ sở, phương tiện giao thông cần được rà soát, điều chỉnh, bổ sung bảo đảm tính khả thi và đáp ứng yêu cầu quản lý Rà soát, điều chỉnh quy định về thanh tra trong Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Thanh tra để bảo đảm đồng bộ, thống nhất Về bảo đảm điều kiện hoạt động PCCC, CNCH cũng cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu thực tiễn Một số quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy không còn phù hợp với tình hình thực tế cần được sửa đổi như việc thực hiện yêu cầu khu dân cư phải có các quy định, nội quy về PCCC; bãi bỏ các quy định về điều kiện an toàn PCCC đối với các công trình đặc thù do hiện nay đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng trực tiếp…
b) Hậu quả của những bất cập
Về sức khỏe, tính mạng và tài sản: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ dẫn đến việc quản lý PCCC và CNCH chưa thật sự hiệu quả, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, sập đổ nhà và công trình cao hơn Bên cạnh đó, khi xảy ra sự cố, việc cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn do thiếu những quy định cụ thể, dẫn đến thiệt hại về người và tài sản
có thể tăng cao
Hiệu quả quản lý nhà nước: Việc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về PCCC và CNCH còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập gây nên rất nhiều khó khăn trong việc thực thi pháp luật Đồng thời, do thiếu những quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong công tác PCCC và CNCH dẫn đến việc phối hợp kém hiệu quả, ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và ứng phó với sự cố
Trang 11Ý thức chấp hành pháp luật: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhiều bất cập, thiếu đồng
bộ khiến người dân hoang mang, lo lắng về an toàn PCCC và CNCH Khi người dân không hiểu rõ quy định của pháp luật, họ dễ là ra những hành
vi vi phạm pháp luật về PCCC và CNCH, dẫn đến nguy cơ xảy ra sự cố cao hơn
Các vấn đề khác: Việc Luật Phòng cháy và chữa cháy còn nhiều thiếu sót, hạn chế có thể dẫn đến việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả, gây lãng phí về cả nhân lực lẫn tài chính Ngoài ra, cháy nổ, sập đổ nhà, công trình có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH hiện nay còn nhiều bất cập cần được khắc phục Những bất cập này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về an toàn tính mạng, tài sản, môi trường và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước, chưa đảm bảo về quyền con người, quyền công dân Việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật là một giải pháp quan trọng để bảo đảm an toàn PCCC và CNCH trong thời gian tới
c) Nguyên nhân dẫn đến bất cập
Một số quy định của Luật còn mang tính chung chung, chưa có tính khả thi cao hoặc không còn phù hợp với thực tiễn do thực hiện phát sinh những điểm mới
Việc phân công trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH giữa các bộ ngành, cơ quan còn đang chồng chéo, chưa phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng, điện lực, cấp nước, chính quyền cấp cơ sở trong công tác PCCC và CNCH
Chưa có quy định rõ về việc xây dựng các phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH
Ngoài ra, một số nơi chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC cơ
sở và công tác đầu tư cho hoạt động PCCC và CNCH chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế Những vụ cháy xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, để lại hệ lụy và lo ngại bất ổn Tuy nhiên, hiện nay việc