1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG HỌC VIỆN TƯ PHÁP: CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương 1 Những Vấn Đề Chung Về Tư Vấn Pháp Luật
Tác giả Luật Sư Nguyễn Thành Cụng
Trường học Học Viện Tư Pháp
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Bài giảng "Chương 1 Những vấn đề chung về tư vấn pháp luật" thuộc chương trình đào tạo cử nhân Luật học tại Học viện Tư pháp. Bài giảng cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về lĩnh vực tư vấn pháp luật, bao gồm khái niệm, nguyên tắc, quy trình, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của hoạt động tư vấn pháp luật.

Trang 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Luật sư Nguyễn Thành Công

Trang 2

GIỚI THIỆU

Cùng với đà phát triển của nền kinh tế, ngày càng

có nhiều khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp, nhờ tới sự tư vấn, hỗ trợ của luật sư để hướng dẫn cho các hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với các quy định của pháp luật, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro pháp lý Vì vậy, vai trò tư vấn của luật sư ngày càng trở nên quan trọng.

Trang 3

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Điều 28 Luật Luật sư:

“ Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa

ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ”

Trang 4

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Ý kiến tư vấn của Luật sư phải bao hàm:

Luật sư cần phải cung cấp thông tin pháp lý cho khách hàng

Þ Pháp luật quy định thế nào? Điều khách hàng muốn

có hợp pháp không? Trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?

Luật sư phải đưa ra chính kiến của mình bằng việc đưa ra các chỉ dẫn và lời khuyên

Þ Điểm yếu, điểm mạnh của khách hàng, mức độ rủi

ro, cách thức phòng tránh và ngăn ngừa rủi ro

Þ Định hướng cho khách hàng

1.1 Khái niệm tư vấn pháp luật

Trang 5

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Luật sư thông qua hoạt động tư vấn pháp luật:

- Góp phần tuyên truyền phổ biến, giải thích pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật của công dân

- Cầu nối quan trọng giữa người xây dựng, áp dụng, thực thi pháp luật và công dân, tổ chức là đối tượng áp dụng pháp luật

- Phát hiện lỗ hổng pháp luật, kiến nghị kịp thời để sửa đổi, bổ sung

- Giúp các cơ quan thấy được khiếm khuyết để khắc phục kịp thời

- Giúp người dân hiểu được đúng bản chất của quyền và nghĩa vụ thực tế của mình

1.1 Khái niệm tư vấn pháp luật

Trang 6

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Điều 5 Luật Luật sư:

“…phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”

Điều 21 Khoản 2 Luật Luật sư:

“Luật sư có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng”

1.2 Những nguyên tắc cơ bản

1.2.1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Trang 7

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Luật sư trong bất kỳ trường

hợp nào cũng không được tư

vấn cho hai khách hàng mà lợi

ích của họ trái ngược nhau.

1.2 Những nguyên tắc cơ bản

1.2.2 Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích

Trang 8

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Các trường hợp xung đột lợi ích:

 Khách hàng yêu cầu tư vấn chống lại khách hàng khác của luật sư.

 Luật sư cùng lúc làm việc cho cả phía người bán và người mua trong cuộc mua bán tài sản, cho ngân hàng và người vay tiền.

 Khách hàng yêu cầu tư vấn về tài liệu mà hãng luật sư đã soạn thảo cho khách hàng khác.

 Luật sư làm việc cho khách hàng A trong khi nắm thông tin

bí mật do khách hàng B cung cấp (thông tin liên quan đến công việc khách hàng A giao cho Luật sư)

1.2 Những nguyên tắc cơ bản

1.2.2 Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích

Trang 9

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Luật sư phải chịu trách nhiệm

giữ gìn mọi thông tin kín cho

Trang 10

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Xây dựng quan hệ luật sư – khách hàng trên cơ sở trung thực, hợp tác, bền vững và hai bên cùng có lợi.

 Trung thực trong cách tính phí với khách hàng

 Trung thực trong việc duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng

 Trung thực khi tự đánh giá về khả năng xử lý tình huống của khách hàng

1.2 Những nguyên tắc cơ bản

1.2.4 Nguyên tắc trung thực, khách quan

Trang 12

2 CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Luật sư cần tôn trọng quy trình sau:

1 Nghe khách hàng trình bày: Lắng nghe, ghi chép,

đặt câu hỏi.

2 Tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng, các tình tiết

liên quan: Theo cách hiểu của Luật sư

3 Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên

quan đến việc cần tư vấn.

4 Tra cứu tài kiệu tham khảo.

5 Định hướng cho khách hàng.

2.1 Tư vấn trực tiếp bằng lời nói

Trang 13

2 CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Thường tiến hành vì các lí do:

 Khách hàng ở xa, không thể trực tiếp gặp Luật sư.

 Khách hàng sử dụng kết quả tư vấn với mục đích riêng.

 Khách hàng muốn khẳn định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi cho Luật sư trả lời bằng văn bản.

2.1 Tư vấn bằng văn bản

Trang 15

2 CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Luật sư cần quán triệt các bước:

 Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng

 Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ, yêu cầu khách hàng cung cấp them tài liệu (nếu cần)

 Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan

 Đề nghị khách hàng gặp luật sư khác nếu vấn đề cần tư vấn không thuộc chuyên môn

 Soạn thảo văn bản trả lời cho khách hàng

2.1 Tư vấn bằng văn bản

Trang 16

3 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Trang 17

3 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Khi làm việc với khách hàng:

 Không được tỏ ra lạc quan hoặc bi quan thái quá sau khi biết được thông tin đầu tiên của khách hàng

 Yêu cầu khách hàng cung cấp thêm tài liệu hoặc hẹn gặp thông để nắm được bản chất vấn đề khách hàng yêu cầu tư vấn

 Thận trọng trước khi đưa ra các kết luận

3.1 Tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu

cầu tư vấn

Trang 18

3 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Khi đọc hồ sơ của khách hàng:

 Sắp xếp tài liệu theo trật tự thời gian để tiện theo dõi

 Đọc kỹ tài liệu, ghi chép lại nội dung chính vụ việc

 Giữ thái độ khách quan

 Nhìn vào tổng thể để tìm ra các điểm cốt lõi của vụ

việc: Quan hệ-Tư cách-Đối tượng rồi mới tới Thời

gian-địa điểm-con số-sự kiện

3.1 Tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu

cầu tư vấn

Trang 19

3 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Luật sư cần đảm bảo

Trang 20

3 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Bản chất:

Nghiên cứu kỹ lưỡng và thấu đáo hồ sơ của khách hàng và tìm ra những vấn đề mấu chốt cần giải quyết.

3.3 Xác định vấn đề pháp lý

Trang 21

3 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Vụ thứ nhất:

 Trường hợp nào bên chấm dứt hợp đồng trước thời hạn không phải bồi thường?

 Hợp đồng có vô hiệu vì giám đốc điều hành chưa được

ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền?

 Việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn của bên thuê trong trường hợp này có phải vi phạm nghĩa vụ, bên thuê phải chịu chế tài gì?

 Thỏa thuận về các bên về mức phạt vi phạm có giá trị không?

3.3 Xác định vấn đề pháp lý

Trang 22

3 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Trang 23

3 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Lưu ý:

 Xác định hiệu lực không gian và thời gian của văn bản pháp luật áp dụng

 Xác định lĩnh vực pháp luật và các văn bản pháp luật

cần nghiên cứu => Dựa vào tính chất pháp lý của dữ

kiện.

Tìm điều luật liên quan => Dựa vào câu hỏi pháp lý đã

mổ xẻ.

 Nghiên cứu và đọc kỹ cả văn bản hướng dẫn luật

 Nên tìm hiểu về tiền lệ Nếu chưa có tiền lệ thì gửi văn bản hỏi ý kiến chính thức của Cơ quan có thẩm quyền

3.4 Xác định luật áp dụng

Trang 24

3 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Đánh giá trên phương diện pháp lý và thực tiễn

Trang 25

3 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

3.5 Trả lời tư vấn

Trang 26

4 MỘT SỐ LƯU Ý ĐẶC THÙ

Các chi phí khách hàng phải chịu:

• Cần cho khách hàng biết ngay sau khi xem xét yêu cầu và nhận lời tư vấn

• Cần có một thỏa thuận về thù lao và các chi phí khác.

Giữ mối quan hệ thường xuyên với khách hàng

Khai thác tối đa các thông tin liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của khách hàng

Ngày đăng: 04/05/2024, 00:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w