1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CẨM CHƯỚNG (DIANTHUS BARBATUS MIXED ) TRỒNG Ở TAM KỲ - QUẢNG NAM

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nông - Lâm - Ngư - Kinh tế TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA - SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CẨM CHƯỚNG (Dianthus barbatus mixed ) TRỒNG Ở TAM KỲ - QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THỊ LỢI MSSV: 2113012711 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH-KTNN KHÓA: 2013-2017 Cán bộ hướng dẫn ThS. NGUYỄN HOÀNG LAN ANH MSCB: ................ Quảng Nam, tháng 04 năm 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hoa là một loại sản phẩm vừa có giá trị hàng hóa vừa có giá trị tinh thần. Chơi hoa và tặng hoa là nét đẹp truyền thống văn hóa, thú vui tao nhã của người dân. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu hoa tươi cho cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao cả về chất lượng và số lượng. Ở nước ta nghề trồng hoa có từ lâu đời. Trước kia hoa trồng mang tính tự cấp. Nhưng những năm gần đây nghề trồng hoa đã trở thành nghề sản xuất hàng hóa có giá trị cao, mang lại nguồn thu lớn cho nhiều nông hộ. Nhiều vùng hoa chuyên canh, tập trung đã được hình thành trên cả nước và sản xuất các loại hoa có sức mua cao như: hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn,… Trong đó, hoa cẩm chướng là loài hoa rất được ưa chuộng trên thế giới cũng như ở nước ta bởi vẻ đẹp và ý nghĩa của nó. Hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed) dễ trồng, hoa bền, màu sắc phong phú có thể trồng nhiều vụ trong năm rất thuận tiện cho đầu tư khoa học công nghệ và sản xuất với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng2 Nước ta có khí hậu và đất đai thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển. Tuy nhiên, do đầu tư kỹ thuật chưa đúng mức nên năng suất, chất lượng hoa còn thấp, chưa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và cạnh tranh với các khu vực sản xuất khác. Hiện nay, việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất hoa đã và đang được nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất. Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì auxin là một trong những nhóm chất có nhiều tác dụng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Auxin ảnh hưởng tới tăng sinh và sự phát triển chiều dài của tế bào. Điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn, phòng ngừa rụng hoa, quả, lá. Kích thích thượng tầng (tầng phát sinh gỗ) phân chia, kích thích sự tổng hợp các cấu tử cấu trúc nên tế bào như các chất cellulose, pectin, hemicellulose,... Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng auxin ảnh hưởng mạnh đến hô hấp và quá trình photphoryl hóa trong tế bào12…Với mong muốn góp phần hơn nữa trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong nghề trồng hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed) , tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Auxin đến sự sinh trưởng và phát 2 triển của cây hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed) trồng ở Tam kỳ - Quảng Nam” 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá ảnh hưởng của auxin đến một số chỉ tiêu sinh lí và sinh hóa của cây. - Đánh giá ảnh hưởng của auxin đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa cẩm chướng. - Xác định được nồng độ Auxin thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây hoa cẩm chướng nhằm kích thích sinh trưởng sinh dưỡng, nâng cao năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cây hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed) - Phạm vi nghiên cứu: Cây hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed) trồng chậu tại vườn thực nghiệm sinh học trường Đại học Quảng Nam. - Thời gian nghiên cứu: Từ 01102016 – 01042017 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp bố trí thí nghiệm - Phương pháp xác định các chỉ tiêu - Phương pháp xử lí Auxin - Phương pháp xử lý số liệu Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của thành phố Tam kỳ 1.1.1. Vị trí địa lí Tam kỳ là thành phố trung tâm tỉnh lị và nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam. Tọa độ địa lí: 15º34’30’’ vĩ độ Bắc, 108º28’30’’ kinh độ Đông. Phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Phú Ninh, phía Đông giáp biển Đông. Tam kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam, là địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và phong trào cách mạng. Hiện nay thành phố Tam kỳ có 13 đơn vị xã, phường (9 phường, 4 xã đó là: Phường Tân Thạnh, Hòa Thuận, An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Trường Xuân và các xã Tam Ngọc, Tam Thăng, Tam Thanh) với diện tích tự nhiên là 9.263,56 ha; dân số 109.888 người (tính đến cuối năm 2011)18 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 1.1.2.1. Địa hình Thành phố có địa hình nhìn chung nghiêng theo hướng Tây Nam và Đông Bắc. Khu vực đô thị của thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng ở phía Bắc, phía Đông, phía Nam và có nhiều đồ núi ở phía Tây. Độ dốc trung bình của nội thị từ 2 đến 4. Cao độ trung bình của các khu vực ven sông và khu vực trung tâm thay đổi từ +2,0m đến +4,0m. Điạ hình khu vực phía Tây của thành phố có cao độ > +6,0m và những quả đồi nằm tách biệt có đỉnh ở độ cao đến tới 40m. Thành phố Tam Kỳ có địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thêm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Đất đai có dạng đồi thấp, đồng bằng được tạo thành do bồi tích của sông, biển và quá trình rửa trôi. Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông. Hình chung địa hình từng khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang18 1.1.2.2. Khí hậu 4 Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm: 26ºC, nhiệt dộ trung bình cao nhất: 28-29,7ºC, nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21-22ºC, biên độ nhiệt trung bình tháng: 7ºC, độ ẩm trung bình năm: 86, mùa mưa (tháng 10 đến tháng 12), độ ẩm trung bình tháng 82. Mùa khô (tháng 2 đến tháng 8), độ ẩm trung bình 75-81, lượng mưa chỉ chiếm 25-30 lượng mưa cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này chi đạt 25mm, tháng 3 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm 12mm. Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 10 đến tháng 12, lượng mưa chiếm 70-75 lượng mưa cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này đạt 400mm, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất 434mm. Lượng mưa trung bình năm: 2.010mm, lượng mưa lớn nhất trung bình năm: 3.307mm, lượng mưa nhỏ nhất trung bình năm: 1.111mm18 1.2. Giới thiệu về cây hoa cẩm chướng 1.2.1. Nguồn gốc và phân loại của cây hoa cẩm chướng 1.2.1.1. Nguồn gốc Cẩm chướng là một loài hoa có nhiều màu sắc đẹp, hoa có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và chuyển vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20. Thế kỷ III hoa cẩm chướng xuất hiện nhiều ở Châu Âu và sau đó phát triển rộng ra các nước Châu Á và châu Mỹ. Cây được trồng đầu tiên ở miền Bắc châu Âu vào thế kỷ XVI, rồi sau đó được trồng rộng rãi đến miền Bắc nước Mỹ và nhiều nơi khác. Phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam châu Âu từ phía Đông Pyrenees đến Carpathians và Balkans, với các giống cây đa dạng ở phía Đông Bắc Trung Quốc, Hàn Quốc và ở hầu hết phía Đông Bắc của nước Nga (Gender, 1994).8 Những năm gần đây, cẩm chướng được trồng rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước. Tất cả giống hoa Cẩm chướng có mặt tại Việt Nam đều nhập từ Hà Lan, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc…(Nguyễn Xuân Linh, 1998). 5 Hoa thường được trồng trong các chậu cảnh đẹp và thường được trồng nhiều ở các công viên, cẩm chướng thích hợp ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.19 1.2.1.2. Phân loại thực vật Tên khoa học : Dianthus barbatus mixed. Bộ (ordo): Caryophyllales Họ (familia) : Caryophyllaceae Chi (genus) : Dianthus Loài (species) : D. barbatus10 1.2.2. Đặc điểm sinh học của cây hoa cẩm chướng Hoa cẩm chướng thuộc họ Caryophyllaceae, đặc điểm là cây có dạng thân thảo, nhỏ, mảnh mai, có màu xanh nhạt, có các đốt ngắn mang lá kép, bé, thân gẫy khúc nhiều, trên mặt lá có ít phấn trắng, hoa nhiều màu sắc. Thân phân nhánh nhiều, có đốt dễ gãy giòn, lá cẩm chướng mọc đối diện với nhau từ các đốt thân. Phiến lá hình lưỡi mác, nhỏ dày, dài, không có răng cưa. Mặt lá thường nhẵn không có độ bóng. Cây hoa cẩm chướng có bộ rễ chùm phát triển mạnh. Rễ chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt có chiều dài từ 15- 20cm, khi vun gốc cây Cẩm chướng sẽ ra rễ phụ ở các đốt.16 Cây cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp, có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, đất thoát khí, giữ ẩm tốt , đạt yêu cầu sau cơn mưa nước rút nhanh, trời nắng hạn đất không chóng khô. Độ chua đất thích hợp 6 – 7, mùa hè thích hợp những nơi dãi nắng, mát, độ ẩm 60 – 70, mùa hè yêu cầu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp 10- 25°C. Hoa có hai dạng là hoa đơn và hoa kép (hoa chùm), hoa đơn mọc riêng lẻ thành từng bông, hoa cẩm chướng đẹp tự nhiên và có mùi thơm thoang thoảng. Quả nang mở, quả hình trụ có một đầu nhọn, trong quả có 5 ngăn hạt, mỗi quả có 300-600 hạt. Hạt nhỏ và nằm bên trong quả có màu đen, hình dẹt và hơi cong, phôi thành vòng bao lấy phôi nhũ.715 Hình 1.1. Cây cẩm chướng chùm trồng chậu (Dianthus barbatus mix) 6 1.3. Giá trị của cây hoa Cẩm chướng Hoa Cẩm chướng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao, có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và có những đóng góp to lớn đối với đời sống xã hội. Cẩm chướng là loại hoa đang được ưa chuộng ở Việt Nam và là cây hoa có hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây thị trường cẩm chướng có sức tiêu thụ lớn bởi sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, hoa đẹp và rất lâu tàn. Hoa cẩm chướng trồng chậu có nhiều ưu điểm là sản lượng cao, cành hoa nhỏ gọn, hoa có nhiều màu sắc, bắt mắt, dễ vận chuyển. Hoa có thể trồng trong chậu làm hoa cảnh hoặc làm hoa cắt cành tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Đặc biệt hoa Cẩm chướng là loại cây trồng có năng suất cao và giá trị xuất khẩu lớn do vậy cây Cẩm chướng nằm trong cơ cấu chuyển dịch cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xoa đói giảm nghèo.20 Ở Châu Á, hoa Cẩm chướng được trồng nhiều ở Trung Quốc, Malaysia. Srilanka…Ở Trung Quốc: Theo Yang Xiaohan, Liugangshu và Zhu Lu (1999) thì ở Trung Quốc hoa Cẩm chướng cùng hoa Hồng là hai loại hoa phổ biến nhất. Cẩm chướng chiếm khoảng 25 tổng sản lượng hoa trên thị trường tại Bắc Kinh, Côn Minh và Thượng Hải. Hầu hết các giống hoa của Trung Quốc được nhập từ Irael, Hà Lan và Đức. Ở Việt Nam, hoa Cẩm chướng được trồng rỗng rãi ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây vào mùa hè, hoa Cẩm chướng chủ yếu phải nhập từ Côn Minh (Trung Quốc) và Hà Lan nhưng vài năm trở lại đây cẩm chướng được trồng từ Đà Lạt, Lào Cai đang chiếm lĩnh thị trường trong nước.819 1.4. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cẩm chướng 1.4.1. Giống và thời vụ - Giống: Hoa cẩm chướng chùm (Dianthus barbatus mixed) - Thời vụ: Cẩm chướng có thể trồng vào mùa hè, nhưng hoa xấu, thời vụ thích hợp chủ yếu là đông xuân, muốn trồng để cho hoa ngày tết thì thường gieo hạt vào khoảng tháng 8, 9 như các giống hoa khác21 1.4.2. Gieo hạt 7 - Trộn đất, phân chuồng hoai, trấu hun theo tỉ lệ 1:1:1 - Đổ đất vào khay ươm có nhiều lỗ - Bỏ 2-3 hạt vào mỗi lỗ lấp đất nhẹ và tưới giữ ẩm - Sau khi gieo 4-5 ngày, hạt nảy mầm, Hoa cẩm chướng có bộ rễ dễ bị tổn thương nguyên nhân là do tưới nhiều nước và đất không thoát nước nên tùy theo điều kiện thời tiết mà tưới nhẹ đủ ẩm 1 hoặc 2 lầnngày.313 1.4.3. Cấy cây - Cây con ở tại vườn ươm khoảng 25-27 ngày rồi mới được chọn để cấy vào chậu - Chọn những cây giông đạt tiêu chuẩn, đồng đều có bộ rễ tốt dài từ 2-3 cm - Số lá đạt 4-5 lá - Cấy cây cách cây 5-10cm, trồng lấp đất vừa ngang với cổ rễ. - Sau khi trồng phải tưới nước cho cây, thường xuyên kiểm tra để trồng dặm kịp thời - Nên tưới phân chuồng loãng; lượng N:P:K = 1:1:1, tưới thường xuyên 20 ngày lần.313 1.4.4. Chăm sóc cây hoa cẩm chướng - Tùy vào điều kiện thời tiết mà tưới 1-2 lần trên ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Rễ hoa cẩm chướng dễ bị tổn thương nên cần tưới lượng nước vừa phải, tránh bị úng gốc - Khi cây cao 5-7 cm, nếu cảm thấy cây mọc dày thì tỉa thưa để các cây trưởng thành sau có không gian phát triển - Sau khoảng 25-27 ngày cây non đã cứng cáp thì có thể tách ra trồng vào chậu. - Cây phát triển được 4 tuần thì tiến hành tỉa ngọn lần 1 (bẻ ngọn giúp cho các mầm hai bên phát triển và cho ra cành đồng đều) chỉ giữ lại 5-6 cặp lá. Tưới đẫm nước trước khi bẻ ngọn (ngọn giòn dễ bẻ, không làm thân cây bầm dập), sau bẻ ngọn 2 ngày thì tưới nước lại để vết thương khô mặt, hạn chế nhiễm nấm khuẩn. - Bẻ ngọn lần 2 khi cây được 8-9 tuần đối với ngọn lớn nhất, chỉ để lại 2 cặp lá. Số ngọn còn giữ lại là 4-5 ngọn. 8 - Cần tỉa bỏ các nụ chính (chồi cuối cùng ở giữa), để lại những nụ phụ. Việc tỉa chồi và sửa cây vào ô lưới phải được thực hiện thường xuyên sẽ giúp cho cây có nhiều bông hơn và đều đẹp hơn. - Phun Auxin vào 3 đợt để kích thích cây mau sinh rễ, có bộ rễ khỏe mạnh, thân nhánh to khỏe và hoa nở đồng loạt.1115 1.4.5. Phòng trừ sâu bệnh hại cẩm chướng 1.4.5.1. Sâu xanh (Helicoverpa armigera) Sâu xanh thường phá lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu tuổi 1 ăn phần thịt lá chừa lại biểu bì. Từ tuổi 2 trở đi đục vào nụ, ăn rỗng nụ và hoa, di chuyển từ nụ này sang nụ khác. Khi đẫy sức chui xuống đất làm kén hoá nhộng. Biện pháp phòng trừ: - Ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu xanh phá hại như lá, cành, nụ hoa. - Biện pháp hóa học: do chưa có thuốc đăng ký phòng trừ sâu xanh hại hoa cẩm chướng, vì vậy có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Abamectin Emamectin benzoate, Azadirachtin521 1.4.5.2. Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) Bệnh lở cổ rễ gây hại chủ yếu ở phần thân sát mặt đất và cổ rễ. Cây bị hại thường héo rũ và chết. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào giai đọan sau khi trồng đến 30 ngày. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Biện pháp phòng trừ: - Chú ý công tác vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất trước khi gieo trồng. - Thu gom, tiêu hủy cây bị thối. - Biện pháp hóa học: Do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ, vì vậy có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Carbendazim, Chitosan, Copper citrate, Cytokinin, Dẫn xuất Salicylic Acid, Fosetyl-aluminium, Hexaconazole5 1.4.5.3. Bệnh thối ướt rễ, thối, nứt thân 9 Triệu chứng: thân bị ướt, thối ở bên ngoài chuyển sang màu nâu, sau đó là thối rễ, các tán lá bị chết. Nguyên nhân gây bệnh: do vi khuẩn Pseudomonas caryphyllinus gây ra Biện pháp phòng trừ: sử dụng Topsin M, Streptomycin, Tetracylin521 1.5. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed) 1.5.1. Nhiệt độ Cây cẩm chướng có nguồn gốc ôn đới nên ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỉ lệ nảy mầm, hoạt động quang hợp, hô hấp, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất của cây... Nhiệt độ ban ngày thích hợp đối với hoa Cẩm chướng là từ 17-25°C. Nhiệt độ thích hợp từ 19-21°C. Nếu có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm cao thì cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên giới hạn của sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm là 10°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.Nhiệt độ không khí cao thúc đẩy quang hợp làm cho hoa nở nhanh… nhưng nếu nhiệt độ cao quá 40°C thì lại ức chế sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiệt độ không khí thấp làm cho cây khó hấp thụ chất dinh dưỡng, cây chậm lớn, cành nhánh phát triển kém, hoa khó nở. Nhiệt độ trong đất cao giúp bộ rễ cây phát triển mạnh, tăng khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng trong đất.6 1.5.2. Độ ẩm Độ ẩm tương đối của không khí và đất có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây Cẩm chướng. Độ ẩm ổn định sẽ tạo điều kiện cho cây hút dinh dưỡng và muối khoáng thuận lợi, cây sinh trưởng tốt, năng suất và phẩm chất hoa cao. Nếu độ ẩm không khí thấp làm cây mất nước nhanh, ngược lại, độ ẩm không khí quá cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như (nấm…) phát triển. Độ ẩm thích hợp từ 60- 70 (ngày, đêm). Độ ẩm tối thích hợp là 70 (ngày, đêm).6 10 1.5.3. Ánh sáng Ánh sáng là yếu tố rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cẩm chướng. Ánh sáng đem lại năng lượng cho phản ứng quang tồng hợp tạo ra vật chất hữu cơ. Đối với cẩm chướng, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng (trong ngày) ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và ra hoa. Trong qua trình phát triển của các cơ quan sinh sản nếu cường độ ánh sáng cao sẽ làm cây ra hoa sớm và ngược lại nếu cường độ ảnh sáng yếu thì quá trình ra nụ và nở hoa muộn. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra hoa cẩm chướng6 1.5.4. Đất Cây cẩm chướng có thể trồng thành công trên bất cứ loại đất nào nếu đảm bảo được yếu tố thoát nước thông thoáng. Nhìn chung cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ có độ thoáng cao, khả năng thoát nước tốt để đảm bảo cho sự hô hấp của bộ rễ. Độ mùn trong đất cao giúp cho cẩm chướng phát triển tốt. Cây cẩm chướng thích hợp với đất có độ pH từ 5,5 – 6,5. Đất quá chua (pH thấp) hoặc quá kiềm (pH cao) đều làm rễ khó phát triển, một số dinh dưỡng trong đất chuyển qua dạng khó tiêu làm cho cây không hấp thụ được611 1.6. Nhóm chất điều hòa sinh trưởng 1.6.1. Giới thiệu chung về chất điều hòa sinh trưởng Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hoocmon sinh trưởng) là những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình phát triển của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển như nảy mầm, lớn lên, ra hoa. Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây tiến hành các giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp. Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một nhóm chất nhất định. Ở các giai đoạn trước khi ra hoa có nhóm chất kích thích sinh trưởng. Tới mức độ nhất định cây chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa, kết quả có nhóm chất ức chế sinh trưởng hình thành.49 1.6.2. Khái quát về chất điều hòa sinh trưởng auxin 1.6.2.1. Lịch sử phát hiện 11 Năm 1880, Darwwin đã phát hiện rằng bao lá mầm của cây họ lúa rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu chiếu sáng một phía thì gây ra quang hướng động, nhưng nếu che tối hoặc bỏ đỉnh sinh trưởng thì hiện tượng trên không xảy ra. Ông cho rằng: đỉnh ngọn bao lá mầm là nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng, đã sinh ra một chất nào đấy liên quan đến hiện tượng trên. Sau đó Paal (1919) và Went (1928) đã chứng minh được sự tồn tại của chất này. Năm 1926 Frits Went (người Hà Lan), làm thí nghiệm cắt ngọn của dịp tiêu và đặt ngọn này lên một khối agar trong chừng một giờ và được chiếu sáng. Sau đó đặt khối agar không có dịp tiêu này lên phần diệp tiêu còn lại. Phần diệp tiêu này tiếp tục tăng trưởng mọc cong về phía chiếu sáng và nếu đặt khối agar lệch trục diệp tiêu thì diệp tiêu cũng mọc cong ngay cả trong tối. Khi agar kiểm chứng không gây một hiệu quả nào. Rõ ràng rằng có một chất kích thích sinh trưởng đã khuếch tán từ phần ngọn diệp tiêu vào khối agar và khi đặt khối agar này lên phần diệp tiêu còn lại thì chất này được di chuyển xuống và kích thích sự tăng dài. Went gọi chất này là auxin.14 1.6.2.2. Công thức hóa học Auxin có thể được chia thành 6 nhóm: - Những dẫn xuất indole: Indole-3-acetic (IAA) và Indole-3-butyric acid (IBA). - Những benzoic acid: 2,3,6-trichlorobenzoic acid và 2-methoxy-3-6- dichlorobenzoic acid (Dicamba). - Những chlorophenoxyacetic acid: 2,3,5-trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T) và 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D). - Picolinic acid: 4-amino-3,5,6- trichloropiconic acid ( Tordon hay Pichloram). - Những naphthalene acid: α và β-naphthaleneacetic acid (α và β-NAA). - Những napthoxyacetic acid: α và β-naphthoxyacetic acid (α và β- NOA).14 12 Axit β-Indolyaxetic(AIA) Axit β-Indolybutyric(AIB) Axit 2,4 dicloro-phenoxiaxetic(2,4D) Axit 2,4,5 tricloro-phenoxiaxetic(2,4,5T) Axit α-naphtylaxetic(αANA) 13 Axit 2-metyl 4-clorophenoxiaxetic(2M4CMCPA) Hình 1.2. Công thức hóa học của các auxin 1.6.2.3. Sinh tổng hợp auxin Sau khi phát hiện ra IAA, nhiều hợp chất gốc indole cũng đã được phát hiện. Tuy nhiên hoạt tính của những chất này được xem như là sự chuyển hóa của nó thành IAA. Nói chung người ta chấp nhận rằng IAA được tổng hợp từ tryptophan, một amino acid, trong hạt phấn và những mô sinh trưởng hoạt động như mô phân sinh chồi, khối sơ khởi của lá, lá non đang lớn, hột đang phát triển và trái qua con đường khử amin, khử carboxy và oxy hóa. Hình 1.3. Sơ đồ sinh tổng hợp auxin Có một hệ thống các enzyme tham gia vào quá trình sinh tổng hợp auxin như các enzyme tryptophan decarboxylase, tryptophan transaminase, amine oxidase, indole pyruvate decarboxylase, myrosinase, indole ethanol oxidase, indole acetaldehyde dyhydrogenase và nitralase. Trong quá trình tổng hợp auxin đều có sự tham gia của kẽm. Trung tâm tổng hợp của các auxin là ở các mô phân sinh, lá non, mầm hoa, hột đang phát triển, một lượng rất ít auxin được di chuyển đến các cơ quan. Sự vận chuyển này theo nhu mô, tượng tầng và có tính cách phân cực với vận tốc 5 - 15 mm h. Rất ít thấy auxin vận chuyển theo chiều từ dưới lên và theo chiều ngang.1416 1.6.3. Vai trò và tác dụng của Auxin đối với cây trồng 14 Ứng dụng cơ bản của chất điều hòa sinh trưởng thực vật nói chung và NAA nói riêng không chỉ giới hạn trong việc điểu chỉnh ra hoa mà còn có thể tác động hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ yêu cầu của con người. Những kết quả nguyên cứu và các mô hình thực nghiệm ứng dụng auxin trên cây trồng đã cho hiệu quả rất rõ rệt. Những ứng dụng đó là: Kích thích kéo dài tế bào Auxin kích thích mạnh sự kéo dài tế bào ở ngọn chồi. Sự kéo dài tế bào là một quá trình phức tạp, kết hợp nhiều hiện tượng: hấp thu nước; dãn dài vách với sức trương; đặt các hợp chất mới của vách giữa các mạng vi sợi cellulos; sinh tổng hợp protein và các chất khác. Vai trò của auxin là gây nên sự giảm pH của thành tế bào bằng cách hoạt hóa bơm proton ( H+ ) nằm trên màng ngoại chất. Khi có mặt của auxin thì bơm proton hoạt động và bơm H+ vào thành tế bào làm giảm pH và hoạt hóa enzyme xúc tác cắt đứt các cầu nối ngang của các polysaccarit. Enzyme tham gia vào quá trình này là pectinmetylesterase khi hoạt động sẽ metyl hóa các nhóm cacboxyl và ngăn chặn cầu nối ion giữa nhóm cacboxyl với canxi để tạo nên pectat canxi, do đó mà các sợi cenlulose tách rời nhau.17 Kích thích phân chia tế bào Kích thích sự phân chia tế bào tượng tầng: Auxin kích thích rất mạnh sự phân chia tế bào tượng tầng (tầng phát sinh libe - mộc), nhưng hầu như không tác động trên mô phân sinh sơ cấp. Như vậy, auxin tác động trên sự tăng trưởng theo đường kính. Ở nồng độ cao, auxin kích thích sự tạo mô sẹo từ các tế bào sống nhờ vào chất “histogene” (là chất tạo ra nhiều tế bào giống nhau hoàn toàn). Đây là đặc tính tốt được áp dụng trong nuôi cấy tế bào. Phân hoá mô dẫn: Auxin kích thích phân chia của tượng tầng, đồng thời giúp sự phân hoá của các mô dẫn (libe và mạch mộc). Auxin có khả năng cảm ứng trực tiếp sự phân hoá tế bào nhu mô thành các tổ chức mô dẫn.1217 Kích thích phát triển chồi 15 Auxin (phối hợp với cytokinin) giúp sự tăng trưởng chồi non và khởi phát sự tạo mô phân sinh ngọn chồi từ nhu mô. Tuy nhiên, ở nổng độ cao, auxin cản sự phát triển của phát thể chồi vừa thành lập hay chồi nách: các chồi bây giờ vào trạng thái tiềm sinh. Auxin gây hiện tượng ưu thế ngọn Hiện tượng ưu thế ngọn là một hiện tượng phổ biến ở trong cây. Khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của chồi bên và rễ bên. Ðây là một sự ức chế tương quan vì khi loại trừ ưu thế ngọn bằng cách cắt chồi ngọn và rễ chính thì cành bên và rễ bên được giải phóng khỏi ức chế và lập tức sinh trưởng. Hiện tượng này được giải thích rằng auxin được tổng hợp chủ yếu ở ngọn chính và vận chuyển xuống dưới làm cho các chồi bên tích luỹ nhiều auxin nên ức chế sinh trưởng. Khi cắt ngọn chính, lượng auxin tích luỹ trong chồi bên giảm sẽ kích thích chồi bên sinh trưởng.17 Kích thích phát triển rễ, hình thành rễ thân, rễ nhánh, rễ lá Auxin ở nồng độ cao kích thích sự tạo sơ khởi rễ (phát thể non của rễ), nhưng cản sự tăng trưởng của các sơ khởi này. Đặc tính này được ứng dụng phổ biến trong giâm cành. Sự hình thành rễ phụ trong giâm cành có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu là phản phân hoá tế bào trước tầng phát sinh, tiếp theo là xuất hiện mầm rễ và cuối cùng mầm rễ sinh trưởng thành rễ phụ chọc thủng vỏ và ra ngoài. Giai đoạn đầu cần hàm lượng auxin cao, giai đoạn rễ sinh trưởng cần ít auxin và có khi không cần có auxin. Có thể sử dụng NAA để thúc đẩy sự mọc rễ của hạt giống, ươm giống sinh rễ. Đối với cây trồng việc phun xử lý NAA giai đoạn cây còn nhỏ giúp cây hình thành bộ rễ khỏe mạnh, đồng thời việc phun NAA phòng tránh hiện tượng thối rễ của cây trồng vào mùa mưa hay đất bị ngập úng… nhưng chú ý nếu nồng độ quá lớn thì có thể khống chế quá trình sinh rễ của cây.17 Kích thích sinh trưởng của cây, tăng chiều cao, thân nhánh to khỏe, tăng sinh khối và tăng năng suất cây trồng Trong sản xuất nông nghiệp mục đích cuối cùng là nâng cao sản lượng cơ quan thu hoạch. Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ thấp 16 sẽ có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, tăng lượng chất khô dự trữ, nên làm tăng thu hoạch NAA có thể sử dụng làm chất phình to, qua thí nghiệm chứng minh ở ruộng các loại cây như đào, nho, dưa hấu, dưa chuột, cad chua, ớt, cà tím… có thể nâng cao sản lượng và cải thiện chất lượng sản phẩm.17 Ngăn ngừa rụng nụ, hoa và quả Auxin có tác dụng kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả của cây, vì nó ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả vốn được cảm ứng bởi các chất ức chế sinh trưởng. Phun auxin ngoại sinh có thể giảm sự rụng lá, tăng sự đậu quả và hạn chế rụng nụ, quả non làm tăng năng suất. Cây tổng hợp đủ lượng auxin sẽ ức chế sự rụng hoa, quả, lá. Nồng độ xử lý thích hợp phù thuộc vào từng loại chất và loại cây trồng. Để ngăn chặn giai đoạn rụng quả non người ta phun lên hoa hoặc quả non của lê α-NAA với nồng độ 10 ppm. Đối với táo sử lý α-NAA nồng độ 20 ppm vào lúc quả có biểu hiện bắt đầu rụng thì kéo dài thời gian tồn tại của quả trên cây thêm một số ngày nữa.17 1.7. Tình hình sử dụng của auxin ở Việt Nam và trên thế giới 1.7.1. Tình hình sử dụng trên thế giới Chất kích thích sinh trưởng đã được tổng hợp từ năm 1931. Trong suốt hơn 70 năm kể từ khi ra đời, chúng được nông dân sử dụng rộng rãi. Auxin được sử dụng rộng rãi: NAA (axit naphtylaxetic) được dùng như hoocmon ra rễ và nảy mầm. Auxin được dùng để tổng hợp các loại thuốc diệt cỏ rất hữu hiệu. Chẳng hạn như đối với thực vật nhiều nhóm auxin được sử dụng nhằm thúc đẩy trái cây chín mà không cần quá trình thụ phấn hoặc khiến các cành giâm ra rễ. 2,4,5- Trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T) được sử dụng trong những hỗn hợp pha trộn với các loại thuốc diệt cỏ khác, có vai trò như 1 chất tăng cường tác dụng, và thay đổi sự phát triển của quả. Nó đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. chỉ tính riêng tại Mỹ, 2,4-D là chất diệt cỏ thông dụng đứng hàng thứ ba.14 1.7.2. Tình hình sử dụng ở Việt Nam 17 Các chất kích thích sinh trưởng thực vật được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất. Tuy nhiên do chạy theo lợi nhuận mà dẫn đến tình trạng lạm dụng quá mức các chất kích thích sinh trưởng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Tình trạng sử dụng thuốc nhập lậu từ Trung Quốc và thuốc không có nguồn gốc, không nằm trong danh mục cho phép của bộ y tế còn phổ biến. Không sử dụng theo đúng hướng dẫn và theo khuyến cáo. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra mức độ an toàn thực phẩm ở các nơi sản xuất rau. Cũng như tiến hành điều tra về dư lượng thuốc kích thích trên các nông sản, Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc. Và có biện pháp xử lí thích đáng. Chúng ta đang phát triển các vùng trồng rau sạch, oan toàn, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thuốc trên thị trường, giảm tối đa việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc và hướng dẫn cho nông dân phương pháp sử dụng hiệu quả nhất và oan toàn nhất.14 1.8. Tình hình nghiên cứu về cây hoa cẩm chướng. 1.8.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng Cẩm chướng: Năm 1987 Vande Heuvel đã nghiên cứu công nghệ trồng Cẩm chướng ở Hà Lan cho thấy các loại đất trồng, phương pháp tưới nước, bón phân có thể làm giảm bệnh do nấm Fusarium, tưới nước nhỏ giọt có thể tiết kiệm nước, sử dụng plastic trắng che có thể tận dụng được ánh sáng sẵn có của tự nhiên và giảm sự bay hơi nước trong mùa đông. - Nghiên cứu về ảnh hưởng của pH đất: Theo nghiên cứu của Voogt (1991) thì pH của đất trồng ảnh hưởng rất nhỏ đến cây Cẩm chướng nguyên nhân là do trong đất có nhiều nguyên tố trung tính và sự có mặt của Calcium carbonate. - Ảnh hưởng của ánh sáng: Awaersen và Aabrandi (1989) trồng cây Cẩm chướng lai Fancy trong điều kiện nhân tạo ở các cường độ ánh sáng 10-60 Wm². - Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ: Abau Dahab (1967) đã nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ và kết luận biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ảnh hưởng lớn đến số đốt của giống Williamsim cụ thể là: nhiệt độ đêm thấp, ngày cao có lợi cho sự 18 kéo dài của cuống hoa. Còn theo Hanan (1959) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cành và lá ban ngày là 18-24ºC, ban đêm từ 12-18ºC. 14 1.8.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tình hình nghiên cứu hoa Cẩm chướng ở nước ta còn ít và chưa có kết quả cao. Nguyên nhân chủ yếu là do hoa Cẩm chướng là loại hoa còn khá mới mẻ và chưa được sản xuất phổ biến ở nước ta đồng thời yêu cầu về điều kiện thời tiết khắt khe (Chỉ thích hợp trồng ở vùng lạnh hoặc vùng có khí hậu mát mẻ). Tuy vậy trong những năm gần đây nước ta cũng có một số nghiên cứu về cây hoa Cẩm chướng như sau: Công tác chọn, tạo giống: Lê Đức Thảo (2003) nghiên cứu, tuyển chọn một số giống Cẩm chướng và phương pháp nhân giống bằng giâm cành trên các loại giá thể khác nhau. Đã tìm ra giống Cẩm chướng TD11 (hoa đơn, màu trắng, có nguồn gốc từ Hà Lan) và TD15 (hoa đơn. Màu xanh, có nguồn gốc từ Hà Lan) là hai giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất chất lượng cao. Giá thể trấu hun là thích hợp nhất trong bốn loại giá thể (giá thể trấu hun, giá thể trấu hun + cát + bọt xốp với tỉ lệ 1:1:1, dùng rễ bèo tây + cát để nhân giống Cẩm chướng bằng giâm cành. Nuôi cấy mô: Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa Cẩm chướng SP1 (Dianthus Caryophyllus Topar) bằng phương pháp nuối cấy mô tế bào thực hiện nhân nhanh, đưa giống cây này phát triển ra sản xuất. Ứng dụng công nghệ đột biến invitro trong chọn giống hoa Cẩm chướng và hoa cúc đã thu thập được một số nguồn mẫu giống Cẩm chướng, hoa cúc phục vụ cho công tác chọn giống và nghiên cứu xử lý cẩm chướng, hoa cúc bằng hóa chất và tia phóng xạ. Kỹ thuật trồng Cẩm chướng: Nguyễn Văn Tiến (2003) đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống Cẩm chướng nhập nội và nghiên cứu một số kỹ thuật trồng giống hoa Cẩm chướng nhập nội và nghiên cứu một số kỹ thuật trồng giống hoa Cẩm chướng Dianthus Domingo.14 19 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Naphthylacetic Acid (NAA), Cây hoa cẩm chướng chùm (Dianthus barbatus mixed) Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu: - Thước đo, lưới che: đo đạc và bảo vệ tác nhân bên ngoài. - Cân đo chiều cao, thước dây, giấy A4, kéo… - Cân điện tử ABLEX do hãng Kern Sohn GmbH sản xuất với sai số d = 0,01g. - Thước đo chiều cao Kim Nguyên 50cm HL062. - Tủ sấy UNB 500, của hãng Memmert - Đức. Độ chính xác cài đặt nhiệt độ: 0.5 0 C. Độ chính xác hiển thị nhiệt độ: 0.50 C 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Tìm hiểu các tài liệu trong sách, báo, tạp chí khoa học, các đề tài đã nghiên cứu về ảnh hưởng của auxin đến cây trồng, thông tin trên các website. 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 công thức 3 lần lặp lại. Mỗi ô thí nghiệm có 4 chậu, mỗi công thức là 12 chậu Công thức 1 (CT1) : Nồng độ Auxin (NAA) là 50ppm Công thức 2 (CT2) : Nồng độ Auxin (NAA) là 30ppm Công thức 3 (CT3) : Nồng độ Auxin (NAA) là 10ppm Công thức 4 (CTĐC): Công thức đối chứng không dùng Auxin - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: CT1 CT3 CTĐC CT2 CTĐC CT3 CT3 CT1 CT2 CTĐC CT2 CT1 Phun auxin vào 3 giai đoạn khi cây 25 ngày, khi cây 50 ngày và khi cây 75 ngày sau gieo. Sau khi phun Auxin 10 ngày, thì thu mẫu và xác định các chỉ tiêu. 20 2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu Các chỉ tiêu được xác định vào 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Sau khi phun auxin đợt 1, cây được 35 ngày - Giai đoạn 2: Sau khi phun auxin đợt 2, cây được 60 ngày - Giai đoạn 3: Sau khi phun auxin đợt 3, cây được 85 ngày 2.2.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 2.3.3.1.1. Chiều cao cây (cm) Dùng thước centimet đo từ gốc cho đến mút ngọn trong 3 giai đoạn: Sau khi phun Auxin (NAA) 10 ngày ở đợt 1, 2, 3 2.2.3.1.2. Số cặp lá (cặp lá) Quan sát và đếm tổng số lá trên cây vào các giai đoạn bằng phươ ng pháp thông thường. 2.2.3.1.3. Diện tích lá (dm 2 ) Cắt một miếng giấy có diện tích 1 dm², cân miếng giấy được khối lượng m1. Cùng trên loại giấy đó vẽ hình lá cây thí nghiệm rồi cắt miếng giấy có hình lá cây đó đem cân được khối lượng m2. Từ đó tính được diện tích lá cây là: S= ୫ଶ ୫ଵ (dm²) 2.2.3.1.4. Đường kính tán cây (cm) Dùng thước cm đo ở vị trí các lá cây xòe ra rộng nhất 2.2.3.1.5. Chiều dài rễ Chỉ tiêu chiều dài rễ được xác định ở hai giai đoạn, khi cây được 60 ngày và 85 ngày. Dùng thước đo thông thường để đo chiều dài hệ rễ. 2.2.3.1.7. Thời gian sinh trưởng Tính từ ngày hạt nảy mầm đến ngày ra hoa (50 số cây của công thức đó ra hoa). Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây từ khi nảy mầm đến khi có 5 lá thật, khi cây phân cành và đến lúc ra hoa và thu hoạch. 2.2.3.1.8. Chỉ tiêu số lượng và chất lượng hoa: Số hoacây, đường kính hoa, chiều dài cánh hoa, thời gian nở của hoa 21 2.2.3.2 Chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa 2.2.3.2.1. Cường độ quang hợp Chỉ tiêu cường độ quang hợp được xác định một lần vào giai đoạn 3 khi cây được 85 ngày. Chọn cây thí nghiệm có cấu tạo lá đối xứng qua gân lá. Dùng kéo cắt ½ lá về một phía (vào thời điểm 7 – 8 giờ sáng) rồi ngâm vào trong nước 30 phút, sau đó đặt lá lên bản cao su, khoan lấy một số mảnh lá (cũng có thể không cần cắt rời lá ra, mà chỉ cần khoan các mảnh trên phiến lá, phần còn lại để lá tiếp tục quang hợp). Đếm số mảnh lá đó nhân với diện tích một mảnh được diện tích lá thí nghiệm. Cho các mảnh lá đó vào hộp kim loại hoặc chén sứ đặt vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100 - 105°C sau thời gian 2 giờ lấy ra, để nguội trong bình hút ẩm, rồi cân cả hộp và nguyên liệu, sau đó lại tiếp tục sấy trong 30 phút mang cân lại đến khi nào khối lượng không đổi – đó là khối lượng khô tuyệt đối. Khối lượng của lá khô sễ bằng khối lượng cả hộp và lá trừ đi khối lượng vỏ hộp. Đặt cây mang ½ lá còn lại (hoặc mang lá đã khoan một số miếng mà không cắt đi) ra ngoài sáng 4-6 giờ, cắt nửa lá đó rồi tiến hành như nửa lá trước (hoặc chỉ giữ nguyên lá chỉ khoan lấy mảnh lá), để xác định khối lượng khô tuyệt đối. Cường độ quang hợp ở đây sẽ bằng hiệu số khối lượng khô những mảnh lá sau khi quang hợp trừ đi khối lượng khô những mảnh lá khoan trước trên 1dm 2 trong 1 giờ. Theo công thức sau: I= ௉ଶି௉ଵ ௌ.௧ (mgdm2 h) Trong đó I- cường độ quang hợp, P1 – khối lượng khô tuyệt đối của những mảnh lá trước khi để cây ra ngoài sáng; P2 - khối lượng khô tuyệt đối của những miếng lá của nửa lá còn lại sau khi để cây ra ngoài sáng 4-6 giờ; S – diện tích lá (dm2 ); T – thời gian thí nghiệm (giờ). 2.2.3.2.2. Trọng lượng tươi, trọng lượng khô Chỉ tiêu trọng lượng tươi và trọng lượng khô của cây được xác định hai lần vào giai đ...

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA LÝ – HÓA - SINH

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY

HOA CẨM CHƯỚNG (Dianthus barbatus mixed) TRỒNG Ở

TAM KỲ - QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện:

Trang 2

Phần 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Hoa là một loại sản phẩm vừa có giá trị hàng hóa vừa có giá trị tinh thần Chơi hoa và tặng hoa là nét đẹp truyền thống văn hóa, thú vui tao nhã của người dân Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu hoa tươi cho cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao cả về chất lượng và số lượng Ở nước ta nghề trồng hoa có từ lâu đời Trước kia hoa trồng mang tính tự cấp Nhưng những năm gần đây nghề trồng hoa đã trở thành nghề sản xuất hàng hóa có giá trị cao, mang lại nguồn thu lớn cho nhiều nông hộ Nhiều vùng hoa chuyên canh, tập trung đã được hình thành trên cả nước và sản xuất các loại hoa có sức mua cao như: hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn,… Trong đó, hoa cẩm chướng là loài hoa rất được ưa chuộng trên thế giới cũng như ở nước ta bởi vẻ đẹp và ý nghĩa của nó Hoa cẩm chướng

(Dianthus barbatus mixed) dễ trồng, hoa bền, màu sắc phong phú có thể trồng

nhiều vụ trong năm rất thuận tiện cho đầu tư khoa học công nghệ và sản xuất với

quy mô lớn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng[2]

Nước ta có khí hậu và đất đai thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển Tuy nhiên, do đầu tư kỹ thuật chưa đúng mức nên năng suất, chất lượng hoa còn thấp, chưa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và cạnh tranh với các khu vực sản xuất khác Hiện nay, việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất hoa đã và đang được nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì auxin là một trong những nhóm chất có nhiều tác dụng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng Auxin ảnh hưởng tới tăng sinh và sự phát triển chiều dài của tế bào Điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn, phòng ngừa rụng hoa, quả, lá Kích thích thượng tầng (tầng phát sinh gỗ) phân chia, kích thích sự tổng hợp các cấu tử cấu trúc nên tế bào như các chất cellulose, pectin, hemicellulose, Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng auxin ảnh hưởng mạnh đến hô hấp và quá trình photphoryl hóa trong tế bào[12]…Với mong muốn góp phần hơn nữa trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong

nghề trồng hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed), tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Auxin đến sự sinh trưởng và phát

Trang 3

triển của cây hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed) trồng ở Tam kỳ -

- Xác định được nồng độ Auxin thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây hoa cẩm chướng nhằm kích thích sinh trưởng sinh dưỡng, nâng cao năng suất

và đem lại hiệu quả kinh tế cao

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:

Cây hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed)

- Phạm vi nghiên cứu:

Cây hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed) trồng chậu tại vườn thực

nghiệm sinh học trường Đại học Quảng Nam

- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/10/2016 – 01/04/2017 4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của thành phố Tam kỳ

1.1.1 Vị trí địa lí

Tam kỳ là thành phố trung tâm tỉnh lị và nằm phía Nam của tỉnh Quảng

Nam Tọa độ địa lí: 15º34’30’’ vĩ độ Bắc, 108º28’30’’ kinh độ Đông Phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Phú Ninh, phía Đông giáp biển Đông Tam kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam, là địa phương có bề dày truyền

thống yêu nước và phong trào cách mạng

Hiện nay thành phố Tam kỳ có 13 đơn vị xã, phường (9 phường, 4 xã đó là: Phường Tân Thạnh, Hòa Thuận, An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Trường Xuân và các xã Tam Ngọc, Tam Thăng, Tam Thanh) với diện tích tự nhiên là 9.263,56 ha; dân số 109.888 người (tính đến cuối năm 2011)[18]

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

1.1.2.1 Địa hình

Thành phố có địa hình nhìn chung nghiêng theo hướng Tây Nam và Đông Bắc Khu vực đô thị của thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng ở phía Bắc, phía Đông, phía Nam và có nhiều đồ núi ở phía Tây Độ dốc trung bình của nội thị từ 2% đến 4%/ Cao độ trung bình của các khu vực ven sông và khu vực trung tâm thay đổi từ +2,0m đến +4,0m Điạ hình khu vực phía Tây của thành phố có cao độ > +6,0m và những quả đồi nằm tách biệt có đỉnh ở độ cao đến tới 40m Thành phố Tam Kỳ có địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ Là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thêm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông

Đất đai có dạng đồi thấp, đồng bằng được tạo thành do bồi tích của sông, biển và quá trình rửa trôi Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông Hình chung địa hình từng khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang[18]

1.1.2.2 Khí hậu

Trang 5

Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,

nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô

Nhiệt độ trung bình năm: 26ºC, nhiệt dộ trung bình cao nhất: 28-29,7ºC, nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21-22ºC, biên độ nhiệt trung bình tháng: 7ºC, độ ẩm trung bình năm: 86%, mùa mưa (tháng 10 đến tháng 12), độ ẩm trung bình tháng 82%

Mùa khô (tháng 2 đến tháng 8), độ ẩm trung bình 75-81%, lượng mưa chỉ chiếm 25-30% lượng mưa cả năm Lượng mưa tháng trong thời kỳ này chi đạt 25mm, tháng 3 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm 12mm

Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 10 đến tháng 12, lượng mưa chiếm 70-75% lượng mưa cả năm Lượng mưa tháng trong thời kỳ này đạt 400mm, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất 434mm

Lượng mưa trung bình năm: 2.010mm, lượng mưa lớn nhất trung bình năm: 3.307mm, lượng mưa nhỏ nhất trung bình năm: 1.111mm[18]

1.2 Giới thiệu về cây hoa cẩm chướng

1.2.1 Nguồn gốc và phân loại của cây hoa cẩm chướng

1.2.1.1 Nguồn gốc

Cẩm chướng là một loài hoa có nhiều màu sắc đẹp, hoa có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và chuyển vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20 Thế kỷ III hoa cẩm chướng xuất hiện nhiều ở Châu Âu và sau đó phát triển rộng ra các nước Châu Á và châu Mỹ Cây được trồng đầu tiên ở miền Bắc châu Âu vào thế kỷ XVI, rồi sau đó được trồng rộng rãi đến miền Bắc nước Mỹ và nhiều nơi khác Phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam châu Âu từ phía Đông Pyrenees đến Carpathians và Balkans, với các giống cây đa dạng ở phía Đông Bắc Trung Quốc, Hàn Quốc và ở hầu hết phía Đông Bắc của nước Nga (Gender, 1994).[8]

Những năm gần đây, cẩm chướng được trồng rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước Tất cả giống hoa Cẩm chướng có mặt tại Việt Nam đều nhập từ Hà Lan, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc…(Nguyễn Xuân Linh, 1998)

Trang 6

Hoa thường được trồng trong các chậu cảnh đẹp và thường được trồng nhiều ở các công viên, cẩm chướng thích hợp ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.[19]

1.2.1.2 Phân loại thực vật

Tên khoa học : Dianthus barbatus mixed

Bộ (ordo): Caryophyllales Họ (familia) : Caryophyllaceae Chi (genus) : Dianthus

Loài (species) : D barbatus[10]

1.2.2 Đặc điểm sinh học của cây hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng thuộc họ Caryophyllaceae, đặc điểm là cây có dạng thân

thảo, nhỏ, mảnh mai, có màu xanh nhạt, có các đốt ngắn mang lá kép, bé, thân gẫy khúc nhiều, trên mặt lá có ít phấn trắng, hoa nhiều màu sắc Thân phân nhánh nhiều, có đốt dễ gãy giòn, lá cẩm chướng mọc đối diện với nhau từ các đốt thân Phiến lá hình lưỡi mác, nhỏ dày, dài, không có răng cưa Mặt lá thường nhẵn không có độ bóng Cây hoa cẩm chướng có bộ rễ chùm phát triển mạnh Rễ chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt có chiều dài từ 15- 20cm, khi vun gốc cây Cẩm chướng sẽ ra rễ phụ ở các đốt.[16]

Cây cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp, có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, đất thoát khí, giữ ẩm tốt , đạt yêu cầu sau cơn mưa nước rút nhanh, trời nắng hạn đất không chóng khô Độ chua đất thích hợp 6 – 7, mùa hè thích hợp những nơi dãi nắng, mát, độ ẩm 60 – 70%, mùa hè yêu cầu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp 10-25°C

Hoa có hai dạng là hoa đơn và hoa kép (hoa chùm), hoa đơn mọc riêng lẻ thành từng bông, hoa cẩm chướng đẹp tự nhiên và có mùi thơm thoang thoảng Quả nang mở, quả hình trụ có một đầu nhọn, trong quả có 5 ngăn hạt, mỗi quả có 300-600 hạt Hạt nhỏ và nằm bên trong quả có màu đen, hình dẹt và hơi cong, phôi thành vòng bao lấy phôi nhũ.[7][15]

Hình 1.1 Cây cẩm chướng chùm trồng chậu (Dianthus barbatus mix)

Trang 7

1.3 Giá trị của cây hoa Cẩm chướng

Hoa Cẩm chướng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao, có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và có những đóng góp to lớn đối với đời sống xã hội Cẩm chướng là loại hoa đang được ưa chuộng ở Việt Nam và là cây hoa có hiệu quả kinh tế cao Trong những năm gần đây thị trường cẩm chướng có sức tiêu thụ lớn bởi sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, hoa đẹp và rất lâu tàn

Hoa cẩm chướng trồng chậu có nhiều ưu điểm là sản lượng cao, cành hoa nhỏ gọn, hoa có nhiều màu sắc, bắt mắt, dễ vận chuyển Hoa có thể trồng trong chậu làm hoa cảnh hoặc làm hoa cắt cành tùy theo yêu cầu của người sử dụng Đặc biệt hoa Cẩm chướng là loại cây trồng có năng suất cao và giá trị xuất khẩu lớn do vậy cây Cẩm chướng nằm trong cơ cấu chuyển dịch cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xoa đói giảm nghèo.[20]

Ở Châu Á, hoa Cẩm chướng được trồng nhiều ở Trung Quốc, Malaysia Srilanka…Ở Trung Quốc: Theo Yang Xiaohan, Liugangshu và Zhu Lu (1999) thì ở Trung Quốc hoa Cẩm chướng cùng hoa Hồng là hai loại hoa phổ biến nhất Cẩm chướng chiếm khoảng 25% tổng sản lượng hoa trên thị trường tại Bắc Kinh, Côn Minh và Thượng Hải Hầu hết các giống hoa của Trung Quốc được nhập từ Irael, Hà Lan và Đức

Ở Việt Nam, hoa Cẩm chướng được trồng rỗng rãi ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh Trước đây vào mùa hè, hoa Cẩm chướng chủ yếu phải nhập từ Côn Minh (Trung Quốc) và Hà Lan nhưng vài năm trở lại đây cẩm chướng được trồng từ Đà Lạt, Lào Cai đang chiếm lĩnh thị trường trong nước.[8][19]

1.4 Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cẩm chướng 1.4.1 Giống và thời vụ

- Giống: Hoa cẩm chướng chùm (Dianthus barbatus mixed)

- Thời vụ: Cẩm chướng có thể trồng vào mùa hè, nhưng hoa xấu, thời vụ thích hợp chủ yếu là đông xuân, muốn trồng để cho hoa ngày tết thì thường gieo hạt vào khoảng tháng 8, 9 như các giống hoa khác[21]

1.4.2 Gieo hạt

Trang 8

- Trộn đất, phân chuồng hoai, trấu hun theo tỉ lệ 1:1:1 - Đổ đất vào khay ươm có nhiều lỗ

- Bỏ 2-3 hạt vào mỗi lỗ lấp đất nhẹ và tưới giữ ẩm

- Sau khi gieo 4-5 ngày, hạt nảy mầm, Hoa cẩm chướng có bộ rễ dễ bị tổn thương nguyên nhân là do tưới nhiều nước và đất không thoát nước nên tùy theo điều kiện thời tiết mà tưới nhẹ đủ ẩm 1 hoặc 2 lần/ngày.[3][13]

- Cấy cây cách cây 5-10cm, trồng lấp đất vừa ngang với cổ rễ

- Sau khi trồng phải tưới nước cho cây, thường xuyên kiểm tra để trồng dặm kịp thời

- Nên tưới phân chuồng loãng; lượng N:P:K = 1:1:1, tưới thường xuyên 20 ngày/ lần.[3][13]

1.4.4 Chăm sóc cây hoa cẩm chướng

- Tùy vào điều kiện thời tiết mà tưới 1-2 lần trên ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối Rễ hoa cẩm chướng dễ bị tổn thương nên cần tưới lượng nước vừa phải, tránh bị úng gốc

- Khi cây cao 5-7 cm, nếu cảm thấy cây mọc dày thì tỉa thưa để các cây trưởng thành sau có không gian phát triển

- Sau khoảng 25-27 ngày cây non đã cứng cáp thì có thể tách ra trồng vào chậu - Cây phát triển được 4 tuần thì tiến hành tỉa ngọn lần 1 (bẻ ngọn giúp cho các mầm hai bên phát triển và cho ra cành đồng đều) chỉ giữ lại 5-6 cặp lá Tưới đẫm nước trước khi bẻ ngọn (ngọn giòn dễ bẻ, không làm thân cây bầm dập), sau bẻ ngọn 2 ngày thì tưới nước lại để vết thương khô mặt, hạn chế nhiễm nấm khuẩn

- Bẻ ngọn lần 2 khi cây được 8-9 tuần đối với ngọn lớn nhất, chỉ để lại 2 cặp lá Số ngọn còn giữ lại là 4-5 ngọn

Trang 9

- Cần tỉa bỏ các nụ chính (chồi cuối cùng ở giữa), để lại những nụ phụ Việc tỉa chồi và sửa cây vào ô lưới phải được thực hiện thường xuyên sẽ giúp cho cây có nhiều bông hơn và đều đẹp hơn

- Phun Auxin vào 3 đợt để kích thích cây mau sinh rễ, có bộ rễ khỏe mạnh,

thân nhánh to khỏe và hoa nở đồng loạt.[11][15] 1.4.5 Phòng trừ sâu bệnh hại cẩm chướng

1.4.5.1 Sâu xanh (Helicoverpa armigera)

Sâu xanh thường phá lá non, ngọn non, nụ và hoa Sâu tuổi 1 ăn phần thịt lá chừa lại biểu bì Từ tuổi 2 trở đi đục vào nụ, ăn rỗng nụ và hoa, di chuyển từ nụ này sang nụ khác Khi đẫy sức chui xuống đất làm kén hoá nhộng

Biện pháp phòng trừ:

- Ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu xanh phá hại như lá, cành, nụ hoa

- Biện pháp hóa học: do chưa có thuốc đăng ký phòng trừ sâu xanh hại hoa cẩm chướng, vì vậy có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt

chất: Abamectin Emamectin benzoate, Azadirachtin[5][21]

1.4.5.2 Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)

Bệnh lở cổ rễ gây hại chủ yếu ở phần thân sát mặt đất và cổ rễ Cây bị hại thường héo rũ và chết Bệnh xuất hiện chủ yếu vào giai đọan sau khi trồng đến 30 ngày

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra

Biện pháp phòng trừ:

- Chú ý công tác vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất trước khi gieo trồng - Thu gom, tiêu hủy cây bị thối

- Biện pháp hóa học: Do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ, vì vậy có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Carbendazim, Chitosan, Copper citrate, Cytokinin, Dẫn xuất Salicylic Acid, Fosetyl-aluminium, Hexaconazole[5]

1.4.5.3 Bệnh thối ướt rễ, thối, nứt thân

Trang 10

Triệu chứng: thân bị ướt, thối ở bên ngoài chuyển sang màu nâu, sau đó là thối rễ, các tán lá bị chết

Nguyên nhân gây bệnh: do vi khuẩn Pseudomonas caryphyllinus gây ra Biện pháp phòng trừ: sử dụng Topsin M, Streptomycin, Tetracylin[5][21]

1.5 Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển

của cây hoa cẩm chướng (Dianthus barbatus mixed)

1.5.1 Nhiệt độ

Cây cẩm chướng có nguồn gốc ôn đới nên ưa khí hậu mát mẻ Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỉ lệ nảy mầm, hoạt động quang hợp, hô hấp, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất của cây

Nhiệt độ ban ngày thích hợp đối với hoa Cẩm chướng là từ 17-25°C Nhiệt độ thích hợp từ 19-21°C Nếu có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm cao thì cây sinh trưởng và phát triển tốt Tuy nhiên giới hạn của sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm là 10°C

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.Nhiệt độ không khí cao thúc đẩy quang hợp làm cho hoa nở nhanh… nhưng nếu nhiệt độ cao quá 40°C thì lại ức chế sự sinh trưởng và phát triển của cây Nhiệt độ không khí thấp làm cho cây khó hấp thụ chất dinh dưỡng, cây chậm lớn, cành nhánh phát triển kém, hoa khó nở Nhiệt độ trong đất cao giúp bộ rễ cây phát triển mạnh, tăng khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng trong đất.[6]

1.5.2 Độ ẩm

Độ ẩm tương đối của không khí và đất có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây Cẩm chướng Độ ẩm ổn định sẽ tạo điều kiện cho cây hút dinh dưỡng và muối khoáng thuận lợi, cây sinh trưởng tốt, năng suất và phẩm chất hoa cao Nếu độ ẩm không khí thấp làm cây mất nước nhanh, ngược lại, độ ẩm không khí quá cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như (nấm…) phát triển Độ ẩm thích hợp từ 60- 70% (ngày, đêm) Độ ẩm tối thích hợp là 70% (ngày, đêm).[6]

Trang 11

1.5.3 Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cẩm chướng Ánh sáng đem lại năng lượng cho phản ứng quang tồng hợp tạo ra vật chất hữu cơ Đối với cẩm chướng, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng (trong ngày) ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và ra hoa

Trong qua trình phát triển của các cơ quan sinh sản nếu cường độ ánh sáng cao sẽ làm cây ra hoa sớm và ngược lại nếu cường độ ảnh sáng yếu thì quá trình ra nụ và nở hoa muộn Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra hoa cẩm chướng[6]

1.5.4 Đất

Cây cẩm chướng có thể trồng thành công trên bất cứ loại đất nào nếu đảm bảo được yếu tố thoát nước thông thoáng Nhìn chung cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ có độ thoáng cao, khả năng thoát nước tốt để đảm bảo cho sự hô hấp của bộ rễ Độ mùn trong đất cao giúp cho cẩm chướng phát triển tốt

Cây cẩm chướng thích hợp với đất có độ pH từ 5,5 – 6,5 Đất quá chua (pH thấp) hoặc quá kiềm (pH cao) đều làm rễ khó phát triển, một số dinh dưỡng trong đất chuyển qua dạng khó tiêu làm cho cây không hấp thụ được[6][11]

1.6 Nhóm chất điều hòa sinh trưởng

1.6.1 Giới thiệu chung về chất điều hòa sinh trưởng

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hoocmon sinh trưởng) là những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình phát triển của cây Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển như nảy mầm, lớn lên, ra hoa Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây tiến hành các giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một nhóm chất nhất định Ở các giai đoạn trước khi ra hoa có nhóm chất kích thích sinh trưởng Tới mức độ nhất định cây chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa, kết quả có nhóm chất ức chế sinh trưởng hình thành.[4][9]

1.6.2 Khái quát về chất điều hòa sinh trưởng auxin

1.6.2.1 Lịch sử phát hiện

Trang 12

Năm 1880, Darwwin đã phát hiện rằng bao lá mầm của cây họ lúa rất nhạy cảm với ánh sáng Nếu chiếu sáng một phía thì gây ra quang hướng động, nhưng nếu che tối hoặc bỏ đỉnh sinh trưởng thì hiện tượng trên không xảy ra Ông cho rằng: đỉnh ngọn bao lá mầm là nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng, đã sinh ra một chất nào đấy liên quan đến hiện tượng trên Sau đó Paal (1919) và Went (1928) đã chứng minh được sự tồn tại của chất này

Năm 1926 Frits Went (người Hà Lan), làm thí nghiệm cắt ngọn của dịp tiêu và đặt ngọn này lên một khối agar trong chừng một giờ và được chiếu sáng Sau đó đặt khối agar không có dịp tiêu này lên phần diệp tiêu còn lại Phần diệp tiêu này tiếp tục tăng trưởng mọc cong về phía chiếu sáng và nếu đặt khối agar lệch trục diệp tiêu thì diệp tiêu cũng mọc cong ngay cả trong tối Khi agar kiểm chứng không gây một hiệu quả nào Rõ ràng rằng có một chất kích thích sinh trưởng đã khuếch tán từ phần ngọn diệp tiêu vào khối agar và khi đặt khối agar này lên phần diệp tiêu còn lại thì chất này được di chuyển xuống và kích thích sự tăng dài Went gọi chất này là auxin.[14]

1.6.2.2 Công thức hóa học

Auxin có thể được chia thành 6 nhóm:

- Những dẫn xuất indole: Indole-3-acetic (IAA) và Indole-3-butyric acid (IBA)

- Những benzoic acid: 2,3,6-trichlorobenzoic acid và 2-methoxy-3-6-dichlorobenzoic acid (Dicamba)

- Những chlorophenoxyacetic acid: 2,3,5-trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T) và 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D)

- Picolinic acid: 4-amino-3,5,6- trichloropiconic acid ( Tordon hay Pichloram)

- Những naphthalene acid: α và β-naphthaleneacetic acid (α và β-NAA) - Những napthoxyacetic acid: α và naphthoxyacetic acid (α và β-NOA).[14]

Trang 14

Axit 2-metyl 4-clorophenoxiaxetic(2M4C/MCPA)

Hình 1.2 Công thức hóa học của các auxin

1.6.2.3 Sinh tổng hợp auxin

Sau khi phát hiện ra IAA, nhiều hợp chất gốc indole cũng đã được phát hiện Tuy nhiên hoạt tính của những chất này được xem như là sự chuyển hóa của nó thành IAA Nói chung người ta chấp nhận rằng IAA được tổng hợp từ tryptophan, một amino acid, trong hạt phấn và những mô sinh trưởng hoạt động như mô phân sinh chồi, khối sơ khởi của lá, lá non đang lớn, hột đang phát triển và trái qua con đường khử amin, khử carboxy và oxy hóa

Hình 1.3 Sơ đồ sinh tổng hợp auxin

Có một hệ thống các enzyme tham gia vào quá trình sinh tổng hợp auxin như các enzyme tryptophan decarboxylase, tryptophan transaminase, amine oxidase, indole pyruvate decarboxylase, myrosinase, indole ethanol oxidase, indole acetaldehyde dyhydrogenase và nitralase Trong quá trình tổng hợp auxin đều có sự tham gia của kẽm Trung tâm tổng hợp của các auxin là ở các mô phân sinh, lá non, mầm hoa, hột đang phát triển, một lượng rất ít auxin được di chuyển đến các cơ quan Sự vận chuyển này theo nhu mô, tượng tầng và có tính cách phân cực với vận tốc 5 - 15 mm/ h Rất ít thấy auxin vận chuyển theo chiều từ dưới lên và theo chiều ngang.[14][16]

1.6.3 Vai trò và tác dụng của Auxin đối với cây trồng

Trang 15

Ứng dụng cơ bản của chất điều hòa sinh trưởng thực vật nói chung và NAA nói riêng không chỉ giới hạn trong việc điểu chỉnh ra hoa mà còn có thể tác động hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ yêu cầu của con người Những kết quả nguyên cứu và các mô hình thực nghiệm ứng dụng auxin trên cây trồng đã cho hiệu quả rất rõ rệt Những ứng dụng đó là:

* Kích thích kéo dài tế bào

Auxin kích thích mạnh sự kéo dài tế bào ở ngọn chồi Sự kéo dài tế bào là một quá trình phức tạp, kết hợp nhiều hiện tượng: hấp thu nước; dãn dài vách với sức trương; đặt các hợp chất mới của vách giữa các mạng vi sợi cellulos; sinh tổng hợp protein và các chất khác

Vai trò của auxin là gây nên sự giảm pH của thành tế bào bằng cách hoạt hóa bơm proton ( H+) nằm trên màng ngoại chất Khi có mặt của auxin thì bơm proton hoạt động và bơm H+ vào thành tế bào làm giảm pH và hoạt hóa enzyme xúc tác cắt đứt các cầu nối ngang của các polysaccarit Enzyme tham gia vào quá trình này là pectinmetylesterase khi hoạt động sẽ metyl hóa các nhóm cacboxyl và ngăn chặn cầu nối ion giữa nhóm cacboxyl với canxi để tạo nên pectat canxi, do đó mà các sợi cenlulose tách rời nhau.[17]

* Kích thích phân chia tế bào

Kích thích sự phân chia tế bào tượng tầng: Auxin kích thích rất mạnh sự phân chia tế bào tượng tầng (tầng phát sinh libe - mộc), nhưng hầu như không tác động trên mô phân sinh sơ cấp Như vậy, auxin tác động trên sự tăng trưởng theo

đường kính

Ở nồng độ cao, auxin kích thích sự tạo mô sẹo từ các tế bào sống nhờ vào chất “histogene” (là chất tạo ra nhiều tế bào giống nhau hoàn toàn) Đây là đặc tính tốt được áp dụng trong nuôi cấy tế bào

Phân hoá mô dẫn: Auxin kích thích phân chia của tượng tầng, đồng thời giúp sự phân hoá của các mô dẫn (libe và mạch mộc) Auxin có khả năng cảm ứng trực tiếp sự phân hoá tế bào nhu mô thành các tổ chức mô dẫn.[12][17]

* Kích thích phát triển chồi

Trang 16

Auxin (phối hợp với cytokinin) giúp sự tăng trưởng chồi non và khởi phát sự tạo mô phân sinh ngọn chồi từ nhu mô Tuy nhiên, ở nổng độ cao, auxin cản sự phát triển của phát thể chồi vừa thành lập hay chồi nách: các chồi bây giờ vào trạng thái tiềm sinh

* Auxin gây hiện tượng ưu thế ngọn

Hiện tượng ưu thế ngọn là một hiện tượng phổ biến ở trong cây Khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của chồi bên và rễ bên Ðây là một sự ức chế tương quan vì khi loại trừ ưu thế ngọn bằng cách cắt chồi ngọn và rễ chính thì cành bên và rễ bên được giải phóng khỏi ức chế và lập tức sinh trưởng Hiện tượng này được giải thích rằng auxin được tổng hợp chủ yếu ở ngọn chính và vận chuyển xuống dưới làm cho các chồi bên tích luỹ nhiều auxin nên ức chế sinh trưởng Khi cắt ngọn chính, lượng auxin tích luỹ trong chồi bên giảm sẽ kích thích chồi bên sinh trưởng.[17]

* Kích thích phát triển rễ, hình thành rễ thân, rễ nhánh, rễ lá

Auxin ở nồng độ cao kích thích sự tạo sơ khởi rễ (phát thể non của rễ), nhưng cản sự tăng trưởng của các sơ khởi này Đặc tính này được ứng dụng phổ biến trong giâm cành Sự hình thành rễ phụ trong giâm cành có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu là phản phân hoá tế bào trước tầng phát sinh, tiếp theo là xuất hiện mầm rễ và cuối cùng mầm rễ sinh trưởng thành rễ phụ chọc thủng vỏ và ra ngoài Giai đoạn đầu cần hàm lượng auxin cao, giai đoạn rễ sinh trưởng cần ít auxin và có khi không cần có auxin

Có thể sử dụng NAA để thúc đẩy sự mọc rễ của hạt giống, ươm giống sinh rễ Đối với cây trồng việc phun xử lý NAA giai đoạn cây còn nhỏ giúp cây hình thành bộ rễ khỏe mạnh, đồng thời việc phun NAA phòng tránh hiện tượng thối rễ của cây trồng vào mùa mưa hay đất bị ngập úng… nhưng chú ý nếu nồng độ quá lớn thì có thể khống chế quá trình sinh rễ của cây.[17]

* Kích thích sinh trưởng của cây, tăng chiều cao, thân nhánh to khỏe, tăng sinh khối và tăng năng suất cây trồng

Trong sản xuất nông nghiệp mục đích cuối cùng là nâng cao sản lượng cơ quan thu hoạch Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ thấp

Trang 17

sẽ có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, tăng lượng chất khô dự trữ, nên làm tăng thu hoạch

NAA có thể sử dụng làm chất phình to, qua thí nghiệm chứng minh ở ruộng các loại cây như đào, nho, dưa hấu, dưa chuột, cad chua, ớt, cà tím… có thể nâng cao sản lượng và cải thiện chất lượng sản phẩm.[17]

* Ngăn ngừa rụng nụ, hoa và quả

Auxin có tác dụng kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả của cây, vì nó ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả vốn được cảm ứng bởi các chất ức chế

sinh trưởng

Phun auxin ngoại sinh có thể giảm sự rụng lá, tăng sự đậu quả và hạn chế rụng nụ, quả non làm tăng năng suất Cây tổng hợp đủ lượng auxin sẽ ức chế sự rụng hoa, quả, lá Nồng độ xử lý thích hợp phù thuộc vào từng loại chất và loại cây trồng Để ngăn chặn giai đoạn rụng quả non người ta phun lên hoa hoặc quả non của lê α-NAA với nồng độ 10 ppm Đối với táo sử lý α-NAA nồng độ 20 ppm vào lúc quả có biểu hiện bắt đầu rụng thì kéo dài thời gian tồn tại của quả trên cây thêm một số ngày nữa.[17]

1.7 Tình hình sử dụng của auxin ở Việt Nam và trên thế giới 1.7.1 Tình hình sử dụng trên thế giới

Chất kích thích sinh trưởng đã được tổng hợp từ năm 1931 Trong suốt hơn 70 năm kể từ khi ra đời, chúng được nông dân sử dụng rộng rãi Auxin được sử dụng rộng rãi: NAA (axit naphtylaxetic) được dùng như hoocmon ra rễ và nảy mầm Auxin được dùng để tổng hợp các loại thuốc diệt cỏ rất hữu hiệu Chẳng hạn như đối với thực vật nhiều nhóm auxin được sử dụng nhằm thúc đẩy trái cây chín mà không cần quá trình thụ phấn hoặc khiến các cành giâm ra rễ 2,4,5- Trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T) được sử dụng trong những hỗn hợp pha trộn với các loại thuốc diệt cỏ khác, có vai trò như 1 chất tăng cường tác dụng, và thay đổi sự phát triển của quả Nó đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới chỉ tính riêng tại Mỹ, 2,4-D là chất diệt cỏ thông dụng đứng hàng thứ ba.[14]

1.7.2 Tình hình sử dụng ở Việt Nam

Trang 18

Các chất kích thích sinh trưởng thực vật được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất Tuy nhiên do chạy theo lợi nhuận mà dẫn đến tình trạng lạm dụng quá mức các chất kích thích sinh trưởng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

Tình trạng sử dụng thuốc nhập lậu từ Trung Quốc và thuốc không có nguồn gốc, không nằm trong danh mục cho phép của bộ y tế còn phổ biến Không sử dụng theo đúng hướng dẫn và theo khuyến cáo Các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra mức độ an toàn thực phẩm ở các nơi sản xuất rau Cũng như tiến hành điều tra về dư lượng thuốc kích thích trên các nông sản, Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc Và có biện pháp xử lí thích đáng Chúng ta đang phát triển các vùng trồng rau sạch, oan toàn, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thuốc trên thị trường, giảm tối đa việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc và hướng dẫn cho nông dân phương pháp sử dụng hiệu quả nhất và oan toàn nhất.[14]

1.8 Tình hình nghiên cứu về cây hoa cẩm chướng 1.8.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng Cẩm chướng: Năm 1987 Vande Heuvel đã nghiên cứu công nghệ trồng Cẩm chướng ở Hà Lan cho thấy các loại đất trồng, phương pháp tưới nước, bón phân có thể làm giảm bệnh do nấm Fusarium, tưới nước nhỏ giọt có thể tiết kiệm nước, sử dụng plastic trắng che có thể tận dụng được ánh sáng sẵn có của tự nhiên và giảm sự bay hơi nước trong mùa đông

- Nghiên cứu về ảnh hưởng của pH đất: Theo nghiên cứu của Voogt (1991) thì pH của đất trồng ảnh hưởng rất nhỏ đến cây Cẩm chướng nguyên nhân là do trong đất có nhiều nguyên tố trung tính và sự có mặt của Calcium carbonate

- Ảnh hưởng của ánh sáng: Awaersen và Aabrandi (1989) trồng cây Cẩm chướng lai Fancy trong điều kiện nhân tạo ở các cường độ ánh sáng 10-60 W/m² - Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ: Abau Dahab (1967) đã nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ và kết luận biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ảnh hưởng lớn đến số đốt của giống Williamsim cụ thể là: nhiệt độ đêm thấp, ngày cao có lợi cho sự

Trang 19

kéo dài của cuống hoa Còn theo Hanan (1959) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cành và lá ban ngày là 18-24ºC, ban đêm từ 12-18ºC [14]

1.8.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tình hình nghiên cứu hoa Cẩm chướng ở nước ta còn ít và chưa có kết quả cao Nguyên nhân chủ yếu là do hoa Cẩm chướng là loại hoa còn khá mới mẻ và chưa được sản xuất phổ biến ở nước ta đồng thời yêu cầu về điều kiện thời tiết khắt khe (Chỉ thích hợp trồng ở vùng lạnh hoặc vùng có khí hậu mát mẻ) Tuy vậy trong những năm gần đây nước ta cũng có một số nghiên cứu về cây hoa Cẩm chướng như sau:

* Công tác chọn, tạo giống:

Lê Đức Thảo (2003) nghiên cứu, tuyển chọn một số giống Cẩm chướng và phương pháp nhân giống bằng giâm cành trên các loại giá thể khác nhau Đã tìm ra giống Cẩm chướng TD11 (hoa đơn, màu trắng, có nguồn gốc từ Hà Lan) và TD15 (hoa đơn Màu xanh, có nguồn gốc từ Hà Lan) là hai giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất chất lượng cao Giá thể trấu hun là thích hợp nhất trong bốn loại giá thể (giá thể trấu hun, giá thể trấu hun + cát + bọt xốp với tỉ lệ 1:1:1, dùng rễ bèo tây + cát để nhân giống Cẩm chướng bằng giâm cành * Nuôi cấy mô:

Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa Cẩm chướng SP1 (Dianthus Caryophyllus Topar) bằng phương pháp nuối cấy mô tế bào thực hiện nhân nhanh, đưa giống cây này phát triển ra sản xuất

Ứng dụng công nghệ đột biến invitro trong chọn giống hoa Cẩm chướng và hoa cúc đã thu thập được một số nguồn mẫu giống Cẩm chướng, hoa cúc phục vụ cho công tác chọn giống và nghiên cứu xử lý cẩm chướng, hoa cúc bằng hóa chất và tia phóng xạ

* Kỹ thuật trồng Cẩm chướng:

Nguyễn Văn Tiến (2003) đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống Cẩm chướng nhập nội và nghiên cứu một số kỹ thuật trồng giống hoa Cẩm chướng nhập nội và nghiên cứu một số kỹ thuật trồng giống hoa Cẩm chướng Dianthus Domingo.[14]

Trang 20

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Naphthylacetic Acid (NAA), Cây hoa cẩm

chướng chùm (Dianthus barbatus mixed)

* Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu:

- Thước đo, lưới che: đo đạc và bảo vệ tác nhân bên ngoài - Cân đo chiều cao, thước dây, giấy A4, kéo…

- Cân điện tử ABLEX do hãng Kern & Sohn GmbH sản xuất với sai số d = 0,01g - Thước đo chiều cao Kim Nguyên 50cm HL062

- Tủ sấy UNB 500, của hãng Memmert - Đức Độ chính xác cài đặt nhiệt độ: 0.50C Độ chính xác hiển thị nhiệt độ: 0.50C

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Tìm hiểu các tài liệu trong sách, báo, tạp chí khoa học, các đề tài đã nghiên cứu về ảnh hưởng của auxin đến cây trồng, thông tin trên các website

2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 công thức & 3 lần lặp lại Mỗi ô thí nghiệm có 4 chậu, mỗi công thức là 12 chậu

Công thức 1 (CT1) : Nồng độ Auxin (NAA) là 50ppm Công thức 2 (CT2) : Nồng độ Auxin (NAA) là 30ppm Công thức 3 (CT3) : Nồng độ Auxin (NAA) là 10ppm

Công thức 4 (CTĐC): Công thức đối chứng không dùng Auxin

Phun auxin vào 3 giai đoạn khi cây 25 ngày, khi cây 50 ngày và khi cây 75 ngày sau gieo Sau khi phun Auxin 10 ngày, thì thu mẫu và xác định các chỉ tiêu

Trang 21

2.2.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu được xác định vào 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Sau khi phun auxin đợt 1, cây được 35 ngày - Giai đoạn 2: Sau khi phun auxin đợt 2, cây được 60 ngày - Giai đoạn 3: Sau khi phun auxin đợt 3, cây được 85 ngày

2.2.3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

2.3.3.1.1 Chiều cao cây (cm)

Dùng thước centimet đo từ gốc cho đến mút ngọn trong 3 giai đoạn: Sau

khi phun Auxin (NAA) 10 ngày ở đợt 1, 2, 3

2.2.3.1.2 Số cặp lá (cặp lá)

Quan sát và đếm tổng số lá trên cây vào các giai đoạn bằng phương pháp thông thường

2.2.3.1.3 Diện tích lá (dm2)

Cắt một miếng giấy có diện tích 1 dm², cân miếng giấy được khối lượng m1 Cùng trên loại giấy đó vẽ hình lá cây thí nghiệm rồi cắt miếng giấy có hình lá cây đó đem cân được khối lượng m2 Từ đó tính được diện tích lá cây là: S=

Dùng thước đo thông thường để đo chiều dài hệ rễ

2.2.3.1.7 Thời gian sinh trưởng

Tính từ ngày hạt nảy mầm đến ngày ra hoa (50% số cây của công thức đó ra hoa)

Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây từ khi nảy mầm đến khi có 5 lá thật, khi cây phân cành và đến lúc ra hoa và thu hoạch

2.2.3.1.8 Chỉ tiêu số lượng và chất lượng hoa: Số hoa/cây, đường kính hoa,

chiều dài cánh hoa, thời gian nở của hoa

Trang 22

2.2.3.2 Chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa 2.2.3.2.1 Cường độ quang hợp

Chỉ tiêu cường độ quang hợp được xác định một lần vào giai đoạn 3 khi cây

được 85 ngày

Chọn cây thí nghiệm có cấu tạo lá đối xứng qua gân lá Dùng kéo cắt ½ lá về một phía (vào thời điểm 7 – 8 giờ sáng) rồi ngâm vào trong nước 30 phút, sau đó đặt lá lên bản cao su, khoan lấy một số mảnh lá (cũng có thể không cần cắt rời lá ra, mà chỉ cần khoan các mảnh trên phiến lá, phần còn lại để lá tiếp tục quang hợp) Đếm số mảnh lá đó nhân với diện tích một mảnh được diện tích lá thí nghiệm Cho các mảnh lá đó vào hộp kim loại hoặc chén sứ đặt vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100 - 105°C sau thời gian 2 giờ lấy ra, để nguội trong bình hút ẩm, rồi cân cả hộp và nguyên liệu, sau đó lại tiếp tục sấy trong 30 phút mang cân lại đến khi nào khối lượng không đổi – đó là khối lượng khô tuyệt đối Khối lượng của lá khô sễ bằng khối lượng cả hộp và lá trừ đi khối lượng vỏ hộp

Đặt cây mang ½ lá còn lại (hoặc mang lá đã khoan một số miếng mà không cắt đi) ra ngoài sáng 4-6 giờ, cắt nửa lá đó rồi tiến hành như nửa lá trước (hoặc chỉ giữ nguyên lá chỉ khoan lấy mảnh lá), để xác định khối lượng khô tuyệt đối

Cường độ quang hợp ở đây sẽ bằng hiệu số khối lượng khô những mảnh lá sau khi quang hợp trừ đi khối lượng khô những mảnh lá khoan trước trên 1dm2 trong 1 giờ Theo công thức sau:

I=

. (mg/dm2/h)

Trong đó I- cường độ quang hợp, P1 – khối lượng khô tuyệt đối của những mảnh lá trước khi để cây ra ngoài sáng; P2 - khối lượng khô tuyệt đối của những miếng lá của nửa lá còn lại sau khi để cây ra ngoài sáng 4-6 giờ; S – diện tích lá (dm2 ); T – thời gian thí nghiệm (giờ)

2.2.3.2.2 Trọng lượng tươi, trọng lượng khô

Chỉ tiêu trọng lượng tươi và trọng lượng khô của cây được xác định hai lần vào giai đoạn 2 khi cây 60 ngày và giai đoạn 3 khi cây 80 ngày

* Trọng lượng tươi (g)

Trang 23

Nhổ cây, rửa sạch rễ, thấm khô nước sau đó đem cân toàn bộ cây bằng cân

kĩ thuật Cần tránh để cây bị giập và còn nước

* Trọng lượng khô (g)

Sau khi nhổ cây, rửa sạch đất ở rễ, thấm khô nước, cho vào tử sấy, sấy khô ở 105ºC trong 3-4 giờ và đem cân Sau đó hạ nhiệt độ xuống 80ºC - 90ºC, cho đến khi trọng lượng khô không đổi

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được qua các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel

Xử lí thống kê với các tham số:

Trang 24

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của NAA đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây 3.1.1 Chiều cao cây

Chiều cao của cây là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh trưởng của giống được trồng trong các điều kiện ngoại cảnh nhất định Trong đó thân là một bộ phận quan trọng nhất của cây trồng Chiều cao thân một mặt phụ thuộc vào bản chất sinh trưởng, bản chất di truyền của giống, mặt khác còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái môi trường trồng trọt (đất đai, khí hậu, thời tiết, các kĩ thuật canh tác…)

Đối với cây cẩm chướng, sự tăng trưởng chiều cao của thân là chỉ tiêu hết sức quan trọng, nó phản ánh sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây liên quan chặt chẽ đến số nách lá và số cành

Kết quả chiều cao cây qua các giai đoạn được trình bày trong bảng 3.1 và biểu đồ 3.1

Bảng 3.1 Chiều cao cây qua các giai đoạn (cm)

Trang 25

Biểu đồ 3.1 Chiều cao cây qua các giai đoạn

Qua kết quả ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, cho thấy chiều cao của cây cẩm chướng ở công thức 2 và công thức 3 cây đều cao hơn so với cây ở công thức đối chứng Riêng ở công thức 1 cây có chiều cao thấp hơn so với công thức đối

chứng Cụ thể, ở giai đoạn 1, sau khi phun NAA đợt 1 khoảng 10 ngày, ở CT1

cây có chiều cao là 3,27cm thấp hơn so với CTĐC 7,63%, CT2 là 3,78cm cao

hơn so với CTĐC là 6,77%, CT3 là 4,1cm cao hơn so với CTĐC 15,81%

Vào giai đoạn 2, sau khi phun NAA 10 ngày chiều cao cây ở CT1 là 10,5cm thấp hơn CTĐC 2,78%, CT2 là 11,9cm cao hơn CTĐC 10,18%, CT3 là 4,1cm

cao hơn CTĐC 11,11%

Giai đoạn 3, sau khi phun NAA đợt 3 sau 10 ngày, ở CT1 là 18,9cm thấp hơn CTĐC 8,26%, CT2 là 21,5cm cao hơn CTĐC 4,36%, CT3 là 22,2cm cao

hơn CTĐC 7,76%

Chiều cao cây giữa các CTTN và CTĐC có sự sai khác rõ rệt và có ý nghĩa Trong đó chiều cao của CT3 (phun NAA với nồng độ 10ppm) của cả 3 giai đoạn đều đạt giá trị lớn nhất so với các công thức còn lại Chiều cao của cây từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 tăng lên nhanh chóng so với giai đoạn trước đó

Trang 26

Như vậy khi xử lý NAA với nồng độ 10ppm cho cây hoa cẩm chướng đã làm tăng chiều cao của cây, riêng với nồng độ 50ppm khá cao đối với cây hoa nên có tác dụng kìm hãm chiều cao cây dẫn đến cây ở CT1 thấp hơn so với công thức đối chứng

3.1.2 Số cặp lá (cặp lá/cây)

Lá là bộ phận quang trọng của cây, với chức năng quang hợp biến CO2, H2O và năng lượng ánh sáng của mặt trời thành chất hữu cơ, cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Đồng thời lá là bộ phận chủ yếu để thoát hơi nước, điều hòa nhiệt độ giúp cho quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra thuận lợi Số lá trên thân liên quan mật thiết đến năng suất vì 90-95% chất hữu cơ tích lũy trong cây là nhờ vào quá trình quang hợp của lá Tuy nhiên nếu sự phát triển của lá không cân đối với các bộ phận khác đặc biệt là rễ sẽ làm cho cây thiếu vững

chắc, không cân đối, làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng Bảng 3.2 Số cặp lá trên cây qua các giai đoạn (cặp lá/cây)

Trang 27

Biểu đồ 3.2 Số cặp lá trên cây qua các giai đoạn

Qua số liệu bảng 3.2 và biểu đồ 3.2, cho thấy cặp lá trên cây hoa cẩm chướng giữa các công thức có sự khác nhau và tăng nhanh qua các giai đoạn, ở các ô thí nghiệm của công thức 2 và công thức 3 cây có số cặp lá nhiều hơn so với công thức đối chứng, riêng công thức 1 có số cặp lá ít hơn CTĐC nhưng

không đáng kể Cụ thể, ở giai đoạn 1, sau khi phun NAA đợt 1 khoảng 10 ngày,

ở CT1 cây có trung bình 4,33 cặp lá trên cây thấp hơn so với CTĐC 13,4%, CT2

là 5,6 cặp lá cao hơn so với CTĐC là 12%, CT3 là cao hơn so với CTĐC 26%

Giai đoạn 2, cây bắt đầu nứt nhánh, số nhánh tăng lên đồng thời tốc độ ra lá ở giai đoạn này bắt đầu mạnh, số lá trên thân ở các công thức sử dụng NAA đã có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng Cụ thể là số cặp lá trung bình ở CT1 là 4,33 cặp lá thấp hơn CTĐC 4,67%, CT2 là 19,9 cặp lá cao hơn CTĐC 32,66%, CT3 là 20 cặp lá cao hơn CTĐC 33,33%

Vào giai đoạn 3, tốc độ ra lá của cây vấn tiếp tục tăng Số cặp lá trung bình trên cây biến động từ 50,6-68,3 (cặp lá/cây), ở các công thức tăng so với đối chứng từ 13,83-34,98% Cụ thể là ở CT3 có số cặp lá cao nhất vượt đối chứng

Trang 28

Số cặp lá trên cây giữa các CTTN và CTĐC có sự sai khác rõ rệt và có ý nghĩa quan trọng trong các quá trình sinh trưởng của cây hoa cẩm chướng Trong đó số cặp lá trung bình của CT3 (phun NAA với nồng độ 10ppm) của cả 3 giai đoạn đều đạt giá trị lớn nhất so với các công thức còn lại Số cặp lá của cây từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 tăng lên nhanh chóng so với giai đoạn trước đó

Như vậy khi xử lý NAA với nồng độ 10ppm cho cây hoa cẩm chướng đã làm tăng số lá (cặp lá) của cây

3.1.3 Diện tích lá

Diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng thích nghi của cây hoa cẩm chướng đối với điều kiện môi trường cũng như khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ của cây Tổng diện tích lá càng lớn thì diện tích quang hợp càng lớn và càng có nhiều khả năng sản xuất chất hữu cơ để cung cấp cho cây sinh trưởng và phát triển Để đánh giá được ảnh hưởng của phân bón đến diện tích lá chúng tôi tiến hành đo diện tích lá

và thu được số liệu ở bảng sau:

Bảng 3.3 Diện tích lá của cây qua các giai đoạn (dm2)

Trang 29

Biểu đồ 3.3 Diện tích lá của cây qua các giai đoạn

Qua số liệu bảng 3.3 kết hợp với quan sát biểu đồ 3.3 có thể thấy chất kích thích sinh trưởng NAA ảnh hưởng nhiều đến tổng số lá trên thân chính nên cũng ảnh hưởng nhiều đến chỉ số diện tích lá Diện tích lá giữa các công thức có sự khác nhau và tăng không đồng đều ở các giai đoạn Khi phun NAA với nồng độ 30 ppm ở CT2 và 10ppm ở CT3 cây có chỉ số diện tích lá tăng so với CTĐC, riêng CT1 phun với nồng độ NAA 50ppm cây có diện tích nhỏ hơn diện tích lá của cây ở CTĐC nhưng không đáng kể CT3 có chỉ số diện tích lá cao nhất trong tất cả các giai đoạn

Như vậy, khi xử lý NAA với nồng độ 10ppm thì cây có diện tích lá lớn nhất, có kết quả này là do nồng độ NAA 10ppm thích hợp làm tăng phân chia tế bào, tăng số lượng tế bào nên diện tích lá, ở nồng độ quá cao thì chiều rộng lá

giảm so với đối chứng do NAA gây ức chế đến động thái tăng cường

Ngày đăng: 04/05/2024, 02:50

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w