Đi sâu hơn vào vấn đề này, cũng như tìm ra giải pháp khắc phục rủi ro khi người tiêu dùng mua hàng trực tuyến, em xin được chọn đề bài 03: “Trong bối cảnh dịch Covid-19, cũng như ứng dụn
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN HỌC KỲ MÔN: HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT
ĐỘNG THƯƠNG MẠI
ĐỀ BÀI: 03
Hà Nội, 2023
1
Trang 2ĐỀ BÀI
Trong bối cảnh dịch Covid-19, cũng như ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 nở rộ, tỉnh Hải Dương phấn đấu trước ngày 18/5 sẽ đưa 5-10 sản phẩm gồm vải thiều và các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) lên sàn thương mại điện tử (nguồn: https://vneconomy.vn/hai-duong-dua-vai-thieu-len-san-thuong-mai-dien-tu.htm)
Theo anh/chị, nếu người tiêu dùng mua hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử này thì có thể gặp những vấn đề rủi ro pháp lý nào? Hãy phân tích một số biện pháp phòng tránh rủi ro khi thực hiện mua bán hàng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử?
2
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TMĐT
:
Thương mại điện tử
NTD
:
Người tiêu dùng
HĐTM
:
Hoạt động thương mại
BCT
:
Bộ Công thương
QLNTD
:
Quyền lợi người tiêu dùng
3
Trang 4MỤC LỤ
C
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 6
1 Khái quát về sàn thương mại điện tử 6
1.1 Khái niệm hoạt động thương mại điện tử 6
1.2 Khái niệm Sàn thương mại điện tử 6
2 Hoạt động mua bán hàng hoá trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam 7
3 Rủi ro pháp lý khi người tiêu dùng mua hàng hoá trên các sàn thương mại điện tử 8
3.1 Rủi do về Thông tin cá nhân người tiêu dùng 8
3.2 Rủi ro về an toàn thanh toán 9
3.3 Rủi do về chất lượng hàng hoá 9
3.4 Rủi do trong việc giải quyết các vấn đề về giao dịch, chất lượng hàng hoá khi mua hàng hoá từ quốc gia khác qua sàn thương mại quốc tế 10
4 Một số biện pháp phòng tránh rủi ro khi mua bán hàng hoá trên sàn thương mại điện tử 10
4.1 Về phía người tiêu dùng 10
4.2 Về phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử 11
4.3 Về phía người bán hàng 12
4.4 Về phía cơ quan quản lý Nhà nước 12
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
PHỤ LỤC 15
4
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5MỞ ĐẦU
Mua sắm trực tuyến đang là một xu hướng mới của hành vi mua sắm và
nó đã bùng nổ trong thế kỷ 21, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch COVID - 19 Không thể phủ nhận rằng việc mua sắm trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng; tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, hoạt động mua sắm hàng hoá trực tuyến qua các TMĐT hay như các trang mạng
xã hội cũng mang lại không ít rủi ro cho người tiêu dùng Đi sâu hơn vào vấn
đề này, cũng như tìm ra giải pháp khắc phục rủi ro khi người tiêu dùng mua hàng trực tuyến, em xin được chọn đề bài 03: “Trong bối cảnh dịch
Covid-19, cũng như ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 nở rộ, tỉnh Hải Dương phấn đấu trước ngày 18/5 sẽ đưa 5-10 sản phẩm gồm vải thiều và các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) lên sàn thương mại điện tử (nguồn: https://vneconomy.vn/hai-duong-dua-vai-thieu-len-san-thuong-mai-dien-tu.htm)
Theo anh/chị, nếu người tiêu dùng mua hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử này thì có thể gặp những vấn đề rủi ro pháp lý nào? Hãy phân tích một số biện pháp phòng tránh rủi ro khi thực hiện mua bán hàng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử?”
NỘI DUNG
1 Khái quát về sàn thương mại điện tử
1.1 Khái niệm hoạt động thương mại điện tử
Theo các khái niệm tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 và Khoản
2 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP có thể rút ra kết luận khái niệm hoạt động thương mại điện tử như sau: Hoạt động thương mại điện tử là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu 5
Trang 6tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác, trong đó một phần hoặc toàn bộ quy trình này được thực hiện thông qua phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng
mở khác
1.2 Khái niệm Sàn thương mại điện tử
Tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013 quy định: “Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.” Theo Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, Sàn TMĐT là một loại Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành HĐTM Như vậy, sàn TMĐT là một website cung ứng dịch vụ thương mại điện tử cho phép người mua và người bán tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ trên đó Sàn TMĐT ngoài hai đối tượng chính là người mua, người bán, thì còn có sự tham gia của đơn vị cung cấp sàn và các đơn vị trung gian cung cấp giải pháp, tiện ích cho việc vận hành kinh doanh trên sàn TMĐT
Là một trong các phương tiện thực hiện giao dịch TMĐT, thông qua đó người mua và người bán có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình giao dịch Do đó, sàn TMĐT thực chất là “chợ thương mại” để các chủ thể tham gia mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, tạo ra một không gian chung
để các doanh nghiệp, người mua, người bán có thể cùng nhau tham gia, khắc phục hạn chế về mặt không gian, thời gian cũng như đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng
2 Hoạt động mua bán hàng hoá trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam
Cách mạng công nghiệp 4.0 hoạt động mua bán hàng hoá trực tuyến, đặc biệt là qua các sàn TMĐT ở Việt Nam đã và đang ngày một diễn ra với mật độ dày đặc, số lượng người mua, người bán ngày một tăng, đặc biệt kể từ 6
Trang 7khi đại dịch COVID - 19 bùng phát giai đoạn đầu năm 2020, trong thời gian này toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội bị trì trệ NTD giai đoạn này tăng mạnh
cả về số lượng và chất lượng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, đây là yếu
tố có tác động lớn đến TMĐT, thúc đẩy hoạt động TMĐT phát triển Theo số liệu từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, giá trị mua sắm
và số lượng người mua sắm, tham gia giao dịch thương mại trên trang TMĐT
có sự phát triển theo từng năm, cụ thể, về số lượng người mua sắm trực tuyến trên các trang TMĐT tại Việt Nam năm 2020 đã tăng 1,5 lần so với năm
2016, tương ứng với đó lượng mua sắm bình quân đầu người năm 2020 cũng tăng lên 1,41 lần so với năm 2016 Theo những thống kê chưa đầy đủ, những1
số liệu này tiếp tục được duy trì và có tính bứt phá về tốc độ hơn mặc dù cả khi tình hình dịch đã được không chế, hoạt động mua bán, kinh doanh đã trở lại bình thường
Nắm bắt được xu hướng đó Các cơ quan ban ngành đã nỗ lực chuyển đổi kinh tế số để duy trì ổn định và phát triển kinh tế địa phương, đất nước, giải quyết tình trạng hàng hoá nông sản ứ đọng, trì trệ đã và đang đe doạ đến đời sống người dân Điển hình trong việc chuyển đổi kinh tế số là tỉnh Hải Dương với chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) lên sàn thương mại điện tử Chương trình này đã đưa sản phẩm của tỉnh Hải Dương như: vải thiều
và một số sản phẩm khác lên các sàn thương mại điện tử là Alibaba.com, Voso.vn, Sendo.vn và Lazada.vn Thông qua Alibaba.com – sàn thương mại điện tử quốc tế, vải thiều và các sản phẩm khác có thể xuất khẩu đến các quốc gia, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, duy trì, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giải quyết vấn đề hàng nông sản cho người dân, duy trì nguồn cung cho NTD
1
Lê Phú Khánh (2023), Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, https://tapchicongthuong.com.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-109074.htm.
7
Trang 8Cho đến nay, khi đại dịch đã qua đi, thì hoạt động mua bán hàng hoá trên các sàn TMĐT vẫn không ngừng diễn ra ngày một sôi động, đặc biệt trong năm 2022 vừa qua, với việc gia mắt sàn TMĐT TikTok Shop của mạng
xã hội TikTok – là một ứng dụng tiếp cận đông đảo người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, nó như một làn sóng thúc đẩy hoạt động sắm trực tuyến của NTD
3 Rủi ro pháp lý khi người tiêu dùng mua hàng hoá trên các sàn thương mại điện tử
Hoạt động mua bán hàng trên các sàn TMĐT đã đem lại những lợi ích không hề nhỏ cho NTD Tuy nhiên, rủi ro pháp lý cũng là vấn đề lớn đối với NTD khi mua sắm qua sàn TMĐT, dẫu hoạt động này đã được quản lý thông qua Luật thương mại, Luật Giao dịch điện tử và Nghị định 52/2013/NĐ-CP
về thương mại điện tử và một số văn bản pháp luật khác có liên quan Khi mua hàng hoá trên các sàn TMĐT, NTD có thể gặp phải có rủi ro pháp lý điển hình như:
3.1 Rủi do về Thông tin cá nhân người tiêu dùng
NTD thường là bên yếu thế trong trong quan hệ giao dịch thương mại, là đối tượng dễ bị khai thác thông tin Khi tham gia giao dịch trên sàn TMĐT NTD phải cung cấp thông tin cá nhân của mình để thực hiện giao dịch mua hàng hoá Rủi ro xảy ra khi việc quản lý sàn của đơn vị cung cấp sàn còn lỏng lẻo, hay việc đơn vị thu thập thông tin cá nhân NTD lợi dụng bán thông tin khách hàng cho bên thứ ba Một nguyên nhân khác dẫn đến rò rỏ thông tin cá khi NTD tham gia mua hàng qua website trực tuyến trên thiết bị máy tính, điện thoại,…mà không qua ứng dụng (app) trực tiếp, khách hàng dễ nhận được những quảng cáo rác, đường link lạ giả mạo, kích thích sự tò mò của NTD, và nếu họ click chuột vào để tìm hiểu sẽ rất dễ bị khai thác thông tin cá nhân, cũng như việc sử dụng thiết bị điện tử có kết nối Internet để mua sắm hàng hoá đồng nghĩa với nguy cơ bị khai thác thông tin riêng tư bởi hacker,
do đó khi tiến hành một giao dịch mua sắm NTD sẽ bị đối tượng hacker khai thác, giả mạo người bán để cung cấp hàng hoá giả, kém chất lượng Điển hình 8
Trang 9như trường hợp của chị N.T.T là một NTD tại Hà Nội cho hay, chị T.T có đặt hàng trên sàn TMĐT Sau khi nhận hàng, chị T phát hiện sản phẩm giao không đúng với đơn hàng mà chị đã đặt Ngay lập tức chị đã kiểm tra tiến độ đơn hàng của mình trên sàn TMĐT thì thấy đơn hàng vẫn đang trong tình trạng đóng gói, chờ chuyển đi Như vậy, thông tin cá nhân, thông tin về đơn hàng của chị T.T đã bị đối tượng xấu thu thập và sử dụng cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
3.2 Rủi ro về an toàn thanh toán
Với xu hướng chung của thị trường, HĐTM điện tử cũng kéo theo sự phát triển và ngày càng phổ biến của các hình thức thanh toán, trong đó điển hình là sự phát triển của ví điện tử, sự liên kết của ví điện tử, cổng thanh toán
và tài khoản ngân hàng với các sàn TMĐT để thanh toán khi mua hàng trực tuyến NTD khi tham gia, người bán hàng cần phải liên kết thông tin một tài khoản, phương thức thanh toán nhất định mà trong đó có chứa thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng Chính vì vậy, NTD, người bán hàng có thể gặp rủi ro về an toàn bảo mật tài khoản ngân hàng, qua đó kẻ xấu lợi dụng để rút tiền từ tài khoản họ hay cho mục đích xấu khác
3.3 Rủi do về chất lượng hàng hoá
Khi NTD mua hàng hoá trên các sàn TMĐT có thể xảy ra trường hợp hàng hoá nhận về không như mô tả, không đúng thông tin như hình ảnh, thông tin trên sàn Vấn nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay diễn ra tràn lan trên các sàn TMĐT, có thể dễ dàng tìm kiếm hàng trăm sản phẩm của một hãng sản phẩm nổi tiếng trên sàn, nhưng mức giá bán ra lại thấp hơn rất nhiều, khi người mua nhận hàng thì là chất lượng hàng kém, dẫn đến mất tiền oan, điều này xuất phát cũng phần lớn do tâm lý ham rẻ mà chất lượng của NTD Vấn
đề hàng giả, hàng nhái kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên sàn TMĐT xuất phát từ việc thả lỏng xét duyệt hồ sơ người bán, thiếu kiểm soát chất lượng hàng hoá tham gia sàn của đơn vị vận hành dẫn đến hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xử tràn lan trên các sàn TMĐT, nhiều mặt hàng với ngôn ngữ 9
Trang 10bản địa như: Tiếng Hàn, Nhật, Trung…khiến NTD lúng túng về thông tin hàng hoá, đắn đo trong việc mua hàng
3.4 Rủi do trong việc giải quyết các vấn đề về giao dịch, chất lượng hàng hoá khi mua hàng hoá từ quốc gia khác qua sàn thương mại quốc tế
Trong giao dịch TMĐT, các chủ thể mua bán không gặp nhau, không biết nhau nên dễ xảy ra rủi ro, mà người chịu thiệt hại thường là NTD, bởi vì
họ có trường hợp cần trả tiền trước cho sản phẩm mà họ mua, song lại không thể biết được chất lượng hàng hoá và việc giao hàng có diễn ra đúng như người bán đã cam kết hay không Vấn đề này phức tạp hơn khi người mua và người bán ở hai quốc gia khác nhau, thông qua sàn TMĐT quốc tế để mua bán hàng hoá, chịu các luật điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền tài phán khác nhau, nhất là khi hai quốc gia chưa có điều ước quốc tế song phương hay đa phương
4 Một số biện pháp phòng tránh rủi ro khi mua bán hàng hoá trên sàn thương mại điện tử
4.1 Về phía người tiêu dùng
Là đối tượng trực tiếp mua sắm trên sàn TMĐT, để tránh rủi ro khi mua hàng hoá khi thực hiện giao dịch trên các sàn TMĐT, NTD cần là “người tiêu dùng thông thái” phải hiểu rõ pháp luật để tự bảo vệ mình không chỉ trong việc mua sắm mà còn bảo vệ bản thân trong những rủi ro pháp lý liên quan đến tất cả lĩnh vực mà mình đã và đang tham gia Pháp luật luôn có những quy định bảo vệ NTD, đặc biệt khi NTD là bên yếu thế trong quan hệ mua bán hàng hoá Chẳng hạn luật Bảo vệ QLNTD quy định: Khi thực hiện giao dịch từ xa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp chính xác và đầy đủ cho người tiêu dùng các thông tin như: Tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc của đại diện của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam (nếu có); Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với tổ chức kinh tế; mã số thuế cá nhân đối với cá nhân; Đo lường, 10
Trang 11số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Chi phí giao hàng (nếu có),… Ngoài ra, khi quyết định mua sắm qua các sàn TMĐT, NTD cần chú trọng đến các vấn đề như: “Chọn mặt gửi vàng” với việc lựa chọn sàn TMĐT
uy tín có đăng ký với BCT, có mã số thuế, số điện thoại và lượng người mua phản hồi tích cực Tìm hiểu về danh tiếng của sàn TMĐT cũng là một thao tác cần thiết để biết được liệu sàn có đủ uy tín, có được sự tin tưởng của khách hàng hay không; Tìm hiểu kĩ thông tin sản phẩm, việc mua sắm trực tuyến thường gặp phải tình trạng “hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ”, do đó khi muốn mua một sản phẩm trên sàn TMĐT, NTD cần tìm hiểu kĩ thông tin
về sản phẩm càng chi tiết càng tốt, như nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, kích
cỡ, chất liệu, giá cả,…, so sánh tỉ lệ giữa đánh giá tích cực và tiêu cực để lựa chọn ra sản phẩm ưng ý; Cẩn trọng trước khi thanh toán hàng hoá trực tuyến, khi thanh toán NTD cần chú trọng bảo mật thông tin cá nhân một cách an toàn nhất có thể, chỉ nên thanh toán trên các sàn TMĐT uy tín, có chứng chỉ bảo mật, không cung cấp bất kỳ thông tin khi tham gia vào những giao dịch không đủ uy tín; Tuyệt đối không click chuột vào những đường link, quảng cáo lạ; Khi tiến hành mua hàng hay đăng ký tài khoản trên sàn cần đọc kỹ điều khoản, chính sách của sàn; Kiểm tra hàng hoá trước khi thanh toán để biết chất lượng, tránh rủi ro về chất lượng cũng như lừa đảo
4.2 Về phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử
Là doanh nghiệp trung gian cung cấp và quản lý dịch vụ “chợ thương mại” để người NTD và người bán thực hiện giao dịch mua bán, chủ thể cung cấp sàn phải thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, chẳng hạn như ký website cung cấp dịch vụ sàn, xây dựng và thông báo chính sách, quy chế hoạt động; xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của người bán, NTD, kiểm soát lưu trữ, cập nhật thông tin đầy đủ liên tục, áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi quyền hạn của mình để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh Bên cạnh 11